Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus ) AO TẠI HUYỆN CÁI BÈ VÀ HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 85 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA
(Pangasius hypophthalmus ) AO TẠI HUYỆN CÁI
BÈØ VÀ HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

NGÀNH: THỦY SẢN
KHOÁ: 2002 – 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: CỔ LÊ DUY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2006


i

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius
hypophthalmus ) AO TẠI HUYỆN CÁI BÈ VÀ
HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện bởi

Cổ Lê Duy

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn: Trần Trọng Chơn

Thành phố Hồ Chí Minh


ii
Tháng 04/2006

TÓM TẮT

Đề tài của chúng tôi khảo sát tình hình nuôi cá tra ao tại hai huyện Cái Bè và Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang. Chúng tôi tiến hành điều tra 30 hộ dân nuôi cá tại hai huyện và
thu được kết quả sau:
- Về khía cạnh xã hội
Trình độ văn hóa của các ngư hộ ở khu vực khảo sát khá cao. Người nuôi ở đây
có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới từ các lớp tập huấn hay từ nhiều nguồn khác
nhau như sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi, tài liệu khuyến nông và áp dụng vào thực tiễn
sản xuất.
- Về khía cạnh kỹ thuật
Đa số hộ nuôi từng bước đã nhận biết và dần áp dụng các giải pháp kỹ thuật nuôi
để tạo ra các sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Mật độ thả trung bình 23,36 con/m2, mật độ thấp nhất 15 con/m2, mật độ cao nhất
30 con/m2.
Thời gian nuôi trung bình 6 – 7 tháng / vụ.
Sản lượng trung bình 120,87 tấn. Năng suất bình quân 179,15 tấn/ha.
- Về hiệu quả kinh tế
Đầu tư trung bình cho 1 ha ao nuôi là 1.924.372.000 đồng. Doanh thu trung bình
đạt 1.980.141.700 đồng, thu nhập bình quân 55.769.800 đồng.
Với tình hình chung của khu vực, biến động giá cả đầu ra thấp, không ổn đònh

trong khi chi phí đầu vào ngày càng tăng cao hơn. Bên cạnh đó, cá nuôi được tiêu thụ
chậm, thời gian nuôi kéo dài để chờ giá và bán khiến cho người nuôi cá thu được lãi ít.


iii

ABSTRACT
Our subject is investigating pond culture status of catfish in Cai Be and Cai Lay
Districts, Tien Giang Province. We investigated on 30 catfish farmers in two districts
and achieved the result below
- Social aspect
The educational level of farmers is rather high. They have ability to acquire new
techniques from training classes and different sources such as documents in extension
service. After that, they can apply in real production.
- Technical aspect
The majority of farmers know the technical solutions and put them into
production in order to make the products obtain exportable standards.
Average density is 23.36 fingerlings per square metre. Min density is 15
fingerlings per square metre. Max density is 30 fingerlings per square metre.
Average time of culture is from 6 to 7 months per crop.
Average yield is 120.87 tons. Mean productivity is 179.15 tons per ha.
- Economical aspect
The mean production cost in catfish culture is 1,924,372,000 VND. Average
receipt is 1,980,141,700 VND. Average income is 55,769,800 VND.
In common situation of this area, fluctuation of price usually occurs while the
expenses is on the increase. Low selling price and slow consumption order the farmers
to receive little interest.


iv


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ba, mẹ đã hỗ trợ cho tôi về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến cô Trần Trọng Chơn đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi xin gởi lời cám ơn đến ông, bà t, chú Công, cô Hồng, chú Nha,
chú Sáu Biên, chú Mười Bình, chú Tín phòng Nông Nghiệp đã tạo mọi điều kiện để tôi
có thể thực hiện tốt đề tài này.
Chân thành cám ơn các bạn sinh viên Thủy Sản 28 đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của q thầy
cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


v

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
I.

