Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khảo sát tình hỉnh sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân nám da tại bệnh viện da liễu hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.71 KB, 67 trang )



MỤC LỤC
ĐẶT VẤNĐỀ…………………………………………………… Trang 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN………………………………………… 3
1.1 Đại cương các bệnh nấm 3
1.1.1. Sơ lược lịch sử:……………………………………… 3
1.1.2. Hình thái nấm…………………………………………………. 3
1.1.3. Tình hình đặc điểm sinh lý học ………………………………… 4
1.1.4. Phương thức lây truyền ………………………………………. 5
1.1.5. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm …………………… …… 6
1.1.6. Phân loại bệnh: ………………………………………… …… 6
1.1.7.Các xét nghiệm chẩn đoán nấm …………………………. .…… 7
1.1.8. Một số bệnh nấm da thông thườ
ng ………………………………… 7
1.2. Điều trị bệnh nấm da: 13
1.2.1. Nguyên tắc điều trị 13
1.2.2. Phác đồ điều trị 13
1.3. Thuốc điều trị nấm da 14
1.3.1. Kháng sinh chống nấm nguồn gốc vi sinh : 14
1.3.2. Nhóm dẫn xuất Imidazol 15
1.3.3. Dẫn chất nhóm Triazol………………………………………… 19
1.3.4. Nhóm Allylamin:……………………………………………. … 21
1.3.5. Ciclopiroxolamin…………………………………………… …… 22
1.3.6. Nhóm thuốc bao gồm các hóa chất. …………………………… 23
1.3.7. Một số nhóm thuốc khác…………………………………………. 24
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢ
NG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu:……………………………………… ……. 25.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………. 26


2.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………. . 27
2.4. Xử lý số liệu……………………………………………………… 27
CHƯƠNGIII: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 Tình hình bệnh nấm da & các đặc điểm lâm sàng. ………………28
3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh nấm da trong số bệnh nhân bị bệnh nấm……… 28
3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nấm da theo lứa tuổi 29
3.1.3. Tỷ lệ bệnh mắc bệnh theo giới tính 30
3.1.4 Tỷ lệ bệnh nấm da theo th
ể bệnh …30
3.1.5 Tỷ lệ mắc bệnh nấm da theo thể bệnh kèm một bệnh da khác . 32
3.1.6.Vị trí các tổn thương………………………………………… . 33
3.1.7 Thời gian mắc bệnh cho đến khi dến khám………………… . 34
3.1.8.Tỷ lệ bệnh nhân tự dùng thuốc trước khi đến khám bệnh …… 35
3.2. Ks sử dụng thuốc trong điều trị nấm da tại Bv Da liễuHn 36
3.2.1. Danh mục các thuốc sử dụng trong điề trị nấm da tại bệnh việ
n Da liễu
Hà Nội……………………………………………………………… 36
3.2.2. Phác đồ điều trị cho bệnh nhân nấm da……………………… 38
3.2.3. Tỷ lệ các nhóm thuốc dùng tại chỗ được chỉ định trong điều trị…. 39
3.2.4: Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc tác dụng toàn thân……………. … 41
3.3. Đánh giá kết quả điều trị………………………………………… 42
3.3.1. Đánh giá kết quả điều trị………………………………………. 42
3.3.2. ADR thường gặp khi sử dụng thuốc tác dụng tại chỗ ………… 42
3.3.3. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn gặp ở nhóm thuốc bôi 43
3.3.4.Các ADR thường xảy ra với thuốc tác dụng toàn thân 44
3.3.5.Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc chống nấm có tác dụng
toàn thân 44
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN- KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ:
4.1. Bàn luận …………………………………………………………… 46
4.1.1. Tình hình bệnh nấm da và đặc điểm lâm sàng:……………. …… 46

4.1.2. Khảo sát sử dụng thuốc trong điều trị nấm da 52
4.1.3. Đánh giá kết quả điều trị…………………………………………. 58
4.2. Kết luận……………………………………………………………… 61
4.2 1. Tình hình nấm da và các đặc điểm lâm sàng…………………… 61
4.2.2. Khảo sát sử dụng thuốc………………………………………… 61
4.2.3. Đánh giá kết quả điều trị……………………………………… 61
4.3.KIẾN NGHỊ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BYT (2006), tương tác thuốc và các chú ý khi chỉ định, NXB Y học.
2. BYT (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học.
3. BYT (2003), Dược thư quốc gia Việt Nam (2002), NXB Hội đồng Dược
Điển Việt Nam.
4. Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội (1992), Bệnh Da liễu, NXB Y
học Hà Nội.
5. Nguyễn Lê Hoa “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, căn nguyên gây bệnh
nấm da đầu và đánh giá hiệ
u quả bằng Grisefulvin”, luận văn tốt nghiệp
Bác sĩ chuyên khoa II (2004).
6. Đỗ Thị Hằng “Đặc điểm lâm sàng nhiễm nấm Candida âm đạo bước đầu
xác định độ nhạy cảm của các chủng nấm với kháng sinh chống nấm bằng
Fungitest tại Viện Da liễu”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II
(2003)
7. Nguyễn Minh Quang “Nghiên cứu tình hình nhiễm nấm âm đạo kết quả
điều trị bằng viên đặt Econazole nitrate tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội năm
2005 – 2006”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ CKII.
8. Phạm Trí Tuệ (2004)’’ bệnh nấm ngoài da và nấm ngoại biên’’ giáo trình
sau Đại học, trường Đại học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Thụy,Các bệnh nấm da, tập san (Dermatomycoses) – Tài
liệu nấm da, thư viên – ebook( 2011).

10. [37] Hariet BS (2002) “Tinea capitis A global Perispective”, Science
Education.
11. [28] Freedberg, Eisen, Wolff Austen, ketz Fitzpatrick (1999), Fitzpatrick
Dermatology in general Medicine.
12. [44] Konchung K.J, Bennet E.J (1992),” medical Mycology Lea &
Febiger Philaden phia,” P. 105 – 108.

