Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG Ở HUYỆN CẦN GIỜ VÀ HUYỆN NHÀ BÈ THUỘC TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG
Ở HUYỆN CẦN GIỜ VÀ HUYỆN NHÀ BÈ
THUỘC TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: TRẦN TRUNG CAN
Ngành học: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 9/2009


TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC
HỘ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG TẠI CẦN GIỜ VÀ NHÀ BÈ, TP. HCM

Tác giả

Trần Trung Can

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản – chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn
Ts. Nguyễn Minh Đức


Tháng 9 năm 2009


LỜI CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa và quý Thầy Cô trong Khoa Thủy Sản trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chúng tôi
thực hiện tốt khóa luận này.
Lòng biết ơn sâu sắc gửi đến:
Thầy Nguyễn Minh Đức, đã tận tình hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài này.
Ngoài ra chúng tôi cũng gửi lời cám ơn đến các anh chị, các bạn trong và ngoài
Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ chúng
tôi trong quá trình thực hiện tiểu luận này
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức nên chắc chắn cũng không
tránh khỏi những thiếu sót vì vậy rất mong sự thông cảm và những ý kiến đóng góp
của quý Thầy Cô và các bạn.


TÓM TẮT
Đề tài “ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các hộ nuôi tôm chân
trắng ở huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh” được thực
hiện từ tháng 4/2009 đến tháng 8/2009. Đề tài thu thập số liệu về nuôi tôm thẻ tại 2
huyện có sản lượng nuôi tôm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích một số yếu tố thường gặp trong quá
trình nuôi có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp điều tra bằng bảng câu
hỏi có sẵn, phương pháp tương quan, phương pháp phân tích hồi quy. Số liệu sơ cấp
phục vụ cho nghiên cứu được thông qua điều tra trực tiếp 60 hộ nuôi tôm chân trắng,

các số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các tài liệu trạm kiểm dịch thủy sản và phòng
Nông Nghiệp và Phát Triễn Nông Thôn huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.
Kết quả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy các yếu tố: trình độ học vấn, kinh
nghiệm nuôi thủy sản, chi phí thức ăn, chi phí giống, chi phí phòng bệnh, mật độ và
giá cả ảnh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy yếu tố chi phí thức ăn ảnh hưởng có ý
nghĩa đến lợi nhuận người nuôi tôm chân trắng.
Như vậy, trong điều kiện nuôi hiện nay người nuôi không nên tăng quy mô đầu tư
cho ao nuôi sẽ làm giảm năng suất và lợi nhuận.


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
CẢM TẠ..........................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
Danh sách hình ảnh....................................................................................................... vii
Danh sách bảng............................................................................................................ viii
Danh sách biểu đồ...........................................................................................................ix
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu.....................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ trên thế giới và Việt Nam ....................................................3
2.1.1 Trên thế giới ...........................................................................................................3
2.1.2 Tại Việt Nam ..........................................................................................................4
2.2 Tóm lược về huyện Cần Giờ .....................................................................................5
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................5

2.2.2 Tình hình phát triển nghành nuôi trồng thủy sản của huyện Cần Giờ .................13
2.2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ tại huyện Cần Giờ...........................................................14
2.2.4 Định hướng phát triễn thủy sản của huyện Cần Giờ gđ 2006- 2010....................15
2.3 Tóm lược về xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè...........................................................18
2.3.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................18
2.3.2 Tình hình phát triển nghành nuôi trồng thủy sản của xã Hiệp Phước..................23


2.3.3 Tình hình nuôi tôm thẻ tại xã Hiệp Phước ...........................................................23
2.3 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng..............................................................23
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA .....................................................................27
3.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................27
3.2 Nội dung điều tra .....................................................................................................27
3.3 Phương pháp điều tra và thu số liệu ........................................................................27
3.3.1 Phương pháp điều tra............................................................................................27
3.3.2 Thu số liệu ............................................................................................................27
3.4 Tính toán hiệu quả kinh tế .......................................................................................28
3.4.1 Tính toán chi phí sản xuất ....................................................................................28
3.4.1.1 Chi phí cố định ..................................................................................................28
3.4.1.2 Chi phí lưu động ................................................................................................28
3.4.2 Tổng thu nhập.......................................................................................................28
3.4.3 Phân tích kinh tế ...................................................................................................29
3.5 Phân tích số liệu.......................................................................................................30
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................31
4.1 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ..................................................31
4.1.1 Trình độ học vấn...................................................................................................31
4.1.2 Kinh nghiệm nuôi .................................................................................................32
4.1.3 Chất lượng con giống ...........................................................................................33
4.1.4 Chi phí chuẩn bị ao...............................................................................................33
4.1.5 Chi phí giống ........................................................................................................35

