TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ HUỲNH NGA
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG
TIỀN TIẾT KIỆM CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN
TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị kinh doanh Thƣơng mại
Mã số ngành: 52340121
Tháng 11 – 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ HUỲNH NGA
MSSV: 4104841
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG
TIỀN TIẾT KIỆM CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN
TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị kinh doanh Thƣơng mại
Mã số ngành: 52340121
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGS.TS LÊ KHƢƠNG NINH
Tháng 11 - 2013
i
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cha mẹ với những vất vả
và hy sinh để tôi đƣợc học tập và có đƣợc những điều tốt đẹp nhƣ ngày hôm
nay. Kế đến, xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
hữu ích cho tôi trong suốt bốn năm học qua. Lời cảm ơn chân thành nhất tôi
xin đƣợc gửi đến thầy Lê Khƣơng Ninh ngƣời đã tạo cơ hội và trực tiếp hƣớng
dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú cán bộ tại địa phƣơng và phòng thống
kê huyện Tam Bình đã hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu. Cuối cùng, tôi
xin gửi lời cảm ơn thân thƣơng đến anh, chị và tất cả bạn bè đã giúp đỡ và
động viên tinh thần tôi vƣợt qua những lúc khó khăn nhất.
Xin chúc tất cả mọi ngƣời sức khỏe, luôn có nhiều niềm vui trong cuộc
sống và nhiều thành tích tốt trong công việc!
Cần thơ, ngày…tháng…năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huỳnh Nga
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện. Kết quả có đƣợc dựa trên
những số liệu do chính tôi thu thập và không trùng với bất cứ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Cần thơ, ngày…tháng…năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huỳnh Nga
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Địa bàn nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1 Các khái niệm có liên quan 3
2.1.1.1 Khái niệm tiết kiệm 3
2.1.1.2 Khái niệm nông hộ 3
2.1.2 Lƣợc khảo tài liệu 5
2.1.3 Cơ sở lý thuyết và mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến
lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ 8
2.1.3.1 Cơ sở lý thuyết 8
2.1.3.2 Mô hình nghiên cứu 10
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 12
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 12
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14
3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG 14
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 14
3.1.1.1 Vị trí địa lý 14
iv
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên 14
3.1.2 Kinh tế xã hội 15
3.1.2.1 Tình hình kinh tế 15
3.1.2.2 Văn hóa xã hội 17
3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG 17
3.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 17
3.2.1.1 Vị trí địa lý 17
3.2.1.2 Điều kiện tự nhiên 17
3.2.2 Kinh tế xã hội 18
3.2.2.1 Dân số và lao động 18
3.2.2.2 Văn hóa xã hội 19
3.2.2.3 Tình hình kinh tế 20
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG
TIỀN TIẾT KIỆM CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH
LONG 24
4.1 MÔ TẢ KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ HUYỆN TAM
BÌNH TỈNH VĨNH LONG 24
4.1.1 Các đặc điểm về nhân khẩu học của nông hộ 24
4.1.2 Tình hình thu nhập và tiết kiệm của nông hộ 27
4.1.2.1 Số hoạt động tạo thu nhập của nông hộ 27
4.1.2.2 Cơ cấu thu nhập của nông hộ 28
4.1.2.3 Các yếu tố tài chính và diện tích đất của nông hộ 29
4.1.2.4 Chi phí sản xuất của nông hộ 30
4.1.2.5 Những thông tin hỗ trợ sản xuất 31
4.1.2.6 Tình hình tiết kiệm của nông hộ 32
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG TIỀN TIẾT
KIỆM CỦA NÔNG HỘ 35
4.3 GIẢI PHÁP 38
4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 38
v
4.3.2 Một số giải pháp nâng cao lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ
huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long 38
4.3.2.1 Giải pháp về thu nhập 38
4.3.2.2 Giải pháp về chi tiêu 38
4.3.2.3 Giải pháp về quy mô gia đình 38
4.3.2.4 Giải pháp về diện tích đất 39
4.3.2.5 Giải pháp về nợ phải trả 39
4.3.2.6 Giải pháp về chi phí sản xuất 39
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
5.1 KẾT LUẬN 40
5.2 KIẾN NGHỊ 40
5.2.1 Đối với Chính phủ và chính quyền địa phƣơng 40
5.2.2 Đối với nông hộ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC 1 44
PHỤ LỤC 2 45
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 11
Bảng 3.1 Cơ cấu dân số theo từng tiêu chí năm 2012 18
Bảng 3.2 Dân số và lao động huyện Tam Bình năm 2010-2012 19
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu đạt đƣợc trong sản xuất nông nghiệp
huyện Tam Bình năm 2010-2012 21
Bảng 3.4 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
năm 2010-2012 23
Bảng 4.1 Một số đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ 24
Bảng 4.2 Một số đặc điểm nhân khẩu học khác của nông hộ 25
Bảng 4.3 Các yếu tố tiện nghi của nông hộ 27
Bảng 4.4 Số hoạt động tạo thu nhập của nông hộ năm 2012 28
Bảng 4.5 Các yếu tố tài chính và diện tích đất của nông hộ năm 2012 30
Bảng 4.6 Những thông tin nông hộ đƣợc hỗ trợ trong sản xuất 32
Bảng 4.7 Lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ năm 2011-2012 33
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy 35
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Tam Bình năm 2012 20
Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ 26
Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập theo từng hoạt động của nông hộ 29
Hình 4.3 Cơ cấu chi phí sản xuất nông nghiệp 31
Hình 4.4 Cơ cấu các hình thức tiết kiệm của nông hộ 34
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
KH&CN : Khoa học và công nghệ
1
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tiết kiệm là công cụ rất cần thiết để hỗ trợ, phát triển kinh tế, là một biện
pháp để chống lại những rủi ro xảy ra trong tƣơng lai. Trực tiếp, tiết kiệm có
thể đƣợc sử dụng cho đầu tƣ. Gián tiếp, tiết kiệm cho biết khả năng trả nợ,
cũng nhƣ tăng xếp hạng tín dụng và nhƣ một tài sản thế chấp trong một thị
trƣờng tín dụng (Brata, 1999). Tiết kiệm quốc gia là một yếu tố quan trọng đối
với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Trong các nƣớc đang phát triển tiết
kiệm là một yếu tố quan trọng quyết định phúc lợi hộ gia đình. Hơn thế nữa, ở
mức độ vĩ mô thì tiết kiệm hộ gia đình sẽ là những nguồn vốn đóng góp không
nhỏ vào quỹ tiết kiệm chung của quốc gia, từ đó sẽ tạo điều kiện tăng đầu tƣ,
giúp phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị (Nguyễn Thị Bảo Châu
và Nguyễn Thị Thúy An, 2013). Ở Việt Nam, nhất khu vực nông thôn, nơi mà
nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của phần lớn ngƣời dân và bảo hiểm
chống rủi ro liên quan đến nông nghiệp thì hiếm khi có sẵn. Trong khi đó, thu
nhập từ nông nghiệp thì lại rất bấp bênh và thƣờng xuyên chịu tác động bởi
các cú sốc nhƣ: thiên tai, dịch bệnh, sự biến động của giá cả nông sản,… Vì
thế, “tiết kiệm (cùng với tích lũy các tài sản khác) đóng vai trò nhƣ một tấm
đệm quan trọng chống lại các cú sốc về thu nhập, đặc biệt đối với những nơi
mà việc tiếp cận tín dụng là rất khó khăn (Deaton, 1991; 1992)” (Newman,
Tarp and Luu Duc Khai, 2012).
