Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT MỘT SỐ THỨC ĂN ĐẬM ĐẶC ĐỂ SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.13 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------

NGUYỄN VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT MỘT SỐ THỨC ĂN ĐẬM ĐẶC
ĐỂ SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành
Mã số

: Chăn nuôi thú y
: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học

: TS. NGUYỄN VĂN KIỆM

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo
chân tình từ rất nhiều đơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp.
Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho
tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ
nhiệt tình của Thầy giáo – TS. Nguyễn Văn Kiệm là người trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy,
cô trong khoa, các thầy cô trong Viện Đào tạo Sau đại học.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Trạm thú y huyện Chương Mỹ, Công ty
TNHH Thiên Tân và gia đình Thủy Xuân Tiên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
thực hiện tốt đề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đinh, người thân, bạn bè
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quang

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

viii

Danh mục ảnh, biểu đồ

x

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ


1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu của đề tài

2

2.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3

2.1.

Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam

3

2.1.1.

Vị trí của ngành chăn nuôi lợn trong chuỗi cung cấp thực phẩm


3

2.1.2. Lợi ích kinh tế của ngành chăn nuôi lợn nước ta

3

2.1.3. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới

4

2.1.4. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam

4

2.1.5. Các giống lợn được nuôi ở Việt Nam

5

2.2.

6

Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt

2.2.1. Năng lượng

7

2.2.2. Protein và axit amin


7

2.2.3. Khoáng chất

15

2.2.4. Vitamin

17

2.2.5. Nước

17

2.3.

17

Khả năng sinh trưởng và sự phát triển của lợn thịt

2.3.1. Khả năng sinh trưởng

17

2.4.

20

Các loại thức ăn của lợn


iii


2.4.1. Thức ăn công nghiệp

20

2.4.2. Nguyên liệu sản xuất thức ăn đậm đặc

20

2.4.5. Nhóm nguyên liệu chính cung cấp năng lượng.

23

2.3.6. Nhóm nguyên liệu giàu khoáng đa lượng, vi lượng

23

2.3.7. Các axit amin công nghiệp

24

2.4.8. Các enzym tiêu hoá

25

2.4.9. Các chất bổ sung không dinh dưỡng

26


2.4.

Nguồn thức ăn được sử dụng để trộn với thức ăn đậm đặc ở các
địa phương

27

Vai trò của thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi

29

2.5.1. Đặc điểm của thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn

30

2.5.2. Nguyên liệu sản xuất thức ăn cần được kiểm tra thường xuyên

33

2.5.

3.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34

3.1

Nội dung nghiên cứu


34

3.2.

Vật liêu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

34

3.2.1

Đối tượng nghiên cứu

34

3.2.2. Vật liệu nghiên cứu

34

3.2.3. Thí nghiệm trên động vật nuôi

38

3.3.

Phương pháp nghiên cứu

41

4.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

44

4.1.

Giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần làm thí nghiệm

44

4.2.

Kết quả thí nghiệm

48

4.2.1. Khối lượng cơ thể lợn

48

4.2.2. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối củ lợn nuôi thịt

52

4.5.

Sinh trưởng của lợn qua các giai đoạn thí nghiệm

56


4.6.

Khả năng thu nhận thức ăn

58

iv


4.7.

Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn

61

4.8.

Khả năng cho thịt của các con lợn thí nghiệm

66

4.9.

Tình hình mắc bệnh của đàn lợn thí nghiệm

68

5.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

71

5.1.

Kết luận

71

5.2.

Đề nghị

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
13
14
15
16
17
18
19

Chữ viết tắt

cal
kcal
Mcal
GE
DE

Chữ viết đầy đủ

Cu
TĂCN
C1.1

Calories
Kilocalories

Megacalories
Năng lượng thô
Năng lượng tiêu hoá
Năng lượng trao đổi
Năng lượng thuần
Lưu huỳnh
Canxi
Photpho
Natri
Magie
Kali
Đồng
Thức ăn chăn nuôi
Trộn từ đậm đặc đặt sản xuất loại cao, đạm 44% protein

C1.2

với ngô, sắn, cám gạo cho lợn thí nghiệm lô 1 từ 20 – 50kg.
Trộn từ đậm đặc đặt sản xuất loại cao đạm 44% protein với

C2.1

ngô, sắn, cám gạo cho lợn thí nghiệm lô 1 từ 50 - xuất.
Trộn từ đậm đặc đặt sản xuất loại cao đạm 44% protein với

C2.2

ngô, cám gạo cho lợn thí nghiệm lô 2 từ 20 – 50kg.
Trộn từ đậm đặc đặt sản xuất loại cao đạm 44% protein với


ME
NE
S

Ca
P

Na
Mg
K

ngô, sắn, cám gạo cho lợn thí nghiệm lô 2 từ 50kg đến khi
T1.1

xuất chuồng.
Trộn từ đậm loại cao đạm 44% protein bán trên thị theo
khuyến cáo của nhà sản xuất cho lợn thí nghiệm lô 3 từ 20

