TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
DƯỢC LIỆU NHÀU
Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS Trần Công Luận
ThS. Đỗ Văn Mãi
DS. Trì Kim Ngọc
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Lê Nguyễn Thúy Hằng
Cần Thơ, năm 2018
MỤC LỤC
Trước tiên nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường,
Phòng Đào tạo, quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện cho
nhóm trong suốt quá trình học tập tại trường, đồng thời hướng dẫn tận tình
giúp nhóm hoàn thành bài báo cáo này................................................................vi
Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy Trần
Công Luận, Thầy Đỗ Văn Mãi và Cô Trì Kim Ngọc đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt 03 tháng
nghiên cứu tại trường.............................................................................................vi
Do thời gian hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều, bài báo cáo không tránh khỏi
những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung và hình thức. Nhóm rất mong
nhận được những góp ý của quý Thầy, Cô...........................................................vi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
2.1 Tổng quan về dược liệu cây Nhàu...................................................................1
2.2 Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử cho dược liệu..............................8
Một tiêu chuẩn tốt cho dược liệu cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:................9
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM..........................................................................14
3.1 Đặc điểm vi phẫu và soi bột...........................................................................14
3.2 Phân tích sơ bột thành phần hóa thực vật.......................................................22
IV. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO DƯỢC LIỆU..........................................38
4.1 Định danh......................................................................................................38
4.2 Mô tả bộ phận dùng.......................................................................................39
4.3 Đặc điểm vi phẫu – soi bột............................................................................39
4.4 Định tính........................................................................................................39
4.5 Độ ẩm............................................................................................................40
4.6 Bảo quản........................................................................................................40
4.7 Tính vị - công năng........................................................................................40
4.8 Cách dùng – liều dùng...................................................................................40
V. KẾT LUẬN........................................................................................................40
5.1 Thuyết minh tiêu chuẩn.................................................................................40
5.1.1 Các chỉ tiêu kiểm nghiệm vi học.................................................................40
5.2 Kết luận.........................................................................................................41
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................43
PHỤ LỤC............................................................................................................... 44
ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
AO
Antioxidant
Trung hòa gốc tự do
ATP
Adenosin triphosphat
Năng lượng
Free Radical
Gốc tự do
FR
HC
LDL
Hữu cơ
Low-density lipoprotein
Tế bào nhạy cảm với suy
giảm miễn dịch ở người.
MT-4
NAA
Lipoprotein tỷ trọng thấp
Naphthaleneacetic acid
TT
Thuốc thử
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Một số hoạt chất có hoạt tính sinh học trong cây.
Bảng 2: Giá trị Rf của các vết trên sắc ký.
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Danh mục hình
Hình 3.1: Hình thái bên ngoài
Hình 3.2: Hình ảnh mặt cắt và vi phẫu của rễ Nhàu
Hình 3.3: Vi phẫu Lá, thân, rễ Nhàu
Hình 3.4: Soi bột
Hình 3.5: Dịch chiết ether
Hình 3.6: Xác định chất béo
Hình 3.7: Chén sứ chứa cắn không có tinh dầu
Hình 3.8: Định tính Carotenoid
Hình 3.9: Định tính Triterpenoid
Hình 3.10: Dịch chiết cồn
Hình 3.11: Dịch chiết cồn sau khi lắc với ether
Hình 3.12: Định tính Alkaloid bằng TT đặc hiệu
Hình 3.13: Định tính Coumarin
Hình 3.14: Định tính Glycosid tim
Hình 3.15: Định tính Saponin
Hình 3.16: Định tính Triterpenoid
Hình 3.17: Định tính Coumarin với dịch chiết cồn
Hình 3.18: Định tính Anthraquinon
Hình 3.19: Định tính Tanin
Hình 3.20: Định tính Saponin
Hình 3.21: Định tính hợp chất khử
Hình 3.22: Định tính các Acid hữu cơ
Hình 3.23: Định tính hợp chất Polyuronid
Hình 3.24: Dịch chiết nước thủy phân
Hình 3.25: Định tính Anthraquinon
Hình 3.26: Định tính Flavonoid
Hình 3.27: Sắc ký lớp mỏng
v
Tran
g
16
18
20
22
23
23
24
24
25
26
26
27
28
29
29
30
30
31
32
32
33
33
34
35
35
36
37
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường,
Phòng Đào tạo, quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện cho
nhóm trong suốt quá trình học tập tại trường, đồng thời hướng dẫn tận tình giúp
nhóm hoàn thành bài báo cáo này.
Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy
Trần Công Luận, Thầy Đỗ Văn Mãi và Cô Trì Kim Ngọc đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt 03
tháng nghiên cứu tại trường.
Do thời gian hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều, bài báo cáo không
tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung và hình thức. Nhóm
rất mong nhận được những góp ý của quý Thầy, Cô.
Cuối lời, xin chúc các Thầy, Cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt
để đào tạo cho đất nước những dược sĩ đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm
chất, đạo đức phục vụ cho nhân dân và cho đất nước.
vi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong y học cổ truyền, cây Nhàu từ lâu đã được sử dụng phổ biến với công
dụng nổi bật là bổ dưỡng. Ngày nay, Nhàu còn được chứng minh với nhiều công
dụng như: Nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, trị cao huyết áp, chữa nhức
mỏi tay chân, đau lưng. Ở Việt Nam, Nhàu được trồng phổ biến, là nguồn cung cấp
nguyên liệu tạo ra các sản phẩm có hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe con
người. Đề tài này góp phần tìm hiểu rõ hơn về Nhàu, đặc biệt là rễ nhàu.
