Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phương pháp dạy học phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật môn sinh học 10 cơ bản ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.38 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
- Với nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay thì Ngành Giáo dục và Đào tạo
đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp bậc học đó là
“học phải đi đôi với hành”. Phong trào này đã và đang trở nên phổ biến mà tất cả
những người làm công tác giáo dục và được hưởng ứng một cách tích cực.
- Bản thân tôi cũng là một trong những người được xã hội tôn vinh là “Kĩ sư
tâm hồn”, cũng ôm ấp trong mình biết bao nhiêu là ước mơ sẽ góp phần đạo tạo
một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, biết cách vận dụng kiến thức học tập được vào
thực tiễn sản xuất.
- Với lượng kiến thức phong phú như môn Sinh học, và rất nhiều phần học có
thể áp dụng thực tiễn sản xuất thì tôi mạnh rạn đề xuất sáng kiến của mình là
“Phương pháp dạy học phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật môn sinh
học 10 cơ bản ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương” để dạy cho học
sinh. Và tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình đã thực hiện để quý đồng nghiệp
tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn sản xuất tạo điều kiện cho
các em bộc lộ năng lực, sở trường, hứng thú đối với một ngành nghề, một công
việc nào đó. Thông qua đó giáo viên truyền cảm hứng cho học sinh con đường phát
triển sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh ở địa phương
- Cùng đó thông qua việc thường xuyên được tiếp cận với các hoạt động thực
tiễn sản xuất, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc gắn lý thuyết với thực
hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, kích thích hứng thú trong việc
tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:

1



- Nội dung chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật – Sinh học 10
cơ bản
- Một cơ sở sản xuất nước mắm ở địa phương
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động nhóm
- Quan sát trực quan
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Các câu hỏi liên quan đến sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật được sử dụng
trong bài học gắn liền với đời sống hàng ngày, thực tiễn sản xuất.
- Học sinh được tiếp cận thực tế với cơ sở sản xuất ở địa phương
- Tạo sự hứng thú cho cả người dạy và người học
- Học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được để giải thích các giai đoạn
trong quy trình sản xuất nước mắm mà các em trực tiếp quan sát tại cơ sở sản xuất
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
- Trước đây thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với
thực tiễn sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”, đã có một số mô
hình trường vừa học vừa làm, tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất kinh
doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu
quả giáo dục cao.
- Gần đây mô hình trường học mới, một trong những hoạt động được đặt ra là
tổ chức cho học sinh vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trường vào
thực tiễn sản xuất ở địa phương.
- Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất ở địa phương là nguồn
tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có
thường mang tính tự phát. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những hoạt động sản xuất

2



muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được các nhà trường biết đến và
tận dụng. Do đó hiện nay học đi đôi với hành và gắn với thực tiễn sản xuất là việc
đổi mới cần thiết trong phương pháp dạy và học ở các trường THPT.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Trong những năm qua hoạt động đổi mới hình thức và phương pháp dạy học
ở cấp THPT đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu. Tuy
nhiên việc truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của
nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp
các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn
hạn chế.
- Do Sinh học là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng thực
tiễn vì thế trong quá trình dạy và học chúng ta sẽ thường gặp một số khó khăn nếu
chỉ dạy lí thuyết trên lớp.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học, phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
- Từ việc giao quyền chủ động cho cơ sở, giáo viên điều chỉnh khung phân
phối chương trình, thời gian giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà
trường nên giáo viên có điều kiện áp dụng các hình thức tổ chức và phương pháp
dạy học tiến tiến, một trong những phương pháp đó là vận dụng tổng hợp kiến thức
vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn sản xuất.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Bảng kế hoạch giảng dạy:
Phương pháp dạy học phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật môn
sinh học 10 gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương được chia thành 5 tiết
Tiết

Tên bài dạy


3

Địa điểm


1
2
3

Sinh trưởng của vi sinh vật
Lớp học 10A2,6
Sinh sản của vi sinh vật
Lớp học 10A2,6
Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh Lớp học 10A2,6

