Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ ƯƠNG NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus; Saugave, 1878) PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH CHỌN GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ
ƯƠNG NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus; Saugave, 1878) PHỤC VỤ
CHƯƠNG TRÌNH CHỌN GIỐNG

Ngành

: Nuôi Trồng Thủy Sản

Niên Khóa

: 2003 - 2007

Sinh Viên Thực Hiện: LÊ VĂN CÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2007


KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ ƯƠNG NUÔI CÁ
TRA (Pangasianodon hypophthalmus; Saugave, 1878) PHỤC
VỤ CHƯƠNG TRÌNH CHỌN GIỐNG

thực hiện bởi


LÊ VĂN CÔNG

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Người hướng dẫn: NGUYỄN HỮU THỊNH
ĐINH HÙNG (Viện NCNTTS II)

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2007


TÓM TẮT
Trong thời gian từ ngày 04/06/2007 đến ngày 25/06/2007 chúng tôi tiến hành
sinh sản 4 đợt cá tra nhằm phục vụ cho chương trình chọn giống. Kết quả cho thấy,
sau thời gian nuôi vỗ có 91% cá cái thành thục. Hệ số thành thục trung bình đạt 10,1
± 2,7%, (2,5% - 17,1%). Kích thích sinh sản cá tra thành công đạt tỷ lệ cá đẻ: 100%,
tỷ lệ thụ tinh trung bình: 73,22 ± 9,01%, (40,08% - 96,01%), tỷ lệ nở trung bình:
68,25 ± 15,61%, (40,07% - 95,90%).
Kết quả ương nuôi cá tra giai đoạn I tương đối tốt, tỷ lệ thành công trên số
gia đình: 71,01%, tỷ lệ sống trung bình: 17,4%, (15,6% - 19,8%). Cá ương giai đoạn
II có tổng số 98 gia đình được ương nuôi. Tỷ lệ sống tương đối cao trung bình
66,15%, (58,5% - 87,0%).
Phòng trị bệnh giai đoạn I có 51 bể bị bệnh và 101 bể không bị bệnh trong đó
có 18 bể khỏi bệnh. Cá ương giai đoạn II thấy có 20 giai bị bệnh trên tổng 98 giai,
số giai khỏi bệnh là 100%.

ii


ABSTRACT

During the period between 04 June and 25 June there were four induce
spawning batches for selective breeding program of Mekong river catfish. After
conditioning stage, 91% of female broodstocks were mature with the fecundity
of 10.1 ± 2.7 % (2.5 – 17.1%). Induce spawning success at 100%, fertilization
rate was 73.32 ± 9.01% (40.08 – 96.01%); hatching rate was 68.25 ± 15.61%
(40.07 – 95.90%).
First nursery stage in fiberglass tanks had a quite good result, the family
success ratio was 70.01%, survival rate was 17.4% (15.6 – 19.8%). Second nursery
stage in hapas settled in earthen pond with 98 families, the survival rate was quite
high: 66.15% (58.5 – 87.0%).
In the first nursery stage, there are 51 tanks had disease, 101 tanks were free of
disease and disease treatment success in 18 tanks. In the second nursery stage, there
were 20 out of total 98 hapas had disease and disease treatment success was 100%.

iii


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm, cùng quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt khóa học (2003-2007).
- Ban lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, Ban giám đốc
Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ, (xã An Thái Trung,
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thuộc Viện NCNNTS II).
- Đặc biệt, tỏ lòng biết ơn sâu sắc gởi đến thầy TS. Nguyễn Hữu Thịnh và
ThS. Đinh Hùng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- Xin cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Sáng, bộ môn Di truyền chọn giống – phòng

Sinh Học Thực Nghiệm – Viện TS II cùng toàn thể anh chị em công nhân viên đang
công tác tại Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ đã tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành tốt công việc và bài viết này.
- Lời cảm ơn xin được gửi đến các bạn sinh viên Thủy Sản 29, cùng tất cả
các bạn trong nhóm thực tập tại Cái Bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập cũng như thực hiện đề tài.
- Cuối cùng lòng biết ơn chân thành con xin được gửi tới bố mẹ và gia đình
đã tạo mọi điều kiện về tinh thần cũng như vật chất để con hoàn thành tốt luận văn
và trong những năm học vừa qua.
Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng để thực hiện đề tài nhưng khả năng bản
thân còn nhiều hạn chế nên luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi sự thiếu
sót, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của quí Thầy, Cô và bạn bè để
bài viết này hoàn thiện hơn.

iv


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

Tên đề tài
Tóm tắt ..................................................................................................................... ii
Abstract ................................................................................................................... iii
Lời cảm ơn .............................................................................................................. iv
Mục lục..................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt..................................................................................... viii
Danh sách các bảng................................................................................................. ix

Danh sách các sơ đồ, hình ảnh và đồ thị .................................................................. x
I. MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1.1. Đặt Vấn Đề........................................................................................................ 1
1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu ...................................................................................... 2
1.3. Nội Dung Nghiên Cứu ...................................................................................... 2
II.. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................. 3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá tra............................................................................. 3
2.1.1. Phân loại......................................................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm phân bố........................................................................................... 4
2.1.3. Đặc điểm hình thái, sinh lý ............................................................................ 4
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng..................................................................................... 5
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng..................................................................................... 6
2.1.6. Đặc điểm sinh sản .......................................................................................... 6
2.2. Hiện trạng của nghề nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ....................... 8
2.2.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 8
2.2.2. Khó khăn ........................................................................................................ 9
2.3. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá tra trong
khuôn khổ chương trình chọn giống ...................................................................... 10
2.3.1. Các yêu cầu về kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá phục vụ chương
trình chọn giống ..................................................................................................... 10
2.3.2. Kỹ thuật ương nuôi cá tra cho chương trình chọn giống ............................. 10
2.4. Các nghiên cứu về di truyền số lượng và chọn giống
thủy sản đước triển khai và áp dụng trên thế giới .................................................. 11
2.5. Các nghiên cứu về di truyền số lượng và chọn giống
thủy sản được triển khai và áp dụng tại Việt Nam................................................. 11

