`MỤC LỤC
MỤC
LỤC
I.
1.
2.
3.
4.
II.
1.
2.
3.
4.
III.
1.
2.
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Các giải pháp thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
5
11
12
12
14
ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CẨM THỦY 2.
I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành giáo giáo dục Việt Nam đang nỗ lực
thực hiện chương trình cải cách giáo dục. Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã đề ra mục tiêu: Giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, sống tốt và làm việc có hiệu quả” và
“Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học[1].
Tại các nước phát triển, việc học tập thường gắn liền với các hoạt động
trải nghiệm thực tế, học tập tại thực địa, tại các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Học với hành phải luôn đi
đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi
chảy. Thực hiện lời dạy của Bác, ngành giáo dục nước nhà có rất nhiều chủ
trương nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh vừa lĩnh hội được tri thức
khoa học đồng thời rèn luyện được những kĩ năng thiết yếu trong cuộc sống.
Trong đó phải kể đến việc khuyến khích các đơn vị giáo dục tiến hành dạy học
tại các di tích lịch sử, trước hết là di tích tại địa phương trường đóng.
Là giáo viên dạy môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thức rất rõ trách nhiệm
trong việc thực hiện những chủ trương của Đảng, của Ngành về việc đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục. Nhất là chủ trương nâng cao hiểu biết của học sinh về
lịch sử dân tộc, về giá trị của các di tích lịch sử ở địa phương. Trên cơ sở đó,
giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm bảo
vệ các di sản văn hóa của dân tộc, trên hết là bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc
gia.
Cũng theo nhận thức cá nhân, trong đổi mới phương pháp giáo dục hiện
nay, các nhà trường đang chú trọng việc hướng dẫn học sinh tự học tập là chủ
yếu. Đối với bộ môn Lịch sử, việc dạy học tại di tích là một trong những cách
thức để học sinh tự học có hiệu quả nhất.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm tổ chức dạy
học tại di tích lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Trung
học phổ thông Cẩm Thủy 2 để nghiên cứu .
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài Kinh nghiệm tổ chức dạy học tại di tích lịch sử nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 để
nghiên cứu, tôi muốn tìm tòi những giải pháp tối ưu giúp cho tiết học Lịch sử,
1
kể cả tiết Lịch sử địa phương trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn, đạt được hiệu
quả cao hơn trong việc giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, thông qua buổi học học
sinh rèn luyện được các kĩ năng phục vụ cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài, bản thân tôi sẽ nghiên cứu biện pháp cụ thể để tổ
chức dạy học tại di tích lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm giúp học
sinh học tập tốt hơn môn Lịch sử.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, bản thân tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra
khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác gồm tiếng nói,
chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục
truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể
là .sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch
sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia[2].
Như thế, di tích lịch sử ở nước ta có thể hiểu theo nghĩa bao trùm đó là di
sản văn hóa của nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa văn hóa lâu đời. Nhận thức
được giá trị của các di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn
hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đã được đề ra trong
“Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 của Đảng ta, trong sắc lệnh số 65/SL
ngày 23/11/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của
Đảng cũng nêu rõ: Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị
của văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi
vật thể[3].
Ở trên thế giới, từ những thập niên cuối thế kỉ XX, các quốc gia trên thế
giới đã nhận thức rõ hơn về giá trị của di sản văn hóa đối với cuộc sống của con
người và những nguy cơ hiện hữu đe dọa đến sự tồn tại của nó. Công ước chống
2
buôn bán trái phép tài sản văn hóa, Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên
nhiên trên thế giới ra đời được rất nhiều nước thành viên tham gia trong đó có
Việt Nam là minh chứng cho nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa.
Những quan điểm trên cho thấy Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng những
giá trị văn hóa của dân tộc. Việc giáo dục cho thế hệ trẻ có ý thức trách nhiệm
cao trong việc bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đó là trách
nhiệm không chỉ riêng ai. Trong đó, giáo dục nhà trường đóng góp phần quan
trọng và quyết định, trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 cũng không là
ngoại lệ.
2. Thực trạng của vấn đề
Như đã nói ở trên, việc giáo dục ý thức bảo tồn, kế thừa và phát huy các
giá trị văn hóa, các di tích lịch sử trên đất nước ta là trách nhiệm của toàn xã hội.
Trong các nhà trường phổ thông, vấn đề này được giải quyết thông qua giảng
dạy các môn như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng- An ninh
và đặc biệt là môn Lịch sử.
Môn Lịch sử giáo dục cho người học truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, ý thức đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc, bảo vệ những di
sản trên nhiều lĩnh vực mà ông cha ta đã dày công xây dựng. Tuy nhiên, trong
điều kiện kinh tế xã hội của đất nước nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Giáo
dục Việt Nam còn tương đối lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm thực tế như học
tập tại di tích lịch sử nào đó, dù biết là cực kì quan trọng, thiết yếu nhưng đa số
các cơ sở giáo dục vẫn chưa thực hiện được hoặc chỉ thực hiện ở mức độ khiêm
tốn.
Hiện tại, theo phân phối chương trình môn Lịch sử ở trường trung học
phổ thông, cả ba khối lớp 10, 11, 12 đều có rất nhiều nội dung có thể sử dụng tài
liệu, tranh ảnh về di sản hoặc các khu di tích lịch sử để tiến hành bài học lịch sử
ở trên lớp hoặc tiến hành ngay tại di tích.Ví dụ:
+ Lớp 10: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam; Bài 19:
Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X- XV; ...
+ Lớp 11: Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
(Từ năm 1858 đến trước năm 1873); Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp
của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX; ...
+ Lớp 12: Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919- 1925);
Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19451954;...
Trải dài trên đất nước hình chữ S, các di tích có thể sử dụng để dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông như: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pắc Bó, Dinh
Độc Lập, Hoàng Thành Thăng Long, Khu căn cứ Trung ương cục miền Nam,
Khu di tích ATK Thái Nguyên, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di
tích Côn Sơn- Kiếp Bạc, Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Khu di tích Kim Liên,
Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Nhà tù Côn Đảo, Quần thể di
3
tích cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mĩ Sơn, Văn Miếu- Quốc Tử Giám,
Đô thị cổ Hội An, Đền Hùng, Nhà tù Hỏa Lò, cụm di tích phòng tuyến sông Như
Nguyệt,...
Thanh Hóa là địa phương có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng.
