Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT TÍNH GÂY BỆNH CỦA NẤM Phytophthora spp. TRÊN MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TRONG VƯỜN ƯƠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÍNH GÂY BỆNH CỦA NẤM Phytophthora spp.
TRÊN MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TRONG VƯỜN ƯƠM

Sinh Viên: LÊ THANH BÔN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên Khoá: 2004 – 2009

Tháng 09/20009


KHẢO SÁT TÍNH GÂY BỆNH CỦA NẤM Phytophthora spp. TRÊN MỘT
SỐ DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TRONG VƯỜN ƯƠM

Tác giả

LÊ THANH BÔN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
KS. BÙI ĐÌNH NINH


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/2009
i


CẢM TẠ
Trân trọng ghi ơn cha mẹ, anh chị em cùng toàn thể người thân đã thương yêu,
giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình tham gia khoá học.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Nông học
Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật
Tất cả quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy tôi trong
suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Lê Đình Đôn, KS. Bùi Đình Ninh
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu, khoa Nông Học trường Cao Đẳng Công nghiệp cao su Bình
Phước.
Ban lãnh đạo, cùng toàn thể anh chị em trong cơ quan đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/2009
Sinh viên
Lê Thanh Bôn

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát tính gây bệnh của nấm Phytophthora spp. đối với
một số dòng vô tính cao su trong vườn ươm” được tiến hành tại nhà lưới trường Cao

Đẳng Công nghiệp cao su, TX Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước, thời gian từ tháng
02/2009 đến tháng 06/2009 gồm các nội dung thí nghiệm sau:
Xác định ngưỡng nồng độ gây bệnh của nấm Phytophthora spp. trên dòng vô
tính PB255.
Khảo sát tính gây bệnh của nấm Phytophthora spp. trên một số dòng vô tính
cao su RRIM600, RRIV4, PB235, PB255 và PB260.
Khảo sát tính gây bệnh của nấm Phytophthora spp. giữa cây ghép mắt và cây
gốc ghép (mọc từ hạt) cao su PB235
Kết quả đạt được:
Sau khi chủng 3 ngưỡng nồng độ trên DVT PB255. Ở ngưỡng nồng độ 103
động bào tử/ml không xuất hiện triệu chứng, chỉ xuất hiện triệu chứng 2 ngưỡng nồng
độ 105 và 107 động bào tử/ml . Nồng độ 107 có tỷ lệ nhiễm bệnh nặng hơn, thời gian
xuất hiện triệu chứng sớm hơn ở nồng độ 105.
Qua khảo sát phản ứng của một số DVT nhận thấy, khi chủng 6 mẫu nấm
Phytophthora, các DVT cao su đều bị nhiễm bệnh. RRIM600 là DVT có tỷ lệ bệnh
nặng nhất ở tất cả các bộ phận của cây, cả 6 mẫu nấm đều tấn công gây hại. Có tỷ lệ
nhiễm bệnh nhẹ nhất là DVT RRIV4 còn lại ở mức nhiễm bệnh trung bình là DVT
PB255, PB235 và PB260.
Trong 6 mẫu nấm Phytophthora, mẫu nấm RBP05- TB có khả năng tấn công
gây hại mạnh nhất, trên tất cả các bộ phận của cây. Gây hại yếu nhất ở lá là mẫu nấm
RBP05- DT02 và ở thân là mẫu nấm RBG05- BL. Cả 6 mẫu nấm đều gây hại trên
cuống.
Phản ứng giữa cây mắt ghép và cây gốc ghép (được gieo từ hạt) PB235 sau khi
chủng 6 mẫu nấm Phytophthora thấy rằng, cây mọc từ hạt có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp
hơn hẳn so với cây mắt ghép.

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix
Danh sách các hình ........................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề:................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu .....................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................4
2.1 Giới thiệu tổng quát về cây cao su ...........................................................................4
2.1.1 Dòng vô tính RRIV4 .............................................................................................7
2.1.2 Dòng vô tính PB235 ..............................................................................................7
2.1.3 Dòng vô tính PB255 ..............................................................................................7
2.1.4 Dòng vô tính PB260 ..............................................................................................8
2.1.5 Dòng vô tính RRIM600.........................................................................................8
2.2 Điều kiện sinh thái miền Đông Nam Bộ ..................................................................8
2.2.1 Khí hậu ..................................................................................................................8
2.2.2 Về đất đai...............................................................................................................9
2.3 Giới thiệu chung về nấm Phytophthora ...................................................................9
2.3.1 Đặc điểm sinh vật học .........................................................................................10
2.3.2 Chu kỳ sống .........................................................................................................10
2.3.3 Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về bệnh Phytophthora trên cây cao
su...................................................................................................................................13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................16
iv



3.2 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................16
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................16
3.3.1 Vật liệu chủng......................................................................................................16
3.3.2 Phương pháp chuẩn bị dịch bào tử ......................................................................17
3.3.3 Phương pháp khảo sát phản ứng của nấm Phytophthora spp. đối với một số dòng
vô tính cao su................................................................................................................18
3.3.3.1 Xác định nồng độ gây hại trên các dòng vô tính ..............................................18
3.3.3.2 Khảo sát phản ứng của một số dòng vô tính cao su đối với nấm Phytophthora
spp.................................................................................................................................19
3.3.3.3 Khảo sát tính gây bệnh của nấm Phytophthora spp. giữa cây mắt ghép và cây
gốc ghép cao su PB235.................................................................................................22
3.4 Phương pháp sử lý số liệu ......................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................23
4.1 Xác định nồng độ gây hại của nấm Phytophthora spp. ở ngưỡng nồng độ 103, 105,
107 động bào tử/ml trên DVT PB255 ...........................................................................23
4.2 Khảo sát phản ứng của một số dòng vô tính cao su đối với nấm Phytophthora spp.
......................................................................................................................................25
4.2.1 Tỷ lệ bệnh của một số DVT cao su khi chủng các mẫu nấm Phytophthora .......27
4.2.1.1 Tỷ lệ bệnh trên lá của một số DVT cao su sau 4 ngày chủng các mẫu nấm
Phytophthora ................................................................................................................27
4.2.1.2 Tỷ lệ bệnh trên cuống của một số DVT cao su saun 4 ngày chủng các mẫu nấm
Phytophthora ................................................................................................................28
4.2.1.3 Tỷ lệ bệnh trên thân của một số DVT cao su sau 4 ngày chủng các mẫu nấm
Phytophthora ................................................................................................................30
4.2.2 Tốc độ phát triển vết bệnh của một số DVT cao su khi chủng các mẫu nấm
Phytophthora ................................................................................................................31
4.2.2.1 Tốc độ phát triển của vết bệnh trên lá của một số DVT cao su .......................31
4.2.2.2 Tốc độ phát triển của vết bệnh trên cuống lá của một số DVT cao su.............32

