Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Hóa học 10 bài 30: Lưu huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.99 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY HÓA HỌC 10

LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU
1. Học sinh biết
Lưu huỳnh trong tự nhiên tồn tại ở hai dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương S α và lưu
huỳnh đơn tà Sβ.
Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Trong các hợp chất lưu huỳnh có số oxi hóa là -2, +4, +6.
2. Học sinh hiểu
Sự biến đổi về cấu tạo nguyên tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
Vì sao lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
So sánh được những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa oxi và
lưu huỳnh.
3. Học sinh vận dụng
Phân tích so sánh độ hoạt động của O và S.
Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính khử, tính oxi hoá của S.
Từ cấu hình electron suy luận được tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố.
4. Giáo dục tư tưởng
Hợp chất khí của S đều là chất độc, do đó cần cẩn thận trong thí nghiệm và đời sống.
Ứng dụng của S trong đời sống con người khá nhiều và quan trọng. Do đó, cần có kế
hoạch khai thác và sử dụng hợp lí.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
Diễn giảng, đàm thoại, thuyết trình, gợi mở, trực quan…
2. Phương tiện
Sách giáo khoa, máy tính, projector
IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nêu tính chất hóa học của oxi, viết phương trình minh họa.
2. Giới thiệu bài mới: (2 phút)


Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu xong về nguyên tố oxi. Oxi thuộc nhóm VI, chu kì 2
trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tính chất hóa học của oxi là tính oxi hóa mạnh.
Vậy em nào hãy cho Cô biết trong nhóm VI A, nguyên tố kế tiếp sau oxi là nguyên tố
nào? lưu huỳnh.
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên tố lưu huỳnh, để so sánh xem trong cùng nhóm
với nhau thì O và S có những tính chất gì giống và khác nhau?
1


3. Dạy bài mới
NỘI DUNG BÀI
I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử.
16S - Ô thứ 16
- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p4
 vị trí

Thời
gian
5’

Chu kì: 3
Nhóm VI
Phân nhóm A

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng tuần
hoàn cho biết S ở ô thứ mấy? Yêu cầu
HS lên bảng viết cấu hình e của S, từ
đó cho biết vị trí của S (chu kì, nhóm,

phân nhóm) và nhận xét số e lớp
ngoài cùng?
HS: Lên bảng trả lời yêu cầu của GV.

 lớp ngoài cùng có 6e.
II. Tính chất vật lí
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
- 2 dạng thù hình:
+ Lưu huỳnh tà phương Sα
+ Lưu huỳnh đơn tà Sβ.
- Khối luợng riêng: Sα > Sβ
- Nhiệt độ nóng chảy: Sα < Sβ
 Độ bền: Sα < Sβ
Kết luận: Hai dạng thù hình này khác
nhau về tính chất vật lí.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính
chất vật lí (Sgk)

5’

2’

Hoạt động 2:
GV: Dựa vào SGK hãy cho biết lưu
huỳnh có mấy dạng thù hình? Kể tên?
Kí hiệu?
HS: Trả lời.
GV: Dựa vào bảng trang 129. hãy so
sánh khối lượng riêng, nhiệt độ nóng

chảy, tính bền của 2 dạng thù hình. Từ
đó rút ra kết luận 2 dạng thù hình này
giống hay khác nhau về tính chất vật
lí?
HS: Trả lời.
GV: Hướng dẫn HS về đọc Sgk và
cho HS xem 1 đoạn clip về ảnh hưởng
của nhiệt độ đến tính chất vật lí của
lưu huỳnh.
* Lưu ý HS: Để đơn giản, trong các
phương trình phản ứng ta dùng kí hiệu
S mà không dùng S8.