T1.2

– 50kg
Trộn từ đậm đặc loại cao đạm 44% protein bán trên thị
trường theo khuyến cáo của nhà sản xuất cho lợn thí
nghiệm lô 3 từ 50kg đến khi xuất chuồng.

vi


C’1.1


Trộn từ đậm đặc đặt sản xuất loại cao, đạm 44% protein

C’1.2

với ngô, sắn, cám gạo cho lợn thí nghiệm lô 1 từ 20 – 50kg.
Trộn từ đậm đặc đặt sản xuất loại cao đạm 44% protein với

C’2.1

ngô, sắn, cám gạo cho lợn thí nghiệm lô 1 từ 50 - xuất.
Trộn từ đậm đặc đặt sản xuất loại cao đạm 44% protein với

C’2.2

ngô, cám gạo cho lợn thí nghiệm lô 2 từ 20 – 50kg.
Trộn từ đậm đặc đặt sản xuất loại cao đạm 44% protein với
ngô, sắn, cám gạo cho lợn thí nghiệm lô 2 từ 50kg đến khi

T’2.1

xuất chuồng.
Trộn từ đậm loại cao đạm 44% protein bán trên thị theo
khuyến cáo của nhà sản xuất cho lợn thí nghiệm lô 3 từ 20

T’2.2

– 50kg
Trộn từ đậm đặc loại cao đạm 44% protein bán trên thị
trường theo khuyến cáo của nhà sản xuất cho lợn thí
nghiệm lô 3 từ 50kg đến khi xuất chuồng.


vii


DANH MỤC BẢNG
STT

2.1:

Tên bảng

Trang

Axit amin giới hạn thứ nhất và thứ hai trong một số guyên liệu
làm thức ăn cho lợn (Robert, 205)

12

3.1.

Nguyên liệu sản xuất thức ăn đậm đặc

35

3.2.

Thành phần dinh dưỡng các nguyên liệu sẵn có tại các địa
phương

35


3.3.

Công thức đậm đặc cao đạm 44% protein

36

3.4.

Công thức đậm đặc thấp đạm 40% protein

37

3.5.

Khẩu phần được trộn từ thức ăn đậm đặc đạm cao 44% protein

39

3.6.

Khẩu phần được trộn từ thức ăn đậm đặc đạm cao 40% protein
40

4.1.

Thành phần dinh dưỡng của công thức phối trộn cho lợn từ 20 –
50 kg (C1.1; C2.1; C’1.1; C’2.1)

4.2.


Thành phần dinh dưỡng của công thức phối trộn C1.2; C2.2;
C’1.2; C’2.2 cho lợn từ 50 kg đến xuất chuồng

4.3.

47

Nhu cầu axit amin hàng ngày của lợn choai cho ăn tự do (90%
vật chất khô)

4.5.

48

Khối lượng cơ thể lợn thí nghiệm ăn khẩu phần trộn từ thức ăn
đậm đặc cao đạm 44% protein (kg/con)

4.6.

49

Khối lượng cơ thể lợn thí nghiệm ăn khẩu phần trộn từ thức ăn
đậm đặc cao đạm 40% protein (kg/con)

4.7.

46

Nhu cầu axit amin trong khẩu phần của lợn thịt cho ăn tự do

(90% vật chất khô)

4.4.

45

50

Ảnh hưởng của các khẩu phần được phối trộn từ thức ăn đậm
đặc cao đạm 44% với lợn thí nghiệm (gam/con/ngày)

viii

53


4.8.

Ảnh hưởng của các khẩu phần được phối trộn từ thức ăn đậm đặc
thấp đạm 40% protein với lợn thịt (gam/con/ngày)

54

4.9.

Sinh trưởng của lợn qua các giai đoạn thí nghiệm

57

4.10.


Lượng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm

58

4.11.

Lượng thức ăn thu nhận trung bình của lợn qua các giai đoạn
(kg/con/ngày)

60

4.12.

Lượng axit amin cung cấp hàng ngày của lợn nuôi thí nghiệm

61

4.13.

Hiệu quả sử dụng thức ăn ( kg TĂ/kg tăng trọng)

62

4.14.

Đánh giá mức độ chi phí thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt
(đồng/kg thịt)

65


4.15.

Kết quả mố khảo sát lợn thí nghiệm (mỗi lô mổ 3 con)

67

4.16.

