Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LYSINE VÀ METHIONINE TRONG THỨC ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.07 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LYSINE
VÀ METHIONINE TRONG THỨC ĂN LÊN SỰ TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)

NGÀNH:
THỦY SẢN
KHÓA:
2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐIỀN TIẾN HOÀN
HUỲNH VĂN ĐẤM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2005


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG LYSINE VÀ METHIONINE
TRONG THỨC ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (Pangasius
hypophthalmus)

Thực hiện bởi

Điền Tiến Hoàn
Huỳnh Văn Đấm



Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Hùng

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 09/2005


TÓM TẮT
Đề tài được tiến hành tại Trại Thực nghiệm Khoa Thuỷ Sản, trường Đại học
Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6/6 đến ngày 17/7 năm 2005. Mục tiêu đề
tài là khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung Lysine và Methionine trong khẩu phần thức
ăn lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra (Pangasius
hypophthalmus).
Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
(CRD).Mỗi thí nghiệm gồm bốn nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với 960 con
cá có trọng lượng ban đầu 2 – 3g.
Cá thí nghiệm được cho ăn 2 lần mỗi ngày vào lúc 9:30 và 19:30 trong 6 tuần.
Thí nghiệm 1: Sự bổ sung Lysine trong khẩu phần thức ăn, chúng tôi thu được
kết quả như sau
- Tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 0,2% Lysine (2,56g), theo sau là
nghiệm thức bổ sung 0,3% Lysine (2,47g), kế tiếp là nghiệm thức bổ sung 0,1% lysine
(2,09g) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (2,04g).
- Hệ số biến đổi thức ăn ở nghiệm thức bổ sung 0,2% Lysine là thấp nhất so với
các nghiệm thức còn lại.
Thí nghiệm 2: Sự bổ sung Methionine trong khẩu phần thức ăn, chúng tôi thu
được kết quả như sau
- Tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 0,3% Methionine (2,91g), theo sau
là nghiệm thức bổ sung 0,2% Methionine (2,73g), kế tiếp là nghiệm thức bổ sung 0,1%

Methionine (2,12g) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (2,00g).
- Hệ số biến đổi thức ăn ở nghiệm thức bổ sung 0,3% Methionine là thấp nhất so
với các nghiệm thức còn lại.
Qua kết quả của hai thí nghiệm trên chúng tôi thấy rằng việc bổ sung Lysine và
Methionine trong khẩu phần thức ăn có ảnh hưởng đến sự tăng trọng và hiệu quả sử
dụng thức ăn của cá tra (Pangasius hypophthalmus). Hàm lượng tối ưu của lysine là
0,2% và methionine là 0,2%.


ABSTRACT

The study was carried out in the Experimental farm of the Fishery Faculty in
The University of Agriculture and Forestry, Ho Chi Minh City from 6th June to 17th July
in 2005. The object was to study the influence of Lysine and Methionine
supplementation in diets for growth of Pangasius hypophthalmus.
The study comprised of two experiments. The design of experiment was a
completely randomized design (CRD), every experiment has four treatments. Each
treatment has 3 replicates. Fingerlings has initial weight around 2 – 3g.
The fish were fed twice a day at 9:30 and 19:30 for 42 days.
In experiment 1: Lysine supplementation in diets. The results showed that
- Highest weight gain was in the treatment of 0,2% Lysine supplementation
(2,56g), followed by 0,3% Lysine supplementation treatment (2,47g), then was 0,1%
Lysine supplementation treatment (2,09g) and lowest in 0% Lysine supplementation
treatment (2,04g).
- Feed conversion ratio (FCR): lowest was 0,2% Lysine supplementatio
treatment compared with other treatment.
In experiment 2: Methionine supplementation in diets. The results showed that
- Highest weight gain was 0,3% Methionine supplementation (2,91g), followed
by 0,2% Methionine supplementation treatment (2,73g), then was 0,1% Methionine
supplementation treatment (2,12g) and 0% Methionine supplementation treatment

(2,00g).
- Feed conversion ratio (FCR): lowest was 0,3% Methionine supplementation
treatment compared with other treatment.
The study indicates that we saw that Lysine and Methionine supplementation in
diets has effected on weight again and feed conversion ratio by (Pangasius
hypophthalmus). The optimal level for Lysine is 0,2% and Methionine is 0,2%.


CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Quý thầy cô khoa Thuỷ Sản đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong
suốt thời gian qua.
- Lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn và tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Nhân đây chúng tôi cũng xin cảm ơn gia đình, các anh chò, các bạn sinh viên
trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do chúng tôi lần đầu tiên làm quen với nghiên cứu khoa học, kiến thức còn hạn
chế, đồng thời cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót.
Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT

TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
I. GIỚI THIỆU
1.1
1.2

1

Đặt vấn đề
Mục tiêu đề tài
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.2
2.2.1
2.2.2

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3

3.3
3.4
3.5
3.6

i
ii
iii
iv
v
vii
viii

1
2
3

Một số đặc điểm sinh học cá tra
Phân loại
Đặc điểm hình thái
Phân bố
Khả năng chòu đựng các yếu tố môi trường
Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng
Nhu cầu dinh dưỡng
Protein và amino acids
Nhu cầu năng lượng

3
3
3

4
4
4
5
5
12

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

Thời gian và đòa điểm thực hiện đề tài
Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
Đối tượng nghiên cứu
Dụng cụ và trang thiết bò
Thức ăn
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Những chỉ tiêu theo dõi
Phương pháp xử lý thống kê
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

14
14
14
14
15
15
21
21

21
23


4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4

5.1
5.2

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của việc bổ sung lysine
Các yếu tố môi trường
Tỉ lệ sống
Tăng trưởng và lượng thức ăn cá sử dụng
Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR)
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của việc bổ sung methionine
Các yếu tố môi trường
Tỉ lệ sống
Tăng trưởng và lượng thức ăn cá sử dụng
Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR)

