1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là rất thiết thực và đạt
được nhiều mục tiêu mà bài học hướng tới. Với cách dạy học tích hợp này, GV phải
nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy, đồng thời đòi hỏi GV cũng phải có vốn kiến
thức nhất định về các môn học khác có liên quan đến nội dung bài học. Từ đó, GV
vận dụng những kiến thức liên môn này để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết
các tình huống, các vấn đề cần đặt ra trong bài học của mình một cách dễ hiểu nhất,
nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp HS phát huy tư duy sáng tạo, tư duy phân
tích, giải thích, liên hệ, vận dụng trong học tập và trong đời sống, bằng kiến thức
môn học của mình. Với mong muốn và suy nghĩ như vậy, tôi đã mạnh dạn trình bày
và thử nghiệm một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ đối với môn Địa lí khối 10 (tiết 8 –
bài 9: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất”).
Cụ thể: Đối với sáng kiến kinh nghiệm này khi thực hiện sẽ giúp các em HS
vận dụng kiến thức liên môn về địa lí, hóa học, lí học, sinh học để giải thích các
quá trình phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
Ngoài ra, việc vận dụng kiến thức liên môn về giáo dục môi trường trong bài
học còn giúp HS nhận thức đúng về những tác hại mà con người gây ra khi phá hủy
đá, làm biến đổi cảnh quan môi trường; Từ đó, HS nhận thức được vấn đề cần thiết
của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cũng như chỉ ra được những
biện pháp để bảo vệ môi trường.
Việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề của bài học làm
cho HS có những hiểu biết thêm về kiến thức lí học, hóa học, sinh học và giáo dục
môi trường.
Tôi nhận thấy rằng, khi soạn bài có kết hợp các kiến thức khác sẽ giúp GV
tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề mà bài học đặt ra. Từ đó, GV
có thể tổ chức, hướng dẫn HS linh hoạt hơn, sinh động hơn; Điều này giúp HS có
hứng thú trong học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức, tích cực chủ động trong
suy nghĩ và sáng tạo cũng như vận dụng linh hoạt kiến thức vào cuộc sống hơn.
Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài: Kinh nghiệm vận dụng kiến thức
liên môn trong dạy học bài: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất”
nhằm giúp HS lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các quá
trình phong hóa.
- Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trong bài “Tác động của ngoại lực đến địa
hình bề mặt trái đất” phần địa lí tự nhiên lớp 10; Từ đó giúp HS hiểu và giải thích
được các quá trình phong hóa.
1
Giúp học sinh tiếp cận với các phương tiện, thiết bị dạy học theo phương
pháp mới, đồng thời hiểu được tác dụng của việc vận dụng các kiến thức thuộc bộ
môn khác trong một tiết học để giải quyết vấn đề quan tâm.
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cách vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài “Tác động
của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” trong chương trình địa lí lớp 10.
Khối 10 cơ bản, cụ thể là lớp 10A là lớp thực nghiệm và 10C1 là lớp đối
chứng.
- Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân
loại, nghiên cứu tài liệu.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu, quan sát, tiếp xúc trao đổi
với học sinh, thực nghiệm sư phạm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Ngày nay, trước những yêu cầu mới của xã hội, giáo dục đang có những đổi
thay mạnh mẽ. Sản phẩm của giáo dục hiện nay phải là những con người phát triển
toàn diện; Ngoài ghi nhớ kiến thức, người học còn phải có kỹ năng nhận xét, phân
tích, giải thích... một vấn đề cụ thể (bao gồm các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực
Địa lý nói riêng).
Môn học Địa lý đang trở thành bộ môn quan trọng và hữu ích, giúp các em
hiểu biết hơn về môi trường sống xung quanh cũng như trên Trái đất (bao gồm
thiên nhiên, con người, các hoạt động kinh tế - xã hội). Đặc biệt, các kiến thức
trong phần Địa lý tự nhiên được coi là gốc rễ, là cơ sở để HS hiểu, phân tích và giải
thích các hiện tượng Địa lý Tự nhiên cũng như các hiện tượng Địa lý kinh tế - xã
hội. Từ những kiến thức đó, khi rời ghế nhà trường, các em sẽ vận dụng, phát triển
trong những tình huống cụ thể, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội cho đất nước.
Vậy thì, việc cần làm trước tiên là làm sao để HS yêu thích bộ môn Địa lý. Ở đây,
chúng ta đang nói đến vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục.