Lịch tiêm phòng vaccine và phòng bệnh cho đàn lợn nuôi thí

4.17.

nghiệm

68

Tình hình mắc bệnh của đàn lợn thí nghiệm

69

ix


DANH MỤC ẢNH, BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang


Hình 4.1. Hình ảnh chăn nuôi lợn của một trang trại tại Chương Mỹ

58

Biểu đồ 4.1. Lượng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm

59

Hình 4.2. Hình ảnh cho lợn ăn bằng thức ăn công nghiệp

60

Biểu đồ 4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn ( kg TĂ/kg tăng trọng)

63

Hình 4.3. Mổ khảo sát lợn thí nghiệm

67

Hình 4.4. Vệ sinh chuồng trại ngăn ngừa bệnh trong chăn nuôi lợn

70

x


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như
trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là chăn nuôi lợn, là ngành chăn nuôi
truyền thống có từ lâu đời, tạo nhiều công ăn việc làm cho nông dân giúp xoá
đói giảm nghèo. Trong tiến trình phát triển của đất nước hiện nay, chăn nuôi
lợn không đơn thuần chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình mà phát triển theo
hướng chăn nuôi tập trung mang tính chất sản xuất hàng hoá không những
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Với mục tiêu Chỉnh phủ đề ra đến năm 2010 phấn đấu đưa tổng đàn lợn
lên 25 triệu con và nâng tỷ lệ nái ngoại lên 80 – 90%. Để đáp ứng nhu cầu
phát triển về số lượng và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thịt chúng ta
phải chú trọng hai yếu tố con giống và thức ăn.
Ngoài việc nâng cao sản lượng, chất lượng thịt phải quan tâm đến hiệu
quả kinh tế của chăn nuôi để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Trong
chăn nuôi lợn thì chi phí thức ăn chiếm 70% - 75% tổng chi phí, do vậy để
nâng cao hiệu quả kinh tế thì việc sử dụng thức ăn hợp lý để phát huy tối đa
tiềm năng di truyền của con giống, tạo ra sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao
và giảm chi phí phải được quan tâm hàng đầu.
Hiện nay, trên thị trường có hơn 200 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất
thức ăn chăn nuôi trong nước và liên doanh nước ngoài, sản xuất trên 13 triệu
tấn thức ăn chăn nuôi trên năm (số liệu của VCN), với đa dạng các loại nhãn
hiệu sản phẩm và mẫu mã sản phẩm: Thức ăn dạng hỗn hợp hoàn chỉnh được
phối trộn theo từng giai đoạn phát triển của lợn và thức ăn dạng đậm đặc, đã
góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nước ta. Tuy
nhiên do tác động kinh tế thị trường mà phần lớn nguyên liệu sản xuất thức

1


ăn hoàn chỉnh có nguồn gốc nhập khẩu, chịu tác động do tỉ giá đồng USD
tăng cao, giá thành thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao, do vậy nhu cầu sử

dụng thức ăn đậm đặc được người chăn nuôi chú ý hơn không chỉ ở các hộ gia
đình mà trong các trang trại nhằm tận dụng và khai thác nguồn nguyên liệu
sẵn có và rẻ tiền của địa phương, đồng thời giảm chi phí vận chuyển so với
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đặc biệt là tới các vùng xa, thời gian bảo quản
của thức ăn đậm đặc dài hơn thức ăn hỗn hợp thuận tiện cho quá trình sử dụng
sản phẩm.
Đặc điểm thức ăn đậm đặc trên thị trường và khuyến cáo của nhà sản
xuất ở dạng chung nhất cho cả quá trình phát triển và cho nền nguyên liệu
chung. Vì vậy, việc khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng thức ăn đậm đặc có
hiệu quả, theo quy trình kĩ thuật, phối hợp phù hợp với nguồn nguyên liệu
theo địa phương và phù hợp với giai đoạn phát triển của lợn, công tác điều tra
đánh giá thành phần dinh dưỡng, chất lượng của các nguyên liệu của địa
phương và đánh giá chất lượng thức ăn đậm đặc trên thị trường để người chăn
nuôi phối trộn thức ăn có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề
tài “Nghiên cứu sản xuất một số thức ăn đậm đặc để sử dụng trong chăn
nuôi lợn thịt” là cần thiết và đúng hướng.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá chất lựợng Thức ăn đậm đặc và các nguyên liệu sẵn có tại
địa phương nhằm xây dựng khẩu phần tối ưu cho chăn nuôi lợn thịt có hiệu
quả kinh tế cao.
- Xây dựng công thức đậm đặc từ các nguồn nguyên liệu sẵn có bằng
sử dụng phần mềm trên máy tính.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn đậm đặc tự sản xuất bằng phương
pháp phân lô so sánh.

