Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI THI TÌNH HUỐNG ơ QUAN LY NHA NUOC VE HANH CHINH CONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.61 KB, 10 trang )

BÀI THI TÌNH HUỐNG
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG XỬ LÝ:
“QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀ
TIẾP NHẬN CHUYỂN TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO
DỤC”
I/ Lời nói đầu:
Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học. Việc học tập của con
cái là điều mà bất cứ các bậc phụ huynh nào cũng phải quan tâm, giáo
dục là Quốc sách hàng đầu nên đó cũng là sự quan tâm chung của
Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội đối với sự nghiệp đào tạo, bồi
dưỡng thế hệ mai sau...Đó chính là nhân tố của sự phồn thịnh và phát
triển đất nước.
Trong thực tế cuộc sống, không phải gia đình nào cũng điều “An
cư” là “Lạc nghiệp”. Vì điều kiện sống, do sự mưu sinh mà nhiều gia
đình không thể ở một chổ cố định, mà phải di chuyển đến những địa
phương khác để tìm kế sinh nhai. Điều đó kéo theo việc chuyển chổ
học cho con là điều đương nhiên xảy ra. Tuy nhiên việc tuyển sinh và
thủ tục chuyển trường từ địa phương này sang địa phương khác không
phải các bậc phụ huynh nào cũng am hiểu, thậm chí có một số cán bộ
quản lý ở các trương trung học cũng chưa nắm vững các quy chế này.
Do đó đã có nhiều trường hợp hoặc do sự chưa thấu hiểu về quy chế
này của các bậc phụ huynh hoặc vì năng lực chuyên môn hay sự vô
tình không chịu giải thích cặn kẽ cho người dân của các cán bộ quản
lý, đã gây thiệt thòi về quyền lợi học tập cho học sinh, làm tốn thời
gian đi lại – công sức và tiền bạc của không ít gia đình.
Biên Hoà là một trong những địa phương mà nền công nghiệp hoá


đang trên đà phát triển mạnh, nhiều khu công nghiệp mới đã đang
hình thành, lại nằm trong khu vực tám giác phát triển của vùng miền
Đông Nam Bộ, là thành phố có sự thu hút vốn đầu tư mạnh của các


Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó, Biên Hoà đã thu hút không
ít những chất xám, người lao động có tay nghề cao và rất nhiều lao
động phổ thông từ các miền của đất nước kéo đến tìm công ăn việc
làm mới. Chính vì vậy mà hàng năm đã có rất nhiều học sinh các cấp
của các tỉnh thành trong cả nước chuyển trường vào học tại các trường
của Biên Hoà.
Giải quyết chổ học cho các học sinh này không những là mối
quan tâm của bản thân gia đình các em, mà còn là mối quan tâm của
cả ngành giáo dục & đào tạo Đồng Nai.Nếu không quản lý chặt chẽ và
phân bố số học sinh này một cách hợp lý thì sẽ gây nên sự mất cân
đối, ổn định trong mạng lưới trương học của tỉnh, gây hoang mang
trong lòng các bậc cha mẹ học sinh và nhất là làm thiệt thòi quyền lợi
học tập của các em.
II/ Mô tả tình huống:
Vào đầu năm học 2007 – 2008, Tôi được sự phân công của
trưởng phòng làm công công tác kiểm tra hồ sơ tuyển sinh của các
trường THPT công lập trong tỉnh, thi có một phụ huynh trạc 45 tuổi
bước vào nói:
- Thưa Thầy ! cho tôi hỏi đây có phải là Phòng Giáo dục trung
học ?
- Mời anh ngồi ! Có việc gì cần anh cứ hỏi – tôi đáp và chỉ vào
chế ghế đối diện
- Tôi xin khiếu nại về việc tuyển sinh cho con tôi. Tôi nên gặp
ai? – Anh nói


- Anh cho tôi xem hồ sơ, tôi có thể giúp anh được điều đó! – Tôi
trả lời thế bời gì tôi được phân công theo dõi việc tuyển sinh của các
trường trung học trong tỉnh.
Anh liên rút trong chiếc cặp ra một tập hồ sơ đưa cho tôi, rồi

