Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận cao học LỊCH sử báo CHÍ THẾ GIỚI su hinh thanh va phat trien cua tờ hemonde

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.1 KB, 15 trang )

I. MỞ ĐẦU

Cùng với France – Soir, Le Figaro,Parisien Liberi những tờ báo
danh tiếng của Pháp, Le monde cũng luôn được mọi người kính trọng
vì tính nghiêm túc chuẩn mực trên diễn đàn báo chí của nó. Lemonde
được xem là “thánh đường của tự do phát biểu” và nổi tiếng vì doanh
số bản in hàng ngày đáng mơ ước của nó.
II. NỘI DUNG

1. Sự ra đời của Lemonde
Lemonde (Thế Giới) là một nhật báo bằng tiếng Pháp buổi tối
với số lượng phát hành mỗi số đến thời điểm 2004 là 371.803 bản –
một doanh số đáng mơ ước đối với bất kì một tờ báo in nào của nước
Pháp nói riêng và thế giới nói chung. Tờ Lemonde được xem là báo
chuẩn mực cả về nội dung và hình thức và được mọi người vô cùng
kính trọng. Đó luôn là tờ báo tiếng Pháp duy nhất có thể mua đựoc dễ
dàng o những nước không thuộc khối Pháp ngữ.
1.1. Hubert Beuve-Me’ry.
Lemonde được thành lập bởi Hubert Beuve Me’ry năm 1944
theo yêu cầu của tướng Charles de Gaulle sau khi quân đội Đức bị đẩy
lùi khỏi Paris trong thế chiến II. Ấn bản đầu tiên xuất hiện ngày
19/12/1944. Nó là ấn bản chính của Groupe Lemonde. Tờ báo này là
sự kế thừa hình thức của LeTemps, một tờ báo có uy tín bị suy giảm
trong thời kỳ chiếm đóng.
Hubert Beuve Me’ry sinh vào 5/1/1902 tại Fountain bleau, gần
Paris. Ông được xem là “Grand old man of French Tournalism”. Có

1


nghĩa “Người cha già đáng kính của báo chí Pháp”. Hay một nghĩa


bóng của của nó là “Người đàn ông nghìn đô của Baó chí Pháp”. Điều
này cho thấy Hubert Beuve Me’ry đã có vị thế và những thành công
rực rỡ như thế nào trong báo giới ở Pháp và cả thế giới.
Hubert Beuve Me’ry đã từng là phóng viên của tờ Le Temps
năm 1938. Và từ 1944 – 1969, 25 năm ở ghế Tổng biên tập của
Lemonde, ông đã đặt một nền móng vững chắc xây dựng nên tờ báo
này. Mặc dù được thành lập bởi yêu cầu của chính phủ Charles de
Gaulle nhưng ông đã sáng tạo một tờ báo bởi một sự độc lập rõ ràng
về điều hành cũng như định hướng xã hội.
Ông nổi tiếng với bút danh “Sirius” rất gần với từ “Serious”
trong tiếng Anh là “nghiêm túc”. Đây cũng là phong cách nổi bật rõ
rệt thể hiện ở Lemonde, một tờ báo nghiêm túc chuẩn mực bậc nhất
nước Pháp với quan điểm chính trị trung lập ôn hoà và đưa tin tổng
hợp trên những cột báo mực in dầy đặc, đậm nét.
Hubert Beuve Me’ry về hưu năm 1969 nhưng ông vẫn cháy
bỏng tâm huyết với nghề. Ông là người đã chu cấp số tiền lớn cho
Lemonde vượt qua khủng hoảng tài chính năm 1984. Hubert Beuve
Me’ry đã ghi tên mình vào lịch sử báo chí bởi chính tài năng tâm
huyết và đạo đức thực sự với nghề báo nghiệp văn.
2. Sự phát triển của Lemonde.
2.1.Le monde “Thánh đường của tự do phát biểu”
Đi sâu về sự phát triển của Lemonde, ta có thể thấy bước qua
cuộc khủng hoảng tài chính năm 1984, Lemonde vẫn ở vị trí hàng đầu

