Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN rèn LUYỆN một số kỹ NĂNG về BIỂU đồ CHO học SINH KHỐI 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.26 KB, 20 trang )

A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với các loại bản đồ , biểu đồ đã trở thành một kênh hình không thể
thiếu trong môn địa lí. Biểu đồ địa lý là một công cụ trực quan, là một phương
tiện không thể thiếu trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập địa lý nhất là địa lý
kinh tế xã hội.
Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao cho phép mô tả: Động thái phát
triển của một hiện tượng địa lí, thể hiện quy mô, độ lớn của một đại lượng, so
sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần
trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng một đại lượng, thể hiện quá
trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm. Trong môn học địa lí,
biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình. Có thể
nói, biểu đồ là một trong những “Ngôn ngữ đặc thù” của khoa học địa lí. Kĩ
năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người
dạy và học bộ môn khoa học này. Ngoài ra kĩ năng về biểu đồ cũng đã trở thành
một nội dung đánh giá học sinh học môn địa lí ở trường THPT.
Với xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm khuyến khích học
sinh tự học, tự nghiên cứu. Trong khi đó chương trình sách giáo khoa địa lý số
tiết thực hành lại rất ít cho nên học sinh ít có cơ hội rèn luyện kĩ năng thành lập
biểu đồ, một trong những kỹ năng giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Để nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng hiệu quả
của học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Hoàng nói riêng và học sinh trường
THPT Nguyễn Hoàng nói chung
Kỹ năng thành lập biểu đồ địa lý có ý nghĩa quan trọng cả về mặt sư phạm
và thực tiễn.
- Về mặt sư phạm: việc thành lập biểu đồ sẽ giúp người học phát triển tư
duy, tính độc lập, sáng tạo trong học tập đồng thời nó giúp người học hiểu và
khắc sâu kiến thức địa lý một cách vững chắc.
-Về mặt thực tiễn: Việc thành lập biểu đồ giúp người học trình bày một
cách sinh động trực quan những kiến thức địa lý cần thể hiện.


1


Qua kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển vào đại học cao
đẳng, điểm thực hành của học sinh thường kém do kỹ năng thực hành địa lí của
học sinh còn yếu các em chưa được học tập bài bản để hình thành kỹ năng chọn,
vẽ và nhận xét về bảng số liệu và biểu đồ. Từ thực tế trên, việc chú trọng nâng
cao kỹ năng về biều đồ là rất cần thiết.
Xuất phát từ lý do nói trên với những kinh nghiệm của bản thân trong
quá trình giảng dạy và chấm thi, tôi tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
xây dựng một số kỹ năng về biểu đồ để áp dụng dạy học địa lý lớp 12 ở trường
THPT Nguyễn Hoàng và thông qua bài tập này, bản thân tôi rất mong muốn góp
một phần của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học địa lý ở trường
THPT Nguyễn Hoàng, Hà Trung
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Biểu đồ địa lý:
Biểu đồ là mô hình hóa các số liệu thống kê nhằm giúp người sử dụng
nhận biết một cách trực quan các đặc trưng về số lượng, một phần về chất lượng
hoặc động lực của các đối tượng, hiện tượng.
Biểu đồ địa lý là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình
của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn của các đại lượng hoặc kết cấu
thành phần trong một tổng thể của các đối tượng địa lý.
3.2. Các dạng biểu hiện của biểu đồ địa lý thường gặp ở trường THPT.
- Dạng biểu đồ hình cột: Dạng biểu đồ này khá đa dạng bao gồm cột đơn,
cột chồng lên nhau, cột ghép ……
- Dạng biểu đồ thanh ngang: Thực chất là một dạng biểu đồ cột khi trục
đứng và trục ngang đổi chỗ cho nhau.
- Dạng biểu đồ ô vuông: Dạng này thể hiện một hình vuông lớn, khi thể
hiện cơ cấu của một tổng, nó được chia thành 100 ô vuông nhỏ.
- Dạng biểu đồ miền: Là loại bểu đồ thể hiện được cả cơ cấu và động thái

phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật trong đó
được chia thành các miền khác nhau. Dạng này có thể thể hiện cả giá trị tuyệt
đối và tương đối.