4.2.2.3 Tốc độ phát triển của vết bệnh trên thân của một số DVT cao su ...................33
4.2.3 Tỷ lệ cuống lá rụng của một số DVT cao su khi chủng các loài nấm
Phytophthora ................................................................................................................35
v


4.3 Khảo sát tính gây bệnh của nấm Phytophthora spp. giữa cây mắt ghép và cây gốc
ghép (mọc từ hạt) cao su PB235...................................................................................36
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................39
5.1 Kết luận...................................................................................................................39
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................40
PHỤ LỤC .....................................................................................................................42

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLB: Tỷ lệ bệnh
NSC: Ngày sau chủng
DVT: Dòng vô tính
PGA: Potato Glucose Agar (môi trường khoai tây)
CRA: Carrot Agar (môi trường cà rốt)
RRIV: Rubber Research Instiute Of Viet Nam (Viện nghiên cứu cao su Việt
Nam)
Tgxhtc: Thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Định hướng phát triển ngành cao su trong giai đoạn 2010 – 2015 .................4
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su trong nước giai đoạn 1996 – 2005 6
Bảng 2.3: Mười giống cao su có diện tích lớn nhất cả nước năm 2004. ........................6
Bảng 3.1 Điều kiện thời tiết, khí hậu trong thời gian bố trí thí nghiệm........................16
Bảng 3.2 Danh sách các loài nấm Phytophthora spp....................................................17
Bảng 4.1 Thời gian xuất hiện triệu chứng khi chủng 6 mẫu nấm ở 3 nồng độ trên DVT
PB255 ............................................................................................................................23
Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh DVT PB255 khi chủng 6 mẫu nấm ở nồng độ 105 và 107...........24
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh của một số DVT cao su khi chủng các mẫu nấm Phytophthora .26
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh trên lá của một số DVT cao su sau 4 ngày chủng các mẫu nấm
Phytophthora .................................................................................................................27
Bảng 4.5 Tỷ lệ bệnh trên cuống của một số DVT cao su sau 4 ngày chủng các mẫu
nấm Phytophthora .........................................................................................................29
Bảng 4.6 Tỷ lệ bệnh trên thân của một số DVT cao su sau 4 ngày chủng các mẫu nấm
Phytophthora .................................................................................................................30
Bảng 4.7 KTVB (mm) sau 4 ngày chủng và tốc độ phát triển KTVB (mm/ngày) trên lá
của một số DVT cao su .................................................................................................31
Bảng 4.8 KTVB (mm) sau 4 ngày chủng và tốc độ phát triển KTVB (mm/ngày) trên
cuống của một số DVT cao su.......................................................................................33
Bảng 4.9 KTVB (mm) sau 6 ngày chủng và tốc độ phát triển KTVB (mm/ngày) trên
thân của một số DVT cao su..........................................................................................33
Bảng 4.10 Tỷ lệ (%) rụng cuống lá của một số DVT cao su sau 4 ngày chủng các mẫu
nấm Phytophthora .........................................................................................................35
.Bảng 4.11 Tỷ lệ bệnh giữa cây mắt ghép và cây gốc ghép (mọc từ hạt) cao su PB235
sau 4 ngày chủng 6 mẫu nấm ........................................................................................36

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chu kỳ phát triển của Phytophthorra ............................................................12
Hình 2.2 Triệu chứng bệnh do Phytophthora gây ra trên DVT RRIM600 ..................15
Hình 4.1 Triệu chứng bệnh ở các mức nồng độ sau 3 ngày chủng trên DVT PB255 ..25
Hình 4.2 Tỷ lệ bệnh trên lá của một số DVT cao su sau khi chủng các loài nấm
Phytophthora .................................................................................................................28
Hình 4.3 Tỷ lệ bệnh trên cuống của một số DVT cao su sau khi chủng các mẫu nấm
Phytophthora .................................................................................................................29
Hình 4.4 Tỷ lệ bệnh trên thân của một số DVT cao su sau khi chủng các loài nấm
Phytophthora .................................................................................................................31
Hình 4.5 Tốc độ phát triển KTVB(mm) trên lá của một số DVT cao su sau khi chủng
các loài nấm Phytophthora............................................................................................32
Hình 4.6 Tốc độ phát triển KTVB (mm) trên cuống của một số DVT cao su sau khi
chủng các mẫu nấm Phytophthora ................................................................................33
Hình 4.7 Tốc độ phát triển KTVB (mm) trên thân của một số DVT cao su sau khi
chủng các loài nấm Phytophthora .................................................................................34
Hình 4.8 Tỷ lệ cuống lá rụng của một số DVT cao su sau khi chủng các mẫu nấm
Phytophthora .................................................................................................................36
Hình 4.9 Triệu chứng bệnh do nấm Phytophthora gây hại trên lá, cuống và trên thân
của cây gốc ghép (được gieo từ hạt) cao su PB235.......................................................37
Hình 4.10 Triệu chứng bệnh do nấm Phytophthora gây hại trên lá, cuống và trên thân
của cây mắt ghép cao su PB235 ....................................................................................38