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nấm da là một bệnh da phổ biến và xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, nhưng tỷ lệ
mắc bệnh khác nhau theo từng khu vực. Bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng trong
những năm gần đây. Tỷ lệ mắc bệnh nấm da so với các bệnh ngoài da ở Đông nam Á
là 40-60%, còn ở Việt Nam là 5 -15. Sự phân bố các chủng nấm cũng khác nhau theo
khu vực và có sự thay đổi từ
ng thời kỳ ,ví dụ năm 1950 tại Bắc Âu và Bắc Mỹ căn
nguyên chủ yếu gây bệnh nấm da đầu là M.canris, M. audouinii, ngày nay ở Mỹ và
một số vùng trên thế giới, tác nhân chủ yếu là (Trichophyton tonsurans).
Bệnh nấm da thuộc nhóm bệnh nấm nông (Superficial mycoses) do loại nấm
Dermototphytes gây nên. Thông thường nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi
nấm, khi sợi nấm đã già hoặc hết chất dinh dưỡng thì búi nấm sẽ hình thành bào t

nấm. Trong quá trình sống sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố kích thích da gây ngứa.
Chúng chỉ ký sinh ở lớp sừng mà không xâm nhập xuống tổ chức sâu [9]. Nấm da bao
gồm nhiều loại khác nhau gây bệnh ở da người, động vật. Bệnh nấm da thường được
mang tên theo vị trí của cơ thể mà ở đó nấm gây bệnh như: nấm da (Dermatophytes),
nấm trứng tóc (Piedra), nấm da đầu (Microsporum và trychophyton)…
Việt Nam là nước nằ
m trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, khí hậu nóng ẩm (đặc
biệt vào mùa hè) là điều kiện lý tưởng cho bệnh da phát triển, nhất là bệnh nấm da. Bên
cạnh đó các điều kiện vệ sinh, phong tục, tập quán còn thấp kém (điều kiện nước sinh

hoạt còn thiếu thốn, nhà cửa ở vùng nông thôn còn thiếu vệ sinh, môi trường ô nhiễm).
Thứ đến là trình độ hiểu biết của dân trí chưa cao, bệnh nhân sử dụng thu
ốc kháng sinh
và corticoid không theo hướng dẫn của thầy thuốc dùng kéo dài và không đúng liều là
những cơ hội cho bệnh da nói riêng và bệnh do nấm gây ra phát triển [9]
Bệnh nấm da không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều khó chịu
và ảnh hưởng đến tâm lý sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị phải liên tục, triệt để,
đủ thời gian tối thiểu 15 - 20 ngày. Nếu điều trị dở dang bệ
nh rất dễ tái phát. Bệnh
nhân khó chịu, nhất là ngứa ở vùng da bị tổn thương, ngứa cả ngày lẫn đêm, ngứa

2
nhiều hơn về ban đêm, khi đổ mồ hôi hoặc khi thời tiết nóng bức làm cho bệnh nhân
bực bội, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe. Hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi
làm nhiễm khuẩn da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và ảnh hưởng
đến thời gian điều trị. Bệnh gây khó chịu nhưng chữa trị không khó. Tuy nhiên, việc sử
dụng thuốc không đúng, thuốc quá mạ
nh, bôi sang cả vùng da lành, da non sẽ gây ra
tình trạng phỏng, chảy nước vùng bôi thuốc. Thậm chí người bệnh còn chủ quan ngại
đi khám dùng theo lời mách bảo không đúng còn gây nhiễm trùng, sưng đau gây mưng
mủ, lở loét… Bệnh nấm da dễ lây cho các vị trí khác nhau trên cơ thể của bản thân và
cho cả người khác.
Bệnh nấm da nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì không khó chữa.
Thuốc điều trị
nấm rất phong phú đa dạng, có dạng tác dụng tại chỗ: thuốc bôi, viên
đặt âm đạo, dạng tác dụng toàn thân: viên uống. Việc sử dụng thuốc cần phải theo chỉ
định của Bác sĩ tránh cho bệnh nặng thêm, dẫn đến kéo dài thời gian điều trị, điều trị
tái phát mất thì giờ, tốn kém, hiệu quả điều trị không đạt như mong muốn.
Để người bệnh có th
ể tự giác thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của thầy

thuốc, việc tư vấn cho người bệnh tuân thủ các yêu cầu điều trị đúng rất quan trọng.
Đề tài “ Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nấm da tại Bệnh viện Da liễu
Hà Nội” với mục tiêu:
- Khảo sát các thuốc được s
ử dụng điều trị bệnh nấm da tại Bệnh viện Da
liễu Hà Nội.
- Đánh giá hiệu quả điều trị.
Với mong muốn có những hiểu biết trong trong việc sử dụng thuốc điều trị nấm
da và sử dụng làm sao đạt được hiệu quả tối ưu mà lại an toàn cho người bệnh.




3
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN
1.1.ĐẠI CƯƠNG CÁC BỆNH NẤM DA
1.1.1.Sơ lược lịch sử:
Năm 1839 lần đầu tiên J.L. Schoenlein đã phát hiện ra chủng nấm gây bệnh
Tina Favosa tại Zulich. Đến 1841 - 1844 Gruby đã mô tả cấu trúc của T.Schoenleinii
đồng thời phát hiện ra hình thức xâm nhập của nấm M.audouinii ở trong sợi tóc và
ngoài sợi tóc [5,12].
Năm 1910 Sabouraud đưa ra bảng định loại, đặc điểm lâm sàng, phương pháp
điều trị nấ
m da. Với thành tựu này, ông được coi như cha đẻ của ngành nghiên cứu
nấm y học hiện đại .
Năm 1925 Margarot và Derege phát hiện tóc bị nhiễm một số chủng loại nấm
có thể phát ra ánh sang huỳnh quang đặc trưng khi chiếu đèn Wood.
Năm 1934 Emmon đã mô tả các chủng nấm không chỉ khác nhau thông thường
về hình thái học mà chúng còn khác nhau trên biểu hiện lâm sàng. Ông đưa ra hệ thống

