Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

So sánh kinh biển giữa đông nam bộ và duyên hải nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.88 KB, 7 trang )

Bài tập điều kiện môn địa lí kinh tế - xã hội
MỞ ĐẦU
Việt Nam có một tài nguyên biển vô cùng phong phú dường như là duy nhất trong khu
vực – đó là một lợi thế địa kinh tế: gần đường hàng hải, hàng không quốc tế vào loại sôi động
của thế giới, ở trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động nhất. Tài nguyên biển có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước nhất là trong thế kỉ XXI con người
hướng phát triển kinh tế biển. Trong thời gian vừa qua nước ta đã chú trọng khai thác tiềm năng
biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế: khai thác
dầu khí, thuỷ sản, du lịch, cảng biển… trở thành những ngành kinh tế quan trọng, có sức tăng
trưởng mạnh. Thực tế đó đã chứng tỏ tiềm năng và triển vọng phát triển dựa vào biển rất lớn của
nước ta - một quốc gia - biển (biển chiếm 3/4 diện tích toàn quốc).
Vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng tài nguyên biển rất lớn;
có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng cũng như của cả nước về du lịch, khai
thác thủy sản, khai thác dầu khí và giao thông vận tải biển. Tuy nhiên, Đông Nam Bộ và Duyên
hải Nam Trung Bộ có những điểm chung và những điểm khác biệt về tiềm năng, hiện trạng cũng
như vai trò phát triển kinh tế biển.
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái quát chung về Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
1.1. Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 5 tỉnh, thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Đông Nai, Tây Ninh,
Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu) với diện tích 23,5km
2
có dân số 14,025 triệu
người (năm 2009). Đông Nam Bộ giáp với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ ở phía
Đông, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây Nam giáp vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía
nam giáp với Biển Đông. Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên thiên phong phú thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là tài nguyên dầu khí. Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm
phát triển kinh tế của cả nước dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, có cơ cấu kinh tế tương đối đa dạng và hoàn chỉnh.
1.2. Duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố (TP. Đà Nẵng, Quảng Nam,


Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) với diện tích 44,257
km
2
có dân số 8,672 triệu người (năm 2004). Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lí thuận lợi,
phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Tây Nguyên và phía
Nam giáp Đông Nam Bộ. Nổi bật về tài nguyên của Duyên hải Nam Trung Bộ là tài nguyên du
lịch, tài nguyên thủy sản. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu phát triển kinh tế tập trung
vào những ngành dựa trên lợi thế về tài nguyên biển như du lịch, ngành thủy sản và giao thông
vận tải biển.
1
Bài tập điều kiện môn địa lí kinh tế - xã hội
2. So sánh phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ
2.1. So sánh về vai trò phát triển kinh biển giữa Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ.
- Những điểm giống nhau về vai trò, qui mô kinh tế biển:
Các ngành kinh tế biển của hai vùng đều là những ngành kinh tế quan trọng. Điều này thể
hiện rõ ở tỉ trọng lớn của ngành này trong cơ cấu GDP của mỗi vùng.
Kinh tế biển là ngành kinh tế có nhiều triển vọng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế
của hai vùng trong tương lai như ngành thủy sản, du lịch và giao thông vận tải biển.
- Những điểm khác nhau về vai trò, qui mô kinh tế biển:
Kinh tế biển của Đông Nam Bộ đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế của
vùng, nhất là từ khi phát hiện và khai thác các dầu mỏ. Trong tương lai khi công nghiệp hóa dầu
hình thành nó sẽ thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng. Hiện nay, Đông Nam Bộ đã khai thác tương
đối hiệu quả ngành kinh tế biển.
Duyên hải Nam Trung Bộ mặc dù có nhiều khả năng phát triển kinh tế biển nhưng vai trò
hiện nay của nó chưa tương xứng với những tiềm năng hiện có. Hiện nay, trong vùng phát triển
chủ yếu ngành du lịch, ngành khai thác thủy sản.
2.2. So sánh về nguồn lực phát triển kinh tế biển giữa Đông Nam Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ

- Những điểm giống nhau về nguồn lực phát triển kinh tế biển.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đều thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
ẩm. Nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 26
0
c, lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 2000mm và
không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu của 2 vùng đều rất thuận lợi phát triển
khai thác dầu khí, du lịch, ngành thủy sản quanh năm do không chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc.
Cả hai vùng đều có đường biển dài, vũng vịnh sâu, nhiều đầm phá cửa sông lớn…chính
là cơ sở nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn. Những tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng
đầu của cả nước là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận…
Tài nguyên sinh vật biển của 2 vùng rất phong phú do nằm trong những ngư trường lớn
nhất của cả nước như ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận, vịnh Thái Lan, Hoàng Sa và
Trường Sa. Nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá cơm, cá ngừ, cá chích…
Tài nguyên dầu khí của 2 vùng vào loại phong phú nhất nhì của cả nước có nhiều triển
vọng cho phát triển ngành khai thác dầu khí. Bể trầm tích Cửu Long có trữ lượng 2 – 3 tỉ tấn dầu
quy đổi, bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng 3 – 4 tỉ tấn dầu, bể trầm tích Trung Bộ có trữ
2
Bài tập điều kiện môn địa lí kinh tế - xã hội
lượng dự báo gần 1 tỉ tấn dầu. Hiện nay, bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn đã được đưa
vào khai thác.
Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đều có vịnh sâu kín gió và không chịu ảnh
hưởng bồi lấp của phù sa sông rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển để phát triển giao
thông vận tải biển như vịnh Đà Nẵng, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Phan Rí…
Tài nguyên du lịch của 2 vùng rất phong phú và hấp dẫn đáp ứng phát triển du lịch.
Nhiều bãi tắm nổi tiếng nhất nước ta như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu…đã trở thành điểm
thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
Dân cư và nguồn lao động: cả hai vùng đều có nguồn lao động dồi dào (chiếm trên 50%

dân số của vùng) và chất lượng trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng được nâng cao. Nhân
dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản lâu đời và đức tính chịu khó trong lao động
sản xuất.
Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật của 2 vùng tương đối hoàn thiện với xí nghiệp chế biến
thủy sản, hệ thống cảng biển, nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế…đã được xây dựng. Một
số cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, cảng Cam Ranh, cảng Quy Nhơn, cảng Sài Gòn.
Chính sách: Hiện nay Đảng và Nhà Nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế biển.
Kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Những điểm khác nhau về nguồn lực phát triển kinh tế biển.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Khí hậu của Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển hơn so với
Duyên hải Nam Trung Bộ. Do Đông Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, các hiện tượng
thời tiêt cực đoạn. Đây là một lợi thế cho việc nuôi trồng thủy sản, khai thác dầu khí của vùng
Đông Nam Bộ. Trong khí đó Duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão, áp
thấp nhiệt đới hạn chế hoạt động của ngành thủy sản, ngành du lịch và giao thông vận tải biển.
Tài nguyên sinh vật biển của Đông Nam Bộ lớn hơn nhiều so với Duyên hải Nam Trung
Bộ về trữ lượng. Vùng biển Đông Nam Bộ có trữ lượng các loại cá 1.5 triệu tấn, chiếm 39,8%
tổng trữ lượng cá của vùng biển nước ta. Nhưng khả năng khai thác của Duyên hải Nam Trung
Bộ lớn hơn so với Đông Nam Bộ vì điều kiện đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ
thuận lợi hơn, tất cả các tỉnh của Duyên hải Nam Trung Bộ đều khai thác thủy sản trong khi đó
Đông Nam Bộ chỉ có tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Duyên hải Nam Trung Bộ
có nhiều tài nguyên sinh vật mà Đông Nam Bộ không có như tổ Yến ở các đảo đá ven bờ của
tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam.
Tài nguyên dầu khí của Đông Nam Bộ có nhiều triển vọng hơn so với Duyên hải Nam
Trung Bộ với trữ lượng 3-4 tỉ tấn dầu qui đổi và hàng nghìn tỉ m
3
khí. Các mỏ đã và đang khai
3
Bài tập điều kiện môn địa lí kinh tế - xã hội
thác như Bạch Hổ, Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây…Ngược lại tài nguyên khoáng sản như Titan,

cát thủy tinh của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn so với Đông Nam Bộ.
Về tài nguyên du lịch biển thì Duyên hải Nam Trung Bộ phong phú, đa dạng hơn nhiều
hơn so với tiềm năng du lịch của Đông Nam Bộ. Tiềm năng du lịch biển của Đông Nam Bộ tập
trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong khi đó tất cả các tỉnh của Duyên hải Nam Trung
Bộ đều có tiềm năng để phát triển như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên. Duyên hải
Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm nổi tiếng như Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê (Quảng Ngãi),
Quy Nhơn (Bình Định), Vũng Rô (Phú Yên), vịnh Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hòa)…
Về phát triển giao thông biển: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thế mạnh hơn để phát
triển giao thông biển với nhiều vũng vịnh sâu, đường bờ biển dài, nhiều cảng biển lớn như cảng
Đà Nẵng, cảng Dung Quất, cảng Cam Ranh, cảng Qui Nhơn. Đông Nam Bộ chủ yếu phát triển
cảng sông hạn chế về cảng biển.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
Nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật của Đông Nam Bộ lớn hơn so với
Duyên hải Nam Trung Bộ. Nguồn lao động ngày càng được tăng lên do nhập cư nguồn lao động
của nhiều vùng trong cả nước đến Đông Nam Bộ.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của Đông Nam Bộ cho ngành kinh tế biển được xây dựng hoàn
chỉnh hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ. Đông Nam Bộ thu hút vốn đầu tư cho các dự án
phát triển kinh tế biển lớn hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ, tập trung chủ yếu cho các dự án
khai thác dầu khí. Những dự án thu hút đầu tư của Duyên hải Nam Trung Bộ về ngành du lịch
lớn hơn so với Đông Nam Bộ.
2.3 So sánh hiện trạng phát triển kinh tế biển giữa Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ
Những điểm giống nhau về hiện trạng phát triển.
Khai thác thủy sản: Cả hai vùng đều có sản lượng khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng cao
chỉ sau vùng đồng bằng sông Cửu Long. Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thủy
sản 610 nghìn tấn (năm 2008) chiếm tỉ trọng 25% sản lượng thủy sản của cả nước. Đông Nam
Bộ chiếm tỉ trọng 11% sản lượng thủy sản của cả nước. Những tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai
thác thủy sản là Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 232 nghìn tấn, Bình Thuận khoảng 158 nghìn tấn,
Bình Định khoảng 118 nghìn tấn,. Hiện nay, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đều
đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản xa bờ.