2


về doanh số báo bán ở Pháp với hơn 400.000 bản mỗi ngày, khiến cho
những tờ báo kì cựu khác đều phải nghiêng mình kính nể.
Về hình thức như đã nói Lemonde là một chuẩn mực về hình

thức một cách nghiêm túc và bền vững, kế thừa những tinh hoa Le
Temps kì cựu. Đến nay, Lemonde vẫn nổi danh với những bài phân
tích sâu sắc cùng những cột đen đặc chữ.
Về nội dung, Hemonde thể hiện tư tưởng chính trị ôn hoà, vững
chắc. Hemonde đưa tin về mọi lĩnh vực trong xã hội. Ngoài ra bài
phân tích sâu sắc về tình hình nước Pháp. Chúng ta còn được biết
Lemonde có một mảng tin tức về Châu Á và Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam. Theo ông Marie Colom Bani cựu giám đốc của
Lemonde đã tâm sự trong chuyến viếng thăm Hà Nội vừa qua: “Người
Pháp nói chung bị đất nước Việt Nam mê hoặc và bản thân tôi cũng
vậy. Đưa thông tin về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là truyền
thống của chúng tôi”.
Cũng theo ông, Lemonde là tờ báo duy nhất hiện nay của Pháp
có phóng viên thường trú tại châu Á.
2.2. Lemonde rơi vào khủng hoảng.
2.2.1. Khủng hoảng tài chính.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình Lemonde đã vượt qua bao
nhiêu biến cố. Nhưng đáng nhớ nhất là 3 cuộc khủng hoảng tài chính:
khủng hoảng tài chính năm 1984 đã được “cha đẻ” Hubert Beuve
Me’ry hỗ trợ vượt qua. Từ 2001 – 2003 lại liên tiếp bị giáng thêm 2
cuộc khủng hoảng tài chính nữa, đến mức tình hình Lemonde đã mấp
mé bờ vực thẳm.

3


Năm 2003, sự sống còn của Lemonde bị đe doạ sau khi cuốn
sách “Bộ mặt ẩn giấu của Lemonde” xuất hiện trên thị trường
Lemonde bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính. Tờ nhật báo uy
tín nhất nước Pháp nay đã phải gánh số nợ lên đến 110 triệu Franc.

Tổng biên tập Edwy Plenel thì đệ đơn từ chức. Ba năm tiếp theo, Le
Monde bị thua lỗ nghiêm trọng về tài chính. Chỉ trong mùa thu năm
2004, tờ báo đã phải sa thải tới 90 nhân viên với lý do giảm doanh số
quảng cáo, số phát hành giảm.
Tác giả của cuốn sách “Bộ mặt ẩn giấu của Lemonde ” chính là
2 cựu phóng viên của báo :nhà báo Pierre Pean và Phillip Cohen. Họ
đã công bố những bộ mặt được che giấu từ rất lâu trong nội bộ tờ báo.
Các nhà lãnh đạo Lemonde đã đút lót và mua chuộc cảnh sát, những
khoản quà tặng bất minh cho một số nhà chính trị, giống như ứng cử
viên tổng thống Edoucard Balladur năm 1995.
Mặc dù đã thương lượng với tác giả ngừng tái bản cuốn sách
(tháng 2/2003) nhưng dường như Hemonde vẫn không thể tránh khỏi
tình cảnh đứng bên bờ vực thẳm. Số lượng phát hành giảm 4,66% năm
2003 đồng thời chỉ thu hút được 15,7% tổng số kinh phí quảng cáo ở
Pháp, 43,5% ở Đức, 39,5% ở Anh và 31,4% ở Mỹ. Đây quả thật là
một cái sốc lớn cho một Lemonde gương mặt hàng đầu của báo chí về
giá trị và doanh thu. Bertrand Puquerie nhân viên có tiếng tăm trong
ngành báo chí Pháp cho rằng tờ nhật báo lớn nhất của Pháp này không
còn nhận được sự trợ cấp về kinh tế. Khả năng duy nhất để có thể cứu
Lemonde là bán nó cho các nhà kinh doanh lớn.
Alain Rollat một trong những lãnh đạo của Lemonde đã thốt lên
tuyệt vọng: “Những giá trị làm cho Hemonde trở thành một thánh
đường về sự tự do phát biểu đã bị biến mất, nó bây giờ đang ở trong
4