Dược Liệu là rễ Nhàu, được thu hái ở: Huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
II. TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về dược liệu cây Nhàu
2.1.1 Tên gọi, vị trí phân loại
→ Còn có tên là cây ngao, nhàu núi, giầu, noni,…
→ Tên khoa học: Morinda citrifolia L.
→ Cây Nhàu thuộc họ Cà phê có vị trí phân loại như sau:
Giới thực vật
(Plantae)
Angiospermae
Eudicots
Bộ Gentianales
Họ Cà phê (Rubiaceae)
Chi Morinda
Loài M.citrifolia
1
Asterids
2.1.2 Mô tả cây
- Cây gỗ nhỏ, mọc đứng.
- Thân: Cây cao 4-8 m. Thân, cành non mập, có 4 cạnh rõ, màu lục hoặc nâu
nhạt. Cành non màu xanh, tiết diện vuông, có rãnh, nhẵn; cành già tiết diện tròn,
màu nâu xám.
- Lá: Lá mọc đối, hình bầu dục dài 12-30 cm, rộng 6-15 cm, mép uốn lượn, lá
màu xanh bóng đậm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn. Bìa lá hơi dợn sóng. Gân lá
hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-7 cặp gân phụ. Cuống lá 1-2 cm. Lá kèm nằm
giữa 2 lá mọc đối, hình xoan, cao 1-1,5 cm, màu xanh nhạt.
- Hoa: Cụm hoa là đầu hình tròn hay hơi bầu dục, ở ngoài nách lá. Trục cụm
hoa hình trụ, màu xanh, nhẵn, dài 1-2 cm. Đáy cụm hoa có 3 phiến hẹp, dài 5-8
mm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài hoa là một gờ tròn. Cánh hoa 5, ống tràng
hình phễu, màu xanh nhạt, cao 7-12 mm; bên trong có nhiều lông trắng; 5 thùy dài
khoảng 5-8 mm, màu trắng, hình bầu dục đầu nhọn, đỉnh có phụ bộ là một mấu nhỏ
cong vào trong. Khi hoa nở các thùy cong xuống phía dưới; tiền khai van. Nhị 5,
bằng nhau, rời, gắn ở phần loe của ống tràng xen kẽ với các cánh hoa, chỉ nhị rất
ngắn. Bao phấn hình đầu tên, màu vàng nhạt, dài khoảng 4 mm; 2 ô, mở dọc,
hướng trong, đính gốc. Hạt phấn rời, hình hình cầu, màu vàng nhạt. Lá noãn 2, ở vị
trí trước sau, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 1 noãn, đính trung trụ. Vòi và đầu nhụy. Vòi
nhụy dạng sợi màu xanh nhạt, dài 5 mm; 2 đầu nhụy dạng phiến mỏng, dài 3 mm,
màu xanh. Đĩa mật dày, hình khoen, màu vàng. Cây ra hoa quanh năm, tập trung
nhiều nhất vào khoảng tháng 11-2, cho quả vào khoảng tháng 3-5.
- Quả: Quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài của các hoa trên cụm hoa
dính nhau tạo thành. Quả còn non màu xanh nhạt, dài 5-7 cm, rộng 3-4 cm. Quả già
màu ngà vàng, nhẵn bóng, mùi khai, trên quả còn vết tích các đĩa mật. Quả thịt,
hình trứng gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm,
ăn được.
- Hạt: Hạt nhiều, hình bầu dục, một đầu nhọn, màu nâu đen.
Ở Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung.
2.1.3 Phân bố và sinh thái
Phân bố và thu hái thấy nhiều ở miền Nam nước ta. Cây mọc hoang và được
trồng ở một số nơi miền Trung. Theo Pételot có ở miền Bắc. Mới đây đã tìm thấy ở
vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Có thể trồng dễ dàng ở các tỉnh
miền Bắc nước ta. Người ta dùng lá, quả, vỏ, rễ làm thuốc. Rễ hay dùng nhất dưới
dạng phơi hay sấy khô. Các bộ phận khác dùng tươi.
2
2.1.4 Bộ phận dùng và thu hái
- Rễ: Rễ, thu hái vào mùa đông. Rễ phơi khô.
- Thân: Thân được thu hoạch tươi,
- Quả: Quả thu hoạch vào mùa hạ.
2.1.5 Thành phần hóa học
Vỏ rễ chứa các dẫn chất anthranoid: alizarin-1-methylether (I), rubiadin-1methylether (II), soranjidiol (III), damnacanthol (IV), nordamnacanthal, morindon,
rubiadin. Người ta cũng đã phân lập được glycosid là moridin (=morindon (V)primeverose).
Ngoài ra, còn có dẫn chất của Saponin: Ursolic acid (VI), dẫn chất của
Glycosid: Citrifolia nosid (VII) và Asperulosid acid (VIII).
(VI)
(VII)
3
(VIII)
2.1.6 Một số hoạt chất có hoạt tính sinh học cao trong cây
Trong các nghiên cứu về thành phần và tác dụng của cây Nhàu, thì nghiên cứu
về Iridoids trong cây Nhàu là một điểm nhấn mới, một phát hiện mang tính đột
phá.