23

23
23
24
29
31
31
31
31
37

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

39

Kết luận
Đề nghò

39
39

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả phân tích tăng trọng (WG) của cá thí nghiệm ở các nghiệm
thức có bổ sung methionine và nghiệm thức đối chứng
Phụ lục 2: Kết quả phân tích lượng thức ăn tuyệt đối của cá thí nghiệm ở các
nghiệm thức có bổ sung methionine và nghiệm thức đối chứng
Phụ lục 3: FCR ở các nghiệm thức có bổ sung methionine và nghiệm thức đối
chứng
Phụ lục 4: Kết quả phân tích tăng trọng (WG) của cá thí nghiệm ở các nghiệm
thức có bổ sung lysine và nghiệm thức đối chứng

Phụ lục 5: Kết quả phân tích lượng thức ăn tuyệt đối của cá thí nghiệm ở các
nghiệm thức có bổ sung lysine và nghiệm thức đối chứng
Phụ lục 6: FCR ở các nghiệm thức có bổ sung lysine và nghiệm thức đối chứng


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8

Nhu cầu về 10 amino acid thiết yếu
Công thức thức ăn bốn nghiệm thức thí nghiệm 1
Thành phần dinh dưỡng tính toán
Công thức thức ăn bốn nghiệm thức thí nghiệm 2
Thành phần dinh dưỡng tính toán
Các thông số môi trường theo dõi của thí nghiệm 1

Tăng trọng cá nuôi ở thí nghiệm 1
Lượng thức ăn cá sử dụng ở thí nghiệm 1
Hệ số biến đổi thức ăn của cá ở thí nghiệm 1
Các thông số môi trường theo dõi của thí nghiệm 2
Tăng trọng cá nuôi ở thí nghiệm 2
Lượng thức ăn cá sử dụng ở thí nghiệm 2
Hệ số biến đổi thức ăn của cá ở thí nghiệm 2

TRANG
7
16
16
18
18
23
24
27
29
31
32
35
37


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

ĐỒ THỊ
Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3

Đồ thò 4.4
Đồ thò 4.5
Đồ thò 4.6

HÌNH
Hình 2.1
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 4.1
Hình 4.2

NỘI DUNG
Tăng trọng của cá ở thí nghiệm 1
Lượng thức ăn sử dụng của cá ở thí nghiệm 1
Hệ số biến đổi thức ăn của cá ở thí nghiệm 1
Tăng trọng của cá ở thí nghiệm 2
Lượng thức ăn sử dụng của cá ở thí nghiệm 2
Hệ số biến đổi thức ăn của cá ở thí nghiệm 2

NỘI DUNG
Hình dạng ngoài cá Tra
Máy trộn và ép viên thức ăn
Máy sấy thức ăn
Hình dạng bể
Hình dạng cá đầu thí nghiệm
Cá sau thí nghiệm ở thí nghiệm 1
Cá sau thí nghiệm ở thí nghiệm 2


TRANG
26
28
30
33
35
37

TRANG
3
17
19
20
20
24
32


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Sản phẩm thủy sản là nguồn thực phẩm giàu đạm, nguồn cung cấp protein quan
trọng cho con người, nhất là người Phương Đông chúng ta. Khi dân số tăng cao cùng với
đà phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản ngày càng cao. Do đó,
trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển vượt
bậc đáng kể để đáp ứng kòp với nhu cầu nội đòa và xuất khẩu.
Trong nuôi thủy sản hàm lượng protein trong thức ăn giữ vai trò quan trọng quyết
đònh sự tăng trưởng và phát triển của vật nuôi. Thông thường, nguồn protein này được

cung cấp chủ yếu từ nguồn cá tạp và bột cá ở khắp nơi. Tuy nhiên, nguồn cá tạp và bột
cá không ổn đònh và sản lượng ngày càng sụt giảm do nhiều nguyên nhân như: mùa vụ,
thời tiết, phương pháp đánh bắt, điều kiện xã hội… Từ thập niên 80, sản lượng khai thác
thế giới hầu như không thay đổi, dao động từ 6 – 7 triệu tấn/năm. Trong khi đó, sản
lượng từ nuôi thủy sản tăng lên liên tục nên nhu cầu bột cá cũng tăng theo. Dự kiến đến
năm 2010 ngành nuôi trồng thủy sản sử dụng đến 60% bột cá thế giới (Hertrampf et al.,
2000).
Thông thường trong thức ăn thủy sản bột cá chiếm tỉ phần cao trong chi phí thức
ăn và không còn là nguồn nguyên liệu rẻ tiền. Để giải quyết vấn đề trên, hướng là phải
tìm ra một loại protein có thể thay thế nguồn protein động vật (bột cá) mà chúng ta có
thể chủ động về sản lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng không làm ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng và phát triển của vật nuôi. Trong những nguyên liệu cung cấp đạm thực
vật tương đối cao thì bánh dầu đậu nành có hàm lượng protein chiếm khoảng 44 – 46%
(Lê Thanh Hùng, 2000).
Tuy nhiên nguồn protein thực vật trong thức ăn thủy sản nói chung có giá trò kém
hơn đạm động vật do thường thiếu một số acid amin thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng
tiêu hóa, khả năng hấp thu và tính thèm ăn của động vật thủy sản. Để bù đắp những
khiếm khuyết các acid amin (A.A) thiết yếu chúng tôi tiến hành nghiên cứu việc bổ
sung Lysine và Methionine trong khẩu phần thức ăn mà bánh dầu đậu nành thay thế cho
bột cá với những nồng độ khác nhau nhằm tìm ra giải pháp tối ưu, tránh sự lãng phí mà
không làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của vật nuôi.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ
sung Lysine và Methionine trong thức ăn lên sự tăng trưởng của cá tra (Pangasius
hypophthalmus)” được chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại trại thực nghiệm khoa Thủy
Sản, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.


1.2

Mục Tiêu Đề Tài Gồm Những Nội Dung Sau


Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung lysine và methionine lên tăng trưởng và
hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra (Pangasius hypophthalmus).
Xác đònh liều lượng bổ sung tối ưu lysine và methionine trong thức ăn công
nghiệp cho cá tra.