Dạy học tích hợp liên môn đang là một phương pháp dạy học tích cực và
hiệu quả. Dạy học tích hợp liên môn được hiểu "là dạy cho học sinh biết tổng hợp
kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình
thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn", trong đó:
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục
pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông…
2
Dạy học liên môn là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan đến
các môn học khác để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một
nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn
nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình môn
học đó và không phải dạy ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính
liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng
vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các môn liên quan.
Khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn là chúng ta đã xây dựng được các
chủ đề có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, do đó tạo được
động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Hơn nữa học sinh được tăng cường khả
năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. Đồng thời học sinh không phải học
lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh được việc học
quá tải hay nhàm chán do học sinh đã được học ở môn khác, nhờ đó cho phép
chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn vừa tăng cường khối
lượng và chất lượng thông tin.
Trên thực tế dạy học bằng các phương pháp mới đã mang lại những tín hiệu
lạc quan: HS tiếp thu bài tốt hơn, mở rộng thêm nguồn kiến thức của mình mà
không phải ghi nhớ một cách máy móc; Ngoài việc ghi nhớ kiến thức, các em đã
biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học truyền thống trước đây, mặc dù có những điểm tích
cực của nó song cũng đưa lại những áp lực nhất định cho HS trong việc tiếp thu
kiến thức. Từ đó, gây ra những trở ngại đáng kể cho việc tạo ra hứng ths cho người
học trong hầu hết các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng. Vậy, làm cách
nào để phát huy tính chủ động sáng tạo cho HS cũng như khơi dậy sự hứng khởi
trong các em đối với mỗi bài học cũng như bộ môn Địa lý?!
Trên thực tế, nhiều HS vẫn coi môn Địa lý là môn học phụ; Số tiết của bộ
môn tại các khối học lại ít. Vì vậy, việc giảng dạy của các giáo viên Địa lý gặp
không ít những khó khăn. Từ đó, đòi hỏi từ khâu soạn giảng đến khâu lên lớp của
giáo viên phải sử dụng các phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn,
phát huy tính tích cực của HS cũng như niềm đam mê, yêu nghề của những giáo
viên đứng lớp.
Trường THPT Cẩm Thủy 2 là một trường thuộc khu vực miền núi, nhiều em
là người dân tộc thiểu số. Để đến được lớp, HS trường THPT Cẩm Thủy 2 phải
vượt qua nhiều trở ngại (đường đến trường còn xa, điều kiện kinh tế còn nhiều
thiếu thốn ...). Chính điều đó, tác động một phần nào đến nhận thức của các em. Để
giúp HS hiểu, ghi nhớ và nhớ sâu một nội dung kiến thức là cả một quá trình không
3
phải dễ dàng, nhất là đối với phạm vi kiến thức Địa lý Tự nhiên vừa khó, vừa khô
khan.
Trên cơ sở thực tiễn đứng lớp nhiều năm tại trường THPT Cẩm Thủy 2, bản
thân lại thường xuyên tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học mới, tôi nhận thấy
việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học bộ môn Địa lí, nhất là phần Địa
lý Tự nhiên, là một trong những cách thức đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả,
nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS hiểu bài và ghi nhớ kiến thức một cách
chủ động.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã được sử dụng để giải
quyết vấn đề.
Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình: Kinh nghiệm vận
dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Tác động của ngoại lực đến địa hình
bề mặt trái đất” nhằm giúp HS lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích
được các quá trình phong hóa.
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI DẠY
Nội dung 1: Phong hóa lí học
(Tích hợp môn địa lí, vật lí trong việc giải thích các quá trình
phong hóa lí học cũng như việc giáo dục bảo vệ môi trường cho HS.)
- Giải thích phong hóa lí học do sự thay đổi của nhiệt độ: Ở miền hoang mạc có
sự thay đổi đột ngột nhiệt độ giữa ngày và đêm làm cho đá bị dãn nở, co rút liên
tục sinh ra sự phá huỷ, nứt vỡ. Ở miền địa cực biên độ nhiệt năm rất cao nên quá
trình phá huỷ đá cũng diễn ra rất mạnh mẽ, ngoài ra quá trình băng tan cũng làm
cho đá bị nứt vỡ cơ giới mạnh..