v


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 14

3.1. Thời gian, Địa điểm và Đối tượng nghiên cứu ............................................... 14
3.1.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 14
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 14
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 14
3.2. Vật Liệu........................................................................................................... 14
3.2.1. Nguồn nước.................................................................................................. 14
3.2.2. Nhà sản xuất giống....................................................................................... 14
3.2.3. Hệ thống bể ương, bể ấp .............................................................................. 14
3.2.4. Các vật liệu khác .......................................................................................... 15
3.2.5. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ .................................................................................... 15
3.2.6. Nguồn cá bố mẹ ........................................................................................... 16
3.2.7. Kích dục tố sử dụng ..................................................................................... 16
3.3. Phương Pháp Nghiên Cứu và Bố Trí Thí Nghiệm.......................................... 17
3.3.1. Phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ trong ao đất................................................ 17
3.3.2. Kiểm tra sự thành thục của cá ...................................................................... 19
3.3.3. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ............................................................................ 19
3.3.4. Quản lý và phòng trị bệnh cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ ...................... 19
3.4. Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Tra ............................................................. 20
3.4.1. Phương pháp tiêm và liều lượng kích dục tố .............................................. 20
3.4.2. Kỹ thuật cho đẻ cá tra................................................................................... 21
3.4.2.1. Phương pháp gieo tinh.............................................................................. 21
3.4.2.2. Phương pháp khử dính.............................................................................. 21
3.4.3. Kỹ thuật ấp trứng cá tra................................................................................ 21
3.4.3.1. Các thiết bị ấp trứng ................................................................................. 21
3.4.3.2. Kỹ thuật ấp trứng cá tra............................................................................ 22
3.4.3.3. Quá trình phát triển của phôi ................................................................... 22
3.4.3.4. Phối hợp tổ gia đình.................................................................................. 23
3.5. Kỹ thuật ương cá bột lên cá giống .................................................................. 24
3.5.1. Giai đoạn ương trên bể composite ............................................................... 24
3.5.1.1. Điều kiện bể ương ..................................................................................... 24

3.5.1.2. Mật độ, thức ăn và chế độ cho ăn ............................................................. 24
3.5.1.3. Chăm sóc, quản lý ..................................................................................... 25
3.5.1.4. Các biện pháp phòng trừ địch hại ............................................................ 26
3.5.2. Giai đoạn ương trong giai lưới trắng đặt ở ao đất........................................ 26
3.5.2.1. Cải tạo ao ương......................................................................................... 26
3.5.2.2. Chế độ cho ăn và chăm sóc....................................................................... 26
3.6. Một Số Bệnh Thường Gặp và Phương Pháp Phòng Trị Bệnh
Trong Quá Trình Ương Nuôi (cá bột lên cá giống) ............................................... 27
3.6.1. Bệnh nhiễm khuẩn huyết (Aeromonas sp.) .................................................. 27
3.6.2. Bệnh đốm đỏ (Pseudomonas sp.)................................................................. 28
3.6.3. Bệnh trùng bánh xe (trùng mặt trời) ............................................................ 28
3.6.4. Bệnh trùng quả dưa (Ichthyophthirius) ........................................................ 29
3.7. Phương Pháp Thu Mẫu và Phân Tích Số Liệu................................................ 30

vi


3.7.1. Thu mẫu và phân tích mẫu nước.................................................................. 30
3.7.1.1. Nhiệt độ ..................................................................................................... 30
3.7.1.2. pH .............................................................................................................. 30
3.7.1.3. Amonia tổng cộng (NH3 – N)...................................................................... 30
3.7.1.4. Nitrite (NO2 – N) ........................................................................................ 30
3.7.2. Thu thập và phân tích số liệu ....................................................................... 30
3.8. Phương Pháp Xác Định Các Chỉ Tiêu Kỹ Thuật ............................................ 31
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 32
4.1. Kết Quả Nuôi Vỗ Cá Bố Mẹ ........................................................................... 32
4.2. Kết Quả Sinh Sản Nhân Tạo ........................................................................... 34
4.3. Kết Quả Ương Nuôi Giai Đoạn I Trong Bể Composite ................................. 38
4.4. Kết Quả Ương Nuôi Giai Đoạn II Trong Giai Lưới Trắng
ở Trong Ao Đất ...................................................................................................... 39

4.5. Kết Quả Phòng Và Trị Bệnh Trong Quá Trình Ương Nuôi ........................... 40
4.5.1. Ương nuôi giai đoạn I trong bể composite................................................... 40
4.5.2. Ương nuôi giai đoạn II trong giai lưới trắng ở ao đất.................................. 40
4.6. Biến Động Môi Trường Trong Quá Trình Ương Nuôi................................... 41
4.6.1. pH nước đầu vào và đầu ra bể ương ............................................................ 41
4.6.2. Biến động NH3 – N (tổng cộng) đầu vào và đầu ra bể ương......................... 42
4.7. Thảo Luận Kết Quả Theo Dõi Quá Trình Phát Triển Của Phôi ..................... 43
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................ 46
5.1. Kết Luận.......................................................................................................... 46
5.2. Đề Xuất ........................................................................................................... 46
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 48
6.1. Tài Liệu Tiếng Việt......................................................................................... 48
6.2. Tài Liệu Tiếng Anh......................................................................................... 50
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng số liệu
Phụ lục 2: Hình ảnh

vii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
cm
COD
ctv
DO
ĐBSCL
GIFT
g
h
H2O2

ha
kg
m2
m3
mg/l
ml
mm
n
NCNTSS
NH3 – N
NO2 – N
pH
stress
ppm
O2
0
C
%

&




centimeter
Chemical Oxygen Demand
cộng tác viên
Disolve Oxygen (oxy hòa tan)
Đồng Bằng Sông Cửu Long
General Improvement of Farmed Tilapia

gram
hour (giờ)
Hydro peosite
hecta
kilogram
square meter (mét vuông)
Cubic meter (mét khối)
milligrame per liter
milliliter
millimeter
số lần đo (các chỉ tiêu môi trường)
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản
Amonina
Nitrite
hydrogen ion con centration
là hiện tượng bị sốc, trạng thái bất thường
part per million
Oxy gen
Degree Centigrate (độ C)
phần trăm
phần nghìn

minute (phút)
cá cái
cá đực

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG


BẢNG

ĐỀ MỤC

Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.

Ngưỡng oxy của cá tra và một số loài cá nuôi khác .......................... 5
Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên......................... 6
Hệ số di truyền và hiệu quả chọn lọc các tính trạng ở một số loài .. 12

Bảng 3.1.

Công thức thức ăn trong 100 kg thức ăn chế biến ........................... 18

Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.