GIỚI THIỆU

1.1
1.2

Đặt vấn đề
Mục tiêu đề tài

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
2.5
2.5.1


Sơ lược điều kiện tự nhiên tỉnh Tiền Giang
Vò trí đòa lý
Thời tiết – khí hậu
Đòa hình
Đặc điểm hệ thống sông ngòi
Đôi nét về sông Tiền
Sông Vàm Cỏ Tây
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
Tình hình kinh tế xã hội
Dân số – Lao động
Kinh tế
Lòch sử nghề nuôi cá tra tại Việt Nam
Đặc điểm sinh học cá tra
Phân loại

TRANG
i
ii
iii
iv
v
viii
ix
x

1
2

3
3

3
4
5
6
6
7
7
7
7
11
12
12


vi
2.5.2
2.5.3
2.5.4
2.5.5
2.5.6
III.
3.1
3.1.1
3.1.2
3.2
3.2.1
3.2.2
IV.

Phân bố

Đặc điểm hình thái và sinh lý
Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điểm sinh trưởng
Đặc điểm sinh sản

12
13
13
14
14

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian và đòa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Đòa điểm nghiên cứu
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu

16
16
16
16
16
17

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1
Đặc trưng kinh tế – xã hội của các nông hộ điều tra

4.1.1 Độ tuổi
4.1.2 Trình độ văn hóa
4.1.3 Kinh nghiệm nuôi
4.1.4 Tình hình nhân khẩu
4.1.5 Hoạt động và công tác khuyến ngư
4.2
Khía cạnh về kỹ thuật nuôi
4.2.1 Diện tích ao
4.2.2 Phương pháp đào ao
4.2.3 Xây dựng cống
4.2.4 Kỹ thuật nuôi
4.3
Một số bệnh thường gặp trên cá tra
4.3.1 Bệnh nhiễm khuẩn
4.3.2 Bệnh ký sinh trùng
4.4
Thu hoạch và vận chuyển
4.5
Hiệu quả kinh tế
4.5.1 Chi phí đầu tư cơ bản cho 1 ha ao nuôi
4.5.2 Năng suất bình quân theo quy mô diện tích
4.5.3 Mức đầu tư cho sản xuất
4.5.4 Chi phí sản xuất cho 1 ha ao nuôi
4.5.5 Kết quả – Hiệu quảkinh tế của 1 ha nuôi cá/vụ
4.6
Thuận lợi và khó khăn của người nuôi cá Tra
vùng ven sông Tiền huyện Cái Bè, Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

18
18

18
19
20
21
22
22
23
24
26
36
36
39
41
42
42
44
44
44
46
47


vii
4.6.1 Thuận lợi
4.6.2 Khó khăn

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


5.1
5.2

Kết luận
Đề nghò

VI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

47
47

50
50


viii

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Phiếu điều tra khảo sát tình hình nuôi cá tra (Pangasius
hypophthalmus ) ao tại huyện Cái Bèø và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang
Phụ lục 2:
Thông tin về nông hộ
Phụ lục 3:
Thông tin về kỹ thuật nuôi
Phụ lục 4:
Thông tin về chi phí sản xuất của các hộ nuôi
Phụ lục 5:

Kết quả – Hiệu quả kinh tế


ix

DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 4.1
Biểu đồ 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Biểu đồ 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13

Kết quả khảo sát chất lượng nước trên sông Tiền
Kết quả sản xuất ngư nghiệp các Huyện., Thò Xã, Thành Phố
năm 2005
Độ tuổi của các nông hộ điều tra
Trình độ văn hóa của các nông hộ
Kinh nghiệm nuôi cá
Số nhân khẩu trong nông hộ

Tham gia công tác khuyến ngư của người dân
Quy mô diện tích mặt nước sử dụng nuôi cá
22
Mật độ thả nuôi
Tỷ lệ (%) sản lượng nuôi ở huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy
trong toàn tỉnh năm 2005.
Chi phí đầu tư cơ bản cho 1 ha ao nuôi
Năng suất bình quân theo quy mô diện tích
Mức đầu tư cho sản xuất
Chi phí sản xuất cho 1 ha nuôi cá
Kết quả và hiệu quả của 1 ha nuôi cá

TRANG
6
10
18
19
20
20
21
30
43
43
43
44
44
45


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
NỘI DUNG
Bản đồ
Hình 2.1
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14

