Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sinh học 10 và 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 34 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1

I. Lý do
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Phạm vi và đối tượng nhiên cứu

1
2
3

III. Mục đích nghiên cứu.

3

IV. Điểm mới trong nghiên cứu.

3

3

B. PHẦN NỘI DUNG

4

I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Thuận lợi


2. Khó khăn
II. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
1. Định hướng phương pháp giảng dạy
2. Nội dung, phương pháp tích hợp
3. Những nội dung, biện pháp đã thực hiện
III. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
C. PHẦN KẾT LUẬN

4
4
4
4
4
5
7
27
28

I. Những bài học kinh nghiệm.

28

II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.

28

III. Những kiến nghị, đề xuất.

28


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

29

0


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do thực hiện đề tài
1. Cơ sở lí luận:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển
kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền
vững quốc gia, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo
vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Ngày 17/10/2001, thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về
việc phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân” với mục tiêu: “ Giáo dục học sinh hiểu biết về pháp luật và chuû
trương chính sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về
môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”.
Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “ Bảo vệ
môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Nghị quyết xác định quan điểm bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề
sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của
nhân dân. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp
số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “ Đưa nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống
giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính
khóa đối với các cấp học phổ thông”
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước Cộng Hòa XHCN

Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có quy định về giáo
dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: “Công dân
Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và yù
thức bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương
trình chính khóa của các cấp học phổ thông” (trích điều 107 luật bảo vệ môi
trường)
Các chính sách nhà nước về bảo vệ môi trường được cụ thể hóa trong điều
5 Luật bảo vệ môi trường 2005. Cụ thể có nêu:
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức , cộng đồng dân
cư , gia đình và cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
1


- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo , đẩy mạnh tái chế , tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
Theo điều 6, luận bảo vệ nôi trường 2005 , những hoạt động bảo vệ môi
trường được nhà nước khuyến khích, có nêu:
- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi
trường , giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng
sinh học.
- Bảo vệ và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa , lai tạo , nhập nội các nguồn
gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
- Đóng góp kiến thức, công sức , tài chính cho hoạt động bảo vệ môi
trường.
Từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, bộ trưởng
Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị “ Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo
vệ môi trường” chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông
là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường
bằng hình thức phù hợp trong các môn học.

2. Cơ sở thực tiễn
Ô nhiểm môi trường gây ra những hậu quả trực tiếp và gián tiếp nặng nề
đối với nền kinh tế của mổi quốc gia. Hơn thế nữa, hiểm họa suy thoái môi
trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ
môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết,
thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện
pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp.
Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về
môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề
môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao
động mới, người chủ tương lai của đất nước.
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong sinh học là trang bị cho học
sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ
môi trường. Các em phải ý thức được rằng giữ gìn bảo vệ môi trường sống phải
từ các hoạt động bình thường, ngay trong lớp học, giờ chơi, lúc nghỉ ngơi, sinh
hoạt trong gia đình, nơi công cộng. Có khả năng cải tạo môi trường xung quanh
bằng những việc làm đơn giản mà hiệu quả, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng
mới mẻ về bảo vệ môi trường trong học sinh và cả gia đình các em và cộng
đồng.
Giáo dục bảo vệ môi trường giúp học sinh hiểu biết bản chất các vấn đề
môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài
nguyên thiên nhiên; nhận thức được yù nghĩa tầm quan trong của các vấn đề môi

2


trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân,
cộng đồng, quốc gia và quốc tế.
Hơn nữa, biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Nhiệt

độ tại 2 cực của trái đất tăng 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu. Ở Việt
Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/ năm. Diện tích có nguy
cơ ngập: 20.876 Km2 (6,3%). Dự báo trên thế giới đến giữa thế kĩ XXI , mực
nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kĩ XXI là 75cm so với thời kỳ
1980 – 1999. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyễn nguy hại gấp
nhiều lần cho phép. Sự xuất hiện nhiều thiên tai ngày một tăng, thất thường và
hậu quả khó lường trước được. Những nguy cơ lớn nhất của con người phải đối
mặt với tự nhiên trong lịch sử phát triển của mình. Bảo vệ môi trường hơn bao
giờ hết đã trở thành cấp bách không của riêng ai. Nhưng thực tế hiện ở nước ta
mới chỉ đưa vào một số tiết học, thời gian và hình thức tổ chức cho học sinh
nắm được nội dung "Thân thiện với môi trường" còn quá ít, trong khi môi
trường cần có ý thức bảo vệ thường trực trong mỗi học sinh. Để công tác giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả cao
như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Mỗi thầy
cô đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày cần giúp các em có lượng kiến thức nhất
định để góp phần bảo vệ môi trường.
Khi đã có những hiểu biết cần thiết sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng,
phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, tích
hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan với các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề
môi trường, chung tay góp sức ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Học sinh phổ thông chiếm số lượng rất đông là nhân tố cơ bản để lan tỏa
kiến thức bảo vệ môi trường trong xã hội.
Vậy làm thế nào để có thể kịp thời đem các kiến thức bảo vệ môi trường
để giải quyết vấn đề cấp bách trên vào bài học một cách tự nhiên và hiệu quả tôi
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sinh học 10 và 12 ”
II. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.
- Áp dụng ở môn sinh học 10 và 12 đã giảng dạy.
- Đối tượng: học sinh lớp 10 và 12 đã giảng dạy trong năm học 2017 – 2018.

