Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn hướng dẫn một số kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, dạng câu hỏi trắc nghiệm, cho học sinh khối 12 trường THPT trần phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.92 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.3. CÁC GIẢI PHÁP
2.3.1 Hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu

Trang
1
2
2
3
3
3
3
3
4
4
5

thống kê tiêu biểu
2.3.2 Hướng dẫn học sinh nhận biết biểu đồ thông qua các dấu hiệu

7



nhận biết
2.3.3 Hướng dẫn học sinh cách nhận xét bảng số liệu thống kê
2.3.4 Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một số bài tập đặc trưng
2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

9
11
19
19

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang hướng tới mục tiêu năm 2020 cơ bản trở thành nước
công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đó nguồn lực con người là quan trọng.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu đó giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu
để đào tạo những con người toàn diện có phẩm chất, năng lực và kỹ năng.
Trong những năm qua nền giáo dục của nước ta đã không ngừng đổi mới
để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Một trong những đổi mới đó là:”
Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra , đánh giá trong giáo dục trung
học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực”. Môn địa lí cũng không nằm
ngoài sự đổi mới đó. Cụ thể , trước đây trong kỳ thi tốt nghiệp THPT địa lí được
thi theo hình thức tự luận thì hiện nay thi theo hình thức trắc nghiệm. Hình thức
thi thay đổi dẫn đến nội dung thi cũng có sự thay đổi. Ví dụ : Bài thi môn địa lí
trắc nghiệm hay tự luận cũng đều có hai phần đó là : Phần kiến thức và phần kỹ
năng , nhưng nếu thi theo hình thức tự luận phần kỹ năng là vẽ biểu đồ và nhận

xét còn nếu thi theo hình thức trắc nghiệm lại là nhận biết biểu đồ và nhận xét
bảng số liệu thống kê.
Để đáp ứng yêu cầu trong đổi mới giáo dục nhiều giáo viên đã có nhận
thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, xác định rõ sự cần thiết và có
mong muốn đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra ,đánh giá. Bên
cạnh những kết quả bước đầu đạt được, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
ở trường trung học phổ thông chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri
thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số
giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp
dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực , tự
lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng về truyền
thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình
huống thực tiễn cho học sinh thông qua vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự
được quan tâm.
Là một giáo viên môn địa lí, tôi nghĩ bản thân phải có trách nhiệm làm sao
cho học sinh hiểu và yêu thích bộ môn này, tạo cho học sinh sự hứng khởi, niềm
đam mê học hỏi, sáng tạo để nắm vững kiến thức địa lí nói chung và phần kỹ
năng thực hành nói riêng. Từ đó có thể ứng dụng linh hoạt vào việc giải quyết
các bài tập và làm bài thi một các có hiệu quả nhất.
Trên thực tế chưa có một cuốn sách , một tài liệu nào đưa ra có tính chuẩn
chỉnh về nội dung kỹ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê,
để giáo viên và học sinh lấy đó làm chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng trong quá
trình dạy và học. Nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê không
phải là những câu hỏi khó, nhưng các em lại rất dễ mất điểm trong phần này nếu
các em không được trang bị những kiến thức cơ bản.
Để thực hiện được điều đó, trong quá trình giảng dạy, tôi đã không ngừng
tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp tìm ra các
phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt các câu hỏi phần kỹ năng và lấy
2



được điểm tối đa trong phần nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống
kê.Vấn đề đặt ra là: Dạy học sinh phần kỹ năng thực hành như thế nào để đạt
hiệu quả? Đó chính là lí do tôi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn một số kỹ
năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, dạng câu hỏi trắc
nghiệm, cho học sinh khối 12 trường THPT Trần Phú ”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh có kỹ năng cơ bản về nhận biết biểu đồ và nhận xét chính
xác bảng số liệu thống kê theo yêu cầu của đề bài. Từ đó các em sẽ có cách học
tích cực hơn, tự tin hơn và có khả năng tư duy sáng tạo, chủ động trong học tập
và trong quá trình làm bài thi để đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh khối 12 Trường THPT Trần Phú và đặc biệt là các đối tượng
học sinh ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thực tiễn giảng dạy học sinh khối 12
- Tham khảo sách bộ đề luyện thi THPT quốc gia, tài liệu tập huấn môn
địa lí, mạng internet.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí tại trường THPT Trần
Phú, Với chất lượng học sinh đầu vào thấp, khi dạy học sinh về phần kỹ năng
thực hành,nhất là phần nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê. Tôi
thấy, nếu chỉ truyền thụ kiến thức một cách đơn thuần thì phần đông học sinh sẽ
không nắm vững được kỹ năng để nhận diện biểu đồ và nhận xét chính xác bảng
số liệu thống kê. Vì thế khi cho các em làm bài tập hoặc bài kiểm tra trắc
nghiệm địa lí đa số các em đều không đạt được điểm tối đa ở phần này. Để giúp
các em khắc phục những hạn chế của mình , đồng thời trang bị cho các em sự tự
tin về phần kiến thức kỹ năng. Qua nhiều năm giảng dạy, mày mò tìm hiểu, học
hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi đã đưa ra một số phương pháp để hướng