tình trạng đổ nát”. Điều này không chỉ là tai hoạ đối với Lemonde mà
còn là tai hoạ thực sự đối với ngành báo chí Pháp.
Còn về Edwy Pennel (52 tuổi) sự từ chức của ông là sự kiện
đáng suy nghĩ lớn trong giới báo chí. Ông từng là một trong bộ ba

lãnh đạo cao nhất đã đưa Lemonde tới thành công rực rỡ trong thời
gian qua. Plenel đã tạo lập danh tiếng của mình nhờ những bài báo sâu
sắc và sự nhanh nhạy trong việc “đánh hơi” thông tin. Đầu những năm
90 của thế kỷ XX Plenel phụ trách mảng điều tra của Lemonde. Ông
cùng với giám đốc quản lý Jean Marie Colom bani, chủ tịch Alan
Minc đi sâu vào việc điều tra những khía cạnh bí mật, tạo một bộ mặt
mới cho Lemonde, khiến nó trở thành tờ báo nghiêm túc nhất của
nước Pháp.
Sau khi nhận chức Tổng biên tập tờ Lemonde (1996) những
việc bộ 3 Plenel, Colom bani, và Minc đã làm trước đó thực sự đi vào
hoạt động hiệu quả và gặt hái nhiều thành công. Số lượng phát hành
của Lemonde tăng nhanh. Nếu như năm 1994 số lượng phát hành đạt
310 nghìn bản thì 2002 con số cũng là 361 nghìn bản. Đây là số lượng
phát hành mà bất cứ một tờ báo nào cũng mơ ước.
Lâm vào khủng hoảng, Colombani và Minc đã đồng ý cho các
nhà đầu tư bên ngoài rót tiền cho sự phát triển của tờ báo. Họ cũng
quyết định giảm bớt số lượng phóng viên, quản lý tổ chức của
Hemonde.
Plenel cũng quyết định điều chỉnh việc phát hành biên tập của tờ
báo, đẩy mạnh công tác đăng tin. Ông đã dám tìm hiểu và công bố
những bí mật của giới lãnh đạo, chính trị Pháp, một lĩnh vực mà bấy
lâu vẫn được coi là điều cấm kị của giới báo chí. Cũng chính

5


Hemonde là tờ báo đầu tiên công bố bí mật về căn bệnh ung thư tuyến
tiền liệt của tổng thống Pháp F.Mittorand…
Nay Plenel mong muốn được trở lại công việc yêu thích của
nghề báo là viết báo và mong muốn Lemonde trở lại với những tiêu

chí ban đầu của nó.
Hiện nay, Lemonde đang tìm kiếm khoản đầu tư mới và sự ủng
hộ của tờ nhật báo El Paris của Tây Ban Nha. Trong khi tờ báo này dù
có thừa khả năng tài chính để tiến hành bất cứ kế hoạch mở rộng nào
nhưng cũng “chưa có lời nào chính thức về chuyện đầu tư”.
2.2.2. Lemonde trước cơn lốc điện tử và báo miễn phí.
Năm 2004, các nhật báo hàng đầu của Pháp đã bị mất lượng độc
giả đáng kể vì không chống chọi nổi cuộc khủng hoảng mà Internet và
những tờ tin miến phí mang đến.
Theo số liệu vừa được công bố, nhật báo quy mô toàn quốc bán
chạy nhất là Lemonde đã giảm 4,1% và số phát hành còn 330.768 bản,
đứng ngay sau về mức độ sụt giảm là tờ nhật báo theo quan điểm bảo
thủ LeFigaro (3,1%; 329721 bản) tờ canh tả Liberation và France Soir
cũng chịu chung số phận.
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về 2 xu hướng mới này đã xâm
chiếm báo giới mạnh mẽ như thế nào.
2.2.2.1. Báo miễn phí.
Cách đây hơn 9 năm, tờ báo miễn phí Metrô xuất hiện ở
Stockholm và sau đó lần lượt chinh phục độc giả nhiều nước Châu Âu
như Pháp, rồi Canada, Chile, Hàn Quốc, Hồng Kông… và cả Mỹ.