Bản đồ hành chính Tỉnh Tiền Giang
Hình dạng ngoài cá tra
Ao nuôi cá thòt
Ao cá vừa mới đào
Cống cấp nước cho ao nuôi
Cống thoát nước
Hút bùn đáy ao
Ao cá sau khi tháo nước
Vôi sử dụng để bón cho ao nuôi
Sông Tiền – Nguồn cung cấp nước cho hoạt động nuôi cá tra

của người dân
Thức ăn viên công nghiệp cho cá
Hoạt động cho cá tra ăn
Tảo lam xuất hiện góc ao
Các loại chế phẩm thuốc cho cá được người nuôi sử dụng
Xử lý vôi trong ao nuôi
Thu hoạch cá tra

TRANG
9
13
23
24
25
25
27
27
28
29
32
33
33
35
36
42


-1-

I. GIỚI THIỆU

1.1

Đặt Vấn Đề

Trong những năm qua, thủy sản đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển
mạnh mẽ và góp phần rất lớn vào mức tăng trưởng của ngành thủy sản trong cả
nước. Điểm nổi bật trong sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long những năm
gần đây là tốc độ phát triển rất nhanh của nghề nuôi cá tra, basa, đạt sản lượng
400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng của đồng bằng sông Cửu Long, với kim ngạch
xuất khẩu 300 triệu USD, chiếm 11% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Thủy
Sản năm 2005.
Hiện nay, tỉnh An Giang có sản lượng cá tra lớn nhất đồng bằng sông Cửu
Long. Tuy nhiên, khả năng phát triển của một số tỉnh khác trong vùng cũng không
nhỏ có thể vượt qua An Giang, vì sự phát triển này có đầy tiềm năng. Với nhu cầu
thò trường thế giới đang tăng, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn khả năng tăng
sản lượng lên cao hơn nữa. Điều đó đã thúc đẩy các tỉnh khác trong khu vực triển
khai các chương trình để phát triển nghề nuôi cá tra này. Một trong những tỉnh
đang triển khai mạnh mẽ nhất là tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Tiền Giang có vò trí thuận lợi để phát triển nuôi trồng, khai thác và
phát triển các ngành dòch vụ phục vụ thủy sản. Riêng các huyện phía Tây của tỉnh
như Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành ở những khu vực ven sông Tiền với nguồn
nước ngọt quanh năm rất thích hợp cho loại hình nuôi cá thâm canh cho sản lượng
lớn nhằm phục vụ xuất khẩu, điển hình là cá tra.
Trước đây, người dân trong huyện Cái Bè và Cai Lậy chủ yếu sống nhờ
vào các vườn cây ăn trái. Tuy nhiên, liên tục trong những năm gần đây giá các
loại trái cây giảm ở mức thấp, giá phân bón, vật tư lại tăng cao nên lợi nhuận
thấp. Trước tình hình đó, người dân được sự khuyến khích của Trung Tâm Khuyến
Ngư tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi các vườn cây ăn trái kém hiệu quả thành các ao
nuôi cá, đưa diện tích nuôi ngày càng tăng, số hộ tham gia nuôi cá tra ngày càng
nhiều.

Tuy nhiên, nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh
Tiền Giang nói riêng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức do các vụ kiện tranh


-2chấp thương mại, rào cản kỹ thuật về dư lượng kháng sinh và nhất là tình trạng
giá cả tăng giảm liên tục làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân
Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự phân công của của Khoa Thủy Sản
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “ Khảo sát tình hình nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus ) ao tại
huyện Cái Bèø và huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang”
1.2

Mục Tiêu Đề Tài

-Khảo sát tình hình nuôi cá tra ao của các nông hộ ở vùng ven sông
Tiền thuộc hai huyện Cái Bè, Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thông qua các khía cạnh
kỹ thuật, kinh tế – xã hội.
-Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá
-Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của người nuôi cá.