dẫn học sinh có kỹ năng về nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê
và khi áp dụng các phương pháp đó tôi nhận thấy , học sinh đã có nhiều tiến bộ,
kết quả làm bài tập và các bài kiểm tra đã tốt hơn rất nhiều. Một số phương pháp
tôi đã thực hiện đó là:
Trước hết tôi hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu
thống kê tiêu biểu. Sau đó chỉ ra các dấu hiệu nhận biết để các em dễ dàng dựa
vào đó để nhận biết biểu đồ một cách nhanh nhất . Đối với nhận xét bảng số liệu
thống kê tôi cho các em nắm vững các công thức tính toán cơ bản và cần thiết ,
rồi hướng dẫn các em cách nhận xét đối với từng loại câu hỏi cụ thể. Cuối cùng
cho các em làm một số bài tập đặc trưng để củng cố kiến thức. Làm như vậy tôi
thấy có hiệu quả rõ rệt , bởi học sinh không những có kiến thức cơ bản về kỹ
năng nhận biết biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê mà còn biết vận dụng
linh hoạt các kỹ năng đó trong quá trình học và làm bài thi.Do đó kết quả học

3


tập của các em được nâng lên rõ rệt. Đó chính là những căn cứ đề tôi viết đề tài
này.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến học sinh học được cái gì, đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó nhất định phải thực hiện
thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều”
sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng
lực phẩm chất cho học sinh.
Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn số đông giáo viên chưa từ bỏ được kiểu
dạy học truyền thống, đó là giáo viên chỉ biết say sưa truyền thụ kiến thức, còn
học sinh thì tiếp thu bài một cách thụ động, mô tuýp. Và phần lớn học sinh vẫn

theo lối mòn xưa chờ đợi vào kiến thức sẵn có mà giáo viên đưa ra. Vì vậy, hầu
hết các em không biết vận dụng linh hoạt các kiến thức tổng hợp để giải quyết
vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
Đứng trước thực trạng trên, tôi thiết nghĩ phải lảm thế nào để trong việc
giảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp cho các em lĩnh hội được kiến thức cơ
bản, người thầy còn phải biết kích thích tính tích cực, sự say mê học hỏi của học
sinh trong học tập, đòi hỏi học sinh phải có ý thức về những mục tiêu đặt ra và
tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động để đạt được mục
tiêu đó. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng thực hành cho các em là hết sức cần thiết.
Trên cơ sở kiến thức kỹ năng mà học sinh được học về cách nhận biết biểu đồ và
nhận xét bảng số liệu thống kê, học sinh phải vận dụng kiến thức đó một cách
linh hoạt để làm bài tập và làm bài thi một cách tốt hơn. Qua đó các em sẽ ngày
càng yêu thích môn học này. Đó chính là lý do, là động lực để bản thân tôi phải
nỗ lực, tìm tòi sáng tạo đưa ra các phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích
cực, chủ động trong học tập. Mang lại niềm vui hứng thú học tập cho các em.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Bằng những kiến thức về phần kỹ năng thực hành môn địa lý và những
kinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy, để phát triển khả năng tư
duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình viết sáng kiến tôi đã dùng phương
pháp gợi động cơ kích thích tính tích cực, khả năng tư duy, sáng tạo, say mê, tìm
tòi học hỏi của học sinh qua cách dạy “rèn luyện kỹ năng nhận biết biểu đồ và
nhận xét bảng số liệu thống kê” được trình bày qua các giải pháp dưới đây:
- Hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu thống kê
tiêu biểu.
- Hướng dẫn học sinh nhận biết biểu đồ thông qua các dấu hiệu nhận
biết.
- Hướng dẫn học sinh cách nhận xét bảng số liệu thống kê phần câu hỏi
có tính toán hoặc không cần tính toán.
- Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một số bài tập đặc trưng.


4


2.3.1. Hệ thống lại các dạng biểu đồ và đưa ra một số bảng số liệu thống kê
tiêu biểu.
2.3.1.1. - Hệ thống lại các dạng biểu đồ.
Tại sao lại phải hệ thống lại các dạng biểu đồ? Bởi vì trong quá trình giảng dạy
tôi nhận thấy nhiều học sinh còn chưa biết hết các dạng biểu đồ, đa số các em
mới chỉ biết rõ biểu đồ tròn, biểu đồ cột, còn biểu đồ đường, biểu đồ miền hay
biểu đồ kết hợp các em đang còn lơ mơ, nhiều em còn chưa hình dung ra hình
dạng nó như thế nào. Vì vậy để các em nhận biết được các dạng biểu đồ trong
phần câu hỏi trắc nghiệm môn địa lí thì trước hết phải cho các em thấy rõ được
các dạng biểu đồ cơ bản. Hơn nữa trong phần ôn tập và các đề thi còn có các
câu hỏi dạng như cho biểu đồ và yêu cầu cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung
gì? Vì vậy việc hệ thống lại các dạng biểu đồ cho các em là hết sức cần thiết.
Dưới đây là các dạng biểu đồ cơ bản thường gặp:
* Biểu đồ hình tròn.

Biểu đồ thể hiện cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện vận
tải năm 2005 và năm 2010
* Biểu đồ kết hợp.