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra

2.1.1

Phân loại
Lớp: Pisces
Bộ:

Siluriformes

Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài:
2.1.2

Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878)

Đặc điểm hình thái

Cá tra có đầu rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, miệng cân dưới, rộng ngang không co

duỗi được. Răng nhỏ mòn, răng vòm miệng chia làm bốn đám nhỏ mỏng nằm trên đường
vòng cung. Có hai đôi râu, râu mép kéo dài chưa đạt đến góc vây ngực.
Thân thon dài, không vảy, màu sắc đen xám trên mặt lưng của đầu và thân, bụng
hơi bạc, miệng rộng. Đường bên kéo dài hoàn toàn theo chiều dọc của thân và phân
nhánh bắt đầu từ mép trên của lỗ mang đến gốc vi đuôi, mặt sau của gai vi lưng, vi ngực
có răng cưa.
Cá khi còn nhỏ, phần lưng của đầu và thân có màu xanh lục và hai sọc màu xanh
lục chạy dài theo chiều dọc của thân, sọc này lợt dần và mất đi khi cá lớn.

Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá tra


2.1.3

Phân bố

Cá tra (Pangasius hypophthalmus) tìm thấy ở lưu vực sông MêKông (Campuchia,
Việt Nam, Lào ), và sông Chao phraya (Thái Lan ) và ở nước ta chúng phân bố nhiều
nhất ơ û Đồng Bằng Sông Cửu Long (Võõ Tòng Xuân và Vương Học Vinh, 2004).
2.1.4

Khả năng chòu đựng các yếu tố môi trường

Cá sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ
nhạt (100/00 ).
Cá có thể chòu được nước phèn với pH ≥ 4 ( pH< 4, cá bỏ ăn, bò shock), và sống
tốt ở pH: 7-8. Ở nhiệt độ từ 26 - 30 oC thì cá phát triển tốt, ít chòu được nhiệt độ thấp
dưới 150C và trên 390C.
Nhờ có cơ quan hô hấp phụ là bóng khí nên cá có thể sống được ở điều kiện môi
trường không có oxy. Vì thế mà cá tra có thể sống ở ao tù bẩn với mật độ cao.

2.1.5

Đặc Điểm Sinh Sản Và Sinh Trưởng

2.1.5.1 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục: cá tra đực thành thục ở tuổi thứ hai và cá tra cái thành thục ở
tuổi thứ ba. Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (thứ cấp), nên nhìn hình dáng bên
ngoài rất khó phân biệt cá đực hay cá cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục của cá
tra đực phát triển lớn gọi là buồng tinh, cá cái gọi là buồng trứng.
Mùa vụ sinh sản của cá tra trong tự nhiên hằng năm bắt đầu vào khoảng tháng 56 (âm lòch) và chỉ sinh sản một lần trong năm. Cá đẻ tự nhiên trên những khúc sông có
điều kiện sinh thái phù hợp. Cá tra không có bãi đẻ ở Việt Nam. Đến mùa sinh sản
chúng di cư ngược dòng sông Mê Kông sang Campuchia để đẻ. Sau đó cá được vớt trên
sông, kênh rạch và đồng ruộng ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia bằng ngư cụ
“đáy cá tra bột”, cá vớt được thường có chiều dài từ 1,2 -1,5 cm (cáùkhoảng 12 -15 ngày
tuổi ), sau 14 ngày thì đạt được chiều dài 2,8 cm và trọng lượng 0,52 g. Ở thời hỳ cá
giống, cá lớn rất nhanh. Sau 35 ngày ương, cá đạt chiều dài 5,01 cmvà nặng 1,28 g.
Ở thời kỳ nuôi thòt, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào phương thức nuôi
và mật độ nuôi. Tuy nhiên, đến nay bãi đẻ của cá tra chưa được xác đònh chính xác mặc
dù có nhiều ngư dân cho rằng bãi đẻ ở vùng ngập từ đòa phận tỉnh Cratiê của Campuchia
trở lên (Cacot, 1999; trích bởi Lâm Thò Ngọc Huyền, 2000).


Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm hơn và cho đẻ sớm hơn
trong tự nhiên. Trong tự nhiên không gặp tình trạng tái phát dục, chỉ có trong điều kiện
nuôi nhân tạo, cá tra có thể tái phát dục 1-2 lần trong năm. Trong các ao ở đồng bằng
Sông Cửu Long thường bắt gặp cá tra thành thục ở tuổi thứ 3, song cá thành thục và sinh
sản tốt ở 6-8 tuổi. Cá có thể đẻ vài lần trong năm vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 7
hằng năm. Điều này đã giúp các trại sản xuất giống đáp ứng được nhu cầu về con giống
ngày càng cao cho người nuôi, khi mà nguồn con giống trong tự nhiên ngày càng khan
hiếm.

Buồng trứng cá khi thành thục tương đối lớn. Hệ số thành thục ở cá cái đạt 20%,
trong khi đó ở cá đực chỉ đạt 1-3%. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra có thể từ 200 ngàn
đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối của cá tra dao động từ 70 ngàn đến 150 ngàn
trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ, trứng sắp đẻ có đường kính
trung bình 1 mm, sau khi đẻ ra và hút nước đường kính của trứng có thể đạt tới 1,5-1,6
mm (Phạm Văn Khánh, 2000; trích Nguyễn Thò Minh Hương, 2001).
2.1.5.2 Sinh trưởng
Trong tự nhiên, cá tra có thể sống trên 20 năm, cở cá lớn nhất đã gặp dài 1,8 m
(Nguyễn Văn Trọng, 1998; trích Phạm Văn Khánh, 2000)ø. Nuôi trong ao một năm cá
đạt 1-1,5 kg / con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt
tới 5-6 kg/ năm.
2.2

Nhu Cầu Dinh Dưỡng
2.2.1

Protein và amino acids

Protein là hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử rất lớn, cấu tạo từ 4 nguyên tố
hóa học C, H, O, N với tỷ lệ C: 51 – 55%, H: 6.5 – 7.3%, O: 21.5 – 23.5% và đặc biệt là
nitrogen có tỷ lệ ít thay đổi khoảng 16%. Ngoài ra còn có một lượng njỏ lưu huỳnh (0.5
– 2%) và phosphorus (0.5 – 1.5%) trong cấu tạo của protein. Protein cấu tạo bằng các
đơn vò amino acid (A.A).
Protein là thành phần cấu tạo của mọi tế bào, mô bào như mô cơ, mô xương, các
tế bào máu và của các hợp chất sinh học như hormone, enzyme…
Protein và amino acid trong mô bào động vật khi bò oxy hóa có thể cung cấp
khoảng 10 – 15% nhu cầu năng lượng cho các hoạt động sống, tuy nhiên vai trò này
không quan trọng.
Protein trong thức ăn có thể có nguồn gốc động vật hay nguồn gốc thực vật, hai
loại protein này có giá trò dinh dưỡng khác nhau.



