Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA LAI (Pangasianodon sp) VÀ CÁ TRA THƯỜNG (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA LAI
(Pangasianodon sp) VÀ CÁ TRA THƯỜNG (Pangasianodon
hypophthalmus)

Sinh viên thực hiện: VĂN ĐÔNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 9/2009


TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA LAI
(Pangasianodon sp) VÀ CÁ TRA THƯỜNG (Pangasianodon hypophthalmus)

Thực hiện bởi

VĂN ĐÔNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Văn Nhỏ

Tháng 9 năm 2009


i


CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô Trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Ban Chủ Nhiệm, Cùng Toàn Thể Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học quý báu cho chúng tôi trong suốt
những năm học đã qua.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Văn Nhỏ, người đã tận
tình hướng dẩn tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Green Feed Việt Nam, cùng toàn thể tất cả
anh chị em công nhân viên đang công tác tại trại cá tra giống Ô Môn Cần Thơ.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến anh Nguyễn Tấn Lành, người đã luôn
theo sát và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập ở trại.
Cảm ơn ban quản lý trại sản xuất cá giống chú Nguyễn Hoàng Minh, Quận
Thốt Nốt, Cần Thơ. Cảm ơn anh Thiện, quản lý trại cá giống chú Nguyễn Hoàng Minh
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên trong lớp đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quý
thầy cô và các bạn.
ii


TÓM TẮT


Đề tài “ Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Giống Cá Tra Lai (Pangasianodon sp)
Và Cá Tra Thường (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện từ 3/2009 đến
9/2009 tại trại cá tra giống công ty Green Feed và các trại phụ cận, Ô Môn, Cần Thơ.
Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu kỹ
thuật liên quan, kết quả được ghi nhận như sau:
Trọng lượng cá cái tham gia sinh sản của cá tra lai là: 4,3 ± 0,7 (kg), (3,5 kg –
6,2 kg); cá tra thường là: 6,4 ± 0,8 (kg), (4,5 kg – 7,5 kg).
Sau thời gian nuôi vỗ có 93,3% cá cái cá tra lai và 89,3% cá cái cá tra thường
thành thục. Hệ số thành thục trung bình cá tra lai đạt 17,3 ± 2,1%, (13,83% – 21%) và
cá tra thường đạt là 11,2 ± 0,6%, ( 10,0% – 13,0%).
Kích thích sinh sản tỷ lệ cá đẻ của cá tra lai là 100% và cá tra thường là 90%.
Tỷ lệ thụ tinh trung bình của cá tra lai là: 79,13 ± 6,32%, ( 70,2% - 88,6%); cá tra
thường là: 77,35 ± 7,00%, (70,4% - 87%) và tỷ lệ nở trung bình của cá tra lai là: 97,83
± 1,17%, (96% - 99%); cá tra thường là: 98 ± 2,16%, (95% - 100%).
Kết quả đo phân tích mẩu trứng và cá bột của 2 loài được xác định như sau:
đường kính trứng mới đẻ của cá tra lai là: 1,1mm, (1,1 mm – 1,2 mm); cá tra thường
là: 1,0 mm, (0,9 mm – 1,1 mm). Chiều dài cá bột mới nở của 2 loài là: 3,0 mm, (2,8
mm – 3,2 mm). Chiều dài cá bột sau 20 giờ tuổi của cá tra lai là: 5,1 mm, (5,0 mm –
5,1 mm); cá tra thường là: 4,7 mm, (4,5 mm – 5,0 mm).

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Tên đề tài
Cảm tạ...............................................................................................................................i

Tóm tắt.............................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng ........................................................................................................iv
Danh sách các hình ảnh ...................................................................................................v
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
2.1

Đặc điểm sinh học cá tra ......................................................................................3

2.1.1 Phân loại...............................................................................................................3
2.1.2 Phân bố.................................................................................................................4
2.1.3 Đặc điểm hình thái sinh lý ...................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ...........................................................................................4
2.1.5 Đặc điểm sinh sản ................................................................................................5
2.1.6 Tình hình sản xuất giống cá tra ............................................................................6
2.1.7 Tình hình nuôi thương phẩm cá tra......................................................................8
2.1.8 Quy trình sản xuất giống cá tra thường................................................................9
2.1.8.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ.................................................................................................9
2.1.8.2 Kỹ thuật cho cá đẻ .............................................................................................11
2.1.8.3 Vuốt trứng và ấp trứng ......................................................................................12
2.1.8.4 Quản lý và thu cá bột.........................................................................................13
2.2

Sơ lược về cá tra dầu ..........................................................................................13

2.2.1 Phân loại.............................................................................................................13
2.2.2 Phân bố...............................................................................................................14
2.2.3 Đặc điểm cá tra dầu............................................................................................15
iv



2.2.4 Thực trạng cá tra dầu hiện nay...........................................................................15
2.3

Nguồn gốc cá tra lai ...........................................................................................17