-3-

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Sơ Lược Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Tiền Giang

2.1.1 Vò trí đòa lý
Tiền Giang là một tỉnh nằm ở phía Bắc Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm

trải dọc trên bờ bắc sông Tiền với chiều dài 120 km và giáp biển Đông 32 km.
Về ranh giới
Phía Bắc giáp tỉnh Long An
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp
Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vónh Long
Phía Đông giáp biển Đông
Tọa độ đòa lý
Vó độ Bắc

100 12’ 20’’ – 100 35’ 26’’

Kinh độ Đông

1050 49’07’’ – 1050 48’ 06’’

Diện tích: 2.236,63 km2
Tỉnh Tiền Giang có 9 đơn vò hành chính, gồm có thành phố Mỹ Tho, thò xã
Gò Công và 7 huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò
Công Đông, Gò Công Tây.
2.1.2 Thời tiết khí hậu
2.1.2.1Nhiệt độ


-4Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo và khí hậu
nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm.
Nhiệt độ bình quân trong năm là 27,90C. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các
tháng là rất ít. Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 14,90C, biên độ thay đổi lớn ở tháng 3 và
tháng 4 chỉ có 5,80C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 38,90C. Biên độ nhiệt giữa ngày và
đêm cao bình quân khoảng 100C. Tổng tích ôn 10.1830C/năm. Nhiệt độ dao động
từ 24,80C – 28,20C.

2.1.2.2Độ ẩm
Độ ẩm có liên quan mật thiết đến chế độ mưa và gió trong năm, có sự khác
biệt theo mùa rõ rệt. m độ bình quân trong năm là 79,2%, trong mùa mưa là
82,5%, mùa khô là 74,1%. Ẩm độ giữa các tháng trong năm chênh lệch không
đáng kể.
2.1.2.3Gió
Có hai hướng gió chính:
Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô chiếm tần suất khá cao (50% - 60%), tính
chất khô hơi lạnh và xen kẽ gió Đông với tần suất 30% - 40%, tốc độ trung bình
3,8m/giây còn gọi là gió chướng.
Gió mùa Tây Nam tốc độ trung bình 2,4m/giây, tần suất 60% - 70% và gió
Tây tần suất 20% - 30%. Gió mùa này mang nhiều hơi nước gây nên các trận mưa
lớn.
2.1.2.4Nắng mưa
Mỗi năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Tiền Giang nằm trong dãy ít
mưa, lượng mưa phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Lượng mưa
trung bình là 1.210 – 1.424 mm/năm. Lượng mưa trong các tháng 8 – 10 chiếm
80% lượng mưa trong năm. Trong mùa mưa thường có đợt nắng kéo dài 2 – 3 tuần
vào tháng 7 – 8 gọi là hạn “Bà Chằng” gây hại cho cây trồng và thủy sản nuôi.


-5Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4. Trung bình có 2.182 – 2.676 giờ
nắng trong năm. Nguồn năng lượng bức xạ dồi dào bình quân 10 kcal/cm2. Từ
tháng 5 đến tháng 11 số giờ nắng trung bình/ngày thấp ( 5 – 6,3 giờ/ngày). Từ
tháng 12 đến tháng 4 số giờ nắng trung bình/ngày là7 – 8 giờ.
Qua đó cho thấy, điều kiện nhiệt độ, ánh sáng trên toàn huyện thích hợp
cho sự sinh trưởng của nhiều loài vật nuôi, cây trồng và các loại sinh vật trong đất
hoạt động.
2.1.3 Đòa hình

Tiền Giang có đòa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% có
khuynh hướng thấp dần từ ven sông Tiền đi vào Đồng Tháp Mười và ra ven biển
Đông. Cao trình biến thiên từ 0 m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ
0,8 m đến 1,1 m. Nhìn chung toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có
những khu vực có tiểu đòa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với đòa hình chung.
2.1.3.1Đất đai
Tổng quỹ đất tự nhiên toàn tỉnh là 236.663 ha, trong đó có các nhóm đất
chính
Nhóm đất phù sa
Chiếm 53% tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm phần lớn diện tích ở các
huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho, vùng đất dọc
sông Tiền và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt.
Đây là nhóm đất trung tính, ít chua thích hợp cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Nhóm đất mặn
Chiếm 14,6% tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm phần lớn diện tích huyện
Gò Công Đông, thò xã Gò Công, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo
Nhóm đất phèn