4
- Giải thích phong hóa lí học do nước đóng băng: Khi nhiệt độ xuống
thấp, nước trong các khe nứt bên trong các lớp đất đá đóng băng làm tăng thể tích
và tác động lên thềm các khe nứt những áp lực rất lớn làm phá hủy đá.
- Giải thích phong hóa lí học do muối khoáng kết tinh: Ở các miền có khí
hậu khô khan quá trình bốc hơi bước diễn ra rất mạnh. Khi nước bốc hơi muối
khoáng sẽ đọng lại, trong quá trình muối khoáng kết tinh, thềm khe nứt phải chịu
một áp lực rất lớn và bị nứt.
- Giải thích phong hóa lí học do hoạt động sản xuất của con người: Hoạt
động sản xuất của con người cũng góp phần làm phá hủy đá, thúc đẩy quá trình
phong hóa lí học, tuy phạm vi không rộng khắp nhưng cường độ xảy ra mạnh mẽ
khi con người khai thác khoáng sản, làm đường giao thông, xây dựng đập ngăn
nước, xây dựng hồ thủy điện, ...
5
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Hoạt động sản xuất của con người tác
động phá hủy đá và khoáng vật, làm biến đổi cảnh quan, môi trường tự nhiên, phá
vỡ cân bằng sinh thái gây ra những hậu quả chưa thể lường hết được đối với tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Từ đó, đòi hỏi phải nghiên cứu kĩ càng và toàn
diện điều kiện địa lí của bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. Cũng như,
cho thấy sự cần thiết phải quản lí chặt chẽ các hoạt động sản xuất của con người
khi tác động vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Nội dung 2: Phong hóa hóa học
(Tích hợp môn địa lí, hóa lí trong việc giải thích các quá trình
phong hóa hóa học)
- Nguyên nhân của phong hóa hóa học: Do nước và các hợp chất hòa
tan trong nước, khí, cacbonic và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các
phản ứng hóa học.
- Vận dụng kiến thức liên môn về địa lí, hóa học giải thích được tại sao ở
miền khí hậu nóng ẩm, phong hoá hoá học lại diễn ra mạnh hơn ở các miền khí hậu
lạnh khô: Nước và những chất hoà tan trong nước là tác nhân quan trọng gây ra
phong hoá hoá học. Vùng khí hậu nóng ẩm có lượng mưa nhiều, nhiệt độ cao làm
cho các phản ứng hoá học của các khoáng vật xảy ra mạnh hơn các vùng có khí
hậu khô.
- Vận dụng kiến thức môn hóa học để cân bằng phương trình hòa tan đá vôi
trong quá trình phong hóa hóa học để tạo ra các dạng địa hình cacxtơ:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Cacbonat canxi sẽ phản ứng với nước có hòa tan điôxít cacbon để tạo thành
bicacbonat canxi tan trong nước.
6
Nội dung 3: Phong hóa sinh học
(Tích hợp môn địa lí, hóa lí, lí học, sinh học trong việc giải thích
các quá trình phong hóa sinh học)
- Nguyên nhân của phong hóa sinh học: Do tác động của sinh vật như
nấm, vi khuẩn, rễ cây, ... làm đá và khoáng vật bị phá hủy về mặt cơ giới
và hóa học.
- Giải thích việc phá hủy đá về mặt cơ giới trong phong hóa sinh học:
Động vật đào hang, sự lớn lên của rễ cây, tạo sức ép vào vách đá, khe nứt
làm vỡ đá.
- Giải thích việc phá hủy đá về mặt hóa học trong phong hóa sinh
học: Rễ thực vật bài tiết ra khí CO 2 , axit hữu cơ (nitơric, sunfuaric ...)
cũng phá hủy đá về mặt hóa học.
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế cho thấy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Tác
động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” đã mang đến hiệu quả cao, giúp
các em HS lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 2 hiểu và giải thích được các quá trình
phong hóa. Từ đây, HS phát hiện, tìm tòi ra nhiều tri thức mới cũng như rèn luyện,
nâng cao nhiều kĩ năng Địa lý. Đặc biệt, với học phần Địa lý tự nhiên của chương
7
trình lớp 10, mặc dù là một nội dung khó nhưng được HS tiếp thu một cách rất hào
hứng, mang lại những kết quả rất tích cực.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã kiểm chứng về những điều đã đúc kết ở
trên; Bằng việc, kiểm tra khảo sát 1 tiết ở các lớp thuộc trường THPT Cẩm Thủy 2.
