Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GUSTOR XXI B92 (ACIDIFIER) LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ BASA (Pangasius bocourti)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.5 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Tp. HCM
KHOA THỦY SẢN
[[[\\\

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA
GUSTOR XXI B92 (ACIDIFIER) LÊN
SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁ BASA (Pangasius bocourti)

Ngành
Niên khóa
Sinh viên thực hiện

: Nuôi Trồng Thủy Sản
: 2003 - 2007
: Hà Văn Đức

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2007


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GUSTOR XXI B92
(ACIDIFIER) LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁ BASA (Pangasius bocourti)

Thực hiện bởi
HÀ VĂN ĐỨC

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư nuôi trồng thủy sản



Giáo viên hướng dẫn: LÊ THANH HÙNG
TRẦN NGỌC THIÊN KIM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm 2007
ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Gustor XXI B92 (Acidifier) Lên Sự
Tăng Trưởng và Phát Triển Của Cá Basa (Pangasius bocourti) được tiến hành
tại Trại Thực Nghiệm Thủy sản, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Mục tiêu đề tài là nhằm tìm ra nồng độ Acidifier thích hợp cho sự tăng
trưởng của cá basa trong nuôi thương phẩm.
Thí nghiệm gồm ba nghiệm thức (NT) là NT đối chứng (nghiệm thức không
bổ sung sản phẩm Gustor XXI B92) NT Gustor 0,03 và NT Gustor 0,05 là hai
nghiệm thức có bổ sung sản phẩm Gustor với hai nồng độ 0,03 và 0,05 %. Mỗi
nghiệm thức được lập lại ba lần trong cùng điều kiện thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm cho chúng tôi thấy:
Việc bổ sung Acidifier vào trong thức ăn với hai nồng độ 0,03 và 0,05 %
không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 0,05 % Gustor XXI B92 (50,68
g) tiếp đến đến là nghiệm thức bổ sung 0,03 % Gustor XXI B92 và cuối cùng là
Nghiệm thức đối chứng với các giá trị lần lượt là 46,78 g và 37,56 g.
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) ở nghiệm thức bổ sung 0,05 % Gustor
XXI B92 là cao nhất (3,83) tiếp đến là ở nghiệm thức 0.03 % Gustor XXI B92
(3,46), cuối cùng là nghiệm thức đối chứng (3,34).
Hệ số biến đổi thức ăn (FCR) ở hai nghiệm thức có bổ sung sản phẩm Gustor
XXI B92 với hai nồng độ 0,03 và 0,05 là tương đương nhau, nhưng thấp hơn so với

nghiệm thức không bổ sung với các giá trị lần lượt là 1,37; 1,40 và 1,63.
Về hiệu quả kinh tế chúng tôi nhận thấy nếu sử dụng thức ăn có bổ sung
Gustor với nồng độ 0.03 % và 0.05 % thì chi phí thức ăn cho một kg cá lần lượt là
7.276,07 đồng và 7.471,80 đồng. Trong khi đó với nghiệm thức không bổ sung
Gustor thì giá thành cao hơn với số tiền là 8.593,36 đồng.
Qua kết của của thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng việc bổ sung Gustor
XXI B92 vào khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến sự tăng trọng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của cá basa (Pangasius bocourti). Chúng tôi rút ra kết luận rằng hàm lượng
tối ưu của sản phẩm là 0,03 %.

iii


ABSTRACT
A topic “Investigating the influence of Gustor XXI B92 (Acidifier) to the
growth and the development of Basa fish (Pangasius bocourti)” has been carried
out at the Experimental Fishery Farm of Agriculture and Forestry at Ho Chi Minh
City.
The purpose of this topic is to find out the strength of the Acidifier suitable
for the gowth of the Basa fish in the marketable product growing process.
The experiment consists of 3 treatment. Those are a control treatments
(which is not complemented the gustor XXI B92) and the treatment of the Gustor
0,03 and the Gustor 0,05 are two 0,03 percent and 0,05 percent the Gustor
complementation treatments. Each treatment has been repeated 3 times in the same
experimental condition.
The results of this experiment show that:
Supplying the Acidifier whose strengths are 0,03 percent and 0,05 percent
into foods dose not affect to the survival rate of the Basa fish.
The weight gain in the 0,05 percent the Gustor XXI B92 complementaion
treatment (50,08 g) is highest while the weight gain in the 0,03 percent the Gustor

XXI B92 complementation treatment is at the second position and in the control
treatment of 46,78 g and 37,56 g is lowest.
Special Growing ratio (SGR) of the 0,05 percent the Gustor XXI B92
complementation treatment is highest (3,83), of the 0,03 percent the Gustor XXI
B92 complementation treatment (3,36) is the second and of the control treatment is
the third.
Feed Conversion Ratio (FCR) in both treatments which is complemented the
Gustor XXI B92 of 0,03 percent and 0,05 percent is the same, but the FCR is lower
than the treatment not complemented (about 1,37; 1,40 and 1,63 by terns).
To economic benefits, we recognize that if the food complemented the
Gustor 0,03 and the Gustor 0,05 is used, the expense of the food for 1 kilo of fish
will be VND 7.276,07 and VND 7.471,80. However, if the Gustor complemented
food is used, the expense will be higher than VND 8.593,36.
Through the results of this experiment, we study that complementing the
Gustor XXI B92 to the ratio influences on the effect to the weight gain of the Basa
fish. This proves the effect in using these kind of food for the basa fish (Pangasius
bocourti). We draw the conclusion that optimum content of this product is 0,03
percent.
iv


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:


Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.


Quý thầy cô đẫ tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt thời gian học ở
trường.


Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ và tạo điều kiện cho
chúng tôi hoàn tất tốt khóa học.
Chúng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến:

Thầy Lê Thanh Hùng và cô Trần Ngọc Thiên Kim đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.

Quý Công ty Suchiang Chemical & Pharmaceutical đã tài trợ và giúp đỡ
chúng tôi thực hiện đề tài
Đồng thời gởi lời cảm ơn chân thành đến:

Gia đình, các anh, chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và
động viên chúng tôi thực hiện đề tài.
Do đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài, kiến thức còn hạn chế và thời gian
hạn chế nên không tránh khỏi những sai lầm hay thiếu sót. Chúng tôi xin đón nhận
mọi đánh giá và góp ý từ quý thầy cô và bạn đọc để hoàn thành nôi dung đề tài tốt
và hoàn chỉnh hơn.

v


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG TỰA............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii

ABSTRACT .............................................................................................................. iv
CẢM TẠ .................................................................................................................... v
MỤC LỤC................................................................................................................. vi
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU............................................................................ ix
PHỤ LỤC................................................................................................................... x
I

GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề...................................................................................................... 1
Mục Tiêu Đề Tài ............................................................................................. 2

II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.2
2.3
2.4

2.5
2.5.1
2.5.2
2.5.3

Đặc Điểm Sinh Học Cá Basa .......................................................................... 3
Phân lọai.......................................................................................................... 3
Hình thái.......................................................................................................... 3
Phân bố............................................................................................................ 4
Đặc điểm dinh dường...................................................................................... 4
Đặc điểm tăng trưởng...................................................................................... 5
Đặc điểm sinh sản ........................................................................................... 5
Tình hình dịch bệnh ........................................................................................ 6
Nhu cầu năng lượng ........................................................................................ 6
Xu hướng thay đổi trong việc sử dụng protein ............................................... 7
Acidifier .......................................................................................................... 7
Giới thiệu sơ lược về sản phẩm Gustor XXI B92........................................... 7
Thành phần...................................................................................................... 8
Công dụng ....................................................................................................... 8

III

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 10

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.3

3.3.1

Thời Gian Và Địa Điểm................................................................................ 10
Vật Liệu Và Trang Thiết Bị Dùng Trong Nghiên Cứu................................. 10
Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 10
Hệ thống bể thí nghiệm................................................................................. 10
Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm .............................................................. 11
Thức ăn trong thí nghiệm.............................................................................. 12
Quá trình chuẩn bị......................................................................................... 12
vi


3.3.2 Thành phần.................................................................................................... 12
3.3.2.1Cám gạo ........................................................................................................ 12
3.3.2.2Bánh dầu đậu nành ....................................................................................... 13
3.3.2.3Bột cá ............................................................................................................ 14
3.4
Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 16
3.5
Chăm sóc và quản lý ..................................................................................... 16
3.6
Những chỉ tiêu theo dõi môi trường.............................................................. 17
3.7
Các chỉ tiêu theo dõi cá ................................................................................. 17
3.8
Phương pháp xử lý thống kê ......................................................................... 18
IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 19


4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.2
4.2.1
4.2.2
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.4

Các thông số môi trường............................................................................... 19
Hàm lượng oxy hòa tan................................................................................. 19
Nhiệt độ......................................................................................................... 20
pH.................................................................................................................. 20
Amonia – NH3 ............................................................................................... 21
Tăng trưởng của cá thí nghiệm ..................................................................... 21
Tỷ lệ sống...................................................................................................... 21
Tăng trưởng của cá thí nghiệm ..................................................................... 21
Hiệu quả sử dụng thức ăn.............................................................................. 24
Hệ số chuyển đổi thức ăn .............................................................................. 24
Hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn........................................................ 26
Lượng thức ăn cá sử dụng............................................................................. 27
Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 28

V


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 31

5.1
5.2

Kết Luận........................................................................................................ 31
Đề Nghị ......................................................................................................... 31

VI

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 33

6.1
6.2

Tài Liệu Tiếng Việt....................................................................................... 33
Tài Liệu Internet............................................................................................ 33

PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1
Đồ thị 4.2
Đồ thị 4.3
Đồ thị 4.4
Đồ thị 4.5

Đồ thị 4.6

TRANG
Tăng trọng của cá thí nghiệm sau 56 ngày thí nghiệm ....................... 22
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá basa trong thí nghiệm ................. 23
Hệ số biến đổi thức ăn của cá basa trong thí nghiệm ......................... 25
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá basa trong thí nghiệm ................. 27
Lượng thức ăn trung bình cá sử dụng trong thí nghiệm ..................... 28
Chi phí thức ăn cho một kg cá thí nghiệm .......................................... 30

HÌNH ẢNH
Hình 2.1
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

TRANG
Hình dạng ngoài cá basa ....................................................................... 3
Hệ thống bể trong thí nghiệm ............................................................. 10
Máy ép thức ăn làm thí nghiệm .......................................................... 11
Máy sấy thức ăn trong thí nghiệm ...................................................... 12
Thức ăn thành phẩm trong thí nghiệm................................................ 14