4

vật
Tìm hiểu thực tế một đơn vị sản xuất nước mắm tại Số 60 - Phường
Sầm Sơn

Trường Sơn - Sầm

Sơn – Thanh Hóa
Tìm hiểu thực tế một đơn vị sản xuất nước mắm tại Số 60 - Phường

5

Sầm Sơn


Trường Sơn - Sầm
Sơn – Thanh Hóa

2.3.2. Nội dung giảng dạy từng tiết:
Tiết 1+2: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
I.

MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh (HS) có khả năng:
1. Kiến thức:

- Định nghĩa được sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Phát biểu khái niệm thời gian thế hệ và tính được thời gian thế hệ.
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích
được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không
liên tục.
- Trình bày được đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
- Trình bày được khái niệm sinh sản của vi sinh vật.
- Trình bày được các hình thức sinh sản của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân
thực.
- Lấy được các ví dụ về sự sinh trưởng của các quần thể sinh vật ngoài thực tế.
- Phân biệt được giữa nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.
- Phân biệt được điểm khác nhau ở sinh sản ở sinh vật nhân sơ và sinh sản ở
sinh vật nhân thực.
- Vận dụng phương pháp nuôi cấy liên tục vào trong sản xuất và đời sống tạo
sản phẩm hữu ích.
1. Kỹ năng:
- Quan sát, nhận xét
4



-

T duy v tr li cõu hi.
Lng nghe, tip nhn v h thng húa li kin thc kin thc.
Lm vic nhúm, t hc.
p dng cụng thc lm bi tp.

2. Thỏi :
- Phỏt huy tớnh tớch cc trong gi hc.
- í thc c nhng li ớch ca vi khun i vi con ngi.
- Hỡnh thnh ý thc v sinh an ton thc phm v phũng trỏnh cỏc bnh v
ng tiờu húa.
3. Nng lc hng ti:
- Nng lc chung:
o T ch v t hc.
o Giao tip v hp tỏc.
o Gii quyt vn v sỏng to.
- Nng lc riờng:
o Tớnh toỏn.
o Tỡm hiu t nhiờn, xó hi v khoa hc.
II. Chun b ca giỏo viờn v hc sinh
*Chun b ca GV: Phiu hc tp: c im ca cỏc pha sinh trng.
Pha tim phỏt

Pha ly tha

Pha cõn bng


Pha suy vong

*Chun b ca hc sinh: SGK 10 C bn
III. Phng phỏp k thut dy hc ch yu
- Vn ỏp, Trc quan, Din ging, Hot ng nhúm
- Hỡnh 25, hỡnh 26.2, hỡnh 26.3 SGK v hỡnh phõn ụi vi khun (GV v)
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. n nh lp (1p) : kim tra s s.
2. Kim tra bi c: khụng kim tra.

5


3. Tiến trình bài mới :
3.1. Hoạt động tình huống xuất phát ( 4 phút khởi động) :
GV: Từ 1 cá thể ban đầu có thể tạo ra cá thể mới, quá trình đó được gọi là gì?
HS: Quá trình sinh sản?
GV: Ở THCS ta đã học thực vật động vật đều có quá trình sinh sản để duy trì nòi giống.
Vậy ở vi sinh vật (VSV) quá trình sinh sản cũng để duy trì nòi giống. Vậy sinh sản của
VSV là gì? Muốn VSV sinh sản thì chúng phải trải qua quá trình sinh trưởng rồi mới
sinh sản được. Vậy thì ở đây chúng ta có 2 vấn đề là sinh trưởng VSV là gì? Và VSV
sinh sản như thế nào?
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức :
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật (15 phút)
* Mục tiêu:
- Định nghĩa được sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Phát biểu khái niệm thời gian thế hệ và tính được thời gian thế hệ.
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Vấn đáp- gợi mở; nêu và giải quyết vấn đề.
Nội dung
Hoạt động của GV và học sinh