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh

5


* Biểu đồ miền

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta giai

đoạn 1998-2014
* Biểu đồ cột.

* Biểu đồ đường.

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng Than, dầu thô, điện qua các năm
2000- 20012
6


2.3.1.2. Một số bảng số liệu thống kê tiêu biểu.
Có rất nhiều bảng số liệu thống kê, tuy nhiên ở đây tôi chỉ đưa ra hai dạng cơ
bản nhất để các em dễ phân biệt.
* Bảng số liệu yêu cầu nhận xét không cần tính toán:
Ví dụ:
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm( Đơn vị : Tỉ USD)
Năm
1990
1995
2000
2004
2010
2014
Xuất khẩu 287,6
443,1
479,2
565,7
833,7
815,5

Nhập khẩu 235,4
335,9
379,5
454,5
768
958,4
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đúng về giá trị xuất, nhập khẩu Nhật
Bản trong giai đoạn 1990- 2014?
A. Xuất khẩu tăng,nhập khẩu giảm.
B. Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.
C. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.
D.Xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu.
* Bảng số liệu yêu cầu nhận xét có tính toán:
Ví dụ :
Cho bảng số liệu sau:
Số khách du lịch quốc tế đến và tổng thu từ khách du lịch ở một số khu vực của
châu Á năm 2014.
Khu vực
Số khách du lịch quốc tế Tổng thu từ khách du
đến( nghìn lượt người)
lịch(triệu USD)
Đông Bắc Á
136276
237965
Đông Nam Á
97263
108094
Tây Á
52440
51566

Nam Á
17495
29390
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh số khách
du lịch quốc tế đến của khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Bắc Á?
A. Ít hơn 1,4 lần.
C. Chỉ bằng 7,1%.
B. Chỉ bằng 71,4%
D. Ít hơn 39013 lượt khách.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận biết biểu đồ thông qua các dấu hiệu nhận
biết.
Để nhận biết biểu đồ một cách nhanh nhất và chính xác nhất các em phải
dựa vào hai dấu hiệu cơ bản đó là:
- Yêu cầu thể hiện của đề bài.
- Bảng số liệu đã cho.
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết cho từng loại biểu đồ.
2.3.2.1. Biểu đồ hình tròn.
7


*Dấu hiệu nhận biết.
- Yêu cầu thể hiện:
+ Cơ cấu(%)
+ Tỉ trọng (%)
+ Tỉ lệ (%)
+ Qui mô
+ Qui mô, Cơ cấu(%)
- Bảng số liệu:
+ Cho ≤ 3 năm.
+ Cho ≤ 3 địa điểm.

2.3.2.2. Biểu đồ hình cột.
* Dấu hiệu nhận biết.
- Yêu cầu thể hiện:
+ Hơn,kém; nhiều, ít; so sánh các yếu tố, tình hình phát triển.
+ Số lượng, sản lượng, số dân.
+ Mật độ dân số (người/km2), thu nhập bình quân (GDP/người), bình quân
lương thực (kg/người), năng suất lúa bình quân( tấn, tạ/ha)…
- Bảng số liệu :
+ 1 năm cho các vùng kinh tế, tỉnh (Thành phố), các loại sản phẩm.
+ 4 năm trở lên cho thể hiện sản lượng, số lượng, số dân …
2.3.2.3.Biểu đồ đường(đồ thị)
* Dấu hiệu nhận biết.
- Yêu cầu thể hiện động thái phát triển gắn với các cụm từ:
+ Gia tăng.
+ Biến động
+ Phát triển
+ Tăng trưởng.
+ Tốc độ gia tăng(%).
+ Tốc độ tăng trưởng(%).
- Bảng số liệu gắn liền với chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên.
2.3.2.4. Biểu đồ miền.
* Dấu hiệu nhận biết.
- Yêu cầu thể hiện:
+ Cơ cấu .
+ Sự thay đổi cơ cấu.
+ Sự chuyển dịch cơ cấu.
- Bảng số liệu gắn liền với chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên.
2.3.2.5. Biểu đồ kết hợp.
* Dấu hiệu nhận biết.
8



- Yêu cầu thể hiện:
Mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển.
- Bảng số liệu :
+ Hai đơn vị khác nhau
+ Thời gian ít nhất phải từ 4 năm trở lên
+ Các đối tượng cho phải có mối quan hệ với nhau ( Ví dụ: Diện tích – Sản
lượng, Nhiệt độ - lượng mưa, Khách du lịch - Doanh thu du lịch, …….).
2.3.3. Hướng dẫn học sinh cách nhận xét bảng số liệu thống kê.
2.3.3.1 Đối với câu hỏi nhận xét bảng số liệu không có tính toán.
* Bước 1: Gv hướng dẫn học sinh phải đọc kỹ yêu cầu câu hỏi. Vì sẽ có 2 trường
hợp xảy ra:
- Trường hợp thứ nhất câu hỏi yêu cầu tìm “Nhận xét nào sau đây là đúng với
bảng số liệu trên”.
- Trường hợp thứ 2 câu hỏi yêu cầu tìm” Nhận xét nào sau đây không đúng với
bảng số liệu trên”.
* Bước 2: Đọc chính xác các phương án.
* Bước 3: Quan sát kỹ bảng số liệu.
Trong trường hợp thứ nhất, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ từng
phương án, kết hợp với quan sát bảng số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc để
chọn phương án đúng hoặc dùng phương pháp loại trừ phương án sai sẽ còn lại
phương án đúng rồi chốt đáp án.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua các năm
(Đơn vị %)
Năm
2000
Thành phần kinh tế
Nhà nước