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 2.1

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9

TRANG
Thành phần thức ăn trong ruột cá basa trong tự nhiên ......................... 5
Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu ..................................... 15
Công thức tổ hợp nghiệm thức thức ăn cơ bản ................................... 16
Thành phần dinh dưỡng của công thức cơ bản ................................... 16
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong thí nghiệm ................................. 19
Yếu tố nhiệt độ trong thí nghiệm ........................................................ 20
Yếu tố pH trong thí nghiệm ................................................................ 20
Tăng trưởng của cá thí nghiệm ........................................................... 22
FCR của cá trong thí nghiệm. ............................................................. 24
Chỉ số PER của các nghiệm thức trong thí nghiệm ............................ 26
Theo dõi lượng thức ăn cá sử dụng..................................................... 27
Phân tích tổng chi phí cho một kg thức ăn cơ bản.............................. 29
Chi phí thức ăn cho 1 kg cá của các nghiệm thức trong thí nghiệm... 29

ix



PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Lượng thức ăn & FCR của cá trong quá trình thí nghiệm
PHỤ LỤC 2
Tăng trọng của cá trong quá trình thí nghiệm
PHỤ LỤC 3
Xử lý thống kê FCR và tăng trọng của cá trong quá trình thí nghiệm

x


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á với tổng diện
tích lãnh thổ là 331.690 km2, có vùng biển rộng ở phía đông với bờ biển dài 3.260
km trải dài suốt 13 vĩ độ từ phía Bắc xuống phía Nam. Do vị trí địa lý Việt Nam có
sự đa dạng rất lớn về điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, kiểu đất, cộng với diện
tích mặt nước phong phú nên nghề nuôi trồng thủy sản nói chung có từ rất lâu đời.
Cá nói chung được xem là nguồn cung cấp thực phẩm giàu đạm, góp phần cải thiện
tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu đạm, đóng góp cho sự an toàn thực phẩm.
Trước đây nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây do sự bùng nổ dân số, khai thác và đánh bắt quá
mức làm cho nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên giảm sút một cách đáng kể.
Một vài năm gần đây, gia súc, gia cầm bị dịch bệnh làm cho tình trạng thiếu
thực phẩm sạch và an toàn. Đứng trước tình hình đó, trong những năm gần đây
ngành nuôi trồng thủy sản đã có những bước tiến vượt bậc về công nghệ để đáp ứng

cho nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh (sản lượng
nuôi trồng năm 2005 là 1.437.400 tấn) đem lại nguồn lợi lớn cho người nuôi và là
một trong những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế ở nước ta. Đăc biệt là
các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã chiếm 50% về sản lượng và 61% về giá trị
xuất khẩu cả nước. Trong đó, đối tượng đang được quan tâm đó là cá tra, basa.
Cá basa là một trong số cá da trơn có giá trị kinh tế cao, phẩm chất thịt thơm
ngon được nhiều người ưa chuộng trên thế giới, lợi nhuận lại cao. Trước những giá
trị lợi nhuận cao của việc nuôi cá basa đã dẫn đến phong trào nuôi cá basa phát triển
một cách nhanh chóng với nhiều giải pháp kỹ thuật được ứng dụng như hình thức
nuôi thâm canh ngày càng nhiều, tăng mật độ nuôi, mở rộng diện tích nuôi nhằm
tăng giá trị sản xuất nhưng lại thiếu quy hoạch phù hợp.
Tuy nhiên, vấn đề khó nhất của việc nuôi thâm canh đó là vốn đầu tư, mà
trong đó, vốn đầu tư cho thức ăn chiếm đến 70 – 80%. Chính vì vậy mà người nuôi
và các nhà kinh doanh thức ăn thủy sản tìm cách làm sao cho chi phí thức ăn xuống
mức thấp nhất nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất.
Ngày nay, người ta tìm ra rất nhiều chất kích thích tăng trưởng và các kháng
sinh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy nhiên bên cạnh sử dụng các chất
này thì làm cho cá phát triển nhanh nhưng chất lượng thịt cá không được tốt cho
xuất khẩu và cho người tiêu dùng bởi dư lượng của nó. Hiện nay, các nhà khoa học
đang đi tìm giải pháp ưu việt nhằm thay thế các chất kháng sinh và kích thích tăng


2

trưởng không có lợi cho người tiêu dùng. Trước đây Acidifier được sử dụng trong
thú y đem lại kết quả rất tốt, một vài năm gần đây các nhà khoa học đã đưa thành
tựu này vào trong thủy sản và bước đầu cũng khả quan.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của khoa thủy sản chúng tôi
tiến hành thưc hiện đề tài nghiên cứu “Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Gustor XXI

B92 (Acidifier) Lên Sự Tăng Trưởng và Phát Triển Của Cá Basa (Pangasius
bocourti)”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài.

Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung Gustor XXI B92 với hai nồng độ
0.03% và 0.05% lên sự tăng trưởng, phát triển và hiệu quả sử dụng thức ăn trên cá
basa (Pangasius bocouti).
Xác định liều lượng bổ sung tối ưu Gustor XXI B92 trong thức ăn công
nghiệp cho cá basa (Pangasius bocourti).


3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Basa (Pangasius bocouti).
2.1.1 Phân loại.
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ cá nheo: Siluriformes
Họ cá tra: Pangasiidae
Giống cá basa: Pangasius
Loài: Pangasius
1980).

bocourti

(Sauvage,


Cá basa là một trong số 11 loài cá thuộc họ cá tra (Pangaisiidae) đã được xác
định ở sông Cửu Long.
2.1.2 Hình thái

Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá basa (Nguồn: ảnh Phạm văn Khánh, trích
www.vietlinh.com.vn).
Theo Nguyễn Tuần, 2000, trích bởi www.vietlinh.com.vn thì:
Cá basa (còn gọi là cá bụng) có thân dài, chúng có chiều dài chuẩn bằng 2,5
lần chiều cao của thân.
Đầu ngắn, hơi tròn, dẹp bằng, trán rộng, miệng hẹp, chiều rộng của miệng
chiếm khoảng 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm.