2


- Dạng biểu đồ hình tròn: Được dùng để thể hiện qui mô và cơ cấu các
thành phần trong một tổng thể.
- Dạng biểu đồ đường (đồ thị): Thể hiện cả giá trị tương đối và tuyệt đối.
- Dạng biểu đồ kết hợp: Phổ biến là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ
cột và đường biểu diễn.
Ngoài ra còn gặp nhiều dạng khác của biểu đồ như biểu đồ tam giác, hình
thoi, hình trụ…
3.2.1 Kĩ năng biểu đồ ở chương trình địa lý THPT:
3.2.1.a. Kĩ năng chung:
Để có kỹ năng về biểu đồ địa lí cần phải nắm vững các qui trình chung
sau:
- Kĩ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất
- Kĩ năng tính toán xử lí các số liệu ví dụ như:
+ Tính tỉ lệ giá trị cơ cấu (%)
+ Tính tỉ lệ về chỉ số phát triển.
+ Quy đổi tỉ lệ phần % ra độ, góc hình quạt đường tròn
+ Tính bán kính các vòng tròn có giá trị đại lượng tuyệt đối khác nhau.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ: vẽ chính xác, nhanh, đẹp, đúng quy trình quy tắc
và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánh giá …
- Kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ.
Để có được các kĩ năng trên, chúng ta không chỉ cần hiểu về lí thuyết mà
phải được thực hành nhiều. Điều cần nói thêm là, học sinh thường phải làm các
bài tập thực hành vẽ biểu đồ trong giờ kiểm tra hay giờ thi với quỹ thời gian rất

ngắn. Vì thế, chỉ khi luyện tập thành kĩ năng mới thể hiện đạt yêu cầu.
3.2.1.b. Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu chung
a. Nghiên cứu lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất
Câu hỏi của bài thực hành về vẽ biểu đồ thường có 3 thành phần
- Lời dẫn (đặt vấn đề)
- Bảng số liệu thống kê (tỉ lệ % hay tuyệt đối) và danh số (triệu ha, triệu
tấn, tỷ đồng… năm..)
- Lời kết nêu yêu cầu cụ thể cần làm.
3


Khi phân tích các câu hỏi bài tập để chọn biểu đồ, chúng ta cần tìm hiểu
khai thác từng thành phần trên.
a1. Tìm hiểu lời dẫn để chọn loại biểu đồ
Câu hỏi thực hành về biểu đồ thường có các lời dẫn theo 3 dạng sau:
- Lời dẫn chỉ định: - Xác định ngay loại biểu đồ cần vẽ
Thí dụ: “Hãy vẽ biểu đồ hình tròn về cơ cấu sử dụng đất của nước ta
năm 2016 theo số liệu sau.. ”
- Lợi dẫn “ mở”: - Có gợi ý ngầm vẽ một loại biểu đồ nhất định
Thí dụ:

“ vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp ở nước ta phân theo các

vùng kinh tế năm 2016...
- Lời dẫn “ kín”: không đưa ra một gợi ý nào.
Thí dụ:“ cho bảng số liệu sau... hãy vẽ biểu đồ thích hợp và rút ra nhận
xét”
Căn cứ vào các dạng lời dẫn trên, chúng ta sẽ sử lí như sau:
- Với lời dẫn đã chỉ định - Ta vẽ theo chỉ định.
- Với lời dẫn “kín”:


- Ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần

sau của câu hỏi
- Với dẫn “mở” - Cần chú ý bám vào một số từ gợi mở chủ đề như:
+ Với loại biểu đồ đường biểu diễn. Thường có lời dẫn với các từ gợi mở
như: “Tăng trưởng”, “Biến động”, “Phát triển”, qua các năm từ… đến…”
Thí dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta…
+ Với biểu đồ hình cột: Thường dùng các từ gợi mở như “khối lượng”,
“sản lượng”, “Diện tích”, “trong năm …và năm…”, “qua các thời kì”.
Thí dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước
ta…
+ Với biểu đồ cơ cấu: Thường được gợi mở bằng các từ thể hiện cơ cấu
như: “cơ cấu”, “Phân theo’, “Trong đó”, “Bao gồm”, “chia ra”, “chia theo”.
Thí dụ; Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị ngành sản xuất công nghiệp phân
theo…
a2. Nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn loại biểu đồ.