Kiểm tra tuyển chọn cá bố mẹ cho sinh sản .................................... 32
Tỷ lệ thành thục của cá tra ............................................................... 33
Các chỉ tiêu môi trường ao nuôi vỗ cá bố mẹ .................................. 33
Tổng hợp kết quả sinh sản nhân tạo trong các đợt sinh sản ............ 36
Tăng trưởng và tỷ lệ sống đến 15 ngày tuổi của cá ương
với ngày tuổi khác nhau (đàn chọn giống năm 2007)...................... 38
Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ương nuôi trong giai

lưới trắng ở trong ao đất................................................................... 39
Số bể cá bị bệnh và khỏi bệnh
khi ương nuôi trong bể composite ................................................... 40
pH của bể ương cá bột trong 4 đợt sinh sản..................................... 41
Tóm tắt kết quả theo dõi thời gian phát triển phôi........................... 43

Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.

TRANG

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ

ĐỀ MỤC

TRANG

Sơ đồ 1
Sơ đồ 2

Tóm tắt quy trình sản xuất giống và ương nuôi cá tra
2 giai đoạn phục vụ chương trình chọn giống năm 2007 ................ 17
Thiết kế phối tổ hợp gia đình ........................................................... 23


HÌNH

ĐỀ MỤC

Hình 2.1.
Hình 2.2.

Cá bố mẹ ............................................................................................ 3
Buồng trứng cá tra cái........................................................................ 7

Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
HÌnh 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.
Hình 3.11.

Hệ thống ấp trứng tuần hoàn nước................................................... 15
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ ........................................................................ 16
Kích dục tố và chất kích thích sinh sản ........................................... 17
Thức ăn chế biến nuôi vỗ cá bố mẹ ................................................. 18
Hệ thống bình Weis (bằng Inox)...................................................... 22
Giai lưới hình phễu .......................................................................... 22
Kỹ thuật xiphon................................................................................ 25
Bón vôi cải tạo ao ương ................................................................... 26

Cá bị nhiễm khuẩn huyết ................................................................. 27
Trùng bánh xe .................................................................................. 29
Bệnh trùng quả dưa .......................................................................... 29

TRANG

Hình 4.1.
Kiểm tra sự thành thục của cá sau thời gian nuôi vỗ ....................... 32
Hình 4.2.
Đồ thị biểu diễn hệ số thành thục giữa 4 đợt sinh sản ..................... 35
Hình 4.3.
Sự biến động amonia tổng cộng (NH3 – N)
đầu vào và đầu ra bể ương ..................................................................................... 42
Hình 4.4.
Các giai đoạn phát triển của phôi..................................................... 43

x


I.
1.1.

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Những năm qua, nghề nuôi thuỷ sản Viêt Nam phát triển nhanh và có một vị
trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nghề nuôi trồng thuỷ sản đóng góp đáng
kể trong tổng sản lượng thủy sản và là nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu thủy sản.
Trong các loài cá nuôi, cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một

trong những loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao và là loài cá nuôi phổ biến
truyền thống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với sản lượng chiếm tới
80% sản lượng chung của cả nước. Tiềm năng nuôi loài cá này còn rất lớn và
còn tiếp tục tăng hơn nữa. Cá tra được Bộ Thủy Sản xác định là đối tượng nuôi
chiến lược trong nước ngọt phục vụ cho xuất khẩu ở nhiều thị trường như: Châu
Âu, Mỹ, các nước Châu Á, Trung Đông…vv…
Cá tra được nuôi chủ yếu trong bè, ao, đăng quầng với nhiều hình thức nuôi
khác nhau, chủ yếu nuôi thâm canh… Cá tra có sức chống chịu tốt với môi trường
nuôi khắc nghiệt, tốc độ tăng trưởng nhanh, là loài ăn tạp và dễ dàng chuyển đổi thức
ăn nên được nuôi với mật độ cao: 60 – 80 con/m² trong ao, 100 – 150 con/m³ trong
lồng bè, chủ yếu nuôi tập trung ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh
Long và Tiền Giang… Một trong những tiền đề cho sự phát triển của nghề nuôi cá tra
là chúng ta đã hoàn toàn chủ động được nguồn cá giống từ sinh sản nhân tạo.
Quá trình sinh sản nhân tạo cá tra đã thành công từ năm 1978 cho đến khoảng
những năm 1998 nghề nuôi cá tra mới thực sự phát triển ồ ạt và được xã hội hóa ở
mức độ cao. Sản lượng cá tra đã không ngừng tăng một cách nhanh chóng từ
200.000 tấn năm 2000, 300.000 tấn năm 2004, 400.000 tấn năm 2005, 800.000 tấn
năm 2006 và dự kiến đạt được khoảng 1 triệu tấn vào năm 2010 (Bộ Thủy Sản).
Việc sinh sản nhân tạo cá chủ yếu dựa trên nguyên lý sinh sản cá trong tự
nhiên. Quá trình sinh sản cá trong tự nhiên chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu
tố bao gồm yếu tố sinh thái và yếu tố sinh lí. Trong sinh sản nhân tạo cá tra
ngoài việc tạo điều kiện môi trường thuận lợi còn sử dụng kích dục tố tác động
vào yếu tố sinh lí của cá.
Trong quá trình sinh sản nhân tạo, các trại sản xuất giống cá tra phần lớn nuôi
vỗ bằng thức ăn chế biến rẻ tiền nên tỷ lệ thành thục chưa cao, không đồng đều và
làm ô nhiễm nguồn nước. Quá trình sinh sản nhân tạo thường dùng kích dục tố với
liều lượng cao nhằm tăng năng suất cá bột. Tuy nhiên những trứng chưa phát triển
đầy đủ nên cá bột có sức sống yếu, chậm lớn, tỉ lệ sống không cao. Vì vậy yếu tố
quyết định thành công của công tác sinh sản nhân tạo cá nói chung và sinh sản nhân
tạo cá tra nói riêng là cần phải có một quy trình hoàn chỉnh từ khâu nuôi vỗ cá bố

mẹ, sản xuất cá bột nhằm tạo ra con giống có chất lượng cao và có hiệu quả kinh tế.