phân loại chuẩn thức về nấm da và được s
ử dụng cho đến ngày nay. Qua đó, ông định
nghĩa một cách rõ ràng các giống Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton dựa
trên hình thái bào tử và cấu trúc cơ bản của nấm.
1.1.2. Hình thái nấm.
- Đặc điểm hình thái nấm:
Tế bào nấm có màng dày Cellulo hoặc Chitin. Nguyên sinh chất có nhiều không
bào chứa chất hữu cơ dự trữ (đường, mỡ, axit hữu cơ). Tế bào nấm có thể có nhiều hạt
nhân. Nấm có bộ phận dinh dưỡng là sợi nấm. Sợ
i nấm chia thành khoang, có vách
ngăn, giữa các vách có lô thủng làm cho nguyên sinh chất chảy khắp trong lòng sợi
nấm. Nhiều nấm liên kết với nhau thành búi, tập hợp thành như một tế bào khổng lồ.
Búi nấm phát triển ở các đầu tận cùng trong khi vùng trung tâm các sợi nấm dần dần

4
già cỗi, lúc đó nấm hình thành các bào tử (Spores). Đây là bộ phận sinh sản bảo tồn
giống nòi, đồng thời cũng là cơ quan lây truyền của nấm. Các chủng nấm khi được
nuôi cấy trên môi trường thích hợp sẽ phát triển thành những khuẩn lạc. Các khuẩn lạc
này thường có đặc tính riêng và dựa vào đó để phân biệt các chủng nấm [8].
- Nấm da :
Thuộc nhóm bệnh nấm nông là những nấm ưa Keratin, ký sinh gây b
ệnh ở
những mô Keratin hóa của da và phần phụ thuộc da (lông, móng…) của người và động
vật gây ra bệnh nấm da (Dermatophytoses).
Nấm da gây bệnh ở da người, động vật mà không tấn công sâu hơn vào cơ thể
(các cơ quan nội tạng) như một số nấm khác. Nấm da thuộc nhóm bệnh nấm nông
(Superficial mycoses) do loại nấm da Dermaphytoses gây nên. Loại nấm này không có
diệp lục tố nên không tự tổng hợp được ch
ất hữu cơ từ CO
2


và H
2
O dưới tác dụng của
ánh sáng mặt trời, phải sống nhờ vào các sinh vật khác (thực chất là lớp sừng của
người và động vật) Chúng ký sinh ở lớp sừng mà không thâm nhập xuống tổ chức sâu
.

Hình 1: nấm da(SK&ĐS)
1.1.3. Tình hình đặc điểm sinh lý học:
- Nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho
bệnh nấm da phát triển, nó đứng hàng thứ hai sau Eczema. Bệnh nấm da khá phổ biến

5
theo thống kê chưa chính xác tỷ kệ mắc bệnh nấm da ở Việt nam khoảng 5 – 15%
trong bệnh ngoài da( phụ thuộc vùng , nhóm người)
- Trên da, nấm thường phát triển ở những nơi ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 25 –
37
0
C, pH 5,8 – 6,8. Ở nhiệt độ 80
o
C sau 5 – 7 phút nấm có thể chết. Một số hóa chất:
Axit Salicilic, Axit Benzoic, Iod làm bong lớp sừng là nơi ký sinh của nấm và làm cô
đặc nguyên sinh chất tế bào nấm. Do vậy các hóa chất trên có tác dụng điều trị bệnh
nấm. Các yêu tố bên ngoài như: nhiệt độ, tia cực tím, cồn, axit kiềm… cũng ảnh hưởng
đến chuyển hóa các chất dinh dưỡng và làm thay đổi điều kiện sống của nấm, làm cho
nấm có thể trở thành đa d
ạng hay biến dạng.
- Các sợi nấm len lỏi, phát triển giữa các tế bào sừng và lớp gai nông, tiết ra độc
tố kích thích lên đầu tận cùng thần kinh cảm giác, gây ngứa, viêm ở các mức độ khác

[9].
- Bệnh nấm da thường được mang tên theo vị trí của cơ thể mà ở đó nấm gây
bệnh như: nấm thân, nấm kẽ, nấm tóc, nấm móng, lang ben…
- Bệnh nấm da rất phổ biến trong các bệnh da đặc biệ
t trong quân đội.
1.1.4. Phương thức lây truyền:
- Yếu tố ngoại sinh
Người bệnh bị nấm da do các phương thức sau:
+ Tiếp xúc với bào tử, sợi nấm trong thiên nhiên, không khí, đất, nước, hoặc từ
các nguồn khác như thực vật, cây cỏ bị mục nát.
+ Tiếp xúc với xúc vật bị nấm (chó, mèo, trâu, bò…)
+ Người bệnh lây sang người lành (ngủ chung, dùng chung đồ) đây là nguồn lây
chính.[8,9]
Thông thường nhất là lây giữa người v
ới người do tiếp xúc với nha bào, sợi nấm
từ tổn thương của người bị bệnh nấm, do người bệnh gãi sợi nấm, nha bào vương vãi

6
ra quần áo, chăn chiếu (nằm chung, tắm giặt chung, dùng chung quần áo lót, giường
tất, lược mũ…).
Nấm da lây truyền cũng cần những yếu tố thuận lợi như: da bị sang chấn, mồ
hôi lép nhép, làm bở lớp sừng, cọ sát da làm xung huyết nhất là điều kiện thiếu vệ sinh,
ít tắm giặt, để cho nha bào, sợi nấm bám vào da có đủ thời gian nảy nở và phát triển
thành bệnh.
- Yếu t
ố nội tại:
Cùng điều kiện sinh hoạt vệ sinh nhưng có người mắc bệnh nấm da, có người
không, đó là do yếu tố sinh lý da vì khả năng đáp ứng miễn dịch cơ thể với nấm da là
qua trung gian tế bào.
1.1.5. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm.