Protein thực vật với với thành phần amino acid không cân bằng, thường thiếu các
amino acid thiết yếu, nên thường gọi là protein không hoàn toàn hay bán hoàn toàn.
Ngược lại protein động vật có thành phần amino acid cân bằng với đầy đủ các amino
acid thiết yếu nên gọi là protein hoàn toàn.
Protein thực vật có giá trò thấp hơn vì phần lớn nghèo methionine, một số loại
còn nghèo cả lysine và tryptophan. Đó là ba loại A.A thường có giới hạn trong thực
phẩm (Dương Thanh Liêm, 2004).
Trong các protein người ta thường nhắc đến các protein có nhiều các A.A chứa
lưu huỳnh như methionine. Protein động vật có chứa nhiều các A.A cần thiết: lysine,
mehtionine, tryptophan. Các A.A này thường có nhiều trong thòt nạc nhất là thòt gà, cá.
Protein trong rau, ngũ cốc và mè có hàm lượng methionine cao trong khi đó protein ở
đậu nành, đậu phộng lại giàu lysine. Vì vậy, trên thực tế nếu phối hợp đậu phộng với
ngũ cốc thì giá trò sinh học của protein phối hợp sẽ tốt hơn.
Các loài cá thường có nhu cầu protein rất cao khi so sánh với gia súc và gia cầm
trên cạn. Nhu cầu protein của cá trong khẩu phần thức ăn với mức trung bình 30%.
Sự đánh giá nhu cầu protein của cá da trơn Mỹ dựa vào tổng tăng trọng của cá từ
lượng thức ăn thực tế và những khẩu phần ăn tinh chế mà chúng ta cung cấp cho cá.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng khẩu phần ăn tối ưu của cá có lượng protein thô từ 25%
- 50%, lượng khẩu phần ăn khác nhau này có lẽ là do sự khác của kích cỡ cá, nhiệt độ
nước, lượng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao hồ, mật độ cá, lượng thức ăn cho phép hằng
ngày, hàm lượng của năng lượng phi protein trong thức ăn và chất lượng của lượng
protein có trong khẩu phần ăn của cá.
Những nghiên cứu với sự kiểm soát môi trường thí nghiệm đã chỉ ra rằng nhu cầu
protein có khoảng từ 25% - 26% tùy thuộc vào kích cỡ cá. Khi cá có trọng lượng 114g
hoặc lớn hơn thì được cho ăn đến lượng thức ăn tối đa, lượng protein chiếm 25% trong
khẩu phần ăn thì đủ cho sự phát triển cao nhất của cá. Tuy nhiên, khi tỷ lệ cho ăn bò giới
hạn thì hàm lượng protein cao hơn thì có lợi hơn (Page và Andrews, 1973). Cá nhỏ hơn
thì đòi hỏi nhu cầu protein cao hơn và phát triển tốt nhất ở tỷ lệ protein là 35%, tỷ lệ

phát triển cao nhất ở cá da trơn nhỏ (khoảng 7g) được cho ăn với khẩu phần ăn tinh chế
chứa 36% protein và 1.4MJ/100g khẩu phần ăn (Garling và Wilson, 1986). Tuy nhiên,
hàm lượng protein cao nhất (g/kg/ngày) được kiểm soát ở cá được cho ăn 24% protein
và 1,2MJ/100gam.
Theo Gatlin (1986) đã nói rằng nhu cầu protein cho sự tồn tại và phát triển tối đa
của cá da trơn nhỏ được cho ăn với khẩu phần ăn tinh chế thì nhu cầu duy trì được tìm
thấy là 1.00 – 1.32g protein/kg trọng lượng cơ thể/ngày và giá trò cho sự phát triển tối đa
là 8.75g protein/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Giá trò này đã chỉ ra rằng khẩu phần ăn tinh


chế chứa 29% protein nên có đủ cho cá da trơn nuôi ao hồ khi được cho ăn ở 1 tỷ lệ cho
ăn chiếm 3% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Hầu hết thức ăn cho cá da trơn nuôi ao hồ
thương mại chứa 32% protein. Tuy vậy, một vài chủ nông trại đã sử dụng 28%, 30% và
36% lượng protein trong thức ăn.
Hàm lượng protein trong khẩu phần ăn được đề nghò cho những loài cá trê
(siluroidei) khác nói chung cao hơn những con cá da trơn nuôi ao hồ. Sự phát triển tốt
nhất đạt được với những thức ăn có chứa 35% - 50% lượng protein thô (Henken, 1986;
Hilge và Schwalb – Buchling, 1980). Khi người ta quan tâm đến tỷ lệ cho ăn hàng ngày
kết hợp với những khẩu phần ăn này, hầu như nhu cầu protein hàng ngày khoảng 15 –
20g protein thô/kg trọng lượng cơ thể/ngày, nhưng cũng có thể thấp như là 12g protein
chẳng hạn (Mollah và Hussain, 1990) hay 10g protein thô/kg trọng lượng cơ thể/ngày
(Henken, 1986).
Hàm lượng đạm trong thức ăn không được động vật thủy sản trực tiếp tiêu hóa,
hấp thụ mà phải nhờ tác dụng của các men phân giải chúng thành các acid amin, các
A.A thông qua hệ thống tiêu hóa đi vào máu đến các tế bào và ở đó nó được tổng hợp
lại thành đạm cơ thể, vì vậy nhu cầu về đạm thực chất là nhu cầu về A.A (Võ Thò Cúc
Hoa, 1997).
A.A có 2 loại: một loại gọi là A.A không thay thế (A.A thiết yếu) và một loại gọi
là A.A thay thế (A.A không thiết yếu). Những A.A tự cơ thể có thể tổng hợp được gọi là
a.a không thiết yếu còn A.A mà cơ thể không tự tổng hợp được hoặc không đủ thõa mãn