4


- Ngoài việc nghiên cứu lời dẫn để lựa chọn loại biểu đồ, ta còn có thể
căn cứ vào đặc điểm của bảng số liệu thống kê để chọn biểu đồ:
- Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (Tỉ lệ % hay số liệu tuyệt đối) phát triển
theo chuỗi thời gian. Ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều
đối tượng biến động theo mốt số thời điểm hay theo các thời kì (Giai đoạn) ta sẽ
chọn vẽ: Biểu đồ hình cột.
- Trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau nhưng có mối
quan hệ hữu cơ. Thí dụ: Diện tích (ha) và sản lượng (tấn) lúa của một vùng

lãnh thổ diễn biến qua một chuỗi thời gian ta sẽ chọn vẽ: Biểu đồ kết hợp (cột
và đường)
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau
(như: “tấn”, “ha”, “mét”…) Diễn biến qua thời gian ta cần chọn vẽ: Biểu đồ chỉ
số.
- Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra
từng thành phần cơ cấu như:
Năm

Tổng số

Chia ra (Trong đó)
Nông - lâm - Côngnghiệp –
Dịch vụ
ngư nghiệp
xây dựng

Với bảng số liệu trên chúng ta có thể chọn vẽ: Loại biểu đồ cơ cấu.
Tuy nhiên, biểu đồ cơ cấu lại có một số loại chủ yếu, việc lựa chọn loại
biểu đồ nào để vẽ cần căn cứ vào đặc điểm của các con số trong bảng thống kê.
- Vẽ biểu đồ hình tròn: Phải có số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối
của các thành phần hợp đủ giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện tính ra tỷ lệ cơ cấu
(%)để vẽ biểu đồ hình tròn.
- Vẽ biểu đồ cột chồng: Nếu một tổng thể có quá nhiều thành phần, ta
khó thể hiện trên biểu đồ hình tròn (vì các góc hình quạt sẽ quá hẹp), trường
hợp này chuyển sang chọn biểu đồ cột chồng dẽ thể hiện hơn.

5



- Vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3
thời điểm ta không vẽ biểu đồ hình tròn mà chuyển sang vẽ biểu đồ miền sẽ hợp
lí hơn.
a3. Căn cứ vào yêu cầu trong lời kết của câu hỏi để lựa chọn biểu đồ.
Có nhiều trường hợp trong nội dung lời kết của câu hỏi lại gợi ý yêu cầu
vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó.
Thí dụ: Sau khi nêu lời dẫn và đưa ra bảng thống kê, câu hỏi ghi tiếp:
“Anh chị hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu
tổng sản phẩm trong nước và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu
đó”.
Cần lưu ý rằng: Hệ thống biểu đồ có nhiều loại, trong mỗi loại lại có một số
dạng. Các loại biểu đồ cùng loại, trong một số trường hợp có thể sử dụng thay
thế nhau ; Vì vậy, muốn lựa chọn được dạng biểu đồ thích hợp nhất ta cần hiểu
rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu đạt của từng dạng biểu đồ.
b. Rèn luyện kĩ năng nhận xét phân tích biểu đồ
Khi phân tích biểu đồ, cần căn cứ vào các số liệu ở bảng thống kê và
đường nét thể hiện trên biểu đồ: không thoát li khỏi các dữ kiện được nêu trong
số liệu biểu đồ, không nhận xét chung chung (cần có số liệu kèm theo các ý
nhận xét). Phần nêu nguyên nhân cần dựa vào kiến thức các bài đã học để viết
cho đúng yêu cầu.
Cần chú ý:
- Đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích.
- Cần tìm ra mối liên hệ hay tính quy luật nào đó giữa các số liệu.
- Không được bỏ xót các dữ liệu cần phục vụ cho nhận xét, phân tích.
- Trước tiên nhận xét phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó
mới phân tích các số liệu thành phần.
- Chú ý tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo cả hàng ngang và
hàng dọc nếu có.
- Chú ý những giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung bình. Đặc
biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột thể hiện sự đột biến