+ Nấm dễ phát triển ở pH 5,8 - 6,8 hơi kiềm do đó người ta hay bị bệnh nấ
m da
ở nếp kẽ. Da bị xây xát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng. Nhiệt độ từ 25 - 37
0
C. Vệ
sinh thiếu sót, mặc quần lót, áo lót chật.
+ Rối loạn nội tiết (Candida), suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày,
dùng thuốc ức chế miễn dịch.[8,9]
1.1.6. Phân loại bệnh:
- Dựa vào tính chất và đặc điểm của nấm gây bệnh chia thành các loại sau:
- Nấm chỉ gây nhiễm lớp sừng (Keratomycoses): Nấm lang ben. Nấm vẩy rồng.
Trứng tóc.
- Nấm da (Dermatomycoses): Epidermophytie. Trychophytie. Microsporie.
- Các bệnh gây nên do nấm Candida.
- Phân loạ
i bệnh theo nhóm:
- Nấm thân/(hắc lào).
- Nấm lang ben.

7
- Nấm vẩy rồng.
- Nấm kẽ chân.
- Bệnh nấm tóc: Bệnh trứng tóc. Bệnh nấm ở râu cằm. Bệnh nấm tóc do các loại
Trichophyton. Bệnh nấm tóc do các loại Microsporum. Bệnh nấm tóc có dạng chốc lở.
- Bệnh nấm móng.
1.1.7. Các xét nghiệm chẩn đoán nấm:
- Soi nấm :
- Khi làm xét nghiệm phải ngừng thuốc chống nấm ít nhất 1-2 tuần trước khi
làm xét nghiệm vì nếu không : Vi nấm tạm thời biế
n mất. Các thuốc mỡ trên da khi soi

trên kính hiển vi các hạt mỡ làm cho khó xem, làm cản trở tầm quan sát. Các thuốc
màu khi bôi vào tổn thương làm da bị nhuộm màu che khuất cấu trúc của vi nấm.
- Đèn Wood tạo ra tia cực tím bước sóng 3660 A
0
, cho bẹnh nhân vào phòng tối
, chiếu đèn cách da đầu 15-30cm , sợi tóc nhiễm nấm sẽ phát huỳnh quang màu xanh
vàng sáng nếu nhiễm nấm M. audouinii, M.canis, M. ferrugineum- có màu xanh trắng
đục nếu nhiễm nấm T. schoenleinii.
- Xét nghiệm trực tiếp: vẩy da, móng…bằng dung dịch KOH 10-20%.( KOH
20g, Glycerin 20ml, nước cất vừa đủ 100ml) Có thể thấy sợi nấm , bào tử đốt. Xét
nghiệm trực tiếp chỉ cho kết quả có hay không có nấm, còn không xác định được
chủng nấm mà chỉ có thể
xác định bằng nuôi cấy nấm.
- Cấy nấm :
- Môi trường Sabouraud có Cloramphenicol và Cycloheximid ở nhiệt độ phòng
, có thể 1-3 tuần mới thấy nấm mọc.
-Dựa vào hình thái đại vi thể ,vi thể để định loại , có thể phải dựa vào các
nghiệm pháp sinh học như : nghiệm phát xuyên tóc, các yếu tố cần thiết cho sự tăng
trưởng và phát triển…
1.1.8. Một số bệnh nấm da thông thường.
1.1.8.1. Nấm thân( đi
ển hình là nấm hắc lào)

8
Bao gồm nấm bẹn, nấm da thường (trừ nấm tóc, nấm kẽ, nấm móng). Bệnh
thường bị về mùa hè.
- Căn nguyên do: Epidermophyton, Trichophyton hoặc Microsporum.
- Vị trí: ở các nếp kẽ lớn, 2 bên bẹn, kẽ mông, thắt lưng, nếp vú phụ nữ, thân
mình, các chi, đôi khi xuất hiện ở cổ, gáy.
- Tổn thương cơ bản: ban đầu khi nhiễm nấm trên da xuất hiện đám đỏ tròn hình

đồng xu đường kính 1 -2 cm, sau lan to ra, v
ề sau các đám tổn thương liên tục kết
thành mảng lớn bằng lòng bàn tay hoặc to hơn nữa, có hình đa cung. Ngứa, đặc biệt
khi nóng, ra mồ hôi thì rất ngứa, khó chịu.
- Tiến triển: lành tính nhưng nếu không điều trị triệt để sẽ trở thành nấm da mạn
tính hay tái phát.
- Các thể lâm sàng:
+ Nấm da nhiễm khuẩn: do bệnh nhân gãi, tổn thương trợt dẫn đến nhiễm
khuẩn phụ, xuất hi
ện một số mụn mủ trên đám tổn thương nấm.
+ Nấm da viêm da, eczema hóa: do chà sát, gãi hoặc bôi thuốc mạnh (axit, pin
đèn…) làm tổn thương trợt rớm dịch, chảy dịch, viêm lan tỏa, nề…
+ Nấm da mạn tính: bề mặt thương tổn thẫm màu, giới hạn tổn thương kém rõ
rệt, chẩn đoán khó, có khi xét nghiệm nấm âm tính.
* Phác đồ điều trị nấm :
- Cách 1: Các thuốc ở dạng dung dị
ch thấm nông không ngấm sâu, làm bong
lớp sừng,. vẩy không cho nấm bám vào được, vì thế không cho nấm lan rộng. hay
dùng Thuốc mỡ thấm sâu diệt các bào tử nấm (do tá dược là các chất béo làm tăng khả
năng hấp thu của da, thuốc ngấm sâu hơn vào da giúp diệt các sợi nấm ở sâu và các
bào tử nấm (bôi kéo dài 3 tuần để dự phòng củng cố).
- T2: Phối hợp thuốc bôi và thuốc uống.

9
1.1.8.2. Nấm kẽ chân:
- Căn nguyên: Do các loài Epidermophyton, Trichophyton gây nên. Bệnh hay
gặp ở những người chân bị ngâm trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày do nghề
nghiệp: nông dân, công nhân vệ sinh cống rãnh, nhà ăn, công nhân cầu phà, vận động
viên bơi lội…, đi giày tất bí hơi (công binh hành quân dã ngoại). Bệnh thường xuất
hiện ở kẽ ngón, đặc biệt hay gặp ở kẽ ngón chân.