4

Răng hàm trên to và rộng có thể nhìn thấy khi miệng khép. Có hai đôi râu,
râu hàm trên bằng chiều dài đầu, râu mép kéo dài lớn hơn hoặc bằng gốc vây ngực.
Mắt to, bụng to, lá mỡ lớn, phần sau thân dẹp bên, lưng và đầu màu xám
xanh, bụng hơi trắng bạc. Chiều cao của cuống đuôi lớn hơn 7% chiều dài chuẩn.
Cá basa không có cơ quan hô hấp phụ nên ngưỡng Oxy khá cao, cá basa
sống chủ yếu ở nước ngọt, tuy nhiên, chúng có thể chịu đựng được ở nước lợ nhẹ
khoảng 12 0 / 00. Chịu đựng được nước phèn có pH >5,5.
Ngưỡng nhiệt độ nằm trong khoảng 18 - 40oC. Ngưỡng Oxy tối thiểu 1,1 mg
/ lít.
2.1.3 Phân bố
Theo Nguyễn Tuần, 2000, trích bởi www.vietlinh.com.vn thì:
Cá basa phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Mêkông, có mặt ở cả 4 nước Lào,
Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Ở Thái Lan cá basa được tìm thấy ở lưu vực
sông Mekloong và Chaophraya.

Ở nước ta những năm trước đây khi chưa sinh sản nhân tạo được thì cá bột
và cá giống được các ngư dân vớt ở sông Tiền và sông Hậu. Ở nước ta cá trưởng
thành rất ít gặp trong tự nhiên mà chỉ thấy trong ao và bè do người nuôi để lâu năm.
Sở dĩ ít thấy cá trưởng thành trong tự nhiên ở nước ta là do chúng có tập tính di cư
ngược dòng về sông Mêkông và tìm bãi đẻ thích hợp. Cá thường ngược dòng từ
tháng 10 - 5 hàng năm và di cư về hạ lưu từ tháng 5 - 9 hàng năm.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Nguyễn Tuần, 2000, trích bởi www.vietlinh.com.vn thì:
Cá basa là loại cá ăn tạp thiên về động vật, cá sau khi tiêu hết noãn hoàng ăn
phù du động vật là chính.
Trong sinh sản nhân tạo thức ăn thích hợp cho giai đoạn sau khi tiêu hết noãn
hoàng là ấu trùng artemia và moina, có thể đạt được tỷ lệ sống lên tới 90%. Trong
khi, dùng thức ăn nhân tạo tỷ lệ sống chỉ đạt khoảng 60% nhưng tăng trưởng kém
hơn.
Từ ngày thứ 7 trở đi cho cá ăn thức ăn nhân tạo giàu đạm, protein trong thức
ăn chiếm khoảng 30 - 40%. Hệ số tiêu hoá protein khoảng 80 - 87% và hệ số tiêu
hoá chất béo khá cao 90 - 98%.


5

Khi phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho
thấy thành phần thức ăn của cá là khá đa dạng với:
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá basa trong tự nhiên (Theo
D.Menon và P.l.Cheko, 1955, trích bởi www.vietlinh.com.vn)
Thành
Mùn
phần thức bã hữu
ăn


Tỷ lệ (%)

53,1

Rễ thực
vật

Giáp
xác

Trái cây

Côn
trùng

Nhuyễn
thể

Cá nhỏ

21,1

14,0

12,1

6,7

5,4


4,5

Cá có khả năng thích ứng nhanh với nhiều loại thức ăn có nguồn gốc động
vật và thực vật như hỗn hợp tấm, cám, rau, cá tạp và phụ phẩm nông nghiệp nên
thuận lợi cho người nuôi khi cung cấp thức ăn cho cá.
2.1.5 Đặc điểm tăng trưởng
Theo Nguyễn Tuần, 2000, trích bởi www.vietlinh.com.vn thì:
Cá basa là loại cá có sức tăng trưởng khá nhanh, thời kỳ cá giống thường lớn
nhanh hơn cá lỡ và cá thịt. Sau 60 ngày ngày cá có thể đạt chiều dài 8 – 10,5 cm, 7 8 tháng lên 400 – 550 g, 1 năm cân nặng 700 – 1,300 g.
Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả về tăng trưởng của cá cho thấy trong 2
năm đầu cá có sự tăng trưởng về chiều dài thân hơn là về trọng lượng càng về sau
tốc độ này càng giảm dần khi đạt đến một chiều dài nhất định thì chiều dài thân hầu
như không tăng nữa mà thay vào đó là sự tăng trưởng về trọng lượng.
Trong nuôi bè nếu cho ăn đầy đủ dưỡng chất và được quản lý tốt cá có thể
nặng 2,5 kg, trong tự nhiên đã đánh bắt được cá có chiều dài 0,5 m).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Theo Nguyễn Tuần, 2000, trích bởi www.vietlinh.com.vn thì:
Cá basa sau 3 - 4 năm thì có sự thành thục và có thể sinh sản được. Trong tự
nhiên mùa sinh sản vào tháng 3 - 4 và kéo dài đến tháng 8 - 9 hàng năm. Khi cá tới
mùa sinh sản thường di cư ngược dòng để tìm bãi đẻ thích hợp.
Cá không có cơ quan sinh dục phụ nên rất khó phân biệt đực, cái bằng quan
sát ngoài như những loại cá khác mà phải dùng que thăm trứng mới biết được. Cá
nuôi có hệ số thành thục đạt 2,72 – 6,2%. Sức sinh sản tuyệt đối đạt tới 67.000
trứng (cá nặng 7 kg). Đường kính trứng 1,6 – 1,8 mm, trứng có tính dính.