Iridoids là các hợp chất có cấu trúc dạng Cyclopenta (C) pyran monoterpenoid,
có mặt trong nhiều loại dược thảo. Riêng trong cây Nhàu và quả Nhàu có hàm
lượng rất cao (từ 0,15 đến trên 0,30 mg/ml). Iridoids được thực vật sản xuất ra như
một cơ chế phòng vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Iridoids có phổ tác dụng sinh
học rất rộng, có cấu trúc hóa học bền vững, không bị thay đổi khi tiếp xúc với oxy,
nhiệt độ và ánh sáng. Đặc biệt, hoạt tính sinh học của Iridoids vẫn còn lưu giữ sau 2
năm sản xuất và có thể lâu hơn. Trong cây Nhàu và quả Nhàu có 16 loại
Iridoids khác nhau. Iridoids hầu như quyết định tác dụng sinh học của cây Nhàu.
Có một số tác dụng như: Bảo vệ thần kinh, chống ung thư, chống viêm, tăng
cường miễn dịch, chống oxy hóa, tác dụng trên tim mạch, hạ đường huyết, kháng
khuẩn, làm lành vết thương, kích thích sản xuất Collagen, tăng bài tiết mật, chống
dị ứng, chống trầm cảm, chống rối loạn tâm thần ở phụ nữ mạn kinh.
Ngoài ra còn một số thành phần như sau:
ST
T
Tên hoạt chất
Tác dụng sinh học
1
Enzymes
Bảo vệ chức năng và làm tăng năng lượng tế bào.
2
Amino acid
Tăng cường sửa chữa và đổi mới tế bào.
3
Polysaccharides
Tăng cường hệ thống miễn dịch bao gồm việc chống
lại virus, vi khuẩn và sự phát triển tế bào u bướu.
4
Dietary Fibers
Giúp phân di chuyển dễ dàng trong ruột và tác dụng
như Probiotics.
5
Vitamin
Phân giải các gốc tự do, duy trì thị lực và điều tiết
chức năng tế bào.
- Đảm bảo cân bằng kiềm-toan trong cơ thể.
6
Minerals
- Cung cấp các AO để trung hòa các chất FR.
- Điều tiết sự cân bằng hormone và hệ thống men.
7
Acid béo chuỗi ngắn
Cung cấp ATP tại chỗ cho tế bào biểu bì đại tràng,
giúp chuyển hóa lipid dễ dàng.
8
Phytosterols
- Giảm cholesterol.
4
- Cung cấp AO.
- Tăng hiệu quả của Phytroestrogen.
9
Glycosides
Kích thích đáp ứng miễn dịch.
10
Scopoletin
Chống tăng huyết áp, chống vi khuẩn và chống
viêm.
11
Alkaloides
Xúc tác tế bào và giảm đau.
12
Flavonoids
Tăng cường các AO, dự phòng oxy hóa LDL, chống
dị ứng, chống các mầm bệnh.
13
Hợp chất Terpenoids
Tăng đổi mới tế bào, chống nấm, chống vi khuẩn và
virus.
Bảng 1: Một số hoạt chất có hoạt tính sinh học trong cây
*Chú thích: FR: Free Radical (gốc tự do)
AO: Antioxidant (Trung hòa gốc tự do)
2.1.7 Một số nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
Các nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới tập trung về việc
phân tích thành phần hóa học, ly trích, khảo sát dược tính của các hợp chất trong rễ
Nhàu.
2.1.7.1 Các nghiên cứu trong nước
Các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về thành
phần hóa học và tính chất trị liệu của những chất chiết xuất từ rễ Nhàu từ nhiều năm
qua:
• Năm 1954, bác sĩ Đặng Văn Hồ đã chứng minh dịch trích toàn phần từ rễ
Nhàu có tác dụng làm hạ huyết áp (Youngken và cộng sự, 1960).
• Năm 2004, tác giả Nguyễn Ngọc Sương và cộng sự thuộc khoa Hóa, Trường
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã cô lập một acid triterpen từ cao alcol của rễ cây
Nhàu, Morida citrifolia L... Acid này được nhận danh là acid urosolic dựa trên các
dữ liệu phổ nghiệm.
• Năm 1988, theo kết quả kiểm chứng của TS. Đỗ Quốc Việt và cộng sự cho
thấy hai chất được phân lập từ rễ Nhàu là Damnacathal và Nordamnacathal có tác
dụng gây độc ở hai dòng tế bào ung thư: dòng ung thư tế bào tiết sắc tố B16 và ung
thư máu dòng L. 1210.
5
2.1.7.2 Các nghiên cứu ngoài nước
• Tác dụng dược lý
Năm 1992, tác giả Umezawa và công sự đã ly trích một phức hợp từ rễ Nhàu có
tên là 1-methoxy-2-foremyl-3-hydroxyanthraquinon có thể đàn áp sự xâm nhiễm
của HIV lên các tế bào MT-4 mà không kìm hãm sự phát triển của tế bào.
Năm 1993, Damnacantal được ly trích từ rễ Nhàu là một tác nhân kìm hãm
chức năng của gen ras-gen gây ung thư phổi, ruột kết, và tuyến tụy (Hiramatsu và
cộng sự, 1993).
Hơn nữa, trong công nghiệp dệt, Anthraquinon là một nhóm chất nhuộm tự
nhiên màu vàng hoặc đỏ có trong rễ nhiều loài Morida sp. Chất nhuộm này được sử
dụng rộng rãi trong công nghiệp nhuộm vải ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là
phía Bắc Thái Lan (Aobchey và cộng sự, 2002).