nhu cầu dinh dưỡng và là A.A không thể thiếu được của cơ thể, phải lấy từ thức ăn ngoài
gọi là A.A thiết yếu.
Các A.A có trong thức ăn do đạm phân giải ra gồm 20 loại trong đó có 10 loại
A.A thiết yếu.
Nhu cầu về 10 amino acid của cá da trơn cũng đã được đưa ra như những cá
khác (Dupree và Halver, 1970). Nhu cầu số lượng những A.A được tóm tắt ở bảng sau:


Bảng 2.1

Nhu cầu về 10 A.A thiết yếu

Amino acid

Nhu cầu

Tác

giả
Arginine
Histidine
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Phenylalanine
Threonine
Tryptophan
Valine


4,3 (1,03/24)
1,5 (0,37/24)
2,6 (0,62/24)
3,5 (0,84/24)
5,1 (1,23/24)
5,0 (1,50/30)
2,3 (0,46/24)
5,0 (1,20/24)
2,0 (0,53/24)
0,5 (0,12/24)
3,0 (0,71/24)

Robinson (1981)
Wilson (1980)
Wilson (1980)
Wilson (1980)
Wilson (1927)
Robinson (1980)
Harding (1977)
Robinson (1980)
Wilson (1978)
Wilson (1978)
Wilson (1980)

Nhu cầu Methionine ở trên thật ra hiện diện trong tổng nhu cầu A.A chứa Lưu
hùynh (S) nó được chỉ đònh trong sự vắng mặt của Lysine. Cystine có thể được hình
thành từ những khẩu phần ăn chứa Methionine khi Methionine không thể tổng hợp được
từ Cystine. Vì vậy tổng A.A chứa S có thể bắt gặp một mình hay là sự xáo trộn giữa
Methionine và Cystine. Cystine được tìm thấy có thể thay thế hay chiếm 60% nhu cầu
về Methionine/1 triệu phân tử S cơ bản (Harding, 1977). DL-Methionine được tìm thấy

có thể sử dụng một cách hiệu quả như là L-Methionine. Tuy nhiên, chất tương tự
Hydroxy Methionine chỉ có 26% thì có hiệu quả trong sự phát của cá như là LMethionine (Robinson, 1978). Tyrosine được tìm thấy có thể thay thế khoảng 50% của
Phenyl Alanine để đạt được nhu cầu A.A tổng cộng (Robinson, 1980).
Một vài sự thành công đã được báo cáo về sự cung cấp của các A.A cho cá da
trơn Mỹ, ví dụ sự cung cấp Lysine đã chỉ ra cho chúng ta thấy sự tăng trọng ở cá da trơn
nuôi ao hồ mà được cho ăn bởi những khẩu phần ăn có đậu phộng (Robinson, 1980) và
khẩu phần ăn có chứa hạt bông (Robinson, 1991) đã tùy thuộc vào khẩu phần ăn. Sự
cung cấp Methionine cũng đã chỉ ra rằng sự cải thiện về sự tổng hợp của khẩu phần ăn
có đậu nành đã tùy thuộc vào khẩu phần ăn của cá da trơn Mỹ (Murai, 1982).
Số lượng dữ liệu về nhu cầu A.A thì không có sẵn cho những loài cá da trơn
khác. Tuy nhiên bổ sung một vài hàm lượng trong khẩu phần ăn thấp nhất đã được đề
xuất cho cá trê phi (Clarias gariepinus) tùy thuộc vào dữ liệu đã được xuất bản (Coche
và Bduwards, 1989). Lượng Arginine thấp nhất chiếm 1,95% trong khẩu phần ăn với
3,36% lượng protein trong khẩu phần ăn đã được đề nghò cho Silurus glanis (Toth,
1986).


DL-Methionine có giá trò tốt như sự bổ sung L-Lysine trong khẩu phần có bổ
sung đậu nành hàng ngày đã được tìm thấy là có thể cải thiện sự phát triển Clarias
anguillaris (Eyo, 1989, 1990).
2.2.1.1 Lysine
Trong các A.A thì Lysine được coi là A.A giới hạn số một đối với dinh dưỡng của
cá. Lysine là a.a có giới hạn, nó quyết đònh mức độ tổng hợp protein của cá. Nếu thiếu
Lysine trong khẩu phần ăn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức đề kháng của cá giống,
đối với cá lớn thiếu Lysine thì không thể sinh tế bào mới, hiệu quả sử dụng thức ăn
giảm, giảm khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến chất lượng tinh dòch.
Lysine cần thiết để tổng hợp Hemoglobin do đó ảnh hưởng đến thành phần máu.
Lysine có nhiều tromg thức ăn động vật như: bột cá, thòt, sữa, trứng…
Ngoài ra, nó còn có nhiều trong đậu nành, đậu rồng… ngoài nguồn Lysine tự
nhiên, ngày nay trên thế giới đã sử dụng công nghệ sinh học để sản xuất Lysine tổng

hợp, hãng Ajinomoto (Nhật) đứng đầu thế giới về sản xuất các A.A.
Sự biến đổi lysine trong cơ thể được trình bày theo sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1

Sự biến đổi lysine

L-Lysine

Acid α – ceto – ε aminocapric

Acid glutamic
(ATP) HS-CoA

Glutaryl - CoA

Acetyl CoA

Aceto acetyl CoA

2.2.1.2 Methionine
Methionine là A.A giới hạn thứ hai sau Lysine, mà trong khẩu phần cá thường
không đầy đủ. Methionine có vai trò quan trọng trong các phản ứng methyl hóa, vì trong
công thức cấu tạo hóa học nhóm R có CH3 linh động. Phản ứng methyl hóa có thể giúp


cho cơ thể động vật có thể tổng hợp được các hợp chất sinh học như Choline, Creatine,
Pyridine, Cystein và Cystine, … Sự biến đổi Methionine có thể trình bày như sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.2