Trong đó có 145 di tích cấp Quốc gia, 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt và gần 500
di tích cấp Tỉnh. Trong đó phải kể đến Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đã
được UNESSCO công nhận năm 2015, Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ
Xuân)...
Di sản Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, nằm
trên địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân Thanh Hóa. Đây là di tích lịch sử
quốc gia từ năm 1962. Đến năm 1913, di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận
là di tích quốc gia đặc biệt. Người tạo lập ra Lam Kinh chính là Lê Thái Tổ- vị
lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống xâm lược Minh[4]. Di tích lịch sử
Lam Kinh không chỉ là niềm tự hào của nhân dân xứ Thanh mà còn là niềm tự
hào của cả dân tộc Việt Nam, gắn liền với lịch sử cha ông ta dựng nước và giữ
nước.
Việc chăm sóc, giữ gìn những di sản văn hóa ở địa phương chính là nghĩa vụ của
mọi người dân Việt Nam. Trong đó giáo dục nhà trường, đặc biệt là môn lịch sử
đóng vai trò quan trọng .
Tuy nhiên, thực tế quá trình dạy học, bản thân tôi nhận thấy các di tích
lịch sử chưa được khai thác đúng mức để đạt được hiệu hiệu quả cao trong giảng
dạy. Kể cả sách giáo khoa hiện nay, các hình ảnh còn nghèo nàn, tư liệu cung
cấp nặng về thống kê số liệu. Đặc biệt, đối với nội dung Lịch sử địa phương thì
chỉ có tài liệu ở cấp học dưới, lên cấp Trung học phổ thông thì không có tài liệu.
Chủ yếu là giáo viên tự chọn nội dung, biên soạn rồi giảng dạy. Bên cạnh đó,
điều kiện kinh tế của các gia đình học sinh đa phần khó khăn, cơ sở vật chất của
nhà trường còn thiếu thốn. Vì thế, việc đưa các em học tập tại di tích lịch sử (kể
cả ở địa phương) cũng hầu như không thực hiện được. Đó là chưa kể đến tâm lí
chung của nhiều giáo viên và học sinh còn e ngại. Giáo viên ngại vì phải thực
hiện nhiều công đoạn trong công tác chuẩn bị, ngại vì vấn đề an toàn khi học
sinh tham gia..v.v. Học sinh e dè vì chưa quen với những hoạt động tập thể ở
ngoài nhà trường (mặc dù đa số học sinh rất hứng thú với hoạt động trải nghiệm
này), lo ngại vì vấn đề kinh phí cho chuyến đi...Cuối cùng, giải pháp an toàn
được đa số các giáo viên lựa chọn là học tập trên lớp. Nếu trường nào có cơ sở
vật chất tốt, hệ thống máy chiếu đảm bảo, giáo viên chịu khó tìm tòi thì có thể
giới thiệu di tích lịch sử trên màn hình chiếu. Còn không thì chỉ là giới thiệu
“suông”, “dạy chay”... Với tiết học như vậy, chủ quan mà nói, hiệu quả thường
không cao. Chính vì thế có nhiều học sinh cảm thấy giờ học Lịch sử khô khan,
thiếu sức cuốn hút, dần dần thấy chán và quay lưng lại với môn Lịch sử.
Trong quá trình công tác, bản thân tôi đã mạnh dạn sử dụng các di sản văn
hóa ở địa phương để dạy học trong những bài học cụ thể nhằm tạo hứng thú cho
học sinh và cuối cùng là đạt được mục tiêu bài học đề ra. Cách thức thực hiện có
khi là sử dụng phần mềm Power Point giới thiệu hình ảnh về di tích lịch sử,
4
cũng có khi là tổ chức dạy học tại thực địa. Các di tích được lựa chọn phù hợp
với điều kiện của nhà trường như Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Khu
di tích lịch sử Lam Kinh hoặc Khu di tích lịch sử Hàm Rồng, chiến khu du kích
Ngọc Trạo, khu di tích khảo cổ Hang Con Moong ...v.v. Trong khuôn khổ đề tài
này, tôi tập trung vào việc mô tả cách thức tổ chức dạy học tại di tích lịch sử
nhằm vừa chuyển tải được kiến thức bộ môn lịch sử vừa giáo dục ý thức bảo vệ
di sản, đồng thời thông qua hoạt động dạy học tại di tích, học sinh sẽ được rèn
luyện những kĩ năng thiết yếu trong cuộc sống.
3. Các giải pháp thực hiện.
Để tổ chức có hiệu quả giờ học tại di tích lịch sử bản thân tôi đã chọn
lớp 10C làm lớp thực nghiệm (TN: học tập tại di tích) và lớp 10A làm lớp đối
chứng(ĐC: học tập thông thường tại lớp). Để lớp 10C có thể học tập tại di tích
lịch sử cần thực hiện một số bước như sau:
3.1. Rà soát theo chương trình môn học, xác định mục tiêu chương trình giáo
dục phổ thông và mục tiêu giáo dục di sản.
Việc rà soát chương trình môn học để lựa chọn nội dung, cách thức dạy
học với di sản để đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế
của nhà nhà trường được tổ/nhóm bộ môn thực hiện từ đầu năm học. Trên cơ sở
xác định mục tiêu chương trình bài học, giáo viên lựa chọn di sản để phục vụ
dạy học. Việc lựa chọn di sản phải hướng vào thực hiện mục tiêu bài học đã
được xác định. Sử dụng di sản trong dạy học có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện
cho việc thực hiện mục tiêu đó được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, giáo viên cũng
phải đề ra mục tiêu giáo dục di sản như: sự ra đời của di sản, ý nghĩa của di sản
đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở địa phương có di sản...v.v.
Từ đó giáo dục cho học sinh thái độ tôn trọng di sản, có ý thức bảo tồn di sản và
nghĩa vụ quảng bá di sản cho cộng đồng dân tộc Việt Nam cũng như bạn bè
quốc tế.