• Nghiên cứu in-vitro
Năm 2003, tác giả Stalman và cộng sự đã điều hòa sinh tổng hợp anthraquinon
trong nuôi cấy cây Nhàu (Morida citrifolia L.). Kết quả cho thấy, sự sinh tổng hợp
Anthraquinon ở cây Nhàu bị cản mạnh bởi 2,4-D nhưng không nhiều bởi NAA. Cả
hai auxin này đều ngăn cản sự tổng hợp isochorismat làm giảm tích lũy
anthraquinon.
Năm 2005, tác giả Komaraiaha và cộng sự đã tìm cách gia tăng sự tích lũy
anthraquinon trong nuôi cấy dịch treo Morinda citrifolia L. Bằng cách thêm các
chất khơi mào (elicitor) và thay đổi hàm lượng đường trong môi trường nuôi cấy.
2.1.8 Tác dụng dược lý – tính vị, công dụng
2.1.8.1 Tác dụng dược lý
- Nhuận tràng nhẹ và lâu dài;
- Lợi tiểu nhẹ;
- Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm;
- Hạ huyết áp;
- Không độc và không gây nghiện;
- Phong thấp, đau nhức xương khớp.
2.1.8.2 Công dụng:
6
- Các tác giả Pháp [Planta Med. 56 (1990) 430] nghiên cứu dịch nước rễ
nhàu thí nghiệm trên chuột cho thấy có tác dụng giảm đau, an thần, gây ngủ.
- Nhân dân ta có dùng để sắc uống, để chữa đau lưng, chữa cao huyết áp.
- Quả Nhàu ăn với muối để làm thuốc điều kinh dễ tiêu, nhuận tràng, chữa
cao huyết áp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Polysaccarid của quả có tác dụng
kích thích miễn dịch phòng chống ung thư.
- Lá đắp chữa vết thương, mụn nhọt, làm chống lên sẹo, sắc uống chữa lỵ,
chữa sốt và làm thuốc bổ.
Ngoài cây Nhàu trong dân gian còn sử dụng một vài loài morida khác như
dây đất, cây nhàu nước.
Rễ nhàu nước dùng để trị giun sán. Ngoài ra rễ cây còn có đặc tính hạ huyết
áp nhẹ.
2.1.9 Một số bài thuốc có dược liệu
- Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu:
Rễ nhàu 24 g, muồng trâu 12 g, cối xay 12 g, rau má 12 g, củ gấu (sao, tẩm
đồng tiện) 0,8 g. Đổ 500 ml nước, sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong một
ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao:
Rễ nhàu 24 g, thảo quyết minh (sao thơm) 12 g, rau má 0,8 g, tổ phục linh 0,8 g,
vỏ bưởi 0,6 g, gừng sống 3 lát. Đổ 500 ml nước, sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần
uống trong 1 ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa huyết áp cao:
Rễ Nhàu 30-40 g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó
giảm bớt liều, uống liên tục 2, 3 tháng.
- Nhức mỏi tay chân, đau lưng:
Quả Nhàu non thái mỏng sao khô, 300 g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2
tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40 ml.
- Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt:
Lấy 3-6 lá Nhàu tươi rửa sạch, nấu với 500 ml nước còn 200 ml chia 2 lần
uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.
7
2.2 Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử cho dược liệu
2.2.1 Nội dung của một tiêu chuẩn dược liệu
Tiêu chuẩn của một dược liệu bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tùy theo
trình độ phát triển khoa học của mỗi thời kì từng trong quốc gia, khu vực và đối với
từng dược liệu cụ thể mà các nội dung về tiêu chuẩn, yêu cầu của những chỉ tiêu có
thể thay đổi.
Các chuyên luận về nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên gồm các nội
dung chủ yếu sau:
Định nghĩa: Tên thông dụng của dược liệu, tên khoa học của dược liệu, định
nghĩa về dược liệu, tên thông thường và tên khoa học của các loài cây cung cấp
dược liệu đó.
Đặc điểm cảm quan: Mô tả các đặc điểm hình thái, thể chất, màu sắc, mùi vị
của dược liệu.
Đặc điểm của vi học: Mô tả các đặc điểm hiển vi của dược liệu, đặc điểm của
vi phẫu và bột dược liệu.
Các hằng số vật lý: Yêu cầu về các chỉ số vật lý, hóa học của nguyên liệu
thường là các phần lấy ra từ nguyên liệu thực vật như chất béo tinh dầu nhựa sáp…
thay thế cho các đặc điểm vi học và một phần các tiêu chuẩn thử tinh khiết của các
dược liệu là các cơ quan thực vật.
Định tính: Các phản ứng hóa học, hay các phương pháp hóa lý được dùng để
xác định dược liệu.
Thử tinh khiết: Mô tả một yêu cầu về độ tinh khiết của một dược liệu như là
tạp chất độ ẩm, độ tro…
Xác định hàm lượng: Phương pháp xác định hàm lượng hoạt chất hay một
nhóm hợp chất trong dược liệu, yêu cầu về hàm lượng cần đạt được của dược liệu.
Chế biến: Một số dược liệu có nhiều cách chế biến khác nhau, Dược điển sẽ
quy định cách thức chế biến chính thức của dược liệu.
2.2.2 Yêu cầu chung cho một tiêu chuẩn dược liệu
Một tiêu chuẩn dược liệu một khi được áp dụng sẽ có tính pháp lý không phạm
vi mà tiêu chuẩn ấy được chỉ định áp dụng. Vì vậy khi xây dựng một tiêu chuẩn cần
phải cân nhắc kỹ lưỡng khả năng áp dụng thực tế của những yêu cầu hay giới hạn
8
đặt ra cho từng chỉ tiêu cho sát hợp với thực tế trong xu hướng phát triển và nâng
cao.