(tăng hay giảm nhanh).
6


- Cần có kĩ năng tính tỉ lệ (%) hoặc tính ra số lần tăng hay giảm của các
con số để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét.
Phần nhận xét phân tích thường có 2 nhóm ý.
- Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu.
- Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó (Chú ý
cần dựa vào kiến thức đã học để giải thích)
Về sử dụng ngôn từ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ:
- Trong các loại biểu đồ cơ cấu mà số liệu đã được quy thành các tỷ lệ%
ta phải dùng từ tỉ trọng trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Thí dụ:
Nhận xét biểu đồ về cơ cấu giá trị các ngành kinh tế nước ta qua một số
năm. Ta không ghi: Giá trị ngành nông – lâm nghiệp có xu hướng giảm sút, mà
ghi: tỷ trọng giá trị của ngành nông – lâm nghiệp có xu hướng giảm.
- Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp với trạng thái phát triển của các đổi
tượng trên biểu đồ:
* Về trạng thái tăng:
Có các từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”, “tăng mạnh”, “tăng
nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”…kèm theo các từ đó bao giờ cũng có
số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỷ đồng, triệu dân…) Hoặc
tăng bao nhiêu phần trăm? Hay bao nhiêu lần?
* Về trạng thái giảm:
Cần dùng những từ như: “Giảm”, “giảm ít”, “giảm mạnh”, “giảm nhanh”,
“giảm chậm” “giảm đột biến” kèm theo là các con số dẫn chứng cụ thể.
* Về nhận xét tổng quát:
Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như: “phát triển nhanh”, “phát triển
chậm”, “phát triển ổn định”, “phát triển không ổn định”, “phát triển đều”,
“có sự chênh lệch giữa các vùng”….

4. Phạm vi nghiên cứu
- Với kỹ năng thành lập biểu đồ này, tôi đã áp dụng giảng dạy hai lớp ở
trường THPT Nguyễn Hoàng –Hà Trung
+ Khối 12 gồm 12C 7 và 12C2
- Đối tượng học sinh:
7


+ Đối tượng học sinh đa dạng có nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận kiến
thức. có những học sinh vừa học vừa làm để giúp gia đình. Thời gian học còn
hạn chế. Kinh tế còn khó khăn không có điều kiện để mua thêm các loại sách
tham khảo để mở rộng kiến thức.
B. Nội dung sáng kiến
1. Cơ sở lí luận đề xuất sáng kiến kinh nghiệm.
Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả:
- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lí như: “Biểu đồ về tình
hình phát triển dân số nước ta qua các năm…”
- Thể hiện quy mô, độ lớn của một đại lượng nào đó như: “Biểu đồ diện
tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước
ta”
- So sánh tương quan độ lớn giữa các đại lượng như: Biểu đồ về mức
lương thực trên đầu người một năm của cả nước, đồng bằng Sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long.. ”
- Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể
có cùng một đại lượng: “Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. ”
- Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm:
“Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm xã hội phân theo ngành kinh tế từ năm 2000 đến
năm 2009 của nước ta”
Vì lí do trên nên kĩ năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một nội dung đánh
giá học sinh học môn địa lí. Trong nhiều năm qua, các đề thi tuyển vào các

trường Đại học, cao đẳng cũng như thi học sinh giỏi quốc gia…Đều chú trọng
đến nội dung kiểm tra, đánh giá đồng thời cả kiến thức cơ bản và kĩ năng thực
hành.
Về khái quát, ta có thể phân những đề thi trên thành câu hỏi lí thuyết và câu
hỏi thực hành (Trong đó phần lí thuyết chiếm khoảng 65% đến 70% tổng số
điểm và phần thực hành chiếm 30% - 35% tổng số điểm). Tuy phân làm hai
loại câu hỏi như trên nhưng trên thực tế đề thực hành vẫn có thể coi là các “đề lí
thuyết trên cơ sở thực hành”, nhằm kiểm tra được khả năng vận dụng kiến thức
cơ bản vào những trường hợp cụ thể, đồng thời nó cho phép thông qua đề thực
8