4.1.6 Đầu tư thức ăn ......................................................................................................36
4.1.7 Chi phí phòng bệnh ..............................................................................................37
4.1.8 Lao động ...............................................................................................................37
4.1.9 Diện tích ...............................................................................................................39
4.1.10 Mật độ.................................................................................................................40


4.1.11 Giá bán................................................................................................................41
4.1.12 Yếu tố địa phương ..............................................................................................42
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ............................................................42
4.2.1 Phân tích theo phương pháp hồi qui đơn biến......................................................45
a. Yếu tố kinh nghiệm nuôi thủy sản.............................................................................46
b. Yếu tố chi phí thức ăn................................................................................................46
c. Yếu tố chi phí phòng bệnh.........................................................................................46
d. Yếu tố mật độ nuôi ....................................................................................................47
e. Yếu tố chi phí giống...................................................................................................47
f. Yếu tố trình độ học vấn ..............................................................................................47
g. Giá bán.......................................................................................................................47
h. Yếu tố nguồn gốc giống ............................................................................................48
i. Yếu tố chi phí chuẩn bị ao..........................................................................................48
j. Yếu tố lao động ..........................................................................................................48
k. Yếu tố diện tích..........................................................................................................48
m. Yếu tố địa phương ....................................................................................................49
4.2.2 Phân tích theo phương pháp hồi qui đa biến ........................................................49
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .........................................................................49
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.........................................................................49
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................52
5.1 Kết luận....................................................................................................................52
5.2 Đề xuất.....................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................54

PHỤ LỤC


Danh sách hình ảnh

Trang
Hình 2.1: Bản đồ huyện Cần Giờ ....................................................................................6
Hình 2.2: Bản đồ huyện Nhà Bè....................................................................................19
Hình 2.3: Tôm thẻ chân trắng........................................................................................13


Danh sách bảng

Trang

Bảng 2.1: Sản lượng các loài tôm nuôi chính trên thế giới .............................................4
Bảng 2.2: Sản Lượng Nuôi Trồng Thuỷ Sản Huyện Cần Gìơ ......................................14
Bảng 2.3: Thu hoạch tôm chân trắng 2008....................................................................15
Bảng 2.4: Qui Mô Diện Tích Đất Theo Đơn Vị Hành Chính ...................................... 20
Bảng 4.1: Tương quan giữa số năm kinh nghiệm và năng suất ....................................32
Bảng 4.2: Tương quan giữa nguồn giống và lợi nhuận................................................ 33
Bảng 4.3: Tương quan giữa con giống và lợi nhuận .....................................................33
Bảng 4.4: Tương quan tỷ lệ % chi phí chuẩn bị ao so với đầu tư và lợi nhuận ............34
Bảng 4.5: Tương quan giữa chi phí giống và lợi nhuận................................................35
Bảng 4.6: Tương quan giữa chi phí thức ăn và lợi nhuận .............................................36
Bảng 4.7: Tương quan giữa chi phí phòng bệnh và lợi nhuận ......................................37
Bảng 4.8: Tương quan giữa mức đầu tư lao đông và lợi nhuận ....................................38
Bảng 4.9: Tương quan giữa diện tích nuôi và lợi nhuận ...............................................49
Bảng 4.10: Tương quan giữa yếu tố địa phương và lợi nhuận ......................................42
Bảng 4.11: Kết quả tương quan hồi quy đơn biến ........................................................43

Bảng 4.12: Kết quả tương quan hồi quy đa biến( lợi nhuận) ........................................44
Bảng 4.13: Kết quả tương quan hồi quy đa biến( năng suất) ........................................45


Danh sách biểu đồ

Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ % trình độ học vấn của các chủ hộ nuôi tôm thẻ.............................31
Biểu đồ 4.2: Tương quan giữa mật độ nuôi và lợi nhuận..............................................40
Biểu đồ 4.3: Tương quan giữa mật độ và năng suất......................................................41


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, với những lợi thế về địa hình và khí hậu thì nghề nuôi
trồng thủy sản ở Việt Nam đang được chú trọng và trở thành một trào lưu đầu tư và
phát triển. Sản lượng nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng lên, diện tích nuôi không
ngừng được mở rộng. Nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã có bước phát triển nhảy vọt về
giá trị xuất khẩu, bên cạnh đó cũng đóng góp đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo cho người dân. Trong đó, tôm là đối tượng xuất khẩu chủ lực, đóng góp rất lớn
vào kim nghạch xuất khẩu thủy sản, phục vụ lợi ích kinh tế quốc dân. Gần đây, tôm
chân trắng cũng mới được bắt nuôi tại Việt Nam và cũng chứng tỏ tôm chân trắng là
đối tượng nuôi tiềm năng bên cạnh con tôm sú.
Theo báo cáo “kết quả hoạt động năm 2008, phương hướng hoạt động sản xuất năm
2009 nghành thủy sản thành phố Hồ Chí Minh” thì diện tích nuôi thủy sản năm 2008
đạt 9.589 ha giảm 10,38% so với cùng kỳ năm 2007 trong đó diện tích nuôi lợ mặn đạt
7.850 ha giảm 1.850 ha so với cùng kỳ năm ngoái; tổng sản lượng 46.449 tấn, sản
lượng nuôi trồng thủy sản là 30.997 tấn. Sau khi Bộ Nông Nghiệp và Phát Triễn Nông
Thôn ban hành chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm chân trắng