Yêu cầu chung cần đạt được của một tiêu chuẩn là:
- Xác định đúng dược liệu, phát hiện được những giả mạo, nhầm lẫn của dược
liệu.
- Đánh giá đúng được chất lượng của dược liệu.
- Đảm bảo được hiệu quả sử dụng và tính an toàn của dược liệu.
Một tiêu chuẩn tốt cho dược liệu cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Tính đại diện: Đại diện cho phần lớn các mẫu dược liệu có thể thu được từ
cây thuốc.
- Tính hiện đại: Áp dụng được những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất
tiên tiến để đánh giá tốt hơn chất lượng của dược liệu.
- Tính khả thi:
+ Các phương pháp mà chúng ta đề ra có thể được áp dụng được trong điều
kiện cơ sở vật chất và hạ tầng hiện có của đa số các cơ sở áp dụng tiêu chuẩn đó.
+ Các quy định cũng như giới hạn của các chỉ tiêu phải phù hợp với yêu cần
thực tế hiện nay.
Việc xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm cho dược liệu là yêu
cầu bức thiết đặt ra đối với ngành y tế và cả những cơ sở sản xuất dược phẩm.
2.2.3 Phương pháp khảo sát thực vật học
• Mô tả định danh: Dựa vào hình dạng bên ngoài của mẫu tươi và mẫu khô
đồng thời sử dụng những tài liệu mô tả về hình thài thực vật của cây để làm căn cứ
đối chiếu và sơ bộ xác định loài cây cần khảo sát.
• Vi phẫu:
- Có thể dùng mẫu tươi hay khô. Nếu là mẫu khô nên ngâm mềm trước khi cắt.
Mẫu được chọn phải chính xác, có tính đại diện, không quá già hoặc quá non (trừ
trường hợp khảo sát cấu tạo sơ cấp phải chọn bộ phận non).
- Có thể cắt bằng tay với lưỡi lam hay bằng dụng cụ gọi là dao cắt cầm tay
(Microtome). Chọn các lát cắt (phần thức) thật mỏng và đều để dễ nhuộm. Nếu mẫu
nhỏ thì cắt cả tiết diện, nếu mẫu có kích thước quá lớn thì cắt phần đại diện. Nếu
mẫu cắt là lá thì thường lấy đoạn 1/3 gân giữa kể từ nơi tiếp giáp với cuống, và một
9
phần phiến lá ở 2 bên. Nếu là thân thì thường cắt ở lóng. Các bộ phận khác như hoa,
quả, hạt,...chọn nơi cắt tùy theo yêu cầu khảo sát.
- Có nhiều phương pháp và hóa chất để nhuộm tế bào thực vật, ở đây ta dùng
phương pháp nhuộm kép son phèn – lục iod.
+ Ngâm lát cắt vào dung dịch Javel từ 15-30 phút (cho đến khi thấy lát cắt trở
nên trắng), rửa bằng nước cất nhiều lần.
+ Ngâm lát cắt vào dung dịch Acid acetic 5% trong 5 phút để tẩy Javel còn sót
lại. Rửa bằng nước cất.
+ Ngâm vào dung dịch son phèn – lục iod từ 10-15 phút. Rửa bằng nước cất
đến khi dung dịch rửa hết màu.
- Quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 4X, 10X, 40X và chụp lại trực tiếp qua
kính hiển vi.
• Soi bột:
- Lấy mẫu bộ phận dược liệu cần khảo sát, cắt nhỏ đem phơi khô hoặc sấy khô
ở nhiệt độ khoảng 60°C. Đem tán nhỏ, nghiền nát hoặc dùng máy xay. Rây qua rây
số 32 (rây mịn). Phần còn lại trên rây được tán hoặc xay và rây tiếp cho đến khi tất
cả dược liệu trở thành bột mịn (không được bỏ qua phần còn lại trên rây).
- Cho một giọt nước cất vào giữa phiến kính, dùng que sạch trộn đều bột, lấy
một ít bột, cho vào giữa giọt nước cất, dùng một góc của lá kính khuấy nhẹ để phân
tán bột cho đều và đậy kính lại. Lấy ngón tay trỏ di nhẹ trên lá kính để các phần tử
của bột tách rời ra và phân tán đều. Loại bỏ phần bột và nước thừa nằm phía ngoài
lá kính bằng giấy thấm, lau sạch mặt trên phiến kính và lá kính trước khi soi kính
hiển vi.
- Quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 4X, 10X, 40X và chụp lại trực tiếp qua
kính hiển vi.
2.2.4 Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật
Quy trình chiết và định tính các nhóm hợp chất từ dược liệu bằng phương pháp
phân tích sơ bộ thành phần hóa học như sau:
Chuẩn bị các dịch chiết.
2.2.4.1 Chiết dịch chiết ether
10
Chiết 10 g bột dược liệu trong 100 ml bằng ether ethylic/ ether dầu trong một
bình nón đun cách thủy 20-30 phút, lọc. Thu được dịch chiết ether và bã. Chiết đến
khi dịch chiết ether không còn để lại vết cắn khi cô cạn trên bếp cách thủy trong
chén sứ.
