Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG NƯỚC TƯỚI BẰNG BIỆN PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CA CAO (Theobroma cacao L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.05 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG NƯỚC TƯỚI BẰNG
BIỆN PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT ĐỐI VỚI
SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY CA CAO
(Theobroma cacao L.)

Họ và tên sinh viên: ĐỖ TẤN LỢI
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 - 2009

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG NƯỚC TƯỚI BẰNG
BIỆN PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT ĐỐI VỚI
SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY CA CAO
(Theobroma cacao L.)

Tác giả
ĐỖ TẤN LỢI
Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phạm Hồng Đức Phước



Tháng 8/2009
i


LỜI CẢM TẠ
- Thành kính ghi nhớ sắc son công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
- Các anh chị, cùng những người thân trong gia đình đã động viên tinh thần, hỗ trợ và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong học tập.
- Em xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô giáo, đã truyền đạt những kiến thức
quý báu và giúp em trong học tập và nghiên cứu.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôi xin chân thành cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa
Nông học
- Các anh chị trong Viện nghiên cứu và chuyển giao khoa học Nông Lâm Nghiệp Tây
Nguyên
- Vợ chồng chú Lợi đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập đề tài tại vườn ca cao.
- Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hồng Đức Phước, người đã
tận tình hướng dẫn và góp ý những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
- Xin cảm ơn tập thể lớp NH31A đã giúp đỡ, động viên và đóng góp ý kiến cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2009

Đỗ Tấn Lợi

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu : “Ảnh hưởng của lượng nước tưới bằng biện pháp tưới nhỏ
giọt đối với sự sinh trưởng phát triển của cây ca cao (Theobroma cacao L.)”. Được
tiến hành tại vườn ca cao, số nhà 111, đường Y Ngông, Tân Thành, TP.Buôn Ma
Thuột. Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2009.
Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố, 3 lần lập lại
với 4 NT tưới nhỏ giọt là NT1(tưới 5 lít/ngày); NT2 (tưới 10 lít/ngày); NT3 (tưới 15
lít/ngày) và NT4 (tưới 20lít/ngày), với thời gian tưới lần lượt là: 60 phút; 120 phút;
180 phút và 240 phút. Riêng NT5 (nghiệm thức đối chứng) tưới dí theo kiểu truyền
thống 2 tuần/lần với mức tưới là 320 lít/gốc/3 phút của một lần tưới, được bố trí thành
một khối riêng do diện tích vườn hẹp theo chiều dọc và hệ thống ống nhỏ giọt đã lắp
đặt trước. Trong một ô cơ sở có 20 cây, gồm 2 hàng, một hàng 10 cây và chọn mỗi
hàng 5 cây trong giữa ô để theo dõi.
Qua thí nghiệm đã đạt được kết quả sau:
- Về chỉ tiêu chu vi thân: NT4 có sự tăng trưởng chu vi thân trung bình cao nhất
(1,7 cm).
- Tỷ lệ ra đọt non: NT4 luôn có tỷ lệ ra đọt non trung bình cao nhất qua các
tháng theo dõi là (99,3 %) và thấp nhất là NT5 (92 %)
- Về chỉ tiêu ra hoa: NT4 có tình trạng ra hoa ổn định và giao động từ mức
trung bình đến nhiều hoa và NT5 có tình trạng ra hoa luôn ở mức kém qua các tháng
theo dõi.
- Số trái cấp 1: Qua các tháng theo dõi thí nghiệm thì NT4 có số trái cấp 1 trung
bình cao nhất (12,9 trái), thấp nhất là NT5 (2,7 trái).
- Số trái cấp 2: Qua các đợt theo dõi thì NT2 số trái cấp 2 trung bình cao nhất là
45,8 trái và thấp nhất là NT1 (22 trái).
- Trọng lượng trái tươi: Qua các lần thu hoạch thì NT4 có trọng lượng trái tươi
trung bình cao nhất (411,1 g).
- Trọng lượng hạt tươi/trái: NT4 đạt trọng lượng hạt tươi/trái trung bình cao
nhất (96,2 g) qua các lần thu hoạch, thấp nhất là NT5 (83,6 g).

iii



- Trọng lượng hạt khô/trái: NT4 đạt trọng lượng hạt khô/trái trung bình cao nhất
qua các lần thu hoạch là 35,9 g và thấp nhất là NT5 (29,8 g).
- Số hạt khô/100 gram: Qua các đợt thu hoạch NT4 có số hạt khô/100 gram
trung bình thấp nhất là (89 hạt) và cao nhất là NT5 (101 hạt).
- Hiệu quả kinh tế: So với tưới truyền thống thì tưới nhỏ giọt luôn tiết kiệm
công tưới và tuổi thọ vận hành đường ống bền hơn. Khi áp dụng phương pháp tưới nhỏ
giọt với mức tưới 20 lít/ngày thì lợi nhuận tăng thêm 21.350.000 đồng/ha so với tưới
dí truyền thống.
Từ những kết quả thí nghiệm trên thì tưới nhỏ giọt với mức tưới 20 lít/ngày cây
ca cao sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và lợi nhuận cao hơn so với đối chứng
tưới dí truyền thống.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii


Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

ix

Danh sách các hình

x

Danh sách các bảng

xi

Danh sách các biểu đồ

xii

Chương 1 GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài.....................................................................2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu..............................................................................................................2
1.2.3 Giới hạn đề tài....................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
2.1 Giới thiệu về cây ca cao ........................................................................................3
2.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................3