2.3.1 Cấu tạo hình dạng ngoài.....................................................................................17
2.3.2 Quy trình sản xuất giống cá tra lai .....................................................................18
2.3.2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ...............................................................................................18
2.3.2.2 Kỹ thuật cho cá đẻ .............................................................................................20
2.3.2.3 Vuốt trứng và gieo tinh......................................................................................21
2.3.2.4 Ấp trứng.............................................................................................................22
2.3.2.5 Quản lý và thu cá bột.........................................................................................23
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................24
3.1

Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ....................................................24

3.1.1 Thời gian nghiên cứu .........................................................................................24
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................24
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
3.2

Vật liệu ...............................................................................................................24

3.3

Phương pháp phân tích mẫu...............................................................................24


3.3.1 Thời gian ............................................................................................................24
3.3.2 Phương pháp thu mẩu và xử lý mẫu ..................................................................24
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi...........................................................................................25
3.3.3.1 Tìm hiểu một số chỉ tiêu về cá bố mẹ giữa 2 loài .............................................25
3.3.3.2 Tìm hiểu một số chỉ tiêu về trứng cá giữa 2 loài...............................................25
3.3.3.3 Tìm hiểu một số chỉ tiêu về cá bột giữa 2 loài ..................................................26
3.3.3.4 Các chỉ tiêu khác ...............................................................................................26
3.3.4 Thu thập số liệu và phân tích .............................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................28
4.1

Các chỉ tiêu về cá bố mẹ ....................................................................................28

4.1.1 Đặc điểm bên ngoài............................................................................................28
4.1.2 Tuyến sinh dục của 2 loài cá ..............................................................................28
4.1.3 Chiều dài và trọng lượng cá bố mẹ sinh sản ......................................................29
4.1.4 Tình hình sử dụng kích dục tố (KDT)................................................................30
4.1.5 Tỷ lệ thành thục của 2 loài cá.............................................................................31
v


4.1.6 Hệ số thành thục.................................................................................................33
4.1.7 Tỷ lệ rụng trứng của 2 loài cá ............................................................................34
4.2

Các chỉ tiêu về trứng của 2 loài cá .....................................................................35

4.2.1 Đường kính của trứng ........................................................................................35
4.2.2 Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ....................................................................................36
4.3


Các chỉ tiêu về cá bột của 2 loài.........................................................................37

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

ĐỀMỤC

TRANG

Bảng 2.1

Công thức thức ăn trong 100 kg thức ăn chế biến...................................11

Bảng 4.1

Chiều dài và trọng lượng cá bố mẹ sinh sản............................................29

Bảng 4.2

Tình hình sử dụng kích dục tố của 2 loài ................................................30

Bảng 4.3


Tỷ lệ thành thục của 2 loài cá ..................................................................31

Bảng 4.4

Các chỉ tiêu môi trường ao nuôi vỗ cá tra lai bố mẹ................................32

Bảng 4.5

Tỷ lệ rụng trứng của 2 loài cá..................................................................34

Bảng 4.6

Đường kính trứng của 2 loài cá ...............................................................35

Bảng 4.7

Kết quả sinh sản nhân tạo của 2 loài cá...................................................36

Bảng 4.8

Chiều dài cá bột của 2 loài cá ..................................................................37

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

ĐỀ MỤC


TRANG

Hình 2.1

Cá tra thường bố mẹ ..................................................................................3

Hình 2.2

Ao nuôi vỗ cá bố mẹ................................................................................10

Hình 2.3

HCG (Human Chorionic Gonadotrophin) ...............................................11

Hình 2.4

Hệ thống ấp bình weis .............................................................................13

Hình 2.5

Cá tra lai...................................................................................................17

Hình 2.6

Ao nuôi vỗ cá bố mẹ................................................................................18

Hình 2.7

Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ........................................................................19


Hình 2.8

Gieo tinh ..................................................................................................22

Hình 2.9

Chất khử dính ..........................................................................................22

Hình 4.1

Buồng trứng cá tra lai ..............................................................................28

Hình 4.2

Buồng tinh cá tra lai.................................................................................29

Hình 4.3

Hệ số thành thục của 2 loài cá .................................................................33

Hình 4.4

Cá bột mới nở ..........................................................................................38