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu mủ cao su của Việt Nam đứng

thứ hai sau hàng may mặc và giày da, do đó đã góp phần không nhỏ trong việc tăng
thêm nguồn ngân sách nhà nước hàng năm. Hiện nay cây cao su ngoài việc là cây
mang lại kinh tế cao thì nó còn là cây xoá đói giảm nghèo, cải tạo môi trường và là cây
giải quyết công ăn việc làm góp phần vào việc giữ vững trật tự an toàn xã hội. Vì vậy
việc phát triển cây cao su trong thời gian gần đây rất được Chính Phủ quan tâm không
những trong nước mà còn ở khu vực các nước Đông Nam Á lân cận như nước bạn Lào
và Campuchia. Điều này càng khẳng định cây cao su không những mang lại lợi ích về
kinh tế mà nó còn ổn định về mặt chính trị.
Cây cao su Hevea brasiliensis thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceace) có nguồn
gốc tại vùng châu thổ sông Amazon (Nam Mỹ), được du nhập vào Châu Á năm 1876.
Qua quá trình chọn lọc, cây cao su đã thích nghi dần với điều kiện sinh thái khác nhau
ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, cây cao su du nhập từ năm 1897 và từ đầu thế kỷ 20 đến nay diện
tích trồng cao su luôn được mở rộng ở vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên,
Miền Trung và Phía Bắc. Cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị trong nhiều
lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Sản phẩm chính
của cây cao su là mủ cao su, đây là nguyên liệu cần thiết cho một số ngành công
nghiệp trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra cây cao su còn cung cấp gỗ, chất đốt, và hạt
cao su có thể ép dầu làm xà phòng, thức ăn gia súc (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
Diện tích trồng cao su ngày càng phát triển mạnh. Năm 2005, tổng diện tích cao
su của Việt Nam là 480.000 ha và sản lượng khai thác cao su khoảng 469.000 tấn, đến
nay sản lượng là 644,2 nghìn tấn. Cao su thiên nhiên của Việt Nam sản xuất hàng năm
tăng khoảng 15% trong đó bao gồm trồng mới, trồng tái canh trên diện tích thanh lý

1


những vườn cây già cỗi, không hiệu quả nhằm thay thế bằng những giống mới có năng
suất và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 2006).
Diện tích cao su trồng tập trung, trong điều kiện nóng ẩm mưa nhiều, đã tạo

điều kiện thuận lợi cho một số bệnh hại phát triển và lây lan nhanh chóng. Một trong
những bệnh hại lá, cuống lá, thân và trái trên cây cao su đó là bệnh Phytopthora spp.
bệnh gây hại nặng cho vườn ươm, vườn nhân, vườn kiến thiết cơ bản và vườn khai
thác. Các nghiên cứu cho thấy khi cây cao su bị nhiễm bệnh do Phytophthora spp. như
loét sọc mặt cạo hay rụng lá mùa mưa có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của
cây, làm hư hỏng lớp vỏ kinh tế dẫn đến làm giảm chu kỳ khai thác và khi cây bị
nhiễm bệnh thường làm giảm sản lượng khai thác mủ từ 25 – 40% (Viện nghiên cứu
cao su Việt Nam, 1994).
Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều dòng vô tính cao su được lai tạo và do cây
cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian kinh doanh kéo dài trong 20 năm, nên
việc chọn giống đóng một vai trò rất quan trọng. Trong những thập niên vừa qua,
ngành cao su Việt Nam đã không ngừng nâng cao sản lượng cao su qua những nghiên
cứu khoa học trong công tác cải tiến giống, kỹ thuật nông nghiệp. Những thiệt hại do
bệnh gây ra vẫn gia tăng đáng kể, hầu như chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả, vì
bệnh diễn ra trên diện rộng, tốc độ phát triển rất nhanh. Do đó biện pháp được áp dụng
hiện nay là bón phân định kỳ để tăng sức đề kháng cho cây nhằm hạn chế sự ảnh
hưởng của bệnh hoặc kết hợp với việc dùng thuốc hoá học bôi phòng trị bệnh định kỳ
trong mùa mưa. Nhưng thực tế cho đến nay các kết quả nghiên cứu về những tác động
do Phytophthora spp. gây ra trên cây cao su vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Từ trên những cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tính gây bệnh
của nấm Phytophthora spp. đối với một số dòng vô tính cao su trong vườn ươm”.
1.2 Mục tiêu
Xác định tính gây bệnh của nấm Phytophthora spp. đối với một số dòng vô tính
cao su RRIM600, RRIV4, PB235, PB255, PB260.
1.3 Yêu cầu
Xác định nồng độ gây bệnh của nấm Phytophthora spp. trên dòng vô tính
PB255.

2



Khảo sát tính gây bệnh của nấm Phytophthora spp. trên một số dòng vô tính
cao su RRIM600, RRIV4, PB235, PB255, PB260.
Khảo sát tính gây bệnh của nấm Phytophthora spp. giữa cây mắt ghép và cây
gốc ghép (mọc từ hạt) cao su PB235.
1.4 Đối tượng khảo sát
Nấm Phytophthora spp. và một số dòng vô tính cao su RRIM600, RRIV4,
PB235, PB255, PB260, cây gốc ghép PB235 (được gieo từ hạt).

