Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

TRẦN THỊ NGA

VẬN DỤNG QUY TRÌNH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học

HÀ NỘI - 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

TRẦN THỊ NGA

VẬN DỤNG QUY TRÌNH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


ThS. Nguyễn Thị Hƣơng

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong tổ bộ
môn Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá trình học
tập tại trường và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn
Thị Hƣơng, người đã định hướng chọn đề tài, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt khóa luận.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu và năng lực có hạn nên đề tài không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Trần Thị Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề tài khóa luận: “Vận dụng quy trình tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, trên cơ sở giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và tham khảo các tài
liệu có liên quan. Kết quả nghiên cứu của tác giả không trùng lặp với các kết
quả nghiên cứu của bất kì tác giả nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Trần Thị Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3
6. Cấu trúc khóa luận .......................................................................................... 3
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 ............................................................. 4
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 4
1.1.2. Hoạt động trải nghiệm trong dạy toán học ở tiểu học............................... 6
1.1.3. Định hướng dạy học của môn toán lớp 5 ................................................ 14
1.1.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 ............... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 23
1.2.1. Mục đích điều tra .................................................................................... 24
1.2.2. Nội dung điều tra ..................................................................................... 24
1.2.3. Đối tượng điều tra ................................................................................... 24
1.2.4. Phương pháp điều tra .............................................................................. 24
1.2.5. Kết quả điều tra ....................................................................................... 25
Chƣơng 2. Vận dụng quy tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
môn toán lớp 5 ................................................................................................. 30
2.1. Nguyên tắc vận dụng.................................................................................. 30
2.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu bài học ............................................................... 30

2.1.2. Đảm bảo tính lôgic .................................................................................. 30
2.1.3. Đảm bảo tính vừa sức.............................................................................. 31
2.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 31


2.2. Quy trình .................................................................................................... 31
2.3. Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn
toán lớp 5 bằng việc sử dụng một số hình thức. ............................................... 33
2.3.1. Câu lạc bộ toán học ................................................................................. 33
2.3.2. Trò chơi ................................................................................................... 39
2.4. Một số yêu cầu khi vận dụng quy trình...................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 48
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vai trò quan trọng của việc dạy học môn toán ở tiểu học đặc biệt
là toán lớp 5.
Cùng với các môn học khác ở tiểu học môn toán có vai trò rất quan trọng
đối với học sinh. Thông qua môn học này không chỉ cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản, hệ thống kiến thức kĩ năng, kĩ xảo toán học mà các
em còn vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết vấn đề trong học tập. Qua
đó góp phần phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo cho học
sinh. Tùy vào từng giai đoạn học tập của học sinh mà ở mỗi lớp đều có một
vị trí và nhiệm vụ nhất định. Lớp 5 là rất quan trọng đó là lớp học cuối cấp
của tiểu học, môn toán càng có vị trí quan trọng vì nó không chỉ mở rộng mà
còn bổ sung toàn bộ kiến thức và kĩ năng mà các em được học ở các lớp 1, 2,
3, 4. Lớp 5 là giai đoạn học tập chuyên sâu. Nội dung toán lớp 5 bao gồm các

mạch kiến thức về số học, hình học có trọng tâm cốt lõi của môn toán ở tiểu
học để giúp các em có nền tảng cơ bản để chuẩn bị cho cấp học tiếp theo là
trung học cơ sở.
1.2. Vai trò của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn
toán lớp 5.
Theo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là nhằm phát
triển năng lực và phẩm chất cho người học. Như vậy để các em nắm được các
kiến thức thì giáo viên cần có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù
hợp, có rất nhiều các hình thức tổ chức dạy khác nhau trong đó dạy học trải
nghiệm cũng được áp dụng trong chương trình. Hoạt động trải nghiệm là cơ
sở để hình thành, phát triển những kiến thức tiếp theo là một hoạt động quan
trọng để giúp cho học sinh nắm được các kiến thức mới thông qua trải nghiệm