I. Khái niệm về sinh trưởng
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ cho
Sinh trưởng của vi sinh vật là sự gia tăng số biết thế nào là sinh trưởng của
lượng tế bào vi sinh vật của quần thể.
quần thể VSV?
HS: TL
Định nghĩa: Thời gian thế hệ là thời gian từ VK E.Coli bảng và diễn giảng:
khi sinh ra từ một tế bào VSV cho đến khi tế Ban đầu VK E. Coli có 1 tế bào,
bào đó phân chia xong hoặc thời gian cần sau 20’ phân chia thành 2 tế bào,
thiết để cả quần thể tăng gấp đôi.
thêm nữa 20’ phân chia thành 4 tế
Công thức
bào VK E. Coli. Như vậy, các em
+ Thời gian thế hệ:
thấy, cứ sau 20’ VK E. Coli sẽ
g=t/n
phân chia 1 lần. Khoảng thời gian
n: số lần phân chia của 1 tế bào
20’ đó gọi là thời gian thế hệ. Vậy
t: thời gian phân chia
em nào khái niệm lại cho cô Thời

6


g: thời gian thế hệ
gian thế hệ là gì?
+ Số lượng tế bào của quần thể sau thời - Vậy ở đây tổng thời gian để tạo
ra 4 tế bào E. coli là 40 phút (t) và
gian t:

số lần phân chia (n) 2 lần nên có
Nt = N0 * 2n
thời gian thế hệ (g) là 20 phút.
Nt: số lượng cá thể trong quần thể sau phân - Nêu cho cô công thức tính thời
chia
gian thế hệ?
N0: số lượng cá thể trong quần thể lúc ban đầu - Lưu bảng.
Lưu ý: t và g phải cùng đơn vị thời gian.
- Từ sơ đồ sinh sản của E. coli ở
GV: yêu cầu học sinh nhận xét về tốc độ phân trên ta có thể viết ngắn gọn:
chia của VSV? và có ý nghĩa gì trong đời sống 1 TB n lần phân chia
2n
HS: nhanh, ý nghĩa 2 mặt
N0 n lần phân chia
Nt?
Lợi: sử dụng trong sản xuất
Theo phương thức tăng suất em sẽ
Hại: gây bệnh nhanh cho con người
có Nt là gì?
GV: vd sản xuất axit amin, lên men...
 Nt = N0 * 2n
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn (30 phút)
* Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích
được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không
liên tục.
- Trình bày được đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Thảo luận nhóm.
Nội dung
1.Nuôi cấy không liên tục.

- Môi trường nuôi cấy không
liên tục : Là môi trường nuôi
cấy không được bổ sung chất
dinh dưỡng và không được
lấy đi các sản phẩm chuyển
hoá trong quá trình nuôi cấy.
- Trong môi trường nuôi cấy
không liên tục, quần thể vi

Hoạt động của GV và HS
Trong thực tế đời sống, con người đã vận dụng đặc
điểm sinh trưởng của chúng để nuôi cấy và thu sinh
khối mang lại nhiều lợi ích. Đặc điểm các hình thức
nuôi cấy đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời ở
mục II.
- Có mấy kiểu nuôi cấy VSV?
HS: TL
GV: Ví dụ: làm cải ngâm giấm để khoảng 1 -2 ngày
cải không chua, và độ chua tăng nhanh dần đến rất
chua. Một thời gian lâu không sử dụng thì có mùi hôi
và cải bị hư.

7


sinh vật sinh trưởng theo 4
pha: Pha tiềm phát, pha luỹ
thừa, pha cân bằng và pha

=> Đây là ví dụ cho môi trường nuôi cấy không liên

tục.
- Qua ví dụ hãy cho biết môi trường nuôi cấy không
liên tục là gì?

suy vong
a. Pha tiềm phát: Vi
khuẩn thích nghi với môi
trường, không có sự gia tăng
số lượng tế bào, enzim cảm
ứng hình thành để phân giải
các chất.
b. Pha luỹ thừa: Trao đổi
chất diễn ra mạnh mẽ, số
lượng tế bào tăng theo cấp
số nhân, tốc độ sinh trưởng
cực đại.
c. Pha cân bằng: Số lượng
tế bào đạt cực đại và không
đổi theo thời gian (số lượng
tế bào sinh ra tương đương
với số tế bào chết đi).
d. Pha suy vong: Số lượng
tế bào trong quần thể giảm
dần (do chất dinh dưỡng
ngày càng cạn kiệt, chất độc
hại tích luỹ ngày càng nhiều)