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu tổng quát về cây cao su
Cây cao su Hevea brasiliensis có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới lưu vực rừng
Amazone (Nam Mỹ), trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao 35- 40m và có chu kỳ
sống trên 100 năm. Nhưng trong các đồn điền cao su thì chiều cao của cây thường chỉ
khoảng 20- 25m tuỳ theo từng dòng vô tính. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng
trực tiếp của việc khai thác mủ cao su và hiện nay đối với vườn cây của các Công ty
cao su trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thì chu kỳ khai thác của cây
cao su đã giảm từ 25 năm xuống còn 20 năm. Tiến hành thanh lý, trồng lại khi hết chu
kỳ khai thác cũng như việc khai thác mủ không còn đem lại hiệu quả kinh tế cho
doanh nghiệp.
Bảng 2.1 Định hướng phát triển ngành cao su trong giai đoạn 2010 – 2015
Định hướng phát triển

2005 (tấn)

2010 (tấn)


Tới năm 2015 (tấn)

I. Tổng công ty

246.000

293.700

344.000

Đông Nam bộ

162.000

182.000

192.000

Tây nguyên và duyên hải niềm trung

60.000

90.000

92.000

Nước ngoài (Lào)

1.700


41.000

60.000

II. Thành phần khác

234.000

284.000

372.000

Toàn ngành

480.000

577.700

716.000

(Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, 2006)
Lá cao su thuộc loại lá kép chân vịt, có 3 lá chét. Khi lá mới bắt đầu nhú, lá non
uốn cong gần như song song với cuống lá, lá non có màu đỏ sậm. Khi các lá này lớn
thì có màu xanh lục và lá vươn ra gần như 1800 so với cuống lá. Lá trưởng thành có
màu xanh lục sáng đậm ở mặt trên phiến lá, mặt dưới của phiến lá có màu lợt hơn.
Cuống lá chỉ dài khoảng 15 – 25cm mang hai túi mật nhỏ ở chổ phân chia 3 lá chét và
mật chỉ có lúc lá mới ra trong thời kỳ thay lá qua đông. Lá chét có cuống lá ngắn hình

4



trứng hoặc hình bầu dục. Cây cao su thay lá sinh lý vào giai đoạn cuối đông sau thời
gian rụng lá khoảng 15 – 20 ngày thì ra lá mới và sau 30 ngày thì lá ổn định hoàn toàn.
Rễ cao su có 2 loại: Rễ cọc và rễ bàng. Hệ thống rễ chiếm khoảng 15% trọng
lượng của toàn bộ cây. Khi trồng bằng bầu thì hệ thống rễ phát triển kém hơn đối với
việc trồng bằng hạt và bằng stump. Hệ thống rễ bàng phát triển tuỳ theo từng mùa,
phát triển mạnh vào giai đoạn cây rụng hết lá và đã bắt đầu ra lá non, phát triển yếu
vào thời điểm cuối mùa khô thời điểm cây chuẩn bị rụng lá sinh lý hàng năm. Hiện
tượng rụng lá qua đông chịu ảnh hưởng tuỳ theo dòng vô tính, tuổi cây và điều kiện
môi trường mà lá có thể rụng một phần hay toàn phần (Geor., 1967).
Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, hoa mọc cùng lúc với sự ra lá mới. Hoa
mọc thành chùm, hoa cái to hơn nằm ở phần cuối của chùm hoa, hoa đực với số lượng
nhiều hơn hoa cái mọc ở phần trên của chùm hoa. Hoa màu vàng hơi ngã lục, cuống
hoa ngắn dạng hoa hình chuông với 5 lá đài nhưng không có cánh hoa. Hoa đực dài
khoảng 5mm mang một cột nhị chứa 10 nhị đực chia làm hai vòng trên cột nhị. Hoa
cái dài khoảng 8mm màu vàng lục có 3 noãn cùng 3 vòi nhụy màu trắng hơi dính. Hoa
sống trong 2 tuần, khi nở hoa đực nở trước trong vòng một ngày thì rụng, còn hoa cái
nở trong 3- 5 ngày. Thường hoa cái và hoa đực không nở cùng lúc nên thường xảy ra
hiện tượng thụ phấn chéo giữa các cây khác nhau (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
Mủ cao su là sản phẩm chính trong quá trình khai thác mủ. Mủ nước là một
dung dịch thể keo, màu trắng đục và có tỷ trọng khoảng từ 0.974 – 0.991. Mủ tươi là
hệ phân tán bao gồm các phần tử mang điện tích âm phân tán trong dung dịch serum.
Có 3 thành phần chủ yếu trong mủ cao su đó là Cao Su chiếm 30% - 45%, các hạt
Lutoid chiếm 10% - 20% và còn lại là các hạt Frey – Wyssling 1% - 3%.

5


Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su trong nước giai đoạn 1996 – 2005

Năm
Chỉ Số

Đơn Vị

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Diện Tích

1000 ha

254


348

382

395

412

416

429

441

454

480

Sản Lượng

1000 tấn

143

187

194

249


291

313

297

364

400

469

Năng xuất

100kg/ha/năm

5.61

5.37

5.07

6.3

7.06

13

12.2


13.6

13.1

14.1

(Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, 2006)
Tại Việt Nam, cao su sinh trưởng tốt trong giới hạn vĩ độ địa lý từ 150 vĩ Bắc
đến 50 vĩ Nam, trên các loại đất feralit vàng đỏ hay vàng nhạt, đất bazan nâu đỏ, hoặc
đất nâu vàng trên phù sa cổ. Khu vực sinh thái phù hợp để trồng cây cao su phải có các
điều kiện: Độ cao dưới 700m không bị ngập úng, không có lớp kết non hoặc tầng sỏi,
đá trong phạm vi độ sâu 80cm cách mặt đất. Độ dốc dưới 30%, nhiệt độ bình quân
năm từ 25 – 280C, với lượng mưa trung bình năm trên 1500mm, giờ nắng trung bình
năm hơn 1600giờ (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên còn được sự quan tâm của
Chính Phủ nên diện tích gieo trồng cao su trong cả nước theo thời gian ngày càng gia
tăng, theo đó sản lượng và năng suất cũng được cải tiến rõ rệt (Bảng 2.2).
Bảng 2.3: Mười giống cao su có diện tích lớn nhất cả nước năm 2004.
STT