2.1.2 Đặt điểm thực vật học ........................................................................................4
2.1.2.1 Thân................................................................................................................4
2.1.2.2 Lá....................................................................................................................4
2.1.2.3 Rễ ...................................................................................................................4
2.1.2.4 Hoa .................................................................................................................5
2.1.2.5 Trái .................................................................................................................5
2.1.2.6 Hạt ..................................................................................................................6
2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh..........................................................................................6
2.2 Tình hình sản xuất – tiêu thụ ca cao trên thế giới và ở Việt Nam...........................6
2.2.1 Trên thế giới ......................................................................................................6
v


2.2.2 Ở Việt Nam........................................................................................................7
2.3 Kỹ thuật chăm sóc.................................................................................................9
2.3.1 Tưới nước giữ ẩm .............................................................................................9
2.3.2 Tủ gốc cho cây ca cao ........................................................................................9
2.3.3 Bón phân.......................................................................................................... 10
2.3.4 Tỉa cành tạo tán................................................................................................ 10
2.3.5 Xử lý vỏ trái .................................................................................................... 10
2.4 Thu hoạch và sơ chế ca cao................................................................................. 11
2.4.1 Thu hoạch ........................................................................................................ 11
2.4.2 Tồn trữ trái....................................................................................................... 11
2.4.3 Đập trái – tách hạt............................................................................................ 11
2.4.5 Ủ lên men hạt................................................................................................... 11
2.4.6 Đảo trộn khối hạt ............................................................................................. 12
2.4.7 Làm khô hạt ..................................................................................................... 12
2.4.8 Bảo quản hạt .................................................................................................... 13
2.5 Sự trao đổi nước trong cây và vai trò của nước ................................................... 13
2.5.1 Hàm lượng nước trong cây............................................................................... 13

2.5.2 Sự cân bằng về nước trong cây......................................................................... 14
2.5.3 Vai trò của nước đối với đời sống của cây........................................................ 14
2.6 Hệ thống tưới nhỏ giọt ....................................................................................... 15
2.6.1 Giới thiệu chung .............................................................................................. 15
2.6.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng ................................................................... 16
2.6.2.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới ............................................ 16
2.6.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam............................................. 17
2.6.3 Cấu tạo và cách bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt ................................................... 18
2.6.3.1 Cấu tạo.......................................................................................................... 18
2.6.3.2 Cách bố trí hệ thống đường ống .................................................................... 19
2.6.4 Ưu và nhược điểm của tưới nhỏ giọt ................................................................ 21
2.6.4.1 Ưu điểm ....................................................................................................... 21
2.6.4.2 Nhược điểm .................................................................................................. 21

vi


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 25
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 25
3.1.1 Thời gian.......................................................................................................... 25
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 25
3.2 Khí tượng thuỷ văn ............................................................................................. 25
3.3 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................. 26
3.4 Bố trí thí nghiệm và nghiệm thức ........................................................................ 26
3.4.1 Phương pháp thí nghiệm .................................................................................. 26
3.4.2 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 27
3.5 Phương pháp lấy số liệu ...................................................................................... 28
3.5.1 Nguyên tắc chọn cây thí nghiệm ...................................................................... 28
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................................... 28
3.5.2.1 Chu vi thân.................................................................................................... 28

3.5.2.2 Đọt non ......................................................................................................... 29
3.5.2.3 Ra hoa........................................................................................................... 29
3.5.2.4 Trái cấp 1...................................................................................................... 29
3.5.2.5 Trái câp 2...................................................................................................... 29
3.5.2.6 Năng suất ...................................................................................................... 30
3.6 Xử lý số liệu ....................................................................................................... 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 31
4.1 Chu vi thân ......................................................................................................... 31
4.2 Tỷ lệ ra đọt non................................................................................................... 32
4.3 Ra hoa................................................................................................................. 34
4.4 Trái cấp 1............................................................................................................ 35
4.5 Trái cấp 2............................................................................................................ 36
4.6 Trọng lượng trái tươi........................................................................................... 38
4.7 Trọng lượng hạt tươi/trái..................................................................................... 40
4.8 Trọng lượng hạt khô/ trái .................................................................................... 41
4.9 Số hạt khô/100 gram .......................................................................................... 43
4.10 Hiệu quả kinh tế................................................................................................ 45

vii


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................... 50
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 50
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 54

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
REP: Replication: lần lập lại
NT: Nghiệm thức
CV: Coefficient of variation: hệ số biến thiên
Prob: Probability of statement in: giá trị xác xuất của trắc nghiệm
UNDP: United Nations Development Programme: chương trình phát triển Liên Hiệp
Quốc
TBNT: Trung bình nghiệm thức
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống đường ống ................................................................ 20
Hình 2.2 Sơ đồ chi tiết các ống giảm......................................................................... 20
Hình 2.3 Khu vườn thí nghiệm ................................................................................. 22
Hình 2.4 Tưới dí ....................................................................................................... 22
Hình 2.5 Tưới nhỏ giọt ............................................................................................. 22
Hình 2.6 Chi tiết nối từ ống 27 mm sang ống 5 mm.................................................. 23
Hình 2.7 Cây ra hoa nhiều (C) và ít hoa (D).............................................................. 24
Hình 2.8 Cây ra hoa trung bình (E) và không ra hoa (F)............................................ 24
Hình 3.1 Ống đong 500 ml dùng để xác định lượng nước ......................................... 30
Hình 4.1 Trái bị héo sinh lý ...................................................................................... 47
Hình 4.2 Hạt tươi (a) và hạt lên men (b).................................................................... 48
Hình 4.3 Hạt lên men (c) và hạt khô (d) .................................................................... 48
Hình 4.5 Trái cấp 1, cấp 2 (e) và chu vi thân (f) ........................................................ 49
Hình 4.6 Trái chín (k) và hạt tươi (l) ......................................................................... 49