1


thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức
sẵn có. Trên cơ sở đó là một giáo viên tiểu học tôi thấy việc tổ chức dạy học
trải nghiệm trong môn toán là rất quan trọng đặc biệt là toán lớp 5. Với các
mảng kiến thức của môn toán lớp 5 nó giúp cho học sinh được tham gia tự
làm, tìm tòi và khám phá ra những kiến thức mới. Từ đó, giúp các em trở nên
yêu thích, khám phá ra những kiến thức mới và ham thích học môn toán.
1.3. Thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
môn toán ở tiểu học đặc biệt là môn toán lớp 5.
Do nhận thức được vị trí quan trọng của môn toán ở tiểu học nói chung
và môn toán lớp 5 nói riêng giáo viên đã có rất nhiều phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học khác nhau và dạy học trải nghiệm cũng đã được sử dụng
trong dạy học môn toán. Tuy nhiên việc nhận thức của vai trò của hoạt động
trải nghiệm chưa đầy đủ, chưa được tổ chức nhiều và chưa có một quy trình
thống nhất chung, cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ nên việc tổ chức hoạt động

trải nghiệm trong dạy học còn hạn chế chưa đạt được kết quả cao.
Từ những yêu cầu trên, đặt ra vấn đề phải nghiên cứu hoạt động trải
nghiệm trong dạy học môn toán đặc biệt là quy trình tổ chức hoạt động trải
nghiệm nói riêng. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng quy trình tổ
chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5.”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Vận dụng quy trình vào tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là quy trình và vận dụng quy trình vào tổ chức
hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Chương trình môn toán lớp 5

2


+ Hình thức tổ chức: Câu lạc bộ toán học và trò chơi
+ Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu được tiến hành tại trường Tiểu học Khai
Quang, phường Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, trường
Tiểu học Xuân Hòa, phường Xuân Hòa, Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
và trường Tiểu học Hùng Vương, Thành phố Phúc yên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
dạy học môn toán lớp 5.
- Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy
học môn toán lớp 5.
- Vận dụng quy trình để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
môn toán lớp 5 dưới hình thức: Câu lạc bộ toán học và trò chơi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung chính của khóa luận gồm hai chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động
trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5.
Chương 2. Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy
học môn toán lớp 5.

3


Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đặc điểm tâm lí và đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5
1.1.1.1. Chú ý
Cũng như tư duy, chú ý của học sinh cũng được chia ra làm hai giai đoạn
cơ bản. Ở đầu tiểu học, thì chú ý chủ định chưa phát triển, khả năng kiểm soát
và điều khiển còn hạn chế. Nhưng đến cuối tiểu học thì chú ý có chủ định
chiếm ưu thế cao trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của
mình. Trong chú ý của trẻ bắt đầu có yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được
thời gian để có thể hoàn thành một công việc và cố gắng nỗ lực hoàn thành
công việc trong thời gian được giao. Từ đó hình thành cho trẻ tính kiên trì, kỉ
luật hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
1.1.1.2. Ghi nhớ

Ở lớp 1, 2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt so với ghi nhớ có
ý nghĩa nhưng đến lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa lại chiếm ưu thế cao hơn . Tuy
nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như mức độ tích cực học tập của các em, sự hấp dẫn của tài liệu, sự tập trung
trí tuệ, tâm lí hay cảm xúc và cảm hứng của các em.
1.1.1.3. Tư duy
Sự phát triển tư duy của học sinh tiểu học cũng trải qua hai giai đoạn cơ
bản. Giai đoạn đầu lớp 1, 2, 3 là tư duy cụ thể dựa vào những đặc điểm trực
quan của đối tượng. Giai đoạn hai là tư duy trừu tượng chiếm ưu thế hơn có
nghĩa là tư duy của các em mang tính khái quát hơn. Đặc biệt là học sinh lớp
5 có tính khái quát hơn so với học sinh lớp dưới. Vì vậy sự am hiểu về thế
giới bên ngoài của trẻ sâu sắc hơn, tìm tòi và khám phá tạo tiền đề cho sự

4


sáng tạo của trẻ, khơi gợi cho trẻ nhiều ý tưởng mang tính đột phá. Chính vì
vậy, trong khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 giáo viên phải
thiết kế bài học và tổ chức sao cho trẻ được tìm tòi, tự, động não, trực tiếp
tham gia vào các hoạt động để tư duy của trẻ phát triển hơn tạo tiền đề cho
các em học các lớp tiếp theo.
1.1.1.4. Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã đa dạng và phong phú hơn so với
học sinh mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng
dày dặn hơn. Tuy nhiên tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm
nổi bật sau. Ở đầu tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền
vững và dễ thay đổi. Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn
thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng
tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu
phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, .... Đặc biệt, tưởng tượng của

các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm,
những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm
của các em.
Vì vậy, khi thiết kế các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học giáo
viên cần phải thiết kế các hoạt động khơi gợi sự sáng tạo, đòi hỏi trẻ phải tìm
tòi, khám phá. Bên cạnh đó giáo viên phải đặt ra những câu hỏi khơi gợi hứng
thú của học sinh, thu hút các em vào các hoạt động nhóm để các em có khả
năng phát triển quá trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn diện cũng
như khả năng sáng tạo qua tưởng tượng của các em. Đây là những điều kiện
thuận lợi để cho trẻ phát triển trí tưởng tượng ở giai đoạn tiếp theo.
1.1.1.5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lí tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy… của trẻ