2


2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam

2.1.1. Vị trí của ngành chăn nuôi lợn trong chuỗi cung cấp thực phẩm
Với đặc điểm là loài ăn tạp, dễ thích nghi với điều kiện chăn nuôi, có
khả năng tăng trọng nhanh và cung cấp sản phẩm thịt có hàm lượng dinh
dưỡng cao và phù hợp với khẩu vị của đa số người tiêu dùng nên từ lâu lợn đã
là một loài động vật nông nghiệp quan trọng trong chuỗi cung cấp thực phẩm
cho người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Theo thống kê
của Cục chăn nuôi (2008) thì thịt lợn cung cấp tới 77% tổng sản lượng thịt
các loại sản xuất trong nước. Còn số liệu trên toàn thế giới của FAO lại cho
thấy thịt lợn là loại sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 40%
tổng lượng thịt được tiêu thụ các loại (tỷ lệ các loại khác là: thịt bò 31%, thịt
gia cầm 23%, thịt dê cừu 6%). Định hướng phát triển ngành chăn nuôi của
nước ta từ nay đến năm 2020 vừa được Chính phủ phê duyệt là tiếp tục phát
triển chăn nuôi lợn với tốc độ tăng đàn 2% năm để đạt 25 triệu con vào năm
2020, trong đó đàn lợn ngoại trong trang trại chăn nuôi công nghiệp chiếm
37% và thịt lợn móc hàm vẫn chiếm 63% tổng sản lượng thịt các loại (Cục
chăn nuôi, 2008). Như vậy có thể nói chăn nuôi lợn đã, đang và sẽ còn tiếp
tục có vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi nước ta.
2.1.2. Lợi ích kinh tế của ngành chăn nuôi lợn nước ta
Chăn nuôi lợn từ lâu đã mang lại lợi ích kinh tế xã hội vô cùng to lớn
cho xã hội nói chung và người chăn nuôi lợn nói riêng. Trước kia khi sản
lượng lương thực còn thấp thì sản phẩm trồng trọt chủ yếu được sử dụng cho
nhu cầu tiêu dùng của các hộ nông dân và lợn chỉ được nuôi theo hình thức
tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp. Trong giai đoạn đó tuy năng suất lợn
vẫn còn rất thấp vì điều kiện dinh dưỡng kém nhưng chăn nuôi lợn đã đóng

3


vai trò rất quang trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiền mặt khi cần thiết cho
các hộ nông dân. Với phương thức chăn nuôi này lợn được coi như một hình

thức gửi tiền tiết kiệm để dùng vào những lúc thật cần thiết.
Trong thời gian gần đây, cùng với cơ chế thị trường việc chuyển dịch
mạnh mẽ theo hướng phát triển các ngành công nghiệp đã tác động không nhỏ
đến hệ thống chăn nuôi lợn ở nước ta. Các trang trại chăn nuôi theo hình thức
công nghiệp, quy mô lớn đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Ngành sản
xuất thức ăn công nghiệp cũng nở rộ và làm thay đổi hẳn năng suất chăn nuôi.
Lợi ích kinh tế của ngành chăn nuôi lợn do đó càng được nâng cao, thể hiện
rõ nhất ở các trang trại lớn. Đối với hệ thống chăn nuôi nông hộ, phương thức
chăn nuôi cũng đã có những thay đổi theo hướng tăng quy mô và mức đầu tư
thức ăn. Lợi ích kinh tế do đó cũng thay đổi theo hướng tăng lên, làm thay đổi
đáng kể điều kiện kinh tế của nhiều hộ nông dân.
2.1.3. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Trên thế giới chăn nuôi lợn là ngành sản xuất thực phẩm lớn với sản
lượng thịt chiếm 40% tổng lượng các loại thịt cung cấp cho người tiêu dùng.
Theo thống kê FAO (2006) tổng số lợn trên toàn thế giới năm 2005 là
960.304.000 con, trong đó châu Á có số lượng lớn nhất (565.775.000 con),
tiếp đến là châu Âu (195.913.000 con), Bắc Mỹ (95.503.000 con). Châu Úc
có số lượng lợn thấp nhất (5.655.000 con). Cũng theo thống kê của FAO đến
năm 2002 đàn lợn toàn thế giới tăng 10,15% (so với năm 1989 – 1991), trong
đó châu Úc có tỷ lệ tăng cao nhất (17,44%).
2.1.4. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của hàng triệu hộ nông
dân, góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập của các hộ gia đình này. Trong
những năm qua ngành chăn nuôi này không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về
số lượng và chất lượng. Chỉ trong vòng 10 năm qua đàn lợn của cả nước đã

4


lên gần gấp đôi, từ 17.636 triệu con năm 1996 lên 26.855 triệu con năm 2006.

Tốc độ tăng trưởng này đã vượt xa nhiều nước tiên tiến trên thế giới và đưa
nước ta từ hàng thứ 10 năm 1995 lên hàng thứ 4 sau Trung Quốc, Mỹ và
Braxin. Việt Nam đang là nước đứng đầu các nước Đông Nam Á về số lượng
đầu lợn. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, ngành
chăn nuôi lợn được Chính phủ xác định phải tiếp tục phát triển hơn nữa, phấn
đầu đến năm 2020 cả nước sẽ có 35 triệu con lợn, trong đó lợn ngoại nuôi
trong các trang trại công nghiệp chiếm 37%.
2.1.5. Các giống lợn được nuôi ở Việt Nam
* Các giống bản địa
Ở Việt Nam, các giống lợn địa phương khá đa dạng đã được phân loại
ra khoảng 60 kiểu gen và được phân bố ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước.
Đặc điểm đặc trưng của các giống bản địa ở Việt Nam là khối lượng thấp,
tăng trưởng chậm nhưng có tính thích nghi cao và thịt thơm ngon. Hiện nay
các giống bản địa chủ yếu được nuôi ở các vùng nông thôn, miền núi hẻo lánh
và đóng góp khoảng 26% tổng đàn lợn cả nước. Khẩu phần ăn hàng ngày của
đàn lợn này chủ yếu là các phế phụ phẩm nông nghiệp còn ở những vùng núi
xa xôi hầu như lợn nuôi được thả rông và tự đào bới thức ăn them. Với xu
hướng phát triển chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh, nhiều giống bản địa
đã được chọn lọc để nâng cao năng suất nhưng cũng có rất nhiều giống đã
giảm mạnh về số lượng và có nguy cơ tuyệt chủng. Vi dụ ở phía Bắc là lợn
Móng Cái và phía Nam là lợn Ba Xuyên đang ngày dần được thay thế bởi các
giống khác do vậy dẫn đến số lượng của các giống này đang bị giảm mạnh.
* Các giống lơn lai (Lai giữa các giống địa phương với con đực giống
ngoại)
Lợn lai chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lợn vỗ béo được nuôi ở các vùng
nông thôn Việt Nam. Các giống lợn này có tốc độ tăng trưởng cao hơn giống

