Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI CÁ BIỂN Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI CÁ BIỂN Ở TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện: VÕ HOÀI VŨ
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2005 – 2009

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 năm 2009


KHẢO SÁT MÔ HÌNH NUÔI CÁ BIỂN Ở TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Tác giả

VÕ HOÀI VŨ

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRAI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009
i



CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Tp.Hồ Chí Minh, các thầy cô khoa Thủy Sản đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những
kiến thức khoa học trong những năm qua.
Chân thành biết ơn sâu sắc xin gởi đến thầy Nguyễn Văn Trai đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo chúng tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân và các cán bộ công chức Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ
trong thời gian thực hiện đề tài.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn trong và ngoài lớp
đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không thể
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của
quý thầy cô và các bạn.

ii


TÓM TẮT
Hiện trạng nghề nuôi cá biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được khảo sát, đánh giá
thông qua phương pháp điều tra nông hộ kết hợp với thu số liệu thứ cấp.
Ba mươi hộ nuôi cá biển được phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi soạn sẳn để
thu số liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp được thu thập tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên như: thời tiết khí
hậu thuận lợi, hệ thống sông ngòi chằn chịt và bờ biển chạy dài 156 km với 100.000
km2 thềm lục địa, thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
Kết quả khảo sát, đánh giá cụ thể như sau:

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hai hình thức nuôi cá biển: nuôi trong ao đất và
nuôi bè.
Về kỹ thuật, phần lớn các nông hộ nuôi cá dựa vào kinh nghiệm bản thân (ao
đất chiếm tỷ lệ 100% và bè 73%), học hỏi bạn bè (ao đất chiếm tỷ lệ 80% và bè 93%).
Nguồn vốn của người nuôi không đáp ứng đủ trong quá trình nuôi (chiếm
83,33% tổng số hộ thiếu vốn.
Nguồn nước ở đây thích hợp cho việc nuôi cá bè, có triển vọng phát triển mạnh
trong tương lai. Tuy nhiên, theo nhận định của người dân, môi trường nước đang bị ô
nhiễm bởi các công ty trong vùng và khu vực lân cận.
Chưa tập trung được người dân vào khu quy hoạch nuôi.
Hiệu quả kinh tế: mô hình nuôi cá trong bè đạt hiệu quả (lợi nhuận 169
triệu/1000 m3) cao hơn nuôi cá trong ao đất (lợi nhuận -1,5 triệu/1000 m2). Khi nuôi cá
trong bè, các hộ chủ yếu nuôi cá bớp với tỷ lệ sống cao, tăng trọng nhanh, giá bán cao
nên mang lại lợi nhuận cao.

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI

i

CẢM TẠ

ii


TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

3

2.1.1 Vị trí địa lý

3

2.1.2 Khí tượng thủy văn

4

2.1.3 Hệ thống hồ và luồng lạch

6

2.1.4 Biển và bờ biển

7

2.2 Nguồn lợi thủy sản và hiện trạng khai thác thủy sản

8

2.3 Định hướng phát triển ngành thủy sản

10


2.4 Tình hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

12

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thủy sản
tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

13

2.6 Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế Quốc dân
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

13

2.7 Một số đặc điểm của một số loài cá

14

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1 Thời gian địa điểm

17

3.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

17


3.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích kết quả

17

3.3.1 Xử lý số liệu

17
iv



các trại giống chiếm tỷ lệ 33,33% đối với cả hai mô hình nuôi. Những hộ này chủ yếu
mua cá ở các trại cá ở Vũng Tàu. Mô hình nuôi cá trong ao đất, nhằm tăng thêm thu
nhập nên có nhiều hộ khai thác giống tự nhiên để đem về nuôi chiếm tỷ lệ 46,67%,
trong quá trình đánh bắt, cá dễ bị trầy xước làm cho sức đề kháng yếu khó chống chịu
lại mầm bệnh khi môi trường nuôi không thuận lợi, dẫn đến thiệt hại cho người nuôi.
4.2.6 Giống loài
Nghề nuôi cá biển ngày càng phát triển, do nguồn cung cấp con giống ngày
càng ổn định với nhiều đối tượng nuôi phong phú. Một số loài được người dân chọn
nuôi được thể hiện trong Bảng 4.13.
Bảng 4.13 Đối tượng nuôi
Loài

Ao đất



Số hộ


Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Cá chẽm

8

53,33

4

26,67

Cá mú đen

8

53,33

1

6,67

Cá mú cọp

0


0

3

20,00

Cá bớp

0

0

14

93,33

Cá chim

0

0

3

20,00

Cá hồng đỏ

0


0

1

6,67

Qua Bảng 4.13 chúng tôi nhận thấy, trong ao đất các hộ chủ yếu nuôi cá chẽm
và cá mú đen chiếm tỷ lệ như nhau (53,33%). Đối với mô hình nuôi lồng thì những
năm gần đây đa số các hộ chuyển sang nuôi cá bớp chiếm 93,33%, do cá bớp mau lớn,
tỷ lệ sống cao, giá bán ổn định mang lại nhiều thu nhập cho người dân. Cá chim và cá
mú cọp chiếm tỷ lệ như nhau (20%), cá mú là loài rất có giá trị kinh tế, những năm
trước đây số hộ nuôi cá mú rất nhiều nhưng do dịch bệnh thường xảy ra, giá không ổn
định nên họ chuyển sang nuôi các loài cá khác. Số hộ nuôi cá chẽm chiếm 26,67%,
chủ yếu nuôi để cung cấp cho các nhà hàng nên số hộ nuôi còn ít.
4.2.7 Cỡ giống
Chọn kích cỡ con giống phù hợp là một trong các yếu tố kỹ thuật quan trọng
quyết định sức sống của cá, tốc độ tăng trưởng và khả năng kháng bệnh của cá. Kích
cỡ cá được thể hiện trong Bảng 4.14.
30