- Nhận xét và lưu bảng.
- Các em quan sát hình 25/tr.100 đường cong tăng
trưởng của quần thể vi khuẩn. Hoàn thành phiếu học

tập trong vòng 2 phút.
- Chia lớp 2 bàn thành 1 nhóm và phát phiếu học tập.
- Sửa phiếu học tập và rút ra đặc điểm của các pha
sinh trưởng.
- Lấy ví dụ về sinh trưởng không liên tục mà em biết?
HS: TL
GV: Làm sữa chua, ngâm rượu nho...
Là ví dụ về nuôi cấy ko liên tục được ứng dụng trong
sản xuất
- Chuyển ý: Giấm là 1 gia vị thường được sử dụng.
Để nuôi được giấm thì khi lấy đi nước giấm chua
người ta sẽ bỏ thêm rượu hoặc nước dừa vô. Quá
trình này sẽ được lập đi lập lại.
- Đó là ví dụ điển hình của môi trường nuôi cấy liên
tục.
- Vậy môi trường nuôi cấy không liên tục là gì?
- Môi trường Nuôi cấy không liên tục có mấy pha?
Kể tên?
- Vậy tại sao môi trường nuôi cấy không liên tục
không có pha suy vong?
- VK E.Coli có nhiều trong đường ruột người, đó là
môi trường nào? Vì sao?
- GV nhận xét, bổ sung (mở rộng): Dạ dày luôn
được cung cấp thức ăn từ miệng và lấy đi sản phẩm

2. Nuôi cấy liên tục:

(đưa thức ăn xuống ruột) nên nó được xem là nơi nuôi

8



Là môi trường nuôi cấy

cấy liên tục đối với VSV ở dạ dày. Cũng chính vậy,

được bổ sung thường xuyên

chúng ta phải rèn luyện thói quen ăn chín uống sôi,

chất dinh dưỡng và loại bỏ

thực phẩm thì phải rửa sạch, nấu chín trước khi ăn,

không ngừng các chất thải

nếu không khi ăn VSV vào gặp môi trường thuận lợi

trong quá trình nuôi cấy.

sẽ phát triển nhanh chóng gây ra bệnh đường ruột như

đau bụng, tiêu chảy, dịch tả,...
Hoạt động 3: Tìm hiểu sinh sản của vi sinh vật ( 30 phút)
* Mục tiêu:
- Phân biệt được điểm khác nhau ở sinh sản ở sinh vật nhân sơ và sinh sản ở
sinh vật nhân thực.
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Thảo luận nhóm.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS

1. sinh sản ở VSV -GV: Thế nào là sinh sản ở VSV
nhân sơ
HS: TL
- Phân đôi
GV: Nhắc lại kiến thức cũ: Có mấy loại tế bào VSV?
- Do sự khác biệt về cấu tạo tế bào nên sinh sản ở nhân sơ
- Nảy chồi
và nhân thực cũng có những nét khác nhau.
- Sinh sản bằng bào tử
- Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sinh sản ở vi sinh vật nhân
2. Sinh sản ở VSV sơ.
- Dựa vào SGK cho cô biết có mấy hình thức sinh sản ở
nhân thực
VSV nhân sơ?
- Phân đôi : Nấm men
- Cho HS quan sát hình ảnh vi khuần phân đôi. Giáo viên và
rượu rum
HS cùng phân tích hình.
- Nảy chồi: Nấm men - Quan sát SGK và trả lời cho cô có mấy kiểu sinh sản bằng
bào tử?
rượu
- Lắng nghe và lưu bảng
- Nội bào tử có phải là một hình thức sinh sản không? Vì
- Sinh sản bằng bào tử: sao?
+ vô tính bằng bào - Nhận xét: đây không phải là hình thức sinh sản. mà Khi
gặp điều kiện bất lợi tế bào sinh dưỡng bên trong hình thành
tử kín hay bằng bào tử nội bào tử
trần
- Chuyển ý: Vậy sinh sản của VSV nhân thực như thế nào?
HS: TL