trình bày:
- Tôi tên Trần Vĩnh Liêm, tôi có đứa con gái là Trân Bích Vân
là học sinh lớp 9 trường THCS Hung Vương ở huyện Nghĩa Hưng ,
tỉnh Nam Định. Trong đợi xét tốt nghiệp THCS vừa qua cháu được
xếp hạng tốt nghiệp loại giỏi, bốn năm học cháu được đạt lớp 6: học
lực: giỏi, hạnh kiểm: tốt ; lớp 7: học lực: giỏi, hạnh kiểm: tốt; lớp 8:
học lực: giỏi, hạnh kiểm: tốt ; lớp 9: học lực: giỏi, hạnh kiểm: tốt - vừa
nói anh vừa đưa giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời của con anh cho
tôi xem và tiếp tục nói:
- Nay hoàn cảnh gia đình ở quê làm ăn quá khó khăn, vợ lại đau
ốm, bà con dong họ đã váo Nam, tôi vừa được anh họ giúp đỡ vào làm
việc tại công ty Lạc cương tại Biên Hoà nên cả gia đình chuyển vào
đây ở.Tôi nộp hồ sơ vào lớp 10 cho con tôi ở các trường THPT hệ
công lập ở Biên Hoà nhưng các trường ấy điều không chịu nhận đơn
và không cho dự tuyển có người mách bảo tôi không vào được trường
công lập thì nộp đơn vào trường bán công cho dễ, tôi liền mang hồn sơ
cháu đến các trường bán công ở Biên Hoà thì kết quả cũng tương tự.
Anh dừng lại một chút như để dằn sự cảm xúc, rồi tiếp tục nói:
- Thấy coi! cháu là học sinh giỏi liên tục từ hồi còn tiểu học, lên bậc
trung học cháu cũng đạt học sinh giỏi bốn năm liền, xét tốt nghiệp
THCS đạt loại giỏi. Với học lực như thế thì cháu có thể trúng tuyển
lớp 10 vào bất cứ trường nào tại Biên Hoà, thế nhưng chẳng nơi nào
chịu nhận cháu. Gia đình tối lại nghèo, không thể đủ tiền cho con học
ở trương ngoài công lập. Chẳng lẽ con tôi ở độ tuổi cắp sách lại không


được quyền đi học ?!...- rồi anh nói như van xin – Kính mong thầy
giúp cho cháu
Trong khi lắng nghe anh trình bày, tôi đã kiểm tra toàn bộ hồ sơ
mà anh trao cho tôi. Bằng nghiệp vụ của mình, tôi đã biết điều cần

giúp anh. Tôi đáp:
- Việc học tập của trẻ em là điều mà toàn xã hội quan tâm chứ
không phải của riêng anh. Anh đừng lo không có chổ cho cháu học.
Chỉ có điều không phải muốn cháu vào học trương nào thì điều được
toại nguyện. Tối đã nghiên cứu hồ sơ và sẽ giải thích cho anh rõ quy
chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo đồng thời chỉ cho anh
những cách thuận lợi nhất cho việc học tập của con anh.
III/ Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
Từ nhiều năm nay, để đơn giản hoá thủ tục tuyển sinh và tránh
việc tổ chức thi cử nhiều lần gây tốn kém cho gia đình học sinh và xã
hội. Thực hiện quy chế tuyển sinh ban hành theo Quyết định số
08/1999/QĐ-BGD&ĐT

ngày

27/2/1999



Quyết

định

số

08/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2001 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục
& Đào tạo, ngành Giáo dục Đồng Nai không tổ chức kỳ thi vào các
trường THPT trong toàn tỉnh (chỉ trừ kỳ thi vào trường THPT chuyên
Lương Thế Vinh), mà tổ chức xét tuyển theo địa bàn cấp huyện, thị xã
hay thành phố trực thuộc tỉnh. Riêng học sinh ở vùng giáp ranh giữa

huyện này và huyện khác mà đi học ở huyện kế bên thuận lợi hơn thì
sẽ có văn bản hiệp y giữa Chủ tịch UBND hai huyện. Điểm xét tuyển
vào trường dựa trên kết quả Tốt nghiệp THCS và xếp loại học lực và
hạnh kiểm của bốn lớp học ở bậc THCS có` tính hệ số và điểm ưu tiên
khuyến khích (nếu có).