3


III. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp cho học sinh biết được hiểm họa suy thoái môi trường hiện nay và
tác hại của nó, một số vấn về đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có
liên quan trực tiếp tới quá trình học tập môn Sinh học.
- Giúp học sinh hiểu được bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của
chính mình và các thế hệ mai sau từ đó các em có ý thức góp phần cùng với mọi
người, cộng đồng bảo vệ môi trường.
- Định hướng giáo dục các em thành các tuyên truyền viên trong công tác
bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu cuối cùng của giáo dục bảo vệ môi trường là phải thay đổi
hành vi và cách ứng xử học sinh đối với môi trường.
- Giúp học sinh ham mê, yêu thích bộ môn Sinh học.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Tìm ra giải pháp tối ưu trong giảng dạy Sinh học có lồng ghép, tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường để công tác giáo dục bảo vệ môi trường được đưa
vào một cách nhẹ nhàng, phù hợp, thuận lợi, thường xuyên và hiệu quả.

4


B. PHẦN NỘI DUNG.
I. Thực trạng nghiên cứu.
1. Thuận lợi:
- Học sinh đã có học 1 số tiết về môi trường và lồng ghép giáo dục bảo vệ môi
trường ở cấp 2. Ngoài ra các môn Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý... cũng có
lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.
- Sinh học là môn khoa học rất thiết thực nếu có đầu tư suy nghĩ có nhiều bài có

thể tích hợp được.
- Thư viện nhà trường hỗ trợ thêm nhiều sách vở để tham khảo. Ngoài ra còn có
nhiều nguồn khác để giáo viên thu thập thêm thông tin.
- Phần lớn học sinh quan tâm đến những vấn đề về môi trường sống vì nó liên
quan trực tiếp đến cuộc sống các em.
2. Khó khăn:
- Các em đã học ở cấp 2 về bảo vệ môi trường nhưng các bài dạy chỉ xoay quanh
nguyên nhân và biện pháp khắc phục chưa nổi bật mức độ trầm trọng của ô
nhiểm môi trường, mức độ cho phép là bao nhiêu ? Đã vượt mức cho phép bao
nhiêu ? Hậu quả nghiêm trọng và lâu dài như thế nào ? Có những hậu quả nào
hầu như không thể phục hồi được? Cụ thể nguy hại đến sức khỏe như thế nào?
… Học sinh chưa thấy rõ mức độ trầm trọng và cấp bách của vấn đề bảo vệ môi
trường để từ đó đi đến hành động thiết thực. Điều này đòi hỏi giáo viên phải
cung cấp thêm. Mặc dù có 2 chương học ở cấp 2 nhưng nếu giáo viên có tâm
huyết có lẽ cũng không đũ thời gian để truyền tải hết được.
- Đến cấp 3 rất cần thiết phải hâm nóng lại. Nhưng chỉ có 1 bài cũng là nguyên
nhân và đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiểm môi trường. Nên để cung cấp
thêm nhiều kiến thức nữa giáo viên phải tích hợp hoặc liên hệ thực tế. Điều đó
có thể vẫn đến khó đũ thời gian, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên nên
làm sao vừa đảm bảo thời gian vừa không làm loãng đi phần trọng tâm bài học
vừa tác động được đến học sinh.
- Để học sinh quan tâm chú ý giáo viên phải làm rõ không chỉ là tác hại của ô
nhiểm môi trường mà làm rõ thêm mức độ ô nhiểm hiện nay đó phải là những
con số cụ thể đòi hỏi giáo viên phải có nhiều tài liệu để thu thập thêm thông tin.
Hiện tại tài liệu này giáo viên không có nên phải lấy từ sách báo, tin tức thời sự
của các phương tiện truyền thông.
- Giáo viên phải mất nhiều thời gian cập nhật thông tin mới để có kiến thức thực
tế sinh động.
- Nhiều học sinh chưa có ý thức đầy đũ cũng như hiểu hết về tầm quan trọng của
bảo vệ môi trường. Một số các em có biết nhưng thờ ơ không thực hiện.

- Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường: xả rác
bừa bãi, bẻ cây, giẩm đạp cỏ , phá tổ chim, bắt các sinh vật nhỏ chỉ để chơi dọa
bạn rồi giết chết, không biết tắt quạt, đèn khi ra khỏi lớp….
II. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
1. Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi
trường.
Để giảng dạy kiến thức có liên quan đến môi trường, giáo viên cần tích
hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường với kiến
5


thức môn học thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối
liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học.
Việc đưa kiến thức tích hợp vào phải bảm bảo đặc trưng bộ môn, phải tự
nhiên nhẹ nhàng và phù hợp, không gượng ép hoặc làm nặng thêm kiến thức bài
học, không làm ảnh hưởng nội dung bài học.
Các mức độ nhận thức gồm có biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp
đánh giá . Mức độ cao là tổng hợp và đánh giá. Phải tùy thuộc vào đối tượng học
sinh , vào thời gian cho phép mà có mức độ riêng.
Phần liên hệ thực tế, thực tế địa phương và liên hệ bản thân được đặt biệt
chú ý.
2. Nội dung, phương thức tích hợp:
2.1. Nội dung:
Giáo viên lựa chọn hình thức phù hợp nhưng cần đảm bảo được các yêu
cầu:
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải
phù hợp với mục tiêu của tiết học. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải
chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
- Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng
thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có

thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương
phù hợp với độ tuổi.
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ
động tham gia vào các quá trình học tập, tạo điều kiện cho học sinh phát hiện
các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề với sự tổ chức và hướng
dẫn của giáo viên.
- Vận dụng tất cả cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm
bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải
lượng kiến thức và tăng thời gian của tiết học.
2.2. Phương thức tích hợp
2.2.1. Mức độ tích hợp
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và
mức độ liên hệ.
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phải phù hợp hoàn
toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường.
6


- Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.

Sinh học

Liên hệ

CÁC MỨC ĐỘ TÍCH HỢP

GDBVMT


2.2.2. Phương pháp dạy học tích hợp
Để giảng dạy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn người
giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau sao cho phù hợp mục
tiêu bài học.
 Phương pháp đàm thoại
 Phương pháp giảng giải
 Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
 Phương pháp thảo luận
 Phương pháp đóng vai
 Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
 Phương pháp dạy học theo dự án.
 Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
 Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh
 Phương pháp hoạt động thực tiễn
 Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa
 Phương pháp nêu gương
Các bài học ở lớp 10 và đặc biệt lớp 12 chủ yếu là tích hợp bộ phận và giáo
viên cũng có rất ít thời gian nên phương pháp đưa vào vừa khéo léo nhẹ nhàng
vừa có tính giáo dục cao là các sử dụng các phương tiện trực quan và đàm thoại.

7


Trong một bài học phần liên hệ thực tế là phần không thể thiếu nên giáo
viên có thể dùng phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
Bài thực hành tổ chức theo hình thức dạy học ngoại khóa có thể dùng
phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa hoặc dạy học
theo dự án.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề mang tính tư duy cao gây
hứng thú tìm tòi suy nghĩ cho học sinh nên giáo viên cố gắng tìm cách đưa vào

nhiều trong bài giảng.
2.2.3. Phương tiện dạy học tích hợp
 Những phương tiện dạy học cần thiết và phổ biến khi dạy học tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường là: Tranh, ảnh; Băng; Mẫu thật; Thông tin cập nhật
về các vấn đề môi trường,...
 Những tư liệu dạy học trên Internet rất dồi dào, phong phú. Gíao viên có
thể thu thập thông tin qua tivi, sách báo đọc hằng ngày, đó là những thông tin
mang tính thời sự, mới và cập nhật về hiện trạng cũng như tình hình các vấn đề
môi trường ở địa phương, ở Việt Nam và trên thế giới.
 Dạy học có dùng giáo án điện tử rất phù hợp với đặc thù bộ môn và rất
thuận lợi cho tích hợp: Giáo viên có thể dùng hình ảnh, phim thời sự … để giáo
dục và ít lo ngại việc không đũ thời gian hơn.
2.2.4. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp
 Hình thức dạy học nội khóa
 Hình thức dạy học ngoại khóa
3. Những nội dung, biện pháp đã thực hiện mang lại hiệu quả:
Sinh 10- bài 2: Các Giới sinh vật
- Về kiến thức HS nắm được đại diện và các đặc điểm chính của mổi giới
- GV làm cho HS thấy được thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú .
- Phần tích hợp: Giáo viên đặt câu hỏi sự đa dạng đem lại lợi ích gì? Sau
đó giáo viên bổ sung thêm kiến thức:
+ Duy trì cân bằng sinh thái.
+ Là nguồn cho năng suất và tính bền vững nông nghiệp.
+ Cung cấp cơ sở cho sức khỏe con người.
+ Làm giàu chất lượng cuộc sống
- GV thông báo Việt Nam là 1 trong 15 nước được đánh giá là có mức độ
đa dạng sinh học cao trên thế giới ( chiếm 6,5% số loài có trên thế giới ). Tuy
nhiên hiện nay , Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức độ đa
8



dạng suy giảm nhanh nhất. Trên thế giới ước tính mỗi ngày có 24 loài bị tuyệt
chủng.
- HS đi tìm hiểu nguyên nhân?
GV bổ sung:
+ Mất và phá hủy nơi cư trú.
+ Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái.
+ Sự nhập nội các sinh vât lạ.
+ Gia tăng dân số
+ Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện môi
trường.
+ Ô nhiểm môi trường.
- Giáo viên liên hệ tình hình địa phương những loài quí hiếm cần được
bảo vệ.
Học sinh thấy được nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế
giới và việc bảo vệ đa dạng sinh học là cấp bách nghiêm cấm khai thác rừng
bừa bãi. Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã… Mặt khác phải
thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học.
Sinh 10- bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
Ở phần II-2 Vai trò của nước đối với tế bào, học sinh sẽ hiểu được tầm
quan trọng của nước đối với tế bào: Nếu không có nước tế bào không thể chuyển
hoá vật chất để duy trì sự sống được.
- Phần tích hợp: Giáo viên đặt câu hỏi: nước dùng cho ăn uống trong gia
đình lấy từ đâu? Giáo viên có thể liên hệ thực tế điều gì xảy ra khi nước các
sông , giếng bị nhiểm các hóa chất: phân bón, thuốc trừ sâu , các chất thải từ nhà
máy, rác
thải xuống sông ….Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh về ô nhiểm nguồn
nước, thiếu nước, thảm họa do mưa axit…