9


+ hữu tính bằng - Cũng tương tự nhân sơ nhân thực cũng có sinh sản bằng
cách tiếp hợp như nấm bào tử, phân đôi và nảy chồi
- Quan sát hình 26.3. Có mấy loại sinh sản bằng bào tử?
sợi
- Nhận xét và lưu bảng.
4.Củng cố:
- Trong quá trình làm sữa chua là kiểu nuôi cấy gì, giai đoạn mang sữa vào tủ
lạnh để sử dụng dần là giai đoạn nào của quá trình nuôi cấy?
- Giáo viên nói về quá trình sản xuât mì chính (nuôi cấy liên tục, nhờ vsv,
sản xuất ra axit glutamic là nguyên liệu sản xuất mì chính)
5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)
- Đọc phần em có biết
- Về nhà đọc bài và trả lời câu hỏi SGK trang 105.
Tiết 3: Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức.
- Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi
sinh vật.
- Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nêu một số ứng dụng con người đã sử dụng các chất hóa học và các yếu tố vật lí
để khống chế vi sinh vật có hại.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.

- Nhận thức được tầm quan trọng của vi sinh vật trong đời sống.
- Có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực
phẩm.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của GV.
- Bảng SGK/106.
- Phiếu học tập: “Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”.

10


Các yếu tố
vật lý

Ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV

Ứng dụng

Nhiệt độ
Độ ẩm
pH
Ánh sáng
Áp

suất

thẩm thấu

2. Chuẩn bị của GV: Xem trước bài.
III. Tiến trình bài học.

1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (2 phút)
Hãy nêu đặt điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không
liên tục?
3. Tiến trình bài mới :
3.1. Hoạt động tình huống xuất phát (2 phút khởi động) :
Trong môi trường thích hợp thì vi sinh vật sinh trưởng tăng theo cấp số nhân.
Nhưng thực tế thì sự sinh trưởng của vi sinh vật không tăng theo cấp số nhân vì
trong môi trường sống vi sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Đó là những
yếu tố nào và nó ảnh hưởng đến vi sinh vật như thế nào?
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức :
Hoạt động 1. Tìm hiểu các chất hóa học ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh vật (10 phút)
* Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi
sinh vật.
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Thảo luận nhóm, vấn đáp gợi mở

11


Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Chất hóa học ảnh hưởng đến VSV theo hai I. Chất hóa học.
1. Chất dinh dưỡng.
hướng là chất dinh dưỡng và chất ức chế.
- Chất dinh dưỡng là
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, mục
những chất giúp vi
1. Chất dinh dưỡng, trả lời câu hỏi:

sinh vật đồng hóa và
+ Để VSV sinh trưởng bình thường thì cần phải
tăng sinh khối hoặc
có những chất nào?
thu năng lượng gồm
+ Những chất này có vai trò gì đối với quá trình
các hợp chất hữu cơ
sinh trưởng của VSV?
và các chất vô cơ.
tố
sinh
+ Những chất này gọi là chất dinh dưỡng.Vậy - Nhân
trưởng là một số
chất dinh dưỡng là gì?
+ Một số chất hữu cơ (aa, VTM…) cần cho sự
sinh trưởng của VSV nhưng một số VSV không tự
tổng hợp được từ chất vô cơ. Những chất hữu cơ
đó gọi là gì?

chất

hữu



(aa,

VTM…) cần cho sự
sinh trưởng của VSV
nhưng một số VSV

không tự tổng hợp

+ Phân biệt VSV nguyên dưỡng và khuyết dưỡng?

được từ chất vô cơ.