Với nội dung đề kiểm tra giống nhau nhưng đã cho ra những kết quả khác nhau ở
các lớp. Bảng dưới là chất lượng bài kiểm tra giữa các lớp (10A là lớp thực nghiệm
và 10C1 là lớp đối chứng).
LỚP
SỐ BÀI
10C1
10A
47
46
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
HS TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
Điểm 9 -10
Điểm 7 -8
Điểm 5 -6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
12,8
11
23,4
21
44,7
9
19,1
11 23,9
17
37,0
14
30,4
4
8,7
Rõ ràng, tỉ lệ khá - giỏi ở lớp có vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học
cao hơn hẳn; Trong khi đó, tỉ lệ HS yếu lại thấp hơn hẳn so với lớp không vận dụng
kiến thức liên môn. Từ kết quả đạt được, HS ở các lớp có vận dụng kiến thức liên
môn trong dạy và học có thêm động lực, sự hứng khởi khi học bộ môn Địa lý, cũng
như không còn thấy ngại học phần Địa lý tự nhiên như các lớp không được sử dụng
phương pháp này.
3. Kết luận
3.1 Kết luận
Như vậy qua kết quả kiểm tra từ hai lớp cho chúng ta thấy rằng với việc vận
dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề
mặt trái đất” được áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 10A đã có kết quả khả quan
trong việc giúp học sinh hiểu và giải thích được các quá trình phong hóa.
Dễ dàng nhận thấy sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy và học bộ môn Địa lý. Từ đây, HS tiếp thu kiến thức một cách rất nhanh, dễ
hiểu và đầy cảm hứng. Giáo viên từ đó cũng ít phải sử dụng phương pháp diễn giải
dài dòng, dễ gây sự nhàm chán.
Trên đây là một số kinh nghiệm đã được tôi đúc rút trong quá trình thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Tôi xin phép được chia sẻ ra đây với các
đồng nghiệp như một tài liệu tham khảo hữu ích.
Nhằm nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học môn Địa lý, để môn học này
ngày càng có nhiều HS yêu thích hơn, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của các đồng nghiệp (để tôi ngày càng được nâng cao những kĩ năng trong việc
vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng Địa lí).
8
3.2 Kiến nghị
Qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học phần Địa lý tự nhiên
ở lớp 10, tôi xin phép có một số kiến nghị như sau đến các đồng nghiệp:
Trước hết, Bộ giáo dục và đào tạo nên có những hướng dẫn, những định
hướng về những bài học nào, những phạm vi kiến thức nào trong bài học nên sử
dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy.
Thêm đó, nên đẩy mạnh hơn nữa những cuộc thi về vận dụng kiến thức liên
môn, cũng như những sáng kiến kinh nghiệm về vận dụng kiến thức liên môn để
người giáo viên được chia sẻ, học hỏi lẫn nhau nhiều hơn.
Trong mỗi trường học, cũng nên có những chuyên đề về vận dụng kiến thức
liên môn, để mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp được có những trải nghiệm thiết thực
trong công tác giảng dạy của mình.
Với mỗi giáo viên, khi lên lớp một tiết học có vận dụng kiến thức liên môn,
chúng ta nên tìm hiểu sâu sắc phạm trù kiến thức liên môn; Từ đó, người giáo viên
sẽ truyền tải đến HS một cách dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất.
Để tiết học vận dụng kiến thức liên môn đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần
chỉ ra những phạm trù kiến thức nào sẽ được liên môn để HS có thể về nhà tìm hiểu
trước; Khi đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS sẽ vận dụng kiến thức liên
môn một cách dễ dàng trong việc giải quyết các vấn đề trong bài học.
3.3. Biện pháp thực hiện:
Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy và học bộ môn Địa lí là thiết thực và
đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy vậy, không phải bài học Địa lí nào chúng
ta cũng đều dùng phương pháp này để giảng dạy. Trước hết, chúng ta cần xác định
những bài học Địa lí nào cần được vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết.
Trong chương trình Địa lí lớp 10, có nhiều bài học có thể vận dụng kiến thức
liên môn trong đó bài: “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” có
nhiều nội dung có thể sử dụng kiến thức liên môn.