Sự biến đổi methionine

ATP

Methionine

S-Adenozylmethionine

Homocystine

Methyl hoạt hóa

Aserine

Choline

Creatine

Adrenaline

Cystationine
A.Pyruvic

Cysteine

Cystine

Nếu thiếu Mehtionine trong khẩu phần ăn cá sẽ giảm tính thèm ăn, giảm tỉ lệ
tiêu hóa, hiệu suất sử dụng thức ăn kém.
Methionine trong khẩu phần ăn từ 2,52 – 1,36g/16gN khi mà sự thay thế hàm
lượng protein bằng khẩu phần thức ăn chứa bánh dầu đậu nành gia tăng từ 0 – 60%
trong khẩu phần thức ăn trong khi tất cả những A.A thiết yếu khác một cách tương đối

thường xuyên, yêu cầu khẩu phần thức ăn chứa methionine phải được tính toán mô
phỏng sao cho nó cân bằng hai nguồn protein này. Phương pháp phân tích (broken line)
tùy thuộc vào sự tăng trọng của cá, nó biểu diễn (breakpoint). Khi hàm lượng
methionine và cystine trong khẩu phần ăn là 2,66g/16gN hay 1,28g/100g khẩu phần ăn.
Những nghiên cứu về sự phát triển đã xác đònh sự thích hợp của nồng độ protein
động vật và thực vật của bào ngư (Haliotic asinine). Bào ngư thí nghiệm có trọng lượng
và chiều dài ban đầu là 0,69 ± 0,04g, 11,4 ± 0,35mm được cho ăn khẩu phần ăn thực tế
chứa 27% hàm lượng protein thô từ những nguồn như : bột cá, bột tôm, bánh dầu đậu
nành đã loại chất béo và tảo Spirulina sp.. Những khẩu phần thức ăn này dược cho ăn
chiếm 2 – 5% trọng lượng cơ thể của bào ngư và cho ăn mỗi ngày 1 lần vào lúc 16h
đồng thời tiến hành theo dõi sự tăng trọng, sự tăng chiều dài vỏ, tỷ lệ phát triển đặc biệt
(SGR), hiệu số hiệu quả sử dụng protein (PER) và hệ số biến đổi thức ăn (FCR). Kết
quả cho thấy sự tăng trọng cao nhất của bào ngư khi được cho ăn khẩu phần ăn từ sự kết


hợp của bột cá, bột tôm, bánh dầu đậu nành. Tuy nhiên, giá trò này khác biệt không có ý
nghóa với khẩu phần ăn chứa nguồn protein từ bột cá, bột tôm, tảo Spirulina nhưng bào
ngư được cho ăn khẩu phần ăn chỉ sử dụng hai nguồn protein là bánh dầu đậu nành, tảo
Spirulina đã cho tăng trọng thấp hơn có ý nghóa.
Nhìn chung, tỷ lệ sống cao từ 85 – 100% cho các nghiệm thức. SGR cũng có
khuynh hướng khác nhau giống như là sự tăng trọng còn FCR, PER thì khác nhau không
có ý nghóa cho tất cả các nghiệm thức. Các A.A trong khẩu phần ăn chứa bột cá và bột
tôm đã cho chúng ta thấy hàm lượng protein cung cấp cho bào ngư là nhân tố chi phối
đến tỷ lệ phát triển cao hơn ở bào ngư , còn ở khẩu phần ăn chỉ là protein thực vật thì
giá trò methionine tương đối thấp hơn so với mô cơ bào ngư mặc dù bào ngư được xem
như là động vật ăn cỏ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự kết hợp nguồn protein động vật
và thực vật thì cần thiết cho tỷ lệ phát triển tối ưu của vật nuôi.
2.2.1.3 Cám gạo
ở nước ta hiện nay có khuynh hướng phân làm hai loại cám: cám to (rice bran) có
được sau quá trình tách trấu để có gạo sô (lức, brown rice), và cám mòn (rice polishing)

có được sau khi đánh bóng gạo thành gạo thong phẩm (polished rice). Đôi khi người ta
gộp chung cả hai loại thành cám gạo để sử dụng trong chăn nuôi hoặc chế biến dầu
cám. Thuật ngữ rice bran cũng được dùng để chỉ cám gạo nói chung.
Khuynh hướng chung của thế giới là tăng khối lượng cám được ép hoặc trích ly
dầu. Dầu cám được ưa chuộng trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm nhờ
hàm lượng acid linoleic cao hơn hẳn đến 35%. Bánh dầu cám có hàm lượng đạm cao, ít
béo (75% là các acid béo chưa no như linoleic và linolenic) nên thuận lợi trong việc bảo
quản và sử dụng. Hàm lượng chất béo của cám gạo ở nước ta đạt 14 – 15%.
Thóc rất dễ dự trữ nhưng sau khi xay xát enzym lipolytic (phân giải chất béo) trở
nên hoạt động do đó làm tăng nhanh hàm lượng acid béo tự do (chưa no). Có thể ngăn
chặn mức độ này bằng xử lý nhiệt ngay sau khi xay xát. Có thể sử dụng hơi nóng 1000C
trong 4 – 5 phút để làm chậm quá trình này, cũng có thể sấy trống quay ở 2000C trong
10 phút, hoặc làm giảm ẩm độ xuống dưới 4%. Các chất ức chế hoá học tỏ ra không có
hiệu quả.
Cám gạo là một thức ăn giàu vitamin nhóm B và rất hấp dẫn đối với mọi vật
nuôi. Tuy nhiên chất béo của nó có ảnh hưởng là nhão mỡ động vật và mềm bơ sữa. Vì
vậy nếu chú ý đến hàm lượng dầu của cám thì đây là một loại thức ăn có giá trò cho tất
cả các gia súc, gia cầm ở vùng nhiệt đới. Lượng tối đa trong khẩu phần của bò là 40%.


