Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

NHỮNG điều cần CHÚ ý KHI làm hồ sơ HOẶC đi XIN VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.34 KB, 2 trang )

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI LÀM HỒ SƠ HOẶC ĐI XIN VIỆC

I) làm hồ sơ:
Trước khi được gặp nhà tuyển dụng thì hồ sơ chính là BỘ BẶT để chúng ta bộc lộ và toát nên con
người, phẩm chất cũng như năng lưc của bản thân nên chúng ta cần chú ý như sau:
1) Nêu đầy đủ những thông tin cá nhân 1 cách logic như: Họ tên, năm sinh, tình trạng hôn nhân,con,
quê quán, chỗ ở hiện tại, thông tin liên lạc.
2) Quá trình học tập, năm tốt nghiệp, bằng cấp chứng chỉ…
3) Quá trình làm việc, phải viết chính xác thời gian, tên công ty, lĩnh vực, bộ phận và nêu nổi bật
những công việc đã từng làm( đây là phần nhà tuyển dụng quan tâm nhất), Tuy nhiên không được
nói quá, nếu hỏi mà không trả lời được sẽ rất mất điểm.
4) Số điện thoại tham khảo nếu có
5) Làm xong hồ sơ nhất định phải đọc lại ít nhất 2 lần xem có chỗ nào cần căn chỉnh hay thêm bớt
không, bước này có thể tránh được các thông tin sai sót khi làm CV.
II) Gửi hồ sơ:
Mọi ứng viên thường không coi trọng bước này tuy nhiên khâu này cũng không kém phần quan
trọng, có những ứng viên năng lực tốt, hồ sơ đẹp nhưng không được gọi đến phỏng vấn, lý do là gì
ư? Là không biết cách gửi thư,vậy chúng ta hãy xem qua những lưu ý sau đây nhé:
1) Tuyệt đối không được gửi thư hàng loạt( cho dù các bạn có gửi cho vài nhà tuyển dụng đi chăng
nữa thì cũng không nên gửi hàng loạt, khi nhà tuyển dụng nhìn thấy email mà các bạn CC cho nhiều
người thì họ chẳng mặn mà lắm với lý do chắc gì gọi đã đi phỏng vấn hay là trúng tuyển chắc gì đi
làm vì bạn đang giăng nhiều lưới quá.
2) Khi gửi thư mỗi công ty thì cần phải viết chính xác kính gửi công ty họ, muốn ứng tuyển vào phòng
ban nào( trong trường hợp công ty tuyển nhiều vị trí). Tuyệt đối không được đề” Kính gửi công ty A
hoặc lý do ứng tuyển vị trí này vào công ty A mà lại gửi luôn hồ sơ hoặc email đó cho công ty B>>> họ
sẽ đánh giá các bạn cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp)
3) Hãy tôn trọng và giao tiếp chuẩn mực khi gửi thư. Có những bạn sinh viên vừa mới ra người thấy
có người đăng tin tuyển dụng thì ít nhất cũng phải ngầm hiểu là họ hơn tuổi mình và phải xưng hô
lịch sự tuy nhiên lại kêu là Tớ, Mình, Bạn>>> Loại hồ sơ vì không biết giao tiếp.
4) Khi gửi CV cần kết thúc bằng câu” Rất mon



g nhận được sự phản hồi từ công ty”

III) Phỏng vấn:
1) Khâu chuẩn bị: Tiềm hiểu về vị trí mình chuẩn bị ứng tuyển, năm được càng nhiều thông tin các
tốt, điều gì không biết có thể note lại và hỏi khi được phép hỏi lại người phỏng vấn.
2) Trang phục: lịch sự, gọn gàng và phù hợp với vị trí mà mình ứng tuyển, hình thức và ấn tượng gặp
mặt lần đầu rất quan trọng đó cũng là điểm cộng nếu chúng ta biết tận dụng một cách hợp lý
.
3) Thời gian: Tuyệt đối không nên đến muộn hoặc sớm quá, đến trước giờ hẹn khoảng 2-5 phút là
tốt nhất. Nếu không chắc chắn được về khoảng cách và thời gian thì các bạn nên xuất phát sớm và
tìm hiểu cung đường cũng như là thời gian…đến muộn sẽ gây ác cảm và mất điểm.
4) Tư thế: Đi lại nhanh nhẹn, trước khi ngồi hãy xin phép được rồi, để chân ngay ngắn( không vắt
chân), không chống cằm, không rung chân …
5) Trả lời câu hỏi:
- Khi phỏng vấn hãy ngồi đối diện và nhìn thẳng vào người đưa ra câu hỏi.không cúi xuống hoặc nhìn
ra chỗ khác>>> sẽ bị nghi ngờ là né tránh và không thật thà.
- Trước khi trả lời hãy cân nhắc thật kỹ, câu trả lời phải thành thật là logic, nếu không chắc chắn thì
báo sẽ suy nghĩ và trả lời sau, không nên trả lời vội vàng về thỏa thuận lương, thời gian đi làm hoặc
có đi làm hay không sau đó về nhà suy nghĩ lại thấy không như bản thân kỳ vọng lúc này muốn thỏa
thuận lại là rất khó mà sẽ bị đánh giá thiếu tính nhất quán…
6) Đưa ra câu hỏi:
Thường khi pv xong bên tuyển dụng sẽ chia sẻ những thông tin về công ty họ hoặc hỏi có gì muốn
tìm hiểu hay không? Đây là lúc bạn có thể tận dụng để hỏi thêm thông tin về vị trí mình làm, chế độ,
khi nào có kết quả phỏng vấn, Ông, Bà đánh giá như thế nào về tôi? Liệu khả năng mình được nhận
có cao hay không?…. Có nhiều ứng viên không chuẩn bị các câu hỏi nên khi phỏng vấn về rồi hoặc
nhận lời đi làm rồi mà vẫn rất mơ hồ về công việc và công ty mình chuẩn bị gắn bó.
7) Lời cảm ơn:
Trước khi đi về hoặc phỏng vấn xong cần cảm ơn họ đã dành thời gian phỏng vấn qua tin nhắc hoặc
email

Trên đây là 1 số lưu ý của chị các e có thể kham khảo và chỉnh sửa để chúng ta có những thông tin
hữu ích cho ứng viên nhé.



×