Hình 2: nấm kẽ chân(SK&ĐS)
- Triệu chứng lâm sàng: Tổn thương bắt đầu ở giữa kẽ ngón 3 - 4 (hay gặp nhất
ở một số người có cấu tạo giải phẫu ngón 3 - 4 sít nhau) rồi dần lan sang kẽ ngón khác.
Tổn thương ban đầu bợt trắng hơi bong vảy, nổi một số mụn nước, ngứa nhiều, gãi trợt
da, có nền đỏ, có khi viêm nề, sưng tấy do nhiễm khuẩn th
ứ phát, khi đó bệnh nhân có
thể sốt, hạch bẹn sưng. Nấm có thể lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, đôi
khi có mụn nước sâu dạng tổ đỉa ở lòng bàn chân (dị ứng thứ phát).
Trường hợp do loài nấm Trichophyton thì tổn thương thường đỏ, róc da ở gót
chân, bìa bàn chân, các kẽ chân và có khi có mụn nước sâu hoặc có tổn thương ở
móng, móng sẽ mủn trắng vàng…
- Thể bệnh thường gặp có 3 thể: Thể
tróc vảy khô, thể mụn nước và thể viêm
kẽ. Chú ý: phân biệt với các bệnh da khác: Á sừng bàn chân, tổ đỉa thể khô, Eczema
tiếp xúc…
- Điều trị : thường được sử dụng là các kem Nizoral 2%, Calcrem 1%, Lamisil
1% phối hợp với nhóm thuốc hóa chất như dung dịch cồn Iod Salibenzoic 3%

1
0
1.1.8.3. Nấm móng (Onychomycosis):
- Căn nguyên: thường do các loài Trychophyton hoặc Microsporum gây nên. Vị
trí thường xuất hiện ở móng tay và móng chân.

Hình 3: nấm móng chân, móng tay(SK&ĐS)
- Triệu chứng: Bệnh thường bắt đầu bị một móng sau lan dần ra các móng
khác(kéo dài hàng tháng). Thường bị bắt đầu ở bờ tự do của móng hoặc ở gốc móng
ra, khi có đám nấm ở mu bàn tay lan xuống. Tổn thương ban đầu thường có điểm
trắng, móng mất độ bong, đ

iểm trắng đục hoặc hơi vàng to dần, móng trắng mủn hoặc
màu vàng mủn ra như ruột sậy. Móng dần dần bị ăn vẹt, xù xì biến dạng, đôi khi tách
khỏi nền móng.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: cần cạo vảy móng đem soi tìm sợi nấm hay bào tử
đốt.
- Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với bệnh vẩy nến móng, các móng cùng
bị một lúc và trên da cũng có tổn thươ
ng, vảy nến móng xét nghiệm nấm âm tính. Các
bệnh móng khác: viêm quanh móng do vi khuẩn, hay bệnh móng do nấm men
Candida (bệnh này thường gây viêm ở quanh chân móng, đôi khi có dịch mủ), loạn
dưỡng móng
- Điều trị :

11
- Mới bị trên ít móng, vẹt ít (1/3 móng) thì tiến hành như sau: ngâm
móng vào nước ấm 40 – 50
0
C, phối hợp bôi thuốc vơí sử dụng thuốc chống
nấm tác dụng toàn thân như Gricin, Sporal:
Liều Sporal 0,1g 4 viên/ ngày chia 2 lần x 7ngày
Một đợt uống 1 tuần nghỉ 3 tuần. Móng tay uống 2 - 3 đợt, móng chân 3
- 4 đợt.
- Chú ý: không dùng thuốc chống nấm cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai,
người bệnh gan.
1.1.8.4. Nấm tóc:
a, Bệnh trứng tóc (còn gọi là bệnh tóc hột).
- Căn nguyên : các loài nấm Piedra alba gây ra bệnh trứng tóc trắng và nấm
Piedra nigra gây ra bệnh trứng tóc đen. Ở Việt Nam thường gặp loại nấm Piedra nigra
chủ yếu gây tổn thương ở tóc.
- Điều kiện để nấm gây bệnh là để tóc ẩm (gội đầu ban đêm), đội mũ sau gội

thường hay gặp nữ hơn nam.
- Lây qua đường dùng chung lược, khi nhiễm nấm thì dọc theo chân tóc có các
hạt nhỏ bằng hạt vừng màu đen bám chặt chân tóc. Đó chính là sợi nấ
m và bào tử đốt
tạo nên rất cứng và chắc làm gẫy thân tóc. Nấm lan từ sợi này sang sợi khác. Không
ngứa nhưng làm người bệnh khó chịu.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: Cho sợi tóc vào lam kính có KOH 20% soi kính kiển
vi tìm bào tử và sợi nấm.
- Điều trị: Gội xà phòng nước ấm, hoặc gội bằng xà phòng Sastid, Nizoral hay
Dezor.
b, Nấm tóc:
- Căn nguyên: do Microsporum hoặc Trychophyton.

1
2
Trên da đầu có các đám đỏ, hình tròn, hình ô van hay hình rắn bò bong vẩy,
ranh giới rõ, tóc bị gãy cách da đầu một vài mm, có khi chỉ còn chấm đen, chân tóc có
thể bự trắng như nhúng trong bột hay còn gọi chân tóc “đi bít tất”. Vảy da thường có
màu trắng hay trắng xám. Rất ngứa, có thể lây từ chó mèo sang người.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: xét nghiệm cạo vảy da hoặc nhổ chân tóc đem soi
tìm sợi nấm.
- Cần phân biệt với các bệnh: Rụng tóc Pelade, rụng tóc da đầu,viêm chân tóc,
chốc do liên cầu.
- Điều trị: thường dùng phối hợp thuốc bôi và thuốc chống nấm tác dụng toàn
thân.
Bôi có thể dùng: Cồn Iod 2%, mỡ Nirozal, Lamisil
Uống: Griseofulvin, Nirozal, Sporal… Trong thời gian 1 tháng.
- Nấm lang ben (Pityriasí versicolor, Malassezia furfure).
- Căn nguyên: bệnh do nấm Pityrosporum ovale gây nên.
Thường gặp ở người trẻ, thanh thiếu niên. Tổn thương thường bị 1/2 người phía

