Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

bien phap thi cong BTNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.55 KB, 8 trang )

THI CÔNG THẢM BTNN

1 - BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG :
1.1 - THỜI HẠN THI CÔNG:
Triển khai thảm BTN ngay sau khi nhận bàn giao nền đá.

1.2 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG:
a) Lán trại tạm và kho bãi:
Lán trại tạm và bãi tập kết xe máy, vật liệu được bố trí gần chân công trình
để dể thi công và quản lý không làm ảnh hưởng đến khu vực chung quanh.

b) Ban chỉ huy công trường đều được trang bị điện thoại di động làm việc.

c) Mặt bằng thi công:
Mặt bằng thi công được dọn sạch, cân chỉnh cao trình cắm mốc thi công

d) Thiết bị, máy móc phục vụ thi công:
Thiết bị thi công được bố trí tại công trường 24/24 gồm:
- Xe chở BTN: thùng xe kim loại, được quét xà phòng trước khi chở BTN, dùng
bạt che phủ để tránh rơi vãi và giữ được nhiệt độ cao bảo đảm nhiệt độ BTN
khi thảm t ≥ 120°C.
- 1 xe thảm bê tông nhựa hiệu Vogele SUPER 1600-1: Thiết bị điều khiển tấm
lèn chặt và tấm là loại có thể điều chỉnh được bằng tay, bán tự động hoặc tự
động hoàn toàn, đảm bảo tạo ra lớp BTN bằng phẳng, nhẵn ngay cả khi bề
mặt bên dưới bị gồ ghề, có khả năng nhận biết được độ dốc của dây dọi. Tấm
lèn chặt và tấm là phẳng được đốt nóng tự động khi máy rải hoạt động.
- 2 xe lu bánh thép 10T: xe lu tự hành, có trang bị hệ thống tưới nước để
tránh hiện tượng nhựa dính bám vào xe lu.
- 1 xe lu bánh hơi 16T: xe lu tự hành, có trang bị hệ thống tưới nước.
- 1 máy thổi bụi mini kết hợp vệ sinh thủ công bằng chổi quét
f) Kho chứa vật liệu :


g) Chuẩn bị vật liệu để sản xuất BTN;
- Trước khi tiến hành sản xuất BTN Nhà thầu sẽ xuất trình đầy đủ các chứng


chỉ thí nghiệm các loại vật liệu dùng để sản xuất hỗn hợp BTN và được TVGS
và Chủ đầu tư theo dõi và kiểm tra ;
1.3 - TỔ CHỨC NHÂN LỰC TẠI HIỆN TRƯỜNG
a/ Ban chỉ huy công trường : 01 chỉ huy trưởng, 01 Giám sát kỹ thuật, 1 đội
trưởng.
b/ Bộ phận trực tiếp thi công : 5 công nhân vệ sinh, 7 công nhân thảm nhựa,
là đội công nhân có tay nghề hỗn hợp.
2 - CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG CHÍNH :
2.1.Sản xuất hổn hợp bê tông nhựa:
- Hỗn hợp BTNN lấy từ trạm Long Thành cách công trường 45km, cấp phối
BTNN sẽ được cung cấp để phê duyệt theo quy định
Trạm trộn:
- Trạm trộn mẻ có công suất 120 tấn/giờ, điều khiển tự động bằng máy tính,
đủ khả năng sản xuất và cung cấp liên tục cho dự án.
- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
Vận chuyển BTN:
- Dùng xe (có trọng tải 10 – 15T) để vận chuyển BTN. Việc chọn xe vận
chuyển đã xét đến sự phù hợp với công suất của trạm trộn và của máy rải, cự
ly vận chuyển đảm bảo sự liên tục nhịp nhàng của các khâu.
- Cự ly vận chuyển bảo đảm nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải không nhỏ hơn
1200C, thùng xe phải sạch, kín và quét lớp mỏng dung dịch xà phòng vào
đáy và thành thùng (không dùng dầu mazut hoặc các dung dịch hoà tan
được bitum).
- Mỗi chuyến ôtô vận chuyển BT nhựa phải có phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt
độ, khối lượng chất lượng, thời điểm xe đi và nơi tới. Trước khi đổ BTN vào
phễu máy rải phải kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế.