Hình 4.5

Cá bột 20 giờ tuổi ....................................................................................38

viii



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã phát triển

một cách nhanh chóng và có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành
nuôi trồng thủy sản đã đóng góp đáng kể trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước và
là nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản.
Trong các loài cá nuôi thì cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá
được nuôi phổ biến nhất ở các tỉnh ĐBSCL và có sản lượng lớn nhất chiếm tới 80%
sản lượng chung của cả nước, và được Bộ Thủy Sản xác định đây là đối tượng nuôi
chiến lược trong nước ngọt phục vụ cho xuất khẩu. Hiện nay sản phẩm của cá tra Việt
Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường như: Mỹ, châu Âu, Nhật, các nước châu
Á và Trung Đông….
Một trong những tiền đề góp phần cho sự phát triển của nghề nuôi cá tra phát
triển mạnh ở ĐBSCL đó là chúng ta đã chủ động được con giống cung cấp đủ nhu cầu
cho người nuôi. Quá trình sinh sản nhân tạo cá tra đã thành công từ năm 1978 cho đến
khoảng những năm 1998 nghề nuôi cá tra mới thực sự phát triển ồ ạt và được xã hội
hóa ở mức độ cao. Đến nay, trong vùng đã có 217 cơ sở sản xuất cá tra giống với tổng
sản lượng khoảng 1,8 tỉ con, đáp ứng nhu cầu cá giống cho cả khu vực ĐBSCL.
( />Tuy nhiên hiện nay chất lượng con giống ngày càng kém chất lượng, nguyên
nhân là do nguồn cá bố mẹ chưa được quản lý tốt, quy trình nuôi vỗ chưa tốt, sử dụng
kích dục tố kém chất lượng và một trong những nguyên nhân quan trọng khác là do
hiện tượng cận huyết của đàn cá bố mẹ.
Những năm 1998 - 2000 tỉ lệ ương cá tra bột lên cá giống đạt tỉ lệ sống từ 30 70%. Đáng lẽ với những kinh nghiệm ương tích lũy qua nhiều năm cùng với các tiến
bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất thì tỉ lệ sống trong khâu

1


ương giống phải tăng lên nhiều lần, nhưng thực tế hiện nay An Giang và Đồng Tháp
chỉ có một số ít hộ ương cá tra giống đạt tỷ lệ sống từ 10 - 25%, nhưng có nhiều đợt
mất trắng, chỉ còn 1 - 2%, hầu hết các cơ sở ương con giống khác đạt tỷ lệ sống “cực
thấp”.(www.vietlinh.com.vn).
Thấy được nguyên nhân này trại sản xuất giống của Công Ty Cổ Phần
GREENFEED Việt Nam đã nghiên cứu và đã thành công quy trình sản xuất giống
nhân tạo cá tra lai. Đây là loài cá được lai từ loài cá tra thường ♀ (Pangasianodon
hypophthalmus) và cá tra dầu ♂ (Pangasianodon gigas) để tạo ra loài cá tra lai F1
(Pangasianodon sp) có những phẩm chất tốt như: có khả năng chịu môi trường khắc
nghiệt và có kích thước lớn và tốc độ sinh trưởng nhanh. Với mong muốn đưa loài cá
tra lai này vào nuôi trồng để thay thế cho cá tra thường ngày càng kém chất lượng.
Góp phần làm đa dạng thêm đối tượng nuôi và sản phẩm mới trên thị trường xuất khẩu
của thủy sản Việt Nam, thì trước hết phải tìm hiểu kỹ loài cá này, nhất là đặc điểm
sinh sản phục vụ cho quá trình sinh sản. Và so sánh với những đặc điểm sinh sản của
cá tra thường để nhận xét những điểm khác nhau giữa hai loài để biết được những ưu
và nhược điểm của từng loài.
Xuất phát từ nhu cầu này, và được sự phân công của khoa thủy sản, trường ĐH
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và sự tài trợ của công ty cổ phần GREENFEED Việt
Nam, nay đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá tra lai (Pangasianodon sp) và
cá tra thường (Pangasianodon hypophthalmus)” được chúng tôi thực hiện tại trại cá
giống thuộc công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam, huyện Ô Môn, TP Cần Thơ.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu:
Tìm hiểu những chỉ tiêu hình thái giải phẫu, đặc tính sinh sản của cá tra lai và
cá tra thường.
Tìm hiểu một số chỉ tiêu trên trứng và cá bột của cá tra lai và cá tra thường.
→ Nhằm đánh giá ưu và nhược điểm giữa 2 loài cá để phục vụ cho quá trình

sản xuất giống.
2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc điểm sinh học cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Hình 2.1 Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.1.1 Phân loại
Cá tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác định ở
sông Cửu long.
Theo Sauvage,1878; Tayson và Chavalit, 1991, cá tra được xác lập hệ thống phân loại
như sau:
Ngành động vật có xương sống: Verterbrata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá nheo: Siluriformes
Họ cá tra: Pangasiidae
Giống cá tra dầu: Pangasianodon
Loài cá tra: Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878
Tên tiếng anh: Sutchi River Catfish, Tra Catfish.
Tiếng Campuchia: Trey pra.
Tiếng Lào: Pa suay kheo.
Tiếng Thái: Plasawai, Pla Sangkawart tong.
Tiếng Việt: Cá tra.

3



2.1.2 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekong và Chao
Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá
tra giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao
nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng
sông Mekong để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá
tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về
hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. ( />
2.1.3 Đặc điểm hình thái sinh lý
Cá tra là cá da trơn, thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi
râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ
(nồng độ muối 7 – 10 ‰), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt
độ thấp dưới 15oC, nhưng chịu nóng tới 39oC. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể
hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu không được cho ăn đầy đủ,
thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vợt. Ngoài ra khi khảo sát
cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt
cá con các loài cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra
ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và
tuyến sinh dục.
Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn động vật. Ngay khi vừa
hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn
nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương.