Trong kế hoạch sử dụng di sản cần phải xác định rõ bài học nào, sử dụng
những di sản gì? tiết mấy? cách thức thực hiện? (dùng hình ảnh hay dạy học tại
di sản) thể hiện ở bảng sau:
TT
Tiết
Chủ đê/bài
PPCT
Nội dung Di sản cần sử Hình
bài học
dụng
thức
dạy học
(trên
lớp/tại
di sản)
Thời
gian
thực
hiện
3.2. Bàn bạc, thống nhất ý kiến trong tập thể lớp.
5
Khi tổ chức cho học sinh học tập tại di tích lịch sử (học tập tại thực địa)
thì việc bàn bạc, thống nhất ý kiến trong tập thể lớp là vô cùng quan trọng. Bởi
lẽ, việc tổ chức cho học sinh học tập tại di tích là nhằm phục vụ mục đích giáo
dục học sinh, vì lợi ích của học sinh, liên quan đến các cá nhân trong tập thể lớp,
liên quan đến vấn đề kinh phí cho chuyến đi mà học sinh là người trực tiếp tham
gia và đóng góp. Hơn thế nữa, khi dạy học tại di sản vai trò “trung tâm” của học
sinh trong giờ học được phát huy cao độ. Vì vậy, nhất thiết phải có sự bàn bạc
thống nhất ý kiến trong cả lớp. Thông thường, giáo viên tổ chức họp lớp trước
khi tổ chức học tập tại di sản khoảng một tuần đến 10 ngày. Cho học sinh biết
được mục đích, tính chất của việc học tập tại di sản và những vấn đề có liên
quan đến việc học tập tại di sản. Ý kiến của học sinh sau khi thống nhất sẽ được
đưa vào biên bản sinh hoạt lớp.
3.3. Cho học sinh viết đơn xin tham gia học tập tại di tich lịch sử có sự đồng ý
của cha mẹ học sinh.
Việc làm này được thực hiện sau khi đã bàn bạc và thống nhất giữa giáo
viên và học sinh. Sau khi học sinh đã thống nhất ý kiến, giáo viên hướng dẫn
cho học sinh viết đơn xin tham gia học tập tại di sản theo mẫu sau
Mẫu 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN XIN THAM GIA HỌC TẬP TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ....
Kính gửi Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông....., thầy/cô giáo chủ
nhiệm lớp......., thầy/cô giáo dạy bộ môn Lịch sử.
Họ và tên học sinh:..............................................Lớp:.....................................
Lý do viết đơn: ................................................................................................
Cam kết: (được tham gia học tập tại di tích, học sinh phải tuân thủ sự điều hành
của giáo viên hướng dẫn và nội quy, quy định của Ban quản lí di tích).
Ngày..., tháng....năm....
Người viết đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Ý kiến của cha mẹ học sinh
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
(Giáo viên chỉ có thể tổ chức học tập tại di sản khi cha mẹ học sinh đã
đồng ý cho con mình tham gia).
6
3.4. Họp và trao đổi, thống nhất với cha mẹ học sinh (hoặc ít nhất là Ban liên
lạc hội cha mẹ học sinh của lớp) những vấn đề có liên quan đến việc tổ chức
dạy học tại di tích lịch sử.
Việc làm này rất cần thiết đối với các tiết học tập tại di sản, nhất là những
di sản cách xa nơi trường đóng, việc đi lại khó khăn. Giáo viên chủ nhiệm lớp và
giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử (nếu vừa giảng dạy môn Lịch sử vừa làm
công tác chủ nhiệm lớp thì rất thuận tiện cho việc tổ chức) trực tiếp tham gia
họp với phụ huynh học sinh. Trong phiên họp, giáo viên dạy bộ môn Lịch sử sẽ
là người chịu trách nhiệm chính trong việc phổ biến mục đích, tính chất của
chuyến đi, các vấn đề có liên quan đến việc đưa học sinh đi, tham gia học tập có
hiệu quả và trở về nhà an toàn. Điều quan trọng là giáo viên phải làm cho phụ
huynh thấy được tầm quan trọng của việc con em họ tham gia học tập tại di tích
bổ ích như thế nào? Ngoài việc được học tập kiến thức, các em còn được rèn
luyện những kĩ năng gì cho chính cuộc sống và học tập cũng như sau này các em
bước chân ra ngoài đời...vv. Giáo viên bộ môn còn phải phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh bàn bạc về kinh phí cho chuyến đi, việc
bố trí ăn, nghỉ (nếu có) cho học sinh trong thời gian tham gia học tập. Tốt nhất là
mời được đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia cùng với lớp, vừa để cùng quản
lí, giám sát học sinh lại vừa lo chuẩn bị ăn ở, thuê phương tiện đi lại...v.v. Cần
phải ghi lại biên bản phiên họp với đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp theo
mẫu sau:
Mẫu 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN
HỌP BAN LIÊN LẠC HỘI CHA MẸ HỌC SINH
Lớp:.....
Thời gian:.................................địa điểm..........................................................
Thành phần: giáo viên dạy môn Lịch sử, giáo viên chủ nhiệm, ban liên lạc hội
cha mẹ học sinh lớp.......trường..........................................................................
Chủ tọa: (giáo viên chủ nhiệm).........................................................................
Thư kí: (đại diện cha mẹ học sinh)....................................................................
NỘI DUNG
Bàn bạc về việc tổ chức cho học sinh lớp......tham gia học tập tại di tích.........
- Thầy/cô giáo chủ nhiệm nêu rõ lí do triệu tập cha mẹ học sinh, nêu rõ mục
đích, tính chất của việc học tập tại di tích, những qui định khi học sinh tham gia
học tập.
- Ban liên lạc hội cha mẹ học sinh bàn bạc, thống nhất một số vần đề sau:
+ Đồng ý cho học sinh tham gia dưới sự điều hành của cô giáo chủ nhiệm và cô
giáo bộ môn Lịch sử.
+ Thời gian tiến hành học tập................................................................................
7
+ Phương tiện đi lại: (nếu bằng xe ô tô, ai sẽ có trách nhiệm hợp đồng. Xe đón,
trả học sinh tại...............................................)
+ Dự kiến kinh phí tham gia là......................../học sinh. Việc ăn, nghỉ do........
chịu trách nhiệm.
Phiên họp kết thúc hồi....giờ.
Thư kí
(Kí và ghi rõ họ, tên)
Chủ tọa
(Kí và ghi rõ họ, tên)
3.5. Làm Tờ trình xin ý kiến Tổ chuyên môn
Khi tổ chức dạy học tại di tích lịch sử, giáo viên tổ chức cho học sinh
tham gia học tập có trách nhiệm làm tờ trình xin ý kiến Tổ chuyên môn, trình
bày kế hoạch tổ chức thực hiện. Trong kế hoạch phải nêu rõ mục đích, tính chất
của chuyến đi, thời gian thực hiện, phương tiện đi lại, kinh phí tổ chức do ai chịu
trách nhiệm. Thực hiện theo mẫu sau:
Mẫu 3:
Trường THPT Cẩm Thủy 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ: ............