2.2. Chuẩn bị bề mặt rải:
- Vệ sinh bề mặt chuẩn bị thảm nhựa bằng máy thổi bụi, sử dụng chổi quét
do công nhân làm.
- Tưới lớp nhựa dính bám: Nhũ tương CRS1, tiêu chuẩn 1kg/1m2.
- Thảm BTN lớp 1.
- Vệ sinh bề mặt chuẩn bị thảm nhựa lớp 2.
- Tưới lớp nhựa dính bám: Nhũ tương CRS1, tiêu chuẩn 0,5kg/1m2.
- Thảm BTN lớp 2.
- Không cần căng dây lấy cao độ vì đã có sẵn bó vỉa.
2.3. Rải bê tông nhựa nóng


- Sử dụng máy rải thảm (có chiều rộng một vệt rải là 3.0 đến 5.5 m, dung
tích của phễu chứa 10T) .
- Mặt đường rộng 6.0m – 10.m được chia làm hai vệt rải và tiến hành rải từng
vệt một chiều dài mỗi vệt rải tuỳ thuộc vào sơ đồ thi công.
- Chỉ được thi công lớp BTN trong những ngày trời không mưa, móng đường
khô ráo, nhiệt độ không khi thi công đảm bảo theo qui trình và chỉ cho phép
rải khi độ bằng phẳng độ dốc dọc dốc ngang sai số nằm trong phạm vi cho
phép (theo quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường BTN nhựa).
- Máy rải sẽ được vận hành với vận tốc thích hợp sao cho bề mặt lớp bê tông
nhựa không bị nứt, gãy hoặc gồ ghề, trong trường hợp trên sẽ dừng việc rải
và kiểm tra sửa chữa trước khi tiếp tục sử dụng.
- Khi bắt đầu ca làm việc cho máy rải hoạt động không tải từ 10-15 phút để
kiểm tra máy móc, sự hoạt động của guồng xoắn và băng chuyền, đốt nóng
tấm là trước khi đổ nhận vật liệu từ xe đầu tiên sau đó điều khiển cho thùng
ben đổ từ từ hỗn hợp xuống phễu rải của máy.
- Khi hỗn hợp đã phân bố đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới
2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải tiến về phía trước theo vệt quy định.

Trong quá trình rải luôn luôn giữ cho hỗn hợp ngập 2/3 guồng xoắn.
- Phải thường xuyên dùng que sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày hỗn hợp
rải, khi điều chỉnh bề dày rải của hỗn hợp BTN thì phải vặn tay nâng hạ nhẹ
nhàng để lớp BTN không bị khấc. Trong suốt quá trình rải bắt buộc phải để
cho thanh đầm hoạt động.
- Cuối ngày làm việc phải để cho máy chạy không tải ra cuối vệt rải khoảng
5-7m mới ngừng hoạt động. Dùng bàn trang nóng, cào sắt vun vén cho mép
cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng góc với tim đường. Đặt
thanh gỗ chắc dọc theo vệt rải hoặc thanh ray trước khi lu lèn. Cuối ngày làm
việc xắn bỏ một phần hỗn hợp để mép chỗ nối tiếp dọc được ngay thẳng đủ
bề dày.
- Trước khi rải tiếp phải sửa lại mép vệt chỗ nối tiếp dọc và ngang, quét một
lớp mỏng nhựa lỏng đông đặc vừa hay nhũ tương nhựa phân tích nhanh để
đảm bảo dính kết tốt giữa vệt rải cũ và mới.
Khi máy rải làm việc bố trí công nhân dùng bàn trang, xẻng, cào sắt đi theo
máy làm các công việc sau:
- Té phủ hỗn hợp hạt nhỏ lấy từ trong phễu máy rải rải thành một lớp mỏng
dọc theo mối nối, san đều các chỗ lồi lõm của mối nối.
- Xúc bỏ những chỗ hỗn hợp mới rải bị thiếu hoặc quá thừa và bù vào chỗ đó
hỗn hợp tốt hơn.
- Gạt bỏ bù phụ những chỗ lồi lõm cục bộ trên bề mặt lớp BTN mới rải.
- Mép nhựa được xén thẳng hàng, gọn ghẽ. Vật liệu thừa do cắt xén sẽ được
vận chuyển ra khỏi phạm vi công trường và đổ thải tại nơi quy định.
- Xử lý mối nối: mối nối dọc và ngang được thi công so le để không chồng lên
nhau, các mối nối ngang được đặt thẳng hàng và lệch nhau ít nhất 15cm, đối
với mối nối nguội, trước khi rải tiếp giáp cần phải xén thẳng bề mặt tiếp xúc
và quét lên đó một nhựa dính bám.