trên như ở cổ, vai, ngực, lưng, cánh tay, có khi lan xuống đùi. Các tổn thương liên kết
vớ
i nhau tạo thành các đám có hình vằn vèo, hình bản đồ, giới hạn rõ, khi cạo bong ít
vảy cám (dấu hiệu vỏ bào). Ngứa, nhất là khi nóng ra mồ hôi hay khi đi nắng về, ngứa
râm ran. Hay tái phát do bào tử còn sót lại trong nang lông ít lây lan.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: cần cạo vảy da xét nghiệm tìm đoạn sợi nấm hay tế
bào nấm men.
- Phân biệt: nấm lang ben với các bệnh da khác như bạch biến, á sừng, liên cầu
dạng vảy phấn, vả
y phấn hồng Gibert hay Erythrasma.
- Điều trị: phát hiện điều trị sớm.
- Nấm vảy rồng:( bệnh Tokelau):

13
- Căn nguyên: do nấm Trichophyton concetricum hay gặp ở miền núi như ở Tây
Nguyên, Trường Sơn.
- Triệu chứng lâm sàng: Khi nhiễm nấm xuất hiện nhiều vảy da, vảy bám trên
nền da bình thường, tổn thương da không viêm, không có mụn nước. Đám da tổn
thương có hình tròn đồng tâm, xếp lên nhau như ngói lợp, vảy da mỏng như vỏ khoai
tây, một bờ bám vào da, một bờ tự do bay lất phất, tổn thương thường xuất hiệ
n ở lưng,
ngực, bụng, cánh tay. Ngứa nhiều làm mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh.
- Bệnh mang tính địa phương, dễ lây lan trong gia đình.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: xét nghiệm da tìm sợi nấm. Phân biệt với bệnh da
vảy cá.
- Điều trị: tắm, thuốc điều trị tại chỗ như Cồn Iod 2%, mỡ có thành phần thuốc
chống nấm, kết hợp thuốc
điều trị toàn thân: Griseofulvin, Nirozal hoặc Sporal kéo dài
1 tháng.
1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA:

1.2.1. Nguyên tắc điều trị:
- Phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
- Điều trị liên tục, triệt để đủ thời gian, tối thiểu 15 - 20 ngày (nấm tóc, móng có
thể 3 - 6 tháng hoặc 1 năm) điều trị dở dang bệnh dễ tái phát.
- Dùng thuốc thích hợp tùy vùng da, tùy người, mức độ bệnh đề phòng viêm da
làm nặng bệnh thêm. Tránh dùng thuốc quá mạnh.
- Tránh kỳ cọ mạnh hoặc cạo vào tổn thương trước khi bôi thuốc vì nấm chỉ ở
bề mặt nông nên thuốc điều trị đủ tác dụng diệt, khi cạo thuốc sẽ ngấm sâu hơn dễ gây
dị ứng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm da thứ phát.
- Kết hợp điều trị với dự phòng.

1
4
- Trường hợp nhẹ dùng bôi thuốc tại chỗ, trường hợp nặng mạn tính tái diễn
nhiều lần hoặc trường hợp nấm tóc, móng, nấm do loài Trichophyton rubrum gây ra
phải kết hợp với kháng sinh kháng nấm có tác dụng toàn thân.
1.2.2. Phác đồ điều trị nấm da :
Phác đồ 1: Dùng thuốc có tác dụng tại chỗ bôi thuốc đơn thuần.
Phác đồ 2: Dùng phối hợp thuốc tác dụng tại chỗ và thuốc tác dụng toàn thân
Phác đồ 1: dùng thuốc bôi đơn thuần trong điều trị nấm da (hắc lào).
+ Nấm da diện tích nhỏ.
+ Mới mắc, vùng da bị bệnh không nhiễm khuẩn kèm theo.
+ Nhiễm nấm không phải do chủng T.rubrum.
Phác đồ 2: Chỉ định dùng phối hợp thuốc bôi và thuốc kháng nấm trong điều trị
nấm da trong các trường hợp:
Nấm hắc lào lan rộng, nấm hắc lào tái phát, nấm hắc lào vùng da không dùng
được thuốc bôi (trầy, xước), n
ấm do chủng T. rubrum, các bệnh nấm móng, nấm tóc…
Chống chỉ định: Người suy giảm chức năng gan, thận, phụ nữ có thai, cho con
bú, không dùng phối hợp kháng Histamin (có thể gây xoắn đỉnh).

1.3.THUỐC ĐIỀU TRỊ NẤM DA:
1.3.1.Kháng sinh chống nấm nguồn gốc vi sinh :
1.3.1.1. Griseofulvin:
- Các dạng thuốc : + viên nén hoặc viên nang 250,500mg
+ Dạng kem bôi ngoài da tube10g
- BD: Grisin, Fulvicen, Grisactin
- Nguồn gốc : kháng sinh được lấy từ nấm Penicillinum Griseofulvum
- Cơ chế : Có tác dụng làm phá vỡ cấu trúc thoi gián tế
bào, nên làm ngừng
pha giữa của phân bào kìm hãm sự phát triển của nấm
+ Tạo AND khiếm khuyết không có khả năng sao chép

15
-Hấp thu chủ yếu ở tá tràng (25- 70%), tập chung chủ yếu ở da, móng tóc, gan,
mô mỡ và cơ xương. Thải trừ chủ yếu qua gan.
- Chỉ định:
Điều trị bệnh nấm da, tóc, móng bao gồm nấm da thân, nấm da chân, nấm da
đùi, nấm râu, nấm da đầu và nấm móng do các loài Trichophyton, Microsporum hoặc
Epidermophyton gây ra. Không nên sử dụng điều trị nấm nhẹ hay thông thường đáp
ứng với các thuốc kháng nấm tại chỗ khác.
- Ch
ống chỉ định: tuổi cao, phụ nữ có thai, người bệnh lí gan thận
Tác dụng không mong muốn: nhức đầu biếng ăn, buồn nôn dị ứng, phát ban do
mẫn cảm ánh sáng, giảm bạch cầu hạt, vv…v
Thận trọng kiểm tra chức năng gan thận, máu thường kì nếu điều trị dài ngày
- Liều dùng: Người lớn 500mg/ ngày, có thể chia ra uống 1-4 lần trong ngày
Nấm da thân, da đùi, da đầu dùng 2-4 tuần
Nấm da chân, móng 1g/ ngày, dùng 4-6 tháng (có thể kéo dài 1 n
ăm đối với
nấm móng)