5



địa phương và đòi hỏi các điều kiện thức ăn, chuồng trại và trình độ quản lý
thấp hơn so với lợn ngoại thuần. Do vậy, số lượng lợn lai đang ngày càng tăng
lên, thay thế cho lợn nọi để cải thiện hiệu quả sản xuất. Kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo được đưa vào Việt Nam năm 1985 cũng đã góp phần đáng kể tỏng việc
làm tăng số lượng đàn lợn lai của cả nước. Hiện nay, con lai F1 giữa nái
Móng Cái và đực Landrat hay Yorkshire là công thức lai tạo lợn con thương
phẩm nuôi thịt phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, trong khi đó ở các tỉnh phía Nam
nuôi phổ biến con lai F1 giữa nái Ba Xuyên với đực Landrat hoặc Yorkshire.
Con lai F1 là giống chiếm ưu thế ở hệ thống quảng canh và bán thâm canh
trong khi đó con lai F2 lại là giống nuôi phổ biến ở các trang trại lớn và vừa.
* Các giống lợn ngoại
Các giống lợn ngoại đã được du nhập vào Việt Nam từ khá sớm, trong đó
các giống hiện được sử dụng nhiều ở Việt Nam là Berkshire, Landrat, Đại Bạch,
Yorkshire, Duroc, Peitran. Các giống ngoại có năng suất cao hơn các giống bản
địa và giống lai nhưng cũng đòi hỏi mức dinh dưỡng và trình độ chăn nuôi cao
hơn. Các giống này khi nuôi ở Việt Nam thường có tăng trưởng thấp hơn và tỷ lệ
chết cao hơn so với khi nuôi ở các nước tạo ra các giống đó từ 20 – 30%. Tuy
nhiên, gần đây các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các công ty tư nhân đã bắt
đầu giới thiệu vào Việt Nam các giống cải tiến có chất lượng tốt hơn. Tỷ lệ nái
ngoại theo báo cáo của Cục chăn nuôi (2006) đã tăng lên 14,5% trong giai đoạn
2001 – 2005. Tỷ lệ lợn ngoại nuôi thịt của cả nước là 17,8% vào năm 2005 và dự
kiến đến năm 2010 sẽ là 31,6% và tăng lên 40% vào năm 2015.
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt
Lợn cần có năng lượng. các axit amin, các chất khoáng, vitamin và
nước để duy trì và phát triển. Sự tổng hợp cơ, mô mỡ, xương, lông, da và các
thành phần khác của cơ thể là kết quả của việc tăng cường nước, đạm, chất
béo… phụ thuộc vào việc cung cấp đầy đủ khẩu phần dinh dưỡng.

6



2.2.1. Năng lượng
Năng lượng được sinh ra khi một phân tử hữu cơ bị oxi hoá. Năng
lượng trong thức ăn có thể được biểu thị bằng đơn vị calories (cal),
kilocalories (kcal), hay megacalories (Mcal) của năng lượng thô (GE), năng
lượng tiêu hoá (DE), năng lượng trao đổi (ME) hay năng lượng thuần (NE).
Năng lượng còn được biểu thị bằng Joule (J), kilojoule (kJ), ha megajoule
(MJ) (1MJ=239 Kcal).
Năng lượng thô (GE): Là năng lượng được giải phóng khi đốt cháy vật
chất trong thiết đo calo. Năng lượng thô của một thành phần thức ăn phụ
thuộc vào tỷ lệ của các carbohydrate, chất béo và lượng đạm có trong thức ăn.
Năng lượng tiêu hoá (DE): Bằng năng lượng thô trong khẩu phần trừ đi
năng lượng thô bị đào thải qua phân.
Năng lượng trao đổi (ME) là năng lượng tiêu hoá trừ đi năng lượng mất
ở dạng khí và nước tiểu.
Năng lượng thuần (NE) là hiệu số giữa năng lượng trao đổi ME và số
gia nhiệt HI. Số gia nhiệt HI là tổng nhiệt lượng giải phóng do sự tiêu tốn
năng lượng trong quá trình tiêu hoá và trao đổi chất. Năng lượng của số gia
nhiệt không được sử dụng trong quá trình tạo sản phẩm, nhưng lại được dùng
để duy trì thân nhiệt trong môi trường lạnh.
Trong đó năng lượng trao đổi để duy trì, cho tăng trưởng và cho
sinh sản.
Nguồn cung cấp năng lượng trong thức ăn là đường bột, xơ, chất béo.
2.2.2. Protein và axit amin
* Vai trò của protein
“Protein” xuất phát từ chữ Hy Lạp “prteios” có nghĩa là nhất, quan
trọng nhất. Protein là polime tự nhiên được cấu tạo từ các monome là các axit
amin. Protein có vai trò làm bền cấu trúc của tổ chức, đảm nhiểm vai trò vận