Bên cạnh đó, trong một bài được tích hợp liên môn không hẳn sẽ được sử
dụng cho cả bài, mà sẽ có những nội dung được tích hợp ít, sẽ có những nội dung
được tích hợp nhiều, sẽ có những nội dung không được tích hợp liên môn. Việc của
người giáo viên là phải xác định đúng, xác định rõ và phân loại được những nội
dung nói trên.
Trong bài “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất” các nội
dung có thể vận dụng kiến thức liên môn đó là (3 nội dung): Phong hóa lí học,
phong hóa hóa học, phong hóa sinh học. Cụ thể:
9
- Tích hợp môn địa lí, vật lí trong việc giải thích các quá trình phong hóa lí
học cũng như việc giáo dục bảo vệ môi trường cho HS. Đó là:
Giải thích phong hóa lí học do sự thay đổi của nhiệt độ
Giải thích phong hóa lí học do nước đóng băng.
Giải thích phong hóa lí học do muối khoáng kết tinh
Giải thích phong hóa lí học do hoạt động sản xuất của con người
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Tích hợp môn địa lí, hóa lí trong việc giải thích các quá trình phong
hóa hóa học. Đó là:
Giải thích nguyên nhân của phong hóa hóa học.
Vận dụng kiến thức liên môn địa lí, hóa học giải thích được tại sao miền khí
hậu nóng ẩm, phong hoá hoá học lại diễn ra mạnh hơn ở các miền khí hậu lạnh khô
Vận dụng kiến thức môn hóa học để cân bằng phương trình hòa tan đá vôi
trong quá trình phong hóa hóa học để tạo ra các dạng địa hình cacxtơ
- Tích hợp môn địa lí, hóa lí, lí học, sinh học trong việc giải thích các
quá trình phong hóa sinh học.
Giải thích nguyên nhân của phong hóa sinh học.
Giải thích việc phá hủy đá về mặt cơ giới trong phong hóa sinh học.
Giải thích việc phá hủy đá về mặt hóa học trong phong hóa sinh học.
Khi đã xác định rõ nội dung nào cần được vận dụng kiến thức liên môn, giáo
viên cần tìm hiểu kỹ về nội dung đó, cũng như nghiên cứu cách thức vận dụng liên
môn phù hợp, dễ hiểu để HS hiểu bài. Thêm nữa, giáo viên cần chỉ ra cho HS
những nội dung nào sẽ được tích hợp liên môn trong bài học, từ đó hướng dẫn các
em về nhà tìm hiểu trước những nội dung này để việc vận dụng kiến thức liên môn
đạt được hiệu quả cao.
Trên đây là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học địa lí. Tuy nhiên trong quá trình viết sáng kiến chắc chắn còn
có nhiều thiếu sót rất mong quý thầy, cô góp ý để chúng ta có thể
học hỏi lẫn nhau trong công tác giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hoá, ngày 22 tháng 04 năm 2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN
Mai Đình Tứ
10
11
GIÁO ÁN MINH HỌA
TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:
1. Kiến thức
Biết khái niệm về ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực.
Trình bày được khái niệm về quá trình phong hoá.
Phân biệt được phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá
sinh học.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét và giải thích tác động
của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh,
hình vẽ.
3. Thái độ
Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt Trái Đất làm
biến đổi môi trường và có thái độ đúng đắn với việc sử dụng, bảo vệ môi
trường.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực tự giải quyết vấn đề
- Năng lực khi thác kiến thức từ SKG
- Năng lực làm việc theo nhóm, cặp. Năng lực tự học
II - CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số hình ảnh về các quá trình phong hóa.
- Máy chiếu
2.Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi.
- Tìm hiểu về một số kiến thức vật lí, sinh học, hóa học liên quan đến các quá trình
phong hóa trong tự nhiên.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A – Tình huống xuất phát (khởi động)
1. Mục tiêu: Để học sinh huy động kiến thức nền đã có về địa lí tự nhiên, các quá
trình của địa lí tự nhiên.
2. Cách thức thực hiện: Cá nhân.
12
3. Hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Căn cứ vào hiểu biết của bản thân hãy ghi vào giấy
nháp trong thời gian 2 phút biểu hiện của quá trình phá hủy đá trong trự nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao, GV quan sát và giúp đỡ học sinh.
Bước 3: HS trao đổi, thảo luận. 1 – 2 HS trình bày, các HS sinh khác nhận xét, bổ
sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: GV có thể nêu hình dạng thực tế của Trái Đất rất
gồ ghề, nơi cao, nơi thấp. Nguyên nhân dẫn đến hình dạng đó ngoài nội lực
còn có tác động của ngoại lực.Vậy ngoại lực là gì, tác động của ngoại lực lên
bề mặt Trái đất diễn ra như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
B- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình Ngoại lực.