Bảng 4.14 Kích cỡ cá giống
Kích cỡ (cm)

Ao đất



Số hộ


Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

≤5

7

46,67

5

33,33

5 đến 10

3

20,00

3

20,00

≥10

6


40,00

13

86,67

Qua Bảng 4.14 chúng tôi nhận thấy, đối với mô hình nuôi ao đất cá giống có
kích thước ≤5 cm chiếm 46,67% chủ yếu là những hộ nuôi cá chẽm. Cỡ cá từ 10 cm
trở lên chiếm tỷ lệ 40% thường là những hộ nuôi cá mú đen, vì khi nuôi cá có kích
thước nhỏ tỷ lệ sống không cao. Trong nuôi bè số hộ nuôi cá có kích thước ≥10 chiếm
đa số (86,67%), tập trung ở các hộ nuôi cá bớp. Cá có kích thước ≤5 chiếm tỷ lệ
33,33% và từ 5 đến 10 chiếm 20%. Cỡ cá càng lớn thì mật độ thả cá càng thưa và thời
gian nuôi càng ngắn, cỡ cá càng nhỏ thì mật độ thả càng lớn để bù đắp hao hụt trong
quá trình nuôi và thời gian nuôi dài để cá đạt kích cỡ thương phẩm.

Hình 4.8 Cá giống trên bè và trong ao
4.2.8 Mật độ nuôi
Mật độ nuôi ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá trong
quá trình nuôi. Mật độ nuôi phụ thuộc vào kích cỡ cá giống, tùy thuộc vào nguồn vốn
của người dân. Mật độ nuôi được thể hiện qua Bảng 4.15.

31


Bảng 4.15 Mật độ nuôi
Mật độ nuôi

Mật độ nuôi (con/m2)

Mật độ nuôi (con/m3)


Mật độ trung bình

0,493

29,195

Ít nhất

0,125

5,500

Nhiều nhất

0,800

100,000

Qua Bảng 4.15 chúng tôi nhận thấy, trong ao đất mật độ trung bình các hộ dân
thả nuôi là 0,493 con/m2. Trong nuôi bè độ trung bình các hộ dân thả 29,197con/m3.
Trong quá trình nuôi người dân tiến hành sang thưa, phân cỡ tạo điều kiện rộng cho cá
có thể phát triển đồng đều. Tùy vào mật độ nuôi mà người dân có thể sang thưa một
đến vài lần. Nhìn chung mật độ nuôi trong ao đất là khá thưa nhằm giúp cho cá phát
triển nhanh, môi trường ít ô nhiễm hơn. Trong mô hình nuôi bè thì mật độ dày hơn do
đây là môi trường nước chảy có thể cuốn chất cặn bả, thức ăn dư thừa ra khỏi lồng và
đảm bảo đủ ôxy cho cá. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi người dân sang thưa để đảm
bảo điều kiện sống tốt cho cá.
4.2.9 Mùa vụ và thời gian nuôi
Nhìn chung các hộ hầu như nuôi quanh năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của

nguồn cung cấp con giống nên thường được thả nhiều vào khoảng tháng 3 – 4 và tháng
11 – 12 trong năm. Thời điểm này nguồn giống đủ đảm bảo cho nhu cầu cho người
dân.
Thời gian của một vụ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ cá giống, lượng thức ăn, tốc
độ phát triển của mỗi loài, giá thị trường, trọng lượng cá thịt. Nuôi trong ao đất thường
kéo dài từ 4,5 – 12 tháng và thời gian trung bình là 9,4 tháng. Trong nuôi bè, thời gian
trung bình 10,5 và nuôi từ 9 – 12 tháng thì thu hoạch. Thời gian nuôi của hai mô hình
được thể hiện trong Bảng 4.16.
Bảng 4.16 Thời gian nuôi cá biển
Thời gian nuôi

Ao đất (tháng/vụ nuôi)

Bè (tháng/vụ nuôi)

Thời gian trung bình

9,4

10,5

Ngắn nhất

4,5

9,0

Dài nhất

12,0


12,0

32


4.2.10 Thức ăn và cách cho ăn
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, các hộ nuôi hiện nay chủ yếu cho cá ăn cá tạp
chiếm 100%, việc cho ăn bằng cá tạp thường làm ô nhiễm môi trường nước. Thức ăn
sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng nước trong ao, đồng thời tác động đáng kể
đến chất lượng dòng nước thải từ trại cá.
Giai đoạn mới thả giống người nuôi cho cá ăn liên tục 4 – 8 lần/ngày khi thấy
cá giảm ăn thì ngưng, sau một tháng nuôi sẽ giảm dần số lần cho ăn trong ngày xuống
còn 3 lần/ngày và tiếp tục giảm trong quá trình nuôi. Khi cá gần đạt cỡ thu hoạch các
nông hộ thường cho cá ăn 1 lần/ngày đối với cá mú, cá bớp và 2 lần/ngày đối với cá
chim, cá chẽm, cá hồng đỏ. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nguồn thức ăn cung cấp
không đủ, giá cá tạp tăng cao người dân có thể giảm số lần cho ăn hoặc ngưng không
cho ăn. Vì vậy, vấn đề cần đặt ra là tìm loại thức ăn thay thế cho cá tạp như thức ăn
viên để giảm bớt ô nhiễm nguồn nước, đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn và giảm bớt công
lao động trong quá trình nuôi.