x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Sản lượng ca cao thế giới (ngàn tấn) ............................................................7
Bảng 2.2 Giá thu mua hạt ca cao của Công ty Cargill Việt Nam .................................8
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết từ tháng 2 đến tháng 5 ..................................... 25
Bảng 4.1 Chu vi thân trung bình của các NT qua các đợt theo dõi ............................ 31
Bảng 4.2 Tỷ lệ ra đọt non trung bình của các NT ..................................................... 32
Bảng 4.3 Quá trình ra hoa của các NT ...................................................................... 34
Bảng 4.4 Số trái cấp 1 trung bình của các NT ........................................................... 35
Bảng 4.5 Số trái cấp 2 trung bình của các NT ........................................................... 36
Bảng 4.6 Trọng lượng trái tươi trung bình của các NT ............................................. 38
Bảng 4.7 Trọng lượng hạt tươi/trái trung bình của các NT ........................................ 40
Bảng 4.8 Trọng lượng hạt khô/trái trung bình của các NT......................................... 41
Bảng 4.9 Số hạt khô/100gram trung bình của các NT ............................................... 43
Bảng 4.10 Chi phí tiền công tưới (đồng/ha) .............................................................. 45
Bảng 4.11 Chi phí tiền điện (đồng/năm) ................................................................... 45
Bảng 4.12 Chi phí tiền đường ống tưới (đồng/ha) ..................................................... 46
Bảng 4.13 Tổng thu (đồng/ha/năm)........................................................................... 46
Bảng 4.14 So sánh lợi nhuận thu được (đồng/ha/năm) .............................................. 46

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Sự tăng trưởng chu vi thân trung bình của các NT ................................. 32
Biểu đồ 4.2 Khả năng ra chồi non trung bình của các NT ......................................... 33

Biểu đồ 4.3 Số trái cấp 1 trung bình của các NT qua các đợt theo dõi ....................... 36
Biểu đồ 4.4 Số trái cấp 2 trung bình của các NT qua các đợt theo dõi ....................... 36
Biểu đồ 4.5 Trọng lượng trái tươi trung bình của các NT.......................................... 38
Biểu đồ 4.6 Trọng lượng hạt tươi/trái trung bình của các NT .................................... 39
Biểu đồ 4.7 Trọng lượng hạt khô/trái trung bình của các NT..................................... 41
Biểu đồ 4.8 Số hạt khô/100gram trung bình của các NT ........................................... 43

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây ca cao (Theobroma cacao L.), thuộc họ Sterculiaceae là cây công nghiệp
rất có tiềm năng phát triển trên thế giới, đã được nhiều nước trên thế giới xem là cây
trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Sản phẩm chính của ca cao là hạt dùng để làm
nguyên liệu chế biến các sản phẩm như kẹo bánh, chocolate, bơ ca cao, sữa, hiện nay
rất được ưa chuộng trên thị trường và có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt ca cao chứa nhiều
chất bột, protein, chất béo và một số chất có tác dụng kích thích như theobromin,
cafein có tác dụng tốt đến sức khoẻ con người. Sau khi lấy hết hạt, vỏ và cùi của quả
ca cao có thể đem nghiền thành bột làm thức ăn gia súc. Lá ca cao có thể làm thức ăn
cho dê, thỏ.
Đối với ca cao trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây thường bị thiếu nước vào
mùa khô do rễ chưa ăn sâu vào đất và nhất là những nơi bóng che còn thiếu. Do đó,
cần phải tưới đầy đủ nước cho cây. Vào giai đoạn kinh doanh, ca cao đã định hình, tán
cây và bóng che nhiều, rễ ăn sâu vào đất. Do đó cây chịu hạn tốt hơn, mùa khô có thể
cần ít nước tưới hơn. Tuy nhiên, nếu được tưới trong mùa khô năng suất sẽ cao và cho
trái quanh năm. Khi trái phát triển nếu thiếu nước thì hạt sẽ nhỏ, hàm lượng bơ thấp và
tỷ lệ vỏ nhiều. Do đó tưới đủ nước là biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng lớn đến
năng suất và phẩm chất hạt.