4



Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du
động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn
thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức
ăn.
Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác
như mùn bã hữu cơ, phiêu sinh động vật. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi
với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy.
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá tra khoảng 3 – 4 tuổi, khi cá đạt 3 – 5 kg.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (thứ cấp), nên nhìn hình dáng ngoài khó
phân biệt đực - cái.
Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh, ở
cá cái gọi là buồng trứng.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 (dương lịch), cá
đẻ tự nhiên trên sông ở những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. Cá không đẻ
ở phần sông của Việt Nam. Ở Campuchia, bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao
tiếp 2 con sông MeKong và Ton Le Sap, từ Sombor, tỉnh Crache trở lên.
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn
trong tự nhiên (tháng 3).
Trong tự nhiên không gặp tình trạng tái phát dục. Chỉ có trong điều kiện nuôi
nhân tạo, cá tra có thể tái phát dục 1 - 2 lần trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá
tra có thể từ 200.000 đến vài triệu trứng.
2.1.6 Tình hình sản xuất giống cá tra
Nghiên cứu sản xuất nhân tạo cá tra được bắt đầu tiến hành từ năm 1978 đến
năm 1998 thì đưa vào sản xuất giống đại trà, và đến năm 2000 việc sản xuất giống
cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi cá thịt. Hiện nay ở An Giang, Đồng Tháp…có gần 90 cơ

5



sở sản xuất cá tra giống sẵn sàng cung ứng đủ số lượng cá bột, cá giống cho yêu cầu
phát triển chăn nuôi của xã hội. (www.vietlinh.com).
Do giá cá tra bột và con giống cá tra sụt giảm nghiêm trọng: năm 1998 giá cá
tra bột 24 giờ tuổi từ 50 - 70 đồng/con, người mua phải đăng ký trước hoặc phải đấu
giá mới có được, những năm gần đây chỉ còn 1 - 3 đồng/con, chất lượng con giống
cũng giảm theo.
Nguyên nhân chất lượng con giống cá tra giảm
Cá bố mẹ được nuôi và chăm sóc tốt thì chất lượng con giống thế hệ sau mới
cao.
Do giá con giống quá thấp nên ở các cơ sở sản xuất giống cho cá bố mẹ ăn cầm
chừng, thậm chí cắt mồi không cho ăn một thời gian dài. Với giá bán con giống cá tra
hiện nay trên thị trường chỉ còn 1 - 3 đồng/con. Với giá này người sản xuất chỉ đủ tiền
mua thuốc kích dục tố, tiền thuê nhân công, điện nước…Vì vậy càng đầu tư nuôi vỗ cá
bố mẹ nhiều thì cơ sở càng lỗ nhiều.
Tóm lại: Giá bán con giống giảm → không nuôi vỗ cá bố mẹ → chất lượng con
giống không tốt.
Cùng với tình trạng cận huyết trong di truyền làm giảm sức sống và giảm khã
năng chống chịu môi trường bệnh tật của các thế hệ sau…Trong sinh sản nhân tạo cá
tra ở các cơ sở, do vô tình hoặc sự hạn chế của đàn cá bố mẹ đã tạo tỷ lệ cận huyết của
một quần đàn thường rất xảy ra, làm cho tỷ lệ sống cá nuôi đạt thấp. Hiện nay, tỷ lệ cá
nuôi hao hụt 34 - 36%, trong quá trình nuôi cá có nhiều bệnh tật, trong đó có nhiều yếu
tố nhưng yếu tố con giống đóng vai trò rất quan trọng.
Tháng 3/2006, Trung Tâm Khuyến Ngư Và Giống Thủy Sản An Giang (TT
KN>SAG) (cập nhật: 30/5/2006) đã đón nhận một sự kiện có ý nghĩa quan trọng,
đánh dấu quá trình phát triển đi lên của ngành sản xuất giống thủy sản An Giang và
góp phần tạo nên hiệu quả cho hoạt động của các liên hợp sản xuất cá sạch trong tỉnh
đó là các trại và các cơ sở sản xuất giống cá tra, basa trực thuộc trung tâm đã được
công ty SGS (Mỹ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000 (Safe quality food).