Hình 4.9 Thức ăn và cách cho ăn
4.2.11 Quản lý lồng bè và ao đất
Sự tăng trưởng của cá phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc và quản lý của nông hộ
như thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe cá, quản lý lượng thức ăn hợp lý.
Ngoài ra, theo Nguyễn Chung (2007) việc quản lý lồng bè giúp người nuôi tránh được
những thất thoát. Trong quá trình nuôi đa số người dân đều dành một số lồng trống để
sử dụng khi cần thiết như chuyển cá hay sang thưa mật độ. Thường xuyên kiểm tra
khung bè, do bè nuôi trong môi trường ngập nước dễ bị thủy triều làm hư bè. Trong
quá trình nuôi, lưới lồng dễ bị bịt kín do phù sa lắng đọng và các sinh vật bám vào như

33


nhuyễn thể, giun nhiều tơ, động vật chân tơ. Khi lưới bị bịt kín sẽ làm giảm sự trao đổi
nước có thể gây sốc cho cá do ôxy hòa tan thấp đồng thời tích tụ những chất cặn bả từ
thức ăn dư thừa làm ảnh hưởng đến tính ăn và tốc độ tăng trưởng của cá. Vì vậy, người
dân thường xuyên theo dõi và vệ sinh lưới, cứ 7 – 15 ngày thay 1 lần để vệ sinh và
kiểm tra tình trạng hư hỏng của lưới. Do đó cần nhiều lưới dự phòng. Đối với nuôi ao
đất thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống thoát nước. Theo Nguyễn Chung (2007) khi
nuôi cá có cung cấp thức ăn hằng ngày nên để nước ra vào mỗi ngày, thay nước mỗi
tuần một lần và chỉ nên thay 1/3 lượng nước trong ao nuôi, do thức ăn dư thừa có thể
gây nhiễm bẩn nước. Không nên để nước trong hồ thấp hơn 1 m cá sẽ giật mình hoảng
sợ bỏ ăn, nên thực hiện từ 8 – 10 giờ tối lúc đó nhiệt độ trong ao và sẽ ít chênh lệch.
4.2.12 Quản lý chất lượng nước
Theo sự đánh giá của các hộ nông dân nguồn nước để nuôi cá bị ô nhiễm
thường xuyên (chiếm 93,33% hộ nuôi ao và 100% hộ nuôi bè) và chỉ có 1 hộ cho rằng
nguồn nước không bị ô nhiễm. Nguồn nước bị ô nhiễm chủ yếu là do nước thải của các
nhà máy, thức ăn dư thừa của cá. Số liệu được thể hiên qua Bảng 4.17.
Bảng 4.17 Đánh giá nguồn nước
Ao đất

Tình trạng chất lượng nguồn nước



Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ


Tỷ lệ (%)

Không ô nhiễm

1

6,67

0

0

Ô nhiễm

14

93,33

15

100

Qua Bảng 4.17 chúng tôi nhận thấy, nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm thường
xuyên điều này gây ảnh hưởng rất lớn trong nuôi thủy sản, mầm bệnh dễ xuất hiện.
Bảng 4.18 Kiểm tra chất lượng nước
Kiểm tra chất lượng nước

Ao đất




Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)



6

40,00

1

6,67

Không

9

60,00

14

93,33


Qua Bảng 4.18 chúng tôi nhận thấy, việc kiểm tra chất lượng nước ở các nông
hộ còn thấp (ao đất chiếm 40% và đối với nuôi bè 6,67%), do đó khó quản lý được tình
34


trạng sức khỏe của cá. Việc đánh giá chất lượng nước ở hầu hết người dân đều thông
qua kinh nghiệm đúc kết từ những lần nuôi trước.
4.2.13 Tình hình dịch bệnh
Do nguồn nước thường xuyên bị ô nhiễm làm cho sức khỏe cá giảm dễ bị
nhiễm bệnh. Tình trạng dịch bệnh được đánh giá qua Bảng 4.19.
Bảng 4.19 Tình trạng dịch bệnh xảy ra
Dịch bệnh



Ao đất
Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Thường xuyên

2

13,33


4

26,67

Ít xảy ra

5

33,34

2

13,33

Không xảy ra

8

53,33

9

60,00

Qua Bảng trên, chúng tôi nhận thấy số hộ cho rằng không xảy ra dịch bệnh là
khá cao (chiếm 53,33% hộ nuôi ao và hộ nuôi bè chiếm 60%), mức độ thường xuyên
của dịch bệnh là tương đối thấp (nuôi ao chiếm 13,33% và nuôi bè chiếm 26,67%), ít
xảy ra (ao đất chiếm 33,34% và nuôi bè chiếm 13,33%). Cá bệnh thường xảy ra chủ
yếu trên cá mú đen, cá mú cọp, cá chẽm với các biểu hiện như: tuột nhớt, ghẻ lở,
phồng mình, đui mắt, bị mè và ký sinh bám (hình 4.10). Nguyên nhân xảy ra bệnh

thường là môi trường nước xấu làm sức đề kháng cá yếu khó chống lại các mầm gây
bệnh như nhóm vi khuẩn vibrio, đỉa. Bệnh xuất hiện giai đoạn cá còn nhỏ và ít dần khi
cá lớn. Khi dịch bệnh xảy ra thì tỷ lệ sống còn 40% – 50% và dễ lây sang các ao và
lồng lân cận.