(Litopenaeus vanamei hoặc Penaeus vannamei) nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và
sản phẩm thủy sản xuất khẩu thì giữa năm 2008 tôm chân trắng đã được nuôi tại Cần
Giờ và Nhà Bè. Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất năm 2008, phương hướng
hoạt động sản xuất năm 2009 nghành thủy sản thành phố Hồ Chí Minh thì sản lượng
tôm chân trắng đạt 1.800 tấn.
Trên cơ sở đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đề tài: “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế


của các hộ nuôi tôm chân trắng tại huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí
Minh”.
1.2 Mục tiêu
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm chân
trắng dựa trên phân tích tương quan đơn biến và phân tích hồi quy tuyến tính đa
biến.
1.3 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện từ 4/2009 đến 8/2009.
Khảo sát trên tôm nuôi tại huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Trên thế giới
Tôm chân trắng phân bố chủ yếu ở vùng biển ven bờ Đông Thái Bình Dương từ
vùng biển phía Bắc Peru đến vùng biển phía Nam Mexixo. Nuôi tôm chân trắng
thương mại đã được phát triển đầu tiên ở Nam và Trung Mỹ. Tuy nhiên, sự phát triển
sau này của nuôi thâm canh và nuôi bằng thức ăn công nghiệp thì tôm chân trắng đã
được nuôi ở Hawaii, một số vùng nuôi chính của Mỹ và nhiều nơi ở Nam và Trung
Mỹ đầu những năm 1980. Trong khoảng thời gian này, sản lượng tôm chân trắng của

khu vực châu Mỹ Latin đã tăng lên một cách nhanh chóng( đỉnh cao khoảng 3-4 năm
trong suốt những năm nóng, ẩm của Elnino). Tuy nhiên, sự suy sụp của nghề nuôi do
sự bùng phát dịch bệnh trong suốt thời kì lạnh của những năm Lanina. Tuy nhiên, sản
lượng tôm chân trắng của châu Mỹ đã tăng trưởng trở lại đạt 193.000 tấn trong năm
1998 lên hơn 270.000 tấn năm 2004. Châu Á đã trở thành khu vực nuôi tôm chính với
sản lượng tôm lớn. Nhưng sản lượng tôm chân trắng năm 1999 đã không được FAO
ghi nhận, nhưng sản lượng năm 2004 khoảng 1.116.000 tấn và đã bắt kịp với sản
lượng tôm sú của Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico… là những nước nuôi tôm chân trắng chủ yếu.
Trong những năm gần đây, sản lượng tôm chân trắng không ngừng tăng mà còn chiếm
tỷ trọng lớn trong sản lượng tôm.


Sản lượng tôm thẻ từ năm 1980 đến năm 2007
Sản lượng
2500000
2000000
1500000

Năm
Sản lượng

1000000
500000
0
1980 1983 1986 1989 1992 1995 1998 2001 2004 2007
Năm

Biểu đồ 2.1: Sản lượng tôm chân trắng từ 1980 đến 2007
Nguồn: FAO: Global aquaculture production

Bảng 2.1: Sản lượng các loài tôm nuôi chính trên thế giới (đơn vị: tấn)
Loài
Tôm sú
Tôm chân trắng
Tôm he
Tôm rảo
Tôm thẻ AĐ
Tổng số

1999
547.621
186.113
67.464
20.566
11.428

2000
633.594
145.387
70.190
20.547
16.417
1.164.408

Năm
2001
676.262
280.114
70.507
20.009

25.559
1.348.275

2002
593.011
430.976
75.718
22.379
25.736
1.405.367

2003
666.071
723.858
78.018
23.215
31.560
1.804.932
Nguồn: FAO

2.1.2 Tại Việt Nam
Tôm chân trắng được nhập vào nước ta khoảng năm 2001. Tôm chân trắng đang
được nuôi thương phẩm ở một số địa phương như Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Phú Yên,
Bạc Liêu, Cà Mau… Năm 2007, diện tích thả nuôi tôm ở Quảng Ngãi ước đạt 454 ha,
trong đó có 380 ha tôm chân trắng (nuôi trên vùng cát ven biển là 156 ha).
Theo báo cáo của trung tâm tin học và thống kê thủy sản( fishnet), năm 2008, ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long giá tôm sú giảm khiến nhiều người nuôi chuyển sang nuôi
tôm chân trắng. Tại Sóc Trăng, vùng nuôi tôm chân trắng với diện tích 2.400 ha tập