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số: TTr- TCM
Thanh Hóa, ngày....tháng....năm....
TỜ TRÌNH
V/v Tổ chức cho học sinh lớp.... học tập tại di tích lịch sử Lam Kinh
Kính gửi: Tổ chuyên môn......................................................................
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục bộ môn Lịch sử, mục tiêu giáo dục di sản.
Căn kế hoạch của nhóm chuyên môn (đã xây dựng từ đầu năm học được hiệu
trưởng phê duyệt). Căn cứ vào nhu cầu học tập của tập thể học sinh
lớp....................( được sự đồng ý của cha mẹ học sinh).
Tôi là ..........................................., giáo viên bộ môn lịch sử lớp .........đề nghị tổ
trưởng chuyên môn xem xét, cho phép tôi được tổ chức cho tập thể học sinh
lớp.........tham gia tham quan và học tập tại di tích...............................(có kế
hoạch kèm theo).
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc quản lí, tổ chức cho học sinh
học tập vui chơi an toàn, có hiệu quả trong suốt thời gian trên.
Kính trình tổ trưởng chuyên môn xem xét.
Nơi nhận:
- Tổ trưởng CM.
- Lưu: hồ sơ tổ.
Ý kiến của Tổ trưởng chuyên môn
Người làm tờ trình
(Kí và ghi rõ họ, tên)
8
Mẫu 4:
TRƯỜNG THPT.....
Tổ:..................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày.....tháng........năm.......
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LỚP..... HỌC TẬP TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục bộ môn Lịch sử, mục tiêu giáo dục di sản.
Căn kế hoạch của nhóm chuyên môn (đã xây dựng từ đầu năm học được hiệu
trưởng phê duyệt). Căn cứ vào nhu cầu học tập của tập thể học sinh
lớp....................( được sự đồng ý của cha mẹ học sinh), chúng tôi xây dựng kế
hoạch học tập tại di tích lịch sử.............như sau:
1. Mục đích.
- Nhằm thực hiện kế hoạch môn học đã xây dựng từ đầu năm học, được hiệu
trưởng phê duyệt.
- Giúp học sinh có kiến thức về di sản, rèn luyện ý thức tự học tập, tự nghiên
cứu khoa học, ý thức trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, bảo tồn di sản. Nâng
cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
- Thông qua hoạt động học tập tại di sản, rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng tự tin thể hiện mình trước đám đông, kĩ năng hợp tác lao động...v.v.
- Học sinh được vui chơi lành mạnh, bổ ích, tạo hứng thú trong học tập.
2. Yêu cầu:
- Học sinh cung cấp số điện thoại của cha hoặc mẹ cho giáo viên tổ chức.
- Trong quá trình diễn ra hoạt động học tập, vui chơi, học sinh phải tuân thủ
nghiêm túc những quy định của trưởng đoàn và nội quy di sản.
- Kết thúc thời gian học tập, tất cả học sinh phải viết thu hoách theo yêu cầu của
giáo viên môn Lịch sử.
- Trang phục: học sinh mặc đồng phục của nhà trường,
3. Thành phần:
- Giáo viên bộ phụ trách bộ môn Lịch sử.
- Học sinh lớp ......có danh sách kèm theo).
- Cha mẹ học sinh (nếu có).................................................................................
3. Thời gian, phương tiện đi lại, kinh phí tổ chức:
- Thời gian: ngày................ Xuất hành lúc....giờ tại................................................
Kết thúc:...............giờ ngày...............................................................................
- Phương tiện:.......................................................................................................
- Kinh phí: Cha mẹ học sinh đóng góp theo thống nhất tại hội nghị giữa giáo
viên với cha mẹ học sinh là................../học sinh tham gia.
4. Nội dung học tập, phân công công việc.
9
- Nội dung học tập (thể hiện trong giáo án được tổ trưởng chuyên môn phê
duyệt).
- Phân công công việc:
+ Điều hành chung: giáo viên bộ môn lịch sử.
+ Dẫn chương trình, tiến hành hoạt động học tập tại di sản (học sinh):...........
+ Văn nghệ, trò chơi (học sinh).........................................................................
Nơi nhận:
- BGH nhà trường.
- Tổ trưởng CM.
- Lưu: hồ sơ tổ
Phê duyệt của BGH
Người xây dựng kế hoạch
Hiệu trưởng
(Kí và ghi rõ họ, tên)
(giáo viên bộ môn lịch sử)
Sau khi có ý kiến đồng ý của tổ chuyên môn, tổ trưởng có trách nhiệm
trình Hiệu trưởng nhà trường. Căn cứ vào điều kiện thực tế, hiệu trưởng sẽ ra
quyết định chuẩn y kế hoạch của giáo viên và tổ chuyên môn về việc tổ chức
học tập tại di tích lịch sử.
3.6. Tìm hiểu, nghiên cứu về di tích lịch sử, chuẩn bị cho bài học
Trong bất cứ hoạt động giáo dục nào, công tác chuẩn bị là công tác quan
trọng quyết định cho sự thành bại của hoạt động giáo dục đó. Công tác chuẩn bị
cho việc học tập tại di tích lịch sử (học tập tại thực địa) vô cùng quan trọng.
Bình thường, nếu là tiết học chỉ sử dụng hình ảnh, các tư liệu liên quan đến di
sản thì cần thiết phải lựa chọn các hình ảnh đảm bảo chất lượng, tư liệu chuẩn
xác về nội dung, có tính giáo dục cao, đảm bảo tính khoa học, logic với mạch
kiến thức của toàn bài (chương hoặc chương trình cấp học). Nếu là bài học tại
thực địa, ngoài những yêu cầu như trên còn cần phải tìm hiểu thêm:
Thứ nhất, di tích đó ở đâu? Cách trường bao nhiêu ki lô mét? Nếu đi thì
phương tiện là gì? Chi phí cho chuyến đi là bao nhiêu? Những rủi ro có thể có là
gì? Học sinh cần có những kĩ năng gì khi tham gia? Đó là câu hỏi mà giáo viênngười tổ chức phải trả lời được.
