Tải bản đầy đủ (.pptx) (11 trang)

Pháp luật đất đai của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 11 trang )

I
A
Đ
T

Đ
T

U
L
P
Á
PH


NỘI DUNG


I. KHÁI NIỆM
• Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộ các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt đất đai có hiệu quả vì lợi ích của nhà nước, người sử dụng và toàn xã hội.

• Từ khi ban hành luật cho đến nay, Luật Đất đai đã trãi qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung như: năm
1993, 2001, 2003, 2013, 2017. Vì thế, các qui định của bộ luật được đánh giá ngày một cao và
khá phù hợp với nhu cầu đa số người dân.


II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU CHỈNH CỦA NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Đối tượng điều chỉnh.


Đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai là nhóm các quan hệ đất đai phát sinh một các trực
tiếp trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất nước được các quy
phạm pháp luật đất đai điều chỉnh và có hiệu lực trên thực tế.


II. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU CHỈNH CỦA NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI
2. Phương pháp điều chỉnh.
Luật Đất đai có 2 phương pháp điều chỉnh: mệnh lệnh và bình đẳng thỏa thuận.
a) Phương pháp mệnh lệnh
Mệnh lệnh hành chính là phương pháp tác động được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa người
sử dụng đất và Nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai như: giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất,
giải quyết các tranh chấp về đất đai,…
b) Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận
Bình đẳng thỏa thuận là phương pháp dùng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến đất đai
giữa những người sử dụng đất với nhau như chuyển đổi chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất,



III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT
ĐẤT ĐAI

1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
2. Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật
3. Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp
4. Nguyên tắc sử dung đất hợp lí, tiết kiệm, khuyến khích người sử dụng đầu tư làm tăng khả năng
sinh lợi của đất


III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT

ĐẤT ĐAI
1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của Luật Đất đai và có ý nghĩa quyết định đến nông dung cơ bản
của hoạt động quản lí và sử dụng đất đai hiện nay. Nguyên tắc này đặt cho luật đất đai những yêu cầu:
- Xác định rõ trách nhiệm của nhà nước và cụ thể là các cơ quan nhà nước, các cá nhân có thẩm
quyền với tư cách là đại diện chủ sở hữu trước toàn dân. Việc thực hiện quyền sở hữu này phải đảm bảo
lợi ích chung của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện có hiệu quả quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai và điều tiết giá trị tạo ra từ đất.
-Bảo vệ được quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai cả về nội dung và hình thức, bảo hộ và bảo đảm
thực hiện có hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của người
sử dụng đất là một loại quyền tài sản được nhà nước bảo hộ.


III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT
ĐẤT ĐAI
2. Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật
Quy hoạch và pháp luật là những cơ sở quan trọng để quản lí, sử dụng đất đai có hiệu quả. Việc
thống nhất quản lí đất đai bằng quu hoạch và pháp luật không phụ thuộc vào chế độ sở hữu đất đai.
Nguyên tắc này đặt ra cho Luật Đất đai những yêu cầu sau:
- Phải có một hệ thống cơ quan thống nhất quản lí đất đai trên phạm vi cả nước với sự thống
nhất về cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Phải xác lập một chế độ pháp lí thống nhất đối với từng loại đất làm cơ sở để quản lí đất đai.
- Phải xây dựng một hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khoa học làm cơ sở thống nhất
quản lí đất đai.


III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT
ĐẤT ĐAI
3. Nguyên tắc ưu tiên, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp
- Vai trò của đất nông nghiệp: đặc biệt quan trọng liên quan đến vấn đề an ninh lương thực,

vấn đề bảo vệ môi trường và cuộc sống của con người.
- Thực trạng đất nông nghiệp hiện nay đang bị thu hẹp diện tích với tốc độ cao do việc đô
thị hóa, mở mang các khu công nghiệp, các khu dân cư. Đất nông nghiệp khi được chuyển đổi
sang sử dụng với mục đích khác thường đem lại lợi ích trước mắt cao nhưng lại tiềm chứa
những hậu quả bất lợi mang tính hệ thống và lâu dài.
 Do vậy, việc ưu tiên, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp là một trong những nguyên tắc quan
trọng hàng đầu của luật đất đai.


III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT
ĐẤT ĐAI
4. Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, khuyến khích người sử dụng đầu tư
làm tăng khả năng sinh lợi của đất
Tầm quan trọng của đất đai, sự hạn chế của quỹ đất trong đáp ứng nhu cầu ngày
càng tang của xã hội cùng với đặc tính không hao mòn và việc có thể nâng cao
tiềm năng của đất thông qua đầu tư, việc sử dụng đất đai một cách hợp lí, tiết kiệm,
khuyến khích người sử dụng đầu tư làm tăng khả năng sinh lợi của đất là vấn đề
đặc biệt quan trọng của Luật Đất đai.


IV. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
ĐẤT ĐAI



×