Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ BỌ NHẢY BẰNG RỂ CÂY THUỐC CÁ TRÊN RAU CẢI XANH TẠI KHU PHỐ XUÂN ĐỒNG PHƯỜNG TÂN THIỆN THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ BỌ NHẢY BẰNG
RỂ CÂY THUỐC CÁ TRÊN RAU CẢI XANH TẠI
KHU PHỐ XUÂN ĐỒNG PHƯỜNG TÂN THIỆN
THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, BÌNH PHƯỚC

Sinh viên thực hiện: LÊ THI THU HƯƠNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 08 năm 2009


THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ BỌ NHẢY BẰNG
RỂ CÂY THUỐC CÁ TRÊN RAU CẢI XANH TẠI
KHU PHỐ XUÂN ĐỒNG PHƯỜNG TÂN THIỆN
THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, BÌNH PHƯỚC

Tác giả
LÊ THỊ THU HƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Hữu Trúc



Bình Phước
Tháng 08 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập,
cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Qúy thầy cô Khoa Nông học đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian tôi theo học tại trường.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Nguyễn Hữu Trúc, người đã tận tình
hướng dẫn và cho tôi những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Ban lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Gia đình anh, chị Tạ Đình Phong đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tôi thực
hiện đề tài
Cuối cùng gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp
đỡ, động viên tinh thần, hỗ trợ tạo điều kiện tốt để tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng Xoài, ngày

tháng 8 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thu Hương


ii


TÓM TẮT
Sinh viên: LÊ THỊ THU HƯƠNG, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, tháng 8/2009
“THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ BỌ NHẢY BẰNG RỄ CÂY THUỐC
CÁ TRÊN RAU CẢI XANH TẠI KHU PHỐ XUÂN ĐỒNG PHƯỜNG TÂN THIỆN
THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC”
Giảng viên hướng dẫn: Giảng viên NGUYỄN HỮU TRÚC
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5/2009
Mục đích của đề tài
- Xác định mức độ gây hại của bọ nhảy Phyllotreta striolata trên cây rau cải
xanh.
- Xác định được hiệu lực của rễ cây thuốc cá trên bọ nhảy Phyllotreta striolata.
- Theo dõi mật độ bọ nhảy ở từng thời kì sau khi sử dụng rễ cây thuốc cá; xác
định nồng độ nào đảm bảo được mục đích phòng trừ sâu hại.
Kết quả: Thí nghiệm làm cơ sở giúp nông dân có biện pháp canh tác hiệu quả
hơn trong phòng trừ bọ nhảy.
Gồm các nghiệm thức:
1. Xử lý bột rễ cây thuốc cá trước gieo 02 ngày ở liều 15 kg/ha
2. Xử lý bột rễ cây thuốc cá trước gieo 02 ngày ở liều 20 kg/ha
3. Xử lý bột rễ cây thuốc cá trước gieo 02 ngày ở liều 25 kg/ha
4. Xử lý bột rễ cây thuốc cá trước gieo 02 ngày ở liều 30 kg/ha
5. Xử lý thuốc Selecron 500 EC trước gieo 02 ngày ở liều 1,5 lít/ha
6. Xử lý thuốc Kitabamec 3.6 EC trước gieo 02 ngày ở liều 0,8 lít/ha
Qua kết quả thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
Bột rễ cây thuốc cá có khả năng hạn chế sự cắn phá của bọ nhảy có thể khuyến
cáo sử dụng ở liều lượng 20 – 25 kg/ha.

Thuốc Selecron 500 EC hiệu quả phòng trừ bọ nhảy tương đối cao ở giai đoạn
đầu, sau giảm dần. Thuốc Kitabamec 3,6 EC cho hiệu quả thấp và mau bị phân hủy.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG – BIỂU ............................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
Chương 1 GIỚI THIỆU...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1. Sơ lược về bọ nhảy ...................................................................................................3
2.1.1. Phân bố ..................................................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm hình thái.................................................................................................3
2.1.3. Tập tính sinh sống và quy luật phát sinh gây hại ..................................................4
2.1.4 Một số biện pháp quản lý và phòng trừ bọ nhảy ....................................................5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..............................................................6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..........................................................................6
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước...........................................................................7
2.3 Giới thiệu chung về cây cải bẹ xanh..........................................................................8
2.3.1 Nguồn gốc phân bố.................................................................................................8