7



chuyển các chất trong cơ thể, tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể,
tham gia xúc tác các phản ứng hoá học, điều hoà các hoạt động của tế bào
và cơ thể. Ngoài ra protein còn có chức năng giải độc cho cơ thể: Protein
tham gia tổng hợp kháng thể giúp nhận dạng và ngưng kết hay trung hoà
không cho các loại vi khuẩn, vi rút và protein lạ xâm nhập vào c ơ thể. Hệ
thống miễn dịch của cơ thể tốt khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các axit
amin cần thiết để tổng hợp kháng thể. Các chất độc khi vào cơ thể sẽ được
men gan chuyển thành những chất không độc và thải ra ngoài. Nếu quá
trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm do thiếu dinh dưỡng thì khả
năng giải độc của cơ thể giảm.
* Một số chỉ tiêu đánh giá protein của thức ăn:
- Protein thô: là lượng protein tổng số của thức ăn
Công thức xác định protein thô:
Protein thô (%) = %N x k
Trong đó: - %N: là %N có trong thức ăn được xác định bằng phương
pháp Kjeldahl.
- k: Hệ số chuyển đổi xác dịnh protein thô
Để xác định hệ số k, người ta dưa vào tỷ lệ %N có trong protein thức
ăn. Phần lớn protein của các loại thức ăn có tỷ lệ N là 16%, có nghĩa là k =
100/16 = 6,25.
- Protein tiêu hoá: Tỷ lệ protein tiêu hoá là tỷ lệ phần trăm của protein
thức ăn hấp thu được so với phần ăn vào.
Công thức xác định:
Tỷ lệ protein

Protein thu nhận(g) – protein thải ra ở phân (g)
= Protein thu nhận (g)


x 100
tiêu hoá (%)
- Tỷ lệ hiệu qủa của protein thức ăn (PER: Protein efficiency Rtio)
PER là gam tăng trọng cho 1 gam protein ăn vào (tăng trọng cho mỗi

đơn vị protein ăn vào).

8


Công thức xác định:
Tăng trọng (g)
Lượng protein thu nhận (g)
- Giá trị sinh học của protein
PER

=

x 100

Giá trị sinh vật học của protein (viết tắt là BV: Biological Value) là tỷ lệ
phần trăm của phần protein thức ăn tích luỹ so với phần protein tiêu hoá.
Hay BV là tỷ lệ phần trăm của protein thức ăn hấp thu được tích luỹ .
BV(%
)

=

Protein thu nhận- (protein phân+ protein nước tiểu)
Protein thu nhận – protein phân


x 100

Công thức xác đinh BV hiệu chỉnh:
N ăn vào-[(N phân – N trao đổi phân)+(N nươc tiểu- N nội
BV
(%)

sinh nước tiểu)]
= N ăn vào – (N phân – N trao đổi phân)

x
100

* Axit amin:
Axit amin là dẫn của các axit hữu cơ mà trong phân tử, một nguyên tử
Hidro (đôi khi hai nguyên tử Hidro) của ankil được thay thế bởi gốc amin.
Axit amin là đơn vị cấu tạo cơ bản của Protein
R

CH

H2N
COOH
Protein nói chung là protein thô, được xác định trong thức ăn hỗn hợp
là lượng nitrogen x 6,25. Protein bao gồm các axit amin, những axit amin này
là những chất dinh dưỡng cần thiết. Mặc dù trong ptotein có chứa 20 axit
amin chính, nhưng không phải tất cả số đó là thành phần thiết yếu của khẩu
phần. Một số axit amin có thể tổng hợp được từ gốc carbon (chủ yếu được