Cùng với nhu cầu đó, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là kỹ thuật cung cấp nước
hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng một cách đáng kể. Kỹ
thuật tưới nhỏ giọt là một dạng cơ bản của tưới tiết kiệm nước mà khu vực rễ cây trồng
được cung cấp nước trực tiếp và liên tục dưới dạng các giọt nước từ thiết bị tạo giọt
đặt trên mặt đất. Hiện nay, yêu cầu phát triển công nghệ tưới nhỏ giọt là rất cần thiết,
nó mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng rất lớn đối với việc phát triển cây
công nghiệp, cây ăn quả, rau màu và các loại cây có giá trị kinh tế cao.
1


Vì những lý do trên, vấn đề nước tưới cho cây ca cao đã được chú ý và nghiên
cứu, tuy nhiên vẫn chưa có kết luận chính xác về lượng nước tưới thích hợp cho cây
(đặc biệt là với hệ thống tưới nhỏ giọt) giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng
suất cao. Để hoàn thành mục tiêu này thì việc xác định lượng nước cho cây như thế
nào, sẽ cung cấp những cơ sở khoa học để có thể đưa ra chế độ tưới đạt hiệu quả cao
nhất.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm làm rõ hơn về mối tương quan giữa tưới
nước và sự sinh trưởng phát triển của cây ca cao và được sự đồng ý của khoa Nông
học, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Hồng Đức Phước, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Ảnh hưởng của lượng nước tưới bằng biện pháp tưới nhỏ giọt đối với sự
sinh trưởng phát triển của cây ca cao (Theobroma cacao L.)”.
1.2 Mục đích – yêu cầu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Xác định mức nước tưới thích hợp đối với cây ca cao thông qua hệ thống tưới
nhỏ giọt nhằm tiết kiệm lượng nước tưới, tiết kiệm điện, giảm công lao động, giảm xói
mòn đất, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước để cây sinh trưởng phát triển tốt.
1.2.2 Yêu cầu
 Nhận xét mối tương quan giữa lượng nước tưới và sự sinh trưởng, phát triển
của cây.
 Thu thập và phân tích các số liệu về: năng suất, chu vi thân, đợt ra đọt non,

số trái cấp 1 (= < 10 cm), số trái cấp 2 (>10cm) và ra hoa.
 Trong thí nghiệm ngoài yếu tố các mức nước tưới cần khác biệt thì các yếu
tố khác còn lại phải đồng nhất (phân bón, phun thuốc phòng trừ sâu
bệnh,…).
1.2.3 Giới hạn đề tài
Chỉ tiến hành trong thời gian ngắn và chỉ theo dõi được những chỉ tiêu chính.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây ca cao
2.1.1 Giới thiệu chung
Cây ca cao có tên khoa học là Theobroma cacao L., thuộc họ Sterculiaceae là
loài duy nhất trong số 22 loài của thứ Theobroma được trồng sản xuất. Cây ca cao có 3
nhóm chính: Forastero, Criollo, Trinitario. Giống Forastero là giống phổ biến và đang
được trồng ở nước ta.
Cây ca cao có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon nằm ở Nam Trung Mỹ và
cũng đã được trồng rộng rãi ở đây từ hơn 500 năm trước, sinh thái tự nhiên của cây ca
cao là ở tầng thấp trong những cánh rừng mưa nhiệt đới, nơi có cường độ ánh sáng
thấp, ẩm độ không khí cao, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng như giữa các
tháng trong năm đều hẹp.
Cây ca cao là cây lưu niên, chu kỳ khai thác từ 20 - 25 năm, ưa ánh sáng tán xạ
(50 - 60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc
cây che bóng. Thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ bazan, đất xám, đất phù
sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ. Ca cao
chịu được trên vùng đất có pH từ 5 – 8 nhưng tối ưu khoảng 5,5 _ 6,7, tầng canh tác
dày 1


_

1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ với lượng

mưa 1500 – 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 70 - 80% và không có gió
mạnh thường xuyên.
Các nước trồng ca cao đều nằm trong vùng có vĩ độ trong khoảng 15o
Bắc – Nam (Phạm Hồng Đức Phước, 2005). Hiện nay trên thế giới có 3 vùng trồng ca
cao chính gồm: Tây Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á.

3


2.1.2 Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1 Thân
 Thân phát triển từ hạt
Đối với ca cao thực sinh, thân ca cao có 3 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1: Hạt nẩy mầm thượng địa
Giai đoạn 2: Tính từ lúc lá mầm bắt đầu mở, 4 lá đầu tiên phát triển, đốt rất
ngắn. Lá tăng trưởng diện tích và đốt kéo dài. Khi lá thành thục, đợt sinh trưởng kế
tiếp bắt đầu với sự xuất hiện lá non trên các đốt rất ngắn. Cây sinh trưởng tiếp tục
trong 6 - 7 tuần, chiều cao cây có thể đạt từ 0,5 – 2 m tuỳ điều kiện môi trường.
Giai đoạn 3: Cây tạm ngừng tăng trưởng về chiều cao, các cành ngang trên đỉnh
ngọn phát triển đồng thời tạo thành tầng cành đầu tiên. Quá trình hình thành tầng cành
thứ hai diễn ra sau khi tầng thứ nhất xuất hiện khoảng vài năm. Sự phát triển này lập
lại và cây có thể có 4 - 5 tầng cành và cao đến 20 m trong tự nhiên.
 Thân phát triển từ cành ghép
Thân phát triển từ cành ghép và mầm ghép lấy từ cành ngang thì thân không
phát triển thẳng đứng mà thường mọc nghiêng, các chồi nách phát triển sớm, nhiều cây
có dạng bụi gồm nhiều cành chính và không có tầng cành. Nếu mầm ghép lấy từ thân