2

Chất lượng con giống cá tra ngày càng suy giảm biểu hiện là cá nuôi
chậm lớn, sức đề kháng kém với các tác nhân gây bệnh. Một trong những
nguyên nhân của hiện tượng suy giảm này là do hiện tượng cận huyết của đàn
cá bố mẹ. Vì vậy, một chương trình chọn giống khoa học nhằm nâng cao tốc
độ tăng trưởng và đa dạng nguồn gene trên cá tra là cần thiết. Tuy nhiên, để
giảm thiểu sự sai khác về tốc độ tăng trưởng mà nguyên nhân là do sự sai
khác về ngày tuổi thì chương trình chọn giống phải đảm bảo sinh sản thành
công một số lượng lớn cá bố mẹ để tổ hợp theo gia đình trong một khoảng
thời gian ngắn nhất. Các gia đình này sau đó sẽ được ương nuôi riêng rẽ đến
kích thước có thể đánh dấu (khoảng 20 gram/con), đây chính là thách thức rất
lớn về mặt kỹ thuật.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên đề tài “Sinh sản nhân tạo và ương
nuôi cá tra Pangasianodon hypophthalmus phục vụ chương trình chọn
giống” được chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện Tại Trung Tâm Quốc
Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ - Cái Bè Tiền Giang.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Sinh sản và ương nuôi thành công một số lượng lớn gia đình cá tra trong
thời gian ngắn phục vụ cho chương trình chọn giống.
1.3.

Nội dung nghiên cứu
- Tuyển chọn và nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ với tỷ lệ thành thục cao.

- Sinh sản nhân tạo cá tra đạt tỷ lệ đẻ, tỷ lệ gieo tinh và tỷ lệ nở cao.

- Ương nuôi cá tra 2 giai đoạn đạt tỷ lệ sống cao.
+ Giai đoạn I: ương nuôi trong bể compsite từ cá bột lên cá hương.
+ Giai đoạn II: ương nuôi trong giai lưới trắng ở trong ao đất từ cá hương
lên cá giống.
Yêu cầu đặt ra là quy trình ương 2 giai đoạn (bao gồm ương trong bể
composite và ương trong giai) cá phải tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao và
đồng đều giữa các gia đình nhằm hạn chế sai số do sự không đồng bộ gây ra.


3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Đặc điểm sinh học của cá tra

Cá đực
Hình 2.1. Cá tra bố mẹ

Cá cái

2.1.1. Phân loại
Cá tra là một trong 11 loài cá thuộc họ Pangasiidae phân bố trong thủy vực tự
nhiên thuộc lưu vực sông Mêkông, tài liệu gần đây nhất của tác giả Painboth (1996)
(trích bởi Phạm Văn Khánh, 1996) xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu
rất ít gặp ở nước ta và còn sống sót rất ít ở Thái Lan và Campuchia, đã được xếp
vào danh sách cá cần được bảo vệ nghiêm ngặt (sách đỏ). Cá tra ở nước ta hoàn
toàn khác với cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ Ictaluridae.

Theo Saugave, 1878 Tayson & Chavalit. Năm 1991 cá tra được xác lập hệ
thống phân loại như sau:
Ngành động vật có xương sống: Veterbrata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá nheo: Siluriformes
Họ cá tra: Pangasiidae
Giống cá tra dầu: Pangasianodon
Loài cá tra: Pangasianodon hypophthalmus; Saugave, 1878
Theo một số tài liệu trước đây tên khoa học của cá tra là Pangasius
hypophthalmus (Robert T.R and C.Vidthayvanon, 1991).


4

Tên tiếng Anh: Sutchi River Catfish, Tra catfish.
Tiếng Indonesia: Wagal, Wakal, Juaru, Djuara, Lawang, Rios.
Tiếng Campuchia: Trey pra.
Tiếng Lào: Pa suay Kheo.
Tiếng Thái: Plasawai, Pla Sangkawart tong.
Tiếng Việt: Cá tra.
2.1.2. Đặc điểm phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mêkông, sông Chao Phraya (Thái Lan). Ở
nước ta những năm trước đây khi cá tra chưa cho sinh sản nhân tạo được, nguồn
giống cung cấp cho người nuôi trước đây được vớt từ sông Tiền và sông Hậu, cá
trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp ngoài tự nhiên do cá có tập tính di cư
ngược dòng để tìm nơi sinh sản. Cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 05 năm sau,
di cư về hạ lưu từ tháng 05 đến tháng 09 hàng năm.
Cá tra phân bố ở các tầng nước nhưng thường phân bố ở tầng đáy, cá
sống được ở thủy vực nước tĩnh và nước chảy. Cá có thể sống tốt ở nơi có
nhiều chất hữu cơ (COD xấp xỉ 20 mg/l), oxy hoà tan thấp (DO = 2 mg/l), pH

thấp (4,5 – 5,0), nhiệt độ thích hợp 26 – 30°C.
Người ta tìm thấy cá tra phân bố nhiều nơi trên thế giới: Indonexia, Thái Lan,
Campuchia, Malaysia và Việt Nam (ĐBSCL).
2.1.3. Đặc điểm hình thái, sinh lý
Cá tra có thân dài, dẹp ngang, không vảy bao phủ, da trơn, có màu hơi
xanh nhạt trên thân lưng, màu xanh dần ở hai bên hông, bụng cá có màu trắng
bạc. Đầu nhỏ vừa phải, rộng và dẹp bằng, mắt tương đối to, miệng rộng phần
sau hơi dẹp bên, có 2 đôi râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu, râu hàm
dưới ngắn ¼ chiều dài đầu, có răng lá mía và khẩu cái rất mịn tạo thành vòng
cung. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây hậu
môn tương đối dài (Trần Thanh Xuân, 1994).
Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở nơi nước lợ (7 – 8‰),
chịu được nước phèn (pH <5), chịu được nhiệt độ trong khoảng 16 – 30°C. Cá tra
có lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá tra có cơ quan hô hấp
phụ nên chịu được môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp, ngưỡng oxy của cá
tra rất thấp 0,213. Điều này đúng với thực tế cá tra có sức chống chịu rất cao, có thể
so sánh ngưỡng oxy của cá tra và một số loài cá nuôi khác như (bảng 2.1.).