9


chuyển hoá từ glucose và các axit amin khác), và các nhóm amino chuyển hoá
từ các axit amin khác dư thừa so với nhu cầu. Nhưng axit amin được tổng hợp
theo kiểu này được gọi là axit amin không thiết yếu. Các axit amin không
được tổng hợp hoặc không được tổng hợp ở một tỉ lệ vừa đủ cho phép đạt
tăng trưởng và sinh sản tối ưu, được gọi là axit amin thiết yếu. Mặc dù cả hai
loại axit amin này đều cần thiết cho hoạt động sinh lý và trao đổi, các khẩu
phần thông dụng của lợn đều chứa đủ lượng các axit amin không thiết yếu hay
các nhóm axit amin dễ tổng hợp nên chúng. Như vậy phần quan trọng trong
dinh dưỡng cho lợn là các axit amin thiết yếu.
Trong cơ thể con vật chỉ tổng hợp nên protein của nó theo một “mẫu” cân
đối về axit amin. Những axit amin năm ngoài mẫu cân đối sẽ bị oxi hoá cho
năng lượng. Nên sử dụng khảu phần được cân đối phù hợp với nhu cầu axit
amin của vật nuôi cho sinh trưởng và sức sản xuất cao hơn với hiệu quả tiêu
hoá protein tốt nhất và tiết kiệm nhất.
- Phương pháp biểu thị nhu cầu axit amin trong khẩu phần:
Theo Scott và công sự (1982), có 4 cách thông thường biểu thị nhu cầu
axit amin :
+ Sô gam axit amin cho một vật nuôi một ngày.
Đây là cách xác định chính xác nhất để thể hiện nhu cầu về axit amin
nhưng khó áp dụng trong sản xuất.
+ Số gam axt amin cho 1000 kcal năng lương trao đổi (ME) của khẩu
phần.
+ Tỷ lê phần trăm tính theo protein.
+ Tỷ lệ phần trăm axit amin tính theo khẩu phần.
Hiện nay cách thứ ba và cách thứ tư được sử dụng nhiều hơn.
- Khái niệm cân bằng axit amin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cân
bằng các chất dinh dưỡng bởi vì:


10


+ Thứ nhất: Các axit amin cần thiết cho vật nuôi đều lấy từ thức ăn.
+ Thứ hai: Ngoại trừ một lượng nhỏ axit amin dùng cho mục đích đặc
biệt, còn lại tất cả các axit amin được dùng chủ yếu để tổng hợp protein của
cơ thể.
+ Thứ ba và là điều quan trọng nhất là không có sự dự trữ axit amin trong
cơ thể.
Sự vắng mặt của một axit amin thiết yếu trong khẩu phần sẽ ngăn cản
việc sử dụng các axit amin khác để tổng hợp protein và các axit amin được sử
dụng như một nguồn cung cấp năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến: Giảm tính
ngon miệng, giảm sinh trưởng, cân bằng nitơ âm nghiêm trọng tức là mất
protein của cơ thể. Cân bằng axit amin bị phá vỡ sẽ làm giảm lượng thức ăn
thu nhận và khả năng tăng trọng.
- Khái niệm vế axit amin giới hạn: “Axit amin giới hạn là axit amin mà
số lượng của nó thường thiếu so với nhu cầu, từ đó làm giảm giá trị sinh học
của protein trong khẩu phần”. Axit amin giới hạn còn được gọi là yếu tố hạn
chế.
+ Axit amin giới hạn thứ nhất (yếu tố hạn chế số 1) là axit amin thiếu
nhiều nhất và làm giảm hiệu quả sử dụng protein lớn nhất.
+ Axit amin tiếp đó ít thiếu hơn so với nhu cầu và với mức axit amin khác
được gọi là axitmin giới hạn thứ hai.

11


Bảng 2.1: Axit amin giới hạn thứ nhất và thứ hai trong một số
guyên liệu làm thức ăn cho lợn (Robert, 205)

Axit amin giới hạn

Thức ăn
Ngô
Lúa mỳ
Cao lương
Khô dầu đỗ tương
Khô dầu bông
Khô dầu lạc
Bột mần ngô
Bột thịt xương
Bột cỏ

thứ nhất
Lysine
Lysine
Lysine
AA chứa lưu huỳnh
Lysine
Lysine
Lysine
Tryptophan
Tryptophan

Axit amin gới hạn
thứ hai
Tryptophan
Threonine
Threonine
Threonine

Threonine
Tryptophan
-

- Nguyên nhân gây mất cân bằng axit amin trong khẩu phần:
Lợn thịt thường nhạy cảm với sự thiếu hụt các axit amin thiết yếu. Sự
thiếu hụt dù chỉ một axit amin thiết yếu trong khẩu phần ăn của lợn thịt cũng
ảnh hưởng đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Có 4 trường hợp dẫn
đến mất cân bằng axit amin là:
+ Khẩu phần ăn thiếu hay thừa một hoặc một nhóm các axit amin.
+ Khẩu phần ăn đồng thời thiếu một hoặc một nhóm axit amin này
nhưng thừa một hoặc một nhóm axit amin khác.
+ Sự đối kháng.
+ Sự có măt không đồng thời của các axit amin trong khẩu phần.
Ở lợn có 10 axit amin thiết yếu là: Arginine, Histidine, Izoleucine,
Leucine, Lysine, Methionine, Phenyalanine, Threonine, Tryptophan, Valine.
Trong đó có 4 axit amin được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng chính đến
sinh trưởng phát triển của lợn là Lysine, Methionine và Cystein, Threonine, và
Tryptophan, vì chúng thường xuyên thiếu trong các loại thức ăn và phải dùng
axit amin công nghiệp để bổ sung, còn các axit amin khác hầu hết được khai