Thứ hai, nội dung học tập được tiến hành tại di tích là gì? Cách thức thực
hiện ra sao? Học sinh phải chuẩn bị những gì? Giáo viên giao nhiệm vụ cho đối
tượng nào? Thời gian hoàn thành là bao lâu? Nhiệm vụ của giáo viên như thế
nào?...v.v
3.7. Tổ chức hoạt động học tập tại khu di tích
Căn cứ vào mục tiêu bài học, thời gian dành cho buổi học, giáo viên lựa
chọn, gợi ý các nội dung chủ yếu, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm chuẩn bị
nội dung liên quan đến bài học. Dự kiến thời gian của mỗi hoạt động và xen kẽ
các hoạt động học tập là các hoạt động vui chơi giải trí (có thể là những trò vui
liên quan đến khu di tích lịch sử đó. Ví dụ: nếu tổ chức học tập tại cố đô Hoa
Lư- Ninh Bình, học sinh tổ chức trò chơi đánh trận giả- trò mà Đinh Bộ Lĩnh
10
thường hay chơi với đám bạn chăn trâu khi còn nhỏ tuổi. Hoặc là các trò vui
dân gian do các em đã lựa chọn trước đó).
Giáo viên thiết kế tiến trình hoạt động tại di tích thực chất là xây dựng
một kịch bản để học sinh thể hiện. Vì vậy, cần phải đảm bảo tính hợp lí, vừa sức
đối với học sinh. Trong quá trình học tập tại di tích lịch sử, học sinh là người
hoàn toàn làm chủ. Lúc này, học sinh như là những “diễn viên”, giáo viên là
người quan sát và chỉ xuất hiện khi nảy sinh tình huống có vấn đề.
3.8. Đánh giá kết quả học tập sau khi kết thúc việc học tập tại di tích.
Sau khi kết thúc các hoạt động học tập tại di tích, giáo viên giao nhiệm vụ
dưới dạng viết thu hoạch. Bài thu hoạch được viết theo gợi ý sau:
- Cảm nhận của em về chuyến đi học tập tại di tích.
- Trong các hoạt động học tập tại di tích, em thích nhất hoạt động nào? Tại sao?
- Nếu được lựa chọn, em thích giờ học Lịch sử tại di tích lịch sử hay tại lớp học
thông thường? Vì sao?
- Bản thân em nhận thấy, việc học tập tại di tích đã rèn luyện cho em những kĩ
năng nào? Em sẽ làm gì để góp phần chăm sóc, bảo tồn di tích lịch sử vừa tham
quan học tập?
Ngoài ra, giáo viên còn kiểm tra sự hứng thú học tập của học sinh thông
qua nhiều cách: có thể là phỏng vấn trực tiếp hoặc dùng phiếu thăm dò...v.v.
3.9. Rút kinh nghiệm sau khi học tập tại di tích lịch sử.
Là việc đánh giá, nhìn nhận từ cả hai phía: giáo viên và học sinh. Thông
qua phản hồi từ phía học sinh hoặc giáo viên có thể cảm nhận, đánh giá được
thông qua việc các em tham gia các hoạt động học tại di tích, qua phụ huynh học
sinh, qua bài thu hoạch sau chuyến đi của học sinh...v.v. Việc làm này có ý nghĩa
rất quan trọng giúp cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học trong những lớp
tiếp sau đó.
4. Hiệu quả của SKKN.
Khi áp dụng những biện pháp trên để tổ chức giờ học tại di tích, bản thân
tôi nhận được kết quả rất khả quan trong hoạt động giáo dục học sinh thể hiện
qua các mặt sau:
4.1. Học sinh ở lớp thực nghiệm (học tập tại di sản) hứng thú học tập hơn ở
lớp đối chứng(học tập tại lớp):
Lớp
Sĩ số
10C (TN)
10A
(ĐC)
45
45
Hứng thú
Số lượng
Tỉ lệ
45
100%
7
15,55%
Không hứng thú
Số lượng
Tỉ lệ
0
0%
38
84,45%
4.2. Tỉ lệ học sinh lớp thực nghiệm nắm được nội dung bài học tốt hơn so
với lớp đối chứng
11
Lớp
Sĩ
số
45
10C
(TN)
10A 45
(ĐC)
Điểm Giỏi
Điểm Khá
18
45%
25
50,6%
5
11,1%
19
42.2
Điểm Trung
bình
2
4,4%
21
46,7
Điểm Yếu
0
0
4.3 Khả năng liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc bảo tồn và phát huy các
di tích lịch sử ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
Lớp
Sĩ số
10C
(TN)
10A
(ĐC)
45
45
Liên hệ trách nhiệm tốt
Số lượng
Tỉ lệ
45
100%
32
71,11%
Liên hệ trách nhiệm chưa tốt
Số lượng
Tỉ lệ
0
0%
13
28,89%
4.4. Kĩ năng sinh hoạt tập thể và xử lí các tình huống nảy sinh trong quá
trình học tập ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
Qua quan sát thực tế, bản thân tôi nhận thấy sau khi được học tập tại di
sản, nhiều kĩ năng của học sinh được rèn luyện. Nhiều em rất mạnh dạn, tự tin
thể hiện mình trước đám đông, sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể. Kĩ năng
giao tiếp tốt hơn, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm hiệu quả cao hơn so với trước
và so với những học sinh thuộc lớp đối chứng.
4.5. Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống nảy
sinh trong cuộc sống của học sinh lớp thực nghiệp cao hơn so với lớp đối
chứng.
Thông qua việc chủ động tìm tòi kiến thức chuẩn bị cho bài học và qua
những hoạt động tích cực tại di sản, học sinh có điều kiện trau dồi tích lũy vốn
kiến thức của nhiều môn học. Trên cơ sở đó, đã giải quyết tốt nhiều bài tập tình
huống nảy sinh trog cuộc sống. Nhiều học sinh tích cực tham gia cuộc thi “Vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục”
và đã có những học sinh đạt giải.
4.6. Sau chuyến tham quan, học tập của lớp 10C do tôi tổ chức, đã có nhiều
tập thể lớp, nhiều giáo viên môn Lịch sử, Ngữ văn…trong nhà trường cũng
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cho học sinh học tập với di sản bằng
những hình thức khác nhau và đạt được hiệu quả cao trong giáo dục học
sinh.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
12
Từ những nghiên cứu trên cho thấy:
- Trong xã hội ngày nay, trước sự thay đổi ngày càng nhanh và phức tạp của
cuộc sống, giáo dục cần chú trọng các nội dung sát thực, phục vụ đắc lực cho
chính cuộc sống của người học. Đối với bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ
thông việc dạy học tại di tics lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến
thức môn học mà còn nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, trong đó có giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục.