Hình 4.10 Cá mú bị ghẻ lở
35


4.2.14 Sử dụng thuốc và hóa chất
Trong quá trình nuôi khi con giống bị bệnh người dân thường sử dụng thuốc
theo chỉ dẫn của cửa hàng bán thuốc hoặc theo kinh nghiệm. Tùy vào loại bệnh mà sử
dụng thuốc khác nhau, một số loại thuốc dùng trị bệnh như: tetracyline, thuốc tím,
BKC, Bios, Gansil, sulfamid, oxytetracyline. Tình trạng xảy ra dịch bệnh tương đối ít
nên tỷ lệ người dân sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi tương đối thấp
(26,67% trong ao đất, 40% nuôi bè), phần lớn các hộ nuôi cá ao chủ yếu thay nước khi
môi trường nước xấu, trong nuôi bè người dân thường tắm cá bằng nước ngọt khi cá
có triệu chứng bệnh.
4.2.15 Tình hình thu hoạch
Khi cá đạt kích cỡ thương phẩm thì người dân tiến hành thu hoạch. Tùy thuộc
vào giá, thị trường, kích cỡ mà người nuôi có thể thu hoạch 1 lần hay nhiều lần. Số lần
thu hoạch được thể hiện qua Bảng 4.20.
Bảng 4.20 Số lần thu hoạch.
Thu hoạch

Ao đất



số hộ


Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

1 lần

7

46,67

3

20,00

Nhiều lần

8

53,33

12

80,00

Phần lớn hộ nuôi thu hoạch nhiều lần (80% hộ nuôi lồng và 53,33% hộ nuôi
ao), chủ yếu bán cho nhà hàng giá cá sẽ được cao hơn, những cá nhỏ sẽ nuôi tiếp. Tuy
nhiên thu hoạch nhiều lần gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cá. Số hộ bán một lần

(46,67% hộ nuôi ao đất, 20% hộ nuôi bè). Thị trường tiêu thụ là Đài Loan, Hồng
Kông, Miền trung, … những cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm thì đem ra bán ở các
chợ. Các phương pháp thu hoạch: câu, kéo, xả cống cạn nước bắt cá, đối với nuôi bè
người dân dùng cây gạn lưới cho cá dồn lại dùng vợt bắt.

36


Hình 4.11 Phân cỡ cá và vận chuyển lên xe
4.3 Những khó khăn trong nuôi cá biển
4.3.1 Về con giống
Tình hình con giống còn bị động. Thời gian tập trung con giống chủ yếu vào
tháng 3 – 4 và tháng 11 – 12, những tháng còn lại chỉ với số lượng ít cung cấp không
đủ cho người dân.
Các khó khăn điển hình là giá cao, chuyên chở xa, tỷ lệ sống thấp, bệnh được
thể hiện qua Bảng 4.21.
Bảng 4.21 Các khó khăn về con giống
Loại khó khăn

Ao đất



Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)


Giá cao

6

40,00

5

33,33

Tỷ lệ sống thấp

12

80,00

6

40,00

Kích thước nhỏ

0

0,00

0

0,00


Nhiễm bệnh

2

13,33

5

33,33

Chuyên chở xa

0

0,00

1

6,67

Không khó khăn

2

13,33

8

53,13


Qua Bảng 4.21 chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ người dân không gặp khó khăn trong
nuôi ao đất là khá thấp 13,33%, và 53,13% trong nuôi bè. Vậy mô hình nuôi bè có
nhiều điều kiện phát triển hơn.

37


4.3.2 Khó khăn về thức ăn
Qua kết quả đều tra cho thấy có khoảng 50% các hộ gặp khó khăn về thức ăn.
Do lượng cá tạp cung cấp không đủ, giá cá tạp cao, không đủ tiền mua thức ăn. Việc
cung cấp thức ăn không đầy đủ làm cho cá ăn nhau, chậm lớn không đạt kích thước
thương phẩm như mong muốn hậu quả là cá dễ mắc bệnh. Vì vậy nhà nước cần có
chính sách hỗ trợ vốn cho người nuôi.
4.3.3 Khó khăn về vốn
Bảng 4.22 Nguồn vốn
Nguồn vốn
Không thiếu vốn
Thiếu vốn

Số hộ

Tỷ lệ (%)