Tên giống

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

PB235


137.246

30,23

2

GT1

99.381

21,89

3

RRIV4

45.027

9,92

4

PB260

34.936

7,7

5


RRIM600

33.270

7,33

6

VM515

24.557

5,41

7

RRIC110

12.428

2,74

8

PB255

12.183

2,68


9

PB86

11.911

2,62

10

Giống khác

43.061

9,48

Tổng số

454.000

100

(Tổng công ty cao su Việt Nam, 2004)

6


2.1.1 Dòng vô tính RRIV4
Dòng vô tính RRIV4 còn có tên khác LH 82/182 và BK15, lai tạo năm 1982 tại

viện nghiên cứu cao su Việt Nam, được xếp vào Bảng II trong cơ cấu giống ở giai
đoạn 1999 – 2001, được công nhận cho sản xuất trên diện tích rộng từ năm 1997.
Dòng vô tính RRIV4 được viện nghiên cứu cao su Việt Nam tuyển sớm 1983, đưa vào
sơ tuyển từ năm 1987. Hiện nay, dòng vô tính RRIV4 được trồng nhiều ở Đông Nam
Bộ, tại các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Sinh trưởng tốt
trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, phát triển nhanh ở các năm đầu, có độ đồng đều cao
trong thời gian kiến thiết cơ bản.Tăng trưởng dưới trung bình đến kém trong khi cạo,
năng suất rất cao dẫn đầu trong các giống hiện đang khuyến cáo tại Việt Nam. Dòng
vô tính RRIV4 có khả năng kháng gió rất kém.
2.1.2 Dòng vô tính PB235
Dòng vô tính PB235 có xuất xứ từ trạm Prang Besar, Công ty Golden Hope,
Malaysia chọn lọc trên vườn cây lai năm 1955. Ở Việt Nam đã trồng và chiếm tỷ lệ
cao nhất trên diện tích cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam trồng từ năm 1976 –
2000 (34,7%). Cao nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên (29,7%) và Miền
Trung (16,6%). Giai đoạn kiến thiết cơ bản thì sinh trưởng và phát triển mạnh ở những
vùng có điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian KTCB so với giống RRIM600. Dòng
vô tính PB235 có triển vọng và nổi bật hơn hẳn so với các DVT khác trong điều kiện
thuận lợi như nhau, nhưng lại giảm sút rõ rệt trong điều kiện bất lợi. Hiện nay diện tích
trồng mới, tái canh DVT PB235 chỉ ở mức hạn chế do dễ bị khô miệng cạo và nhất là
kháng gió kém. Có những bất cập trong sơ chế là mủ kem có màu vàng, độ nhớt
Mooney không thích hợp cho mủ CV (50 - 60).
2.1.3 Dòng vô tính PB255
Có xuất xứ từ trạm Prang Besar, công ty Golden Hope, Malaysia. Ở Việt Nam
PB255 được xếp vào Bảng I trong cơ cấu giống ở giai đoạn 1999 - 2001, có trên các
vườn khảo nghiệm và sản xuất thử ở nhiều vùng năm 1992. Hiện nay, dòng vô tính
PB255 đươc trồng ở Đông Nam Bộ tại các Công Ty cao su thuộc Tập đoàn Công
nghiệp cao su Việt Nam. Sinh trưởng từ trung bình đến khá trong giai đoạn kiến thiết
cơ bản và tăng trưởng khá trong khi cạo, sinh trưởng biến thiên rõ, đặc biệt sinh trưởng
rất tốt ở những nơi đầy đủ nước và chăm sóc tốt, phát triển chậm nơi đất nghèo dinh
7



dưỡng hoặc thiếu chăm sóc. Dòng này cho năng suất cao ở những vùng thuận lợi, có
tiềm năng năng suất nhờ đáp ứng rõ với thuốc kích thích. Có triển vọng cho nhiều
vùng trồng cao su ở Việt Nam, đặc biệt những vùng có gió mạnh.
2.1.4 Dòng vô tính PB260
Có xuất xứ từ trạm Prang Besar, công ty Golden Hope, Malaysia. Ở Việt Nam
được xếp vào Bảng II trong cơ cấu giống từ năm 1994, đã đưa vào sơ tuyển năm 1986,
chung tuyển 1989, sản xuất thử 1991. Hiện nay, dòng vô tính PB260 được trồng rất
nhiều ở Đông Nam Bộ, tại các công ty cao su thuộc Tập đoàn Công nghệp cao su Việt
Nam. Sinh trưởng từ trung bình đến khá trong giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên, tăng trưởng khá trong khi cạo. Năng suất cao, là giống có
triển vọng cho nhiều vùng trồng cao su ở Việt Nam. Dòng vô tính PB260 sinh trưởng
và sản lượng ổn định trong điều kiện môi trường khác nhau.
2.1.5 Dòng vô tính RRIM600
Có xuất xứ từ viện nghiên cứu cao su Malaysia, lai tạo từ năm 1936, nhập nội
vào Việt Nam trước năm 1975. Ở Việt Nam được xếp vào Bảng I trong cơ cấu giống
từ năm 1994, được công nhận cho sản xuất trên diện rộng từ năm 1993. HIện nay,
dòng vô tính RRIM600 được trồng nhiều ở Tây Nguyên, tại các công ty cao su thuộc
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Sinh trưởng trung bình trong giai đoạn kiến
thiết cơ bản, tăng trưởng khá trong khi cạo. Chịu khô hạn kháng bệnh phấn trắng và dễ
nhiễm bệnh nấm hồng. Năng suất khá ổn định trên nhiều vùng, đáp ứng khá với chất
kích thích mủ.
2.2 Điều kiện sinh thái miền Đông Nam Bộ
2.2.1 Khí hậu
Miền Đông Nam Bộ là nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển
cây cao su và cũng là nơi có diện tích trồng cao su lớn, nhiều nhất của Việt Nam. Trên
cơ sở những đóng góp của cây cao su nên hiện nay Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt
Nam đang mở rộng diện tích ở các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung,Tây Bắc
và trên đất Lào, Campuchia. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt (mùa mua và mùa khô). Nhiệt