2.3.2 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................8
2.3.3 Điều kiện sinh thái..................................................................................................8
2.3.4 Giống và thời vụ .....................................................................................................9
2.4 Khái niệm về rau an toàn...........................................................................................9
2.5 Giới thiệu về cây thuốc cá và hoạt chất Rotenone ....................................................9
2.5.1Cây thuốc cá ............................................................................................................9
2.5.2 Rotenone...............................................................................................................12
2.5.3 Thuốc Selecron 500EC.........................................................................................13

iv


2.5.4 Thuốc Tikabamec 3.6EC ......................................................................................13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................14
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm...........................................................................14
3.1.1 Điều kiện cây trồng ..............................................................................................14
3.1.2 Điều kiện đất đai...................................................................................................14
3.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm ..................................14
3.2. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ......................................................................15
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................................15
3.2.2 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................15
3.2.2.1. Điều tra hiện trạng canh tác cây cải xanh tại phường Tân Thiện, thị xã, Đồng
Xoài, Bình phước...........................................................................................................15
3.2.2.2. Xác định hiệu lực phòng trừ bọ nhảy P. striolata trên cây cải xanh của rể cây
thuốc cá..........................................................................................................................15
3.3 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................18
4.1 Hiện trạng canh tác cải xanh tại Khu phố Xuân Đồng Phường Tân Thiện thị xã
Đồng Xoài tỉnh Bình Phước ..........................................................................................18
4.2 Biến động mật số một số sâu hại chính trên cải xanh . ...........................................23

4.3. Mối quan hệ giữa bọ nhảy, tỷ lệ hại và chỉ số hại trên cây cải xanh......................25
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................38
5.1 Kết luận....................................................................................................................38
5.2 Đề nghị: ...................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................40

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

NT: Nghiệm thức
NSG: Ngày sau gieo
NST: Ngày sau trồng
BVTV: Bảo vệ thực vật
Nt: Như trên
KS: Kỹ sư
NS: Năng suất

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG – BIỂU
Bảng 2.1: Phân tích định tính các thành phần hoạt chất thứ cấp...................................11
Bảng 3.3: Diễn biến thời tiết từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009 tại Thị xã Đồng Xoài
tỉnh Bình Phước.............................................................................................................14
Bảng 3.2: Các nghiệm thức thí nghiệm .........................................................................15
Bảng 4.1: Canh tác cải bẹ xanh của nông dân tại khu phố Xuân Đồng Phường Tân
Thiện thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước......................................................................18
Bảng 4.2 Các loài sâu hại thường xuất hiện trên ruộng cải bẹ xanh ............................19

Bảng 4.3. Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cải bẹ xanh bằng thuốc BVTV ................20
Bảng 4.5 Mật số trung bình bọ nhảy trên cải xanh........................................................23
Bảng: 4.7 Mật số bọ nhảy, tỷ lệ hại và chỉ số hại trên cây cải xanh 8 ngày sau gieo ...25
Bảng 4.8 Mật số bọ nhảy, tỷ lệ hại và chỉ số hại trên cây cải xanh 12 ngày sau gieo ..26
Bảng 4.9 Mật số bọ nhảy, tỷ lệ hại và chỉ số hại trên cây cải xanh 18 ngày sau gieo ..27
Bảng 4.10 Mật số bọ nhảy, tỷ lệ hại, chỉ số hại trên cây cải xanh 22 ngày sau gieo ....27
Bảng 4.11 Mật số bọ nhảy, tỷ lệ hại, chỉ số hại trên cây cải xanh 26 ngày sau gieo ....28
Bảng 4.12 Mật số bọ nhảy, tỷ lệ hại, chỉ số hại trên cây cải xanh 30 ngày sau gieo ....29
Bảng 4.13: Hiệu quả phòng trừ bọ nhảy của các nghiệm thức thí nghiệm ...................30
Bảng 4.14: Năng suất của các nghiệm thức..................................................................31
Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức ........................................................32