+ Những VSV khuyết làm sao chúng có thể sinh - Dựa vào khả năng
trưởng được?

tổng

hợp

nhân

tố

+ Để nuôi cấy VSV khuyết dưỡng thì môi trường sinh trưởng, VSV
được chia làm 2
nuôi cấy phải đạt yêu cầu gì?
+



thể

tritophan

dùng VSV khuyết
âm)


để

kiểm

tra

dưỡng
thực

(E.coli

phẩm

triptophan hay không? Tại sao?

có + Nhóm VSV nguyên
dưỡng: tự tổng hợp

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục 2.
Chất ức chế sự sinh trưởng, trả lời câu hỏi:

nhóm:

được

các

nhân


tố

sinh trưởng.
+ Nhóm VSV khuyết

12


+ Chất ức chế sinh trưởng là gì?

dưỡng:

không

tự

+ Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng tổng hợp được các
trong bệnh viện, trường học và gia đình mà em nhân tố sinh trưởng.
biết?

2. Chất ức chế sự sinh

+ Cơ chế diệt khuẩn của từng chất đó là gì?

trưởng .

+ Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Hoạt động 2. Tìm hiểu các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi
sinh vật (20 phút)
* Mục tiêu:

- Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nêu một số ứng dụng con người đã sử dụng các chất hóa học và các yếu tố vật lí
để khống chế vi sinh vật có hại.
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Thảo luận nhóm, phiếu học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin II.
Các yếu tố lý học.
Nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng và áp suất
SGK. GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu
thẩm thấu là các yếu tố vật lý ảnh hưởng
HS hoàn thành phiếu học tập.
đến sinh trưởng của vi sinh vật.

Các yếu tốvật lý

Ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV Ứng dụng
-Nhiệt độ cao: thanh
-Ảnh hưởng lớn đến tốc độ các phản trùng.

Nhiệt độ

ứng sinh hoá trong TB -> VSV sinh sản -Nhiệt độ thấp: kìm
nhanh, chậm.

hãm sinh trưởng của
VSV.

13



-Nước là dung môi của các chất khoáng
dinh dưỡng.

Độ ẩm

- Khống chế sự sinh

- Nước là yếu tố hóa học tham gia vào trưởng của VSV.
quá trình thuỷ phân các chất.
-Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng,
hoạt động chuyển hóa vật chất trong

pH

TB, hoạt tính enzym, sự hình thành
ATP…
-Ảnh hưởng đến VK quang hợp.

Ánh sáng

- Tạo điều kiện môi
trường nuôi cấy thích
hợp.
- Tiêu diệt vsv bằng tia

-Tác động đến sự hình thành bào tử tử ngoại, hoặc ức chế
sinh sản, tổng hợp sắc tố…
VSV.
-Áp suất thẩm thấu là sự chênh lệch


Áp

suất

thẩm nồng độ giữa 2 bên màng sinh chất.

thấu

- Bảo quản thực phẩm.
-Mt ưu trương (nồng độ chất tan cao) → co

NS→ TB không phân chia được.
4. Củng cố.(4 phút)
Câu 1. Nhân tố sinh trưởng là:
a. Chất rất cần mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải thu nhận từ môi trường.
b. Chất rất cần và cơ thể tự tổng hợp được.
c. Chất không cần nhưng cơ thể tự tổng hợp được.
d. Chất không cần và cơ thể không tự tổng hợp được.
Câu 2. Canh cá, cá ướp muối, cá khô, theo em phương pháp bảo quản nào có thể bảo
quản cá được lâu hơn?
5. Hướng dẫn về nhà(1 phút)
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi lệnh trong SGK, câu hỏi cuối bài.
Tiết 4+5: Tìm hiểu thực tế đơn vị sản xuất nước mắm tại Thành Phố Sầm Sơn
I. Mục tiêu:
Sau khi tìm hiểu thực tế một đơn vị sản xuất, học sinh phải:

14



1. Về kiến thức:
- Biết vận dụng kiến thức của phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật để
giải thích các giai đoạn trong quy trình sản xuất nước mắm của cơ sở.
2 .Về kĩ năng:
-Kĩ năng xử lí thông tin cần thiết về đơn vị sản xuất và quá trình sản xuất của cơ
sở
-Kĩ năng quan sát điều kiện môi trường làm việc của cơ sở sản xuất nước mắm
3. Thái độ:
Đánh giá chính xác, khách quan thông tin tại cơ sở sản xuất
Có niềm say mê nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
sản xuất gia đình và địa phương
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chọn cơ sở sản xuất nước mắm “HẠNH KIM” địa chỉ số 10 đại lộ Lê Lợi,
Phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn. Ngày giờ tham quan: 8h00 ngày
18.03.2018. Nội dung tham quan, trình tự tham quan, phiếu thu hoạch để phát cho
học sinh, quà lưu niệm, cảm ơn lãnh đạo cơ sở sản xuất
Phiếu thu hoạch
1
2
3
4
5

Tên cơ sở sản xuất
Địa chỉ cở sở sản xuất
Người lãnh đạo cở sở sản xuất
Đối tượng lao động
Quy trình sản xuất

- Ghi rõ các bước
- Nêu rõ ứng dụng sinh trưởng , sinh sản vi sinh vật trong từng bước (nếu

6

có)
Thái độ của bản thân sau khi tham quan cơ sở sản xuất
.............ngày.......tháng.........năm 2018
Người ghi phiếu

15


2. Học sinh:
- Chuẩn bị phương tiện xe đạp, đồ dùng học tập, bút, vở, máy ảnh, máy quay...
- Lớp trưởng chuẩn bị lời cảm ơn lãnh đạo
- Tìm hiểu qua các thông tin cần thiết về cơ sở sẽ tham quan
III. Phương pháp dạy học
Trực quan, thuyết trình, giảng giải, hướng dẫn
IV.Tiến trình buổi tham quan
1.
2.

Ổn định tổ chức:
Bài mới:

Hoạt động 1: Tổ chức lớp đi đến địa điểm tham quan
Các tổ nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên đi đến địa điểm tập kết
Hoạt động 2: Học nội quy của cơ sở sản xuất nghe giới thiệu sơ qua về tình
hình của cơ sở

Đại diện của cơ sở giới thiệu quá trình sản xuất nước mắn
Hoạt động 3: Tham quan sản xuất
Học sinh xếp thành hàng theo tổ rồi đi lần lượt đi theo người hướng dẫn. Đi
theo trình tự sản xuất: Từ đầu vào quá trình chế biến đến đầu ra sản phẩm, ghi
chép, chụp hình, lại những quá trình sản xuất mà mình quan sát được
Hoạt động 4: Hoàn thành phiếu thu hoạch
Hoạt động 5: Đánh giá thu hoạch của học sinh qua phiếu tham quan
Giáo viên nhận xét bài thu hoạch của một số học sinh
Đáp án phiếu thu hoạch
1
2

Phiếu thu hoạch
Tên cơ sở sản xuất: Cơ sở sản xuất nước mắm Hạnh Kim
Địa chỉ cở sở sản xuất: 60, Đại lộ Lê Lợi, Phường Trường Sơn, Thành

3

Phố Sầm, Thanh Hóa
Người lãnh đạo cở sở sản xuất: Nguyễn Thị Kim

16


4
5

Đối tượng lao động: Con người
*Quy trình sản xuất: Gồm 4 bước cơ bản


Bước 1: Trộn cá với muối theo tỷ lệ 3 cá 1 muối có tác dụng làm cho hầu
hết các vi khuẩn gây ôi thiu ban đầu tồn tại trên cá sẽ chết đi nhanh chóng
sau khi tiếp xúc trực tiếp với muối
Vi sinh vật bị chết là do có sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường
bên trong VSV và bên ngoài môi trường (vận dụng kiến thức bài các yếu tố
ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật)
Bước 2: Gài nén chặt trong nhà tôn
Các vi sinh vật còn trong ruột cá sẽ phân giải phần thịt cá, các vi khuẩn này
khi gặp môi trường và điều kiện dinh dưỡng thích hợp sẽ tiết ra enzim làm
chất xúc tác đề phân giải protein thịt cá thành axit amin. Vì vậy hỗn hợp cá
được ủ trong môi trường nhiệt độ cao (nhà tôn) phù hợp cho enzim và các vi
sinh vật hoạt động tốt để chuyển cá đến thành phẩm
Bước 3: Kiểm tra chăm sóc trong vòng 18-24 tháng
Trong suốt quá trình ủ cá quá trình lên men thực sự bắt đầu thông qua hoạt
động của nhóm vi khuẩn len men lactic trong điều kiện kị khí
Lúc này hoạt động của vi sinh vật mạnh nhất, vi sinh vật sinh trưởng cực đại