chính và cành vượt thì sự sinh trưởng giống như thân mọc từ hạt
2.1.2.2 Lá
Lá non phát triển theo từng đợt, sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành vào trạng thái ngủ,
khoảng 4-6 tuần lễ tuỳ theo điều kiện môi trường. Sự phát triển lá liên quan đến tình
trạng nước của cây. Ca cao trồng không che bóng các đợt ra lá nhanh hơn là trồng
trong điều kiện thiếu bóng che. Điều này do khi không có bóng che, sự biến động hàm
lượng nước trong cây xảy ra thường xuyên và nhiệt độ môi trường bên ngoài cao kích
thích chồi lá phát triển. Nếu cây thiếu dinh dưỡng sẽ có sự vận chuyển dinh dưỡng từ
lá già sang lá non mới ra dẫn đến việc lá già bị rụng sớm. Do đó, số lá già hiện diện
trên thân giúp người trồng có thể hiểu được phần nào hiện trạng dinh dưỡng của cây ca
cao.
2.1.2.3 Rễ
Hạt sau khi nẩy mầm, rễ mọc rất nhanh và có nhiều rễ ngang mọc thẳng góc
quanh rễ trụ. Ba tháng đầu rễ phát triển rất nhanh đạt đến 25 cm. Cây trồng được 3
4


năm tuổi, rễ trụ dài khoảng 1,5 - 2 m. Trên suốt chiều dài của rễ trụ có nhiều rễ ngang
và phân nhánh với rất nhiều rễ con, tập trung chủ yếu ở vùng rễ phía dưới cổ rễ
khoảng 20 cm. Biện pháp tủ gốc để giữ và kéo dài ẩm độ đất trong mùa khô rất quan
trọng trong việc duy trì hoạt động của lớp rễ ngang trong quá trình hấp thu dinh dưỡng
và nước.
2.1.2.4 Hoa
Hoa xuất hiện trên sẹo lá của thân, cành. Lứa hoa đầu tiên trên cây trồng từ hạt
có thể ra hoa vào khoảng 14 - 20 tháng sau khi trồng, còn cây ghép hay cây dâm cành
có thể ra hoa sớm hơn từ 9 - 18 tháng sau khi trồng. Thông thường hoa tập trung vào
mùa mưa. Những nơi có đủ nước, hoa ra quanh năm nhưng vẫn có cao điểm ra hoa rộ.
Do hàng năm hoa xuất hiện cùng một chỗ nên lâu ngày chổ ra hoa phình to gọi
là đệm hoa. Thường mỗi đệm hoa mang rất nhiều hoa, nếu đệm hoa bị tổn thương thì
lượng hoa giảm hoặc không ra nữa. Hoa có cuống dài từ 1 - 3 cm, có 5 cánh đều đặn.

Hoa bắt đầu nở từ khoảng 3 giờ chiều hôm trước cho đến 9 giờ sáng hôm sau. Hoa ca
cao ra nhiều nhưng chỉ thụ phấn và đậu 1 - 5%. Phần lớn hoa nở mà không được thụ
phấn sẽ rụng sau 48 giờ.
2.1.2.5 Trái
 Sự phát triển của trái
Sau khi thụ phấn trái tăng trưởng chậm trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc độ
tối đa sau 75 ngày. Sau khi thụ phấn 85 ngày, sự tăng trưởng của trái chậm lại, trong
khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích lũy chất
béo. Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn. Khi hạt tăng trưởng
tối đa trái vào giai đoạn chín. Trái chín không nở bung ra và ít khi rụng khỏi cây. Trái
non có 5 ngăn trong đó hạt được phân chia đều, vách ngăn này biến mất khi trái chín
chỉ còn lại một hốc chứa đầy hạt. Từ khi thụ phấn đến khi trái chín kéo dài từ 5 - 6
tháng tuỳ theo giống.
 Hiện tượng khô héo ở trái non
Một số lớn trái non thường khô héo trên cây trong giai đoạn đầu phát triển. Trái
ở nhánh nhỏ khó phát triển hơn ở thân và cành lớn.
Theo Trần Văn Hoà (1999), thì hiện tượng khô trái non là bệnh rất thường gặp
trên ca cao, nếu hạn chế được bệnh này thì năng suất ca cao tăng gấp 10 lần. Triệu
5


chứng thường gặp là các trái non bị héo hay chín háp rồi sau đó khô đi. Hiện tượng
khô trái non thường không do một nguyên nhân mà do nhiều nguyên nhân gây nên như
mất bình quân về sinh lý, nấm bệnh phá hại, côn trùng chích hút, tuy nhiên các nghiên
cứu cho thấy nguyên nhân chính là do mất bình quân về sinh lý, thường là do hậu quả
của các điều kiện khắc nghiệt của khí hậu và đất đai, như đất quá dư nước, quá khô
hạn hay mất bình quân về dinh dưỡng trong đất, nhất là việc thiếu kali cho cây đã
trưởng thành.
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2005), thì số lượng trái non khô héo chiếm từ
20 - 90% trên tổng số trái đã được thụ phấn. Trong 50 ngày đầu sau khi thụ phấn trái

bị héo sinh lý nhiều, sau đó chậm dần và tăng lại sau 70 ngày. Sau 95 - 100 ngày trái
không còn héo sinh lý nữa. Trong giai đoạn này nếu trái héo, đen thì thường là do
bệnh.
Để hạn chế bệnh khô trái non, cần cung cấp đủ nước cho cây trong mùa nắng,
thoát nước tốt trong mùa mưa, đồng thời bón thêm phân cân đối nhất là kali và lân
trong thời kỳ cây ra hoa và đậu trái.
2.1.2.6 Hạt
Hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua, ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy. Hạt
có vỏ mỏng nhiều đường gân. Kích thước hạt thay đổi tuỳ theo giống và mùa vụ. Hạt
phát triển trong mùa khô có kích thước nhỏ, trọng lượng nhỏ, hàm lượng chất béo thấp
và tỷ lệ lép nhiều hơn mùa mưa.
2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2005), thì cây ca cao có thể trồng được trên các
vùng có lượng mưa hàng năm vào khoảng 1500 – 2500 mm, cao độ trên 800 m, thích
nghi tốt ở điều kiện nhiệt độ tối đa khoảng 30