III. Tính chất hóa học

2’

- S có số oxi hóa: -2, 0, +4, +6

1. Tác dụng với kim loại và hiđro

7’

Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại số oxi hóa
có thể có của lưu huỳnh? Từ đó dự
đoán tính chất hóa học của lưu huỳnh
(tính oxi hóa hay tính khử)?
Hoạt động 4:
GV: Gọi 4 em HS lên bảng hoàn

2


0

0



S + Cu
0

0

0

0

CuS (đồng II sunfua)




3S + 2Al

thành phương trình phản ứng
S + Cu 
S + Al 
S + Hg 
S + H2 

Xác định số oxi hóa của các nguyên
tố trong phương trình trên. Từ đó, cho
biết vai trò của S trong các phản ứng.
HS: lên bảng
GV: Lưu ý với HS là phản ứng của
kim loại và hiđro với S đều xãy ra ở
nhiệt độ cao, chỉ riêng phản ứng của
Hg và S xảy ra ở nhiệt độ thường để
rút ra ứng dụng thực tế: thu hồi thủy
ngân rơi vãi. (nhấn mạnh)

+2 -2

+3

-2

 Al2S3 (nhôm sunfua)



+1

-2

S + H2
 H2S (hiđro sunfua)
Riêng với thủy ngân tác dụng S ở điều
kiện thường
0


0

+2 -2

S + Hg
sunfua)

HgS (thủy ngân II



0

GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận về
tính chất hóa học của lưu huỳnh khi
tác dụng với kim loại và hiđro.
HS: Rút ra kết luận.

-2

S + 2e  S
Kết luận: S thể hiện tính oxi hóa khi
tác dụng với kim loại và hiđro
2. Tác dụng với phi kim mạnh hơn.
0

0




S + O2
0

0

7’

+4 -2

 SO2 (lưu huỳnh ddioxit)
t° +6 -1

S + 3F2  SF6 (lưu huỳnh
hexaflorua)
0

+4

→ S  S + 4e
0

+6

S  S + 6e
→ S thể hiện tính khử.

GV: Hướng dẫn HS rút ra tính chất
hóa học của lưu huỳnh.


Kết luận:
- Khi tham gia phản ứng, lưu huỳnh thể
hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim
loại hay hidro và số oxi hóa giảm.
- Thể hiện tính khử khi tác dụng với phi
kim hoạt động mạnh hơn khi đó số oxi
hóa của lưu huỳnh tăng.
IV. Ứng dụng của lưu huỳnh
- Dùng để sản xuất H2SO4
S  SO2  SO3  H2SO4
- Lưu hóa cao su, sản xuất diêm, dược

Hoạt động 5:
GV: Cho HS xem thí nghiệm ảo phản
ứng đốt cháy lưu huỳnh trong oxi.
HS: Theo dõi thí nghiệm.
GV: Mời 1 HS lên bảng viết phương
trình phản ứng của S với O2, và chỉ ra
sự thay đổi số oxi hóa của S để đưa ra
nhận xét về vai trò của S trong phản
ứng.
HS: Lên bảng.

3’

Hoạt động 7:
GV: Yêu cầu HS xem SGK và rút ra
một số ứng dụng chính của lưu huỳnh.
HS: Đọc SGK để biết ứng dụng của
lưu huỳnh.

3


phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu, diệt
nấm...

Hoạt động 8:
GV: Hướng dẫn HS đọc SGK và tóm
tắt về trạng thái tự nhiên và sản xuất.

2’
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu
huỳnh (SGK).
- Trạng thái tự nhiên: đơn chất có mỏ lưu
luỳnh trong vỏ Trái Đất, hợp chất có muối
sunfat, muối sunfua…
- Khai thác: nén nước siêu nóng (170oC)
vào mỏ làm lưu huỳnh nóng chảy và đẩy
lên mặt đất. Sau đó loại các tạp chất.

4. Củng cố kiến thức (5phút)
Cấu tạo của S và tính chất vật lí phụ thuộc vào nhiệt độ.
Tính chất hóa học :
Tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, hiđro).
S
Tính khử (tác dụng với phi kim mạnh hơn như Cl2, F2, O2 và các hợp chất có
tính oxi hóa).
-2

0


S

S
+2e

+4

S

+6

S

-4e
-6e

Tính oxi hóa Tính khử
Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 SGK (Đáp án 1.D; 2.B)
Bài tập xác định tính oxi hóa, tính khử của S trong các phản ứng sau:
S + 6HNO3  H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
S + 2H2SO4đđ  3SO2 + 2H2O
5. Bài tập về nhà: bài 3, 4, 5 SGK, trang132.
Giáo viên hướng dẫn
Ngày duyệt:
Chữ ký

Ngày soạn: 25/02/2013
Người soạn


4



×