-6Chiếm 19,4% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng
thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây
là loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy mặn ven biển nên loại đất này nhiều
hữu cơ và phèn.
Nhóm đất cát giồng
Chiếm 3,1% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy,
Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông. Do
đất cát giồng có đòa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ nên chủ yếu làm đất thổ cư
và canh tác cây ăn trái, rau màu.
2.2


Đặc Điểm Hệ Thống Sông Ngòi

Tỉnh Tiền Giang có 2 sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Vàm Cỏ
Tây, có hệ thống sông rạch nhỏ chằng chòt trong nội đồng, tổng diện tích chiếm
7,73% diện tích tự nhiên của tỉnh
Toàn tỉnh có 120 km sông Tiền đổ ra biển, có nguồn lợi thủy sản phong
phú và đa dạng, có nhiều điều kiện thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng và chế
biến thủy sản.

2.2.1 Đôi nét về sông Tiền
Sông Tiền là một nhánh của sông Mekong, là nguồn cung cấp nước ngọt
chính, chảy 115 km qua lãnh thổ Tiền Giang. Sông Tiền là sông cung cấp nước
ngọt chính trong tỉnh, có hệ thống sông rạch chằng chòt, phía Đông giáp biển
Đông nên chòu ảnh hưởng bán nhật triều. Vào mùa khô thường bò ảnh hưởng mặn
khu vực các huyện phía Đông và phía Bắc huyện Châu Thành. Vào mùa mưa chòu
ảnh hưởng ngập lũ và phèn khu vực Bắc các huyện phía Tây.
Cao trình đáy sông từ -6 m đến -16 m, bình quân -9 m. Độ dốc đoạn Cái
Bè – Mỹ Thuận khá lớn (10-13%) và lài hơn về đoạn hạ lưu (0,07%). Sông có
chiều rộng 600 – 1.800 m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500 – 17.000 m2 và chòu


-7ảnh hưởng của thủy triều quanh năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 –
190 m3/s
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát chất lượng nước trên sông Tiền
TT

Thủy vực
Danh mục

Sông Tiền

Mùa mưa
Mùa
khô
10 – 16
10 – 16

1

Độ sâu (m)

2

Độ trong (cm)

20 – 35

3

Nhiệt độ (0C)

4

Kênh nội đồng
Mùa mưa
Mùa khô
4,5 – 5

1,5 – 5

20 – 50


10 – 50

15 – 45

29 – 31

27 – 30

29 – 31

29 – 30

pH

7,9 – 9

6,4 – 7

7,4 – 8

4,5 – 8

5

Độ mặn (‰)

0 – 12

0–4


0

0

6

DO (ppm)

4,8 – 9,6

4,48 – 7,04

3,04 – 6,32

3,52 – 6,4

7

Độ cứng (mg/l
CaCO3)

85,4 146

61 – 97,6

85,4 – 122

24,2 – 73,2


(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp Huyện Cái Bè, 2000).
2.2.2 Sông Vàm Cỏ Tây
Là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu từ sông
Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười
thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập mặn chính. Tại Tân An, cao trình đáy sông -21,5
m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185 m, tiết diện ướt 1.930 m2, lưu lượng bình quân các
tháng kiệt 9 m3/s, lưu lượng lũ tối đa gần 5.000 m3/s.