hành để cập nhật kiến thức của học sinh. Chính vì vậy mà yêu cầu về kĩ năng
biểu đồ không chỉ là rèn cho học sinh kĩ năng vẽ đúng, đẹp mà còn cả kiến thức
để chọn, hiểu, thể hiện và nhận xét, phân tích biểu đồ…
Qua kết quả các kì thi Đại học - Cao đẳng, tốt nghiệp, học kì, điểm thực
hành của học sinh thường kém là do kĩ năng thực hành địa lí của học sinh rất
yếu, các em chưa được học tập có bài bản để hình thành kĩ năng thể hiện các
loại biểu đồ. Từ thực tế trên, việc chú trọng nâng cao kĩ năng thể hiện biểu đồ là
rất cần thiết.
Để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học địa lí tôi tiến hành thực
hiện sáng kiến kinh nghiệm này dựa trên cơ sở những nguyên tắc của khoa học
thống kê, khoa học sư phạm, cũng như những kinh nghiệm của bản thân và
đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy địa lí ở trường THPT Nguyễn Hoàng.
Trong sáng kiến kinh nghiệp của tôi, tôi hướng dẫn chủ yếu về kỹ năng lựa
chọn biểu đồ thích hợp nhất, kỹ năng nhận xét và phân tích biểu đồ, bảng số liệu
thống kê, giúp học sinh hiểu và xác định nhanh được đáp án đúng nhất trong bài
thi trắc nghiệm của môn địa lí ở trường THPT Nguyễn Hoàng nói riêng và kì thi
THPT Quốc gia và thi nói chung.
2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Những ví dụ cụ thể .
2.1.a Phân tích bảng số liệu thống kê chọn biểu đồ thích hợp nhất
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN, GIAI
ĐOẠN 2010-2015
Năm
2010
2013
2014
2015
Để thể

Tổng sản lượng

Sản lượng nuôi trồng

Giá trị xuất khẩu

(nghìn tấn)
(nghìn tấn)
(triệu đô la Mỹ)
5 143
2 728
5 017
6 020
3 216
6 693
6 333
3 413
7 825

6 582
3 532
6 569
hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn

2010-2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường.

B. Miền.

C. Kết hợp.

D. Cột.
9


- Trong ví dụ trên tôi đã rèn luyện cho học sinh chọn loại biểu đồ thích hợp nhất
dựa vào lời kết và đặc điểm của bảng số liệu học sinh đã chọn đáp án C - biểu đồ kết
hợp vì các đối tượng trong bảng số liệu có quan hệ cơ hữu với nhau.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚC NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2014

Năm
2005
2009
2011
Diện tích (nghìn ha)
7 329,2
7 437,2
7 655,4

Sản lượng (Nghìn tấn)
35 832,9
38 950,2
42 398,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

2014
7816,2
44 974,6

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta, giai đoạn
2005-2014, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.

B. Miền

C. Đường.

D. Cột.

- Trong ví dụ trên tôi đã rèn luyện cho học sinh chọn loại biểu đồ thích hợp nhất
dựa vào lời kết và đặc điểm của bảng số liệu. Cụ thể trong bài tập này thuộc kiểu lời
kết “mở” có cụm từ “tốc độ tăng trưởng”, bảng số liệu là giá trị tuyệt đối phát triển
theo chuỗi thời gian , nên ta chọn biểu đồ đường biểu diễn là thích hợp nhất với yêu
cầu của bài.
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2010-2015
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm

Cả nước
Đồng bằng sông Hồng

2010
86 947,4

2013
2014
2015
89 759,5 90 728,9 91 709,8

19 851,9

20481,9

20 705,2

20 912,2

Đồng bằng sông Cửu Long
17 251,3 17448,7 17 517,6 17 589,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước, giai đoạn 2010-2015, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau
đây là thích hợp nhất?
A. Cột.