6


Đây là đơn vị đầu tiên trong ngành sản xuất giống cá tra, basa ở Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về quy trình sản
xuất.
Sau những vất vả, khó khăn do biến động giá cả thị trường và rào cản kỹ thuật
từ phía đối tác nước ngoài (rõ nhất là tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong năm
2005), vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra và trở thành tiêu điểm chính để tất cả
các nhà trong mối liên kết bốn Nhà (Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp –
Ngư dân) cùng nhau giải quyết.
Một chủ trương mới về vấn đề này của ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra
ở ĐBSCL đã nhanh chóng được các doanh nghiệp và ngư dân đón nhận, đó là phải xây
dựng một hệ thống quản lý chất lượng từ khâu sản xuất cá giống đến sản xuất cá
thương phẩm theo một tiêu chuẩn quốc tế, điều này cũng đồng nghĩa với việc sản
phẩm khi đã đưa ra thị trường không chỉ được 2 bên đối tác chấp nhận mà phải có
chứng nhận của một bên thứ ba.
Sản xuất thủy sản sạch là hướng đi mà ngành thủy sản cả nước nói chung và
ĐBSCL nói riêng phải vươn tới. Mô hình liên kết 5 Nhà ( Nhà sản xuất giống – Nhà
cung cấp thức ăn – Nhà cung cấp thuốc thú y thủy sản – Nhà doanh nghiệp và Ngư
dân) của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL như Navico, Agifish, Afiex,
Cataco với tên gọi "Liên hợp sản xuất cá sạch" lần lượt ra đời là một mô hình hiệu quả
và bền vững đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của thị trường về vấn đề nâng cao chất
lượng sản phẩm, bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh. Các liên hợp muốn phát triển bền
vững đòi hỏi từng thành viên trong liên hợp phải giữ vững và không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm của mình, để cùng tạo nên một sản phẩm chất lượng hoàn toàn có
thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Để có được một sản phẩm cá sạch đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, người sản
xuất phải thực hiện tốt nhiều khâu từ con giống, thức ăn, phương pháp phòng, trị bệnh
cho đến công nghệ chế biến…... Một điều dễ thấy là trong chuỗi các yếu tố cấu thành

sản phẩm thì con giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ
trong chuỗi giá trị sản xuất (khoảng 10% cơ cấu trong giá thành) nhưng nó có ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng nuôi. Chọn con giống tốt là biện pháp loại từ

7


đầu một trong những rủi ro trong quá trình nuôi, là điều kiện bắt buộc để đảm bảo hiệu
quả sản xuất.
Theo đó các trại giống khi tham gia vào hệ thống này phải đáp ứng một số điều
kiện trong sản xuất giống như các yêu cầu về diện tích nuôi, nguồn nước cấp, thoát
đảm bảo vệ sinh môi trường, truy xuất nguồn gốc của đàn cá bố mẹ… và đặc biệt cơ
sở phải được chứng nhận đã qua đào tạo các lớp huấn luyện “Kỹ năng nuôi thủy sản an
toàn và chất lượng theo tiêu chuẩn SQF 1000”.
2.1.7 Tình hình nuôi thương phẩm cá tra
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam
bộ và đối tượng nuôi chính là cá tra. Tài liệu thống kê của tỉnh An Giang cho thấy năm
1985 có hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở nông thôn của tỉnh lúc bấy giờ là nuôi cá tra.
Tài liệu của Ủy Hội sông Mekong cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền Nam
Việt Nam những thập niên 50 - 70. Từ trước những năm 1970, kỹ thuật nuôi còn hạn
chế, thì nghề nuôi cá còn mang tính chất đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra,
các đối tượng khác rất ít.
Hiện nay nuôi cá tra và ba sa đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở
Nam bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối
tượng này. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao
đạt tới 200 - 300 tấn/ ha, cá tra và ba sa nuôi trong bè có thể đạt tới 100 - 300 kg/ m3
bè. Ðồng bằng sông Cửu long và các tỉnh Nam bộ mỗi năm cho sản lượng cá tra và ba
sa nuôi hàng trăm ngàn tấn.
Cá tra được nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Ðông Nam Á, là một trong các
loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông MeKong đã

có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có
nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong
3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá ba sa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm
một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi. Một số nước trong khu vực như Malaysia,
Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70 - 80.
Trong khoảng 7 năm gần đây, nhất là từ năm 2006 đến nay, nghề nuôi cá tra đã
phát triển mạnh ở ĐBSCL và cả nước. Năm 2006, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL chỉ
8