2.4. Lu lèn

- Máy rải lớp BTN xong đến đâu thì phải lu lèn ngay đến đó, cần tranh thủ lu
lèn khi hỗn hợp còn giữa được nhiệt độ thì lu lèn có hiệu quả nhất. Phải tính
toán để đạt được tổng số lượt lu cần thiết trước khi nhiệt độ của lớp BTN
xuống dưới 700C.
- Trong quá trình lu lèn, phải thường xuyên làm ẩm mặt bánh lu sắt bằng
nước, khi hỗn hợp dính bánh xe lu thì phải dùng xẻng cào ngay và bôi ướt
mặt bánh lại, mặt khác dùng hỗn hợp nhiều hạt nhỏ lấp vào ngay chỗ bị bóc.
Bánh xe lu bánh hơi được bôi 1 lớp dầu chống dính bám để ngăn không cho
hổn hợp bê tông nhựa, đá dăm đen dính vào bánh lu.
- Khi máy lu khởi động, đổi hướng tiến lùi phải thao tác nhẹ nhàng máy lu
không được đỗ lại trên lớp BTN chưa lu lèn chặt chưa nguội hẳn.
Sau lượt lu đầu tiên phải kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m, bổ
khuyết ngay những chỗ lồi lõm chưa đạt yêu cầu.
- Việc đầm nén được thực hiện ngay sau khi rải. Xe lu bắt đầu từ mép ngoài,
chạy song song với tim đường, lượt lu sau đè lên ½ bề rộng lượt lu trước, sao
cho tạo thành độ dốc mui luyện của mặt đường. Khi lu đến phần tiếp giáp với
băng rải trước, mối nối dọc được lu trước. Tại những đoạn siêu cao trong
đường cong tiến hành lu dần từ phía thấp lên phía cao, chờm dần lên khe nối
dọc, song song với tim đường.
- Đầm nén bê tông nhựa được chia làm 3 giai đoạn (Sơ đồ lu 2):
+ Lu sơ bộ dùng lu bánh thép 8-10 T khi nhiệt độ hỗn hợp còn đang cao;
+ Lu lèn chặt: dùng lu bánh hơi 16T khi nhiệt độ vẫn còn cho phép để có thể
tạo độ chặt tối đa;
+ Lu hoàn thiện: bằng lu bánh thép 8-10T cho đến khi không còn vệt xe lu
trên mặt đường.


- Công tác lu lèn được tiến hành cho đến khi bề mặt lớp không còn vệt lu và
đạt độ chặt.
- Vận tốc xe lu không vượt quá 4km/giờ đối với lu bánh thép, và 15km/giờ đối

với lu bánh lốp, tránh được hiện tượng di chuyển , làm xô lệch và nứt gãy lớp
bê tông nhựa. Lộ trình lu không thay đổi hay đảo hướng đột ngột để khỏi làm
dịch chuyển hỗn hợp.
- Bề mặt hổn hợp sau khi lu lèn phải bằng phẳng, có độ mui luyện và độ dốc
với các dung sai cho phép. Bất kỳ vị trí nào mà hổn hợp bê tông nhựa bị rời
rạc hay gãy vỡ, lẫn bụi đất hoặc hư hỏng đều phải được đào bỏ và thay thế
bằng hỗn hợp bê tông nhựa nóng mới, lu lèn lại khớp với phần mặt đường
xung quanh.
- Không cho phép các thiết bị nặng đỗ trên bề mặt lớp bê tông nhựa đã hoàn
thành, nhưng chưa hoàn toàn nguội và đông cứng.
2.5.Công tác quản lý chất lượng xây dựng và thi công theo các quy
định sau:

TT

Tên điều lệ, quy trình

Số


I

Điều lệ chung

1

Nghị định quản lý chất lượng công trình

209/2004/NĐ-CP
49/2008/NĐ-CP


3

Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCVN 5038-91

II

Thi công – Nghiệm thu

1

Tổ chức thi công

TCVN 4453-1995

2

Sử dụng máy xây dựng – Yêu cầu chung

TCVN 4087-1985

ASTM D3515-96
3

Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công mặt đường bê
tông nhựa nóng.