B. Miền.

C. Tròn.


D. Đường.

Qua ví dụ trên tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng về chọn biểu đồ thích
hợp nhất dựa vào đặc điểm bảng số liệu .Ở bài này là một dãy số liệu tuyệt đối
10


về khối lương của 3 đối tượng biến động theo một số thời điểm nên ta chọn biểu
đồ cột nhóm là thích hợp nhất.
Ví dụ 4: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO KHU VỰC KINH
TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2014
Đơn vị: Triệu đô la Mỹ
Năm
Khu vực kinh tế trong nước
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài

2010
33084,3
39152,
4

2012
2013
2014
42277,2 43882,7 49037,3
72252, 88150,2 101179,8
0


(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu
vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010-2014, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau
đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.

B. Đường.

C. Miền.

D. Cột.

- Sau khi hoàn thiện bài tập này tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng chọn
biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ Miền vì lời dẫn “mở” có cụm từ “cơ cấu”,
nhiều năm .
Ví dụ 5: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN
KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2014 . (Đơn vị: %)
Năm
2010
2014
Tổng số
100,0
100,0
Kinh tế Nhà nước
31,9
16,0
Kinh tế ngoài Nhà nước
60,3

72,0
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
7,8
12,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế
của nước ta, năm 2010 và 2014, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích
hợp nhất?
A. Cột.

B. Miền.

C. Tròn.

D. Đường.

11


- Trong ví dụ này tôi đã rèn luyện cho học sinh các kĩ năng về chọn biểu đồ
thích hợp nhất. Cụ thể ở bài này thuộc kiểu lời dẫn “mở”có cụm từ “cơ cấu” và
chỉ xảy ra dưới 3 năm nên ta chọn biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất.
2.1.b: Kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận xét
đúng nhất trong bài trắc nghiệm về bảng số liệu.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu.
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA, NĂM 2012 VÀ 2015
(Đơn vị: Đô la Mỹ)

Năm

2012
2015

In-đô-nê-xi-a Phi-líp-pin
Thái Lan
Xin-ga-po
Việt Nam
37012
2 6055
59 451
54 451
1 748
3 346
2 904
58 15
52 989
2 109
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng
sản phẩm trong nước bình quân đầu người của một số quốc gia, năm 2012 và
2015?
A. Xin-ga-po giảm chậm hơn In-đô-nê-xi-a.
B. Phi-líp-pin tăng chậm hơn Việt Nam.
C. Xin-ga-po tăng nhiều nhất.
D. Thái Lan giảm chậm nhất.
- Trong ví dụ này tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng về nhận xét bảng số
liệu đúng nhất. Đó là sử dụng từ ngữ phù hợp với trạng thái phát triển của đối
tượng trong bảng số liệu .
Trạng thái tăng có các cấp độ: tăng, tăng mạnh, tăng nhanh,tăng đột biến, tăng

liên tục....
Trạng thái giảm: giảm, giảm mạnh, giảm ít, giảm nhanh, giảm chậm, giảm đột
biến....
Cụ thể bài này đáp án C vì căn cứ BSL thì GDP/người của Xingapo giảm chứ
không tăng.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
SỐ LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA
NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2015
12


Khu vực

2010
Số lao động
Cơ cấu
( nghìnngười)

(%)

24 279,0

49,5

10 399,2

21,0

2015
Số lao động


Cơ cấu

( nghìn người)

(%)

Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
Công nghiệp và xây dựng

23 259,1

44,0

11 780,4

22,3

Dịch vụ

33,7
14 469,3

29,5

17 800,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về số

lao động và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta, năm 2010
và 2015?
A. Số lao động và tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng.
B. Số lao đông ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng, tỉ trọng giảm.
C. Số lao động và tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng.
D. Số lao động và tỉ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng nhỏ nhất.
- Trong ví dụ này tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng về nhận xét bảng số
liệu dạng cơ cấu. Đó là sử dụng từ ngữ phù hợp với trạng thái phát triển của đối
tượng trong bảng số liệu . Cụ thể bài này là đáp án B.
2.1.c: Kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét trong bài trắc
nghiệm về nhận xét biểu đồ.
Ví dụ 1: Cho biểu đồ