- Trong nhiều năm nay, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực được các nhà trường hưởng ứng. Một số trường học đã tổ chức nhiều
hoạt động thiết thực, bổ ích như cho học sinh tham gia chăm sóc các di sản, chủ
yếu là ở địa phương trường đóng. Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn
trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện phục vụ quá trình dạy học. Tổ
chức cho học sinh học tập tại di tích lịch sử giúp cho bài học lịch sử trở nên hấp
dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, giáo dục tư tưởng
đạo đức cho học tốt hơn, phát huy được tư duy độc lập sáng tạo hơn so với giờ
học lịch sử thông thường.
- Để dạy học tại di tích lịch sử cho học sinh ở trường trung học phổ thông kể cả
tiết học Lịch sử địa phương đạt hiệu quả giáo dục cao nhất, tránh sự nhàm chán
cho học sinh, đòi hỏi các thầy cô giáo phải tâm huyết, kiên trì, không ngại khó,
không ngừng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất.
- Việc dạy học tiết Lịch sử địa phương cho học sinh ở trong nhà trường trung
học phổ thông hiện nay Bộ Giáo dục đã có quy định cho cả ba khối lớp 10, 11 và
12. Tuy nhiên, nội dung học tập thì Bộ không quy định cụ thể cho từng địa
phương nên đòi hỏi các tổ nhóm chuyên môn trong các nhà trường ở các địa
phương, các thầy cô trực tiếp giảng dạy phải lựa chọn nội dung giáo dục phù
hợp với địa phương mình, phù hợp với chương trình cấp học đảm bảo logic với
mạch kiến thức của chương trình giáo dục, đáp ứng được mục tiêu giáo dục bộ
môn nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung.
- Ở những bài học được tổ chức tại di tích lịch sử, học sinh có hứng thú học tập
hơn, hiệu quả giáo dục vì thế mà cũng cao hơn so với tiết học thông thường tại
lớp học. Học sinh có ý thức trách nhiệm cao trong việc bảo tồn những di sản
của địa phương, của dân tộc. Không những thế, qua hoạt động học tập tại di tích,
các em sẽ được tham gia hoạt động tập thể, sẽ gắn bó với nhau nhiều hơn tạo
điều kiện để xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Các em còn nhận thức được ý
thức trách nhiệm với tập thể, biết cách tổ chức các nhóm cùng hợp tác lao động,
học tập, phát huy trí tuệ tập thể…v.v. Đây là những kĩ năng thiết yếu phục vụ
cho các em trong cuộc sống, học tập cũng như lao động, công tác sau này. Nhiều
em trở nên mạnh dạn hơn, tất cả các em tham gia đều năng động, hoạt bát, vui
vẻ hơn…tập thể trở nên gắn kết hơn. Điều này rất phù hợp với ba trụ cột của
giáo dục hiện đại đó là: học để biết, học để làm và học để chung sống.
- Việc tổ chức dạy học tại di tích lịch sử đã tạo điều kiện để học sinh có thể phát
huy tốt những tri thức của nhiều môn học trong nhà trường phổ thông phục vụ
cho chính các em và cộng đồng cư dân nơi các em sinh sống. Hơn thế nữa, có
13
thể giúp các em vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn nhiều vấn đề đặt
ra cấp thiết của cuộc sống hàng ngày. Ví dụ vận dụng kiến thức môn Văn, Giáo
dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh để giải quyết những bài tập thực
tiễn của môn học Lịch sử. Hoặc bài tập thực tiễn đặt ra của cuộc sống ngày nay
như: vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
- Việc tổ chức dạy- học Lịch sử tại di tích còn góp phần phát triển một số kĩ
năng sống ở học sinh như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng
trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng
đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng
tìm kiếm và xử lí thông tin…v.v.
Vì phạm vi, nội dung nghiên cứu chỉ trong một số hoạt động của một vài
tiết học cụ thể, nội dung cách thức thực hiện còn tương đối mới mẻ nên chắc
chắn không tránh khỏi những hạn chế. Tuy vậy, đây là sự cố gắng rất lớn của
bản thân với mong muốn được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp. Rất mong được
sự đồng tình ủng hộ và góp ý của quý thầy cô.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT
- Thanh Hóa là địa phương có nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh. Chỉ
tính riêng di tích lịch sử cấp Quốc gia cũng có đến 145 di tích. Vì thế, việc giáo
dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa cho người dân trong đó đặc biệt là giới trẻ trở
nên cấp thiết và cần phải đưa vào nội dung học tập ở trường phổ thông.
- Sở Giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo sát sao hơn nữa việc thực hiện giáo dục
bảo tồn di tích lịch sử ở trong các nhà trường. Mở các lớp tập huấn chuyên đề
cho giáo viên, biên soạn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy...
2.2 Đối với nhà trường THPT
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc sử dụng di sản văn hóa Việt Nam trong
tổ chức các hoạt động giáo dục. Đề tài này cũng có thể áp dụng trong môn Ngữ
văn trong hoạt động ngoài giờ lên lớp... như việc phổ biến di sản Ca Trù, các
loại hình văn hóa dân gian Việt Nam...v.v.
- Các nhà trường cũng cần tổ chức các buổi ngoại khóa, sinh hoạt tập thể theo
chủ đề về các di sản Việt Nam và việc bảo tồn phát huy di sản phù hợp với từng
địa phương tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh, giúp các em có thái độ
tích cực trong việc bảo tồn chăm sóc các di sản. Đồng thời giáo dục kĩ năng
sống, giúp các em bộc lộ, phát huy hết năng lực, sở trường của bản thân mình,
tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức những hoạt động thiết thực, gắn liền với với thực tiễn đời sống, học
tập vui chơi và lao động của bản thân, gia đình và nơi các em cư trú.
- Đoàn Thanh niên, cán bộ giáo viên trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các
lớp đặc biệt là giáo viên bộ môn Lịch sử cần tích cực học tập, tìm hiểu, nghiên
cứu tài liệu để có thêm nhiều phương pháp thiết thực, hữu ích giúp học sinh
14
trong trường có nhiều tri thức về các di sản ở địa phương từ đó hiểu sâu sắc về
lịch sử dân tộc. Góp phần Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tình yêu quê hương
đất nước, lòng tự hào dân tộc, có ý thức trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và
bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc cũng như bảo vệ độc lập chủ quyền của
Tổ quốc cho học sinh, thực hiện thành công Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4
tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết
Phạm Thị Ngọc
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2.