_

32oC và tối thiểu trung bình khoảng

18 - 21oC, pH từ 5 _ 8 nhưng tối ưu khoảng 5,5 – 6,7. Cây bị thiệt hại nghiêm trọng ở
nhiệt độ dưới 10oC. Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển khoảng 70 _ 80%.
Nhu cầu nước đối với cây ca cao rất quan trọng, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
cây ca cao cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong mùa khô và những nơi cây che
bóng còn thiếu. Ca cao chủ yếu ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa. Tuy nhiên,
nếu được tưới trong mùa khô thì cây cho trái quanh năm và năng suất sẽ cao.

6



2.2 Tình hình sản xuất _ tiêu thụ ca cao trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Trên thế giới
Nhìn chung, việc trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của ca cao đang có chiều
hướng tăng dần trên toàn thế giới đáng chú ý nhất là khu vực Châu Á, đặc biệt là Đông
Nam Á sẽ trở thành khu vực có diện tích trồng ca cao lớn không thua kém Nam Mỹ và
Châu Phi (Nguyễn Văn Uyển - Nguyễn Tài Sum, 1996). Do sự phát triển năng động
của nền kinh tế trong những năm 80 và 90, mức sống của hàng tỷ người Châu Á đang
tăng lên nhanh chóng, các sản phẩm ca cao trước đây được xem như là mặt hàng của
người giàu, nay dần dần tiêu thụ phổ biến hơn.
Bảng 2.1 Sản lượng ca cao trên thế giới (ngàn tấn)
Quốc gia

2004/2005

2005/2006

2006/2007

2007/2008

Châu Phi

2413

2647

2378

2604


2372

Cameroon

190

172

170

188

195

Côte d’Ivoire

1426

1557

1422

1431

1200

Ghana

552


660

555

730

700

Nigeria

206

214

185

200

210

Các nước khác

39

44

46

55


67

Châu Á - Thái
Bình Dương

569

681

635

614

607

Indonesia

470

575

525

500

490

Malaysia

26


27

28

32

32

Các nước khác

73

79

82

82

85

Châu Mỹ

437

435

408

447


451

Brazil

171

162

126

160

165

Ecuador

114

113

115

115

112

Các nước khác

152


160

167

172

176

Tổng sản lượng

3419

3763

3421

3665

3430

2008/2009

(Nguồn: ICCO, USDA, Reuters, LMC Estimates June 2009)
2.2.2 Ở Việt Nam
Cây ca cao ở Việt Nam được người Pháp đưa vào khoảng nữa cuối thế kỷ XIX.
Đã được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi ở các tỉnh phía Nam, từ các tỉnh miền Trung và
Tây Nguyên trở vào Nam Bộ.
7



Từ năm 1878, cây ca cao đã được du nhập vào Việt Nam, ông cố đạo Garnet
(địa phận Cái Mơn) đã phổ biến kỹ thuật gieo trồng, gây giống ca cao tại tỉnh Bến Tre.
Nhưng chỉ được trồng thử nghiệm trên diện tích nhỏ. Năm 1956, chính quyền miền
Nam đưa ca cao vào trồng tại một số tỉnh ở miền Nam nhưng vì không có thị trường
tiêu thụ. Do đó, khó có thể khuyến khích việc trồng phổ biến ca cao (Nguyễn Văn
Uyển - Nguyễn Tài Sum, 1996). Từ năm 1990 khi chính sách mở cửa của nền kinh tế
được ban hành, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu chú ý đến khả năng trồng và chế
biến ca cao ở nước ta.
Đến thời điểm hiện nay diện tích trồng ca cao phát triển mạnh ở những tỉnh có
dự án Success Alliance đầu tư như Bến Tre, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tiền
Giang và Đắk Lắk. Đây là một chương trình do Bộ nông nghiệp Mỹ hỗ trợ đào tạo về
kỹ thuật giúp nông dân trồng ca cao đạt chất lượng xuất khẩu, đồng thời liên kết với
các tổ chức thu mua, chế biến sản phẩm cho người nông dân. Để nâng cao sức cạnh
tranh của ca cao Việt Nam, chuyên gia của Cty Masterfoods Việt Nam cho rằng ngay
từ bây giờ, khi ngành ca cao của Việt Nam còn non trẻ, cần phải tập cho người trồng
ca cao quen với nhận thức chất lượng là hàng đầu, đồng thời thực hiện ngay “chiến
dịch” xây dựng hình ảnh và thương hiệu ca cao Việt Nam để luôn tự tin về chất lượng
ca cao thuộc loại tốt nhất (www.hoinongdan.org.vn).
Bảng 2.2 Giá thu mua hạt ca cao của Công ty Cargill Việt Nam từ tháng 1 đến
tháng 6 năm 2009
Tiền thưởng (đồng/kg)
(nếu lên men > = 95%)