13


CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG,
NĂM 2010 VÀ 2014 (%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê,
2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ
cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và
năm 2014?
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.
B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thủy sản và hàng khác luôn nhỏ nhất và có xu hướng
giảm.
C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.
D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất.
- Trong ví dụ này tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng về nhận xét biểu đồ
dạng cơ cấu. Đó là trong các loại biểu đồ cơ cấu mà số liệu đã được quy thành

các tỷ lệ% ta phải dùng từ tỉ trọng trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Cụ thể bài
này là đáp án B.
Ví dụ 2: Cách nhận xét biểu đồ cột.
Cho biểu đồ:

14


SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG, GIAI
ĐOẠN 2012-2014
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê,
2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng gỗ khai
thác của cả nước và một số vùng, giai đoạn 2012-2014?
A. Cả nước tăng ít hơn số giảm của Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ
tăng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhiều hơn cả nước, Tây Nguyên giảm.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng không ổn định, cả nước tăng nhanh.
D. Cả nước tăng nhanh hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên giảm.
- Trong ví dụ này tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng về nhận xét biểu đồ
dạng cột. Chú ý những giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung bình. Đặc
biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột thể hiện sự đột biến
(tăng hay giảm nhanh).Và sử dụng những từ ngữ phù hợp với trạng thái phát
triển của các đổi tượng trên biểu đồ .
Cụ thể bài này học sinh đã chọn đáp án D là đáp án đúng
Ví dụ 3: Nhận xét biểu đồ miền

15



CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2014
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê,
2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi
tỉ trọng trong cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước
ta, giai đoạn 2005-2014?
A. Tỉ trọng lao động nông -–lâm -–thủy sản giảm, tỉ trọng lao động công nghiệp
-–xây dựng tăng.
B. Tỉ trọng lao động công nghiệp -–xây dựng tăng nhanh hơn Dịch vụ.
C. Tỉ trọng lao động nông -–lâm -–thủy sản giảm và luôn lớn nhất.
D. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng nhiều hơn số giảm của Nông -–lâm -–thủy sản.
- Trong ví dụ này tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận xét biểu đồ miền
đó là dựa trên diện tích của mỗi miền cộng với số liệu đưa ra nhận xét về sự
chuyển dịch cơ cấu của đối tượng. Và kết quả sau khi phân tích các em đã chọn
đáp án D là đúng.
Ví dụ 4: Nhận xét biểu đồ đường chỉ số phát triển.

16


TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG
NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2014
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê,
2016
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tốc độ tăng
trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai
đoạn 2005-2014?
A. Cà phê và cao su tăng liên tục, chè không ổn định.
B. Cà phê tăng nhanh hơn cao su và luôn cao nhất.

C. Cao su tăng nhanh hơn cà phê và luôn cao nhất.
D. Chè tăng, giảm không ổn định và luôn nhỏ nhất.
- Trong ví dụ này tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận xét biểu đồ tốc độ
tăng trưởng. Cụ thể là tôi hướng dẫn học sinh quan sát đường biểu diễn năm
cuối của mỗi đối tượng, sau đó lấy giá trị năm cuối trừ giá trị năm gốc là 100%
được kết quả tốc độ tăng của mỗi đối tượng rối rút ra nhận xét so sánh . cuối
cùng các em thấy ở bài này đáp án B là không đúng tốc độ tăng trưởng diện tích
gieo trồng một số diện tích cây công nghiệp cuả nước ta
Ví dụ 5: Nhận xét biểu đồ kết hợp

17


DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN
2005-2014
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê,
2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với diện tích và năng
suất lúa cả năm của nước ta, giai đoạn 2005-2014?
A. Diện tích tăng, năng suất giảm.