& Specification of

project

3 - CÔNG TÁC KIỂM TRA – GIÁM SÁT THI CÔNG :
- Quy trình theo ISO.
- Biểu mẫu kèm theo

4 - AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP VỆ SINH
* An toàn lao động:
- Cán bộ, công nhân thi công phải được huấn luyện về an toàn lao động và
được trang bị đầy đủ bảo hiểm lao động.
- Trước khi thi công phải đặt dấu hiệu công trường ở đầu và cuối đoạn đường
thi công, công nhân phục vụ theo máy rải phải có ủng, găng tay, khẩu trang,
quần áo lao động phù hợp với công việc phải đi lại trên hổn hợp có nhiệt độ


cao,
- Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi công,
sửa chữa điều chỉnh để máy làm việc tốt
* Vệ sinh môi trường:
- Vệ sinh môi trường là một trong những việc làm thường xuyên và liên tục
trong suốt quá trình thi công. Tuyệt đối không cho nước thải phục vụ sinh
hoạt chảy tràn lan trên công trường mà phải có biện pháp khắc phục như đào
hố chứa, rút, luôn luôn dọn vệ sinh sạch sẽ tuyệt đối không được xả rác rưởi,
nhất là rác thải công nghiệp trên công trường thi công. Sau mỗi ngày làm
việc, phải huy động công nhân dọn vệ sinh trên công trường để giữ gìn vệ
sinh chung.
* Xử lý chất thải:
+ Xử lý chất thải ở dạng rắn :
- Chất thải rắn như : rác sinh họat, rác công nghiệp, bao bì các lọai phải được
thu gom vào nơi quy định, có thùng chứa có nắp đậy và đưa ra khỏi công

trường bằng xe tải có bạt che chở vào bãi đổ theo quy định.
- Trong công trường xây dựng nhà vệ sinh tạm cho trong nhân để tránh việc
phóng uế bừa bải gây mất vệ sinh trong công trường. Nhà vệ sinh phải bố trí
ở vị trí thích hợp : xa nguồn nước, cuối hướng gió…
+ Xử lý chất thải dạng lỏng :
Các chất thải dạng lỏng như : nước rửa xe, dầu thải, nhớt thải không được đổ
lan ra công trình mà phải đổ vào các thùng có nắp đậy kín.
+ Phòng chống nhiễm độc trong xây dựng :
- Chất độc là các chất hóa học có tác dụng xấu lên cơ thể con người và gây
ra sự phá họai các quá trình của sự sống bình thường. Các chất độc công
nghiệp có thể gây tác dụng có hại lên cơ thể con người dưới dạng nhiễm độc
hoặc tác dụng gây mê, người ta phân ra : nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc
mãn tính.
Do kết quả nhiễm độc mãn tính sinh ra bệnh nghề nghiệp. Cho nên tất cả các
chất độc dùng trong sản xuất đều coi là tác hại nghề nghiệp.
Tính độc hại phụ thuộc vào thành phần hóa học, cấu tạo của nó, vào tính
chất vật lý, trạng thái lý học, nồng độ và đường xâm nhập vào cơ thể. Cũng
như phụ thuộc phương tiện lao động sản xuất, tình trạng sức khỏe cơ thể.
Các chất độc công nghiệp xâm nhập cơ thể người chủ yếu qua đường hô hấp,
tiêu hóa và qua da.
Sự xâm nhập chất độc qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất vì các niêm mạc
mũi, miệng và họng có khả năng hấp thụ lớn.


Biện pháp để người công nhân tránh được sự nhiễm độc trong quá trình thi
công, công trường trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân tùy theo
công việc mà người công nhân được bố trí công tác.
+ Chống tiếng ồn trong xây dựng :
Các biện pháp chống tiếng ồn trong xây dựng là giảm tác dụng tiếng ồn đối
với người làm việc, có thể thực hiện bằng các cách sau :

- Làm giảm tiếng ồn phát ra của máy móc và động cơ.
- Làm cách âm các phòng với các nguồn ồn, tiếng ồn bên ngòai.
- Sử dụng các thiết bị phòng hộ cá nhân.
5 - QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG :
Trong quá trình triển khai thực hiện đơn vị chúng tôi tuân thủ các qui định
hiện hành của nhà nước như Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính Phủ
ban hành và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng cơ bản và các tiêu chuẩn áp dụng trong thi công và
nghiệm thu.
6 – KẾT LUẬN :
- Biện pháp tổ chức và kỹ thuật thi công được lập trên cơ sở khảo sát hiện
trường, yêu cầu kỹ mỹ thuật, chất lượng tiêu chuẩn vật liệu của hồ sơ mời
thầu và tiêu chuẩn Việt Nam.
- Trong quá trình thi công, căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể các biện pháp
sẽ được điều chỉnh cho phù hợp theo chỉ thị hướng dẫn và phê duyệt của Chủ
đầu tư và TVGS.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×