1. Mục tiêu: Để học sinh hiểu khái niệm về ngoại lực, các tác nhân của ngoại lực.
2. Cách thức thực hiện: Cá nhân.
3. Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Căn cứ I. Ngoại lực
vào SGK, hãy ghi nhanh vào giấy
nháp những kiến thức đã có về ngoại
Khái niệm
lực và các tác nhân của ngoại lực.
- Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được trên bề mặt trái đất.
giao, GV quan sát và giúp đỡ học sinh. - Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực
Bước 3: HS trao đổi, thảo luận. 1 – 2 là nguồn năng lượng của bức xạ mặt
HS trình bày, các HS sinh khác nhận trời.
xét, bổ sung.
Các tác nhân ngoại lực
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả - Ngoại lực gồm tác động của các yếu
làm việc của học sinh và bổ sung kiến tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và
thức.
con người.
Hoạt động 2: Tác động của ngoại lực
1. Mục tiêu: Để học sinh hiểu về các quá trình của ngoại lực, giúp HS hiểu và giải
thích về các quá trình phong hóa; So sánh để phân biệt được các quá trình đó.
2. Cách thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm.
3. Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1:
- GV nêu ra khái niệm phong hóa.
II- Tác động của ngoại lực
1. Quá trình phong hóa
- Là quá trình phá hủy và làm biến đổi
các loại đá và khoáng vật do tác động
của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí
13
Bước 2:
- GV chỉ ra khái niệm về phong hóa
hóa học.
CO2, các loại axit có trong thiên nhiên
và sinh vật.
- Quá trình phong hóa xảy ra mạnh
nhất ở bề mặt trái đất.
a/ Phong hóa lí học
- Khái niệm
Là sự phá hủy đá thành các khối vụn
có kích thước to nhỏ khác nhau mà
không làm biến đổi màu sắc, thành
phần khoáng vật và hóa học của
chúng.
- Nguyên nhân
Do sự thay đổi nhiệt độ, hiện tượng
đóng băng của nước, do muối khoáng
kết tinh, tác động của sinh vật, của con
người......
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK nêu ra
các nguyên nhân của quá trình phong
hóa hóa học.
Câu hỏi: Vận dụng kiến thức liên môn
về địa lí, hóa học, lí học ... em hãy giải
thích các quá trình phong hóa lí học
sau :
+ Nhóm 1: Phong hóa do sự thay đổi
của nhiệt độ
+ Nhóm 2: Phong hóa do nước đóng
băng
+ Nhóm 3: Phong hóa do muối khoáng
kết tinh
+ Nhóm 4: Phong hóa do hoạt động sản
xuất của con người
- GV chia nhóm HS, giao nhiệm vụ và
phát phiếu học tập. Thời gian làm việc
các nhóm : 4 phút.
Câu hỏi: Hoạt động sản xuất của con - Kết quả
người tác động phá hủy đá và khoáng Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và
vật, làm biến đổi cảnh quan, môi trường mảnh vụn.
tự nhiên; Em có ý thức bảo vệ môi
trường trong trường hợp như thế nào
này?
(Hoạt động sản xuất của con người tác
động phá hủy đá và khoáng vật, làm
biến đổi cảnh quan, môi trường tự
nhiên Từ đó, đòi hỏi phải nghiên cứu kĩ
càng và toàn diện điều kiện địa lí của
14
bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng
chúng. Cũng như, cho thấy sự cần thiết
phải quản lí chặt chẽ các hoạt động sản
xuất của con người khi tác động vào
môi trường.)
Câu hỏi: Vận dụng kiến thức liên môn
về địa lí, lí học em hãy giải thích tại sao
ở miền địa cực và hoang mạc phong
hoá lí học lại thể hiện rõ nhất?
(Ở miền hoang mạc có sự thay đổi đột
ngột nhiệt độ giữa ngày và đêm làm cho
đá bị dãn nở, co rút liên tục sinh ra sự
phá huỷ, nứt vỡ. Ở miền địa cực biên độ
nhiệt năm rất cao nên quá trình phá huỷ
đá cũng diễn ra rất mạnh mẽ, ngoài ra
quá trình băng tan cũng làm cho đá bị
nứt vỡ cơ giới mạnh).