3.797 ha, năm 2008 đã tăng lên đến 5.700 ha. Diện tích đã thu hoạch đến ngày 19- 62006 là 1.133 ha, với sản lượng 312.337 tấn, năng suất bình quân 240 tấn/ha. Không
tính lượng cá tồn đọng gần 7.000 tấn, sản lượng đến kỳ thu hoạch tính đến nay đã gần
120.000 tấn. ( />Tuy nhiên từ năm 2007 trở lại đây giá nuôi cá tra có nhiều biến động lớn, giá
thành cao hơn giá bán làm cho người dân bị lỗ nặng làm ảnh hưởng đến sản lượng
nuôi cá ở ĐBSCL. Cụ thể:
Tháng 6 - 2009, giá cá tra nguyên liệu tại TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL đã
giảm 800 – 1.600 đồng/kg. Giá cá tra nguyên liệu loại tốt (thịt trắng, trọng lượng 800 g
– 1 kg/con) đang ở mức 14.400 - 15.600 đồng/kg; còn cá loại xấu hơn chỉ còn 12.000 14.200 đồng/kg.
Trong khi đó, giá thức ăn còn tăng lên 300 đồng - 500 đồng/kg, khiến người
nuôi cá tra càng kiệt sức vì bị đẩy vào thế bế tắc. Sản lượng tiêu thụ cá tra trong khu
vực hiện chỉ đạt khoảng 10.000 tấn/tuần, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2008. Diện
tích nuôi cá tra tại ĐBSCL đang giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước, do nhiều
người treo ao hoặc giảm lượng ao nuôi. Riêng tại TP Cần Thơ, diện tích nuôi cá tra
trong 5 tháng đầu năm 2009 là 972,6 ha, giảm 27% diện tích so với cùng kỳ năm
trước, và sản lượng cá giảm 25% so với năm trước.
Trước tình hình đó đòi hỏi chính phủ phải can thiệp để giúp đỡ nông dân, cụ
thể: Xử lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đề nghị hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp
tồn kho và cho nông dân vay mới để tái đầu tư sản xuất
2.1.8 Quy trình sản xuất giống cá tra thường
2.1.8.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ

Nuôi vỗ cá bố mẹ
Ao đất: Diện tích 1200 m2, độ sâu 1,5 - 2 m. Nguồn nước cấp cho ao phải chủ
động, sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp, hoá
chất. Ao có cống tháo nước và cấp nước dễ dàng.

9


Hình 2.2 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Lựa chọn cá bố mẹ nuôi vỗ
Độ tuổi: Cá đực phải từ 2 năm tuổi và cá cái 3 năm tuổi trở lên. Chọn cá khỏe
mạnh, ngoại hình hoàn chỉnh không bị dị hình, dị tật, trọng lượng cá từ 4 - 6 kg trở lên
đưa vào nuôi vỗ
Mật độ thả nuôi vỗ:
Nuôi trong ao: 2 kg cá bố mẹ/ m2
Có thể nuôi chung đực, cái trong ao. Tỷ lệ nuôi đực : cái là 1:1.
Thức ăn cho cá bố mẹ
Nhu cầu thức ăn của cá bố mẹ: Để cá phát triển và có sản phẩm sinh dục tốt,
cần phải cung cấp thức ăn cho cá đủ về số lượng, cân đối về thành phần dinh dưỡng.
Thức ăn phải cung cấp hàng ngày cho cá. Nhu cầu về hàm lượng dinh dưỡng cho cá
tương đối cao, phải có đủ đạm, đường, mỡ, vitamin, chất khoáng…. Đặc biệt hàm
lượng đạm (Protêin) phải đảm bảo từ 30% trở lên thì cá mới thành thục tốt.
Nguyên liệu làm thức ăn cho cá: Cá tạp tươi, bột cá lạt, cám gạo, bột đậu nành,
bột bắp, rau xanh (muống, lang),…
Để thức ăn có đủ hàm lượng đạm cho cá, ta phải chọn 1 số thành phần trên và
trộn chúng với nhau và chế biến thành thức ăn.

10



Bảng 2.1 Công thức thức ăn trong 100 kg thức ăn chế biến bao gồm
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Bột cá lạt

60

Bột đậu nành

20

Cám gạo

19

Premix

1

Khẩu phần ăn hàng ngày từ 1 - 2% trọng lượng cá. Mỗi ngày cho ăn 1 lần vào
buổi chiều
2.1.8.2 Kỹ thuật cho cá đẻ
a) Chọn cá bố mẹ:
Cá bố mẹ được tuyển chọn phải khoẻ mạnh, bơi lội nhanh nhẹn.
Cá cái: Lỗ sinh dục có màu ửng hồng, bụng to, mềm, hạt trứng đều, màu vàng
hoặc vàng nhạt.
Cá đực: khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy tinh dịch chảy trắng đục và đặc như
sữa.

b) Các kích dục tố sử dụng và phương pháp tiêm cho cá đẻ:
Các kích dục tố sử dụng: qua nhiều năm sản xuất giống và đúc rút những kinh
nghiệm, hầu hết các cơ sở sản xuất giống cá tra thường đều sử dụng 1 loại kích dục tố
đó là:HCG