3.
4
5
Tên tài liệu
[1] Nghị quyết 29- NQ/TW
Tác giả/ nguồn
Năm XB
Ban Chấp hành Trung ương
2013
Đảng Cộng sản Việt Nam
[2]Luật di sản Việt Nam
Nguồn: Luật Di sản Việt
2001,
Nam- Internet
2009
[3]Sử dụng di sản trong dạy Tài liệu tập huấn của Bộ
2013
học ở trường phổ thông.
Giáo dục - đào tạo và Bộ
Văn hóa thể thao và du lịch.
[4] Lam Kinh
Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia.
[5] Khám phá Kinh thành cổ- San san. Nguồn: Internet
Lam Kinh Thanh Hóa.
2015
DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ GD&ĐT
ĐÁNH GIÁ TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
TT
1
2
3
Tên đề tài
Tích hợp giáo dục tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh về phát
huy sức mạnh của nhân dân và
khối đại đoàn kết dân tộc
trong dạy bài: “Nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau
ngày 2-9-1945 đến trước ngày
19-12-1946”.
Rèn luyện kĩ năng “Ứng phó
với căng thẳng” thông qua tiết
sinh hoạt cuối tuần cho học
sinh lớp 11CC trường Trung
học phổ thông Cẩm Thủy 2.
Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh
người dân tộc thiểu số vượt
qua rào cản tâm lí vươn lên
học tập tốt ở trường Trung học
phổ thông Cẩm Thủy 2.
Xếp
loại
Cấp xếp loại
Năm
xếp loại
C
Sở GD & ĐT
2011
C
Sở GD & ĐT
2014
C
Sở GD & ĐT
2016
Ghi chú
PHỤ LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: GIÁO ÁN MINH HỌA
Bài 19
NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ
X- XV
(Lịch sử 10- chương trình chuẩn)
- Lựa chọn địa điểm tham quan học tập tại di tích lịch sử Lam Kinh, (Thọ Xuân,
Thanh Hóa) sau khi học xong bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
ở các thế kỉ X- XV.
- Đối tượng học sinh: lớp 10C trường THPT Cẩm Thủy 2.
I. Mục tiêu của buổi tham quan học tập tại di tích Lam Kinh
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh có điều kiện trực quan sinh động các tài liệu, hiện vật liên quan
đến nội dung bài học phần III. “Phong trào đấu tranh chống xâm lược Minh và
khởi nghĩa Lam Sơn”. Tiêu biểu là Bia Vĩnh Lăng đã được Thủ tướng chính phủ
công nhận là “Bảo vật quốc gia”.
- Giúp học sinh hiểu biết sâu sắc những kiến thức đã tiếp thu được trong bài 19:
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV.
2. Về kĩ năng
- Góp phần hoàn thiện thành thạo kĩ năng quan sát tranh ảnh, hiện vật rút ra
nhận xét, đánh giá.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử để rút ra kết luận.
- Rèn luyện một số kĩ năng như: năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ
năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ
năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ
năng tìm kiếm và xử lí thông tin…v.v.
3. Về thái độ
- Có ý thức về cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Có thái độ trân trọng và bảo vệ những di tích lịch sử ở địa phương.
II. Chuẩn bị cho buổi tham quan học tập tại di tích lịch sử Lam Kinh.
1. Phần chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Đầu năm học, giáo viên xây dựng kế hoạch học tập tại di tích lịch sử, tổ
chuyên môn và hiệu trưởng nhà trường phê duyệt.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp lớp thông qua kế hoạch, cho
học sinh viết đơn tham gia học tập, làm việc với cha mẹ học sinh lớp.
- Dự trù kinh phí: Cha mẹ học sinh đóng góp nhằm chi cho các khoản như mua
vé vào tham quan di tích, thuê phương tiện đi lại...v.v.
- Trước buổi tham quan khoảng 10 ngày:
+ Giáo viên liên hệ với Ban quản lí di tích, trình bày rõ mục đích, yêu cầu của
buổi tham quan học tập tại di tích lịch sử Lam Kinh, mời hướng dẫn viên.
+ Tìm hiểu những tranh ảnh, tư liệu, hiện vật có liên quan đến nội dung bài học
sẽ hướng dẫn học sinh tham quan học tập.
+ Chuẩn bị bài tập cho học sinh sau khi tham quan học tập.
- Trước buổi tham quan 2 ngày, giáo viên:
+ Phổ biến mục đích yêu cầu tham quan, những công việc học sinh cần phải làm
khi tham gia tham quan học tập tại di tích, thời gian, địa điểm cụ thể.
+ Giao bài tập cho học sinh (sẽ làm sau buổi tham quan):
1. Bằng kiến thức Địa lí, em hãy giới thiệu và đánh giá vị trí khu di tích Lam
Kinh. Tại sao Lê Thái Tổ chọn đất Lam Sơn (Thọ Xuân- Thanh Hóa) để xây
dựng một kinh thành thứ hai (bên cạnh Đông Kinh- Thăng Long)?
2. Tìm hiểu về Bia Vĩnh Lăng. Em có hiểu biết gì về nhân vật Lê Lợi và Nguyễn
Trãi?
3. Cảm nhận của em về chuyến đi học tập tại di tích.Trong các hoạt động học tập
tại di tích, em thích nhất hoạt động nào? Tại sao?
4. Nếu được lựa chọn, em thích giờ học Lịch sử tại di tích lịch sử hay tại lớp
học thông thường? Vì sao?
5. Bản thân em nhận thấy, việc học tập tại di tích đã rèn luyện cho em những kĩ
năng nào? Em sẽ làm gì để góp phần chăm sóc, bảo tồn di tích lịch sử vừa tham
quan học tập?
Hình thức làm bài: bài viết dưới dạng thu hoạch theo từng cá nhân.
* Học sinh:
- Ôn lại bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV.
- Tư trang, giấy bút, mày ảnh, máy ghi âm (nếu có).
- Tìm hiểu một số thông tin về di tích lịch sử Lam Kinh thông qua mạng Internet
hoặc các tài liệu về khu di tích lịch sử Lam Kinh do Sở Văn hóa Thể thao&Du
lịch Thanh Hóa biên soạn.