5

16,67

25


83,33

Mô hình nuôi cá biển đòi hỏi số vốn đầu tư khá cao, 83,33% hộ nông dân đều
thiếu vốn đầu tư, nên người dân nơi đây mong muốn được nhà nước cho vay vốn để
đầu tư.
4.4 Đánh giá sơ lược về hiệu quả kinh tế
Qua quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy những người nuôi cá biển với diện
tích và cỡ bè khác nhau, con giống thả với mật độ và kích cỡ không đồng đều giữa các
hộ, mùa vụ và thời gian nuôi lại khác nhau. Do đó, năng suất giữa các hộ nuôi cũng
khác nhau. Để tính toán được chi phí sản xuất cho vụ nuôi chúng tôi tính toán bình
quân 1000 m3 thể tích nước/10 tháng (nuôi bè) và 1000 m2 mặt nước/10 tháng (ao đất).
Chúng tôi phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên các số trung bình về các khoản chi phí
của các nông hộ.
4.4.1 Chi phí cố định và khấu hao
4.4.1.1 Mô hình ao đất
Ở khu vực điều tra, đa số các hộ chuyển từ nuôi tôm sang nuôi cá, những hộ
nông dân tận dụng các ao có sẵn, chỉ tu sửa sau các vụ nuôi. Trong quá trình nuôi
những năm trước khi tôm, cá có giá cao và ổn định, những người dân đã lấy lại nguồn
vốn đầu tư ban đầu khi làm ao. Ngoài ra, khi thu hoạch người dân có sử dụng lưới và
một số dụng cụ thu hoạch khác. Nhưng theo điều tra, người dân nơi đây thường mượn
lưới lẩn nhau. Những dụng cụ sản xuất và thu hoạch khác có sẵn trong gia đình. Như
38


vậy, để đơn giản hơn trong việc tính toán, chi phí làm ao ban đầu (đào ao, làm cống),
lưới, dụng cụ thu hoạch khác không được tính vào chi phí sản xuất.
Hệ thống cấp thoát nước chủ yếu bằng cống chiếm 100%, chỉ có 6,67% hộ sử
dụng máy bơm nước, máy xi phông đáy. Các máy này được sử dụng rất ít trong vụ sản
xuất, chủ yếu để dự phòng khi lượng nước trong ao không đủ, khi đáy ao dơ dùng để
xi phông, do đó thường có tuổi thọ rất cao. Ở đây, thời gian khấu hao của các loại máy

này là 10 năm. Trong quá trình nuôi người dân làm chòi canh cá, để tránh cá khỏi bị
mất trộm, do những chòi được làm đơn giản nên thời gian sử dụng không lâu nên thời
gian khấu hao là 3 năm.
Bảng 4.23 Chi phí cố định trên 1000 m2 mặt nước/vụ nuôi (10 tháng)
Khoảng mục

Thành tiền (1000 vnđ)

Tỷ lệ

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

(%)

Máy bơm, xi phông

0

52

3

4,95

Chòi canh


0

321

67

95,05

Tổng

0

321

70

100

4.4.1.2 Mô hình nuôi lồng bè
Chi phí cố định bao gồm: lồng, máy móc, phương tiện đi lại, nhà ở và nhà sản
xuất. Lồng cấu tạo gồm khung gỗ, lưới, neo, phi, dây neo được làm từ chất liệu tốt nên
thời gian sử dụng được lâu. Nhà ở làm trên bè thường chịu nhiều tác động từ tự nhiên
nên cần được làm kiêng cố. Để dễ tính toán chúng tôi lấy khấu hao 10 năm cho chi phí
cố định.
Bảng 4.24 Chi phí cố định trên 1000 m3 thể tích nước/vụ nuôi (10 tháng)
Khoảng mục

Thành tiền (1000 vnđ)
Nhỏ nhất


Lớn nhất

Trung bình

Tỷ lệ (%)



4.657

23.669

12.392

54,14

Nhà ở, nhà sản xuất

1.323

11.200

4.188

18,30

Trang thiết bị sản xuất

193


3.200

833

3,64

Phương tiện đi lại

505

16.000

5.476

23,92

11.574

46.576

22.889

100,00

Tổng

39


Qua Bảng 4.24 cho thấy, chi phí bè chiếm tỷ lệ cao nhất 54,14%, kế đến là chi

phí phương tiện đi lại 23,92%, nhà ở, nhà sản xuất chiếm tỷ lệ 18,3%. chi phí trang
thiết bị sản xuất (máy xịt lưới, máy phát diện, máy xay cá) chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
3,64%. Nhìn chung, nuôi bè trên sông có gió, nước chảy nên làm bè cần sử dụng
những vật liệu tốt, làm nhà kiên cố do người dân chủ yếu sống và sinh hoạt trên bè,
phương tiện đi lại chắc chắn vì vậy chi phí đầu tư cố định trong nuôi bè khá cao.
4.4.2 Chi phí lưu động
Chi phí lưu động trong ao đất gồm: con giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, lao
động làm thuê, tu sửa ao, dầu chạy máy, chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội gồm có chi phí lao động gia đình và chi phí ao. Theo điều tra
được biết, người dân nơi đây tận dụng đất nhà để nuôi cá nên không phải tốn chi phí
thuê đất và khi không nuôi cá thì ao vẫn để không. Vì vậy, để dễ tính ta bỏ chi phí ao.
Bảng 4.25 Chi phí lưu động trong ao đất trên 1000 m2 mặt nước/10 tháng nuôi
Khoảng mục

Thành tiền (1000 vnđ)
Nhỏ nhất

Lớn nhất

Tỷ lệ
(%)