Ngoài nhà nước
Có vốn đầu tư nước ngoài

9,3
90,1
0,6

2005
9,5
88,9
1,6

2010
10,4
86,1
3,5

2015
9,8
86
4,2

Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên ?
A. Đại bộ phận lao động nước ta tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước.
B. Tỉ lệ lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Không có sự thay đổi trong cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế.
D. Sự thay đổi này không phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần.
Giáo viên hướng dẫn cách làm:
- Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ yêu cầu nhận xét, xem đề yêu cầu
tìm nhận xét đúng hay không đúng với bảng số liệu.Trong câu hỏi đề yêu cầu

tìm nhận xét đúng.
9


- Sau đó đọc từng phương án, kết hợp với quan sát bảng số liệu để tìm ra câu trả
lời chính xác. Cụ thể:
+ Phương án( A). Đại bộ phận lao động tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước.
Sau khi đọc phương án các em phải quan sát bảng số liệu và tiến hành so sánh
bảng số liệu theo cột dọc, các em sẽ nhận thấy đại bộ phận lao động không phải
tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước mà tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà
nước. Như vậy nhận xét này sai.
+ Phương án (B). Tỉ lệ lao đông ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
tăng. Trong câu nhận xét này học sinh phải so sánh số liệu theo hàng ngang tại
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài qua các năm và các em sẽ nhận
thấy tỉ lệ lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục
qua các năm. Như vậy nhận xét này là đúng và học sinh có thể chốt luôn đáp án
đúng là phương án (B).
Tuy nhiên, các em vẫn có thể xét thêm các phương án còn lại cho chắc chắn.
Cụ thể:
+ Phương án (C). Không có sự thay đổi trong cơ cấu lao động theo thành phần
kinh tế. Phương án này các em phải xem xét tất cả các thành phần kinh tế với sự
thay đổi số liệu theo hàng ngang. Qua bảng số liệu các em sẽ thấy cơ cấu lao
động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. Cụ thể :
. Tỉ lệ lao động trong thành phần nhà nước tăng.
. Tỉ lệ lao động thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm.
. Tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Như vậy phương án này cũng sai
+ Phương án (D).Sự thay đổi này không phù hợp với nền kinh tế nhiều thành
phần. Nhận xét này không đúng vì sự thay đổi này phù hợp với nền kinh tế
nhiều thành phần của nước ta, ý này các em đã được học trong chương trình địa

lí 12.
Tóm lại qua việc phân tích từng phương án, kết hợp với bảng số liệu thống kê
và kiến thức địa lí đã học các em có thể dễ dàng tìm ra nhận xét đúng của câu
này. Đó là phương án (B) – Tỉ lệ lao động ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài tăng
Trường hợp thứ 2: Tìm nhận xét “không đúng”
Các bước làm tương tự trường hợp thứ nhất, tuy nhiên giáo viên nhắc học sinh
đọc câu hỏi chậm hơn và dừng lại ở từ in nghiêng , in đậm để nhớ rõ nội dung
câu hỏi. Vì nhiều khi các em cứ quen với lối mòn một chiều là đi tìm cái đúng,
nên dễ bị nhầm lẫn dẫn đến sai lầm đáng tiếc.
2.3.3.2. Đối với câu hỏi nhận xét có tính toán.
Để làm được những câu hỏi dạng này, học sinh cần nắm vững một số công thức
tính toán cơ bản trong địa lí . Nếu không biết tính toán các em sẽ không thể tìm
ra được đáp án chính xác, cho nên sẽ không đạt được điểm tối đa trong phần kỹ
năng thực hành và đây là điều đáng tiếc cho các em. Vì vậy tôi đã hệ thống lại
các công thức tính toán cho các em. Và dưới đây là một số công thức cơ bản
thường gặp:
10


2.3.4. Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một số bài tập đặc trưng.
2.3.4.1. Dạng bài tập nhận biết biểu đồ.

Để nhận biết chính xác các dạng biểu đồ theo yêu cầu của câu hỏi, tôi hướng
dẫn các em dựa vào dấu hiệu nhận biết đã học ở phần trên.Đó là dựa vào các “từ
khóa” và bảng số liệu.
*Bài tập 1:
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU
VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014

Năm
Số lao động
Cơ cấu (%)
đang làm việc
Nông – Lâm –
Công nghiệp –
Dịch vụ
(triệu người)
Ngư nghiệp
xây dựng
2005
42,8
57,3
18,2
24,5
2014
52,7
46,3
21,3
32,4
11


Để thể hiện quy mô, cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế, dạng
biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ miền
Giáo viên hướng dẫn cách làm:

Bước 1:
Để tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, tôi yêu cầu học sinh đọc
kỹ yêu cầu thể hiện của đề bài và tìm ra các dấu hiệu nhận biết .
Bước 2:
Tôi gọi một vài học sinh lựa chọn đáp án và chỉ ra các dấu hiệu nhận biết.
Bước 3:
Sau khi các em đưa ra kết quả lựa chọn, tôi tiến hành nhận xét, sửa lỗi cho
các em, chỉ ra cái đúng và chưa đúng cần phải rút kinh nghiệm, rồi chốt đáp án
Biểu đồ thích hợp là:
A. Biểu đồ hình tròn.
Vì dựa vào các dấu hiệu nhận biết của biểu đồ hình tròn đó là:
*Dấu hiệu nhận biết.
- Yêu cầu thể hiện:
+ Cơ cấu(%)
+ Tỉ trọng (%)
+ Tỉ lệ (%)
+ Qui mô
+ Qui mô, Cơ cấu(%)
- Bảng số liệu:
+ Cho ≤ 3 năm.
+ Cho ≤ 3 địa điểm.
Như vậy các em chỉ cần áp vào các dấu hiệu nhận biết của biểu đồ tròn là có thể
tìm ra câu trả lời chính xác.Cụ thể :
+ Đề yêu cầu thể hiện có từ : “Quy mô, cơ cấu”.
+ Bảng số liệu: 2 năm ( Biểu đồ hình tròn cho ≤ 3 năm hoặc ≤ 3 địa điểm) không
vượt quá số năm cho phép.
Hai dấu hiệu trên là điều kiện cần và đủ để các em lựa chọn đáp án (A).
*Bài tập 2:
SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO
ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Năm
Tổng số dân
Sản lượng lương thực
Bình quân lương thực
(nghìn người)
(nghìn tấn)
theo đầu người
(kg/người)
1990
66016
19879,7
301,1
2000
77635
34538,9
444,9
2005
82392
39621,6
480,9
2010
86947
44632,2
513,4
2015
91713
50498,3
550,6

12



Để thể hiện số dân, sản lượng lương thực của nước ta thời kỳ 1990 - 2015, dạng
biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ cột ghép.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ đường.
Giáo viên hướng dẫn cách làm:
Bước 1:
Để lựa chọn biểu đồ thích tôi yêu cầu các em đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi, kết
hợp với bảng số liệu để tìm ra các dấu hiệu nhận biết.
Bước 2:
Gọi một số học sinh trả lời đáp án đúng và giải thích tại sao lại lựa chọn đáp
án đó?
Bước 3:
Dựa vào các câu trả lời của học sinh tôi sẽ tiến hành nhận xét, chỉ ra các lỗi
gặp phải cho các em và chốt đáp án đúng.
B. Biểu đồ cột ghép
Vì dựa vào các dấu hiệu nhận biết về biểu đồ hình cột ta thấy nó hoàn toàn phù
hợp.Cụ thể.
Biểu đồ hình cột.
* Dấu hiệu nhận biết.
- Yêu cầu thể hiện:
+ Hơn,kém; nhiều, ít; so sánh các yếu tố, tình hình phát triển.
+ Số lượng, sản lượng, số dân.
+ Mật độ dân số (người/km2), thu nhập bq (GDP/người), bình quân lương thực
(kg/người), năng suất lúa bình quân( tấn, tạ/ha)…
- Bảng số liệu :
+ 1 năm cho các vùng kinh tế, tỉnh (Thành phố), các loại sản phẩm.

+ 4 năm trở lên cho thể hiện sản lượng, số lượng, số dân …
Đối chiếu vào các dấu hiệu nhận biết của biểu đồ hình cột ta thấy:
+ Yêu cầu của đề có từ thể hiện “ sản lượng” , “ Số dân”
+ Bảng số liệu cho > 4 năm.
Như vậy các em lựa chọn đáp án biểu đồ cột ghép là đúng.
*Bài tập 3.
Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA
CÁC NĂM
Năm
1954 1960 1965 1970 1976 1979 1989 1999 2009 2014
Dân số
23,8 30,2 34,9 41,1 49,2 52,7 64,4 76,3 86,0 90,7
(triệu
người)
Tỉ lệ gia 1,10 3,93 2,93 3,94 3,00 2,16 2,1
1,51 1,06 1,08
tăng dân
số
(%)
13


Để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm,
dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ kết hợp cột - đường.
Giáo viên hướng dẫn cách làm:

Bước 1:
Yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung câu hỏi, đồng thời quan sát bảng số liệu thống
kê.
Bước 2:
Yêu cầu các em dựa vào các dấu hiệu nhận biết biểu đồ để lựa chọn biểu đồ
thích hợp, và giải thích tại sao lại lựa chọn biểu đồ đó.
Bước 3:
Trên cơ sở lựa chọn của học sinh tôi tiến hành nhận xét.Đối với học sinh có lựa
chọn đúng tôi tuyên dương các em bằng lời nhận xét hoặc cho điểm giỏi nhằm
khích lệ tinh thần học tập cho các em, với các em trả lời chưa đúng, chưa chính
xác tôi sẽ chỉ ra lỗi cho các em, cùng các em khắc phục các lỗi đó, hướng dẫn
các em cách lựa chọn một cách nhanh nhất và chính xác nhất đó là phải nắm
vững các dấu hiệu nhận biết biểu đồ bằng các “ từ khóa” và ứng dụng linh hoạt
cho từng dạng biểu đồ cụ thể. Sau đó tôi và các em sẽ chốt đáp án. Biểu đồ thích
hợp nhất là :
D. Biểu đồ kết hợp cột - đường.
Vì căn cứ vào dấu hiệu nhận biết của biểu đồ kết hợp
* Dấu hiệu nhận biết.
- Yêu cầu thể hiện:
Mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển.
- Bảng số liệu :
+ Hai đơn vị khác nhau
+ Thời gian ít nhất phải từ 4 năm trở lên
+ Các đối tượng cho phải có mối quan hệ với nhau ( Ví dụ: Diện tích – Sản
lượng, Nhiệt độ - lượng mưa, Khách du lịch - Doanh thu du lịch, …….)
Ta thấy:
- Đề yêu cầu thể hiện có từ:
+ “dân số” nghĩa là thể hiện quy mô(độ lớn) của dân số qua các năm.
+ “ Tỉ lệ gia tăng dân số” chính là động thái phát triển của dân số qua các năm.
- Bảng số liệu:

+ Có 2 đơn vị khác nhau: triệu người và %.
+ Thời gian là chuỗi số liệu > 4 năm.
+ Hai đại lượng: dân số và tỉ lệ gia tăng dân số có mối quan hệ với nhau, đều
phản ánh tình hình dân số nước ta qua các năm.
*Bài tập 4.
Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. (Đơn vị:Tỉ USD)
14


Năm
1990
1995
2000
2010
2015
Xuất khẩu 287,6
443,1
479,2
769,8
624,8
Nhập khẩu 235,4
355,9
379,5
692,4
648,3
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của
Nhật Bản giai đoạn 1990- 2015.
A. biểu đồ tròn.
B. biểu đồ miền.

B. biểu đò đường.
D. biểu đồ cột.
Giáo viên hướng dẫn cách làm:
Bước1:
Yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung câu hỏi, đồng thời quan sát bảng số liệu thống
kê.
Bước 2:
Yêu cầu các em dựa vào các dấu hiệu nhận biết biểu đồ để lựa chọn biểu đồ
thích hợp, và giải thích tại sao lại lựa chọn biểu đồ đó.
Bước 3:
Trên cơ sở lựa chọn của học sinh tôi tiến hành nhận xét. Trong câu hỏi này có
thể sẽ có một vài học sinh có sự lựa chọn khác nhau. Vì đề yêu cầu thể hiện có
từ “cơ cấu” mà biểu đồ tròn và biểu đồ miền đều có một trong các dấu hiệu nhận
biết là từ “cơ cấu”. Vậy làm thế nào để giúp học sinh có sự lựa chọn chính xác?
Trước hết tôi cho học sinh đọc lại các dấu hiệu nhận biết của biểu đồ hình tròn
và biểu đồ miền. Sau đó tìm ra điểm giống và khác nhau giữa 2 biểu đồ.
- Điểm giống nhau: Đều thể hiện “cơ cấu”
- Điểm khác nhau:
+ Về yêu cầu thể hiện:
. Biểu đồ tròn đi với các cụm từ “quy mô, cơ cấu”, “Cơ cấu”…
. Biểu đồ miền đi với các cụm từ “ Chuyển dịch cơ cấu”, “ Thay đổi cơ cấu”.
+ Về bảng số liệu:
. Biểu đồ tròn: Cho ≤ 3 năm.
. Biểu đồ miền: Cho ≥ 4 năm.
Cuối cùng tôi và học sinh sẽ đi đến thống nhất chung đáp án đó là:
B. biểu đồ miền.
Vì:
- Đề yêu cầu thể hiện có cụm từ “ Thay đổi cơ cấu”.
- Bảng số liệu cho > 4 năm.
*Bài tập 5.

Cho bảng liệu:
Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta qua các năm

Sản phẩm
Than(triệu tấn)
Dầu thô( triệu tấn)
Điện( Tỉ kWh)

2000
11,6
16,3
26,7

2005
34,1
18,5
52,1

2010
44,8
15
91,7

2014
41,7
17,4
140,2

15



Biểu đồ thể hiện rõ nhất tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của
nước ta giai đoạn 2000-2014 là
A. biểu đồ cột.
C. biểu đồ đường.
B. biểu đồ kết hợp( cột và đường).
D. biểu đồ miền.
Giáo viên hướng dẫn cách làm:
Bước 1:
Yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung câu hỏi, đồng thời quan sát bảng số liệu thống
kê.
Bước 2:
Yêu cầu các em dựa vào các dấu hiệu nhận biết biểu đồ để lựa chọn biểu đồ
thích hợp, và giải thích tại sao lại lựa chọn biểu đồ đó.
Bước 3:
Gọi một vài học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét. Giáo viên chốt đáp án
như các bài tập trên. Đối với câu hỏi dạng này học sinh rất dễ chọn biểu đồ thích
hợp. Bởi vì các dấu hiệu nhận biết đã rõ ràng. Cụ thể biểu đồ thích hợp là:
C. biểu đồ đường.
Vì: Biểu đồ đường 2 dấu hiệu nhận biết đó là:
- Đề yêu cầu thể hiện có từ “ Tốc độ tăng trưởng”
- Bảng số liệu : Cho từ 4 năm trở lên.
Áp dụng vào câu hỏi và bảng số liệu đã cho thì lựa chọn biểu đồ đường là thích
hợp nhất.
Như vậy để cũng cố kiến thức về kỹ năng nhận biết biểu đồ, tôi đã cho các
em làm bài tập với 5 dạng biểu đồ khác nhau và trong quá trình dạy tôi cho các
em làm đi,làm lại nhiều lần vừa sữa lỗi cho các em, vừa để giúp các em nhớ
được các dấu hiệu nhận biết biểu đồ, đồng thời phải biết vận dụng linh hoạt các
kỹ năng đó trong quá trình học và làm bài thi.Khi đã được rèn luyện thuần thục
về kỹ năng thì chỉ cần đọc câu hỏi xong là các em có thể lựa chọn được biểu đồ