Bước 3:
b/ Phong hóa hóa học
- GV nêu ra khái niệm của quá trình - Khái niệm
phong hóa hóa học.
Là quá trình phong hủy đá, làm biến
đổi thành phần, tính chất hóa học của
đá và khoáng vật.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, vận - Nguyên nhân
dụng kiến thức liên môn về địa lí và Do tác động của nước các chất khí, các
hóa học hãy nêu ra các nguyên nhân hợp chất hoà tan trong nước, khí CO 2,
của quá trình phong hóa hóa học.
O2, axít hữu cơ của sinh vật...
- GV trình chiếu kết quả của quá trình - Kết quả
phong hóa hóa học.
Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi
các thành phần, tính chất hóa học.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức
hóa học để cân bằng phương trình hóa
học trong quá trình hòa tan của phong
hóa hóa học.
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
(Cacbonat canxi sẽ phản ứng với nước
có hòa tan điôxít cacbon để tạo thành
bicacbonat canxi tan trong nước.)
- Câu hỏi: Vận dụng kiến thức liên môn
về địa lí, hóa học ... em hãy giải thích
15
tại sao ở miền khí hậu nóng ẩm, phong
hoá hoá học lại diễn ra mạnh hơn ở các
miền khí hậu lạnh khô?
(Nước và những chất hoà tan trong
nước là tác nhân quan trọng gây ra
phong hoá hoá học. Vùng khí hậu nóng
ẩm có lượng mưa nhiều, nhiệt độ cao
làm cho các phản ứng hoá học của các
khoáng vật xảy ra mạnh hơn các vùng
có khí hậu khô).
Bước 4:
- GV chỉ ra khái niệm về phong hóa c/ Phong hóa sinh học
sinh học.
- Khái niệm
Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới
tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm,
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK, chỉ ra rễ cây.
nguyên nhân của quá trình phong hóa - Nguyên nhân
sinh học.
Do tác động của sinh vật như sự lớn
lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật.
- Câu hỏi: Vận dụng kiến thức liên môn - Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá
vè lí học em hãy chỉ rõ sự phá hủy đá hủy về mặt cơ giới cũng như bị phá
về mặt cơ giới trong phong hóa sinh hủy về mặt hóa học.
học.
(Động vật đào hang, sự lớn lên của rễ
cây tạo sức ép vào vách đá, khe nứt
làm vỡ đá).
- Câu hỏi: vận dụng kiến thức liên môn
về hóa học em hãy chỉ ra sự phá hủy đá
về mặt hóa học trong phong hóa sinh
học.
(Rễ thực vật bài tiết ra khí CO2, axit
hữu cơ: nitơric, sunfuaric ... cũng phá
hủy đá về mặt hóa học).
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu: : Nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề để
khắc sâu kiến thức.
2. Cách thức thực hiện: Cá nhân.
3. Hoạt động:
16
Bước 1: GV yêu cầu HS nêu một vài hoạt động kinh tế của con người có tác động
phá hủy đá.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao, GV quan sát và giúp đỡ học sinh.
Bước 3: HS trao đổi, thảo luận. 1 – 2 HS trình bày, các HS sinh khác nhận xét, bổ
sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh
Bước 4: GV chốt kiến thức, HS ghi chép.
Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng
1. Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề để
khắc sâu kiến thức.
2. Cách thức thực hiện: Cá nhân.
3. Hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa
học và phong hóa sinh học?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bước 3: HS làm việc cá nhân.trao đổi, thảo luận.
Bước 4: GV đánh giá hoạt động học tập của HS vào buổi sau
--------------------------------------------
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thông (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa địa lí 10, NXB Giáo dục, 2007.
2. Nguyễn Minh Tuệ, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 10, NXB
Sư phạm Hà Nội.
3. TS Nguyễn Văn Tuấn, Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích
hợp, trường ĐHSP KT TP HCM, 2010.
4. Đỗ Mạnh Cường, Dạy học tích cực - cơ sở lí thuyết và thực tiễn, tạp chí Khoa
học giáo dục kỹ thuật, số 15, 2010.
5. Dương Tiến Sỹ, Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạp chí Giáo dục, số 26, 2002.
6. Nguyễn Sỹ Đức, Kiều Thị Bích Thủy, Module THPT 14: Xây dựng kế hoạch dạy
học theo hướng tích hợp.
18