Theo báo cáo nghiên cứu “Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn
từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình” do Viện Chính sách và Chiến
lƣợc phát triển nông thôn Việt Nam (Ipsard) thực hiện hai năm một lần từ
2006 đến nay trên 12 tỉnh của cả 3 miền về đời sống của 3.000 hộ nông dân
công bố thì có đến 42% nông dân cho rằng họ không hài lòng với cuộc sống
hiện tại của mình. Số tiền tích lũy đƣợc hàng năm của hộ gia đình nông thôn
chỉ khoảng 5-8 triệu đồng/hộ/năm, chiếm từ 10-15% thu nhập của hộ, phòng
khi có rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, ốm đau, tuổi già. Rất ít tiết kiệm đƣợc giữ
cho mục đích đầu tƣ. Kết quả trên đã phần nào nói lên đời sống khó khăn, một
mức tỷ lệ tiết kiệm vẫn còn rất thấp, cũng nhƣ sự hạn chế trong việc đóng góp
vào nền kinh tế địa phƣơng và cả nƣớc nói chung của các hộ gia đình nông
thôn Việt Nam hiện nay.
Từ thực tế đó, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm
của nông hộ ở huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long” là thiết thực, nhằm tìm ra
các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm và giải pháp để nâng cao mức
2
tiết kiệm của nông hộ cũng nhƣ mức đóng góp vào sự tăng trƣởng của kinh tế
địa phƣơng và cả nƣớc.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng
tiền tiết kiệm của nông hộ ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, đề tài có các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm và tình hình tiết kiệm của nông hộ ở huyện
Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm
của nông hộ ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
- Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2 đƣa ra giải pháp
nhằm nâng cao mức tiết kiệm của nông hộ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là các xã của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
Long.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp trong đề tài đƣợc thu thập từ năm 2010 đến năm 2013.
- Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực
tiếp các nông hộ trên địa bàn huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, thông tin thu
thập trong năm 2011 và 2012.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền
tiết kiệm của hộ nông dân trên địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm tiết kiệm
Phân tích kinh tế, đối với các nhà cổ điển và Marx, tiết kiệm chủ yếu là
hành động của những ngƣời có của (trƣớc hết là những nhà tƣ bản), nó gần
nhƣ đồng nhất với thặng dƣ mà xã hội tạo ra, đƣợc tích lũy trong một viễn
cảnh tái sản xuất mở rộng.
Đối với các nhà tân cổ điển, tiết kiệm trƣớc hết là kết quả của một quyết
định cá thể, hệ quả của việc lực chọn giữa tiêu dùng hôm nay và tiêu dùng
ngày mai, một lựa chọn tùy thuộc vào sở thích của ngƣời lấy quyết định này
nhƣng cũng còn phụ thuộc vào lãi suất, đƣợc quan niệm nhƣ một “tiền thƣởng
cho sự kiên nhịn”. Đối với Keynes, tiết kiệm chủ yếu là một số dƣ, cái còn lại
sau tiêu dùng của mỗi thời kì (Từ điển phân tích kinh tế (Guerrien, 2002),
Nguyễn Đôn Phƣớc (dịch), 2007).
Tiết kiệm của hộ nông dân đƣợc hiểu là phần thu nhập còn lại sau khi đã
trừ chi phí sản xuất, nộp thuế cho chính phủ, chi tiêu dùng, đầu tƣ mở rộng sản
xuất, tiền thuê đất,… Tiết kiệm thƣờng tích lũy dƣới nhiều hình thức: tiền mặt,
vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Trong những điều kiện nhất định tiết kiệm còn có
thể xem nhƣ là khoảng dự phòng khi có chuyện cần thiết lấy ra sử dụng: ốm
đau, cƣới xin.
Tiết kiệm là khoản tiền nhàn rỗi của hộ nông dân nếu khoản tiền đó
không đƣợc đem đi đầu tƣ hoặc sử dụng thì nó đƣợc coi nhƣ khoản tài chính
chết, tài chính chết là khoản tài chính không đem lại giá trị gia tăng cho ngƣời
chủ sở hữu nó, nhƣng nếu khoản tài chính đó đƣợc đem đi đầu tƣ, sử dụng một
cách hợp lý thì nó sẽ góp phần gia tăng thu nhập. Do đó, những biến động
trong tỷ lệ tiết kiệm của hộ nông dân theo thời gian cũng đƣợc sử dụng để giải
thích và dự báo thái độ chi tiêu và đầu tƣ của hộ nông dân (Nguyễn Thị Kiều
Lam, 2008).