6


Tờ Metrô ra mắt độc giả Pháp ngày 18/2/2002 tại Paris và 2 số
thành phố lớn khác như: Marseille, Hyon, Hille, toulouse, Aix – en –
Fro vence. Chưa đầy 1 tháng sau tờ báo phát không 20 Minutes của
tập đoàn NaUy Schibsted cũng ra đời tại Paris. Vậy báo miễn phí –
chúng là gì?
Sự xuất hiện của Metrô và 20 minutes đã gây xôn xao dư luận.

Đặc biệt là ở Pháp, khi lĩnh vực thông tin rất gần với lĩnh vực thương
mại, khi mà giá trị thông tin được đề cao một cách nghiêm túc và nghề
báo là một trong 20 nghề có thu nhập cao nhất. Khi đó Lemonde đã
viết một bài xã luận: “Phải chăng thông tin đã bị làm cho mất giá trị
khi trở thành miễn phí? Điều đó phải chăng là nghề báo không đem lại
giá trị thặng dư nào cả?”
Trước sự cuộc xâm lấn ồ ạt của báo phát không,nhiều tờ báo
khác cũng đặt câu hỏi trong sự bàng hoàng: “Phải chăng báo biếu sẽ
giết chết báo bán?”
Thực sự, nhiều người trong báo giới Pháp đã lo ngại rằng thị
trường quảng cáo sẽ bị chia sẻ, vì báo miễn phí thu hút được nhiều
quảng cáo .Lemonde đã phải chịu sự thất thu nghiêm trọng vì điều
này.
Hơn 2 năm sau khi Metro và 20 minutes được phát hành ở Pháp,
người ta bắt đầu ước lượng sự tác động của chúng tới thị trường quảng
cáo ở Pháp. Hai tờ báo nay đã thu hút khá mạnh giới trẻ, người thành
thị và phụ nữ. Và theo điều tra của Ipsos, hai phần ba độc giả của báo
biếu không còn đọc báo bán. Nhờ thế mà kinh phí từ quảng cáo lại
tiếp tục rót vào 2 báo này và số lượng phát hành lại ngày càng tuôn ra
ào ạt.

7


Thoạt nhìn, báo biếu cũng không khác gì báo chính thống. Với
40 trang khổ nhỏ, in chữ khá to, trình bày thoáng, Metro và 20
minutes đều có hầu hết các mục của báo bán: thời sự địa phương,
trong nước, thế giới; thời sự kinh tế, thị trường, xã hội, văn hoá… và
dĩ nhiên là cả mục quảng cáo. Bài viết trong báo miễn phí thường
ngắn gọn và hầu như không có bình luận nên rất dễ đọc và tốn ít thời

gian của những người bận rộn. Chỉ cần không đầy 20 phút là đã đọc
xong tờ báo mà lại không tốn tiền mua. Vì thế ra đời một thời gian
ngắn báo miễn phí đã chiếm hữu một số lượng phát hành vượt mức
các nhật báo chính thống trong nước, 20 minites mỗi ngày phát hành
750.000 bản và Metro là 555.000 bản, trong khi Lemonde khi đó được
337.000 bản, Le Figaro còn 334.000 bản và Liberation là 149.000 bản.
Dù thuận lợi nhưng báo miễn phí cần phải mất ít nhất 5 năm bị
bù lỗ thì mới bắt đầu có được lợi nhuận cho mình.
Sự thịnh phát của báo miễn phí quả là một trở ngại lớn đối với
các nhật báo trong nước. Từ 1997 – 2003 độc giả các nhật báo phát
hành cả nước như Lemonde, Le Figaro.. . đã giảm 12%, tức khoảng
800.000 độc giả. Trong 8 tháng đầu năm 2004, chi phí quảng cáo đã
lên đến 10,65 tỉ euro tức tăng 10% nhưng các nhật báo phát hành cả
nước chỉ thu được 0,61 tỉ.
Bên cạnh với báo biếu thì báo bán tức báo chính thống còn phải
cạnh tranh với các loại hình truyền thống khác. Truyền hình, phát
thanh… đặc biệt là báo miễn phí qua mạng. Theo nghiên cứu của Bipe
(1990) thì trong 4h13’ thời gian rảnh rỗi mỗi ngày, bình quân người
Pháp chỉ sử dụng 25’ để đọc sách báo so với 2h17’ xem truyền hình…
Như vậy báo biếu không chỉ là đe doạ duy nhất cho báo bán. Trong đó