9



10


Từ đó giáo dục học sinh sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước là bảo vệ sự
sống cho gia đình, người thân và thế hệ mai sau.
Nếu có thêm thời gian giáo viên có thể giới thiệu thêm tài nguyên nước
không phải vô hạn mà trong tương lai nước có thể bị nhiểm các hóa chất không
sử dụng được. Ví dụ ở Mỹ chất phóng xạ chôn bị rò rỉ đi vào nước ngầm. Những
nơi có nước bị nhiểm hóa chất thì bệnh tật tăng lên. Ở Việt Nam có làng có
nhiều người bị ung thư do nước bị nhiểm hóa chất.
Sinh 10: Bài 17: Quang hợp
Dàn bài không có nêu vai trò của quang hợp nên chỉ tích hợp được bộ phận
qua phương trình của quang hợp :
CO2 + H2O + năng lượng ánh sáng  (CH2O) + O2
Tích hợp: Qua việc lấy CO2 và thải O2 em hãy cho biết vai trò của thực
vật?
Học sinh có thể trả lời:
- CO2 tăng cao sẽ gây ngộ độc sinh vật, thiếu O2 sinh vật không sống
được. Cây xanh có vai trò rất quan trọng cho sự sống là lấy O2 và thảy CO2
điều hòa không khi, chống hiệu ứng nhà kinh, giảm nhiệt độ trong không khí,
bảo vệ sức khỏe cho con người.
- Cây xanh còn tạo ra chất hữu cơ (CH2O) cung cấp nguồn thực phẩm
cho các sinh vật trên trái đất , thiếu cây xanh động vật trên trái đất không sống
được.
- Cây xanh còn giúp giử nước cho đất, không có cây xanh đất có thể biến
thành sa mạc. Ngoài ra cây xanh còn chống xói mòn đất, giảm lượng bụi, nơi cư
trú của các loài động vật…


11


Giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin là CO2 nhiều nơi tăng rất cao ,
đồng thời lượng O2 giảm và tiếp tục như vậy thì lượng O2 có thể giảm xuống
dưới mức cho phép. Vậy cần phải làm gì ngặn chặn hiện tượng trên?

Học sinh trả lời 1 trong các biện pháp quan trọng là phải bảo vệ rừng. trồng
cây xanh.
Giáo viên liên hệ với việc bảo vệ rừng của địa phương.
Sinh 12 -Bài 4. Đột biến gen
Tìm hiểu nguyên nhân gây đột biến và hậu quả: dạy học theo theo dự án
giáo viên phân công tổ 1 tìm hiểu tác hại của tác nhân vật lí ( tia phóng xạ, tia
tử ngoại...), tồ 2 tìm hiểu tác hại của hóa chất, tổ 3 tìm hiểu tác hại của sốc nhiệt
và tác nhân sinh học ( vi rut ), tổ 4 tìm hiểu về nguyên nhân bên trong gây đột
biến.
Sau đó giáo viên và học sinh đi đến kết luận hậu quả chủ yếu đột biến là có
hại, gây chết, gây dị tật, bệnh tật, giảm sức sống, ở người còn gây chậm phát
triển trí tuệ. Giáo viên có thể đặt câu hỏi tác nhân gây đột biến nào con người lo
sợ nhất? Vì sao? Có thể học sinh trả lời không được. Giáo viên bổ sung: Chất
phóng xạ là chất gây đột biến với tần số rất cao và gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Hiện nay con người đã tạo ra nhiều chất phóng xạ mới cho môi trường sống của
mình. Chất phóng xạ có thể tồn tại hàng trăm năm thậm chí hàng ngàn năm.
Nhưng lượng phóng xạ vẫn được thảy vào môi trường từ những vụ thử vũ khí
hạt nhân, sử dụng điện hạt nhân... Ngoài ra việc con người cũng tạo ra các loại
khí làm thủng tầng ôzôn là tăng lượng bức xạ đến trái đất gây ung thư da, đục
thủy tinh thể ...
Có nhiều tác nhân gây đột biến tần số cao nhưng thời gian không cho phép.
Giáo viên nên lựa chọn. Có thể sang bài 22 giáo viên tiếp tục bổ sung thêm về
các tác nhân gây đột biến.

Từ đó dẩn đến sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống, chống các tác nhân
gây
gây đột biến.
Sinh 12: Bài 21 : Di truyền y học:
12


Sau khi học sinh tìm hiểu bệnh phêninkêto niệu và cơ chế gây bệnh cấp độ
phân tử là do đột biến gen
Học sinh sẽ tìm thêm nhiều ví dụ khác: bệnh bạch tạng, hồng cầu hình liềm,
máu khó đông, tiểu đường, dính ngón tay 2 và 3 ….
Tương tự hội chứng Đao sau khi tìm hiểu cơ chế gây bệnh do đột biến nhiễm
sắc thể học sinh sẽ tìm thêm nhiều ví dụ khác: hội chứng tiếng mèo kêu, hội
chứng Tơcnơ, hội chứng Claiphentơ, sứt môi…
Bệnh ung thư do đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể.
Phần tích hợp: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh các bệnh tật trên và các
bệnh tật di truyền khác.