2.1.1.2 Khái niệm nông hộ
“Nông hộ là một hộ gia đình ở nông thôn, thực hiện những hoạt động
tiêu dùng, sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp. Hộ gia đình là một đơn vị kinh
tế mà trong đó bao gồm những ngƣời có chung quỹ ngân sách để cùng nhau tổ
chức làm việc và tiêu dùng. Các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ
gắn bó về huyết thống cũng nhƣ về kinh tế.”
4
“Nông hộ là những hộ sinh sống ở nông thôn mà có hoạt động sản xuất
chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài các hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn có thể
tiến hành các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.”
Có rất nhiều khái niệm về nông hộ, đƣợc một số tác giả khái niệm nhƣ
sau:
* Ellis (1993) nông hộ được khái niệm như một hộ gia đình mà các
thành viên trong hộ gia đình dành phần lớn thời gian cho các hoạt động
nông nghiệp cũng như một số hoạt động liên quan đến thị trường các yếu
tố đầu vào và đầu ra.
* Theo Lê Đình Thắng (1993) “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp, nông thôn. Các thành viên
trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn
nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn do truyền
thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lý đạo đức, gia đình,
dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên
các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối, mà cốt
lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế.”
Bản chất kinh tế nông hộ
Theo Lê Đình Thắng (1993), tại các nƣớc đang phát triển nói chung và
nƣớc ta nói riêng, đặc trƣng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên
trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản
thân gia đình mình. Tính tự chủ trong kinh tế nông hộ đƣợc thể hiện ở những
đặc điểm sau:
- Hộ gia đình là đơn vị sản xuất cá thể mang nặng tính tự cấp, tự túc, tỷ
trọng hàng hóa sản xuất ra thƣờng không lớn.
- Trình độ sản xuất, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật chƣa cao.
- Sản xuất hộ nông dân thƣờng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, rủi ro
cao, sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất theo thời vụ.
- Hộ sản xuất hầu hết đều là ngƣời nông dân hiền lành, chịu khó làm ăn,
nhìn chung có tín nhiệm trong cộng đồng làng xã, đặc biệt là trong việc thực
hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc.
- Về quan hệ tín dụng với ngân hàng, các hộ phần lớn đều có ý thức vay,
trả tƣơng đối sòng phẳng.
- Trong trƣờng hợp gặp thiên tai bất khả kháng, mùa màng thất bát, hộ
sản xuất thƣờng không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, ý thức hoàn trả nợ để
duy trì tín nhiệm trong cộng đồng làng xã thƣờng rất cao. Nếu vụ sản xuất sau
có thu hoạch, họ sẵn sàng hoàn trả nợ cũ cho ngân hàng.
5
2.1.2 Lƣợc khảo tài liệu
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đƣợc thực hiện với nhiều
phƣơng pháp khác nhau nhằm xác định nhân tố ảnh hƣởng đến tiết kiệm. Do
còn nhiều hạn chế trong việc tìm kiếm tài liệu nên tác giả chỉ liệt kê một vài
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Ghafoor et al. (2010) đã thực hiện nghiên cứu “Factors affecting income
and saving of small farming households in Sargodha district of the Punjab,
Pakistan” để khám phá những tác động của các biến mà trực tiếp hoặc gián
tiếp ảnh hƣởng đến thu nhập và tiết kiệm của các hộ nông dân trong tỉnh
Punjab. Kết quả phân tích hồi quy trên dữ liệu đƣợc thu thập thông qua phỏng
vấn cá nhân từ 90 hộ nông dân bằng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng cho thấy trình độ học vấn, nắm giữ đất đai, chi phí nông nghiệp, số các
thành viên gia đình tham gia vào hoạt động nông nghiệp là các nhân tố ảnh
hƣởng chủ yếu đến thu nhập của những ngƣời nông dân, đối với tiết kiệm thì
chịu tác động đáng kể bởi các nhân tố nhƣ: tuổi tác, trình độ học vấn, chi phí y
tế, thu nhập của nông dân, số lƣợng thành viên phụ thuộc và tín dụng trả dần.
Kostakis (2011) nghiên cứu “The determinants of households’ savings
during recession: Evidence from Greece” nhằm mục đích điều tra các yếu tố
quyết định hành vi tiết kiệm của ngƣời tiêu dùng ở hai khu vực khác nhau của
Hy Lạp, đặc biệt ở đảo Crete và ở Athens. Bằng cách sử dụng kỹ thuật lấy
mẫu ngẫu nhiên phân tầng, dữ liệu của nghiên cứu đƣợc rút ra từ 800 đáp viên
thông qua cuộc khảo sát năm 2011. Kết quả phân tích thực nghiệm dựa trên cơ
sở ƣớc lƣợng của phƣơng pháp OLS, 2SLS và mô hình hồi quy Tobit kết luận
rằng tiết kiệm bị tác động bởi thu nhập. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy các
biến nhƣ: tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, loại công việc và tình hình
kinh tế đều có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, các thông số tâm lý và thái độ của
ngƣời tiêu dùng về tình hình tài chính đều ảnh hƣởng đến hành vi tiết kiệm hộ
gia đình.