5

Bảng 2.1. Ngưỡng oxy của cá tra và một số loài cá nuôi khác
Loài cá

Cỡ cá
(cm)

Nhiệt độ
(°C)


Ngưỡng
02 (mg/l)

Cá tra

9 - 16

30

0,213

Basa

14 - 16

29,5

1,1 ± 0,15

Chép

8 - 12

28 - 30

0,271

Mè hoa

8 - 12


28 - 30

0,335

Trắm cỏ

8 - 12

28 - 30

0,384

Mè trắng

8 - 12

28 - 30

0,642

Trôi

8 - 12

28 - 30

0,774

Tác giả


Nguyễn Tuần (1996)
Nguyễn Thanh Xuân (1977)
Nguyễn Thanh Xuân &
Phạm Văn Trang (1971)
Nguyễn Thanh Xuân &
Phạm Văn Trang (1971)
Nguyễn Thanh Xuân &
Phạm Văn Trang (1971)
Nguyễn Thanh Xuân &
Phạm Văn Trang (1971)
Nguyễn Thanh Xuân &
Phạm Văn Trang (1971)

Qua bảng trên cho thấy tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn
nhiều so với các loài cá như: cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ…
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Miệng cá tra rộng, có răng sắc nhọn, gai trên cung mang thưa và ngắn nên
không có tác dụng lọc thức ăn như các loài cá ăn phiêu sinh vật. Dạ dày hình chữ
U, ruột ngắn và không gấp khúc.
Trong thủy vực tự nhiên tính ăn của cá thiên về động vật. Ở giai đoạn cá bột
và cá hương thì cá ăn mồi sống nên dễ ăn lẫn nhau nếu thiếu thức ăn. Khi cá lớn, cá
thể hiện tính ăn rộng. Trong điều kiện nuôi có thể cho ăn bằng rotifera, moina,
artermia, thức ăn tự nhiên, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp, cá tra có khả
năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau. Do đó đặc điểm này rất thuận lợi
cho việc phát triển nuôi rộng rãi loài cá này.
Ngày nay với việc nuôi thâm canh cá tra thức ăn công nghiệp với thành phần
dinh dưỡng cân bằng đang được khuyến khích sử dụng.
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên cho thấy thành
phần thức ăn rất đa dạng được thể hiện trong (bảng 2.2.).



6

Bảng 2.2. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên
Thành phần
Nhuyễn thể
Cá nhỏ
Côn trùng
Thực vật thượng đẳng
Thực vật đa bào
Giáp xác

Tỷlệ (%)
35,4
31,8
18,2
10,7
1,6
2,3

(Nguồn: Menon và Cheko, 1995, trích bởi Phạm Văn Khánh, 1996)
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, khi cá còn nhỏ tăng nhanh về
chiều dài. Khi trọng lượng đạt cỡ 2,5 kg trở lên mức độ tăng trọng nhanh hơn so với
chiều dài cơ thể. Cá ương trong ao sau 1 tháng nuôi có thể đạt chiều dài 4 – 6 cm và
sau 2 tháng đạt 10 – 12 cm. Cá có khối lượng 10 g sau 1 năm đạt 1,5 – 2 kg và sau 2
năm đạt 4,4 kg với điều kiện thức ăn đầy đủ, môi trường trong sạch.
Mức độ tăng trưởng của cá tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống và
thức ăn. Trong tự nhiên đã bắt được cá nặng 18 kg hoặc có con dài tới 1,8 m, cá

có thể sống trên 20 năm.
2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản tự nhiên: Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá tra từ
tháng 06 đến tháng 07 cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mêkông sang
Campuchia và khu vực Thankthon của Lào.
Tuổi và trọng lượng cá thành thục lần đầu: Trong sinh sản nhân tạo, cá
cái thường thành thục lần đầu ở 4 tuổi, cá đực thành thục ở 3 tuổi, trọng lượng khi
thành thục trung bình khoảng 3 – 4 kg chiều dài tối thiểu là 60 cm. Cá tra cái cùng
tuổi thì có trọng lượng lớn hơn cá tra đực 30 – 40%.
Sức sinh sản của cá tra: khoảng 139.000 – 150.000 trứng/kg cá cái. Hệ
số thành thục cá tra cái ngoài tự nhiên dao động từ 3,0 – 12,57%, cá tra đực
0,83 – 2,1% (Trần Thanh Xuân, 2004).
Kiểu trứng: trứng cá tra thuộc dạng trứng dính, nở sau 17 – 21 giờ ở
nhiệt độ 25 – 30°C. Nếu nhiệt độ nước thấp hơn 24°C thì trứng cá khó nở, do
phôi cá không phát triển được. Nếu nhiệt độ cao quá 32°C thì trứng bị hỏng
hoàn toàn. Trứng khi đẻ có đường kính từ 1,0 – 1,1 mm, sau khi trương nước
khoảng 1,5 – 1,6 mm. Sau khi nở, cá bột cá tra có chiều dài khoảng 2,98 mm.


7

Hình 2.2. Buồng trứng cá tra cái
Các giai đoạn phát triển buồng trứng cá tra được chia thành 6 giai đoạn
™ Giai đoạn I:
Buồng trứng có kích thước bé, gồm hai dải mảnh, màu trắng trong. Bên trong
buồng trứng có các tế bào trứng non đang ở giai đoạn sinh trưởng chất và biến đổi
nhân. Nhìn hình dạng bên ngoài của tuyến sinh dục không phân biệt được đực cái.
™ Giai đoạn II:
Buồng trứng có kích thước lớn hơn, nằm sát và chạy dọc theo xương sống, chiều
ngang khoảng 1 cm. Noãn bào có màu trong suốt, đường kính 80 - 90 micromet (µm).

Nhân to chiếm hầu hết tế bào, tế bào chất chỉ là mộ lớp mỏng bao quanh nhân. Giai
đoạn này gặp ở hầu hết cá hậu bị hoặc những cá sau khi đẻ buồng trứng thoái hóa, tất
cả đều trở về giai đoạn này kết thúc một mùa vụ sinh sản chuẩn bị cho một chu kỳ phát
dục kế tiếp. Giai đoạn này kéo dài từ tháng 08 đến tháng 11.
™ Giai đoạn III:
Đây là thời kỳ tích lũy noãn hoàng, noãn bào gia tăng kích thước đáng
kể có đường kính 0,5 – 1,4 mm. Đặc điểm của giai đoạn này là xuất hiện noãn
hoàng nhỏ mịn. Trong nhân xuất hiện nhiều tiểu hạch bắt màu tím và sắp xếp
vùng gần màng nhân. Nhân vẫn còn ở giữa tế bào. Vùng biên trứng xuất hiện
nhiều tế bào. Thấy rõ lớp tế bào follicular bao chung quanh noãn bào. Giai
đoạn này kéo dài từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau.