Giáo viên đặt câu hỏi các bệnh trên có thể chửa khỏi không ?
Giáo viên thông báo cứ 100 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị đột biến gen, 150 trẻ
sinh ra thì có 1 trẻ bị đột biến nhiễm sắc thể , tỉ lệ người bệnh ung thư rất lớn và
ngày càng tăng. Từ đó đi đến kết luận gánh nặng di truyền đối với nhân loại là
rất lớn đã và đang để lại những hậu quả nặng nề cho con người trong hiện tại và
tương lai.
Giáo viên đặt câu hỏi nguyên nhân gây ra các bệnh trên?
Học sinh ôn lại nguyên nhân gây đột biến đã học ở bài 4.
Từ đó giáo viên lồng ghép về thực trạng môi trường. Có thể bài 4 giáo viên
trình bày về chất phóng xạ, tia tử ngoại, hóa chất có hại trong thức ăn, đến bài
13



này giáo viên trình bày thêm về ô nhiểm đất, ô nhiểm nước . ô nhiểm không
khí.
Từ đó tạo ý thức cho học sinh để phòng tránh các tác nhân gây đột biến và
bảo vệ môi trường.
Sinh 12 : Bài 44 : Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài học tích hợp toàn phần
II-1 Học sinh tìm hiểu chu trình cacbon và biết được nồng độ CO2 khá ổn định
hàng triệu năm nay.
Giáo viên thông báo hiện nay nồng độ CO2 tăng cao và cho học sinh tìm hiểu
nguyên nhân làm cho nồng độ CO2 tăng cao? ( hoạt động công nghiệp , giao
thông
vận tải , do hô hấp của thực vật, động vật , vi sinh vật…)

14


15


Sau đó giáo viên bổ sung các hoạt động trên trực tiếp tạo ra CO2 ngoài ra
còn các hoạt động gián tiếp làm cho CO2 tăng cao đó là sử dụng điện, sử dụng
giấy lãng phí , tàn phá rừng, chặt phá cây xanh nguồn tiêu thụ CO2 gần như duy
nhất.
-Giáo viên đặt thêm câu hỏi khi CO2 đang tăng cao thì gây ra hậu quả gì? Học
sinh dể dàng trả lời được gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Giáo viên đặt tiếp câu hỏi hiệu ứng nhà kính là gì? Câu này có nhiều học sinh
chưa rõ giáo viên bổ sung thêm. Lớp khí CO2, bụi, hơi nước, mê tan , khí CFC
có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ, nên lượng
nhiệt lượng được giử lại Trái đất.

- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính?
Làm cho trái đất nóng nên gây thêm nhiều thiên tai cho trái đất, làm ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái, gây suy giảm độ dạng sinh học.
II-2 Sau khi học sinh tìm hiểu chu trình nitơ giáo viên chuyễn sang phần tích
hợp. Giáo viên bổ sung ngoài lượng đạm hình thành trong tự nhiên, người ta bổ
sung thêm phân đạm tổng hợp để nâng cao nâng cao năng suất cây trồng nhằm
đem lợi nhuận cao. Để có hiệu quả kinh tế tối đa người ta có xu hướng tăng
nồng độ phân lên cao. Dẩn đến dư thừa, có thể tồn động trong nông sản hoặc có
thể theo mưa xuống các mạch nước ngầm, nước giếng , sông suối. Nếu sử dung
nước có đạm vô cơ có thể gây ung thư.
Từ đó học sinh thấy sự cần thiết dùng biện pháp sinh học để nâng cao lượng
đạm trong đất và cải tạo đất. Học sinh thảo luận để tìm ra biện pháp.
II-3 Học sinh biết được nước là thành phần không thể thiếu và chiếm khối lượng
lớn trên cơ thể sinh vật , có loài chiếm đến 90%.
Học sinh tìm hiểu chu trình nước.
Giáo viên cung cấp kiến thức lượng nước trên trái đất từ xưa đến nay là
không đổi nhưng có phải là nguồn nước là vô tận không ? Không . Vì sao?
+ Nước bị ô nhiểm nặng nề không sử dụng được. Nước bị ô nhiểm còn làm suy
giảm độ đa dạng sinh học. Giảm năng suất nuôi trồng thủy sản.
+ Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu nhiều nơi lũ lụt nước trôi ra sông , biến
không có rừng ngăn lại dự trử , nhiều nơi không mưa đất biến thành sa mạc hầu
như không cải tạo lại được. Làm gia tăng nạn đói , nghèo.

16


Học sinh đi đến ý thức phải bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ rừng, môi
trường.
Sinh 12: Bài 46: Thực hành về quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên.