5


phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ.
Mặt khác thông qua ngôn ngữ nói mà ta có thể đánh giá trí tuệ của học sinh.
Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức
về thế giới xung quanh và tự khám phá dựa vào các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng như thế nên thông qua các hình thức tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Trẻ được trực tiếp tham gia vào các
hoạt động, tự tìm tòi, tự khám phá, tự do thoải mái đưa ra các ý kiến sáng tạo
của mình. Từ đó cũng giúp cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển và trẻ có vốn
từ đa dạng và phong phú hơn. Tất cả các hoạt động dạy cho học sinh lớp 5
đều dễ dàng hơn.
1.1.2. Hoạt động trải nghiệm trong dạy toán học ở tiểu học.
1.1.2.1. Quan niệm
Có nhiều quan điểm về học tập trải nghiệm: Theo Kolb (1984) cho rằng:

“Học là quá trình kiến thức được tạo ra thông qua chuyển hóa kinh nghiệm”.
Theo Aristotle (384- 322 TCN) cho rằng: “Những điều chúng ta phải học
trước rồi mới làm, chúng ta học thông qua làm việc đó”.
Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến
hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Hoạt động
trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục. Thông qua các hoạt động
thực hành, học sinh được tự mình tham gia vào hoạt động, qua đó giúp các em
lĩnh hội được kiến thức.
Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán là hoạt động giáo dục.
Trong đó, dưới sự hướng dẫn tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống
gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể hoạt động.
Qua đó, phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy khả
năng sáng tạo của mình.

6


1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm.
a. Hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp và phân hóa cao.
Nội dung dạy học của hoạt động trải nghiệm rất đa dạng và phong phú
mang tính tích hợp cao. Nội dung dạy học không chỉ dạy kiến thức của từng
môn học khác nhau mà còn tích hợp các kiến thức và kĩ năng của nhiều môn
học khác. Để có nội dung phù hợp với từng đối tượng khác nhau thì giáo viên
cần phải lựa chọn các kiến thức, kĩ năng phù hợp với nội dung bài học và phù
hợp với đặc điểm tâm lí và sinh lí của học sinh tiểu học. Điều này được thể
hiện rất rõ trong nội dung môn toán đặc biệt là môn toán lớp 5 đó là: Khi học
các yếu tố hình học thì được lồng ghép cả các yếu tố đo lường. Từ đó, làm
tăng tính trực quan, thực tiễn giúp các em học tập môn toán một cách tốt hơn.
Khi dạy các kiến thức về yếu tố thống kê thì được kết hợp nội dung của nhiều

phần như số học, tỉ số phần trăm, đo lường... vừa giúp học sinh nắm chắc kiến
thức và học sinh được thực hành nên sẽ tự mình khám phá ra các kiến thức
mới phục vụ cho việc học tập cũng như trong cuộc sống.
b. Hoạt động trải nghiệm được thể hiện dưới các hình thức đa dạng
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như
hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham
quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động
tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân
khấu hóa... Tùy vào từng nội dung dạy học khác nhau và phụ thuộc vào lứa
của học sinh mà giáo viên lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp. Đối với
học sinh lớp 5 đã phát triển hơn cả về sinh lí lẫn nhận thức nên nội dung và
hình thức, kĩ năng sẽ yêu cầu cao hơn. Ví dụ ở nội dung toán lớp 5 khi dạy về
phần ôn tập các kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân… giáo viên có
thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức câu lạc bộ toán học, tổ
chức sự kiện, tổ chức trò chơi.