Ở heo không nên vượt quá 30 – 40% khẩu phần để tránh thòt nhão và nên giảm thấp ở
những tuần cuối trước khi xuất chuồng. Có thể đưa vào khẩu phần của gia cầm đến 25%
và trong thí nghiệm cũng đã thành công với tỉ lệ cao gấp đôi. Cám chưa khử béo là một
chất phối hợp thông dụng trong các hỗn hợp trộn sẵn. Cám gạo thường bò trộn lẫn với vỏ
trấu nên hàm lượng xơ thô lên đến 10 – 15%. Khi cám chứa một lượng lớn vụn trấu thì
tên thong mại của nó là “rice mill feed” (cám bổi), có giá trò dinh dưỡng thấp hơn nhiều.
Cám lau được sử dụng rộng rãi hơn cám gạo và ít xơ hơn. Nó được dùng trong
các khẩu phần nuôi heo, gà nhưng sử dụng giới hạn ở heo con theo mẹ vì có thể gây tiêu
chảy. Do hàm lượng béo cao nên cũng phải sử dụng hạn chế trước khi hạ thòt. Có thể sử
dụng đến 5kg trong khẩu phần nuôi bò sữa.

Theo kết quả phân tích tại viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và ước tính theo
số liệu của Lovell (1998) thì thành phần hoá học của cám gạo gồm có: protein (13,3%),
lipid (9,4%), chất trích không đạm (60,3%), tro (6,7%), xơ (1,2%), lysine (0,54%),
methionine (0,26%).
2.2.1.4 Bánh dầu đậu nành
Hạt đậu nành chứa từ 160 – 210 g dầu/kg, thường được ly trích bằng dung môi.
Bã dầu chứa khoảng 1% chất béo, là một trong những nguồn protein hữu hiệu nhất cho
động vật. Protein của nó chứa tất cả các acid amin không thay thế, nhưng hàm lượng
cystin và methionin còn dưới mức tối hảo. Methionine là acid amin giới hạn nhất và đặc
biệt quan trọng trong các khẩu phần giàu năng lượng.
Bã dầu đậu nành chứa một số độc tố, chất kích thích hoặc ức chế sinh trưởng bao
gồm các yếu tố gây dò ứng sinh bướu cổ và chống đông. Trong dinh dưỡng người ta đặc
biệt chú ý đến các chất ức chế protease mà sáu trong số đó đã được đònh danh. Hai trong
số này là các yếu tố kháng trypsin và chất ức chế chymotrypsin là có ý nghóa thực tiễn
nhất. Các chất ức chế protease của đậu nành thô hay bã dầu chưa qua xử lý nhiệt có ảnh
hưởng làm chậm tăng trưởng qua việc làm giảm tiêu hoá protein và cả phân huỷ
methionine. Ở gia súc nhai lại ảnh hưởng của chất ức chế không quan trọng, nhưng ở
động vật không có khả năng đó thì ngược lại. Xử lý nhiệt là phương pháp hữu hiệu để
làm bất hoạt các chất ức chế nhưng thời gian và nhiệt độ phải được kiểm soát bởi vì thừa
nhiệt là làm giảm khả năng hữu dụng của lysine và arginin, làm giảm giá trò của protein.
Bánh dầu đậu nành nghèo vitamin nhóm B cho nên nếu dùng với tỉ lệ cao mà
không có cách bổ sung thích hợp thì nái sẽ đẻ con yếu ớt, heo con tăng trưởng chậm,
năng suất sữa giảm và heo nái già sẽ vận động khó khăn. Đối với gà thì chúng có khả


năng ấp nở trứng thấp và chất lượng gà con kém, dễ bò xuất huyết do thiếu hụt vitamin
K. Bánh dầu đậu nành là nguồn cung cấp Ca và P khá hơn hạt ngũ cốc. Khi dùng bánh
dầu đậu nành để thay thế phần lớn thức ăn protein động vật cần có sự bổ sung cân đối
thích hợp. Khi đó có thể dùng đến 40% ở thức ăn hỗn hợp nuôi gà và 25% ở thức ăn nuôi
heo. Thông thường tỉ lệ sử dụng bã dầu đậu nành trong thức ăn hỗn hợp của heo trưởng

thành, bò sữa, bò vỗ béo, bò đực làm việc, cừu non tối đa 20%, bê 1 – 6 tháng tuổi 35%,
thỏ 14% và cá nuôi là 30%.
Ngoài ra, bã dầu đậu nành chứa khoảng 1 g genisteim/kg, chất này có tính chất
của oestrogen và hoạt tính bằng 4,44.10-6 diethyl stilboestrol. Ảnh hưởng của nó lên
tăng trưởng hiện nay chưa được giải thích rõ.Dầu trong đậu nành có tác dụng xổ nhẹ và
tạo mỡ mềm. Bã dầu thì chứa dầu không đáng kể nhưng vấn đề vừa nêu cần lưu ý khi sử
dụng hạt dầu đậu nành nguyên trong cấu tạo khẩu phần.
Thành phần dinh dưỡng trong bánh dầu đậu nành gồm có: vật chất khô (86,1%),
protein thô (42,5%), béo thô (7,4%), xơ thô (5,9%), Ca (0,26%), P (0,67%), lysine
(2,73), methionine và cystine (1,26%), tryptophan (0,59%), threonine (1,72%), TDN
(81,47%).
2.3.2