độ bình quân trong năm từ 26 – 280C. Lượng mưa bình quân từ 1800 – 2000mm /
năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kéo dàì đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – 03
năm sau. Đây cũng là nơi ít chịu ảnh hưởng của mưa bão nhưng khi mưa thì thường
8


tập trung nhiều ngày, bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng bởi sương mù tạo nên nhữg tiểu
vùng khí hậu ẩm ướt trong vườn cây cao su, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và
tấn công gây hại trên cây cao su (Nguyễn Thị Hụê, 1997).
2.2.2 Về đất đai
Miền Đông Nam Bộ có hai nhóm đất chính: Đất đỏ bazan và đất xám phù sa cổ.
Đất đỏ bazan: Có cao trình từ 100 – 250m so với mực nước biển, địa hình đồi
dốc và có độ dốc tương đối cao. Đất có thành phần cơ giới từ nặng đến trung bình, có
kết cấu viên rất đều nên có độ tơi xốp khá từ 59 – 61%, khả năng giữ ẩm tốt, tốc độ
thấm nước trung bình. Đất đỏ bazan thường có độ pH = 4,0 – 4,5, tầng đất mặt giàu
chất hữu cơ, hàm lượng mùn trung bình khoảng 2,8%. Hiện tượng kết von (laterit hoá)
đôi khi xuất hiện dày đặc gần lớp đất mặt, tuy nhiên có một số nơi tầng đất canh tác
cạn (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
Đất xám phù sa cổ: Thường có dịa hình tương đối bằng phẳng, cao trình thấp
từ 30 – 50m so với mực nước biển. Thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác mỏng
thường bị giới hạn bởi hiện tượng kết von đá ong (laterit hoá) rời rạc hoặc dày đặc (>
70%) nằm cách mặt đất khoảng 50 – 80cm, có nhiều nơi nằm lộ hẳn lên khỏi mặt đất.
Đất nghèo dinh dưỡng, kém tơi xốp, độ pH =4,0 – 4,3, hàm lượng mùn trung bình thấp
(1,56%) và giảm mạnh theo chiều sâu.
2.3 Giới thiệu chung về nấm Phytophthora
Phytophthora được đặt tên bởi Bary (1887). Đây là một loại rất phổ biến thuộc
giới Chromista và lớp Oomycetes. Với một số điểm đặc trưng tập hợp các bộ phận từ
nấm thật bao gồm:
-


Động bào tử có 2 lông roi

-

Vách tế bào bao gồm Cellulose và polysacarit nhiều hơn chitin

-

Thể lưỡng bội

-

Với khoảng 67 loài đã được mô tả (Erwin, D.C. and Ribero, O.K. 1996).

Các loài Phytophthora tấn công gây hại trên rất nhiều loại cây trồng và là những tác
nhân gây ra một số dịch bệnh cho cây trồng trên thế giới. Vấn đề bệnh gây hại do
Phytophthora đã được nghiên cứu khá nhiều ở Châu Âu, tuy nhiên đây lại là loại bệnh
hại phổ biến ở vùng nhiệt đới và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, làm mất mùa cũng như
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây ăn quả ở
9


vùng này như bệnh thối rễ, thối lỡ cổ rễ, loét thân, lụi tàn lá và thối trái. Nấm
Phytophthora palmivora là một trong những tác nhân gây ra rất nhiều bệnh trên nhiều
loại cây trồng khác nhau chẳng hạn như: Loét sọc mặt cạo, rụng lá mùa mưa trên cây
cao su; thối vỏ trái cây ca cao; thối rễ, thân trên cây đu đủ; thối rễ, loét thân sầu riêng;
thối rễ và tàn rụi trên cây cam,quýt.
Phytophthora là một nhóm lớn có mặt hầu như khắp nơi trên thế giới và có
khoảng hơn 1.000 cây ký chủ, một vài loài của Phytophthora đã trở thành dịch hại
(Gregory, 1983).

2.3.1 Đặc điểm sinh vật học
Lớp Oomycetes có những đặc trưng về hình thái và chu kỳ sống giống nấm
thật. Tuy nhiên, chúng có những phân biệt khá rõ ràng Basiomycetes và Ascomycetes
dựa trên những đặc điểm về di truyền học và cơ chế sinh sản của chúng (Erwin và
Ribeiro, 1996). Việc xếp chúng vào ngành (giới) Chromista và lớp Oomycetes
(Cavalier và Smith, 1996). Được chứng minh bằng các đặc trưng và các biến đổi trong
con đường tiến hóa (Elliott, 1983; Hendrix, 1973; Wang và Garcia, 1973). Sự hiện
diện của β-glucans nhiều hơn chitin trong vách tế bào (Bartnicki, Garcia và Wang,
1983). Hình thành động bào tử có lông roi không đều (Desjardins và ctv, 1969) và
chiếm ưu thế trong giai đoạn lưỡng bội trong chu kỳ sinh trưởng phát triển của nấm
(Erwin và Ribeiro, 1996). Ngoài ra, Oomycetes là dạng nấm phát triển đơn bào, sinh
sản vô tính bằng động bào tử và sinh sản hữu tính bằng bào tử trứng (Oospore) (Vũ
Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
2.3.2 Chu kỳ sống
Chu kỳ sống của Phytophthorra rất phức tạp, có nhiều dạng bào tử
Có 4 dạng bào tử khác nhau:
Túi bào tử: Là một cấu trúc sinh sản, đôi khi chúng được xem như bào tử vô
tính. Túi bào tử nảy mầm trực tiếp trong điều kiện môi trường giàu dinh dưỡng, lượng
nước tự do thấp và nhiệt độ cao. Sự hiện diện của nước sterol là những yếu tố hình
thành túi bào tử, bên cạnh đó 02 cũng rất quan trọng cho quá trình hình thành túi bào
tử. Khi chiếu sáng ở phạm vi gần có bước sóng 320 – 475 nm kích thích sự hình thành
túi bào tử và chúng không hình thành trong điều kiện môi trường có pH cao (> 7). Sự