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bột rể cây thuốc cá ........................................................................................34
Hình 4.2: Bọ nhảy đang cắn phá cây cải xanh ở 12 ngày sau gieo ...............................35
Hình 4.3: Nghiệm thức đối chứng 8 ngày sau gieo.......................................................35
Hình 4.4: Nghiệm thức IV, lần lập lại thứ 3 ở 12 ngày sau gieo ..................................36
Hình 4.5: Toàn cảnh khu thí nghiệm ở 30 ngày sau gieo.............................................37
Hình 4.6 : Mức độ bị thiệt hại của cây cải 12 ngày sau gieo ........................................37

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rau xanh là một nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của

con người, rau xanh có thể ăn tươi để cung cấp chất xơ, vitamine cho cơ thể, ngoài ra
còn là nguyên liệu để chế biến bánh kẹo, nước giải khát, hương liệu, dược liệu. Nhiều
nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới nghiên cứu khẩu phần ăn cho
con người đã tính rằng, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày trung bình cho một người vào
khoảng 250 - 300 gram tức là khoảng 7,5 – 9 kg/người/tháng. Theo các số liệu thống
kê thì hiện nay tính bình quân chung cả nước ta mới đáp ứng được khoản 50% nhu cầu
tiêu thụ rau xanh, do đó việc gia tăng diện tích và sản lượng rau là cần thiết trong thời
gian tới.
Trong số các loại rau ăn, thì loại rau họ thập tự (Crucifereae) được trồng và tiêu
thụ mạnh ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên đây cũng là loại
cây trồng thường bị nhiều loại sâu gây hại như sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rệp, bọ
nhảy… các đối tượng này là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất và chất lượng rau và gây thiệt hại về kinh tế cho người trồng rau.
Để phòng trừ chúng nhằm bảo vệ năng suất và sản lượng rau thì biện pháp duy
nhất hiện nay đối với người nông dân vẫn là dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), với
chủng loại, số lượng và số lần dùng rất cao trong mỗi vụ gieo trồng, khoãn thời gian
giữa các lần phun ngắn, không theo nguyên tắc 4 đúng, thời gian cách ly quá gần với
thời gian thu hoạch, đã tạo điều kiện cho các đối tượng sinh vật gây hại hình thành tính
kháng thuốc, đặc biệt là bọ nhảy (Phyllotreta striolata) làm cho việc phòng trị ngày
càng khó khăn hơn, kéo theo các vụ ngộ độc thực phẩm đã liên tục xảy ra trong những
năm gần đây. Một trong những tồn tại lớn của sản xuất nông nghiệp đang được quan
tâm hiện nay là: việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học.
Tình trạng này nếu cứ liên tiếp diễn ra sẽ đi ngược lại mục tiêu xây dựng một nền

1


nông nghiệp bền vững và an toàn mà chúng ta đang nỗ lực tiến tới. Để góp phần hạn
chế tồn tại trên, đề tài “Thử nghiệm khả năng phòng trừ bọ nhảy bằng rể cây thuốc
cá trên rau cải xanh tại Khu phố Xuân Đồng phường Tân Thiện thị xã Đồng Xoài

tỉnh Bình Phước” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích
Đánh giá khả năng phòng trừ bọ nhảy (Phyllotreta striolata) trên cây rau cải
xanh bằng rễ cây thuốc cá tại Đồng Xoài, Bình Phước.
1.3 Yêu cầu
• Điều tra hiện trạng canh tác cây cải xanh tại phường Tân Thiện, thị xã,
Đồng Xoài, Bình phước.
• Xác định hiệu lực phòng trừ bọ nhảy P. striolata trên cây cải xanh của rể
cây thuốc cá.
• Tính năng suất và hiệu quả kinh tế khi dùng bột rể cây thuốc cá và các
loại thuốc hoá học khác.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về bọ nhảy
- Tên khoa học: Phyllostreta striolata Fab.
- Họ ánh kim (Chrysomelidae)
- Bộ cánh cứng (Coleoptera)
Trên rau họ thập tự thường gặp 2 loại bọ nhảy là bọ nhảy sọc thẳng Phyllotreta
rectilineata Chen và bọ nhảy sọc cong P. striolata Fab. Mật độ loài bọ nhảy sọc cong
chiếm ưu thế và là đối tượng cần quan tâm.
2.1.1. Phân bố
Là loài rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Ở nước ta bọ nhảy gây hại rau họ
thập tự ở tất cả mọi nơi.
2.1.2. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành có kích thước cơ thể dài 1,8 – 2,4 mm, hình bầu dục, toàn thân
màu đen bóng. Trên cánh cứng có 8 hàng chấm lõm dọc cánh và 2 gân sọc màu trắng