Trung bình

Tu sửa ao

0

667


387

1.71

Con giống

360

16.000

5.295

23,44

0

375

40

0,18

Thức ăn

1.650

23.333

9.316


41,24

Lao động gia đình

1.125

37.500

7.123

31,54

Lao động làm thuê

0

3000

425

1,88

Dầu chạy máy

0

31

2


0,01

8.029

65.833

Thuốc và hóa chất

Tổng

22.588 100,00

Qua Bảng 4.25 chúng tôi nhận thấy, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất
41,24% ,chi phí lao động gia đình chiếm tỷ lệ 31,54% và chi phí con giống chiếm tỷ lệ
là 23,44%, như vậy chi phí lao động gia đình gần bằng chi phí thức ăn. Vì trong ao đất
đa số người dân nuôi với qui mô nhỏ, số lượng con giống ít nên chi phí thức ăn không
cao. Trong khi đó thời gian nuôi kéo dài nên chi phí lao động cao và gần bằng chi phí
thức ăn. Chi phí thuê lao động chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,88%, chủ yếu người nuôi lấy công
làm lời nên chỉ có một số ít thuê lao động. Trong nuôi cá quá trình cấp thoát nước chủ
40


yếu các hộ nông dân thường mở cống cho nước chảy vào và thoát nước ra đến khi mực
nước trong ao ngang bằng mực nước kênh, sông, nên chi phí dầu chạy máy thường rất
thấp chiếm tỷ lệ 0,01%. Chi phí tu sửa chiếm 1,71% do hệ thống ao có sẵn nên hàng
năm người dân tốn khoảng chi phí nhỏ để tu sửa lại bờ và vét bùn đáy ao.
Bảng 4.26 Chi phí lưu động trên 1000 m3 thể tích nước/10 tháng nuôi
Khoảng mục
Thức ăn


Thành tiền (1000 vnđ)
Nhỏ nhất

Lớn nhất

Tỷ lệ

Trung bình

(%)

114.087

555.556

304.528

80,43

20.833

162.879

49.577

13,09

Lao động gia đình

189


14.754

5.244

1,38

Lao động làm thuê

0

4.630

1.824

0,48

4.105

33.600

16.740

4,42

0

5.511

698


0,18

216.141

641.666

378.611

100

Con giống

Dầu chạy máy
Thuốc và hóa chất
Tổng

Qua Bảng 4.26 chúng tôi nhận thấy, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất
80,43% tổng chi phí sản xuất, kế đến là chi phí con giống chiếm tỷ lệ 13,09%. Còn lại
các chi phí khác như hóa chất, lao động gia đình, lao động làm thuê, dầu chạy máy
chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Như vậy, trong nuôi bè chi phí đầu tư cho thức ăn là
khá cao, do mật độ nuôi nhiều nên cần lượng thức ăn rất lớn. Ngoài ra, thức ăn bị thất
thoát trong khi cho ăn. Vì vậy, trong nuôi bè chúng ta cần cho ăn vừa đủ, sử dụng lưới
mặt đáy có kích thước mắt lưới nhỏ để giữ thức ăn, tránh lãng phí.
4.4.3 Tổng chi phí sản xuất
Tổng chi phí sản xuất bao gồm khấu hao chi phí cố định và chi phí lưu động.
Kết quả tổng chi phí được thể hiện qua Bảng 4.27.

41



Bảng 4.27 Tổng chi phí trong nuôi ao 1000 m2 mặt nước/1 vụ nuôi (10 tháng)
Tổng chi phí cố định Tổng chi phí lưu động

Tổng chi

(1000vnđ)

(1000vnđ)

(1000vnđ)

Nhỏ nhất

0

8.029

8.029

Lớn nhất

321

65.833

65.833

Trung bình


70

22.588

22.658

Bảng 4.28 Tổng chi phí trong nuôi bè 1000 m3 thể tích nước/1 vụ nuôi (10
tháng)
Tổng chi phí cố định

Tổng chi phí lưu động

Tổng chi

(1000vnđ)

(1000vnđ)

(1000vnđ)

Nhỏ nhất

11.574

216.141

232.684

Lớn nhất


46.576

641.667

677.451

Trung bình

22.889

378.611

401.500

4.4.4 Doanh thu
Bảng 4.29 Năng suất và doanh thu của 1000 m2 mặt nước/1 vụ (10 tháng)
Danh mục

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Cỡ cá thu hoạch (kg)

0,6

1,5

1,06

Năng suất kg/1000 m2


13,5

1.000

271,699

Giá bán (1000 vnđ/kg)

50.000

200.000

103.250

2.025

72.115

21.116

Tổng danh thu (1000vnđ/1000m2)

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy, sau 10 tháng nuôi năng suất trung bình mỗi
hộ đạt 271,699 kg/1000 m2 với danh thu trung bình là 21.116 ngàn vnđ.