8


Lemonde chịu một thiệt hại nghiêm trọng như đã chứng minh qua số
liệu ở trên.
Trước tình hình đó trong xu thế cạnh tranh của báo chí toàn cầu,
nhật báo Lemonde vốn được coi là chuẩn mực của nhật báo Pháp và
nổi danh về các bài phân tích sâu sắc cùng những cột đen đặc chữ, đã
phải thay đổi hình thức, tăng số lượng ảnh tạo nhiều khoảng trống,

phát hành thêm phụ trang và chú trọng hơn tới thông tin giới trí, ẩm
thực và thời trang.
Colombani mặc dù là người luôn theo đuổi tiêu chí ban đầu của
Lemonde, một tiêu chí giúp họ thành công trong quá khứ là phản ánh
và giám định thông tin. Nhưng khi được hỏi về việc định hướng thông
tin báo chí hiện nay, ông cũng thừa nhận: “Vốn là một tờ báo chính
luận uy tín, nhưng những thông tin đang được nhiều tờ báo khác khai
thác triệt để Hemonde cũng không thể nằm ngoài cuộc được. Chẳng
hạn như các tin liên quan đến đời tư của giới lãnh đạo chính trị như
tổng thống Pháp Nicolos Sorkoly”.
2.2.2.2. Cơn lốc điện tử.
Sự xuất hiện của những trang tin, những tờ báo trên mạng với
tốc độ thông tin cao, tích hợp đa phương tiện, có cả hình ảnh, âm
thanh và chữ viết đã thực sự biến Internet trở thành một “cơn lốc”.
Giới nhật báo giấy truyền thông Pháp trong đó có Lemonde bản in đã
phải vật lộn để duy trì số lượng phát hành, đồng thời cũng tức tốc lên
mạng để khỏi tụt hậu và giữ chân độc giả.
Trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh của báo điện tử, độc giả
được chứng kiến sự thay đổi diện mạo của các nhật báo lớn. Trong đó
có Lemonde, Le Figaro, và Libé ration. Dù đã thay đổi hình thức, tăng
9


lượng ảnh, tạo nhiều khoảng trống, phát hành thêm phụ trang và đăng
những thông tin “mềm” hơn như giải trí và thời trang. Nhưng
Lemonde, nhật báo hàng đầu nước Pháp vẫn liên tục mất độc giả từ
năm 2001 đến nay, từ doanh số 400.000 bản mỗi ngày nay chỉ còn
36.000 bản và có xu hướng đi xuống.
Dù thế, Hemonde chỉ là một trong rất nhiều báo giấy lâm vào
tình cảnh khó khăn, đây là một cuộc khủng hoảng với lượng phát hành

sụt giảm của giới báo chí in. AFP mất ít nhất 6,6% lượng phát hành,
Le Figarô nhật báo lớn thứ nhì Pháp trong vòng một năm mất 8% độc
giả.
Trước tình hình đó, chỉ có hai hướng giải quyết cho các tờ báo
giới là hoặc thay đổi hình thức hoặc bán mình cho những tập đoàn
kinh doanh giàu có. Mới đây Libération đã vào tay 1 tập đoàn chuyên
kinh doanh ngân hàng và rượu, họ đã công bố cắt giảm 52 nhân viên.
Le Figaro thì cho ra đời một phụ bản thứ ba mang tên Etvous “dành
diện tích cho những tấm ảnh lớn nhiều màu sắc, càng nhiều thông tin
về thời trang, ẩm thực, lễ hội. Nhưng những thứ ấy chỉ giúp Figaro”
chặn đà đi xuống chứ chưa đẩy số phát hành lên.
Hầu hết nguyên nhân của những sa sút nghiêm trọng ấy của báo
giấy. Chính là do báo điện tử và báo miễn phí gây ra. Ở báo mạng độc
giả tiếp cận nhanh ,trực tiếp và miễn phí hoặc mất phí thấp với mọi
thông tin, và có nhiều hình thứ tiếp cân đa dạng:clip, blog…
Xu hướng đọc báo miễn phí trên mạng đã mạnh lên một cách
đáng kinh ngạc trong năm 2005, nhờ sự phát triển của đường truyền
Internet tốc độ cao. Hệ quả là báo giấy mất khách. Quảng cáo từ báo
giấy nay theo nhau chạy lên báo mạng điện tử.