Trẻ em trên 2 tuổi dạng vi tinh thể 10-11mg/ kg/ ngày chia 2 lần
- Tương tác thuốc:
+ Rượu: làm tim đập nhanh đỏ bừng vã mồ hôi
+ Với Phenobacbital làm giảm nồng độ Griseofulvin trong máu và gây
cảm ứng enzyn P
450
ở gan. Nếu dùng đồng thời phải chia liều Griseofulvin làm 2-3 lần
trong ngày. Với thuốc tránh thai dạng uống làm giảm hiệu quả thuốc tránh thai, làm
giảm nồng độ thuốc Cyclosporin trong máu.
+ Với Theophylin làm tăng đào thải Theophylin.
1.3.1.2. Nystatin
- Điều trị hoặc hỗ trợ điều trị : Nhiễm Candida vùng miệng, hầu và ruột. Nhiễm
Candida âm đạo.Tùy theo cơ quan bị nhiễm bệnh Candida mà chọn thuốc thích hợp:
BD : Mycostatin 500000UI, viên nén đặt âm đạ
o 100000UI, Nystatin viên bao
đường, viên đặt âm đạo Polygynax,tergynan

1
6
Nhiễm bệnh Candida ở miệng ,ruột và tất cả các bệnh do vi nấm mà đầu tiên có
nhiễm trùng ở ruột.
**Các thuốc khác : Amphotericin B, Pimaricin, Cadicidin
1.3.2. Nhóm dẫn xuất Imidazol
1.3.2.1.Clotrimazol:
- BD: Calcream , Canesten
- Dạng thuốc: kem 1%, dung dịch dùng ngoài 1%, viên đặt âm đạo 100mg,
500mg
- Cơ chế tác dụng:
Clotrimazol là thuốc chống nấm phổ rộng được dùng điều trị các trường hợp
bệnh ngoài da do nhiễm các loài nấm gây bệnh khác nhau. Cơ chế tác dụng của

Clotrimazol là liên kế
t với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đổi tính
thấm của màng, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm .
Clotrimazol có tác dụng kìm hãm và diệt nấm, tùy theo nồng độ, với các chủng:
Trychophyton rubrum,Trychophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum,
Microsporum canis và các loài Candida.
Lượng thuốc hấp thu được chuyển hóa qua gan rồi đào thải ở phân và nước tiểu.
Dùng bôi da hoặc dùng đường âm đạo Clotrimazol rất ít được hấp thu
- Chỉ định :
Clotrimazol được chỉ định
điều trị tại chỗ các bệnh nấm da như: bệnh nấm Candida
ở miệng, họng, ngoài da. Các bệnh nấm da , nấm kẽ chân, kẽ ngón tay viêm móng ,
viêm quanh móng cũng như bệnh nấm Cadida ở âm hộ, âm đạo…
- Liều dùng : Viêm ngậm: 10mg x5 lần / ngày dùng trong 14 ngày.
Dùng ngoài : bôi nhẹ một lượng thuốc vừa đủ trên vùng da bị bệnh ngày 2 lần x 4
tuần nếu cần thiết có thể bôi đến 8 tuần
Điều trị nấm âm
đạo: Đặt viên 100mg x 7 ngày liên tục(hay đặt viên 500mg chỉ
một lần)
- Tương tác thuốc:

17
Khi dùng đồng thời với Tacrolimus cho người bệnh ghép gan thì nồng độ
Tacrolimus trong huyết thanh của người bệnh tăng , Vì vậy khi dùng đồng thời thì nên
giảm liều Tacrolimus theo yêu cầu.
- Tác dụng không mong muốn :
Đường miệng 5% có kích ứng rối loạn tiêu hóa, buồn nôn
Ngoài da : Các phản ứng tại chỗ (>1%) bao gồm phỏng nhẹ, kích ứng viêm da dị
ứng do tiếp xúc đau rát vùng bôi ở da hoặc âm đạo.
1.3.2.2. Ketokonazol( theo cảnh báo cục quản lý dược cân nhắc nguy cơ- l

ợi ích khi sử
dụng Ketoconazol dạng uống)
- BD: Nizoral, Fungicid, Ketoconazol, Dezo…
- Dạng thuốc : viên nén, kem bôi 2%, dầu gội 2%
- Cơ chế : Ketoconazol có tác dụng kìm hãm nấm nhưng cũng có thể diệt nấm ở
nồng độ cao, dùng kéo dài hoặc trên nấm rất nhạy cảm, nó có tác dụng ức chế hoạt tính
của Cytochrom P450 là hệ enzym cần thiết cho quá trình khử Methyl các 14 alpha -
methyl - sterol thành ergosterol là sterol chính của màng tế bào nấm. Ở nồng độ cao tác
dụng diệt nấm của Ketoconazol là do tác dụ
ng hóa lí trực tiếp của thuốc trên màng tế
bào nấm
Ketoconazol là thuốc chống nấm có khổ rộng,có tác dụng trên nhiều loại nấm
gây bệnh: Candida, Epidermophyton floccosum, Trichophyton mentagrophytes, T.
rubrum, Cryptococcus neofomans, Sporothrix schenckii
Ketoconazol hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, tốt nhất là ở pH axit. Ở người
khỏe mạnh lúc đói, sinh khả dụng của thuốc uống ở dạng viên nén thông thường hay
hỗn dịch là tương tự nhưng ở dạng dung dịch thì hơi cao.
Ketoconazol phân bố ở các dịch khớp bị viêm, nước bọt, gân, da, các mô mềm,
tinh hoàn,….nhưng không qua được hàng rào máu não nên chỉ đạt 1 lượng không đáng
kể trong dịch não tủy.