7


c. Trải nghiệm là quá trình học tập tích cực, hiệu quả và sáng tạo.
Hoạt động học tập trải nghiệm là người học được trực tiếp tham gia vào
hoạt động để tìm tòi khám phám ra những tri thức mới. Vì vậy học sinh cần
phải tham gia và hoạt động một cách tích cực để có thể phát hiện ra tri thức
đồng thời từ đó có thể sáng tạo ra những cái mới giúp cho trí tưởng tượng, trí
tuệ, kĩ năng, kĩ xảo phát triển một cách hiệu quả nhất. Điều này rất quan trọng
đối với dạy học trong môn toán, đặc biệt là môn toán lớp 5. Toán 5 có vai trò
rất quan trọng không chỉ củng cố các kiến thức của các lớp dưới mà còn bổ
sung và phát triển hơn nên việc học sinh tự tham gia vào hoạt động học và
phát hiện ra tri thức sẽ giúp các em nhớ lâu hơn.
d. Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng

giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động có nội dung gần gũi gắn liền với
thực tế và hình thức tổ chức giáo dục cũng đa dạng và phong phú. Vì vậy, lực
lượng giáo dục cần phải phối hợp, liên kết với nhau một cách nhịp nhàng để
có thể giúp cho học sinh có một môi trường học tập tốt nhất. Các nhà giáo dục
không chỉ là giáo viên mà còn tất cả phụ huynh, các nhà khoa… cũng là
những lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục cho học sinh.
e. Hoạt động trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình
thức dạy học khác không thực hiện được.
Mỗi hình thức, phương pháp dạy học khác nhau đều có những ưu điểm
và hạn chế nhất định. Vì vậy, cần đạt được hiệu quả trong dạy học và đạt
được mục đích của từng bài học, mà giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp
dạy học phù hợp với từng nội dung đối tượng học sinh. Hoạt động trải nghiệm
nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia
các hoạt động thực tiễn. Qua đó, tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều
kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo

8


những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã
trải qua trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó, hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ
năng sống và năng lực cho học sinh mà các phương pháp dạy học khác không
thực hiện được. Ví dụ như khi dạy nội dung hình học trong môn toán lớp 5
nếu dạy theo phương pháp giảng giải minh họa thì học sinh khó nắm bắt được
kiến thức như khi dạy theo phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm. Học
sinh sẽ tự mình tìm hiểu, khám phá ra tri thức mới sẽ giúp học sinh nắm bắt
kiến thức một cách sâu hơn.
1.1.2.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm
a. Đối với việc phát triển chương trình

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động tự chọn bắt buộc dành cho tất cả học
sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận dụng những tri thức,
kiến thức, kĩ năng đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân
vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm là cầu nối nhà trường, kiến
thức các môn học…. với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định
hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất
nhân cách. Điều này được thể hiện khá rõ trong chương trình toán lớp 5, khi
tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Ví dụ như tổ chức trò chơi ghép
hình ở nội dung dung hình học ở toán lớp 5. Qua hoạt động này, sẽ giúp cho
học sinh phát triển được khả năng tư duy về hình học không gian, kĩ năng
phân tích và giả quyết vấn đề làm cho phần hình học ở lớp 5 trở nên dễ dàng
và hấp dẫn hơn đối với học sinh. Các nội dung của hoạt động trải nghiệm
được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp hoặc đồng tâm kết hợp với tuyến tính.
Nội dung chủ đề của hoạt động trải nghiệm mang tính mở và giáo viên và nhà
trường hoàn toàn có thể xây dựng kế hoạch cho các hoạt động, nội dung miễn
là đáp ứng các mục tiêu đề ra. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm có vai trò rất
quan trọng đối với việc phát triển chương trình đặc biệt là phát triển chương

9


trình môn toán lớp 5.
b. Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Hoạt động trải nghiệm không chỉ có vai trò đối với sự phát triển chương
trình mà hoạt động trải nghiệm cũng có vai trò đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ. Hoạt động trải nghiệm giúp nuôi dưỡng và phát triển
đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích cực hóa bản thân…
Thông qua việc tham gia hoạt động trải nghiệm, được trực tiếp tham gia
vào các hoạt động. Ví dụ như khi dạy nội dung môn toán ở lớp 5, giáo viên tổ
chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động bằng các hình thức khác nhau

như: Hình thức câu lạc bộ toán học, tổ chức sự kiện, sân khấu hóa ... Học sinh
được trực tiếp tham gia vào các hoạt động đó được tự mình tìm tòi, khám phá
tri thức. Học sinh sẽ rèn được cho mình các kĩ năng như kĩ năng lắng nghe và
phản hồi tích cực khi làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch
biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch,
có trách nhiệm. Để từ đó, mỗi học sinh xác định được năng lực, sở trường, sở
thích của bản thân .
1.1.2.4. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
a. Câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, … dưới sự định hướng của những nhà
giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh
với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt
động của câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu
biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ
năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý
kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng hợp tác,
làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, … Hình thức câu