Hình 2.3 HCG (Human Chorionic Gonadotrophin)
11


Phương pháp tiêm:
Đối với cá tra dùng phương pháp tiêm nhiều lần, đối với cá cái thì 3 liều dẫn và
1 liều quyết định. Với cá đực thì không cần tiêm vì đã thành thục tốt. Khoảng cách
giữa các liều dẫn là 24 giờ. Giữa liều dẫn và liều quyết định cách nhau 12 giờ.
Tùy theo chất lượng trứng và chủng loại kích dục tố ta áp dụng các liều tiêm
thích hợp:
Liều dẫn 200 UI/kg cá cái.
Liều quyết định 3000 UI /kg cá cái.
Vị trí tiêm: Tiêm ở cơ, gốc vây lưng. Ở các lần tiêm khác nhau nên tiêm ở vị trí
khác nhau.
Thời gian hiệu ứng từ 8 - 12 giờ sau khi tiêm liều quyết định tùy thuộc vào
nhiệt độ nước. Thời gian hiệu ứng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của nước khi nhiệt độ nước
thấp thì thời gian hiệu ứng sẽ lâu và ngược lại. Nhiệt độ thích hợp là từ 28 - 300C.
2.1.8.3 Vuốt trứng và ấp trứng
Đối với cá tra khi đẻ dùng phương pháp vuốt trứng và gieo tinh khô. Trứng
được khử dính sau đó cho vào bình weis để ấp.
Ấp trứng:
Trứng cá tra thuộc loại trứng dính nên ta sẽ khử dính.
Dùng tanin để tiến hành khử dính. Sau khi cho chất khử vào trứng ta dùng lông
gà khuấy đều trong khoảng 30 giây thì ta chắt nước đó ra và dùng nước sạch rửa nhiều
lần cho sạch sau đó cho vào bình weis để ấp trứng. Điều chỉnh nước trong bình weis,

lưu tốc 2 m/s để trứng đảo đều. Sau khoảng 18 - 24 giờ thì trứng bắt đầu nở. Thời gian
để trứng nở hết có khi kéo dài 30 giờ tùy theo nhiệt độ và khoảng cách giữa các lần
cho trứng vào bể ấp.

12


Hình 2.4 Hệ thống ấp bình weis

2.1.8.4 Quản lý và thu cá bột
Sau khi cá nở thì ta dùng vợt để hứng cá bột, sau đó cho qua bể composite thể
tích 2 m3.
Cá nở khoảng 20 giờ thì ta thu cá bột đưa xuống ao hoặc xuất bán. Trong quá
trình ấp cá bột trong bể cần phải sục khí liên tục.
Sau khi cá nở 20 giờ thì thu cá bột, không nên để quá thời gian này. Vì khi hết
noãn hoàng cá bắt đầu ăn nhau làm hao cá bột. Nếu chúng ta xuất bán hoặc đưa xuống
ao thì sẽ hạn chế sự ăn nhau của chúng.
2.2

Sơ lược về cá tra dầu (Pangasianodon gigas)

2.2.1 Phân loại
Cá tra dầu được nhiều tác giả nghiên cứu và định danh, trong đó có những tác
giả đã công bố tên khoa học của cá tra dầu như sau:
Năm 1878, Sauvage đã định danh tên khoa học cá tra dầu là: Helicophagus
hypothalamus.
Năm 1931, Chevey cho rằng cá tra dầu có tên khoa học là: Pangasianodon
gigas hoặc Pangasius gigas.

13



Năm 1949, Fang và Chaux lại định danh tên khoa học của cá tra dầu là:
Pangasius paucidens.
Tuy nhiên theo nhiều tài liệu nghiên cứu về cá tra dầu được công bố thì các nhà
khoa học đã sử dụng tên Pangasianodon gigas như là một tên chính thức để chỉ loài cá
này.
Cá tra dầu được phân loại như sau:
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinoptergii
Bộ: Siluriformes
Họ cá tra: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon gigas Chevey, 1931.
Tên tiếng anh: Giant Mekong catfish
Tên tiếng khơme: Trey reach
Tên tiếng Lào: Pa beuk
Tên tiếng Thái: Pla beuk
Tên tiếng Việt: Cá tra dầu, cá hát.
2.2.2 Phân bố
Môi trường sống: Cá tra dầu là loài cá nước ngọt, chưa bao giờ bắt được cá ở
vùng cửa sông Mekong. Môi trường sống được biết của loài cá này là nơi có dòng
chảy chính, nơi có mực nước sâu 10 m hoặc hơn. Đặc biệt, cá thích nơi có nhiều đá
hay sỏi nền và thỉnh thoảng ở hang nước sâu.
Theo ủy hội sông Mekong (2005), cá tra dầu phân bố rộng trên khắp khu vực
kể cả phần sông trên lãnh thổ Trung Quốc. Hiện nay tất cả mọi nơi đều hiếm, chỉ phát
hiện ở tầng giữa đến tầng đáy trên dòng chính của sông Mekong.
Trong mấy năm trở lại đây, người ta chỉ đánh được chỉ ở hai nơi thuộc hạ lưu
sông Mekong với số lượng rất ít. Một là ở sông Ton Le Sap của Campuchia, và một
nơi khác là Chiềng-Không và Huổi-Xay trên dòng chính sông Mekong, biên giới Lào,

Thái. Hiện nay không rõ cá ở hai nơi này có phải cùng một đàn không.