6

Mùa vụ sinh sản trong tự nhiên có tính chu kỳ rõ rệt, vào tháng 8 - 9 hàng
năm sau, sau khi kết thức mùa sinh sản thì tiếp theo là qúa trình thoái hoá, lúc này

cơ thể sẽ hấp thu những sản phẩm sinh dục còn sót lại, buồng trứng chỉ còn là các
nang rỗng, vào những tháng cuối năm thì buồng trứng trở về giai đoạn II. Các tháng
tiếp theo sau đó là quá trình hình thành các trứng mới, buồng trứng tăng dần về kích
thước và lớn nhất là vào tháng 4 - 5 năm sau. Khi trứng đạt đường kính 1,8 – 2 mm
bắt đầu bước vào thời kỳ sinh sản và thường là vào tháng 7 hàng năm.
Trong nuôi vỗ sinh sản nhân tạo ở ao và bè thường cá đẻ sớm hơn ngoài tự
nhiên từ 2 - 3 tháng, cá thành thục và bước vào sinh sản nhân tạo thường là vào
tháng 3 và kéo dài đến tháng 7, tập trung nhất là vào tháng 4 - 5 hàng năm.
2.2

Tình Hình Dịch Bệnh

Trong nuôi cá bố mẹ, sản xuất giống nhân tạo hay nuôi thương phẩm vấn đề
dịch bệnh thường xảy ra. Bệnh là biểu hiện của trạng thái cơ thể bị xáo trộn do kết
quả tác động qua lại giữa 3 yếu tố là cơ thể, tác nhân gây bệnh, môi trường sống.
Khi môi trường sống có những thay đổi bất lợi cho cá, cá bị suy yếu, sức đề
kháng giảm từ đó mà các tác nhân gây có cơ hội phát triển, tấn công và gây bệnh
cho cá. Khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi vù có thể chết
100% cá nuôi. Cá bị bệnh có thể gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, chết làm cho giá trị
thương phẩm giảm, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu gây thiệt hại về kinh tế cho
người nuôi.
Việc phát hiện, chuẩn đoán cho cá bệnh kịp thời để chữa trị là vấn đề không
đơn giản chút nào. Do việc chữa trị bệnh cho cá không đơn giản như đông vật trên
cạn. Chính vì vậy việc phòng bệnh cho cá là rất quan trọng và cần được quan tâm
hơn hết theo nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
2.3

Nhu Cầu Năng Lượng

Nguồn cung cấp năng lượng có từ protein, lipid, carborhydrate. Động vật

thủy sản nói chung, cá nói riêng có nhu cầu năng lượng tương đối thấp hơn so với
động vật trên cạn vì chúng là động vật biến nhiệt, chúng không phải tốn năng lượng
cho việc duy trì nhiệt độ cơ thể, chúng cũng sử dụng ít năng lượng hơn cho việc loại
thải nitơ (khoảng 85% chất thải nitơ được thải qua mang ở dạng amonia còn ở gà là
uric và ở lợn là urin) cùng với việc sống trong môi trường nước nên ít mất năng
lượng hơn cho việc duy trì tư thế trong không gian do lực đấy của nước.
Đối với mỗi loài cá khác nhau đều có nhu cầu năng lượng khác nhau. Tổng
số năng lượng tiêu hóa (DE) cần cho cá cũng tùy thuộc vào tuổi, giới tính, mức độ
hoạt động, nhiệt độ, chất lượng nước và các yếu tố môi trường khác. Đối với nhu
cầu năng lượng, cá nuôi chủ yếu sử dụng năng lượng từ protein, lipid, thứ đến là
carbonhydrate. Cá nước ấm có thể tiêu hóa khoảng 85% năng lượng thô trong bột cá


7

và các thức ăn có nguồn gốc động vật khác có chứa chủ yếu protein và lipid, khoảng
70% năng lượng từ bột đậu nành và các hạt chứa dầu khác.
Trong quá trình nuôi cá nếu thiếu hay thừa về năng lượng đều không có lợi
cho người nuôi bởi nó ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đàn cá. Nếu khẩu phần thiếu
năng lượng so với protein, một phần protein còn lại mới được dùng cho tăng trưởng.
ngược lại nếu khẩu phần thừa năng lượng thì cá sẽ no nê trước khi chúng ăn hết
protein, vitamin và các dưỡng chất khác cần cho sự tăng trưởng tối ưu và có lợi cho
sức khỏe của chúng. Sự đói được thỏa mãn khi con cá sử dụng hết số calo chúng
muốn mà không để ý đến lượng các dưỡng chất mà nó đã sử dụng. Dư thừa năng
lượng so với protein có thể gây ra tích mỡ ở các phủ tạng của cơ thể.
2.4