Rehman, Faridi và Bashir (2010) đã nghiên cứu “Households Saving
Behaviour in Pakistan: A Case of Multan District” với mục đích điều tra các
yếu tố quyết định tiết kiệm của các hộ gia đình trong huyện Multan của
Pakistan. Dữ liệu của nghiên cứu đƣợc phỏng vấn trực tiếp từ 293 ngƣời đứng
đầu hộ gia đình thông qua phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Nghiên cứu đƣợc dựa trên giả thuyết chu vòng đời đƣợc mặc nhiên công nhận
bởi Ando and Modigliani (1963). Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để đánh giá
tổng quát các biến đƣợc lựa chọn, kết hợp với ma trận tƣơng quan để mô tả sự
tƣơng quan giữa các biến cùng với đó là phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất đã
đƣợc sử dụng nhƣ kỹ thuật để ƣớc tính. Nghiên cứu kết luận rằng, các yếu tố:
6
ngƣời tham gia phối mẫu (vợ hoặc chồng tích cực tham gia vào các hoạt động
kinh tế), tổng tỷ lệ phụ thuộc, tổng thu nhập của hộ gia đình, quy mô diện tích
đất sở hữu có mối quan hệ trực tiếp đáng kể với tiết kiệm hộ gia đình. Giáo
dục của chủ hộ, chi phí giáo dục cho trẻ em, quy mô gia đình, nợ phải trả, tình
trạng hôn nhân và giá trị của ngôi nhà làm giảm đáng kể mức độ tiết kiệm của
hộ gia đình.
Tác giả Chhoedup (2013) đã thực hiện nghiên cứu “Analyzing Household
Saving determinants in Bhutan” nhằm để kiểm tra các yếu tố quyết định tiết
kiệm trong các hộ gia đình ở Bhutan. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy
theo phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất từ dữ liệu đƣợc thu thập
thông qua một cuộc khảo sát 404 hộ gia đình để phân tích các yếu tố quyết
định tiết kiệm của các hộ gia đình ở Bhutan. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu
nhập hộ gia đình và tuổi của chủ hộ là những yếu tố làm tăng đáng kể tiết
kiệm hộ gia đình, trong khi đó quy mô gia đình, phụ thuộc, nợ phải trả, nơi cƣ
trú là các yếu tố làm giảm tiết kiệm hộ gia đình. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho
thấy tỷ lệ nghỉ hƣơu và giáo dục trẻ em là cao nhất giữa các hộ gia đình cho
thấy động cơ liên quan đến tiết kiệm chu kỳ là mạnh mẽ hơn trong trƣờng hợp
của Bhutan.
Các tác giả Newman, Tarp, Broeck, Chu Tien Quang và Luu Duc Khai
(2006) nghiên cứu“Household Savings in Vietnam: Insights from a 2006
Rural Household Survey” mục đích của bài viết này là nhằm thông tin về tình
hình tiết kiệm của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam và các yếu tố quyết
định tiết kiệm hộ gia đình với sự quan tâm đặc biệt trong các tác động có thể
của hành vi tiết kiệm mạng lƣới trên hành vi tiết kiệm hộ gia đình. Kết quả của
cuộc khảo sát từ 2.324 hộ gia đình đƣợc thực hiện từ tháng 8 và tháng 9 năm
2006 tại 12 tỉnh trong các vùng khác nhau của Việt Nam cho thấy thu nhập là
một yếu tố tích cực quan trọng trong việc xác định mức độ tiết kiệm hộ gia
đình. Bên cạnh đó, các yếu tố nhƣ: tuổi tác, sự giàu có, giáo dục cũng có ảnh
hƣởng đến quyết định tiết kiệm.
Popovici (2012) thực hiện nghiên cứu “Understanding the factors
affecting savings of Dutch households” mục đích của bài viết này là để đạt
đƣợc một sự hiểu biết tốt hơn về biến nhân khẩu học, biến nhà ở, biến tính
cách ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tiết kiệm và quyết định để tiết kiệm. Dữ liệu
nghiên cứu đƣợc tập hợp bằng cách sử dụng bảng điều khiển LISS
(Longitudinal Internet Studies for the Social science) với mẫu 489 hộ gia đình
thông qua nhiều cuộc khảo sát thực hiện bởi CentERdata (Đại học Tilburg, Hà
Lan) trong những năm 2008 và 2010. Hồi quy quantile đƣợc sử dụng để đánh
giá tác động của biến nhân khẩu học, biến nhà ở và biến tính cách trên tổng số
7
tiền tiết kiệm và mô hình logit đƣợc áp dụng để xem xét các yếu tố ảnh hƣởng
đến hành vi tiết kiệm của các hộ gia đình Hà Lan. Kết quả của phân tích hồi
quy cho thấy tuổi tác, tình trạng dân sự, giáo dục và cơ cấu gia đình có tác
động quan trọng về mức độ tổng tiết kiệm của hộ gia đình. Bên cạnh đó, giá trị
căn nhà và thu nhập đƣợc tìm thấy là hai khoản quan trọng trên tổng tiết kiệm
của chủ sở hữu nhà và ngƣời thuê nhà. Ngoài ra, các loại khác nhau của đặc
điểm tính cách có một tác động tƣơng phản đến các loại tiết kiệm.
Kibet et al. (2009) thực hiện nghiên cứu “Determinants of household
saving: Case study of smallholder farmers, entrepreneurs and teachers in
rural areas of Kenya” nhận thấy rằng tiết kiệm chịu ảnh hƣởng bởi thu nhập,
tuổi tác, trình độ học vấn, giới tính của chủ hộ, phí dịch vụ, chi phí vận chuyển
và tiếp cận tín dụng. Bên cạnh đó là tỷ lệ phụ thuộc đã đƣợc tìm thấy có ý
nghĩa trong việc giải thích mức độ tiết kiệm của hộ gia đình, một sự gia tăng
trong tỷ lệ phụ thuộc là ràng buộc để gây ra một sự suy giảm trong tiết kiệm,
trong khi một sự suy giảm trong tỷ lệ phụ thuộc sẽ dẫn đến sự gia tăng tiết
kiệm. Một tỷ lệ phụ thuộc cao hơn có nghĩa là một gánh nặng lớn hơn cho tiêu
dùng và đo đó, càng có nhiều phân bổ ngân sách hộ gia đình theo hƣớng tiêu
thụ chi tiêu dẫn đến giảm tiết kiệm.