hình võ củ lạc, lưng lấp lánh ánh kim, chân sau to tạo những bước nhảy dài như bọ
chét. Thành trùng có mắt kép hình tròn to, đầu rõ rệt, râu đầu dạng sợi chỉ có 11 đốt và
dài không quá nửa thân, bàn chân dạng 4 đốt kiểu 4 – 4 – 4 cuối đốt thứ 3 thường chẻ
đôi.
- Trứng có hình oval, dài khoảng 0,3 – 0,42 mm và rộng 0,15 – 0,27 mm, khi
mới đẻ trứng có màu trắng đục sau chuyển sang màu vàng nhạt. Bọ nhảy đẻ trứng dưới
đất hoặc trên các rễ nhỏ của cây, trứng được đẻ riêng lẻ hay đẻ tập trung 3 -5 trứng
trên rễ của cây ký chủ.
- Ấu trùng bọ nhảy có dạng hình trụ, trãi qua 3 giai đoạn biến thái (3 tuổi), thời
gian phát triển kéo dài khoảng 3 -4 tuần, sâu non mới mở có màu trắng đục, dài
khoảng 0,84mm và đạt 3,38mm ở giai đoạn biến thái cuối cùng, sâu đẩy sức có thể dài
4mm.Phần đầu, mãnh lưng trước ngực, mảnh mông, đĩa hậu môn đều có màu nâu. Tuy

3


nhiên, hàm trên , cặp má, móng chân thì có màu đen. Đầu màu nâu không có mắt đơn.
Ngực mang 3 đôi chân ngực rất phát triển.
- Nhộng thuộc loại nhộng trần, hình bầu dục, màu sắt thay đổi từ trắng hoặc
vàng nhạt đến nâu hơi nhạt. khích thước dài khoảng 2mm, rộng khoảng 0,8 -1 mm.
Nhộng có 1 cặp mắt kép to màu nâu, mầm cánh và mầm chân sau rất dài. Sự hoá
nhộng diễn ra trong đất xung quanh gốc, rễ, ít khi hoá nhộng trên rễ chính. Thời gian
làm nhộng từ 7 – 10 ngày (Nguyễn Thị Chắt, 1998)
2.1.3. Tập tính sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
Kí chủ chính của bọ nhảy là trên cây họ thập tự như: cải bẹ xanh, cải ngọt, cải
thìa, cải bắc thảo… và kí chủ phụ là bông vải, ngủ cốc, cà tím.
Thành trùng thường ẩn vào nơi râm mát, mặt dưới các lá gần mặt đất khi trời
nắng, chúng có khả năng nhảy xa và bay rất nhanh, thường bò trên mặt lá ăn phá vào
sáng sớm và chiều tối, cắn lủng lá cải thành những lỗ nhỏ đều đặn trên khắp mặt lá rất
dễ nhận diện, làm lá có thể bị vàng và rụng. Thành trùng đẻ trứng trong đất cách rể

chính khoảng 3cm, đôi khi để trứng ngay trên thân cây gần sát mặt đất, sau khi mở ấu
trùng bọ nhảy ăn hại rễ cây, phần rễ tơ và chóp rễ của cây con, trong một vài trường
hợp chúng đục vào thân và rễ ở phần tiếp giáp với mặt đất. Ấu trùng cắn phá rễ cây
làm cây còi cọc đôi khi héo hoặc thối. Khi lớn đủ sức ấu trùng làm nhộng ngay trong
trong đất ở độ sâu 3 – 7cm.
Bọ nhảy sống rất lâu, chúng gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con và sau trồng từ
0 – 40 ngày sau trồng, chúng ăn hại mặt trên của lá mầm, lá thật, chồi non (đỉnh sinh
trưởng), thân tạo ra các lỗ nhỏ, các lỗ này có thể kết thành các lỗ lớn hơn. Tuỳ theo
mức độ gây hại có thể làm héo, rụng lá, sự thiệt hại nghiệm trọng khi chúng tấn công
điểm sinh trưởng làm hạn chế sự đền bù của cây. Sự gây hại từ mức độ nhẹ đến trung
bình cũng có thể kéo dài thời gian phát triển của cây gây nên sự thành thục không
đồng bộ trên ruộng. Nghiêm trọng hơn khi mật số cao chúng ăn hết phần thịt lá chỉ
chừa lại gân lá. Ngoài ra bọ nhảy còn là môi giới truyền bệnh virút khảm lá, vàng lá.
Sự thiệt hại do bọ nhảy khi trưởng thành có thể làm mất 10% năng suất, ngay
cả khi nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và ấu trùng có thể làm giảm 5% năng
suất. Sự thiệt hại có thể cao hơn tuỳ thuộc vào mật độ của chúng cũng như khả năng
đền bù của cây và sự phòng trừ của nông dân.