2.2.3 Mạng lưới sông ngòi kênh rạch


-8Trên đòa bàn tỉnh còn có một số sông rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và
sông Vàm Cỏ Tây góp phần quan trọng trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa và
phục vụ sản xuất như sông Cái Cối, Cái Bè, Phú Phong, Bảo Đònh, Kỳ Hôn, Vàm
Giồng, Long Uông, Gò Công, Ba Rài, Trà Tân ……
Hầu hết sông rạch trên đòa bàn tỉnh đều chòu ảnh hưởng chế độ bán nhật
triều không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thuỷ triều rất mạnh, biên
độ triều tại vùng cửa sông từ 3,5 – 3,6 m, tốc độ truyền triều 30 km/h (gấp 1,5 lần
sông Hậu và 3 lần sông Hồng). Tốc độ chảy ngược trung bình 0,8 – 0,9 m/s, lớn
nhất lên đến 1,2 m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 – 1,8 m/s. Trên sông Tiền, tại
Mỹ Thuận ( cách cửa sông 102 km), biên độ triều lớn nhất từ 121 – 190 cm.
2 lũ lớn nhất ( tháng 9 – 10 ), biên độ triều nhỏ nhất 10 – 130 cm. Hai
tháng mùa cạn ( tháng 4 – 5), biên độ triều lớn nhất là 190 – 195 cm.
2.3

Tình Hình Kinh Tế Xã Hội

2.3.1 Dân số – Lao Động
Dân số: 1.665.288 người
Mật độ dân cư : 704 người/km2.

Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số.
2.3.2 Kinh tế
2.3.2.1Nuôi trồng thủy sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh (2005) là 12.118,5 ha, đạt
99,7% kế hoạch năm; bằng 108,3 % so với năm 2004. Trong đó diện tích nuôi
thủy sản nước ngọt (2005) là 5.527,7 ha; chiếm 45,6% tổng diện tích nuôi trồng
thủy sản toàn tỉnh; đạt 92,13 % kế hoạch năm; bằng 102,36 % so với năm 2004.
Điều này cho thấy nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2005 phát triển ổn
đònh. Phong trào nuôi cá tra tập trung phát triển mạnh ở vùng bãi bồi ven sông


-9Tiền thuộc các huyện Cai Lậy, Cái Bè. Đến nay, trên đòa bàn 2 huyện đã có 43
ha chuyên nuôi cá tra phục vụ xuất khẩu.
Nuôi cá bè phát triển khá mạnh, tập trung ở sông Tiền thuộc thành phố Mỹ
Tho và huyện Châu Thành. Đối tượng nuôi truyền thống là cá tai tượng, cá lóc, rô
đồng, trê lai, cá hú, cá he, rô phi đỏ (điêu hồng)...., là những loài cá có giá trò kinh
tế cao, dễ tiêu thụ. Ngoài ra, vơi sự hướng dẫn và khuyến khích của ngành, người
dân đang phát triển nuôi cá rô phi dòng Gift, tôm càng xanh vùng lũ.
2.3.2.2Tình hình sản xuất giống thủy sản
Trên đòa bàn tỉnh có Trung Tâm Nghiên Cứu Thủy Sản Đồng Bằng Sông
Cửu Long thuộc Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II tại huyện Cái Bè.
Trung tâm có diện tích 19 ha với 40 ao và 200 m3 bể đẻ, một năm sản xuất
khoảng 200 triệu cá bột và 20 – 30 triệu cá giống đáp ứng một phần nhu cầu về
giống trong tỉnh.
Toàn tỉnh có khoảng 73 cơ sở sản xuất giống tập trung ở huyện Châu
Thành, Cai Lậy, Tp. Mỹ Tho, Cái Bè. Thời gian qua, các khu vực nuôi cá tra ven
sông Tiền phát triển tốt, đặc biệt ở 2 huyện Cai Lậy – Cái Bè. Riêng huyện Cái
Bè đã thả nuôi trên 3,2 triệu con cá tra và ương khoảng 14 triệu con cá giống.
2.3.2.3Tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản trong Tỉnh
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản

xuất khẩu năm 2004 tăng mạnh về sản lượng. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là mặt
hàng cá tra, nhuyễn thể, chả cá, tôm đông lạnh và đồ hộp các loại phục vụ xuất
khẩu và tiêu thụ trong nước.
Trong năm 2004, có 3 doanh nghiệp được cấp code xuất khẩu hàng vào thò
trường EU là công ty TNHH Hùng Vương, công ty TNHH Việt Phú và phân
xưởng đồ hộp công ty TNHH Sông Tiền, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của tỉnh.