8

™ Giai đoạn IV:
Kích thước buồng trứng đạt tối đa có màu vàng đậm hoặc xanh vàng (cá ăn
thực vật). Đặc điểm của giai đoạn này là kết thúc quá trình tích lũy noãn hoàng.
Các hạt noãn hoàng lớn dần trở thành bọc noãn hoàng, không bào biến mất, nhân
hơi lệch tâm. Đường kính noãn bào đạt kích thước tới hạn 1,5 – 2,1 mm. Giai
đoạn này kéo dài 15 – 20 ngày.
™ Giai đoạn V:
Giai đoạn này bắt đầu từ lúc tiêm kích dục tố nhau thai. Nhân di chuyển
về cực động vật, tiếp theo là sự tan biến màng nhân. Cuối cùng là sự hòa lẫn
giữa các bọc noãn hoàng và các giọt dầu làm cho các noãn bào trở nên trong
suốt. Lớp tế bào follicular vỡ ra, noãn bào thoát khỏi nang trứng, ở trạng thái
tự do trong xoang buồng trứng. Hiện tượng này được gọi là sự rụng trứng.
™ Giai đoạn VI:
Đặc điểm của giai đoạn này là sự hiện diện của các nang trứng bị vỡ, một
số tế bào trứng còn sót lại sau vụ đẻ đang bị hấp thụ dần. Hình dáng bên ngoài

của buồng trứng có kích thước không lớn, có màu đỏ bầm do bị xuất huyết trong
quá trình đẻ. Từ tháng 08 trở đi tuyến sinh dục chuyển về giai đoạn II chấm dứt
một mùa vụ sinh sản.
2.2.

Hiện Trạng Của Nghề Nuôi Cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

2.2.1. Thuận lợi
Nuôi cá tra được xem là nghề nuôi thủy sản truyền thống của vùng
ĐBSCL. Trước đây ở miền nam Viêt Nam, do sự phong phú về nguồn cá trong
vực nước tại chỗ và nguồn cá dồi dào từ Campuchia đổ về thường xuyên nên
nghề nuôi cá ít phát triển. Cho đến những năm 1940, nghề nuôi cá nước ngọt mới
bắt đầu, mà chủ yếu là nuôi cá tra trong ao hầm nhỏ. Việc phát triển nuôi cá tra
đã đóng góp một phần quan trọng giải quyết thực phẩm cho gia đình trong các
tháng mùa khô. Ngoài ra nuôi cá tra trong bè được phổ biến từ thập niên 1960
cũng đóng góp cho nhu cầu thị trường một sản lượng cá thịt đáng kể.
Sản xuất giống cá tra đã chiếm một vị trí quan trọng trong nhiều thập kỷ,
có lẽ do cá tra có nhiều đặc tính quí như: dễ nuôi, chóng lớn và có sức chịu đựng
đặc biệt của cá đối với môi trường không thuận lợi. Qua đó mà người nuôi đã
tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quí báu góp phần không ngừng nâng cao
năng suất nuôi. Cá có năng suất sinh học rất cao và hiện là loài có sản lượng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loài thủy sản nước ngọt ở Việt Nam hiện nay.


9

Ngày nay xã hội hóa quy trình công nghệ sản xuất giống cá tra đã đóng
góp to lớn vào việc phát triển nghề nuôi cá tra đồng thời giảm nguy cơ cạn
kiệt nguồn lợi tự nhiên thông qua việc chấm dứt hoàn toàn việc khai thác
nguồn giống từ các thủy vực tự nhiên vào mùa nước nổi.

Với nhiều ưu điểm của cá tra đối với môi trường không thuận lợi nên
nghề nuôi cá tra có thể phát triển rộng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và
nhiều hình thức nuôi cũng rất đa dạng và phong phú như nuôi trong ao, trong
bè, nuôi đăng quầng.
Được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Nhà nước từ trung ương đến các
địa phương thông qua các chủ trương chính sách ưu tiên và các chương trình phát
triển trọng điểm như: qui hoạch vùng nuôi tập trung ở các tỉnh: An Giang, Đồng
Tháp…Bên cạnh đó chương trình cải thiện và đa dạng sinh học nguồn gene tạo ra
đàn cá bố mẹ mang những tính trạng vượt trội thông qua chương trình chọn giống
được thực hiện tại Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ
thuộc Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.
Thị trường nội địa của cá tra còn nhiều tiềm năng để khai thác, thị trường
xuất khẩu nhìn chung là khả quan và Việt Nam hiện đang tìm kiếm những thị
trường mới để xuất khẩu các sản phẩm cá tra của mình.
2.2.2. Khó khăn
Một vấn đề hiện nay là nghề nuôi cá tra đang phát triển tự phát thiếu quy
hoạch của Nhà nước. Nghề nuôi phát triển quá ồ ạt dẫn đến việc sản lượng tăng đột
biến, cung vượt quá cầu. Do đó mà giá cả không ổn định, riêng trong năm 2006 có
thời điểm giá cá tra sụt giảm và giá bán có khi thấp hơn giá thành. Hậu quả là người
nuôi và người sản xuất giống chịu nhiều thiệt thòi.
Các thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Châu Âu hiện rất quan
tâm đến việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Đây cũng chính là trở ngại của
nghề nuôi cá tra ở nước ta hiện nay. Khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm rất
khó khăn do tập quán nuôi qui mô nhỏ, thiếu ghi chép và thường ít quan tâm đến
nguồn gốc. Các nguyên vật liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ. Sau vụ kiện bán
phá giá cá tra và basa, các đòi hỏi về kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày
một khắc khe hơn. Đặc biệt các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU đòi hỏi nghiêm
ngặt về chất lượng sản phẩm. Do đó sản phẩm cá tra thịt trắng có nhu cầu ngày
càng cao và là vấn đề hết sức cần thiết đối với các nhà doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu thủy sản và người nuôi.

Tuy người nuôi có xu hướng chuyển dần sang sử dụng thức ăn viên công
nghiệp nhưng thức ăn tự chế vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Sử dụng thức ăn tự chế
đồng nghĩa với việc lãng phí về nguyên liệu, chất lượng sản phẩm khó dự đoán
(Edwards và ctv. 2004), và dễ gây ô nhiễm môi trường.