Xu Hướng Thay Đổi Trong Việc Sử Dụng Protein

Trước đây bột cá là nguyên liệu chính cung cấp protein trong thức ăn của cá

ăn tạp (tra, basa, rophi…) và các loài cá ăn động vật như (mú, chẽm,…) nhờ chứa
đầy đủ các dưỡng chất. Nhưng do gần đây số lượng bột cá bị hạn chế do sự cạnh
tranh của công nghệ chế biến mắm nên nguồn cung cấp không ổn định và giá cả
tăng. Điều này thật sự là một trở ngại lớn cho nghề cá. Từ đó việc tìm ra nguồn
nguyên liệu cung cấp protein để thay thế bột cá là điều đang được quan tâm nhất
hiện nay.
Trong số các đối tượng được dùng để thay thế thì các sản phẩm từ thực vật
được chú trọng nhiều nhất nhờ có các ưu điểm sau: hàm lượng đạm cao, các amino
acid khá can đối, nguồn cung cấp ổn định, giá thành rẻ.
Bên cạnh những ưu việt của các nguyên liệu cung cấp protein từ thực vật làm
thức ăn cho cá cũng tồn tại một số khó khăn, mà điển hình là những thành phần
dinh dưỡng khó tiêu hóa như cellulose và xylan có ở thành tế bào thực vật, thiếu
một số amino acid thiết yếu chứa S, thiếu Ca, Phospho và đặc biệt là thiếu các acid
béo không no HUFA, PUFA và quan trọng nhất là giảm tính thèm ăn của cá (Lê
Thanh Hùng, 2000). Nếu ta giải quyết được các vấn đề này thì việc sử dụng các sản
phẩm cung cấp protein từ thực vật là một giải pháp tối ưu giúp người nuôi giảm giá
thành đáng kể trong chế biến thức ăn công nghiệp cho cá và chủ động được nguồn
nguyên liệu cung cấp protein làm thức ăn công nghiệp cho cá.
2.5

Acidifier

Acidifier là tên gọi chung cho tất cả các acid hữu cơ như: acid lactid,
probionic acid, butyric acid, sorbic acid, fumaric acid … tác dụng chung của chúng
là hỗ trợ pH dạ dày, bảo quản thức ăn chống lại nấm mốc, giảm nhóm vi khuẩn gây
hại trong dạ dày - ruột… do đó làm tăng sức tăng trưởng của vật nuôi.


8


2.5.1 Giới thiệu sơ lược về sản phẩm GUSTOR XXI B92 (ACIDIFIER)
Sản phẩm GUSTOR XXI B92 được công ty SuChiang Chemical &
Pharmaceutical nhập khẩu từ Mỹ. Sodium butyrate được người ta khám phá điều
chế ra cùng lúc với các muối hữu cơ khác, chúng được sử dụng như là chất bổ sung
trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc. Sodium butyrate là muối của butyric
acid.
2.5.2 Thành phần:
Thành phần sản phẩm bao gồm: Sodium butyrate (92%) có công thức
C4H7O2Na và chất phụ gia silica. Gustor có màu trắng và mùi đặc trưng.
Công thức cấu tạo:

NaO

O
2.5.3 Công dụng
Sodium butyrate là muối hữu cơ được sử dụng với mục đích bảo quản thức
ăn cũng như là thành phần bổ sung acid hữu cơ cho khẩu phần ăn.
Muối của acid hữu cơ sẽ phân ly trong môi trường của ống tiêu hóa và tạo ra
nhiều lợi ích như ổn định môi trường dạ dày và ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong
đường ruột (Van Der Wielen, 2000).
Với vật nuôi dạ dày đơn thì việc duy trì môi trường pH dạ dày thấp là một
trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, khả năng tiêu
hóa cũng như sức tăng trưởng và xa hơn là hiệu quả của việc chăn nuôi.
Trong dạ dày của vật nuôi pH có thể tăng cao khi bị stress, làm giảm kả năng
tiêu hóa, do đó việc bổ sung muối sodium butyrate có thể làm giảm pH dạ dày, đảm
bảo cho sức khỏe vật nuôi (Willams, Barbara, Verstegen, M.W.A Tamminga,
2001).
Việc bổ sung sodium butyrate trong khẩu phần của vật nuôi có tác dụng làm
tăng diện tích bề mặt thành ruột do nó làm tăng kích thước của các vi lông. Chính



9

sự gia tăng diện tích này làm làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của thành ruột
do đó làm tăng sức tăng trưởng của vật nuôi.
Trong việc bổ sung sodium butyrate người ta thường được sử dụng trong các
premix cùng với những muối của acid hữu cơ dễ bay hơi khác bởi chúng có tác
dụng hiệp lực với nhau trong việc làm tăng sức tăng trưởng của vật nuôi ; giả thiết
này đã được chứng minh trên các vật nuôi khác như heo, gà, vịt bởi tác giả Kemin
Eropa (2001), Peys và các cộng tác viên (2002). Với việc bổ sung 250 ppm Sodium
butyrate kết hợp với citric, formic acid sẽ làm tăng sức tăng trưởng của gà lên 3,7%,
tăng lương ăn lên 1,7% và hiệu quả sử dụng thức ăn lên 1,4%.
Ngoài ra, việc bổ sung sodium butyrate cũng được chứng minh là làm tăng
sức miễn dịch cũng như hạn chế sự phát triển của các khuẩn có hại trong đường ruột
như E. Coli và Salmonella (Koen Schwarzer, 2006)


10

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời Gian Và Địa Điểm

Được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.
HCM chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Gustor
XXI B92 (Acidifier) Lên Sự Tăng Trưởng và Phát Triển Của Cá Basa
(Pangasius bocouti)” tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường
Đại Học Nông Lâm TP. HCM. Đề tài được thực hiện từ ngày(20 / 05 / 2007 - 15 /
07 / 2007).

3.2

Vật Liệu Và Trang Thiết Bị Dùng Trong Nghiên Cứu

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá basa được lấy từ trại cá giống ở Tân Châu An Giang. Cá được vận chuyển
về Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM và được nuôi dưỡng 15 ngày ở 1 bể ximăng với cùng điều kiện để cá thuần
với môi trường ở trại, sau đó chúng tôi tiến hành tuyển chọn những con cá khỏe
mạnh nhất có trọng lượng tương đương nhau (6 - 7 g) để tiến hành bố trí thí nghiệm.
3.2.2 Hệ thống bể thí nghiệm

Hình 3.1 Hệ thống bể trong thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống bể có nước chảy tuần hoàn, hệ thống
bể gồm 18 bể. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ sử dụng 9 bể. Bể trước khi sử dụng được vệ
sinh sạch sẽ bằng formol và phơi khô sau đó cho nước rồi lại cho formol vào để ổn
định và cho bay hết formol rồi cấy vi sinh, khi thấy bể có chất lượng nước tốt thì
tiến hành đưa cá vào bể.