Nghiên cứu “Franco Modigliani and the Life Cycle Theory of
Consumption” của Deaton (2005) thì xu hƣớng trung bình tiêu thụ cao hơn và
tại cùng một xu hƣớng tiết kiệm thấp trong các hộ gia đình trẻ và già. Ngƣời
trung niên có xu hƣớng có cao hơn thu nhập với khuynh hƣớng thấp hơn để
tiêu thụ và khuynh hƣớng cao hơn để tiết kiệm.
Nguyễn Thị Bảo Châu và Nguyễn Thị Thúy An (2013) nhằm xác định
các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Bình. Với số liệu đƣợc
thu thập từ 150 khách hàng bằng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
và mô hình hồi quy Tobit đƣợc sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hƣởng
đến lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng chịu tác động bởi các nhân tố: thu
nhập, chi tiêu, quen nhân viên ngân hàng và số ngƣời tạo thu nhập trong gia
đình.
Nhận xét: Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các yếu
tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm trên các đối tƣợng khác nhau nhƣ:
ngƣời tiêu dùng, nông dân,… và mỗi nghiên cứu đều có những mục đích, quan
điểm khác nhau. Bằng nhiều phƣơng pháp ƣớc lƣợng và phân tích các nghiên
cứu đã cho thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm nhƣ:
8
thu nhập, chi tiêu, chi phí sản xuất, nợ phải trả, quy mô gia đình, số ngƣời phụ
thuộc, diện tích đất canh tác, tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ,…
2.1.3 Cơ sở lý thuyết và mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng
tiền tiết kiệm của nông hộ
2.1.3.1 Cơ sở lý thuyết
Thông qua lƣợc khảo tài liệu cho thấy, vấn đề về các yếu tố ảnh hƣởng
tiết kiệm của hộ gia đình có khá nhiều tác giả quan tâm nghiện cứu. Có nhiều
yếu tố đƣợc các nghiên cứu xác định ảnh hƣởng đến tiết kiệm, theo mục tiêu
nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài tác giả chọn ra các yếu tố ảnh
hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ nhƣ sau:
Thu nhập: Nghiên cứu của Newman, Tarp, Broeck, Chu Tien Quang và
Luu Duc Khai (2006) cho thấy thu nhập là một yếu tố tích cực quan trọng
trong việc xác định mức độ tiết kiệm hộ gia đình, các hộ gia đình nhận đƣợc
sự hỗ trợ tài chính từ con cái có mức độ tiết kiệm thấp hơn, quy mô hộ gia
đình có ảnh hƣởng tiêu cực đến mức độ tiết kiệm của hộ gia đình và những hộ
gia đình bị một cú sốc thu nhập năm trƣớc khảo sát sẽ cố gắng tiết kiệm nhiều
hơn (nếu họ có thể tiết kiệm). Thu nhập là yếu tố quyết định quan trọng của
tiết kiệm, nhiều thu nhập hơn sẽ tiết kiệm nhiều hơn (Ghafoor et al., 2010).
Ngoài ra, nghiên cứu của Popovici (2012), Kostakis (2011), Chhoedup (2013),
Rehman, Faridi và Bashir (2010) cũng đã chứng minh đƣợc thu nhập là yếu tố
ảnh hƣởng tích cực quan trọng đến tiết kiệm.
Chi tiêu: Chi tiêu bao gồm các khoản chi tiêu lƣơng thực và chi tiêu phi
lƣơng thực (chi phí giáo dục, y tế,…). Hộ gia đình phải chi cho chi phí giáo
dục của con em họ nhƣ sách, chi tiêu hàng tháng giáo dục, học phí, các mặt
hàng văn phòng phẩm, đi du lịch,… từ thu nhập của họ. Vì vậy, chi phí giáo
dục làm giảm tiết kiệm của hộ gia đình (Rehman, Faridi và Bashir, 2010). Chi
phí y tế trong một xã hội nghèo là trở ngại chính trong tiết kiệm, đặc biệt là
trong các khu vực nông thôn, nơi vệ sinh môi trƣờng và cung cấp nƣớc uống
tinh khiết là khan hiếm. Trong trƣờng hợp không có cơ sở y tế thích hợp,
ngƣời dân di chuyển đến các bệnh viện tƣ nhân, tăng chi tiêu của họ về các
hoạt động y tế (Ghafoor et al., 2010). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Châu
và Nguyễn Thị Thúy An (2013) cũng xác định chi tiêu có ảnh hƣởng đến
lƣợng tiền gửi tiết kiệm.
Quy mô gia đình: Quy mô gia đình là số lƣợng thành viên trong một gia
đình. Những hộ gia đình có kích thƣớc lớn sẽ không thể tiết kiệm nhiều hơn
những hộ gia đình kích thƣớc nhỏ (Rehman, Faridi và Bashir, 2010). Nghiên
cứu của Chhoedup (2013) cũng chỉ ra rằng quy mô gia đình làm giảm đáng kể
9
đến lƣợng tiền tiết kiệm. Hộ gia đình có thành viên ít có khả năng tiết kiệm
nhiều hơn (Popovici, 2012).
Số ngƣời phụ thuộc: Số ngƣời phụ thuộc là số thành viên không có khả
năng tạo ra thu nhập trong gia đình. Một sự gia tăng trong tỷ lệ phụ thuộc là
ràng buộc để gây ra một sự suy giảm trong tiết kiệm, trong khi một sự suy
giảm trong tỷ lệ phụ thuộc sẽ dẫn đến sự gia tăng tiết kiệm. Một tỷ lệ phụ
thuộc cao hơn có nghĩa là một gánh nặng lớn hơn cho tiêu dùng và đo đó, càng
có nhiều phân bổ ngân sách hộ gia đình theo hƣớng tiêu thụ chi tiêu dẫn đến
giảm tiết kiệm (Kibet et al., 2009).