+ Xác định chất béo
Lấy vài giọt dịch chiết ether nhỏ lên cùng một chỗ trên một miếng giấy mỏng,
hơ hoặc sấy nhẹ cho bay hết dung môi (và hết mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu).
Nếu tại nơi nhỏ dịch chiết có vết trong mờ: Có chất béo.
+ Xác định tinh dầu
Lấy khoảng 5 ml dịch chiết ether cho vào chén sứ, bốc hơi đến cạn. Nếu cắn
có mùi thơm nhẹ, thêm vào cắn một ít cồn cao độ (TT) rồi lại bốc hơi đến cắn. Cắn
có mùi thơm nhẹ đặc trưng: Có tinh dầu.
+ Định tính Carotenoid
a. Lấy khoảng 5 ml dịch chiết ether cho vào chén sứ, bốc hơi nhẹ đến cắn (và
hầu như không còn mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu). Thêm vào vài giọt dung
dịch SbCl3 (khan) bão hòa trong chlorofom (Thuốc thử Carr-Price). Dung dịch có
màu xanh sau đó chuyển thành màu đỏ: Có Carotenoid.
b. Lấy khoảng 5 ml dịch chiết ether cho vào chén sứ, bốc hơi nhẹ đến cắn (và
hầu như không có mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu). Thêm vào cắn vài giọt
H2SO4 đậm đặc. Dung dịch có màu xanh dương đậm hay màu xanh lục ngả sang
màu xanh dương: Có Carotenoid.
+ Định tính Triterpenoid
Lấy khoảng 5 ml dịch chiết ether cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn. Hòa tan
cắn với 0,5 ml anhydrid acetic rồi thêm vào dung dịch 0,5 ml chloroform. Chuyển
dung dịch vào một ống nghiệm nhỏ, khô. Dùng pipet thêm cẩn thận 1-2 ml acid
sulfuric đậm đặc lên thành ống nghiệm để nghiêng cho acid chảy xuống đáy ống
nghiệm. Nơi tiếp xúc giữa 2 lớp dung dịch có màu đỏ nâu hay đỏ đến tím, lớp dung
dịch phía trên dần dần chuyển thành màu xanh lục hay tím: Có triterpenoid tự do.
2.2.4.2 Chiết dịch chiết cồn
Bã dược liệu được chiết tiếp trong 100 ml bằng cồn cao độ (hoặc methanol)
trong bình nón đem đun cách thủy trong 20 phút. Lọc thu được dịch chiết cồn và bã.
Phần lớn dịch chiết cồn dùng để định tính trực tiếp các nhóm hợp chất
(Alkaloid, coumarin, glycosid tim, saponin).
Một phần dịch chiết được đem thủy phân để định tính các aglygon sau khi
thủy phân. Lấy 15 ml dịch chiết cồn cho vào bình nón 100 ml, cho thêm 10 ml acid
11
hydrocloric 10% và đun hồi lưu trên bếp cách thủy 30 phút, cô còn 50%, thêm vào
20 ml nước. Để nguội cho vào bình lắng gạn và chiết bằng ether ethylic (15 ml x 3
lần). Dịch ether dùng để định tính các aglygon (Triterpenoid, coumarin,
anthraquinon).
+ Định tính Alkaloid
Lấy khoảng 5 ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn. Hòa cắn trong 24 ml dung dịch acid hydrocloric 5%. Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ.
Định tính Alkaloid bằng thuốc thử: Mayer, Dragendorff và Bouchardat.
So sánh kết quả với ống chứng không thuốc thử.
+ Định tính Coumarin
Nhỏ vài giọt dịch chiết cồn lên miếng giấy lọc. Bay hơi cồn cho đến khô, nhỏ
lên vết dịch chiết 1-2 giọt dung dịch KOH 10% trong cồn và sấy nhẹ cho đến khô.
Che một nữa vết dịch chiết bằng một miếng kim loại và soi dưới đèn tử ngoại 365
nm. Sau vài phút, lấy miếng kim loại che vết dịch chiết ra. Nếu phần bị che có
cường độ phát quang yếu hơn nhưng sau đó sáng dần lên cho đến khi có cường độ
tương đương: Có coumarin.
+ Định tính Glycosid tim
Định tính vòng lacton 5 cạnh: Lấy 5 ml dịch chiết cồn cho vào chén sứ bốc hơi
đến cắn. Hòa cắn lại với 2 ml cồn, gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ cho vào 2-3
giọt dung dịch TT Baljet. Nếu xuất hiện màu đỏ đậm: Có các glycosid tim.
+ Định tính Saponin
Lấy 5 ml dịch chiết cồn cho vào chén sứ, cô đến cắn. Hòa tan trong 5 ml cồn
25% trên bếp cách thủy, lọc vào ống nghiệm. Thêm 5 ml nước và lắc mạnh theo
chiều dọc ống. Nếu có bọt bền: Có Saponin.
+ Định tính khung Triterpenoid sau khi thủy phân
Lấy khoảng 5 ml dịch ether sau khi thủy phân cho vào chén sứ, bốc hơi đến
cắn. Hòa tan cắn 0,5 ml anhydric acetic rồi thêm vào dung dịch 0,5 ml chlorofom.
Chuyển dung dịch vào ống nghiệm nhỏ khô. Dùng pipet thêm cẩn thận 1-2 ml dung
dịch H2SO4 đậm đặc theo thành ống nghiệm cho chảy xuống đáy ống nghiệm. Nơi
tiếp xúc giữa hai lớp dung dịch có màu đỏ nâu hay đỏ đến tím, lớp dung dịch phía
trên lớp ngăn cách dần dần chuyển thành màu xanh lục hay tím: Có Triterpenoid.