Dạy học theo dự án và kết hợp cho học sinh tham quan thực địa để học sinh
thu thập nhiều thông tin từ thực tế. Bài học rất dài và nhiều vấn đề nên cần có sự
phân công. Tích hợp toàn phần.
Mục 2: Hình thức sử dụng gây ô nhiểm môi trường
Giáo viên phân công học sinh nhiệm vụ theo bảng sau và báo cáo kết quả:
Phân Loại
công
nhiểm

ô Hình thức gây Nguyên nhân
ô nhiểm
17

Biện
phục

pháp

khắc


Ô nhiểm - Sản xuất tại - Công nghệ lạc - Sử dụng thêm
hậu
nhiều nguyên liệu
Nhóm không khí các nhà máy
sạch.
1
-Phương tiện - Chưa có biện - Trồng thêm cây
xanh.
giao thông

pháp hữu hiệu
-…

-…

-…

Ô nhiểm
và chất rắn
Ô nhiểm
nguồn
nước
Nhóm Ô nhiểm
hóa chất
2
độc
Ô nhiểm
do vi sinh
vật
gây
nên

Học sinh báo cáo, các nhóm bổ sung, giáo viên nhận xét bổ sung và cùng
học sinh đánh giá kết quả bài báo cáo và rút kinh nghiệm.
Học sinh qua bài học nâng cao ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên,
hạn chế gây ô nhiễm môi trường
Mục 3: Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên. Giáo viên phân công:
Sử dụng bền Đề xuất biện
vững/ Không pháp khắc phục

bền vững

Các dạng tài nguyên

Nhóm 3

-Tài
đất

nguyên - Đất bỏ hoang
- Đất xây dựng
-Đất trồng trọt
-…

18

Không
vửng

bền - Hạn chế sử
dụng thuốc trừ
sâu
-Trồng
rừng
chống xói mòn
đất


-Tài nguyên
nước

-Tài
rừng
Nhóm 4

nguyên

-Tài nguyên
biển và ven
biển
- Tài nguyên
đa dạng sinh
học

Học sinh báo cáo, các nhóm bổ sung , giáo viên nhận xét bổ sung và cùng
học sinh đánh giá kết quả bài báo cáo và rút kinh nghiệm.
Qua nội dung bài học giúp học sinh thấy được sự cần thiết phải có biện
pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, hình thành hành vi và ý thức tự
giác bảo vệ môi trường
Để dạy bài trên cho học sinh tham quan rất phù hợp. Qua đó, học sinh
nâng cao sự hiểu biết thấy được các hệ sinh thái đa dạng, bồi dưỡng tình yêu
thiên nhiên, rèn kĩ năng sống và giúp học sinh hứng thú học tập môn sinh. Giúp
học sinh thấy được những biến đổi tích cực và tiêu cực của thiên nhiên
từ đó tìm ra phương pháp bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai.
Sau đây tôi trình bày một chuyên đề tích hợp bảo vệ môi trường mà tôi đã
thực hiện.
CHUYÊN ĐỀ: Chu trình sinh địa hóa và vấn đề phát triển bền vững
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
Trong dự án này học sinh sẽ tìm hiểu hai nội dung chính:
- Chu trình nước, các bon, nitơ, phốt pho.

- Sử dụng tài nguyên và phát triển bền vững.
Thông qua tìm hiểu các chu trình sinh địa hóa để tích hợp các vấn đề về biến đổi
khí hậu và phòng chống thiên tai, từ đó để học sinh nhận thức và hành động đảm
bảo sự phát triển bền vững.
b) Kĩ năng:
- Nhận biết được các chu trình nước, các bon, nito, phốt pho từ đó có thể can
thiệp vào điều hòa các chu trình này để bảo vệ môi trường ……
- Nhận biết được thế nào là tài nguyên tái sinh và không tái sinh, vấn đề sử dụng
như thế nào để phát triển bền vững.
- Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:
+ Làm việc theo nhóm.
+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
19


+ Học tập tích cực và chủ đạo.
c) Thái độ:
- Hứng thú trong quá trình thực hiện chuyên đề.
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và chống biến đổi khí
hậu.
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung của chuyên đề, phân công các nhóm.
- Máy chiếu Projector, máy chiếu đa vật thể máy tính kết hợp với bài giảng điện
tử soạn trên powerpoint. Loa kết nối máy tính.
- Tranh ảnh về các chu trình sinh địa hóa …..
- Sử dụng video clip (từ 3 - 5 phút) giới thiệu về sự biến đổi khí hậu, hiệu ứng
nhà kính...
- Chuẩn bị trò chơi ô chữ

- Sử dụng các phiếu học tập về nhà cho học sinh.
b. Học sinh : Chuẩn bị tốt cho buổi ngoại khoá
* Tham khảo lại các kiến thức có liên quan đến buổi ngoại khoá:
- Sách giáo khoa Địa lí 10: Bài 13: “Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.
Mưa”, Bài 15 “Thuỷ quyển”, Chương X “Môi trường và sự phát triển bền
vững”.
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân11: Bài 12 “ Chính sách tài nguyên và bảo
vệ môi trường”
- Sách giáo khoa Vật lí 10 Nâng cao: Bài: “Sự chuyển thể. Sự nóng chảy và
đông đặc”. Bài “Sự hoá hơi và ngưng tụ”.
* Bài Nitơ – Sách giáo khoa Hóa học 11.
* Bài Phôtpho – Sách giáo khoa Hóa học 11
* Bài “Sự hoá hơi và ngưng tụ”. - Sách giáo khoa Vật lí 10 Nâng cao.
* Bài 9: “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ
sỏi đá” – Sách giáo khoa công nghệ 10.
* Bài 10: “ Biện pháp cải tạo đất mặn, đất phèn” – Sách giáo khoa công nghệ 10
* Trả lời phiếu học tập Giáo viên giao về nhà.
Phiếu học tập số 1