Diện tích đất: Tổng diện tích đất canh tác mà nông hộ sở hữu. Diện tích
đất canh tác nhiều sẽ giúp nông hộ sản xuất trên quy mô lớn tiết giảm đƣợc chi
phí. Các hộ gia đình có diện tích đất nhiều có thể tiết kiệm đƣợc nhiều hơn so
với các hộ gia đình có diện tích đất ít hơn (Rehman, Faridi và Bashir, 2010).
Tuổi: Tuổi đƣợc coi là một yếu tố quan trọng trong việc hiển thị các tính
năng của nhân cách. Một ngƣời trƣởng thành thì sẽ có sự thông minh trong
việc lập kế hoạch về cuộc sống, làm tăng ý định tiết kiệm của họ nhiều hơn
(Ghafoor et al., 2010). Theo Deaton (2005) thì ngƣời trung niên có xu hƣớng
có cao hơn thu nhập với khuynh hƣớng thấp hơn để tiêu thụ và khuynh hƣớng
cao hơn để tiết kiệm.
Trình độ học vấn: Rehman, Faridi và Bashir (2010) cho rằng chủ hộ gia
đình có học vấn thƣờng tiết kiệm ít hơn, chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục con
em mình và muốn học cao hơn. Bằng cách này, họ chi tiêu nhiều hơn và ít tiết
kiệm hơn. Còn theo Ghafoor et al. (2010) một ngƣời nông dân có trình độ thì
có nhiều khả năng sử dụng các kỹ thuật ngân sách khác nhau do đó tiết kiệm
nhiều hơn.
Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là số tiền mà nông hộ đầu tƣ vào sản
xuất nông nghiệp nhƣ: giống, máy móc, vật tƣ nông nghiệp, thu hoạch,…
Trong nghiên cứu của Ghafoor et al. (2010) chỉ ra rằng, chi phí nông nghiệp là
yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời nông dân. Đây là
yếu tố cơ bản và quyết định quan trọng của thu nhập trong khu vực nông
nghiệp. Thu nhập chính của nông hộ là từ sản xuất nông nghiệp từ đó có thể
nói, chi phí nông nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết
kiệm của nông hộ.
Nợ phải trả: Theo Rehman, Faridi và Bashir (2010) các hộ gia đình sẽ
tiết kiệm ít hơn để trả lại nợ phải trả của họ từ tổng thu nhập hiện tại và lâu
dài. Điều này sẽ gây ra một sự suy giảm trong mức tiết kiệm của các hộ gia
10
đình. Theo nghiên cứu của Chhoedup (2013) cho thấy nợ phải trả là các yếu tố
làm giảm đáng kể tiết kiệm hộ gia đình.
2.1.3.2 Mô hình nghiên cứu
Từ những nghiên cứu tham khảo trên, tác giả xây dựng mô hình nghiên
cứu với các biến đƣợc đƣa vào mô hình bao gồm: thu nhập, chi tiêu, tuổi, số
ngƣời phụ thuộc, học vấn, quy mô gia đình, diện tích đất canh tác, nợ phải trả,
chi phí sản xuất trong năm 2012. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng
đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long có dạng
nhƣ sau:
LUONGTIEN = β
0
+ β
1
THUNHAP + β
2
CHITIEU + β
3
TUOI
+ β
4
SONGUOIPHUTHUOC + β
5
HOCVAN
+ β
6
QUYMOGIADINH + β
7
DIENTICH
+ β
8
NOPHAITRA + β
9
CHIPHISX+ ε
Trong đó: LUONGTIEN là biến phụ thuộc đo lƣờng lƣợng tiền tiết kiệm
của nông hộ (triệu đồng/năm), ε là sai số của mô hình và các biến độc lập
đƣợc diễn giải nhƣ sau:
Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
Biến số Diễn giải Kỳ vọng
THUNHAP
Tổng thu nhập trong năm của hộ
(triệu đồng/năm)
+
CHITIEU
Tổng chi tiêu dùng trong năm của
hộ (triệu đồng/năm)
-
TUOI
Tuổi của chủ hộ (năm tuổi)
+
SONGUOIPHUTHUOC
Số ngƣời phụ thuộc, không tạo ra
thu nhập (ngƣời)
-
HOCVAN
Số năm đi học của chủ hộ (năm)
+/-
QUYMOGIADINH
Số lƣợng thành viên trong gia đình
(ngƣời)
-
DIENTICH
Tổng diện tích đất canh tác sở hữu
của hộ (m
2
)
+
NOPHAITRA
Tồng số tiền nợ phải trả trong năm
của hộ (triệu đồng/năm)
-
CHIPHISX
Tổng chi phí đầu tƣ, phục vụ cho
sản xuất của hộ (triệu đồng/năm)
-
Ghi chú: Dấu “+” tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc
Dấu “-” tương quan ngịch chiều với biến phụ thuộc
Nguồn: Tổng hợp cơ sở lý thuyết của tác giả, 2013
11
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ, Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, Niên
giám Thống kê huyện Tam Bình, trang thông tin điện tử huyện Tam Bình,
thông tin từ các báo, tạp chí và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Số liệu sơ cấp trong đề tài đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp
các hộ gia đình có hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Tam Bình tỉnh
Vĩnh Long bằng phƣơng pháp ngẫu nhiên phân tầng. Cụ thể, chọn ngẫu nhiên
5 xã trong 17 xã, thị trấn của huyện, trong mỗi xã tiến hành chọn ngẫu nhiên
ra 3 ấp và tiếp theo ở mỗi ấp chọn ngẫu nhiên các hộ với tổng số là 102 nông
hộ để tiến hành phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Từ số liệu thu thập đƣợc, nghiên cứu xử lý và phân tích các số liệu nhƣ
sau:
- Đối với mục tiêu 1: Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả
để mô tả đặc điểm và tình hình tiết kiệm của các nông hộ trong huyện Tam
Bình, tỉnh Vĩnh Long.