Việc xét tuyển học sinh vào bậc THPT chia thành ba đợt: đợt 1
cho các trường chuyên ban, đợt 2 cho các trường công lập còn lại, đợt
3 cho các trường bán công và ngoài công lập., mỗi đợt cách nhau từ
khoảng từ 8 đến 10 ngày. Mỗi đợt, học sinh có thể nộp đơn xin dự
tuyển vào một trường mà mình lựa chọn.
Ngoài việc tuyển sinh vào các trường THPT. Hàng năm đều có
đợt tuyển hàng ngàn học sinh vào học các trường trung cấp nghề,
trường trung học chuyên nghiệp hay trường bổ túc văn hoá.
Vấn đề cần xác định để xử lý tình huống ở đây là:
- Giải quyết chổ học cho học sinh Trần Bích Vân vì đó là một
nguyện vọng vọng chính đáng của phụ huynh và bản thân học sinh.
- Việc giải quyết chổ học cho học sinh trên phải tuân thủ đúng quy chế
tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn công tác tuyển
sinh của Sở GD&ĐT Đồng Nai, đồng thời có tinh đế việc ưu tiên
khuyến khích cho học sinh con nhà nghèo nhưng học giỏi.
IV/Nguyên nhân và hậu và hậu quả của tình huống:
1/ Nguyên nhân của tình huống:
Trong tình huống trên, việc ông Trần Vĩnh Liêm nộp đơn xin
xét tuyển cho con gái là Trần Bích Vân nhưng các trường THPT ở
TP.Biên Hoà từ chối không nhận, việc từ chối không nhận đó là đúng
quy chế tuyển sinh do Bộ GD&ĐT ban hành vì ông Tiến và con gái
không có hộ khẩu tại Biên Hoà – Đồng Nai, con gái ông Tiến cũng
không tốt nghiệp THCS tại một trường ở TP.Biên Hoà, mà gia đình

thuộc dạng di dân tự do để làm ăn sinh sống.
Tuy nhiên ở đây, các cán bộ quản lý ở các trường khi từ chối
tiếp nhận hồ sơ xin dự tuyển mà không chịu giải thích cho ông Liêm


được rõ, đồng thời việc ông Liêm không am hiểu quy chế tuyển sinh
mà đến Sở nộp khiếu nại các trường THPT trên là không đúng.
Tóm lại nguyên nhân của tình huống khiếu kiện trên thuộc về cả
hai phía: Phía các trường THPT không giải thích cặn kẽ cho đối tượng
xin xét tuyển được rõ, phía người nộp đơn xin xét tuyển không không
am hiểu quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
2/ Hậu quả của tình huống:
Do hàng năm có hàng trăm trường hợp tương tự và hàng ngàn học
sinh di chuyển từ các tỉnh thành khác đến Đống Nai. Nên nếu không
có biện pháp giải quyết khoa học và thoả đáng thì sẽ gây nhiều hậu
quả không tốt như:
- Làm thiệt thòi quyền lợi học tập của trẻ em, mà quyền được
học tập của trẻ em là quyền được ghi trong Luật giáo dục và Luật Bảo
vệ - Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đã quy định.
- Có thể làm mai một nhân tài, nhất là đối với học sinh học giỏi
và có năng khiếu riêng biệt.
- Gây tình trạng quá tải ở một số trường, nhất là các trường
trọng điểm.
- Gây dư luận không tốt trong xã hội, tạo ra bức xúc của một số
gia đình.
- Dễ làm phát sinh những tiêu cực cò mồi, ăn tiền của dân làm
ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
V/ Xây dựng phương án - lựa chọn phương án tối ưu:
1.Xây dựng các phương án:
a/ Phương án 1:



- Giải thích cặn kẽ quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho đối
tượng.
- Cho đối tượng về quê ở Nghĩa hưng – Nam Định nộp đơn xin
xét tuyển vào một trưồng công lập, khi có giấy trung tuyển vào một
trường công lập ở Nam Định thì xin chuyển trường vào học tại một
trường công lập tại Đồng Nai. Lúc đó căn cứ trên tinh hình sĩ số của
các trương công lập trên địa bàn, để quyết định cho học ở trương nào.
b/ Phương án 2:
-Giải thích cặn kẽ quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho đối tượng.
- Giới thiệu vào học tại một trường dân lập trên địa bàn mà ở đó có
chế độ miễn giảm học phí cho các học sinh giỏi.
2.Phân tích và lựa chọn phương án:
a/ Phân tích phương án 1:
Đây là phương án đúng theo quy chế tuyển sinh của Bộ
GD&ĐT . Tuy nhiên thời điểm ông Liêm nộp đơn khiếu nại tại Sở
GD&ĐT Đồng Nai là cuối tháng 8, thời điểm này tại đã hết hạn nộp
đơn xin xét tuyển vào các trường công lập (hạn cuối cùng là 7/8). Khi
tôi điện ra Sở GD&ĐT Nam Định để hỏi thì tại tỉnh Nam Định chỉ còn
một ngày là hết hạn nộp đơn. Trong vòng một ngày thì không thể nào
đối tượng trở về Nam Định để nộp đơn xin xét tuyển, mà cho dù có
kịp thì học sinh Bích Vân phải về Nam Định trong thời gian đầu của
năm học để nhận lớp, làm thủ tục nhập học, rồi mới làm thủ tục


chuyển trường, rất bất tiện cho việc đi lại, ăn ở và quản lý của gia
đình.
b/ Phân tích phương án 2:
Các trường ngoài công lập có thể nhận học sinh từ mọi địa

phương đến miễn là học sinh có bằng tốt nghiệp cuối câp và học bạ
hợp

lệ.