11

3.2.3 Dụng cụ và nguyên vật liệu thí nghiệm
◊ Hệ thống bể gồm 18 bể với kích thước 1 x 2 x 0,5 m.
◊ Hệ thống lọc gồm 4 ngăn ở đáy chứa đá dăm và san hô.
◊ 1 máy bơm.
◊ Hệ thống máy sục khí được dùng chung với trại.
◊ Cá basa 900 con với trọng lượng trung bình 6 - 7g.
◊ Nguyên liệu làm thức ăn gồm: bột cá, cám gạo, bột đậu nành, vitamin,
prenix, dầu cá, dầu nành, CMC, DCP, sản phẩm Gustor XXI B92.

◊ Máy ép thức ăn.

Hình 3.2 Máy ép thức ăn làm thí nghiệm
◊ Cân điện tử .
◊ Máy đo pH, DO.
◊ Bộ test NH4+ / NH3.
◊ Nhiệt kế thủy ngân 0oC - 100oC.
◊ Ống siphon, thau nhựa, vợt.
◊ Máy sấy thức ăn.


12

Hình 3.3: Máy sấy thức ăn trong thí nghiệm
3.3

Thức Ăn Trong Thí Nghiệm

3.3.1 Quá trình chuẩn bị
Nguồn nguyên liệu chính làm thức ăn được mua ở nhà máy chế biến thức ăn
gia súc Lái Thiêu với các nguyên liệu như: cám gạo, bột cá, bột đậu nành, các
nguyên liệu phụ khác để làm thức ăn như CMC, DCP, Ascobic acid, premix, dầu
cá, dầu nành được mua ở chợ Kim Biên và đại lý thuốc Thú Y gần trường. Sau khi
mua đầy đủ nguyên liệu chúng tôi tiến hành cân các nguyên liệu theo đúng thành
phần quy định rồi tiến hành trộn đều thức ăn, sau khi các nguyên liệu được trộn đều
bỏ thêm nước sạch vào sao cho khi bóp lại thấy các nguyên liệu dính lại với nhau
không rời ra rồi đổ ngưyên liệu vào máy ép đùn tại trại thực nghiệm, thức ăn đùn ra
bao nhiêu thì rải đều lên sàn rồi cho vào máy sấy, sấy ở nhiệt độ 60 - 65oC trong
thời gian 20h, để nguội cho vào bình để bảo quản thức ăn.
3.3.2 Thành phần

Các nguyên liệu mua về được phân tích kỹ lưỡng các thành phần dưỡng chất
sau đó đưa vào phần mềm Excel để tính toán và tạo nên công thức thức ăn hoàn
chỉnh, đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho cá.
Các nguyên liệu chính làm thức ăn gồm: cám gạo, bánh dầu đậu nành, bột
cá.
3.3.2.1Cám gạo
Hiện nay cám gạo được chia làm hai loại là: cám to có được sau quá trình
tách trấu để có gạo sô (lức), và cám mịn (cám lau) có được sau khi đánh bóng gạo.
Đôi khi người ta trộn chung hai loại cám này lại với nhau thành cám gạo nói chung


13

để sử dụng trong chăn nuôi hoặc chế biến dầu cám. Thuật ngữ cám to cũng được
dung để chỉ cám gạo nói chung.
Hiên nay trên thế giới có su hướng chung là tăng khối lượng cám được ép
hoặc trích ly dầu. Dầu cám được ưa chuộng trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm
và mỹ phẩm nhờ hàm lượng acid linoleic cao đến 35% trong tổng số các acid béo có
trong cám. Bánh dầu cám có hàm lượng đạm khá cao, ít béo nên thuận lợi cho việc
bảo quản và sử dụng. Ở nước ta, hàm lượng chất béo trong cám gạo chiếm khoảng
14 - 15%.
Cám gạo là một thức ăn giàu vitamin nhóm B và rất hấp dẫn đối với mọi vật
nuôi. Tuy nhiên, chất béo của nó có ảnh hưởng làm nhão mỡ động vật và mềm bơ
sữa.
Vì vậy, nếu chú ý đến hàm lượng dầu của cám thì đây là một loại thức ăn rất
có giá trị trong chăn nuôi gia xúc , gia cầm ở những vùng nhiệt đới. Lượng tối đa
cám gạo dung cho bò là 40%. Ở heo là 30 - 40% và không nên vượt quá mức này vì
nếu vượt quá mức này sẽ làm cho thịt nhão, mất giá trị thịt. Có thể đưa vào khẩu
phần của gia cầm với 25% trong thức ăn. Cám chưa khử béo là một chất phối hợp
thông dụng trong các hỗn hợp trộn sẵn. Hiện nay, cám gạo thường được trộn lẫn với