trung ở vùng ven biển huyện Vĩnh Châu đã được qui hoạch. Theo thống kê sơ bộ, đã
có tới 100 ha trong tổng số 150 ha tôm chân trắng hiện có của tỉnh nằm ngoài vùng qui
hoạch. Tại các tỉnh khác, con số này cũng không nhỏ (Cà Mau - 10 ha, Bạc Liêu – 50
ha ngoài vùng qui hoạch). Năng suất nuôi bình quân đạt từ 8 - 12 tấn/ha.
2.2 Tóm lược về huyện Cần Giờ
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Cần Giờ là huyện nằm ở Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh cách trung tâm thành
phố 50 km theo đường chim bay. Cần Giờ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của
thành phố trong việc phát triển vùng kinh tế theo hướng Đông Nam.
Toạ độ địa lý:
Từ 10o22’14’’ đến 10o40’00’’ vĩ Bắc.
Từ 106o16’12’’ đến 107o00’50’’ kinh Đông.
Tứ cận:
Phía Bắc: giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai).
Phía Nam: giáp biển Đông.
Phía Đông: giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Phía Tây: giáp huyện Nhà Bè, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang.


Hình 2.1: Bản đồ huyện Cần Giờ
Nguồn:
/>if


Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 70.421,60 ha chiếm 1/3 diện tích toàn thành
phố, được bao bọc bởi hệ thống cửa sông: Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài
Rạp, Đồng Tranh và có bờ biển dài khoảng 15 km chạy chệch theo hướng Đông Tây
Nam Bắc. Trong đó đất lâm nghiệp là 32.109,25 ha, đất nông nghiệp là 9.404,94 ha,
đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 2.391,56 ha.

Huyện Cần Giờ gồm 6 xã và một thị trấn trong đó có 5 xã nghèo thuộc 20 xã nghèo
của thành phố Hồ Chí Minh.
Phía Bắc gồm 4 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn
sống chủ yếu bằng nghề nuôi tôm.
Phía Nam gồm: thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hoà và Thạnh An, sống chủ yếu
dựa vào nuôi nghêu làm muối và trồng cây ăn trái.
Với vị trí như trên, huyện Cần Giờ có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và
phát triển kinh tế, văn hoá với các tỉnh lân cận.
2.2.1.2. Địa hình
Do hoạt động của các sông lớn mang tính chất hướng tâm, dưới tác động của thuỷ
triều đã tạo nên một vùng đầm lầy hình lòng chảo. Theo bản đồ địa lý tỷ lệ 1/10.000
độ cao bình quân là 0,6-0,7m. Nơi cao nhất là núi Giồng Chùa (+10 m), nơi thấp nhất
nằm dưới mực nước biển -0,5 m. Địa hình huyện Cần Giờ có thể được chia thành 5
dạng như sau:
Dạng không ngập: có cao trình từ 2 đến 10 m, phân bố ở Giồng Chùa, xã Thạnh
An diện tích khoảng 50 ha, đây là điểm cao nhất của huyện không bị ngập triều.
Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm: dạng này có độ cao từ 1,5 đến 2,0 m phân
bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, tập trung ở xã Bình Khánh, một phần rìa phía Tây thuộc
xã Lý Nhơn và phía Nam là các cồn cát. Cần Thạnh, xã Long Hoà vùng này thường
ngập vào những năm có con nước lớn trong các tháng 9 và tháng 10, diện tích khoảng
9.600 ha chiếm 13,8% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Dạng ngập theo chu kỳ năm: có độ cao từ 1,0 đến 1,5 m, phân bố chủ yếu ở
phía Bắc của huyện, chiếm phần lớn xã Bình Khánh, một phần phía Bắc xã Tam Thôn
Hiệp, chạy dọc theo hướng phía Tây từ Bắc xuống Nam, chiếm phần lớn là xã Lý
Nhơn một số nằm trong thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hoà. Tại đây vào những con


nước lớn trong các tháng 9;10 mật độ dòng chảy và mực nước cao, vùng này diện tích
khoảng 15.000 ha, chiếm 21% diện tích toàn huyện.
Dạng ngập theo chu kỳ tháng: dạng này có độ cao từ 0,5 đến 1,0 m phân bố đều