Bảng: sản lượng khai thác thủy sản của các vùng trong cả nước
Sản lượng khai thác thủy sản (năm 2008)
Đơn vị: tấn
Cơ cấu SLKTTS
Đơn vị: %
4
Bài tập điều kiện môn địa lí kinh tế - xã hội
Cả nước 2136048 100
Đồng bằng SH 175051 8.20
TDMNPB 10744 0.50
Bắc Trung Bộ 219583 10.28
DHNTB 610664 28.59
Tây Nguyên 3412 0.16
Đông Nam Bộ 253665 11.88
Đồng bằng SCL 863289 40.42
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008
Giao thông vận tải biển: Hệ thống cảng biển đã được xây dựng bao gồm cảng biển quốc
tế và cảng nội địa. Cảng biển quốc tế quan trọng có cảng Sài Gòn và cảng Đà Nẵng, cảng nội
địa có cảng Quy Nhơn, cảng Bình Định, cảng vũng Tàu. Giao thông vận tải biển của hai vùng
ngày càng có vai trò quan trọng tới sự phát triển kinh tế của vùng, nhiều tuyến hàng hải quốc tế
đã được sử dụng.
Du lịch: Cả hai vùng đều phát triển ngành du lịch biển hình thành trung tâm du lịch nổi
tiếng của cả nước như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu. Ngành du lịch trở thành một trong
những ngành kinh mũi nhọn của cả 2 vùng.
Những điểm khác nhau về hiện trạng phát triển.
Về khả năng phát triển khai khoáng và chế biến khoáng sản của Đông Nam Bộ có qui mô
lớn hơn, hấp dẫn hơn nhờ vào tài nguyên dầu khí. Dầu khí của Đông Nam Bộ chiếm giá trị
tương đối cho xuất khẩu của cả nước. Ngược lại, Duyên hải Nam Trung Bộ có qui mô nhỏ chủ
yếu khai thác Titan, cát thủy tinh và muối biển có giá trị đóng góp ít cho ngành kinh tế biển.
Ngoài ra, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhà máy chế biến lọc dầu Dung Quất mà Đông Nam Bộ

không có.
Về khai thác tài nguyên sinh vật biển: Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thủy sản
đánh bắt lớn hơn so với Đông Nam Bộ. Sản lượng cá đánh bắt của Duyên hải Nam Trung Bộ
vào năm 2008 là 478 nghìn tấn trong khi đó Đông Nam Bộ là 211 nghìn tấn. Nhưng khả năng
nuôi trồng thủy sản của Đông Nam Bộ lớn hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ. Do Duyên hải
Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai (lũ lụt, bão), hạn hán, và nhiều diện tích mặt
nước nuôi trồng chưa được khai thác. Sản lượng cá nuôi năm 2005 của Đông Nam Bộ là 46248
tấn lớn gấp 6 lần so với Duyên hải Nam Trung Bộ (7446 tấn). Cơ sở chế biến thủy sản của Đông
Nam Bộ lớn hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ về quy mô với TP. Hồ Chí Minh là trung tâm
chế thủy sản lớn nhất nước ta. Ngược lại cơ sở chế biến của Duyên hải Nam Trung Bộ có quy
mô nhỏ và trung bình.
Về phát triển giao thông biển: Đông Nam Bộ có số lượng cảng biển ít nhưng các cảng
biển có quy mô lớn như cảng quốc tế Sài Gòn, cảng Vũng Tàu. Ở đây có nhiều cơ sở đóng và
sửa chữa tàu biển hiện đại. Ngược lại Duyên hải Nam Trung Bộ có số lượng các cảng biển nhiều
5

×