trấu nên hàm lượng xơ thô lên đến 10 - 15%. Khi cám gạo chứa một lượng lớn vun
trấu thì người ta gọi nó là cám bổi, cám bổi thường có giá trị dinh dưỡng thấp.
Theo kết quả phân tích ở viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và ước tính theo số
liệu của Lovell (1998) thì thành phần cám gạo gồm có: protein (13,3%), lipid
(9,4%), chất trích không đạm (60,3%), tro (6,7%), xơ (1,2%), lysine (0,54%).
3.3.2.2Bánh dầu đậu nành
Trong hạt đậu nành có chứa đến 160 - 210 g dầu / kg, dầu thường đựoc ly
trích bằng các dung môi. Trong bã dầu chứa khoảng 1% chất béo, đây là nguồn
protein thực vật hữu hiệu nhất cho động vật nhằm thay thế một phần protein động
vật. Protein của hạt đậu nành lên đến 45% và chứa tương đối đầy đủ các acid amin
thiết yếu, nhưng hàm lượng methionin và cysteine (có chứa gốc lưu huỳnh) thấp so
với nhu cầu của cá. Trong hạt đậu nành sống còn chứa một số độc tố liên kết với
trypsine nên ngăn cản hoạt động tiêu hóa của enzyme. Tuy nhiên, yếu tố ngăn cản
trypsine dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao (>105oC). Nhưng khi nhiệt độ quá cao thì
một số acid amin nhạy cảm với nhiệt độ như lysine sẽ tạo thành những phức hệ với
đường theo phản ứng Millard nên giá trị dinh dưỡng của lysine sẽ bị giảm đi rất
nhiều.
Ngoài ra trong đậu nành còn chứa haemgglutinin có tác dụng gắn với hồng
cầu nên làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hông cầu. tuy nhiên, haemgglutinin
cũng dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao (>105oC).


14

Đậu nành sau khi trích chất béo cho ra bánh dầu đậu nành có hàm lượng béo
3 - 5%, nó còn cung cấp Ca và P khá hơn các loại ngũ cốc. khi dùng bánh dầu đậu
nành để thay thế protein động vật cần có sự bổ sung cân đối thích hợp. Khi đó có
thể dùng đến 40% ở thức ăn hỗn hợp nuôi gia cầm và 25% trong nuôi heo.
Thành phần dinh dưỡng trong bánh dầu đậu nành gồm: vật chất thô (86,1%),
protein thô (42,5%), béo thô (7,4%), xơ thô (5,9%), Ca (0,26%), P (0,67%), lysine

(2,73%), methionine và cystine (1,23%), tryptophan (0,59%), threonine (1,72%).

Hình 3.4 Thức ăn thành phẩm trong thí nghiệm
3.3.2.3Bột cá
Trong ba loại nguyên liệu chính làm thức ăn thì bột cá là thành phần không
thể thay thế hoàn toàn bởi. Bột cá chứa hàm lượng protein trung bình 40 - 60% tùy
nguồn gốc và phương thức chế biến. bột cá chứa đầy đủ các amino acid thiết yếu và
đặc biệt các acid béo HUFA và PUFA mà các nguồn nguyên liệu khác không cung
cấp đầy đủ.
Bột cá rất giàu các vitamin nhóm A và các vitamin tan trong lipid. Bột cá
cũng rất giàu các muối khoáng (15 - 20% trọng lượng bột cá), đặc biệt là hàm lượng
P trong bột cá cũng rất cao.
Bột cá có độ tiêu hóa cao đến 80 - 90% và bột cá có một vai trò rất quan
trọng đó là làm cá ăn ngon miệng và hấp dẫn cá.
Bột cá chứa các yếu tố kích thích tăng trưởng trong thủy sản mà bản chất
chưa được khảo sát. Thực vậy, việc thay thế bột cá bằng một nguồn nguyên liệu nào
khác đều cho sức tăng trưởng của cá giảm sút dù nguồn nguyên liệu có chứa đầy đủ
các dưỡng chất như bột cá.


15

Bột cá có năng lượng thô trong khoảng 4100 - 4200 kcal / kg.
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu được trình bày
ở bảng sau.
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu làm thức ăn
Nguyên liệu
Thành phần
Bánh dầu đậu
Tinh bột khoai

hóa học
Bột cá
Cám gạo
nành

Protein
62,20
44,40
13,30
0,19
Lipid
6,80
1,40
9,40
0,16
NFE
0,00
33,33
60,30
85,24
Tro
21,10
6,67
6,70
0,19
Chất xơ
0,60
3,40
1,20
0,19

Độ ẩm
9,30
10,80
9,10
13,53
Lysine
5,15
2,99
0,54
0,00
Methionin
1,91
0,58
0,03
0,00
NFE*(Nitrogen Free Extract): chất trích không đạm
**: từ Tom Lovell, 1998
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng bột cá có thành phần đạm cao nhất
(62,2%) so với các loại nguyên liệu khác lần lượt là ; bánh dầu đậu nành (44,40%),
cám gạo (13,30%), tinh bột khoai mì (0,19%). Ngoài ra, bột cá cũng có thành phần
Lysine (5,15%)và Methionin (1,19%) cao nhất so với 03 nguyên liệu còn lại. Bột cá
cũng có độ tiêu hóa cao (80 - 90%), năng lượng thô 4500 - 4800 Kcal / Kg. Vì vậy
dù có thay đổi nguyên liệu cung cấp protein trong khẩu phần thức ăn thì bột cá cũng
vẫn là thành phàn chính và không thể thay thế hoàn toàn.
Bảng 3.2 Công thức tổ hợp nghiệm thức thức ăn cơ bản
Thành phần thức ăn
Tỷ lệ (%)
Bột cá
10,00
Bánh dầu đậu nành

37,55
Cám gạo
38,25
Tinh bột khoai mì
10,00
Dầu cá
0,50
Dầu nành
0,50
Vitamine C
0,20
DCP
1,00
Khoáng
1,00
Chất kết dính
1,00
Tổng cộng
100,00


×