trên địa bàn huyện, tập trung ở phần giữa huyện, chiếm phần lớn các xã An Thới
Đông, Thạnh An, phía Nam Tam Thôn Hiệp, phía Đông Lý Nhơn và phía Cần ThạnhLong Hoà. Vùng này ngập ít nhất 2 lần trong tháng, vào các tháng nước lớn có thể
ngập từ 5 đến 10 lần. Diện tích dạng địa hình này là 16.150 ha chiếm 23,40% diện tích
toàn huyện.
Dạng ngập theo chu kỳ ngày: có độ cao từ 0 đến 0,5 m phân bố không liên tục,
tập trung ở các khu vực giữa và kéo dài mở rộng về phía Đông Nam của huyện, thuộc
các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Cần Thạnh, Long Hoà. Vùng này hằng ngày bị
ngập nước khi triều lên, diện tích trên 6.000 ha chiếm 8,9% diện tích toàn huyện.
Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông: độ cao dưới 0,5m bị ngập nước hằng ngày
khi triều lên, không có lớp phủ thực vật, diện tích không ổn định chịu tác động của
sóng gió, diện tích khoảng 5.200 ha chiếm 7,60% diện tích toàn huyện thuộc các xã
ven biển Cần Thạnh, Long Hoà, Thạnh An.
Tóm lại, địa hình Cần Giờ chiếm ưu thế với các dạng địa hình ngập theo chu kỳ
tháng (23,40%), chu kỳ năm (21%), chu kỳ nhiều năm (13,80%). Trong khi đó dạng
ngập theo chu kỳ ngày chỉ chiếm 8,9% dạng bãi bồi ven sông và cửa sông chiếm 7,6%
chứng tỏ địa hình ở đây có xu hướng bồi đắp, phát triển thành địa hình cao, ít ngập
nước hơn là khuynh hướng bồi đắp lấn biển thành dạng ngập theo chu kỳ ngày. Đây là
đặc điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các mô hình sản xuất ở huyện
trong tương lai.
Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cần
Giờ.
2.2.1.3 Khí hậu thuỷ văn
Độ ẩm không khí nói chung cao hơn các nơi khác trong thành phố từ 4-8%, ẩm nhất
là tháng 9: 83%, khô nhất là tháng 4: 14%. Độ ẩm cao tuyệt đối đạt 100%, thấp tuyệt
đối là 40%.
Lượng mưa: lượng mưa ở Cần Giờ nói chung thấp, giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ
1.600mm đến 1.200mm/năm… Mùa mưa ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết thúc


sớm hơn những nơi khác trong thành phố, ngày bắt đầu mưa thường từ 20-25 tháng 5

và chấm dứt khoảng 25-31 tháng 10 hằng năm.
Gió hướng chủ đạo ở Cần Giờ hướng Đông Nam ứng với mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 4, tốc độ 1-3 m/s, hướng gió này làm tăng khả năng dồn nước mặn xâm nhập sâu
vào đất liền trong mùa khô, gió Tây Nam thổi trong các tháng 5 đến tháng 10, tốc độ
lên tới 26m/s.
Nhiệt độ: nhiệt độ cao và ổn định từ 25,5o đến 29o, số ngày nắng trung bình từ 59h/ngày.
Có nguồn nước sạch, không bị nhiễm phèn, không có sự ô nhiễm hoá chất trong
nguồn nước ngọt của huyện.
2.2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng gần đây thì huyện Cần Giờ
có 5 nhóm đất chính sau:
Nhóm đất cát biển:
Phân bố ở vùng ven biển thuộc các xã Long Hoà, thị trấn Cần Thạnh thành 2
hành lang hẹp, không đều chạy dài song song từ mũi Cần Giờ đến Long Hoà, Lý Nhơn
với diện tích 680 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích của toàn huyện. Do địa hình cao nên
vùng này không ngập nước, giồng cát là những tụ điểm dân cư sớm nhất từ khi con
người đến khai phá vùng này.
Đây là loại đất nghèo chất hữu cơ, hàm lượng mùn chỉ có 0,15%, thành phần
các hạt chủ yếu là cát (86%), thịt và sét chỉ có 14%. Khả năng thấm nước dễ dàng, khả
năng dữ nước kém, thích hợp với một số cây ăn trái như: mãng cầu gai, xoài, nhãn,
dưa hấu.
Nhóm đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô:
Phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông- nơi có địa hình cao trên dưới
2m, phân bố ở xã Bình Khánh với diện tích 96 ha, xã Lý Nhơn 1.385 ha. Đặc tính của
loại đất này là hàm lượng mùn ở tầng mặt tương đối khá nhưng giảm nhanh theo chiều
sâu, lân và kali tổng số ở mức trung bình. Loại đất này thích nghi với cây lúa có thể
trồng cây ăn trái. Yếu tố hạn chế là không có nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô.
Nhóm đất phèn:



Có diện tích 4.380 ha, loại đất này bị nhiễm mặn theo mức độ khác nhau về mùa
khô. Phân bố ở phía Nam xã Bình Khánh và xã An Thới Đông. Đây là loại đất mặn,
tầng sinh phèn xuất hiện nông, có thể trồng lúa. Tính chất của loại đất này từ nông đến
sâu, có hàm lượng mùn khá cao, giàu Mg2+, mất cân đối giữa Ca2+ và Mg2+, do đó kìm
hãm sự phát triển của cây trồng, trị số pH khá cao: ở tầng 0-70 cm, pH từ 5,5-5,8.
Nhưng nhờ có tầng phù sa trên mặt dày khoảng 15-20 cm, do đó mưa nước ngọt dồi
dào rửa mặn, rửa phèn cây lúa, cho năng suất khoảng 2-2,5 tấn /ha.
Nhóm đất phèn: bao gồm 03 loại điển hình sau:
Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn thường xuyên, chiếm
53% diện tích toàn huyện (27.280 ha), phân bố hầu hết các xã (trừ Bình Khánh). Đây
là loại đất giàu mùn, nghèo lân, kali trung bình, đất mặn nhiều. Cây đước phát triển tốt
ở vùng đất này.
Đất mặn phèn tiềm tàng, ngập mặn theo con nước: loại đất này có diện tích 4.870
ha, chiếm 9,5% diện tích của toàn huyện, phân bố khắp các xã (trừ Bình Khánh), chủ
yếu theo lòng chảo vùng đầm lầy ngập mặn. Tính chất lý hoá tương tự nhu loại đất
mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, ngập mặn thường xuyên nhưng do tầng đất
mặn chặt cứng, cấp hạt sét và thịt chiếm từ 94-99% nên vùng này cây đước không phát
triển được.
Đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, ngập mặn theo con nước,
loại đất này có diện tích 370 ha, chiếm 0,7% diện tích của toàn huyện, phân bố tại xã
Long Hoà, nằm giữ hai dòng cát cách nhau 800m. Tính chất: nghèo mùn, nghèo dưõng
chất.
Nhóm đất than bùn:
Có diện tích 210 ha, phân bố ở An Nghĩa, nông trường quận Tân Bình, Quận 5,
Cù lao Phú Lợi, bờ vịnh Ghềnh Rái, Thiềng Liềng-Ngã bảy,... Đây là loại than bùn có
chất lượng kém, dùng làm phân bón.
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặn:
Huyện Cần Giờ với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, tuy nhiên

nguồn nước này thường xuyên bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng nguồn nước này để
sử dụng cho trồng trọt và sinh hoạt rất hạn chế.


Tuy nhiên , điều này cũng mang lại cho huyện Cần Giờ những ưu thế nhất định
như sử dụng nguồn nước này để nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, phát triển rừng ngập
mặn Cần Giờ thành “ khu dự trữ sinh quyển của thế giới”, rất thuận lợi để phát triển
các loại hình du lịch sinh thái.
Nguồn nước ngầm:
Cho đến nay chưa có khả năng về hiện diện của tầng nước ngầm trong phạm vi
huyện Cần Giờ, ngoại trừ tầng nước ngọt ở giồng cát Cần Thạnh- Long Hoà với trữ
lượng không đáng kể. Việc sử dụng nước ngọt cho sinh hoạt hiện nay vẫn phải chở từ
nội thành.
Tài nguyên rừng
Rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm hơn 1/2 diện tích toàn huyện, là “lá phổi xanh” của
thành phố, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hoà khí hậu. Rừng có chức năng
chính là phòng hộ nhưng đồng thời cũng mở ra những triển vọng to lớn về du lịch sinh
thái. Năm 2001 rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “khu dự
trữ sinh quyển”.
Hệ thực vật vùng ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đước, có nguồn gốc phát
tán từ Indonesia và Malaysia; gồm nhiều kiểu phụ thổ nhưỡng nước mặn, nước lợ và
phụ thứ sinh môi trường nhân tạo. Thành phần các loại cây này tương đối đơn giản và
có kích thước cá thể ở dạng trung bình.
Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 12.000 ha bao gồm: chà là (Phonix Paludosa),
ráng (Acrostichum Aurerum), giá (Excoecaria Agallocha), mấm (Aviccenniaceae), dà
vôi (Ceriops Tagal)…tất cả đều sống trên vùng đất ngập nước. Trong đó, ráng thường
được hỗn giao với chà là, cóc kèn (Derric Trifolata) mọc trên đất gò, ít ngập nước.
mấm điển hình là các loại trắng, đen mọc ven sông đất trũng, bãi bồi cao hơn 0,2m so
với mực nước biển; dà vôi, mấm phân bố trên đất sét chặt, ẩm.
Hệ thực vật rừng trồng (hơn 20.000 ha), bao gồm: bạch đàn (Eucalytus

Camaldulensis), keo lá tràm (Acacia Auriculiomis) trồng trên nền đất chà là và ráng;
dừa lá (Nypa Fruiticans) trồng ở vùng đất phèn mặn và nước lợ; đước (Rhizophona
apiculata) được trồng thử nghiệm; chà là, phi lao (casuaraaana Eqisetifolia), bạch đàn,
keo lá tràm,… được trồng dọc theo đường trục chính (xã Bình Khánh, trung tâm huyện
Cần Giờ) và những giồng cát ven biển…


Hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học
với trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò sát có tên trong danh sách đỏ của
nước ta. Cụ thể như sau:
Loài thuỷ sinh: 125 loài tảo, 55 loài động vật nổi, 55 loài động vật nổi đáy, 18
loài tôm, 60 loài cá.
Động vật trên cạn: 24 loài lưỡng cư bò sát, 10 loài thú, 22 loài chim( hạt cổ
trắng, diệc xám, diệc lửa, khỉ, cò,...).
Tài nguyên biển
Bờ biển huyện Cần Giờ dài khoảng 15 km và có rất nhiều phù sa thuận tiện để phát
triển du lịch sinh thái biển, ngoài ra thuỷ sản vùng biển Cần Giờ có khả nuôi các loài
nhuyễn thể như nghêu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tài nguyên khoáng sản
Ngoài than bùn( chất lượng kém), khoáng sản duy nhất của Cần Giờ là cát mặn ở
hai lòng sông Lòng Tàu và Nhà Bè, nhưng chất lượng kém, lẫn nhiều sét, nếu rửa mặn
có thể dùng trong xây dựng.
Tài nguyên nhân văn
Huyện Cần Giờ có một nền văn hoá lâu đời với tài nguyên nhân văn khá phong phú
và đa dạng như: Cần Giờ, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An, Thiềng Liềng, Vịnh Gành Rái,
Giồng Ao,… đều có những câu chuyện, sự tích xa xưa của nó. Vịnh Rành Gái, Giồng
Ao gắn liền với những sự kiện của khởi nghĩa Tây Sơn, những cuộc chạy trốn của
Nguyễn Ánh, khu căn cứ Rừng Sác lịch sử là nơi mang những chiến công của người
dân Cần Giờ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đời sống tâm linh của người dân Cần Giờ cũng khá phong phú, đây là nơi tập hợp

dân của địa phương các nơi, nên họ mang nhiều tín ngưỡng khác nhau như: Phật giáo,
Thiên chúa giáo, Cao đài, Tin lành…trong đó, Phật giáo và Thiên chúa giáo được
truyền bá vào Cần Giờ sớm nhất.
Cảnh quan môi trường
Cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái rừng, biển của huyện Cần Giờ tương
đối phong phú, là cơ sở nền tảng để phát triển các hoạt động dịch vụ mang tầm cỡ
vùng và quốc gia. Trên 38.000 ha rừng ngập mặn Cần Giờ sau hơn 20 năm phục hồi và
tổ chức, quản lý, bảo vệ và chăm sóc tốt đã tạo nên hệ sinh thái tự nhiên với nhiều


chủng loài thực vật, động vật Rừng Sác đa dạng. Nhờ những thành quả đó, Rừng Sác
Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển” thế giới đầu tiên ở
Việt Nam.
Rừng phòng hộ Cần Giờ cũng đã trở thành khu Bảo tồn thiên nhiên, với cảnh quan
thiên nhiên xanh, đẹp, không khí trong lành, với truyền thống, tập quán hiếu khách của
người dân địa phương cùng với các hoạt động văn hoá, lễ hội đặc trưng, các sản vật
đặc sắc riêng hấp dẫn và thu hút khách tham quan đến Cần Giờ ngày càng đông.
2.2.2 Tình hình phát triển nghành nuôi trồng thủy sản của huyện Cần Giờ
Tôm sú: với quy mô diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản lượng của nghề
nuôi tôm sú tăng mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp, tạo ra nông sản sản lượng hàng hoá ổn định có giá trị kinh tế cao cung cấp cho
thị trường trong và nước để xuất khẩu. Đồng thời mở ra nhiều ngành nghề mới ở nông
thôn trước hết là thương mại dịch vụ, cơ khí vận tải… phục vụ cho nghề nuôi trồng
thuỷ sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy các
ngành kimh tế khác cùng phát triển.
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: được nuôi trên đất bãi bồi, mặt nước, ven sông ven biển. Ở
huyện Cần Giờ gồm các đối tượng nuôi chính là: nghêu , sò huyết, hàu. Kết quả đạt
được như sau:
Nghêu: diện tích nuôi tăng từ 1.853 ha vào năm 2000 lên 2.800 ha vào năm