14


2.2.3 Đặc điểm cá tra dầu
Cá tra dầu là cá da trơn, không vảy, miệng rộng, thân thon dài, phần sau hơi
dẹp bên. Chiều cao lớn nhất của thân khoảng 26% chiều dài chuẩn, Chiều dài đầu
khoảng 28% chiều dài chuẩn. Thân thon dài, phần trước có tiết diện tròn, phần đuôi
hơi dẹp bên. Mắt nhỏ nằm phía trên đường ngang qua gốc miệng và không bị nếp da
che khuất. Miệng rộng, màng mang tách rời khỏi eo mang. Chỉ có một đôi râu hàm
trên ngắn và bé, không có răng hàm và răng trên khẩu cái. Vây ngực bé, vây bụng lớn,
vây đuôi phân thùy sâu. Mặt lưng cá có màu nâu thẫm, mặt bụng và các vây có màu
nhạt hơn.
Thức ăn của cá là các loài thực vật thủy sinh. Để sinh sản cá di cư lên thượng
nguồn sông MeKong. Cá có buồng trứng phát triển gặp ở Luang Prabang (Lào). Trước
lúc di cư sinh sản cá rất béo. Sau khi sinh sản (tháng 6) cá xuôi về dòng hạ lưu sông
MeKong.
2.2.4 Thực trạng cá tra dầu hiện nay
Ở hạ lưu sông MeKong chỉ gặp những cá thể có kích thước lớn. Cá tra dầu ở
phần sông MeKong thuộc nước ta thuộc loại hiếm, thỉnh thoảng mới đánh bắt được.
Mức đe dọa: Bậc R.
Cá tra dầu sông Mekong (Pangasianodon gigas) biểu trưng cho sự nguyên
trạng về sinh thái của sông Mekong và sự phong phú của những loài cá khác được xem
như nguồn sinh kế cho người dân sống trên lưu vực sông. Với kích thước to lớn, có thể
dài 3 m và nặng đến 250 kg nên loài cá này được xem là một trong những loài cá nước
ngọt lớn nhất thế giới. Cá tra dầu mang một ý nghĩa văn hóa cho khu vực sông
MeKong nhưng số lượng của chúng trong tự nhiên lại đang giảm một cách đáng kể.
Trong sách đỏ của IUCN năm 2004, loài cá này đã được xếp vào loài đang gặp nguy
hiểm nghiêm trọng.

Tình trạng trên của cá tra dầu cho thấy, tính tự nhiên bị xáo trộn trong toàn bộ
lưu vực sông MeKong. Tính phức tạp này làm sự sống và số lượng của loài cá tra dầu
ở khu vực hạ lưu sông bị ảnh hưởng do những thay đổi của khu vực thượng lưu và
ngược lại, do cá tra dầu được xem là động vật chỉ thị đánh giá về tình trạng hệ sinh
15


thái và thủy sản của sông MeKong nên tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)
đang rất quan tâm tới tình trạng của loài cá này.
Có nhiều nguyên nhân làm giảm số lượng cá tra dầu, trong đó sự thay đổi
nhanh chóng về môi trường ở lưu vực sông đã và đang tác động lớn đến loài cá. Do
vậy, IUCN đã phối hợp với chương trình "Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền
vững đất ngập nước lưu vực sông MeKong" (MWBP - gồm 4 quốc gia thuộc hạ lưu
sông MeKong: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam) chỉ ra tình trạng đặc biệt
nghiêm trọng của cá tra dầu.
Cá tra dầu, đặc trưng cho tính đa dạng sinh học của khu vực vì nó là một trong
4 loài chính được sự quan tâm, bảo vệ của chương trình MWBP. Đây là loài di cư
xuyên biên giới được tìm thấy tại Campuchia, Lào và Thái Lan. Chính điểm này sẽ mở
ra cơ hội cho sự hợp tác khu vực trong các vấn đề quản lý nguồn thủy sản. Mục tiêu
của MWBP là nêu ra những vấn đề về quản lý, bảo tồn có ảnh hưởng tới loài cá tra dầu
thông qua việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động bảo tồn loài (SCAP).
Để bảo tồn cá tra dầu với các vấn đề liên quan tới sự suy giảm về số lượng của
loài cá này, Chương trình của MWBP sẽ làm việc với các bên liên quan để giảm việc
đánh bắt cá tra dầu tự nhiên trên sông MeKong. Phối hợp với các đối tác của dự án
nhằm hỗ trợ chương trình nhân rộng và đưa vào áp dụng các kết quả nghiên cứu có cơ
sở khoa học. Xác định, quản lý các sinh cảnh đang bị nguy kịch. Bên cạnh đó, thông
qua MWBP, IUCN tiếp tục chú trọng vào hoạt động bảo tồn loài cá tra dầu bằng cách:
Thu thập dữ liệu từ Bộ Thủy Sản để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch hành động
bảo tồn. Cải thiện các điều kiện thuận lợi việc đánh bắt và thả cá tra dầu trở lại.


16


×