10

Do xu hướng nuôi thâm canh ngày càng phát triển nên vấn đề dịch bệnh
cũng xảy ra nhiều hơn. Vào những năm 1997 – 1998 dịch bệnh chỉ gây hao hụt
nhỏ hơn 3% nhưng hiện nay lên mức 25 – 30% sản lượng. Từ tình hình đó dẫn
đến việc lạm dụng hóa chất và thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh đã dẫn đến
các hiện tượng vi khuẩn kháng, lờn thuốc. Đáng chú ý dư lượng thuốc kháng
sinh vượt mức cho phép tồn dư trong sản phẩm thuỷ sản, đã gây không ít tổn thất
lớn trong viếc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vào các thị trường lớn. Đặc biệt
là dư lượng Chloramphenicol và Nitrofurans đã gây thiệt hại lớn kinh tế rất lớn
cho nhà sản xuất và uy tín của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Từ thực tế cho thấy nuôi cá tra thâm canh trong ao cho hiệu quả kinh tế
cao hơn nuôi trong bè. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề màu sắc thịt cá tra nuôi ao
(thịt phải có màu trắng, trắng hồng), người nuôi cần phải thay nước thường
xuyên hơn do vậy vấn đề này đồng nghĩa với việc chất thải từ ao nuôi thải ra môi
trường cũng tăng theo, môi trường bị ô nhiễm mầm bệnh luôn hiện hữu.
2.3. Kỹ thuật sinh sản và ương cá tra trong khuôn khổ của chương trình
chọn giống
2.3.1. Các yêu cầu về kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá phục vụ chương trình
chọn giống
Yêu cầu đặt ra đối với các chương trình chọn giống là phải cho sinh sản
hàng loạt các cặp cá bố mẹ trong thời gian ngắn nhất nhằm hạn chế sự chênh
lệch về ngày tuổi, tăng trưởng giữa các gia đình để có thể thu được số liệu chính
xác cho tính toán các thông số di truyền.

Kỹ thuật này đã được ứng dụng thuần thục để sản xuất 100 gia đình trong
vòng 2 tuần trong chương trình chọn giống cá mè vinh. Trong chương trình chọn
giống cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) và cá hồi nước ngọt (Rainbow
trout) hàng năm sản xuất và ương đến đánh dấu 250 – 300 gia đình (tổng kết bởi
Gjedrem, 2000). Ở cá rô phi trong 100 nhóm cá dòng GIFT cho đẻ trong giai
trong vòng một tháng đã thu được cá bột của 98 gia đình, ấp và ương riêng rẽ
trong gia đặt trong ao đất đến kích cỡ đánh dấu (Icarm, 1998).
2.3.2. Kỹ thuật ương nuôi cá tra cho chương trình chọn giống
Giai đoạn I: ương trong bể composite
Mật độ ương 4.000 con/1,2 m3 dạng bể tròn, chế độ thay nước 30% nước
trong bể từ ngày thứ 3 trở đi, từ ngày thứ 3 tắm cá bằng formaline 20 ppm.
Thức ăn là artermia cho ăn 250% trọng lượng thân từ ngày đầu thả bột, ngày
thứ 4 cho ăn artemia + moina, ngày thứ 5 đến ngày thứ 15 cho ăn trứng nước
(moina). Xử lý trứng nước bằng thuốc tím (KMnO4) nồng độ sử dụng 10 ppm
trong vòng 15 phút trước khi cho cá ăn.


11

Giai đoạn II: ương trong giai lưới trắng đặt trong ao đất
Mật độ ương chuẩn 500 con/giai 3 m 2 , sử dụng thức ăn công nghiệp
viên nhỏ 40% protein. Sau đó chuyển dần sang thức ăn chế biến là bột cá lạt
60% + cám gạo 40% hoặc thức ăn công nghiệp viên loại lớn hơn chứa 28%
protein, định kỳ giặt giai 2 tuần/lần.
2.4. Các nghiên cứu về di truyền số lượng và chọn giống thuỷ sản được triển
khai và áp dụng trên thế giới
Biến dị di truyền của quần đàn chọn giống được bảo đảm bằng cách thành
lập quần đàn tổng hợp từ nhiều quần đàn hay nhóm cá khác nhau (Skjervold,
1982 tổng hợp bởi Gjerde, 1997). Đây là chiến lược mà các chương trình chọn
giống thành công trên thế giới đã áp dụng cho cá nheo Mỹ (Bondari, 1983), cá

hồi Đại Tây Dương và cá hồi nước ngọt ở Na Uy (Gjedrem et al., 1987), cá rô
phi ở Philippin (Eknath et al., 1993), cá rô-hu ở Ấn Độ (Reddy et al., 1996), tôm
thẻ chân trắng (Argue et al., 2002) và cá mè vinh (Hussain, 2002).
Phương pháp chọn giống hiện tại đang sử dụng phổ biến trên thế giới đó là
chọn lọc cá thể, chọn lọc gia đình và chọn lọc kết hợp giữa gia đình và cá thể.
Hiệu quả chọn lọc một số tính trạng trên một số đối tượng đạt kết quả khá
cao như tăng trưởng tăng 12 - 20% qua 1 – 2 thế hệ trên cá nheo Mỹ (Dunham,
1995), tăng trưởng tăng 11% mỗi thế hệ, tỷ lệ thành thục sớm giảm 20% mỗi
thế hệ trên cá hồi (tổng kết bởi Gjedrem, 2000), tăng 60% trọng lượng và tăng
40% tỷ lệ sống trên cá rô phi thông qua chương trình “nâng cao chất lượng di
truyền – GIFT” ở Philippin (Iclarm, 1998).
Các tính trạng số lượng thường có mối quan hệ di truyền với nhau. Mối
tương quan di truyền thuận được tìm thấy trên cá hồi Đại Tây Dương giữa tính
trạng tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn. Sau 4 thế hệ chọn lọc tăng tốc
độ tăng trưởng đã làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn từ 1,08 xuống còn 0,86
(tổng kết bởi Gjedrem, 2000).
Ở Na Uy, ngoài thành công cải thiện nâng cao chất lượng một số tính trạng ở
cá hồi (trout) và cá hồi Đại Tây Dương tỷ lệ cá đã qua chọn giống được đưa vào
nuôi cao, chiếm 65% (tổng kết bởi Gjedrem, 2000). Tỷ lệ giữa chi phí và lợi nhuận
của chương trình chọn giống là 1 : 15 (tổng kết bởi Gjedrem, 1997).
2.5. Các nghiên cứu về di truyền số lượng và chọn giống thuỷ sản được triển
khai và áp dụng tại Việt Nam
Đánh giá hiệu quả lai ngược về tăng trưởng của hai loài cá mè trắng
Hypophthalmichthys harmandi và H. molitrix được tiến hành bởi Trần Mai Thiên và
Nguyễn Quốc Ân (1987). Kết quả nghiên cứu cho thấy H. harmandi tăng trưởng tốt


12

hơn nhiều so với H. molitrix. Thế hệ con của kết quả lai con cái H. harmandi và con