2001 và duy trì cho đến nay, sản lượng trung bình từ 18.000 lên 28.000 tấn/năm.
Nguồn nghêu giống thả nuôi được mua chủ yếu từ Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu.
Sò huyết: diện tích thả nuôi dao động từ 300-400 ha( lệ thuộc vào con giống)
sản lượng hằng năm thu hoạch đạt từ 600-1.000 tấn.
Hàu: được nuôi dưới hình thức đặt giá thể, lồng trụ, giăng dây tự nhiên bám vào
và chăm sóc đến khi thu hoạch. Tình hình nuôi hàu có bước phát triển về quy mô, diện
tích, từng bước cải tiến quy trình kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng
nuôi, mang lại hiệu quả cao cho các xã ven biển.
Đa dạng hoá đối tượng thuỷ sản nuôi trồng: từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn
huyện Cần Giờ ngoài tôm sú và nghêu là chủng loài thuỷ sản chủ lực, qua học tập kinh
nghiệm, nông dân địa phương đã thử nghiệm và mở rộng diện tích, tăng số lượng


chủng loài thuỷ sản lên trên 10 đối tượng khác như: cá rô đồng, cá kèo, cá rô phi, cá
điêu hồng, cá tai tượng, bóng tượng, cá chẽm, cá mú, cá sấu, cua…với tổng diện tích
trên 100 ha, trên 30 triệu con. Sản lượng đạt trên 120 tấn/năm. Mô hình nuôi cá mú
trong ao, cá sấu dạng kinh tế hộ gia đình cũng đã cho hiệu quả khá, cá mú nuôi trên
diện tích 3 ha, 4.000 con giống trên 8 tháng đạt tổng doanh thu 286 triệu đồng, trừ chi
phí 146 triệu, lợi nhuận còn 140 triệu. Cá sấu ở Tam Thôn Hiệp, một hộ nuôi bình
quân 40 con, thời gian nuôi 12 tháng, tổng doanh thu 56 triệu, trừ chi phí 42 triệu,
người nuôi lời 14 triệu. Tổng đàn cá sấu nuôi thí điểm tại gia đình hiện nay ở Cần Giờ
khoảng 600 con.
Bảng 2.2: Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản huyện Cần Giờ qua các năm
ĐVT: tấn
Chỉ tiêu

2000

2001


2002

2003

2004

2005

Tôm

760

2.700

3.200

6.090

6.700

7.350

Hải sản khác

143

180

175


250

110

120

Nhuyễn thể

17.608

20.070

28.855

24.500

18.520

16.200

Tổng sản lượng

180.511

22.950

32.230

30.846


25.330

23.670

Nguồn: Niên giám thống kê 2000-2005
2.2.3 Tình hình nuôi tôm chân trắng tại huyện Cần Giờ
Tôm chân trắng được nuôi vào khoảng tháng 6 năm 2008. Lúc đầu, diện tích thả
nuôi cũng chưa phát triển. Diện tích nuôi tập trung chủ yếu ở 4 xã phía Bắc: Bình
Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn và xã Long Hòa. Diện tích thả nuôi
năm 2008 là 271,52 ha, năng suất bình quân nuôi công nghiệp là 5,335 tấn/ha, mô hình
bán công nghiệp là 2,448 tấn/ha và nuôi ruộng năng suất đạt 2,043 tấn/ha. Ước tính
diện tích thả nuôi 6 tháng đầu năm 2009 của 4 xã phía Bắc khoảng 700 ha.


Bảng 2.3: Thu hoạch tôm chân trắng 2008


Số hộ

Tổng diện tích

Sản lượng

(ha)

(tấn)

Bình Khánh

27


36,59

150,22

An Thới Đông

85

92,99

274,80

Tam Thôn Hiệp

18

28,73

157,92

Lý Nhơn

67

74,70

359,52

Long Hòa


8

31,35

219,58

Thạnh An

2

1,20

0,28

Cần Thạnh

0

0,00

0,00

Cộng

207

265,57

1.162,33


Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cần Giờ.
2.2.4 Định hướng phát triển thủy sản của huyện Cần Giờ giai đoạn 2006- 2010
2.2.4.1 Mục tiêu
Đầu tư phát triển theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả ngành khai thác hải sản
theo hướng bền vững; phát triển dịch vụ hậu cần ngành cá nhằm cung ứng vật
tư, nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm. Nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển. Phát triển mô hình kinh
tế tổng hợp, tăng năng suất, chất lượng; đa dạng hóa loại hình, quy mô, chủng
loài thủy sản nuôi trồng, đảm bảo tính ổn định, bền vững và hiệu quả. Huy
động mọi nguồn lực vào phát triễn kinh tế- xã hội nông thôn, nâng cao đời
sống nông dân.
2.2.4.2 Nhiệm vụ
Lĩnh vực khai thác hải sản
Duy trì hoạt động khoảng 62 phương tiện khai thác có hiệu quả: tổ chức theo
hướng đa nghề, đối tượng đánh bắt được thay đổi tùy theo ngư trường và mùa vụ.
Chuyển đổi các phương tiện hoạt động không hiệu quả sang kinh doanh dịch vụ.
Có chương trình hợp tác để hình thành mạng lưới cung ứng vật tư, nhiên liệu…
vả tiêu thụ sản phẩm cho nghề khai thác thủy sản.


×