+ Định tính Coumarin
Nhỏ vài giọt dịch chiết ether sau khi thủy phân lên một miếng giấy lọc. Bay
hơi ether đến khô, nhỏ lên vết dịch chiết 1-2 giọt KOH 10% trong cồn và sấy nhẹ
12
đến khô. Che một nữa vết dịch chiết bằng một miếng kim loại và soi dưới đèn tử
ngoại 365 nm. Sau vài phút lấy miếng kim loại che dịch chiết ra. Nếu phần bị che
có cường độ phát quang yếu hơn nhưng sau đó sáng dần lên cho đến khi có cường
độ tương đương: Có Coumarin.
+ Định tính Anthraquinon
Lấy khoảng 5 ml dịch chiết ether sau khi thủy phân cô trên bếp cách thủy còn
2 ml rồi cho vào ống nghiệm nhỏ, khô. Thêm vào ống nghiệm 1 ml dung dịch
NaOH 10% và lắc kỹ. Nếu lớp kiềm có màu từ hồng đến đỏ: Có Anthraquinon.
2.2.4.3 Chiết dịch chiết nước
Lấy bã của dịch chiết cồn thêm vào 100 ml nước đun cách thủy trong 20 phút.
Lọc, thu được dịch chiết nước.
Phần lớn dịch chiết nước được dùng để định tính trực tiếp các nhóm chất.
Một phần dịch chiết được thủy phân để định tính các aglygon sau khi thủy
phân. Lấy 15 ml dịch chiết nước cho vào bình nón 100 ml, thêm 10 ml acid
hydroclorid 10% và đun hồi lưu trên bếp cách thủy 30 phút, để nguội, cho vào bình
lắng gạn và chiết bằng ether ethylic (15 ml x 3 lần). Dịch ether dùng để định tính
các aglygon.
Xác định các nhóm hợp chất (Tannin, Saponin, Acid hữu cơ, hợp chất khử,
Polyuronid, Flav. Anthocyanidin).
Xác định các chất tan trong dịch ether (Anthraquinon, Flavanoid- ϒpyron).
+ Định tính Tanin
Lấy 0,5 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt thuốc thử FeCl 3
5%, lắc đều nếu dung dịch có màu xanh đen hay rêu: Có Polyphenol.
Lấy 2 ml dịch chiết, thêm 5 giọt dung dịch gelatin – muối, lắc đều, so sánh với
dung dịch ban đầu. Nếu có tủa bông trắng: Có Tanin.
+ Định tính Saponin
Lấy khoảng 5 ml dịch nước cho vào 1 chén sứ, đun cách thủy đến cắn khô.
Hòa cắn với 5 ml cồn 25% lọc vào ống nghiệm, pha loãng với 5 ml nước, lắc mạnh
13
theo chiều dọc của ống nghiệm trong 15 giây. Nếu có cột bọt bền trong 15 phút: Có
Saponin.
+ Định tính hợp chất khử
Lấy 5 ml dịch chiết cô cách thủy tới khô, hòa tan cắn trong cồn 25%, lọc. Cho
dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml dung dịch Fehling A và 0,5 ml dung dịch
Fehling B. Đun cách thủy 5 phút. Nếu có tủa đỏ gạch nặng lắng dưới đáy ống
nghiệm: Có các chất khử.
+ Định tính các Acid hữu cơ
Lấy 2 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm. Thêm vào dung dịch một ít tinh
thể natri carbonat. Nếu có các bọt khí sủi lên từ các tinh thể Na 2CO3: Có Acid hữu
cơ.
+ Định tính hợp chất Polyuronid
Nhỏ từng giọt 2 ml dịch chiết nước vào ống nghiệm có chứa 10 ml cồn 95%
hoặc acton, nếu có nhiều tủa bông được tạo thành: Có các Polyuronid (gôm, pectin,
chất nhầy...).
+ Định tính Anthraquinon
Lấy khoảng 5 ml dịch chiết ether cô trên bếp cách thủy còn 2 ml rồi cho vào 1
ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 10% và lắc kỹ. Nếu
lớp kiềm có màu từ hồng tới đỏ: Có Anthraquinon.
+ Định tính Flavonoid
Lấy khoảng 5 ml dịch chiết ether cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn, hòa tan
vào 2 ml cồn 95% và cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột
Mg kim loại và 0,5 ml HCl.
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.1 Đặc điểm vi phẫu và soi bột
3.1.1 Cảm quan bột dược liệu
3.1.1.1 Hình thái
- Cây gỗ nhỏ, mọc đứng.
14
- Thân: Cây cao 4-8 m. Thân, cành non mập, có 4 cạnh rõ, màu lục hoặc nâu
nhạt. Cành non màu xanh, tiết diện vuông, có rãnh, nhẵn; cành già tiết diện tròn,
màu nâu xám.
- Lá: Lá mọc đối, hình bầu dục dài 12-30 cm, rộng 6-15 cm, mép uốn lượn, lá
màu xanh bóng đậm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn. Bìa lá hơi dợn sóng. Gân lá
hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-7 cặp gân phụ. Cuống lá 1-2 cm. Lá kèm nằm
giữa 2 lá mọc đối, hình xoan, cao 1-1,5 cm, màu xanh nhạt.