c) Phiếu học tập: (Dùng cho hoạt động của học sinh trước buổi ngoại khoá về
Nhóm học tập số.....…
Lớp 12 B5
nhà
tìmtrò
hiểu
thức)
1. Vai
củathêm
nướckiến
đối với

sinh vật nói chung và con người nói riêng?
2. Trong thiên nhiên, nước tồn tại ở những dạng nào và ở đâu? Hãy mô tả sự vận
động của nước diễn ra trong tự nhiên, con đường xâm nhập của nước vào quần xã
sinh vật và nước trả về môi trường.
3. (Tích hợp kiến thức môn Địa) Sắp xếp lượng mưa từ ít đến nhiều ở các vùng
sau:
a. Vùng xích đạo.
b. Vùng chí tuyến Bắc và Nam.
c. Vùng ôn đới.
d. Hai cực Bắc và Nam.
Từ đó hãy sắp xếp sự đa dạng của hệ động, thực vật ở những vùng này.
4. Giải thích tại sao lại nói nước mà con người sử dụng không phải là nguồn tài
nguyên vô tận?
- Con người có thể làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch?
5. (Tích hợp kiến thức môn Địa) Ở lưu 20
vực cửa sông, trồng rừng có tác dụng gì?
Vì sao?


GV cho HS về nhà tìm hiểu biến đổi khí hậu và giải các ô chữ vui.
Phiếu học tập số 2
Nhóm học tập số.....…
Lớp 12 B5
1. Vai trò của cacbon đối với sinh vật?
2. Trong tự nhiên, cacbon tồn tại ở những dạng nào? (Tích hợp kiến thức môn
Hóa)
Cacbon xâm nhập vào quần xã sinh vật và trả về môi trường dưới dạng nào?
3. Những hoạt động nào làm gia tăng khí CO2 trong môi trường?
4. Nêu hậu quả khi CO2 gia tăng?
5. Biện pháp mà con người có thể sử dụng để giảm lượng CO2?

6. Liên hệ thực tiễn: ( Tích hợp kiến thức môn Toán, Lí, Hóa)
Bài 1: Để sản xuất được xi măng người ta phải có một công đoạn nung Clanhke,
cứ 1 tấn Clanhke cho ra lò 1,35 tấn xi măng. Trung bình một năm nhà máy Xi
Măng Hà Liên Nông Cống sản xuất được 4 triệu tấn xi măng.
a) Để nung được số lượng Clanhke để sản xuất được khối lượng xi măng nói
trên thì phải đốt hết bao nhiêu than? Biết rằng để nung được 1 tấn Clanhke hết
140 kg than.
b) Biết trung bình 1 kg than khi đốt cháy phát thải 1,83 kg khí CO 2 vào khí
quyển. Tuy nhà máy có hệ thống lọc CO2 nhưng vẫn thải ra khí quyển lượng CO2
khoảng 1%.
Hãy tính lượng CO 2 thải ra của nhà máy Xi Măng Hà Liên Nông Cống trong
một năm?
Bài 2: Tính lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng cho năng
suất 15 tấn sinh khối/ năm.
Giả sử với lượng khí CO2 của nhà máy Xi măng Bỉm

21


Phiếu học tập số 3
1. Vai trò của nitơ đối với sinh vật?
2. Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở những dạng nào? Dạng nitơ và con đường xâm
nhập của nitơ vào quần xã sinh vật và trả về môi trường ?
3. Em hãy quan sát sơ đồ sau đây: (Tích hợp phần IV chu trình Nitơ, hóa 11, Sinh)
Hãy cho biết con đường tổng hợp hợp chất chứa nào là diễn ra bằng con đường
hóa học, sinh học? Con đường nào là phổ biến hơn? Tên của chất X, Y? Điều kiện
Diễn ra theo con đường a là gì?

a. N2
b.


N
2

NH=NH NH2-NH2 2NH3
+
N
X
+
+HH22 O
M

N +X+
Y
H
O
O2
2
+X N
+ X NO
2
O

Nhóm học tập số.....…

Ca(NO3
)2
+X+
Y
H2O


NH4NO
3

Phiếu học tập số 4
Lớp 12 B5

1. Vai trò của photpho đối với sinh vật?
2. Trong tự nhiên, photpho tồn tại ở dạng nào? Photpho xâm nhập vào quần xã
sinh vật và hoàn trả về môi trường như thế nào?
3. Liệt kê một số tỉnh của nước ta có quặng chứa photpho?
4. Trong cơ thể động vật kích thước lớn, photpho tồn tại nhiều ở đâu?
5. Tại sao hàng năm các nhà máy sản xuất phân lân cứ ngày một mở rộng hoặc
nâng cao công suất để phục vụ cho cánh đồng thâm canh?

e. Đáp án PHT

Phiếu học tập số 1
Nhóm học tập số.....…
Lớp 12 A7
1. Vai trò của nước đối với sinh
22 vật nói chung và con người
nói riêng?
2. Trong thiên nhiên, nước tồn tại ở những dạng nào và ở


Đáp án Phiếu học tập số 1
1. Vai trò của nước đối cơ thể: là dung môi hào tan các chất, là môi trường cho
các phản ứng hóa sinh, là nguyên liệu cho hầu hết các phản ứng hóa sinh…
* Đối với môi trường: Nước tham gia vào điều hòa khí hậu.