42


Bảng 4.30 Năng suất và doanh thu của 1000 m3 thể tích nước/1 vụ (10 tháng)
Danh mục


Đơn vị tính

Cỡ cá thu hoạch

Trung bình

kg

3,17

Năng suất

kg/1000 m3

7.804

Giá bán

1000 vnđ/kg

86.769

1000 vnđ/1000 m3

570.721

Tổng danh thu

Qua Bảng 4.30 cho thấy trong mô hình nuôi bè năng suất trung bình mỗi hộ đạt

7.804,208 kg/1000 m3 với tổng thu nhập là 570.721 ngàn vnđ.
4.4.5 Hiệu quả kinh tế
4.4.5.1 Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi ao đất
Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá biển trong ao đất cho1000 m2 trong 10
tháng được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.31 Hiệu quả kinh tế của 1000 m2/1 vụ nuôi (10 tháng)
Khoản mục

Đơn vị tính

Trung bình

Lao động gia đình

1000 vnđ/1000 m2

7.123

Tổng thu

1000 vnđ/1000 m2

21.116

Tổng chi

1000 vnđ/1000 m2

22.658


Lợi nhuận thuần

1000 vnđ/1000 m2

-1.542

Thu nhập

1000 vnđ/1000 m2

5.581

Tỷ suất lợi nhuận thuần

lần

-0,068

Thu nhập/tổng chi phí sản xuất

lần

0,246

Hiệu quả đồng vốn

0,932

Qua Bảng 4.31 chúng tôi nhận thấy, tổng chi phí sản xuất của một nông hộ bỏ
ra trung bình trên 1000 m2 diện tích mặt nước trong 10 tháng nuôi là 22.658 ngàn vnđ

nhưng kết quả chỉ thu lại được 21.116 ngàn vnđ. Lợi nhuận thu được là -1542 ngàn
vnđ. Có nghĩa là với diện tích 1000 m2 trong 10 tháng nuôi cá sẽ bị lỗ 1.542 ngàn vnđ.
Nhưng nhìn chung người dân vẫn tiếp tục nuôi, do các hộ nuôi chủ yếu lấy công làm
lời, không tính chi phí lao động gia đình nhằm tạo thêm thu nhập. Vì vậy, chúng tôi

43


thêm công thức thu nhập (thu nhập = lợi nhuận thuần + lao động gia đình), với mức
thu nhập bình quân 5,55 triệu vnđ/vụ.
Tỷ suất lợi nhuận là -0,068 và tỷ suất thu nhập là 0,246. Có nghĩa là nếu người
nuôi bỏ ra 1000 đồng để nuôi cá thì sẽ bị lỗ 68 đồng lợi nhuận và thu được 246 đồng
thu nhập cho gia đình, kết quả này không mong muốn đối với người nuôi. Qua kết quả
cho thấy nghề nuôi cá biển trong ao chưa đạt hiệu quả kinh tế cao do các hộ còn nuôi
với quy mô nhỏ, nguồn thức ăn chưa ổn định, môi trường nước ô nhiễm, giá cá thương
phẩm không ổn định.
4.4.5.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi bè
Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá biển trên bè cho 1.000 m3 thể tích mặt
nước trong 10 tháng nuôi được thể hiện qua Bảng sau.
Bảng 4.32: Hiệu quả kinh tế của 1000 m3/1 vụ nuôi (10 tháng)
Khoản mục

Đơn vị tính

Trung bình

Lao động gia đình

1000 vnđ/1000 m2


5.244

Tổng thu

1000 vnđ/1000 m2

570.721

Tổng chi

1000 vnđ/1000 m2

401.500

Lợi nhuận thuần

1000 vnđ/1000 m2

169.220

Thu nhập

1000 vnđ/1000 m2

174.464

Tỷ suất lợi nhuận thuần

lần


0,421

TN/tổng chi phí sản xuất

lần

0,435

Hiệu quả đồng vốn

1,421

Qua Bảng 4.32 chúng tôi nhận thấy, tổng chi phí sản xuất của một nông hộ bỏ
ra trung bình là 401.500 ngàn vnđ để đầu tư vào nuôi cá trên1000 m3 thể tích nước
trong 10 tháng thì tổng danh thu đạt được là 570.721 ngàn vnđ, với lợi nhuận thuần
169.220 ngàn vnđ thu nhập trung bình của mỗi hộ là 174.464 ngàn vnđ.
Từ kết quả trên, tỷ suất lợi nhuận là 0,421 và tỷ suất thu nhập là 0,435, điều này
cho thấy trung bình nông dân nuôi cá đầu tư 1000 đồng vốn có thể thu được 421 đồng
lợi nhuận và 435 đồng thu nhập cho gia đình. Như vậy, qua kết quả thu được của các
nông hộ, chúng tôi nhận thấy nghề nuôi cá biển trên bè hiện nay đang mang lại lợi
nhuận cho nghề nuôi dù còn nhiều khó khăn về con giống, đồng vốn, nguồn nước.
44


Nhìn chung, giữa hai mô hình nuôi cá biển thì mô hình nuôi lồng bè mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi trong ao. Tuy nhiên, nuôi bè cần nhiều thời gian chăm
sóc và quản lý, bên cạnh đó khi mầm bệnh xảy ra thì quá trình lây lan nhanh hơn.