III. Tiến trình tổ chức buổi tham quan học tập tại di tích Lam Kinh.
- Thời gian tham quan: từ 8h 30 đến 11h cùng ngày.
- Địa điểm: Di tích lịch sử Lam Kinh.
- Đúng 7 h, học sinh lớp 10C có mặt tại trường , 7h 15’ lên ô tô đến khu di tích
Lam Kinh.
- 8h đến nơi, tập trung tại cổng vào di tích, giáo viên ổn định lớp, phổ biến lại
mục đích, yêu cầu cho học sinh, dặn dò các em nghiêm chỉnh chấp hành nội quy.
- Buổi tham quan sẽ diễn ra qua 3 phần:
Phần 1: Tham quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên(8h đến 10h)
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía
Tây Bắc. Nhân vật tạo lập ra Lam Kinh là Lê Thái Tổ. Sau 10 năm lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên ngôi
hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Lê Thái Tổ lấy niên hiệu là
Thuận Thiên thứ nhất, đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam
Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn có tên khác là Tây Kinh.
Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng
về phía Nam và nhìn ra sông Chu – có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng
Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu hoàng
thành, cung điện và thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam –
Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ “vương”. Bốn mặt xây thành có
chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán
kính 164m và dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại là các đế của cột trụ được
bài trí như hình bàn cờ cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại ngọ môn, sân
rồng, chính điện, khu thái miếu… nguy nga tráng lệ.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần,
đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.
Mặt trước ngoài hoàng thành khoảng 100m còn lại dấu vết của cổng vào
rộng trên 6m, hai bên có xây 2 bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát
bờ sông Ngọc, móng tường thành còn lại dày 1,08m, qua cổng thành khoảng
10m đến một con sông đào có tên là sông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ,
chạy vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách Hoàng Việt dư địa chí
xưa kia, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹp, trông rất đáng
yêu, không ai dám lấy. Trên sông có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình
cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch, trên cầu có nhà, thành dáng “Thượng gia
hạ kiều”. Qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia dưới giếng còn
thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía Bắc
có lát bậc đá lên xuống, gọi là Bến nước.
Trước Ngọ môn có hai con Nghê bằng đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng
11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m
và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn,
đường kính chân cột đo được 78 cm. Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,60m,
gian bên rộng 3,50m.
Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình
kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi đến đoán
định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc khá quy mô.
Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp
bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích
3.539,2m² (rộng 58,5m dài 60,5m).
Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất
rộng, cao 1,8m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của
điện bố trí hình chữ “Công”.
Sử ghi năm Bính Tý (1456) vua Lê Nhân Tông đích thân đem các quan về
bái yết sơn lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần đặt tên các điện.
Theo đó, điện phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là điện
Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là điện Diên Khánh (theo Đại Việt sử ký toàn thư).
Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian
hai đầu hồi chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.
Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối
lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,8m, lối bên rộng 1,21m. Hai
bên lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn
hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí
hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay
người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc.
Ngoài phần điện Lam Kinh, trong quần thể di tích này cũng phải kể đến
khu lăng tẩm của các Vua Chúa thời Lê. Đầu tiên phải kể đến là Vĩnh Lăng (lăng
vua Lê Thái Tổ).
Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh
50m. Vĩnh Lăng được chọn đặt ở một thế rất đẹp, phía trước có minh đường
rộng rãi và bình phong là núi Chúa, phía sau có gối tựa núi Dầu, hai bên tả, hữu
có hai dãy núi tạo thế “hổ phục rồng chầu”. Đối diện lại có sông làm “bạch hổ”.
Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn
nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây
chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1m. Trước Lăng có hai hàng
tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch
(bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai nghê, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ).
Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 2,25m gọi là đường “thần đạo”.
Nhìn toàn cảnh lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) thật giản dị, gần gũi song rất tôn
nghiêm và trang trọng
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m theo đường chim bay ở Tây
Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao
2,97m; rộng1,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ
đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3,46m; rộng 1,9m; cao 0,94m kể cả
đế. Nhà bia được dựng lại năm 1961 nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là
8,8m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc
4 cột theo kiểu nhà Lê. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên
bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô
đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ.
Ngoài ra còn có các lăng mộ khác như: Lăng các Vua và Hoàng Hậu khác
trong khu sơn lăng của Triều Lê Sơ ở Lam Kinh như: Hựu lăng: Lăng vua Lê
Thái Tông; Lăng Khôn Nguyên: Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ
Vua Lê Thánh Tông). Lăng này có điểm đặc biệt là tượng quan hầu là nữ quan;
Chiêu Lăng: Lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng: Lăng vua Lê Hiến Tông; Kính
Lăng: Lăng vua Lê Túc Tông.
Ngoài những di vật còn sót lại qua bao thăng trầm của Lịch sử thì khi đến
với miền đất địa linh Lam Kinh này chúng ta còn phải trầm trồ và suy tư về
những điều kỳ bí như cây ổi cười bên lăng mộ vua Lê Thái Tổ, cây lim hiến
thân, chuyện tình cây đa thị…v.v. [5]
Phần 2. Học sinh tham quan tự do (10 h đến 11 h)
Qúa trình tham quan tự do, học sinh lưu ý đến việc thực hiện nhiệm vụ
học tập đã được giáo viên giao từ trước. Đúng 11 giờ, học sinh tập trung tại Ngọ
Môn, chuẩn bị cho việc ăn trưa, nghỉ ngơi.
Phần 3. Học sinh vui chơi theo sở thích cá nhân, hoặc nhóm (chú trọng đến
các trò chơi dân gian) Thời gian từ 14h đến 15h.
Đúng 15h 30’học sinh tập trung tại Ngọ Môn, giáo viên nhận xét chung
về buổi tham quan học tập tại di tích, dặn dò học sinh làm bài tập đã giao, lắng
nghe ý kiến đề đạt từ phía học sinh để rút kinh nghiệm cho buổi tham quan học
tập sau tốt hơn.
PHẦN THỨ HAI
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẬP THỂ LỚP 10C THAM QUAN HỌC TẬP TẠI
DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH
Hành trình đến với di tích Lam Kinh của tập thể lớp 10C.
Tập thể lớp 10C tại khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ
Tại phần mộ vua Lê Thái Tổ
Bên “cây ổi cười” kì bí
Hoạt động học tập tại di tích Lam Kinh
Hoạt động học tập tại di tích Lam Kinh