-10-

Tyû leä 1 : 400.000


-11-

Baỷn ủo haứnh chớnh Tổnh Tien Giang


-12-

Bảng 2.2 Kết quả sản xuất ngư nghiệp các Huyện., Thò Xã, Thành Phố năm 2005
Danh mục

Tổng diện tích

ĐVT

Toàn tỉnh


Huyện
Cái Bè

Huyện
Cai Lậy

ha

12.118,65

1.570

1.623

Huyện
Tân
Phước

Huyện
Châu
Thành

Huyện
Huyện
Huyện
Chợ Gạo Gò Công Gò Công
Tây
Đông

72


197

370

0

0

197

370

209

0

0

3.159,5

1.850

4.180

107

0

Lợ, mặn




6.591

0

0

Ngọt



5.527,7

1.570

1.623

Bè cá

Chiếc

20

2

Tổng sản lượng

Tấn


136.014,75

15.710

9.500

SL khai thác biển



71.261

SL nuôi



61.522

13.850

8.650

315

2.920

1.800

SL khai thác nội đòa




3.231

1.860

850

62

132,5

50

481

0

0

0
72
0

377

0

988,15


Thò xã
Thành
Gò Công phố Mỹ
Tho

7.181

91,5

26

6.087

4,7

0

1.094

86,8

26

0

0

250


60.035

1.076

40.199,3

190

31.600

715

38.649

3.658

28.435

361

1.533

0

17,25

499,3
488,85

260


0

( Nguồn: Báo Cáo Tổng Kết Tình Hình Thực Hiện Nhiệm Vụ 2005, Sở Thủy Sản, UBND Tỉnh Tiền Giang)


-13-


-142.4

Lòch Sử Nghề Nuôi Cá Tra Tại Việt Nam

Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonesia và Việt Nam, là loài cá nuôi có giá trò kinh tế cao. Cá tra được nuôi
phổ biến hầu hết ở các nước Đông Nam Á, là một trong những loài cá nuôi quan
trọng của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông Mekong có nghề nuôi cá tra
truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá tra tự
nhiên phong phú.
Đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam có truyền thống nuôi cá tra. Cá tra
nuôi phổ biến trong cả ao và bè. Hiện nay, nuôi cá tra đã phát triển ở nhiều đòa
phương, không chỉ ở Nam Bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng
bắt đầu nuôi đối tượng này.
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng
bằng Nam Bộ. Vào mùa lũ, nguồn cá tự nhiên do sông Mekong tải về một lượng
khổng lồ cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ của người dân. Tài liệu thống kê của
tỉnh An Giang cho thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở nông thôn
(của tỉnh lúc bấy giờ) là cá tra. Tài liệu của y Hội Sông Mekong cũng đề cập
hiện trạng nuôi cá tra ở miền Nam Việt Nam trong những thập niên 50 – 70.
Người dân nuôi cá tra truyền thống và ghép với một số loài khác, thu hoạch cá

thường vào cuối năm hoặc những tháng mùa khô.
Từ những năm 1970 về trước, khi nghề cá còn hạn chế về kỹ thuật nuôi,
về con giống và tập quán nuôi cá, thì nghề nuôi cá còn mang tính chất đơn điệu
với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra, còn các đối tượng khác thì rất ít. Do đặc
tính chòu đựng được môi trường khắc nghiệt nên người nuôi cá tra không cần
phải đào ao lớn mà nuôi vẫn có kết quả.
Nguồn giống cá tra trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào việc vớt cá trong
tự nhiên. Sản lượng vớt cá bột ngày càng giảm dần do biến động của điều kiện
môi trường và sự khai thác quá mức của con người. Nghiên cứu sinh sản nhân
tạo cá tra được bắt đầu từ năm 1978. Đến năm 1999, khi chúng ta đã chủ động
và xã hội hoá sản xuất giống nhân tạo cá tra thì nghề vớt cá tra bột hoàn toàn
chấm dứt.
Cùng với thành công trong sản xuất đủ nhu cầu giống cá tra nhân tạo,
nghề nuôi cá tra phát triển mạnh mẽ, sản lượng cá thòt tăng lên đột biến trong


×