Năng lượng

Nhu cầu năng lượng thực sự đã không được thiết lập cho cá da trơn. Sự đề nghò
năng lượng cho cá da trơn trong thức ăn tùy thuộc vào năng lượng tối ưu cho tỉ lệ
protein. Sự cung cấp năng lượng tối ưu trong khẩu phần ăn của cá thì quan trọng bởi vì
năng lượng không đủ sẽ gây ra hậu quả về sự tận dụng protein trong khẩu phần ăn hàng
ngày cho năng lượng tốt hơn là protein tổng hợp. Năng lượng quá mức trong khẩu phần
ăn sẽ gây ra hậu quả làm giảm nhu cầu dinh dưỡng hay là lượng chất béo còn dư thừa
quá mức, bởi vì giá trò năng lượng tiêu hóa (DE) không có sẵn khi những nghiên cứu về
năng lượng đã được quản lý, những tác giả khác đã sử dụng giá trò DE ước tính dựa vào
giá trò nhiên liệu vật lý.
Ngày nay, hầu hết những nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu DE từ 26 – 30mg
protein/kJ DE (8 – 9kcal/g protein) để có đủ cho cá giống và cá có kích cỡ thương phẩm
(Lovell và Prather, 1973; Garling và Wilson, 1976). Những giá trò này tùy thuộc vào
những nghiên cứu mà cá đã được cho ăn lượng thức ăn thực tế trong ao hồ (Lovell và
Prather, 1973), cá kích cỡ cá giống được cho ăn thức ăn tinh chế trong bể cá, thức ăn
được phơi khô vừa kích cỡ cá giống, những cá da trơn nuôi ao hồ có kích cỡ khác nhau

thứ tự từ 3 – 266g thức ăn để đạt nhu cầu tối đa (Mangalik, 1986)
Nhu cầu protein tối ưu đến tỷ lệ năng lượng cho những loài cá da trơn khác thì
giống với sự thảo luận ở trên cho cá da trơn nuôi ao hồ, thứ tự từ 20 – 30mg protein/kJ


DE. Nhu cầu năng lượng có thể cao hơn đến 60% tổng năng lượng đối với Silurus
meridionalis đã được cho ăn một khẩu phần ăn cá thô (Xie và Sun, 1993). Thêm nữa,
một sự biến đổi protein hiệu quả của lượng protein 60% xuất hiện cao nhất cho Clarias
gariepinus (Machiels, 1987). Thậm chí nếu một tỷ lệ protein trên năng lượng cao được
sử dụng thì những sự khảo sát đã chỉ ra rằng một phần quan trọng của năng lượng duy trì
có thể được quy cho năng lượng phi protein. Tỷ lệ phát triển cao hơn bằng cách sử dụng
những biểu đồ khác nhau ở Heterobranchus longifilis, một sự gia tăng của lượng mỡ dư
thừa trong cơ thể kết hợp với sự cải thiện ít hơn hàm lượng protein (Kerdchuen và
Legendre, 1991). Vì vậy, yêu cầu sự lựa chọn biểu đồ cho ăn để sản xuất được chất
lượng cá như mong muốn.
Theo Gatlin (1986) thì nhu cầu năng lượng cá giống của cá da trơn để tồn tại và
tăng trọng cao nhất: những giá trò nhu cầu này dựa vào sự tăng trong và dữ liệu chất
tổng hợp cho cơ thể từ cá được cho ăn khẩu phần ăn tinh chế ở những tỷ lệ khác nhau
mỗi ngày, nhu cầu năng lượng cho sự duy trì phát triển là 62,8 – 72,4kJ/kg trọng lượng
cơ thể/ngày.


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1

Thời Gian Và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, trường Đại học
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 06/06/05 – 18/07/05. Đề tài gồm có 2 thí
nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của việc bổ sung Lysine lên thức ăn sử dụng bánh
dầu đậu nành thay thế bột cá với nồng độ khác nhau để đánh giá sự tăng trưởng của cá
tra.
- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của việc bổ sung Methionine lên thức ăn sử dụng
bánh dầu đậu nành thay thế bột cá với nồng độ khác nhau để đánh giá sự tăng trưởng
của cá tra.
3.2

Vật Liệu Và Dụng Cụ Thí Nghiệm

3.2.1

Đối tượng nghiên cứu

Cá tra giống được cung cấp từ trại giống ở Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Cá được bắt
về có cùng một lứa đẻ. Cá được vận chuyển về trại thực nghiệm và nuôi trong cùng điều
kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng như nhau. Sau thời gian nuôi khi cá đạt trọng
lượng từ
2-3g/con, chúng tôi tuyển chọn những con có trọng lượng tương đương
nhau, khỏe mạnh, không dò tật và tiến hành bố trí thí nghiệm.
3.2.2

Dụng cụ và trang thiết bò
- Hệ thống gồm 18 bể xi măng có kích thước 2m x 1m x 0,5m.
- Lưới được gắn vào khung gỗ ngăn bể.
- Máy ép và tủ sấy thức ăn.
- Cân điện tử .
- Máy đo DO (HANA Intruments HI 9142 Dissolved Oxygen).

- Máy đo pH (HANA Intruments HI 8424 microcomputer pH meter).


- Bộ test NH4+ /NH3.
- Nhiệt kế thủy ngân 00C - 1000C.
- Thuốc gây mê (Ethylenglycol monophenylether với liều 300 - 500ppm).
- Hệ thống sục khí, ống siphon, thau nhựa, vợt và một số dụng cụ cần thiết khác.
3.2.3

Thức ăn

Thức ăn được làm từ các nguồn nguyên liệu như: bánh dầu đậu nành, bột cá, cám
gạo, tinh bột khoai mì, dầu gan mực, dầu đậu nành và các chất bổ sung như khoáng,
vitamin, chất kết dính, DCP. Nguyên liệu được thu mua ở TP Hồ Chí Minh và Dó An –
Bình Dương.
3.3

Phương Pháp Bố Trí Thí Nghiệm

Thí nghiêm 1: nh hưởng của việc bổ sung lysine lên thức ăn sử dụng bánh dầu
đậu nành thay thế bột cá với nồng độ khác nhau để đánh giá sự tăng trưởng của cá tra.
Methionine được bổ sung với nồng độ cố đònh là 0,3%.
Gồm bốn nghiệm thức được ký hiệu là Lo, L1, L2, L3.
- Nghiệm thức Lo: không bổ sung Lysine (đối chứng)
- Nghiệm thức L1: bổ sung Lysine với nồng độ 0,1%
- Nghiệm thức L2: bổ sung Lysine với nồng độ 0,2%
- Nghiệm thức L3: bổ sung Lysine với nồng độ 0,3%



×