10


hiện diện của ion Cu2+ cũng hạn chế hình thành túi bào tử (André Drenth và Barbara
Sendall, 2001).
Động bào tử: Được hình thành dưới điều kiện như ở hình thành túi bào tử,
chúng đòi hỏi có nhiều nước tự do và nhiệt độ thấp hơn khoảng từ 15 – 180C. Chúng là

bào tử vách mỏng, vô tính, có dạng hình bầu dục và có khả năng bơi bằng hai lông roi.
Khi bơi thì chúng bơi theo đường xoắn ốc và độ lớn của đường bơi khoảng từ 26 – 70
mm. trong môi trường nếu không bị tắc nghẽn (yêu cầu khoảng trống của hạt đất có
đường kính khoảng từ 50 – 140 mm) động bào tử có thể bơi với tốc độ 563 mm/giờ.
Những va chạm với bề mặt xung quanh làm cho chúng trở nên mất phương hướng
cũng như làm giảm phạm vi hoạt động của chúng. Sự di chuyển cũng như quá trình
nảy mầm của động bào tử có khả năng dị hóa các acid amino serine, glutamate và
asparagine và bị hấp thụ bởi acid amino của dịch tiết ra từ rễ cây. Động bào tử trở nên
ít di động khi nhiệt độ môi trường tăng, pH thấp, tiếp xúc với bề mặt và nồng độ bào
tử thấp. động bào tử được sinh ra trong túi bào tử và thoát ra qua một lỗ nhỏ ở đầu túi
khi túi trưởng thành. Có nhiều động bào tử được hình thành trong mỗi túi bào tử, điều
này cho phép nấm Phytophthorra sản xuất một khối lượng lớn nguồn lây nhiễm hơn là
một túi bào tử đơn độc cũng như làm tăng khả năng lây nhiễm đến những ký chủ mới.
Động bào tử bơi trong khoảng vài phút đến một giờ và bơi hầu như không có phương
hướng, nhưng lại bị hấp dẫn trực tiếp bởi dịch tiết ra từ rễ cây. Chỗ vết thương hay
những phần mọng nước của rễ và chồi ngọn là những vùng thích hợp nhất cho sự lây
nhiễn của nấm. Khi động bào tử tiếp xúc với một bề mặt thích hợp thì chúng sẽ biến
đổi thành dạng tròn, hai lông roi biến mất, nhanh chóng tiết ra tế bào vách và bắt đầu
hình thành một ống mầm để xâm nhiễm vào cây, bắt đầu sinh trưởng sợi nấm. Khi tiến
hành xâm nhiễm thì động bào tử xuyên thẳng vào cây ký chủ qua rễ hoặc qua khí
khổng, chúng hình thành giác múc (bộ phận để xuyên qua các tế bào của cây).
Bào tử noãn: Là dạng bào tử hữu tính, được hình thành từ sự kết hợp của các túi
giao tử được gọi là túi noãn và túi đực. Trong đó sterol là thành phần thiết yếu cho sự
hình thành bào tử noãn. Bào tử noãn bị ức chế bởi điều kiện ánh sáng. Nhiệt độ cần
thiết cho sự hình thành bào tử noãn thấp hơn so với sự phát triển của túi noãn.

11


Hình 2.1 Chu kỳ phát triển của Phytophthorra (Drenth, 1994)

Tỷ lệ C/N 94:1 thúc đẩy sự hình thành các bào tử noãn, (Ca cũng có ý nghĩa
tương tự). Bên cạnh đó bào tử noãn đựơc xem như là một cấu trúc nghỉ và khi trong
điều kiện không thích hợp cho sự phát triển thì chúng sẽ đi vào giai đoạn ngủ nghỉ.
Khi điều kiện thích hợp trở lại cho sự sinh trưởng thì chúng sẽ hình thành sợi nấm sau
đó hình thành túi bào tử và động bào tử (André Drenth và Barbara Sendall, 2001).
Bào tử vách dày: Đây là một dạng cấu trúc nghỉ vô tính. Chúng là những tế bào
sinh dưỡng được hình thành bên trong sợi nấm hay tại các đầu chóp của sợi nấm.
Chúng phát triển vách dày và có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt. Điều kiện tối
thích cho sự hình thành bào tử vách dày là nhiệt độ trong khoảng 150C có sự hiện diện
của sterol trong môi trường nuôi cấy và một tỷ lệ C/N (30:1). Sự nảy mầm có thể xảy
ra khi nồng độ dinh dưỡng cao, nhất là glucose và asparagine. Tất cả các dạng bào tử
đều yêu cầu có nước tự do cho sự nảy mầm. Bào tử thường tồn tại trong tàn dư thực
vật hay trong đất. Mầm bệnh lan rộng được là dựa vào khả năng có thể khuyếch tán
nhờ gió, nước mưa, côn trùng và nhất là con người. Chúng sống tự do như một loài
hoại sinh trong một thời gian nhất định trước khi tìm được ký chủ thích hợp (André
Drenth và Barbara Sendall, 2001).

12


2.3.3 Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về bệnh Phytophthora trên cây
cao su
- Những nghiên cứu ngoài nước
Ở khu vực Đông Nam Á cây cao su được trồng với diện tích khá lớn bao gồm
các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Đặc biệt là những vùng
phía nam của Thái Lan với lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 – 3000mm và
nhiệt độ trung bình khoảng 26 – 280C. Nguyên nhân của một số loài bệnh do các loài
Phytophthora khác nhau gây ra đã làm cho các sản phẩm cao su ở Thái Lan bị hạn chế.
Những loại bệnh quan trọng do Phytophthora trên cây cao su như bệnh rụng lá mùa
mưa và bệnh loét sọc mặt cạo. (André Drenth and Barbara Sendall, 2001).