12


thác từ các nguyên liệu thông thường đã đủ đáp ứng nhu cầu của Lợn.
Lysine là một trong 10 axit amin không thay thế quan trọng bậc nhất.
đươc các nhà dinh dưỡng sử dụng làm căn cứ để thiết lập cân bằng axit amin
của khẩu phần cho lợn. Lysine là axit amin cần thiết nhất để tổng hợp các
Prôtit quan trọng như Nucleoproteit, Chromotit…, cần cho hoạt động của hệ
thần kinh, hệ sinh dục, tham gia tổng hợp Hemoglobin, ảnh hưởng đến quá

trình sinh trưởng. Thiếu Lysine làm giảm tính ngon miệng, rối loạn tiêu hóa,
suy nhược, xù lông, da khô, giảm năng suất.
Methionine có chứa lưu huỳnh (S). Cùng với Lysine là hai axit amin
thường thiếu nhất trong khẩu phần thức ăn chủ yếu là hạt cốc. Methionine có
trong thành phần của nhiều polipeptit. Methionine tham gia vào quá trình
chuyển protein, mỡ và các yếu tố của phản ứng oxi hoá khử, Methionine thúc
đẩy sự phát triển của cơ thể, tham gia vào quá trình tạo máu, rất cần thiết cho
sự phát triển của lông da, sự hoạt động của tuyến giáp trạng, ngăn ngừa một
số độc tố. Thiếu Methionine kéo dài họăc thiếu có hệ thống gây hậu quả mỡ
hoá gan, loạn dưỡng cơ, thiếu máu, rối loạn trao đổi chất, lông da khô. Thiếu
hoặc thừa Methionine đều có hại cho gia súc. Các loại nguyên liệu được coi la
giàu Methionine là bột cá 2,5%. Các nguyên liệu như ngô, khô dầu đỗ tương
thì nghèo Methionine.
Threonine không chỉ tham gia tổng hợp protein mà còn trong nhiều quá
trình trao đổi chất của cơ thể lợn, đặc biệt là lợn thịt …. Nếu trong khẩu phần
thức ăn không đủ Threonine sẽ gây sự thải nitơ nhận được từ thức ăn qua
nước tiểu và làm giảm khối lượng cơ thể
Tryptophan cần cho quá trình tổng hợp Hemoglobin, Nicotinic.
Tryptophan giữ vai trò quan trọng trong trao đổi chất, ảnh hưởng đến hệ vi
quản, hệ thần kinh, hệ sinh dục. Thiếu Tryptophan gây tích mỡ ở gan, phá huỷ
tính năng sinh sản teo tinh hoàn và gây chứng lãnh tinh. Biểu hiện khẩu phần

13


thiếu Tryptophan là thiếu máu, rụng lông, mỡ bao quanh thành mạch quản,
đục nhãn mắt.
Histidine có trong histon cần thiết để tổng hợp axit nucleotit, điều chỉnh
quá trình trao đổi chất, Histidine cũng cần thiết cho qúa trình tạo Hemoglobin.
Nếu thiếu Histidine trong khẩu phần sẽ gây thiếu máu, giảm tính thèm ăn,

giảm khả năng sử dụng thức ăn từ đó làm chậm sự phát triển của lợn.
Histidine có nhiều trong protein của bột máu, bột cá, còn thức ăn thực vật
nghèo Histidine.
Leucine tham gia tổng hợp protein của plasma, duy trì hoạt động bình
thường của tuyến nội tiết. Nếu thiếu hụt trong khẩu phần thức ăn sẽ làm phá
huỷ cân bằng nitơ, làm giảm tốc độ phát triển, làm giảm tính thèm ăn của lợn.
Leucine co nhiều trong thức ăn hạt đậu, kho dầu đậu tương, trong protein có
nguồn gốc động vật.
Phenyalanine có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của
tuyến giáp trạng và tuyên thượng thận.
Valine có vai trò trong hoạt động của hệ thần kinh. Tham gia chuyển
hoá glucogen thành gluco.
Do cấu trúc và thành phần protein của mỗi loại động vật đặc thù cho
nên hiệu quả sử dụng protein thức ăn phụ thuộc rõ rệt vào tỷ lệ hợp lý của các
thành phần protein có trong khẩu phần. Vì vậy, cần phải biết nhu cầu protein
của từng loại lợn. Do hàm lượng protein cũng như tỷ kệ các axit amn trong
các loại sản phẩm khác nhau nên nhu cầu về protein và axit amin cũng tuỳ
thuộc theo hướng sản xuất của lợn.
Thực tế cho thấy, chúng ta thường gặp các khẩu phần không cân đối về
axit amin. Sự mất cân đối này ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh trưởng
cũng như sản phẩm thịt trong chăn nuôi. Một điều quan trọng chúng ta cần
chú ý là các axit amin thừa không được tích luỹ trong cơ thể mà bị phân giải

14


×