2. Trong thiên nhiên, nước tồn tại ở ba trạng thái:
+ Lỏng: trong Ao, hồ, biển….
+ Rắn: Đóng băng ở Nam Cực, Bắc Cực…
+ Hơi nước : Dạng mây mù…
Hãy mô tả sự vận động của nước:

Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước chỉ tham gia 2 giai đoạn: Bốc hơi và nước rơi
Vòng tuần hoàn lớn: Nước tham gia 3 giai đoạn bốc hơi, nước rơi và dòng
chảy hoặc 4 giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm  dòng ngầm
 biển, biển lại bốc hơi.
3. Sắp xếp lượng mưa từ ít đến nhiều là: d, b, c, a.
a. Vùng xích đạo.
b. Vùng chí tuyến Bắc và Nam.
c. Vùng ôn đới.
d. Hai cực Bắc và Nam.
Sự đa dạng của hệ động, thực vật ở những vùng này theo thứ tự tăng dần:
Từ d, b, c, a.
4. Nước mà con người sử dụng không phải là nguồn tài nguyên vô tận vì:
Các hoạt động của con người làm cho môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước sạch để
con người sử dụng cũng bị ô nhiễm  Nước sạch càng ngày càng ít.
- Con người có thể để bảo vệ nguồn nước sạch bằng các biện pháp sau:
+ Sử dụng hợp lí nguồn nước sạch, chống sử dụng lãng phí.
+ Giảm ô nhiễm môi trường để không ảnh hưởng đến nguồn nước.
5. Ở lưu vực cửa sông, rừng trồng có tác dụng phòng hộ. Vì:
Rừng có tác dụng:
+ Chống lũ lụt.
+ Chống xói mòn.

23



Phiếu học tập số 2
Nhóm học tập số.....…
Lớp 12 B5
1. Vai trò của cacbon đối với sinh vật: Là nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên các hợp
chất hữu cơ.
2. Trong tự nhiên, cacbon tồn tại ở những dạng: Đơn chất, hợp chất.
Cacbon xâm nhập vào quần xã sinh vật: Thực vật hấp thụ CO 2 thông qua quá
trình quang hợp tạo hợp chất hữu cơ. Động vật hấp thụ các chất hữu cơ thông qua
tiêu thụ TV và tiêu thụ ĐV ăn thực vật….
3. Những hoạt động nào làm gia tăng khí CO2 trong môi trường:
- Phá rừng.
- Các nhà máy công nghiệp.
- Đốt cháy các nhiên liệu…
4. Nêu hậu quả khi CO2 gia tăng:
+ Gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ Nước biển dâng Ảnh hưởng đến
đất, nước, đời sống của con người.
5. Biện pháp mà con người có thể sử dụng để giảm lượng CO2:
- Trồng và bảo vệ rừng.
- Sử dụng và và khai thác hợp lý các nhiên liệu hóa thạch.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị thải khí CO 2 , nếu sử dụng cần có phương pháp lọc
khí.
6. Liên hệ thực tiễn:
a.
- Số tấn Clanhke cần để sản xuất được 4 tr tấn Xi măng là: 4 : 1, 35 = 2, 962 tr
tấn.
- Số kg than cần là: 2,962 x 140 = 414,814 tr kg.
 Số kg CO2 thải ra là: 414, 814 x 1,83 = 759,1 tr kg.
 Số kg CO2 thải ra môi trường là: 7,591 tr Kg.
b. Ta có phương trình quang hợp là:

6 CO2 + 6 H2O - C6H12O6 + O2
- Số mol C6 H12O6 = 15. 109 : 180 = 8,33 . 107 mol.
 Số mol CO2 = 6. 8,33. 107 = 5. 108 mol.
 Số g CO2 = 5. 108 x 44 = 2, 22. 1010 g. = 22. 000kg.
d.
Ô Số
chữhaphần
đầu .
rừng trồng là : 7,591 tr : 22. 000 = 345 ha.
Đáp án Phiếu học tập số 3
1. Vai trò của nitơ đối với sinh vật: Là thành phần cấu tạo nên chất hữu cơ quan
trọng như pr, lipit…
2. Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở những dạng:
- Thực vật hấp thụ nitơ ở dạng NO3- và NH4+ chuyển hóa thành protein → Pr ở
động vật →
3. - Nitơ khí quyển chuyển thành nitơ cho TV hấp thụ bằng 3 con đường: Vật lí,
hóa học và sinh học nhưng con đường sinh học là quan trọng nhất.
a. Con đường sinh học.
Điều kiện diễn ra: Cần có VSV có enzim Reductaza, lực khử đủ mạnh…
b. con đường này là con đường vật lí, hóa học.

24


×