thích hợp, một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
Nắm chắc được các kỹ năng trên không chỉ giúp các em tự tin trả lời các
câu hỏi về nhận diện biểu đồ, mà nó còn giúp các em trả lời câu hỏi dạng cho
biểu đồ, yêu cầu cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dung nào?
Ví dụ: Cho biểu đồ sau:

16


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi nước ta thời kỳ 1950 - 2005.
B. Cơ cấu lao động nước ta thời kỳ 1950 - 2005.
C. Tình hình phát triển dân số nước ta thời kỳ 1950 - 2005.
D. Tình hình phát triển nguồn lao động nước ta thời kỳ 1950 - 2005.
Giáo viên hướng dẫn cách làm:
Bước1: Cho học sinh đọc yêu cầu của câu hỏi, xác định rõ nội dung của câu
hỏi.
Bước 2: Gọi học sinh trả lời đáp án đúng và giải thích lí do lựa chọn.
Bước 3: Sau khi học sinh trả lời tôi tiến hành nhận xét, nếu học sinh trả lời chưa
đúng, tôi sẽ cùng các em tìm ra lỗi mà các em mắc phải, đồng thời sữa lỗi cho
các em. Cuối cùng tôi chốt đáp án đúng và giải thích lí cho các em hiểu. Cụ thể:
Để biết được biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? Các em phải dựa vào 2 điều
kiện:
+ Một là: Các dấu hiệu nhận biết biểu đồ.
+ Hai là: Các dạng biểu đồ cơ bản.
Cả 2 điều kiện này các em đã được học, áp dụng vào câu hỏi trên ta thấy:
- Biểu đồ cho là biểu đồ miền.
- Biểu đồ miền thường dùng để thể hiện “cơ cấu”
Tuy nhiên đề có những 2 đáp án có từ “cơ cấu” vậy chọn đáp án nào là đúng?
A. Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi nước ta thời kỳ 1950 – 2005.

Biểu đồ miền là thể hiện cơ cấu, còn muốn biết cơ cấu gì thì các em lại phải
dựa vào chú giải và chú giải trong biểu đồ trên là thể hiện các nhóm tuổi. Và
như vậy đáp án ( A) chính là nội dung mà biểu đồ thể hiện.
B. Cơ cấu lao động nước ta thời kỳ 1950 - 2005.
Phương án này cũng có từ “cơ cấu” nhưng là “cơ cấu lao động” nên không phù
hợp với nội dung biểu đồ. Vì vậy phương án này không đúng.
2.3.4.2. Bài tập nhận xét bảng số liệu thống kê.
* Bài tập 1. Dạng câu hỏi nhận xét không cần tính toán.
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
2014
Trồng trọt
79,3
78,1
78,2
73,5
73,5
73,3
Chăn nuôi
19,7
18,9
19,3
24,7
25
25,2
Dịch vụ nông

2,8
3,0
2,5
1,8
1,5
1,5
nghiệp
Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ trọng ngành trồng trọt lớn nhất và có xu hướng tăng.
B. Tỉ trọng ngành chăn nuôi liên tục giảm.
C. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp nhưng đang tăng lên.
D. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng
trọt.
Đối với loại câu hỏi nhận xét không cần tính toán tôi hướng dẫn học sinh đọc
kỹ câu hỏi xem đề yêu cầu tìm ra nhận xét “đúng” hay “không đúng.” Bước
này rất quan trọng vì nó định hướng cho các em lựa chọn đáp án.
17


Tiếp theo tôi hướng dẫn các em phải đọc lần lượt từng phương án, đồng thời
xem xét, đối chiếu và so sánh bảng số liệu để rút ra kết luận. Cụ thể áp dụng để
trả lời câu hỏi trên như sau:
- Đề yêu cầu tìm nhận xét “đúng” với bảng số liệu.
- Xét từng phương án và đối chiếu luôn với bảng số liệu.
A. Tỉ trọng ngành trồng trọt lớn nhất và có xu hướng tăng. (Sai).Vì ngành trồng
trọt chiếm tỉ lệ lớn nhất nhưng có xu hướng giảm.
B. Tỉ trọng ngành chăn nuôi liên tục giảm. (Sai). Vì tỉ trọng ngành chăn nuôi
liên tục tăng.
C. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp nhưng đang tăng lên.( Sai).Vì tỉ trọng
dịch vụ nông nghiệp thấp nhưng không tăng.