Tháng

Giá thu mua hạt
ca cao (đồng/kg)

1


35.300

1.600

2

36.600

1.600

3

36.000

1.600

4

35.000

1.600

5

35.800

1.600

6


38.000

1.600

(Nguồn: Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam)

8


2.3 Kỹ thuật chăm sóc
2.3.1 Tưới nước/giữ ẩm
Nguồn nước tưới có thể từ sông hồ hay nước giếng không bị nhiễm mặn hay
phèn. Tưới theo hàng hay tưới từng cây nhưng không nên tưới giữa lúc trời nắng gắt.
Khi cây còn nhỏ tránh để vòi nước phun thẳng vào cây vì có thể gây đổ ngã. Nên kết
hợp bón phân trước khi tưới thì hiệu quả của việc bón phân sẽ cao.
 Có hai cách tưới nước phổ biến cho cây ca cao:
- Tưới dí kiểu truyền thống: tưới bằng cách kéo ống cao su đến từng gốc cây để
cung cấp nước. Để đưa nước vào đường ống thì phải dùng máy bơm áp lực lớn bơm
nước từ giếng hay sông hồ. Nhưng cách tưới dí truyền thống bằng ống cao su có nhiều
nhược điểm sau:
+ Lãng phí nước do chảy tràn, bốc hơi do nắng và gió, thấm vào vùng đất
không có rễ.
+ Cần áp lực cao để bơm nước.
+ Tốn nhiều công kéo ống tưới và làm bồn.
+ Nhiều cỏ dại.
- Tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt: tưới nhỏ giọt nước thấm từ từ vào đất, đi
ngay vào hệ thống rễ, không phí nước vào vùng không có sự sinh trưởng. Do nước, chỉ
tưới ngay ở vùng có rễ nên lượng nước tưới ít hơn nhưng lại giữ được ẩm độ đất nhất
định, ít mất nước do gió và nắng. Dòng nước chảy rất chậm và sử dụng hiệu quả qua

hệ thống tưới nhỏ giọt cho phép tưới trên diện tích rộng lớn so với phương pháp tưới
truyền thống từ cùng một nguồn nước.
Thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt phân bón có thể được cung cấp thường xuyên
cho cây ca cao với lượng nhỏ nên hiệu suất sử dụng phân sẽ rất cao.
2.3.2 Tủ gốc cho cây ca cao
Tủ gốc là biện pháp tốt để giữ ẩm độ đất ổn định, duy trì sự hoạt động hữu hiệu
của tầng rễ ngang sát mặt đất, giảm số lần tưới và tránh cỏ mọc vào mùa khô. Vào mùa
mưa lớp hữu cơ phủ gốc làm hạn chế đất văng do mưa rơi, hạn chế sự phát tán mầm
bệnh nằm trong đất. Khi lớp phủ hoai mục sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây và
cải tạo lý tính đất theo hướng có lợi. Tuy nhiên lớp phủ hữu cơ này là môi trường
thuận lợi cho mối và các côn trùng có hại ẩn nấp.
9


2.3.3 Bón phân
Qua thực nghiệm ở Việt Nam hiện nay cho thấy trong năm đầu tiên tổng lượng
phân cung cấp cho mỗi cây trong khoảng từ 150 - 200 gram phân tổng hợp NPK
(16 - 16 - 8). Trong năm thứ hai lượng phân cần tăng lên vào khoảng từ 300 - 400
gram/gốc, năm thứ 3 là 500 - 600 gram/gốc. Từ năm thứ tư trở đi, cây bắt đầu vào giai
đoạn kinh doanh nên lượng phân bón cần thiết tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai tại chổ
và sản lượng ca cao thu hoạch. Để sản xuất 100 kg hạt khô cần bón 600 kg/ha phân
bón có chứa 6 - 10% N, 8 - 12% lân P2O5 hoà tan, 15 - 18% K2O và 2% MgO ( Phạm
Hồng Đức Phước, 2005).
Lượng phân bón được chia ra bón nhiều lần trong mùa mưa hoặc đều quanh
năm nếu sử dụng biện pháp tưới nhỏ giọt. Tuy nhiên, có hai thời điểm cây đặt biệt cần
phân bón là lúc vừa hình thành trái và trước khi thu hoạch hai tháng.
Phân bón lá luôn cho hiệu quả cao. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cần
chú ý đến nguyên tố vi lượng kẽm (Zn) thường hay thiếu, biểu hiện qua triệu chứng lá
hẹp và dài.
2.3.4 Tỉa cành tạo tán

Nguyên lý chung của việc tỉa cành tạo tán là:
- Điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi hướng để nhận được
ánh sáng nhiều nhất
- Tán lá phải tỏa kín không gian dành riêng cho từng cây và không có những lỗ
hổng trong tán cây
- Dưới tán lá phải thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh
- Chiều cao cây hợp lý để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch
2.3.5 Xử lý vỏ trái
Sau khi thu hoạch, hạt thường được tách ra khỏi trái, lượng vỏ trái thải ra nhiều
là điều kiện môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Do đó, sau khi tách hạt, vỏ
trái phải được bỏ vào hố chôn hoặc dùng tấm nilong trùm kín để cản sự phát tán nguồn
bệnh.