10


lạc bộ rất phù hợp với nội dung dạy học môn toán ở tiểu học đặc biệt là môn
toán lớp 5. Hình thức câu lạc bộ trong môn toán giúp cho học sinh chia sẻ
những kiến thức toán học của mình thông qua chủ điểm của câu lạc bộ vào
hằng tuần, tháng… tùy theo kế hoạch của chương trình môn toán và nội dung
của môn toán lớp 5.
b. Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối

với học sinh nói riêng. Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống
khác nhau của hoạt động trải nghiệm như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào
nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện
các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận, … Hình thức tổ chức
trò chơi rất phù hợp với việc dạy học môn toán ở tiểu học giúp cho học sinh
tiếp thu các kiến thức thông qua chơi khiến cho việc học trở nên hấp dẫn và thú
vị hơn. Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học
sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của
nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em
tác phong nhanh nhẹn, …
c. Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật
tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu
đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia.
Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực
hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.
Hình thức tổ chức này phù hợp với việc dạy học môn toán ở tiểu học, học
sinh có thể cùng nhau thảo luận về một phần kiến thức toán học bằng việc
giao lưu trực tiếp. Ví dụ như trong môn toán lớp 5, học sinh có thể hóa thân

11


vào những nhân vật cổ tích như: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Tấm cám,… diễn lại
vở kịch đó và lồng ghép các bài toán. Các nhân vật trong câu chuyện sẽ cùng
nhau xử lí các tình huống đưa ra kết quả của bài toán. Qua đó, sẽ giúp các em
phát triển nhận thức một cách tốt hơn, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm,
suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào
của cuộc sống.
d. Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội
cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể
hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động.
Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi
tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết
lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm
đam mê. Môn toán đòi hỏi việc tỉ mỉ, kiên nhẫn, nhanh nhẹn... nên hình thức
tổ chức sự kiện phù hợp với việc dạy học môn toán ở tiểu học đặc biệt là môn
toán lớp 5.… Ví dụ như dạy bài: “diện tích hình tam giác” giáo viên có thể sử
dụng hình thức tổ chức sự kiện đó là bàn về các cách xây dựng công thức tính
diện tích hình tam giác dựa trên các hình đã học.
e. Hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần
thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với
những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó.Hoạt động giao
lưu có một số đặc trưng sau:
- Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển
hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt, thực sự là tấm gương sáng để
học sinh noi theo,.
- Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh

12


- Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành
và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu.
Hoạt động giao lưu phù hợp với việc dạy học môn toán ở ở tiểu học
chúng ta có thể cho học sinh giao lưu với những tấm gương học toán tốt để
các em học tập và noi theo.
f. Tham quan, dã ngoại

Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn
đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh
được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử,
văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các
em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống
của chính các em. Ở tiểu học, hình thức tham quan, dã ngoại được sử dụng
nhiều khi dạy các môn khoa học, lịch sử,… Trong môn toán ở tiểu thì hình
thức này ít được sử dụng hơn.
g. Hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự
đồng cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hoàn cảnh
khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi,
người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc
sống, … để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định
cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Ở tiểu học, hình thức này không
phù hợp với việc dạy học môn toán.
1.1.2.5. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn
toán
Trên cơ sở lí thuyết về hoạt động trải nghiệm của mình David Kolb đã

13


xây dựng mô hình học tập trải nghiệm sau:

Kinh nghiệm rời rạc,
cụ thể (huy động tri
thức cũ có liên quan)


Thử nghiệm tích cực
(thay tri thức cũ bằng tri
thức mới,áp dụng)

Quan sát và phản hồi
tích cực (đặc điểm, ý
nghĩa của tri thức cũ)

Khái quát hóa (hình
thành tri thức mới)

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm được gọi là thiết kế hoạt
động trải nghiệm cụ thể. Đây là việc quan trọng, quyết định tới một phần sự
thành công của hoạt động. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy
học môn toán ở tiểu học dựa trên cơ sở lý thuyết về hoạt động trải nghiệm của
David Kolb, đặc biệt là mô hình trên.
1.1.3. Định hướng dạy học của môn toán lớp 5
1.1.3.1. Mục tiêu dạy học
Dạy học môn toán lớp 5 nhằm giúp học sinh:

14


a, Về số và phép tính
- Ôn tập và bổ sung những kiến thức về phân số: Bổ sung về phân số
thập phân, hỗn số; các bài toán liên quan đến tỉ lệ .
- Biết khái niệm ban đầu về số thập phân.
- Biết đọc, viết, so sánh các số thập phân.
- Biết viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

- Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân: Cộng, trừ các số thập phân
có đến 3 chữ số ở phần thập phân (cộng, trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần);
phép nhân các số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phân của tích có
không quá 3 chữ số; phép chia các số thập phân với số chia có không quá 3
chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân) và thương có không quá 4 chữ số,
với phần thập phân có không quá 3 chữ số; biết sử dụng tính chất giao hoán
và tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân đối với số thập phân; bước
đầu biết sử dụng máy tính bỏ túi.
b, Về tỉ số phần trăm
- Biết được khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
- Biết đọc, viết tỉ số phần trăm.
- Biết cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số.
- Biết được mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phần phân số thập
phân, số thập phân và phân số.
c, Về đại lượng và đo đại lượng
- Biết khái niệm ban đầu về đại lượng đo thời gian: Vận tốc, thời gian
chuyển động, quãng đường đi được, đại lượng đo diện tích và đo thể tích.
- Biết các phép tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai đơn vị đo.
- Biết các phép tính nhân, chia số đo thời gian với một số.
- Biết các đơn vị đo diện tích đêcamét vuông, hectômét vuông, milimét
vuông, bảng đơn vị đo diện tích, giới thiệu các đơn vị đo ruộng đất (a và ha),

15


mối quan hệ giữa mét vuông, a và ha.
- Biết khái niệm ban đầu về thể tích và một số đơn vị đo thể tích:
Xăngtimét khối, mét khối, đềximét khối. Đo được diện tích ruộng đất và đo
thể tích.
d, Yếu tố hình học

- Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình
trụ, hình cầu, và một số hình dạng khác của tam giác.
- Biết tính chu vi, diện tích hình thang, diện tích hình tam giác, hình tròn.
- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp
chữ nhật, hình lập phương.
e, Yếu tố thống kê
- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt
- Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin về số liệu thống kê được.
f, Về bài toán có lời văn
Biết giả và trình bày bài toán có lời văn có đến bốn bước tính, trong đó
có: Một số bài toán liên quan đến tỉ lệ, các bài toán liên quan đến tỉ số phần
trăm (tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm giá trị một phần của tỉ số phần trăm
cho trước, tìm một số biết giá trị phần trăm của số đó).
- Các bài toán về hình học liên quan đến các hình đã học.
g, Phát triển và tư duy, ngôn ngữ và góp phần hình thành nhân cách cho
học sinh
- Biết phát biểu nhận xét một số quy tắc, tính chất,…..bằng ngôn ngữ
(nói, viết, dưới dạng công thức….) ở dạng khái quát.
- Tiếp tục phát triển năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp hình, phát triển
trí tưởng tượng không gian,….
- Rèn luyện và củng cố các đức tính cho học sinh góp phần hình thành
nhân cách cho trẻ đó là: tự tin, kiên trì, làm việc có kế hoạch, chăm chỉ, thật

16


thà, chính xác, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, …
1.1.3.2. Nội dung
Theo chương trình môn toán lớp 5 ở tiểu học thì nội dung chương trình
môn toán lớp 5 gồm 175 bài học, thời lượng 5 tiết/tuần, có 35 tuần/năm. Mỗi