Như vậy còn lại phương án (D) chính là phương án đúng.
* Bài tập 2. Loại câu hỏi nhận xét có tính toán.
Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm
2014.
( Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Thành phần kinh tế
Giá trị
Nhà nước
1080,8
Ngoài nhà nước
1987,5
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2936,2
Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế ở nước ta năm
2014 lần lượt là
A. 10,8%; 49,8%; 39,4%.
C.19,1%;38,9%;42,0%.
B.19,0%; 47,9%; 33,1%.
D.18.0%;33,1%;48,9%.
Để trả lời câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh áp dụng công thức 18( Bảng hệ
thống công thức địa lí). Cụ thể:
Giá trị thành phần
Công thức tính tỉ trọng =
x 100
Giá trị tổng số
Trước hết cộng giá trị của 3 thành phần kinh tế để được giá trị tổng. Sau đó lần
lượt tính tỉ trọng của từng thành phần. Ví dụ :
1080,8
Tỉ trọng thành phần kinh tế nhà nước =
*100 = 18,0%.

6004,5
Kết quả tính tỉ trọng của 3 thành phần kinh tế lần lượt là:
D.18.0%; 33,1%; 48,9%.
*Bài tập 3.
Cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn.

Địa điểm
Lạng Sơn

Nhiệt độ trung bình
tháng I (0C)
13,3

Nhiệt độ trung bình tháng
VII (0C)
27
18


Biên độ nhiệt năm của Lạng Sơn là
A. 100C
B. 120C
C. 13,70C
D. 140C
Để trả lời câu hỏi này các em phải sử dụng công thức 5 (Bảng các công thức tính
toán cơ bản trong địa lí). Công thức tính biên độ nhiêt.
Biên độ nhiệt = T0max- T0min.
Áp dụng công thức : B0 Lạng sơn = 270 – 13,30 = 13,70
Từ kết quả tính được các em có thể chọn đáp án đúng là :

C. 13,70C
Như vậy,sau khi đưa ra và giải quyết các ví dụ ứng với những giải pháp nêu
trên, tôi đã yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức đã học về kỹ năng nhận diện
biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê, để giải quyết các bài bài tập với
nhiều dạng khác nhau. Học sinh đã biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo cho từng
bài tập cụ thể. Các em đã chủ động hơn, tự tin hơn trong việc học và đặc biệt là
trong quá trình làm bài kiểm tra. Vì vậy kết quả đã được nâng lên rất nhiều.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau khi áp dụng các giải pháp trên để giảng dạy cho học sinh, chất lượng học
tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Học sinh đã biết vận dụng rất linh hoạt các kiến
thức cơ bản về kỹ năng nhận diện biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê để
giải quyết từng bài tập cụ thể và có thể chủ động đưa ra ý tưởng cho các bài tập
đó một cách sáng tạo. Cách tư duy cũng sáng sủa hơn.Từ bài này có thể suy diễn
sang bài khác một cách logic và hiệu quả.
Chất lượng giảng dạy ở các lớp năm học 2016-2017 khi chưa áp dụng các
giải pháp nêu trên. Kết quả khảo sát như sau:
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM

LỚP
SỐ SL % SL % SL
%
SL % SL %
11A
45
3 6,7% 15 33% 17 37,6% 7 16% 3 6,7%
11B

40
2
5% 12 30% 18 45%
4 10% 4 10%
Chất lượng giảng dạy ở các lớp năm học 2017-2018 khi áp dụng các giải
pháp nêu trên. Kết quả khảo sát như sau:
LỚP

SĨ SỐ

11C
11D

50
45

GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
%
SL % SL % SL % SL %
10 20% 25 50% 15 30% 0
0%
0 0%
8 17,7% 20 44% 16 36% 1 0,2% 0 0%

Như vậy, có thể thấy sử dụng các giải pháp trong SKKN của tôi thực sự có hiệu

quả.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục. Bằng những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình
giảng dạy, tôi đã chọn đề tài: ““Hướng dẫn một số kỹ năng nhận biết biểu đồ
và nhận xét bảng số liệu thống kê, dạng câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh
khối 12 trường THPT Trần Phú ” để thực hiện. Mặc dù với những giải pháp
19


mà tôi đưa ra để thực hiện đã đem lại hiệu quả cao trong học tập, cũng như nâng
cao được chất lượng dạy học của mình. Song không tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để SKKN của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân, không sao chép nội dung của
người khác.

MAI THÙY DUNG

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2018. Ban khoa học xã hội
(Tập 1,2) của nhà xuất bản giáo dục - Lê Thông- Trần văn Thắng – Nguyễn
văn Trường đồng chủ biên.
2. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh. Môn địa lí cấp trung học phổ thông.
Năm 2014.
3. Một số công thức tính toán cơ bản môn địa lí trên Internet.

21


DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN
STT
1
2
3

Tên đề tài SKKN
Phương pháp sử dụng số liệu thống kê
trong dạy học địa lí kinh tế xã hội.
Hướng dẫn học sinh kỹ năng sử dụng
bản đồ.
Phương pháp sử dụng tranh ảnh trong
việc dạy một bài địa lí.

Cấp đánh
giá xếp
loại


Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Cấp Tỉnh

C

2002

Cấp Tỉnh

C

2005

Cấp Tỉnh

C

2010

22




×