đực H. holitrix cho tốc độ tăng trưởng tốt hơn nhiều so với thế hệ con lai từ bố là H.
harmandi và mẹ là H. molitrix.
Các nghiên cứu về tính biến dị của 8 dòng cá chép bản địa được tác giả Trần
Đình Trọng (1983) tiến hành ở miền bắc Việt Nam cho thấy dòng cá chép trắng là
dòng cá phổ biến nhất ở miền bắc và cũng là loài có tính biến dị cao nhất. Tuy nhiên
qua thực tiễn sản xuất dòng cá chép trắng này và các dòng cá chép bản địa khác có
các biểu hiện tăng trưởng chậm và thành thục sớm. Đây chính là cơ sở để Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I tiến hành các nghiên cứu về lai trong loài để
xác định ưu thế lai trên cá chép (Cyprinus carpio). Công trình trên được tiến hành
vào các năm 1974 - 1976. Kết quả nghiên cứu của công trình này cho thấy thế hệ
con lai đầu tiên của việc lai dòng cá chép trắng Việt Nam và dòng cá chép trắng
Hungary cho đặc tính vượt trội so với bố mẹ của chúng như: tỷ lệ sống cao, tốc độ
tăng trưởng nhanh và ngoại hình đẹp.
Bảng 2.3. Hệ số di truyền và hiệu quả chọn lọc các tính trạng ở một số loài
Tính trạng
I. Trọng lượng
- Hồi
- Nheo Mỹ
- Rô phi
- Chép
- Mè vinh
- Tôm thẻ chân trắng
II. Tỷ lệ trọng lượng bỏ ruột
- Hồi
- Nheo Mỹ
III. Tỷ lệ philê
- Hồi
- Rô phi
- Cá hồi (Coho salmon)
IV. Màu sắc thịt

- Hồi
V. Tỷ lệ mỡ trong philê
- Hồi
- Nheo Mỹ
VI. Kháng bệnh
- Tôm thẻ chân trắng: kháng bệnh TSV

Hệ số di truyền
(h2)

Hiệu quả chọn lọc
(R) (%)

0,12 - 0,26
0,20
0,09 - 0,26
0,2 - 0,29
0,76
0,15

11
10
8,3 - 12,4
14
2,44
21

0,03 - 0,36
0,2 - 0,36


-

0,14 - 0,33
0,12
0,11

1,5
-

0,06 - 0,30

-

0,30 - 0,47
0,61

-

0,28

18,4


13

Thực nghiệm cho thấy cá chép lai có sức tăng trưởng nhanh hơn cá chép
dòng Việt Nam ngay cả khi chúng được nuôi ghép hoặc nuôi đơn trong các ao
khác nhau. Tuy nhiên do công tác quản lí không được tốt, quần đàn bố mẹ ban
đầu bị mất dần tính thuần chủng do đó đã làm mất đi hiệu quả của ưu thế lai có
được từ các quần đàn bố mẹ ban đầu.

Để khắc phục tình trạng trên một chương trình nâng cao chất lượng di
truyền bằng chọn lọc cá thể đã được thực hiện trên cá chép ở miền bắc Việt Nam
vào năm 1985 thông qua chương trình chọn giống cá chép về tính trạng tăng
trưởng thông với kỹ thuật chọn lọc cá thể đã xác định hệ số di truyền 0,2 – 0,29
(Trần Mai Thiên & ctv., 1998) và hiện nay đã chuyển qua chọn lọc gia đình tại
Viện NCNTTS I. Ở chương trình này, quần đàn cho chọn giống cũng được thành
lập trên cơ sở các dòng cá chép Việt Nam, Hungary và Indonesia.
Thí nghiệm chọn giống trên 3 loại hình cá chép vàng, chép trắng và chép
hung nuôi phổ biến ở (ĐBSCL) đã được thực hiện. Qua 2 thế hệ chọn giống bằng
phương pháp chọn lọc cá thể, hệ số di truyền thực tế tính được là 0,22; 0,22 - 0,23
và 0,18 – 0,20 tương ứng cho cá chép vàng, chép trắng và chép hung và hiệu quả
của chọn lọc về tăng trưởng nhanh hơn thế hệ cá bố mẹ tương ứng từ 7,0 – 7,2%;
4,3 – 6,0% và 4,2 – 4,3% (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
Chương trình chọn giống cá rô phi (Oreochromis niloticus) dòng GIFT
(General Improvement of Farmed Tilapia) được tiếp tục tại Viện Nghiên Cứu Nuôi
Trồng Thủy Sản I đã chọn được đàn cá rô phi có sức sinh trưởng tăng 16,6% qua 2
thế hệ bằng phương pháp chọc lọc gia đình (Nguyễn Công Dân và ctv., 2000).
Chương trình chọn giống cá mè vinh (Barbodes goninotus) bắt đầu bằng đánh
giá các dòng cá mè vinh có nguồn gốc khác nhau từ Sông Cửu Long, Sông Đồng Nai
và chọn lọc tạo quần đàn ban đầu cho chọn giống (Nguyễn Văn Hảo & ctv., 2002).


14

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Thời Gian, Địa Điểm và Đối Tượng Nghiên Cứu

3.1.1. Thời gian nghiên cứu

- Tháng 04 - 15/05/2007: Nuôi vỗ cá bố mẹ, theo dõi, thu thập số liệu về chế
độ nuôi vỗ trong thời gian trước đó.
- Từ 15/05 - 25/07/2007: Xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi
cá tra trong bể composite và trong giai lưới trắng trong ao đất, thu thập số liệu.
- Từ 25/07/2007: Viết báo cáo.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại: Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản
Nước Ngọt Nam Bộ (xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) thuộc
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II (116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh).
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus; Sauvage, 1878)
3.2.

Vật Liệu

3.2.1. Nguồn nước
Sử dụng nguồn nước giếng khoan và nguồn nước lấy từ rạch Bà Lâm được xử
lý trước khi đưa vào sử dụng.
Nền đất của Trung tâm là đất thịt nặng pha sét với thành phần đất sét (45,6%),
đất bụi (38,6%), đất cát (15,7%), đất sạn (0,4%). Tổng diện tích là 20 ha, ao nuôi
hình chữ nhật, bờ ao được gia cố bằng bê tông.
3.2.2. Nhà sản xuất giống
Được xây dựng kiên cố, mái che được lợp bằng tôn nhựa và dạ quang xen kẽ
nhau. Có 200 bể composite có thể tích 1.200 lít dùng để thí nghiệm.
3.2.3. Hệ thống bể ương, bể ấp
™ Hệ thống gồm 6 bình Weis bằng Inox: thể tích 30 lít.



×