- Hoa: Cụm hoa là đầu hình tròn hay hơi bầu dục, ở ngoài nách lá. Trục cụm
hoa hình trụ, màu xanh, nhẵn, dài 1-2 cm. Đáy cụm hoa có 3 phiến hẹp, dài 5-8 mm.
Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài hoa là một gờ tròn. Cánh hoa 5, ống tràng hình
phễu, màu xanh nhạt, cao 7-12 mm; bên trong có nhiều lông trắng; 5 thùy dài
khoảng 5-8 mm, màu trắng, hình bầu dục đầu nhọn, đỉnh có phụ bộ là một mấu nhỏ
cong vào trong. Khi hoa nở các thùy cong xuống phía dưới; tiền khai van. Nhị 5,
bằng nhau, rời, gắn ở phần loe của ống tràng xen kẽ với các cánh hoa, chỉ nhị rất
ngắn. Bao phấn hình đầu tên, màu vàng nhạt, dài khoảng 4 mm; 2 ô, mở dọc, hướng
trong, đính gốc. Hạt phấn rời, hình hình cầu, màu vàng nhạt. Lá noãn 2, ở vị trí
trước sau, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 1 noãn, đính trung trụ. Vòi và đầu nhụy. Vòi nhụy
dạng sợi màu xanh nhạt, dài 5 mm; 2 đầu nhụy dạng phiến mỏng, dài 3 mm, màu
xanh. Đĩa mật dày, hình khoen, màu vàng. Cây ra hoa quanh năm, tập trung nhiều
nhất vào khoảng tháng 11-2, cho quả vào khoảng tháng 3-5.
- Quả: Quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài của các hoa trên cụm hoa
dính nhau tạo thành. Quả còn non màu xanh nhạt, dài 5-7 cm, rộng 3-4 cm. Quả già
màu ngà vàng, nhẵn bóng, mùi khai, trên quả còn vết tích các đĩa mật. Quả thịt,
hình trứng gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm,
ăn được.
- Hạt: Hạt nhiều, hình bầu dục, một đầu nhọn, màu nâu đen.
15
Thân Nhàu
Lá Nhàu
Rễ Nhàu
Quả và hạt Nhàu
Hình 3.1: Hình thái bên ngoài
16
3.1.1.2 Thể chất, màu sắc, mùi vị của Rễ Nhàu
- Thể chất: Vỏ rễ bên ngoài sần sùi, cứng.
- Màu sắc: Vỏ rễ và bên trong rễ có màu vàng sẫm.
- Mùi vị: Có mùi đặc trưng của Nhàu, không có vị.
3.1.2 Vi phẫu
Rễ
Mặt cắt ngang rễ hình tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm 2-3 hàng tế
bào hình chữ nhật xếp thành dãy đồng tâm. Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng
hình nhiều cạnh không đều. Trong mô mềm có tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình
kim và có những đám sợi. Libe tạo thành vòng bao quanh gỗ. Tầng phát sinh libegỗ, mạch gỗ nằm rải rác trong mô gỗ.
Thân
Vi phẫu thân hình vuông, biểu bì có lớp cutin dày. Mô dày góc (thân non) hay
tròn (thân già) 4-5 lớp tế bào, liên tục quanh thân. Mô mềm vỏ đạo, tế bào hình bầu
dục nằm ngang. Gỗ 2 khá nhiều, mạch gỗ to, mô mềm gỗ hóa sợi từng cụm, tế bào
của tia gỗ khá rộng, thường xếp thành một dãy. Gỗ 1 rõ, mô mềm tủy phía dưới gỗ 1
thường bị hóa mô cứng, vùng phía trong vách tế bào vẫn còn cellulose. Tinh thể
calci oxalat hình kim tập trung thành bó trong mô mềm vỏ, mô mềm tủy và libe 2.
Lá
Gân giữa: Biểu bì trên hơi lồi; tế bào kích thước nhỏ, cutin mỏng. Mô dày tròn
với các tế bào hình đa giác khoảng 4-5 lớp nằm sát lớp biểu bì. Tế bào mô mềm đạo
hình tròn, khá đều, vách mỏng. Hệ thống dẫn hình vòng cung, gỗ ở trên và libe ở
dưới; Biểu bì dưới lồi nhiều. Phiến lá: Tế bào biểu bì khá to; cutin răng cưa. Mô
mềm giậu chiếm phân nửa chiều dày thịt lá, gồm 1-3 lớp tế bào ngắn; rải rác có một
số tế bào khá dài, bên trong chưa tinh thể calci oxalat hình kim xếp dày đặc. Mô
mềm khuyết với những tế bào gần tròn xếp chừa những khuyết nhỏ, rải rác trong
mô mềm khuyết cũng có tinh thể calci oxalat hình kim.
17
Hình 3.2: Hình ảnh mặt cắt và vi phẫu của rễ Nhàu
- Bằng phương pháp nhuộm kép son phèn - lục iod, ta có các bước như sau:
+ Ngâm lát cắt vào dung dịch Javel từ 15 – 30 phút (cho đến khi thấy lát cắt
trở nên trắng), rửa bằng nước cất nhiều lần.
+ Ngâm lát cắt vào dung dịch acid acetic 1% - 3% trong 5 phút để tẩy Javel
còn sót lại. Rửa bằng nước cất.
+ Ngâm vào dung dịch son phèn – lục iod từ 10 – 15 phút. Rửa bằng nước cất
đến khi dung dịch rửa hết màu.
+ Quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 4X, 10X, 40X và chụp lại trực tiếp
qua kính hiển vi.
18