tiết thường dao động trong khoảng 35-40 phút. Để tăng cường việc luyện tập
thực hành vận dụng những kiến thức đã học vào để ứng dụng thực tiễn giúp
cho học sinh có thể nắm vững kiến thức hơn thì nội dung của môn toán lớp 5
có nội dung rất gần gũi và thiết thực. Đặc biệt chương trình môn toán lớp 5 rất
quan tâm tới việc ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng cơ
bản của chương trình toán tiểu học. Hình thức ôn tập chủ yếu thông qua hoạt
động luyện tập, thực hành. Nội dung của môn toán lớp 5 được chia ra thành 5
chương cụ thể như sau:
Chương I: Phân số - khái niệm về phân số, tính chất cơ bản của phân số,
so sánh hai phân số, phép cộng, trừ, nhân, chia hai phân số. Phân số thập
phân, hỗn số, ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng, giới
thiệu bảng đơn vị đo diện tích, đề-ca-mét vuông, hec - tô - mét vuông.
Chương II: Số thập phân: Đọc, viết, so sánh số thập phân; viết và chuyển
đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. Các phép tính với số thập
phân: Phép cộng, trừ, nhân, chia với một số tự nhiên, với 10, 100, 1000,…
(bằng chuyển dấu phảy trong số thập phân), tỉ số phần trăm, máy tính bỏ túi.
Chương III: Hình tam giác, diện tích hình tam giác, hình thang, diện tích
hình thang, hình tròn, đường tròn (tính chu vi và diện tích hình tròn), giới
thiệu về biểu đồ hình quạt . Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (diện tích
xung quanh, diện tích toàn phần). Đơn vị đo thể tích Xăng-ti-mét khối, đề-ximét khối, mét khối. Thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Giới
thiệu hình trụ, hình cầu
Chương IV: Số đo thời gian - toán chuyển động đều, bảng đơn vị đo;

17


Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian: Vận tốc, quãng đường, thời gian.
Chương V: Ôn tập: Số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo đại lượng.
Ôn tập về các phép tính với các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Ôn tập về
hình học (chu vi, diện tích, thể tích) và ôn tập về giải toán.

1.1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức.
a, Phương pháp dạy học
Để dạy học nội dung môn toán lớp 5 thì giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp dạy học sau:
- Phương pháp trực quan
Khái niệm: Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan,
phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong
khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trực quan: Các phương pháp dạy
học trực quan nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho các phương tiện trực
quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức. Chức năng đó của
chúng chủ yếu gắn liền với sự khái quát những hiện tượng, sự kiện với
phương pháp nhận thức quy nạp. Chúng cũng là phương tiện minh hoạ để
khẳng định những kết luận có tính suy diễn và còn là phương tiện tạo nên
những tình huống vấn đề và giải quyết vấn đề. Vì vậy phuơng pháp dạy học
trực quan góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
- Phương pháp thực hành - luyện tập
Luyện tập và thực hành củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến
thức lí thuyết. Trong luyện tập, người ta nhấn mạnh tới việc lặp lại với mục
đích học thuộc những "đoạn thông tin": đoạn văn, thơ, bài hát, kí hiệu, quy
tắc, định lí, công thức, ... đã học và làm cho việc sử dụng kĩ năng được thực
hiện một cách tự động, thành thục. Trong thực hành, người ta không chỉ nhấn
mạnh vào việc học thuộc mà còn nhằm áp dụng hay sử dụng một cách thông

18


minh cách tri thức để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Vì thế, trong dạy
học, bên cạnh việc cho học sinh luyện tập một số chi tiết cụ thể, giáo viên
cũng cần lưu ý cho học sinh thực hành phát triển các kĩ năng.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thực hành – luyện tập: Đây là
phương pháp có hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát triển các kĩ năng.
Luyện tập và thực hành có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và
trau chuốt các kĩ năng đã học, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức
ở mức độ cao hơn. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong giờ dạy học
môn toán và tất cả các môn trong chương trình tiểu học. Tuy nhiên luyện tập
có xu hướng làm cho học sinh nhàm chán nếu giáo viên không nêu mục đích
một cách rõ ràng và có khuyến khích cao. Dễ tạo tâm lí phụ thuộc vào mẫu,
hạn chế sự sáng tạo. Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên học sinh khó
có thể đạt được sự lanh lợi và tập trung, dễ tạo nên sự học vẹt, đặc biệt là khi
chưa xây dựng được sự hiểu biết ban đầu đầy đủ.
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp
Khái niệm: Phương pháp gợi mở - vấn đáp trong học toán ở tiểu học là
phương pháp trong đó giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn
chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt
trả lời, từ đó tiến tới những kĩ năng và kiến thức cần thiết.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp gợi mở - vấn đáp: Vấn đáp là cách
thức tốt để kích thích tư duy độc lập của học sinh, dạy học sinh cách tự suy
nghĩ đúng đắn. Bằng cách này học sinh hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt,
thuộc lòng. Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm
cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng
tự tin của học sinh, rèn luyện cho học sinh năng lực diễn đạt sự hiểu biết của
mình và hiểu ý diễn đạt của người khác. Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ
nhau trong học tập. Học yếu kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, có

19


×