B. Diện tích giảm, năng suất tăng.

C. Diện tích và năng suất đều tăng.

D. Diện tích và năng suất đều giảm.

- Trong ví dụ này tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận xét biểu đồ kết hợp
. Học sinh chọn đáp án đúng là C
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm

- Với kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp và kỹ năng chọn nhận xét đúng
được áp dụng tại 2 lớp khối 12 trường THPT Nguyễn Hoàng khối 12 gồm 12C2
và 12C7.
- Khi chưa áp dụng sáng kiến này, nhìn chung học sinh còn lúng túng khi
chọn biểu đồ thích hợp nhất để vẽ. Các em chưa biết dựa vào lời dẫn hoặc bảng
số liệu để chọn biểu đồ. Kết quả thông qua các bài kiểm tra khảo sát đầu năm
thường xuyên, định kì còn rất thấp.

18


- Sau khi áp dụng truyền đạt kỹ năng về biểu đồ cho HS. Hầu hết các em
học sinh đều nắm vững cách chọn biểu đồ thích hợp từ yêu cầu của bài và từ đó
thông qua các bài kiểm tra nắm vững kỹ năng phân tích , nhận xét bảng số liệu
cũng như kỹ năng nhận xét phân tích biểu đồ, đánh giá tôi thấy nhìn chung các
em đã có những bước tiến bộ rõ rệt, không còn lúng túng khi xác định biểu đồ
mà còn đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra.
Cụ thể tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này với 2 lớp:
Lớp 12C2 làm thực nghiệm và 12C7 làm lớp đối chứng với bài tập sau.
Cho bảng số liệu sau đây:

Diện tích và sản lượng cà phê nhân

Năm

Diện tích gieo trồng
(nghìn ha)

Sản lượng cà phê
(nghìn tấn)


1980

22, 5

8, 4

1985

44, 7

12, 3

1990

119, 3

92, 0

1995

186, 4

218, 0

2000

516, 7

698, 2


Hãy chọn loại biểu đồ thích hợp để thể hiện diễn biến về diện tích và sản
lượng cà phê trong thời kì 1980 - 2000
Với kết quả thu được như sau:
Lớp

Nội dung bài tập
Giỏi

Khá

Trung bình

Kém

Thực nghiệm

40%

55%

5%

0%

Đối chứng

20%

50%


24 %

6%

Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao trong bài kiểm tra. Các em đã chọn biểu
đồ đúng chính xác, hình cột thể hiện diện tích gieo trồng cà phê, biểu đồ đường
thể hiện sản lượng cà phê. Ở lớp đối chứng kết quả cho thấy 6% học sinh không
đạt yêu cầu, số học sinh đạt loại giỏi thấp. Từ việc đối chứng trên ta thấy khi
giảng dạy địa lý việc truyền đạt kĩ năng biểu đồ cho HS là một vấn đề rất quan
trọng giúp HS khắc sâu được kiến thức, nâng cao tính tự học tự nghiên cứu.
19


C. Phần kết luận và kiến nghị
1. Đánh giá chung
Khi dạy HS kĩ năng chọn , phân tích nhận xét bảng số liệu theo phương
pháp này ở trường THPT Nguyễn Hoàng học sinh đã thu được nhiều kết quả,
làm tốt hơn các dạng bài tập chọn biểu đồ, phân tích và nhận xét bẳng số liệu
thống kê, phát triển được tính độc lập, sáng tạo tư duy trong học tập và hiểu sâu
sắc hơn kiến thức địa lý một cách vững chắc.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, trình độ cũng như kinh nghiệm
nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy cô quan tâm đóng góp ý
kiến xây dựng bổ sung để bài viết được hoàn thiện.
2. Kiến nghị và đề xuất
Để rèn luyện kĩ năng thành lập biểu đồ địa lý ở trường THPT cần thường
xuyên nâng cao kĩ năng về biểu đồ địa lý nói chung, biểu đồ địa lý lớp 12 nói
riêng cho học sinh và giáo viên địa lý ở trường phổ thông. Đồng thời cần tăng
thêm số tiết thực hành địa lý cho học sinh ở trường THPT
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Hà Trung, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của người khác

VŨ THỊ THANH HƯƠNG

20



×