- Đối với mục tiêu 2: Nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit để phân tích
các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ.
- Đối với mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục
tiêu 2 để đƣa ra giải pháp cho nghiên cứu.
Phƣơng pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tập hợp các
phƣơng pháp đo lƣờng, tóm tắt, trình bày dữ liệu và mô tả các
đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu dựa trên những dữ liệu thu
thập đƣợc. Dữ liệu thống kê thƣờng đƣợc trình bày dƣới dạng
bảng thống kê và đồ thị.
Mô hình Tobit với biến bị chặn
Mô hình Tobit có công thức nhƣ sau:
nếu y
i
* > 0
nếu y
i
* ≤ 0
với u
i
~ IN(0, σ
2
)
Mô hình Tobit đƣợc mở rộng từ mô hình Probit, mô hình Tobit nghiên
cứu mối quan hệ tƣơng quan giữa mức độ (số lƣợng) biến động của biến phụ
thuộc (ví dụ số tiền chi tiêu mua nhà ở) với các biến độc lập (nhƣ các yếu tố
kinh tế xã hội). Mô hình Tobit còn có tên gọi khác là mô hình hồi qui chuẩn
đƣợc kiểm duyệt (censored regression model) hoặc mô hình hồi qui có biến
phụ thuộc bị chặn (limited dependent variable regression model) bởi vì có một
số quan sát của biến phụ thuộc y* bị chặn hay đƣợc giới hạn.
0
*
iii
i
uxy
y
12
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tự
nhiên 1.479,128 km
2
, Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km về
phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam.
Tỉnh Vĩnh Long có tọa độ địa lý từ 9
o
52' 45" đến 10
o
19' 50" vĩ độ Bắc
và từ 104
o
41' 25" đến 106
o
17' 00" kinh độ Đông, phía Bắc và Đông Bắc giáp
tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây
Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng
Tháp.
Theo thống kê, hiện tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành
phố, 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó có 5 thị trấn, 10 phƣờng và 94 xã.
Với sự ƣu đãi của thiên nhiên Vĩnh Long nằm ở hạ nguồn lƣu vực sông
Mêkông, giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu, nối liền hai dòng sông lớn
theo hƣớng Bắc Nam là sông Măng Thít. Có mạng lƣới sông ngòi chằng chịt
và phân bố tƣơng đối đồng đều đã làm cho Vĩnh Long trở thành đầu mối giao
thông nối liền giữa các vùng trong khu vực và lƣu thông quốc tế thông qua các
cửa biển Tiểu, Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Định An, Hơn thế nữa, Vĩnh
Long lại nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố lớn Thành phố Hồ
Chí Minh và Thành phố Cần Thơ, cùng với sự nối nhịp của Cầu Mỹ Thuận và
cầu Cần Thơ ở hai bờ Tiền Giang, Hậu Giang và sắp tới đây là đƣờng cao tốc
Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ đƣợc hoàn thành và đƣa vào sử dụng.
Những lợi thế trên đã tạo cho Vĩnh Long có một vị trí quan trọng trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời Vĩnh Long sẽ đóng vai trò một nhịp
cầu lớn của con đƣờng phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) và cả nƣớc.
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Vĩnh Long có địa hình tƣơng đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn
20), thấp dần từ Bắc xuống Nam, khá thấp so với mực nƣớc biển, là dạng địa
hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở
giữa trung tâm tỉnh và cao dần về hai hƣớng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông
Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hƣởng của nƣớc mặn và
ít bị tác động của lũ.
13
Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm nên có
chế độ nhiệt tƣơng đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình cả năm từ
27 - 28
o
C, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ, ẩm độ không khí bình quân
74 - 83%. Lƣợng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn vào khoảng
1.400 - 1.500 mm/năm, trong đó vào mùa khô là 116 - 179 mm/tháng. Mùa
nƣa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 dƣơng lịch chiếm 90% lƣợng
mƣa của năm, lƣợng mƣa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm, số ngày mƣa
bình quân 100 - 115 ngày/năm.
Thổ nhƣỡng: Tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ
phèn ít, song đất có chất lƣợng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong
vùng. Đặc biệt, tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông
Hậu, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng đƣợc hai vụ lúa trở lên, cho năng suất
cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Hơn nữa, Vĩnh
Long còn có lƣợng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, cát
dƣới lòng sông với trữ lƣợng khoảng 100 - 150 m
3
, đây đƣợc xem là nguồn
thu có ƣu thế lớn nhất của Vĩnh Long một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng
sản cả số lƣợng lẫn chất lƣợng so với các tỉnh trong vùng về giao lƣu kinh tế
và phát triển thƣơng mại - du lịch.
3.1.2 Kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình kinh tế
Theo báo cáo năm 2012, tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt thấp so với mục
tiêu cả năm 3,18 điểm % và thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của năm trƣớc 2,20
điểm %, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức tăng trƣởng khá. Tổng sản phẩm trên địa
bàn tỉnh ƣớc đạt 9.255 tỷ đồng, tăng 7,82% so năm 2011 và tăng đều trên cả 3
khu vực: Nông - lâm - thủy sản tăng 3,55%, công nghiệp - xây dựng tăng
13,45%, dịch vụ tăng 7,93%, GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 31,82 triệu
đồng.
Về nông nghiệp và thủy sản: Mặc dù bị ảnh hƣởng dịch bệnh, giá tiêu
thụ sản phẩm thấp, nhƣng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục có sự tăng
trƣởng so với năm trƣớc. Ƣớc giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm nghiệp và
thủy sản năm 2012 đạt 6.552 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ, trong đó
nông nghiệp tăng 3,35%, thủy sản tăng 1,48%.
