Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Hóa học 10 bài 33: Axit sunfuric và Muối Sunfat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.12 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10
AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:

- Trình bày được các ứng dụng của axit sunfuric và cách sản xuất axit sunfuric.
- Trình bày các loại muối sunfat, cách nhận biết muối sunfat.
2. Về kĩ năng:
- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các muối và axit khác.
- Giải các bài tập định tính và định lượng.
3. Về thái độ:
- Giúp học sinh thấy được vai trò rất quan trọng của axit sunfuric đối với nền kinh
tế quốc dân.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án đầy đủ.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
- Học bài cũ và đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2 Kiểm tra bài cũ:
Trình bày tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric đặc.
3. Bài mới.
Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về tính chất vật lí cũng như tính chất
hóa học của axit sunfuric. Vậy ứng dụng và cách sản xuất axit sunfuric ra sao? Có
những loại muối sunfat nào và cách nhận biết chúng ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu trong tiết học ngày hôm nay.


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH
Hoạt động 1: Ứng dụng của H2SO4.
Từ những kiến thức thực tế và các kiến
thức trong SGK, hãy trình bày một số
ứng dụng của axit sunfuric.

NỘI DUNG DẠY HỌC


GIÁO ÁN HÓA HỌC 10
Hoạt động 2: Sản xuất axit sunfuric.
- GV: Trong công nghiệp, người ta sản
xuất axit sunfuric bằng phương pháp
tiếp xúc. Các em hãy tìm hiểu trong
SGK và cho biết có bao nhiêu công
đoạn để sản xuất axit H2SO4? Đó là
những công đoạn nào?
HS:
a) Sản xuất SO2.
-GV: SO2 được sản xuất từ những
nguyên liệu nào? Viết phương trình điều
chế SO2 từ những nguyên liệu đó.
HS:
b) Sản xuất SO3.
- GV: Từ SO2, làm cách nào để điều chế
SO3?
HS:
c) Hấp thụ SO3 bằng H2SO4.
- GV: Người ta sử dụng hóa chất nào để

hấp thụ SO3? Viết PTPƯ minh họa.
HS:
GV: Người ta hấp thụ SO3 bằng phương
pháp ngược dòng. Trong tháp hấp thụ,
cho khí SO3 đi từ dưới lên, H2SO4 tưới
từ trên xuống để tạo được diện tích tiếp
xúc tối đa, hiệu suất hấp thụ đạt cao
nhất.
Chú ý; không dùng H2O để hấp thụ SO3
vì phản ứng xảy ra rất mãnh liệt, H2SO4
thu được ở dạng hơi nên rất khó vận
chuyển.
- GV: từ oleum người ta làm thế nào để
thu được H2SO4?
HS:
- GV: Vậy các em hãy khái quát sơ đồ
chung để sản xuất H2SO4?
HS:

a) Sản xuất SO2.
S + O2 → SO2 t
FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3

t

b) Sản xuất SO3.
SO2 + O2 ↔ SO3 t0, V2O5
c) Hấp thụ SO3 bằng H2SO4.
nSO3 + H2SO4 → H2SO4.n SO3
oleum


H2SO4.n SO3 + nH2O → (n+1) H2SO4
→ Sơ đồ chung:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
S


GIÁO ÁN HÓA HỌC 10
Hoạt động 3: Muối sunfat. Nhận biết muối sunfat.
1. Muối sunfat.
1. Muối sunfat.
- GV: Muối sunfat là muối của axit
- Muối trung hòa chứa gốc SO42-:
sunfuric. Vậy axit sunfuric là axit mấy
Na2SO4, CaSO4, … ( hầu hết đều tan trừ
lần axit? Khi tác dụng với dung dịch
BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan và
bazo có thể tạo ra những loại muối nào? CaSO4, Ag2SO4 ít tan.
HS:
- Muối axit chứa gốc HSO4-: NaHSO4,
- GV: Các em hãy quan sát vào bảng
Ca(HSO4)2, … (các muối axit đều
tính tan của một số hidroxit và muối
tan)
trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học cá nhân, hàng trên cùng là các
cation, cột đầu tiên là các anion, dóng
theo hàng ngang và cột dọc ta sẽ được
các muối và các hidroxit tương ứng. Kí
hiệu K là không tan, I là ít tan,dấu – là

không tồn tại và không có kí hiệu gì là
tan. Hãy nhận xét về tính tan của các
muối sunfat?
HS
2. Nhận biết muối sunfat.
2. Nhận biết muối sunfat.
- Thuốc thử: dd muối của kim loại Ba,
- GV: Tìm hiểu SGK và cho biết thuốc
dd Ba(OH)2.
thử để nhận biết ion sunfat là gì? Hiện
- Hiện tượng: có kết tủa trắng, không tan
tượng ra sao? Và cho ví dụ minh họa.
trong axit BaSO4
- VD:
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH
IV. CỦNG CỐ
PHIẾU HỌC TẬP
1. Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2.
Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết
phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
2. Trong các chất sau, chất nào phản ứng với H2SO4 đặc nóng. Viết PTPƯ hóa học
xảy ra (nếu có). Fe, O2, FeO, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe2O3, Au
3. Có 6 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: HCl, NaOH, Na2SO4, NaNO3,
H2SO4, NaCl. Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa
học. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
V. BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài tập 1,2,3,4,5,6 SGK trang 143




×