18
Ketoconazol chuyển hóa 1 phần qua gan, qua mật rồi vào phân là con đường
chính để thải trừ thuốc
- Chỉ định :
Thuốc uống tác dụng toàn thân trong các bệnh : bệnh nấm toàn thân, bệnh nấm
Candida ở da, niêm mạc nặng mãn tính, bệnh nấm đường tiêu hóa,….
Thuốc bôi tại chỗ : Các bệnh nấm ở da, niêm mạc (Candida, Trichophyton
rubrum, Epidermophyton floccosum,…)
- Thận trọng:

Ketoconazol có thể gây độc cho gan vì thế không nên dùng cho người bị bệnh
gan
Ketoconazol có khả năng ức chế quá trình tổ
ng hợp các steroid và chuyển hóa
Vitamin D. Do đó, khi điều trị kéo dài ở trẻ em nên hết sức thận trọng
- Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, đau bụng, ngứa, đau đầu, chóng
mặt,
- Liều dùng :
Người lớn : 200mg-400mg / 1lần/ ngày
Trẻ em trên 2 tuổi : 3,3mg-6,6mg/ kg/ngày, uống 1 lần/ ngày
Dùng tại chỗ : bôi ngày 2 lần
- Tương tác thuốc :
Khi sử dụng cùng với Rifampicinvaf Isoniazid làm giảm nồng độ Ketokonazol,
hay dùng đồng thời với các thuốc làm pH dạ
dày làm giảm hấp thu Ketokonazol .
Ketokonazol làm tăng nồng độ thuốc phối hợp khi dùng đồng thời với các thuốc:
Cisaprid (gây rung thất nhịp nhanh và xoắn đỉnh), với Midazolam và Triazolam( tác
dụng gây ngủ và an thần sẽ mạnh và kép dài hơn), Với Ciclosporin( cần giảm liều hay
thay thuốc ), với các thuốc chống đông máu nhóm Cumarin( cần điều chỉnh liều)

19
Với rượu : gây phản ứng Disulfiram như đỏ bừng, nổi ban, phù ngoại vi, đau
đầu, buồn nôn (không nên uống rượu trong thời gian điều trị)
1.3.2.3. Các thuốc khác:
** Miconazol: Biệt dược Daktrin (oralgel) 2% - ống 10g
Dùng trong nấm Candida ở miệng và đường tiêu hóa
Có thuốc truyền tim mạch nhưng được khuyên không sử dụng với nấm thông
thường do tính gây độc cao
** Econazol : Biệt dược Endix-G dạng crem (phối hợp với
Triamicinolon actonis), có cấu tạo tương tự

Clotrimazol, Ketoconazol, Miconazol có
phổ chống nấm rộng
Chỉ định : không dùng trong nấm toàn thân mà chỉ dùng tại chỗ (da, âm đạo).
Nấm da (chân, bẹn, thân, đùi, ), lang ben. Viêm âm đạo do Candida albicans và các
nấm khác. Viêm âm đạo,viêm bao qui đầu do nấm
- Bảo quản : dưới 25
o
C, tránh đông lạnh
1.3.3. Dẫn chất nhóm Triazol
1.3.3.1. Itraconazol
- BD : Sporal, Sporacid, Itcure, Itcon,
Viêm nang 100mg, dung dịch 10mg/ml
- Cơ chế : Itraconazol là một chất triazol tổng hợp chống nấm có tác dụng tốt hơn
Ketoconazol đối với 1 số nấm, đặc biệt đối với Aspergillus spp( Coccidioides,
Crytoccocus, Canđia ) Itraconazol ức chế các enzym phụ thuộc cytochrom P450 của
nấm, do đó làm ức chế sinh tổng hợp ergosterol, gây rối loạn chức năng màng và
enzym liên kết màng, ảnh hưởng đến sự
sống và phát triển của tế bào nấm

2
0
Itraconazol được hấp thụ tốt khi uống ngay sau bữa ăn hoặc uống cùng thức ăn,
do thức ăn làm tăng hấp thụ. Itraconazol chuyển hóa trong gan thành nhiều chất rồi bài
tiết qua mật hoặc nước tiểu.
- Chỉ định
Nấm Candida ở miệng – họng, nấm Candida âm hộ - âm đạo, lang ben. Bệnh
nấm da nhạy cảm với Itraconazol (như bệnh do Trichophyton spp., Microsporum spp.,
Epidermophyton floccosum) thí dụ bệnh nấm da chân, da bẹn, da thân, da kẽ tay. B
ệnh
nấm móng chân, tay (tinea unguium)

- Chống chỉ định : phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai, mẫn cảm với thuốc, Người
bệnh đang điều trị với terfenadin, astemisol, triazolam dạng uống, midazolam dạng
uống và cisaprid
- Tác dụng không mong muốn : Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, táo bón, rối
loạn tiêu hóa. Ngoài ra còn thấy có nguy cơ viêm gan, giảm kali huyết, phù và rụng
lông, tóc, đặc biệt sau điều trị thời gian dài trên 1 tháng v
ới Itraconazol. Cũng có thể
gặp bệnh thần kinh ngoại vi, nhưng hiếm
- Liều lượng :
Người lớn : Lang ben : 200mg/ngày, ngày uống 1 lần, uống trong 7 ngày
Bệnh nấm da : 100mg/ngày, ngày uống 1 lần, uống trong 15 ngày. Nếu ở vùng
sừng hóa cao, phải điều trị thêm 15 ngày với liều 100mg mỗi ngày
Bệnh nấm móng: 200mg, ngày uống 1 lần, uống trong 3 tháng
1.3.3.2.Fluconazol
- BD: Diflucan, Triflucan
- Dạng thuốc : viên nén 50,150mg, dung dịch tiêm tĩnh mạch 2mg/ml
- Cơ chế
tác dụng

×