10


2.4 Thu hoạch và sơ chế ca cao
2.4.1 Thu hoạch
Chỉ thu hoạch khi trái đã chín là lúc trái có màu vàng hoặc đỏ cam thì theo giống. Các
trái có màu lục hay màu ôliu lúc còn non, khi trái chín đổi qua màu vàng tươi, các trái
có màu ửng đỏ tím thì khi chín có màu vàng sậm da cam. Trái chín thuận lợi cho việc
lên men, hàm lượng bơ trong hạt cao và có hương thơm tốt nhất. Nếu trái chưa chín sẽ
khó bóc hạt và khi lên men chất lượng hạt kém (hạt chai, xám). Khi thu hoạch có thể
dùng kéo tỉa cành hoặc dao bén để cắt cuống trái.
2.4.2 Tồn trữ trái
Một trong những kỹ thuật nâng cao chất lượng ca cao là tồn trữ trái. Trái ca cao
được thu hoạch cẩn thận, tránh làm nứt dập và được lưu trữ nơi thoáng mát trong vòng
7-9 ngày. Với khối lượng nhỏ trái lưu trữ trong 9 ngày khi lên men có chất lượng cao
nhất.
2.4.4 Đập trái – tách hạt

Trái được đập với lưỡi dao gắn ngược có bề dày cố định để tránh hư hạt bên
trong. Có thể dùng thanh gỗ để đập trái hoặc đập trái vào vật cứng (đá, gỗ) để làm vỡ
vỏ trái. Sau khi đập vỡ vỏ, hạt được tách khỏi lõi trái là bộ phận nơi hạt dính vào.
Tránh để lõi, mảnh vỏ trái lẫn vào khối hạt.
2.4.5 Ủ lên men hạt
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2005), thì ủ lên men hạt là một công việc rất
quan trọng đối với ca cao, thì hạt ca cao phải được ủ lên men để giảm vị đắng, chát,
hình thành những hương vị đặt trưng và màu của tử diệp được chuyển từ màu tím
thành màu chocolate. Trong quá trình lên men, một lượng nước thoát ra từ lớp cơm
nhầy quanh hạt giúp cho việc phơi sấy nhanh hơn. Sau khi đập trái để lấy hạt ra, hạt
phải đem ủ ngay trong vòng 24 giờ không nên để trể hơn.
Chất lượng ca cao được quyết định phần lớn do kỹ thuật lên men. Có nhiều
phương pháp ủ tuỳ theo khối lượng hạt như: ủ đống, ủ thúng, ủ thùng.

11


Theo Trần Văn Hoà (1999), để biết hạt đã lên men đầy đủ chưa thường áp dụng
các cách sau:
 Ngửi mùi của thúng
Ủ hay lên men là khoảng thời gian lấy hạt ra khỏi trái, dồn đống để các vi sinh
vật phát triển. Sự lên men bắt đầu khi nấm men phát triển trong lớp cơm bao quanh
hạt. Nấm men chuyển hoá đường trong lớp cơm hạt thành rượu. Giai đoạn tiếp theo là
vi khuẩn ôxy hoá rượu thành axít acetic và chuyển hoá tiếp tục đến cuối cùng là H2O
và CO2. Lớp cơm hạt bắt đầu rữa và chảy nước vào ngày thứ 2 sau khi lên men. Nhiệt
độ khối hạt tăng nhanh trong quá trình ủ lên men. Nhiệt độ khối ủ tăng lên 40 - 450C
sau khi ủ 48 giờ. Đảo trộn hạt sẽ làm tăng độ thông thoáng giúp vi khuẩn háo khí lên
men hoạt động mạnh. Vào ngày thứ 2 sau khi ủ, nhiệt độ cao và axít acetic làm các tế
bào hạt bị chết. ().
 Kiểm tra hạt trong quá trình ủ

Ca cao được gọi là lên men đầy đủ khi có hơn 90% lượng hạt được lên men.
Cần kiểm tra thường xuyên trong quá trình lên men bằng cách cắt đôi hạt để quan sát
màu sắc của tử diệp. Hạt đã lên men có màu nâu, chưa lên men hoàn chỉnh thì có màu
tím.
2.4.6 Đảo trộn khối hạt
Quá trình lên men kéo dài 5 - 6 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ khối hạt và môi
trường chung quanh. Sau khi ủ 48 giờ ( 2 ngày sau khi ủ) hạt được đảo trộn lần đầu và
đảo trộn lần hai sau 96 giờ ( 4 ngày sau khi ủ).
Mục đích đảo trộn là làm tăng độ thông thoáng khối hạt, giúp quá trình lên men
hiếu khí được thuận lợi. Sự đảo trộn cũng nhằm tránh nấm mốc phát triển ở bề mặt
ngoài và tăng sự lên men đồng đều. Quá trình lên men tốt khi khối hạt đạt từ 48 - 50oC
trong giai đoạn lên men hiếu khí.
2.4.7 Làm khô hạt
Hạt sau khi lên men phải làm khô bằng phơi hay sấy để độ ẩm từ 60% trở
xuống còn khoảng 7,5 - 8%. Nếu ẩm độ hạt cao hơn 8% nấm mốc sẽ phát triển, ngược
lại nếu hạt quá khô ẩm độ nhỏ hơn 7%, hạt sẽ dòn dễ vỡ. Phơi sấy phải cẩn thận để
tránh những mùi lạ phát triển. Phơi sấy phải tiến hành từ từ. Nếu làm hạt khô quá
nhanh thì một số quá trình chuyển hoá hoá học sẽ không được hoàn thành, hạt sẽ chua
12


×