Năm 1996, rụng lá mùa mưa bộc phát và được RRIM (Rubber Research Instiute
of Malaysia) điều tra hàng năm cho thấy bệnh phân bố và gây hại nặng ở vùng Bắc
Pelis và Kedah, đảo Langkawi và Tây Bắc Perak của Malaysia và được RRIM bổ sung
vào bản đồ bệnh (Wastie, R.L, 1973).
- Những nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, theo ghi nhận ban đầu của RRIV (Rubber Research Institute of
Viet nam, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 1996) có 2 loài Phytophthora gây hại
trên cây cao su trong đó Phytophthora pamivora hiện diện nhiều trên mặt cạo và
Phytophthora botryosa hiện diện nhiều trên lá và trái cao su.
Bệnh rụng lá mùa mưa trên cây cao su do nấm Phytophthora botryosa làm giảm
sản lượng từ 40 – 45% và tỷ lệ đậu trái từ 75 – 80% (Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh
Trung, 1999).
Theo Võ Thị Thu Oanh, 1999, bệnh do nấm Phytophthora botryosa gây ra.
Bệnh xảy ra chủ yếu trong mùa mưa, những vùng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, bệnh
thường xuất hiện trên những vết thương mới, gây rụng lá già, cuống lá và làm thối trái,
xãy ra trong mùa mưa, mức độ gây hại khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và
từng DVT cao su. Điển hình của bệnh là trên cuống lá bị rụng có một hoặc nhiều cục
mủ trắng (hình 2.1).Trái cao su nhiễm bệnh thì bị thối, không bị rụng. Nấm cũng gây
chết tược ghép mới trồng và chết cây con ở vườn nhân, vườn ươm (Tổng công ty cao
su Việt Nam, 2004).

13


Trong điều kiện thời tiết khí hậu khu vực Miền Đông Nam Bộ, bệnh rụng lá
mùa mưa thường xuất hiện tập trung trên những vườn cây khai thác nằm ở vùng dưới
thung lũng, trên những diện tích có lượng mưa tập trung, vườn cây không thông
thoáng. Tại Tây Nguyên những kết quả điều tra năm 1996 cho thấy bệnh xuất hiện vào
đầu mùa mưa, bắt đầu vào tháng 7 và cao điểm là những tháng có lượng mưa cũng như
số giờ mưa trong ngày cao (tháng 9 - 10). Trên cùng một địa điểm thì DVT RRIM600

bị nhiễm bệnh rụng lá nặng hơn so với DVT GT1 (Phan Thành Dũng, 2000).
Bệnh do nấm Phytophthorra spp. gây hại trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng
của cây từ giai đoạn cây con ở vườn ươm, vườn nhân, vườn cây kiến thiết cơ bản và
vườn cây kinh doanh. Từ các vết bệnh trên thân, cành, cuống lá, nhựa tự chảy ra thành
giọt (xì mủ) (Phan Thành Dũng, 2000).
Theo Nguyễn Hải Đường và cộng sự (1990) trên vùng đất xám và đất đỏ ở khu
vực Miền Đông nam Bộ cho thấy Phytophthorra spp. gây hại cho cây cao su trên vùng
đất đỏ (Phú Riềng, Bình Long, Đồng Nai) nặng hơn so với vùng đất xám (Dầu Tiếng).
tình hình nhiễm bệnh trên DVT RRIM600 thường xuất hiện sớm hơn so với DVT GT1
trên cùng một địa điểm (Phan Thành Dũng, 2000).
Bệnh rụng lá mùa mưa do nấm Phytophthorra spp. có:
Tác hại: Bệnh xảy ra trong mùa mưa, mức độ gây hại khác nhau tùy thuộc vào
điều kiện khí hậu và từng DVT. Bệnh gây rụng lá già và làm thối trái.
Triệu chứng: Điển hình của bệnh là trên cuống lá bị rụng có một hoặc nhiều cục
mủ trắng (hình 2.1). Trái cao su nhiễm bệnh thì bị thối, không rụng. Nấm cũng gây
chết tược ghép mới trồng và chết cây con ở vườn nhân, vườn ươm. Bệnh cũng lây
xuống mặt cạo, do đó khi vườn cây bị rụng 50 % tán lá thì phải giảm nhịp độ cạo hoặc
cho nghỉ cạo trong mùa rụng lá nặng. Các DVT nhiễm bệnh nặng: RRIM600, PB261,
PB235, VM515, GT1 (Tổng công ty cao su Việt Nam).

14


Cục mủ hình thành trên cuống lá, thân cây và vết bệnh trên lá

Hình 2.2 Triệu chứng bệnh do Phytophthora gây ra trên DVT RRIM600 (hình được
chụp trong điều kiện nhà lưới)
2.3.4 Biện pháp phòng trừ
Bệnh rụng lá mùa mưa do Phytophthora gây ra trên cây cao su thường xảy ra
chủ yếu trong mùa mưa, tốc độ bệnh xảy ra nhanh, trên diện rộng, mức độ gây hại

cũng tùy thuộc vào đặc tính của từng DVT và điều kiện thời tiết. Bệnh hiện nay chưa
có biện pháp trị hiệu quả và cũng chưa được quan tâm đúng mức mà chủ yếu áp dụng
các biện pháp phòng bệnh là chủ yếu. Trường hợp vườn cây cao su non bị bệnh thì sử
dụng Ridomil 68WG nồng độ 0,3% để trị. Nếu chồi non nhiễm bệnh phải cắt bỏ phần
bị thối, thu gom cành bệnh mang đi xử lý, kết hợp với việc vệ sinh làm cỏ tạo điều
kiện thông thoáng trong vườn cao su, phun thuốc có chứa đồng trước mùa bệnh phát
sinh. Khử trùng dụng cụ ghép và vết ghép bằng thuốc chuyên dụng.

15


×