Việc đóng học phí cao ở các trường ngoài công lập là điều bình
thường vì ở đây thực hiện chế độ tự hạch toán kinh tế, tư thu và tự chi
trên cơ sở các khung quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên do yếu tố cạnh tranh nên một số trường ngoài công
lập đã áp dụng khá nhiều các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất
lượng giáo dục, đồng thời cũng áp dụng chế độ cấp học bổng cho
những học sinh giỏi để khuyến khich các em phấn đấu học tập. Vậy
nếu học sinh Bích Vân học giỏi thì sẽ được cấp học bổng và do đó sẽ
làm giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình, bản thân em cũng không
mặc cảm, tự ti khi ngồi ở một trường ngoài công lập.(hầu hết học sinh
ở trường ngoài công lập điều thiếu điểm để vào trường công lập).
c/ Chọn phương án tối ưu:
Chọn phương án 2 là phù hợp.
VI/ Tổ chức thực hiện phương án:
1.Tổ chức thực hiện phương án:


+ Bước 1: giới thiêu cho đối tượng một số trường ngoài công
lập trên địa bàn TP.Biên Hoà mà ở đó có chế độ miễn học phí cho học
sinh đạt loại giỏi, chất lượng và tỷ lệ tốt nghiệp không thua kém các
trường công lập.
+ Bước 2: Khi đối tượng lựa chọn trường phù hợp, thì liên hệ
Ban Giám hiệu nhà trường để nói rõ trường hợp trên và đề nghị cho
xét tuyển.
+ Bước 3: Động viên học sinh trên cố gắng học tập để đạt kết

quả cao, và sẽ nhận học bổng liên tục của nhà trường để giảm gánh
nặng cho gia đình.
2.Theo dõi kết quả của việc thực hiện phương án:
Khi học sinh Trần Bích Vân được vào học tại Trường THPT Lê
Quý Đôn, thì nhà trường căn cứ trên quá trình học tập ở bậc THCS và
kết quả xét tót nghiệp THCS, điểm bài thi kiểm tra chất lượng đầu
năm của em mà ra quyết định miễn học phí Học kỳ I năm học 2007 –
2008 cho em. Em còn được bầu chọn là lớp phó học tập. Đến cuối học
kỳ I năm học 2007 – 2008, em đạt danh hiệu học sinh giỏi nên nhà
trường lại ra quyết định miễn học phí học kỳ II cho em. Đến tháng 3/
2008, em lại đạt được danh hiệu học sỉnh giỏi cấp tỉnh môn văn. Từ
kết quả này, đến cuối năm học 2007 – 2008 nhà trường đã công bố
quyết định miễn toàn bộ học phí năm học lớp 11 cho em. Nhà trường,
gia đình và bạn bè rất tự hào vì em - một học sinh nghèo hiếu học.
VII/Kết luận:
Công tác tuyển sinh và công tác tiếp nhận chuyển trường tuy
được tiên hành hàng năm, nhưng có một bộ phận dân chúng không
hiểu rõ quy chế tuyển sinh và quy chế tiếp nhận chuyển trường. Do đó
cần tăng cường pháp chế XHCN bằng các biện pháp sau:


- Tổ chức việc thực hiện Quy chế tuyển sinh và tiếp nhận
chuyển trường do Bộ GD&ĐT ban hành.
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho mọi người dân được rõ
về các Quy chế trên, nhất là ở cấp cơ sở.
- Lựa chọn đội ngũ công chức có phẩm chất chính trị đạo đức
tốt, nhiệt tình trong công tác và am hiểu kỹ càng về các Quy chế của
Bộ để làm công tác tuyển sinh và tiếp nhận chuyển trường.
- Các cấp uỷ Đảng ở cơ sở cần thường xuyên lãnh đạo công tác
này một cách chặt chẽ, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực

hiện công tác này ở cơ quan đơn vị mình.



×