10


Làm sao để duy trì độc giả cũng như doanh thu? Đó là câu hỏi
đặt ra mỗi ngày cho báo giấy.
Vì thế các báo giấy đang hết tốc lực phát triển bản trên Internet
để giữ chân độc giả với tên tuổi của báo truyền thống.
Tờ Lemonde điện tử đã ra đời ngày 19/12/1995. Sau 9 năm vật
lộn với những khó khăn, thử thách ban đầu, hiện nay Lemonde điện tử
www.Lemonde.fr đã có số người truy cập lớn nhất nước Pháp và thu

nguồn lợi nhuận đáng kể.
2.2.3. Lemonde điện tử.
2.2.3.1. Sự ra đời và phát triển của Lemonde.fr
Dựa trên cơ sở là uy tín của tờ Lemonde truyền thống có danh
tiếng. Lemonde điện tử thành lập năm 1995 tại Paris có trụ sở và tổng
biên tập riêng. Hiện tờ báo có tất cả 60 người, bằng 1/10 số người ở tờ
báo giấy. Nhưng họ vẫn duy trì của danh tiếng khi được coi là tờ báo
điện tử hàng đầu của Pháp và doanh thu cũng tăng không ngừng.
Sau 9 năm bù lỗ, 2 năm trở lại đây Lemonde. fr đã khẳng định
mình. Lemonde.fr hiện có khoảng 1,5 triệu lượt người đọc mỗi ngày,
vượt xa số bạn đọc của báo giấy. Không giống như nhiều tờ báo điện
tử khác là đọc miễn phí toàn bộ Lemonde có những phần tin nóng và
độc quyền dành để bán tới tận hộp thư của khách hàng với giá 6
euro/tháng. Ngoài ra dịch vụ đọc báo giấy Lemonde trên báo điện tử
cũng phát triển. Bạn đọc chỉ cần trả 12 euro/tháng để đọc toàn bộ 36
trang báo giấy vào đầu giờ chiều hàng ngày. (trùng với giờ phát hành
của báo Lemonde giấy).

11


Nguồn thu phổ biến của Lemonde.fr có 50% nhờ quảng cáo,
35% là do số người đặt mua thông tin trên báo, còn lại đến từ nhiều
dịch vụ khác Lemonde.fr có tới 90.000 người đặt mua thông tin độc
quyền. Một điều mới mẻ ở Lemonde.fr là họ xây dựng rất nhiều trang
nhánh theo các yêu cầu khác nhau của độc giả cũng như có nhiều dịch
vụ bản thông tin rất linh hoạt để có được nguồn thu.
Được đánh giá bởi sự sống động và đa dạng về thông tin nhưng
không hề làm khó độc giả, Lemonde.fr thu hút độc giả với những mối
quan tâm khác nhau: video, blog… đáp ứng những hình thức đọc khác

nhau. Dù thế Yann Chapellen phụ trách báo điện tử của báo này cho
biết: “Chúng tôi chú trọng tốc độ của các tin tận dụng thế mạnh công
nghệ để đưa nhiều hình đồ hoạ, nhưng cũng không để mất bản sắc
riêng của Lemonde là các bài phân tích sâu sắc”.
Với sự tiếp xúc thường xuyên với độc giả, Lemonde.fr không
chỉ duy trì được danh tiếng về doanh thu và số lượng truy cập.
Lemonde.fr xứng đáng là người anh cả tiên phong của báo mạng điện
tử của Pháp nói riêng và cả thế giới nói chung.
2.2.3.2. Hoạt động nhà báo trong toà soạn Lemonde.
Nghề làm báo điện tử vẫn còn mới mẻ ở Pháp cũng như những
nước phát triển khác. Chưa hề có con đường nào vạch sẵn cho lĩnh
vực truyền thống thời @ này, song, dường như cũng chinh là lí do mà
người làm báo điện tử ở đâu cũng vậy, năng động, nhanh nhạy và làm
việc với cường độ cao không kể ngày đêm để liên tục đưa tới bạn đọc
một cách nhanh nhất có thể.
Alexis Delcambre, tổng biên tập của báo Lemonde điện tử đã
tiết lộ, hiện anh làm việc trung bình tới 15, 16h/ngày. Ngoài một sự
12