45



Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Từ kết quả điều tra các hộ nuôi cá biển ở tỉnh Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chúng ta
có thể đưa ra một số kết luận:
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề
nuôi cá biển thương phẩm, góp phần quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, giải quyết
được việc làm, nâng cao đời sống cho người dân trong vùng và các khu vực lân cận.
Hầu hết các chủ hộ đều ở độ tuổi trung niên từ 30 – 40 tuổi, trình độ học vấn
chủ yếu cấp 1 và cấp 2. Do vậy, khả năng tiếp thu trình độ kỹ thuật còn hạn chế, đa số
người dân chủ yếu nuôi dựa vào kinh nghiệm.
Nguồn vốn sản xuất còn hạn chế, thủ tục vay vốn ngân hàng lại phức tạp nên
trong quá trình nuôi nhiều hộ nông dân thiếu vốn chiếm 83,33%.
Con giống chủ yếu mua từ thương lái nên khó đánh giá chất lượng con giống.
Sử dụng thức ăn cá tạp là chính chiếm 100%, giá cá luôn biến động gây ảnh
hưởng đến người nuôi.
Việc tập huấn của trung tâm khuyến ngư chưa thu hút được người dân tham gia,
người nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè. Vì
vậy, hiệu quả của nghề nuôi cá biển chưa cao.
Theo ý kiến người dân, chất thải công nghiệp của những công ty trong vùng và
khu vực lân cận thường xuyên thải ra sông là nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn
nước, gây bệnh cho cá, làm giảm năng suất.
Mô hình nuôi trong ao đất với quy mô còn nhỏ, các hộ nuôi cá biển chủ yếu là
lấy công làm lời. Năng suất trung bình mỗi hộ đạt 271,699 kg/1000 m2, nếu tính chi
phí đầy đủ mỗi hộ lỗ 1542 ngàn vnđ/1000 m2 và thu nhập cho gia đình trung bình là
5.581 ngàn vnđ/100 0m2 trong một vụ nuôi (10 tháng).

46



Đối với mô hình nuôi cá trên bè, hiệu quả kinh tế khá cao trong một vụ nuôi, lợi
nhuận trung bình mỗi hộ nuôi là 169.220 ngàn vnđ/1000 m3 và thu nhập là 174.464
ngàn vnđ/1000 m3, nhưng chi phí đầu tư cho một vụ nuôi cũng khá cao là 401.500
ngàn vnđ/1000 m3.
Mô hình nuôi cá biển trên bè mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình nuôi cá
biển trong ao đất.
5.2 Đề nghị
Tìm mô hình, cách tập huấn thu hút người dan tham gia, đưa khoa học kỹ thuật
đến với nông dân nhằm nâng cao năng suất cũng như kỹ năng xử lí khi có bệnh xảy ra.
Giới thiệu các dòng cá chất lượng cao cho nông dân và ổn định giá cá thịt (bằng
cách cập nhật giá cá vào thị trường), để nông dân không bị tình trạng ép giá của các
thương lái.
Hỗ trợ vốn cho người nuôi cá, thủ tục vay đơn giản, đồng thời giảm lãi suất,
tăng thời gian hoàn trả vốn cho ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi
phát triển.
Kiểm tra chặt chẽ và xử phạt nặng các hành vi xả chất thải của các công ty ra
môi trường làm ô nhiễm sông ảnh hưởng đến nghề nuôi thủy sản.
Chú trọng công tác quy hoạch khu vực nuôi nhằm đảm bảo tính bền vững,
không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.
Về phía người nuôi, đề nghị người dân chuyển đổi dần từ thức ăn cá tạp sang
thức ăn công nghiệp nhằm có nguồn thức ăn ổn định và giảm ô nhiễm môi trường
nước.

47


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 NGUYỄN CHUNG, 2007. Kỹ thuật sản xuất giống & nuôi cá chẽm. Nhà xuất bản
nông nghiệp.

2 NGUYỄN VĂN MÃNH VÀ TRẦN LIÊN HƯƠNG, 2006. Khu vực nuôi cá lồng bè
xã Long Sơn – Thành Phố Vũng Tàu.
3 NGUYỄN PHẠM KIM NGÂN, 2002. Khảo sát hiện trạng nghề nuôi tôm sú
(Penaeus monodon) tại huyện Hàm Tân – tỉnh Bình Thuận. Luận Văn Tốt
Nghiệp Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
4 LƯU TỬ THÀNH, 2008. Khảo sát hiện trạng và tiềm năng phát triển nghề nuôi cá
chẽm (Lates calcarifer) tại huyện Cần Giờ - Thành Phố Hồ Chí. Luận Văn
Tốt Nghiệp Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
5 VŨ VĂN TOÀN và CTV, 2002. Danh mục các loài nuôi cá biển và nước lợ ở Việt
Nam. Bộ thủy sản.
6 NGUYỄN VĂN TRAI, 2008. Bài giảng kỹ thuật nuôi cá ven biển. Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
7 LÊ CHÍ TƯỞNG, 2004. Điều tra tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản tại xã
Long Sơn – Thành Phố Vũng Tàu. Luận Văn Tốt Nghiệp Khoa Thủy Sản,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
8 NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, 2009. Mô hình nuôi cá mú cọp lồng. Tham khảo ngày
5./9/2009.

Nguồn:

< />
long.html>.
9 SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU, 2008. Chương trình phát triển thủy sản đến năm 2010.
10 SỞ NGOẠI VỤ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU, 2002. Tổng quan điều kiện tự
nhiên.

Tham


khảo

ngày

5/9/2009.

Nguồn

ia-

vungtau.infovietnameseindex.phpoption=com_content&view=article&id=136
&Itemid=68.


×