17


tiết enzim chuyển hóa protein thịt cá thành các axit amin
Thời gian 18-24 tháng đảm bảo cho vi sinh vật phân hủy hết protein thịt cá
Bước 4: Kéo rút thành phẩm:
thu được dịch chiết (nước mắm nguyên chất rất giàu axit amim)
Thái độ của bản thân sau khi tham quan cơ sở sản xuất:

6

Yêu thích khoa học thực nghiệm
Sâm Sơn ngày 18 tháng 03 năm 2018

Người ghi phiếu
3.

Tổng kết hướng dẫn về nhà:
3.1.

Tổng kết:

Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước trong quy trình sản xuất nước
mắm
3.2. Hướng dẫn về nhà:
Chuẩn bị bài mới
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân đồng nghiệp và nhà trường
Kết quả khảo sát số học sinh tham gia xây dựng bài học, chất lượng bài kiểm tra năm
học 2017-2018 của 3 lớp 10A2, 10A4, 10A6
Phương pháp dạy học

Kết

hợp

ứng Thuyết

trình, Kết

hợp

ứng


dụng thực tế cơ vấn đáp, giảng dụng thực tế cơ
sở sản xuất
giải
sở sản xuất
Lớp
Lớp 10A2
Lớp 10A4
Lớp 10A6
Số HS tham gia phát 75% tổng số học 32% tổng số học 73% tổng số học
biểu xây dựng bài học
Số học sinh Giỏi
đạt điểm kiểm
tra phần sinh
trưởng

sinh

sinh của lớp
15%

sinh của lớp
9%

sinh của lớp
18%

Khá

67%


56%

69%

Trung

18%

30%

13%

bình

18


sản

của

vi yếu

sinh vật

kém

0%

5%


0%

0%

0%

0%

* Nhận xét:
Sau thời gian áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được của 3 lớp như sau:
* Số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài học tăng từ 41% đến 43%
* Kết quả bài kiểm tra:
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng từ 6% đến 9%
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá tăng từ 11% đến 13%
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình giảm từ 12% đến 17%
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu giảm 5%
3.

Kết luận và kiến nghị
3.1.

Kết luận:

Thông qua kết quả thực tế đã đạt được cho thấy chất lượng dạy học bộ môn
được nâng cao khá rõ trong đó tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng 6-9%, khá tăng 1113% cao, tỉ lệ học sinh yếu không còn.
Số học sinh tham gia xây dựng bài học tăng cao từ 41-43% so với việc ít hoặc
không lấy ví dụ thực tiễn sản xuất
Đa số học sinh hứng thú trong việc được thực tế cơ sở sản xuất vì rất gần gũi
với đời sống hằng ngày, học sinh được thõa sức khám phá, suy luận, liên hệ kiến

thức học được để giải thích các quá trình chế biến thực phẩm nhờ vi sinh vật.
Qua việc thực tế cơ sở sản xuất học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức được lâu
hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập. Nhờ đó, hiệu quả học tập sẽ được nâng
cao.
3.2.

Kiến nghị:

Về phía trường: Hỗ trợ thêm về phương tiện đi thực tế nhằm phục vụ tốt hơn
cho công tác dạy học của giáo viên.

19


Về phía ngành: Tổ chức thêm cho giáo viên các buổi tập huấn thực tế cơ sở
sản xuất để có thêm bài học kinh nghiệm cho phương pháp dạy học thực tế.
Thanh Hóa, tháng 05 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của người khác.

Đỗ Thị Phương

20



×