tâm huyết, đam mê thực sự và nghề nghiệp thì các phóng viên không
thể làm việc với cường độ như vậy.
Cũng Alexis cho biết, phóng viên Lemonde không được nhận
quà trị giá quá 15 euro. Đây là quy định riêng của Hemonde (cả báo
giấy lẫn báo điện tử) mà tất cả các phóng viên đều phải tuân thủ. Đây
được coi như vấn đề đạo đức nghề nghiệp đối với nhà báo, tổng biên
tập 30 tuổi này của Lemonde còn khẳng định tại Pháp không có tham
nhũng trong báo chí, chỉ có 2 điều thuộc về đạo đức có thể xảy ra và
luôn bị phê phán. Đó là: sự “gần gũi” của chủ bút với một số chính trị
gia nào đó một cách thái quá, bất minh và sự viết ẩu viết sai của

phóng viên (1 cách vô tình, do áp lực công việc quá lớn mà dẫn đến
sai sót). Ở Lemonde nói riêng và báo điện tử Pháp nói chung nghiêm
cấm hoàn toàn việc sao chép, copy nội dung báo này qua báo khác.
Tại đây bản quyền tác giả được xem trọng tuyệt đối. Nếu có chỉ là
những đường link cho phép dẫn đến địa chỉ tờ báo do luật trích dẫn
của báo chí quy định
- Ngoài ra tại Pháp nghề báo là một trong mười nghề có thu
nhập cao nhất. Mức lương trung bình tại Lemonde và những tờ báo có
uy tín dao động từ 4 – 5 nghìn euro/tháng, nhà báo làm việc theo hợp
đồng dài hạn với thu nhập ổn định từ lương cứng chứ không có nhuận
bút. Nếu là nhà báo nổi tiếng có danh từ mức lương cao hơn. Điều này
giúp cho các nhà báo làm việc tại đây hết sức chuyên nghiệp và có
trách nhiệm để tạo uy tín cho ngòi bút của mình chứ không chạy theo
số lượng tin bài để đảm bảo thu nhập.
Với các cách tổ chức như trên, Lemonde đã đạt được những
thành công xác định của mình. Cho đến nay từ báo giấy đến báo mạng
Hemonde vẫn là một tên tuổi uy tín bậc nhất ở Pháp và trên thế giới về
13


chất lượng tin bài và có một doanh thu được tất cả các tờ báo trong và
ngoài nước mơ ước và kính trọng.

Từ báo giấy đến báo điện tử là một sự bổ sung hợp lý. Nhìn dọc
chặng đường chúng ta rút ra được nhiều bài học quí giá về đạo đức,
trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp báo chí.
Phát triển từ báo giấy sang báo điện tử Lemonde đã thể hiện
tách bạch 2 chặng đường rõ rệt với những ưu thế khó khăn, khác nhau
với những đặc điểm trước những thành tựu hoàn toàn khác nhau. Trên
mỗi chặng đường ấy,ở thể loại báo chí nào, Lemonde vẫn luôn là tên

tuổi uy tíấno với các tờ báo cùng loại ở Pháp, Lemonde luôn thể hiện
mình là người tiên phong, đánh những dấu son những bước ngoặt lớn
cho lịch sử báo chí Pháp nói riêng, báo chí thế giới nói chung.

14


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
II. NỘI DUNG..........................................................................................................1
1. Sự ra đời của Lemonde...........................................................................1

1.1. Hubert Beuve-Me’ry............................................................................1
2. Sự phát triển của Lemonde.....................................................................2
2.1. Lemonde “Thánh đường của tự do phát biểu”.....................................2
2.2. Lemonde rơi vào khủng hoảng............................................................3
2.2.1. Khủng hoảng tài chính......................................................................3
2.2.2. Lemonde trước cơn lốc điện tử và báo miễn phí..............................6
2.2.2.1. Báo miễn phí..................................................................................6
2.2.2.2. Cơn lốc điện tử...............................................................................9

15



×