Về sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ƣớc đạt
7.409,567 tỷ đồng, tăng 15,13% so năm 2011. So kế hoạch năm 2012 thì chỉ
đạt 94,20%. Trong đó, giá trị sản xuất khu vực kinh tế nhà nƣớc ƣớc đạt 315,1
tỷ đồng, giảm 21,86%; khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc đạt 4.415,9 tỷ đồng,
tăng 15,11%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 2.678,6 tỷ đồng, tăng
14
21,96% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất trong khu, tuyến công nghiệp ƣớc đạt
3.100 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ƣớc đạt 140 triệu USD
tăng 25% so cùng kỳ.
Về Thƣơng mại, xuất nhập khẩu: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh
thu tiêu dùng xã hội năm 2012 ƣớc thực hiện đạt 25.283 tỷ đồng, tăng 20,56%
so với năm 2011. Ƣớc kim ngạch xuất khẩu đạt 393 triệu USD, đạt kế hoạch
đề ra. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực duy trì đƣợc mức tăng trƣởng ổn định,
một số mặt hàng tăng khá cao nhƣ hàng rau quả tăng 26,4%, giày các loại tăng
3,69%. Ƣớc kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 134 triệu USD, tăng 5,5% so
với cùng kỳ 2011. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
Về Tài chính, Ngân hàng: Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm
2012 ƣớc đạt 2.395 tỷ đồng, đạt 100,61% dự toán năm (bằng 97,68% so với
năm 2011). Huy động vốn đến tháng 10/2012 đạt 12.951 tỷ đồng, tăng
15,65%; tổng doanh số cho vay đạt 22.954 tỷ đồng, tăng 4,33% so với cùng kỳ
năm 2011, trong đó cho vay đối với các xã nông thôn mới đạt 761 tỷ đồng
(chiếm 3,3%). Tình hình lạm phát trong tỉnh đƣợc kiềm chế và kéo giảm, bình
quân 10 tháng năm 2012 tăng 10,22% và thấp hơn cùng thời điểm năm trƣớc
7,21 điểm %; các lĩnh vực chủ yếu cũng giảm tƣơng ứng nhƣ giao thông giảm
7,15 điểm %, giáo dục giảm 36 điểm %, thực phẩm giảm 16,28 điểm %,
Qua triển khai thực hiện các chính sách của trung ƣơng về kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, các giải pháp tháo gở khó khăn cho sản xuất kinh
doanh và hỗ trợ thị trƣờng theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của
Chính phủ. Kết quả, lãi suất huy động và cho vay giảm (4 – 6%); dƣ nợ cho
vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm 48,66% tổng dƣ nợ,
tăng so với cùng kỳ năm trƣớc 18,8% và cao hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng
chung toàn địa bàn.
Theo thống kê của tỉnh, kinh tế Vĩnh Long trong 6 tháng đầu năm 2013
tăng trƣởng chậm hơn nhiều năm trƣớc, ƣớc tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
(GDP) tăng 5,26% so với cùng kỳ năm trƣớc. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy
sản ƣớc giảm 0,76% so với cùng kỳ, trong đó nông nghiệp giảm 0,55%, thủy sản
giảm 1,92% và đây đƣợc nhận định là kỳ đầu tiên giá trị sản xuất nông nghiệp,
thủy sản giảm. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 12,36% so cùng kỳ
năm 2012. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ƣớc
14.016 tỷ đồng, tăng 13,35% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 139,7
triệu USD, đạt 34,07% kế hoạch và giảm 25,85% so cùng kỳ.
15
3.1.2.2 Xã hội
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1028,6 nghìn
ngƣời và mật độ dân số đạt 687 ngƣời/km². Hoạt động khoa học công nghệ
tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, trong năm tỉnh đã ban hành các quyết định
thành lập Ban điều hành Dự án “Nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm,
hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015; Phê duyệt
danh mục nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đợt 1 năm 2012-2013
cho 12 đề tài. Bên cạnh đó, các hạt động về y tế, giáo dục, văn hóa và thể
thao, cũng luôn đƣợc chú trọng quan tâm và đầu tƣ.
3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG
3.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.2.1.1 Vị trí địa lý
Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long với diện tích đất tự nhiên là
290,60 km
2
, cách trung tâm thành phố Vĩnh Long 32 km về phía Nam, cách trung
tâm thành phố Hồ Chí Minh 162 km và cách trung tâm thành phố Cần Thơ 28 km.
Huyện Tam Bình có phía Bắc và Đông Bắc giáp với hyện Long Hồ và Măng
Thít, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Vũng Liêm và Trà Ôn, phía Tây và Tây
Nam giáp huyện Bình Minh.
3.2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Huyện có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có cao trình 0,5 –
0,7m so với mực nƣớc biển rất thuận lợi cho dòng chảy của nƣớc phục vụ cho
nhu cầu sản xuất nông nghiệp , nhất là phát triển các vƣờn cây ăn trái
Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẻ, có chế độ
nhiệt tƣơng đối cao và lƣợng bức xạ dồi dào, cùng với hệ thống sông ngòi
chằng chịt rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc phát triển
các vƣờn cây ăn trái vùng nhiệt đới. Mực nƣớc và biên độ triều khá cao, cƣờng
độ truyền triều mạnh, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên tiềm
năng tự chảy cho cây trồng khá lớn, khả năng tiêu rút tốt nên ít bị tác hại do
mùa lũ hàng năm gây ra.
Thổ nhƣỡng: Tam Bình có 3 nhóm đất là đất phèn 17.849 ha (chiếm
67,51%), đất phù sa 83.845 ha (32,06%) và đất giồng khoáng sản rất quý giá.
Cấu tạo địa chất, có các loại đất mềm: Đất sét, đất cát và cát pha tạp chất hữu
cơ – Đất sét với trữ lƣợng lớn thuận lợi dùng làm nguyên liệu cho việc xây
dựng các nhà máy sản xuất gạch, ngói, gốm mỹ nghệ xuất khẩu,…