4


Bọ nhảy gây hại quanh năm trên cây họ thập tự tại Đồng Xoài, chúng gây hại
nặng trên cây cải xanh suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Bọ nhảy gây hại nặng trong
những ngày nắng nóng, lúc sáng sớm hay chiều mát, buổi trưa thường ẩn ở mặt dưới
lá, nơi râm mát hay khe nứt của đất, đêm đến tập trung ở các đợt lá non. Khi trời lặng
gió và nắng ấm, khô là điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của thành trùng.
Ngược lại khi có mưa, gió mạnh làm hạn chế sự hoạt động phá hại. Thành trùng
bọ nhảy xuất hiện nhiều và phá hại nặng nhất vào tháng 3 đến tháng 5 và tháng 7 – 9
hàng năm (Nguyễn Thị Chắt,1998)
2.1.4 Một số biện pháp quản lý và phòng trừ bọ nhảy

Theo FAO và Chương trình IPM quốc gia, để phòng trừ bọ nhảy P. striolata có
hiệu quả cần kết hợp đồng thời nhiều biện pháp quản lý dịch hại như:
- Vệ sinh đồng ruộng: vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi gieo hạt, phòng trừ
cỏ dại, đặc biệt với cỏ thuộc hoa thập tự: rễ cải, cải dại.
- Luân canh: không trồng liên tục các loại cải trên cùng một ruộng mà nên luân
canh cải với các loại rau khác họ (dền, mồng tơi ). Nếu có thể nên luân canh cây thập
tự với lúa nước.
- Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc bột 0,3kg/1kg hạt giống, xử lý đất vườn
ươm bằng chế phẩm nấm Ma, thuốc Regent, biện pháp xông hơi sinh học.
- Làm đất: đất trồng rau cần làm kỹ, cần phơi đất thật khô tối thiểu từ 10 – 15
ngày trước khi gieo để tiêu diệt trứng và ấu trùng bọ nhảy trong đất. Bón thêm phân
chuồng ủ hoai khoảng 1 -2 kg/m2 đất góp phần cải tạo đất, kích thích các vi sinh vật
có ích trong đất hoạt động, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Không nên kéo dài thời gian thu hoạch quá 3 ngày. Nên trồng và thu hoạch từ
dưới hướng gió ngược lên trên hứơng gió. Khi thu hoạch nên chừa khoảng vài nhóm
cải ở cuối hứơng gió và nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào để thành trùng bọ nhảy tập
trung vào sau đó bắt đầu tiêu huỷ.
- Hạn chế gieo trồng vào thời điểm nắng nóng gắt kéo dài và vào mùa khô hạn
thiếu nước canh tác.
- Khi mật số bọ nhảy cao có thể phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật cho phép
và thời gian cách ly an toàn: Hopsan 75ND, Fastac 5EC, Regent 800WG, Nomolt
5EC, Vicarp 95BHN, Neem Bond, Cyperkill 25EC, Sumi – alpha 5EC. Nên phun

5


thuốc vào sáng sớm hoặc chập tối, phun sương ướt đều cả hai mặt lá và trên đọt non
của cây cải.
Theo Nguyễn Thị Chắt (1998) có thể phòng trừ bọ nhảy sọc vỏ lạc bằng các
biện pháp tổng hợp:

- Xử lý đất, xử lý hạt giống bằng thuốc bột 0,3kg/1kg hạt giống, xử lý đất vườn
ươm. Vệ sinh đồng ruộng sạch trước khi gieo hạt.
- Luân canh cây họ cải với cây trồng khác.
- Phòng trừ bọ nhảy trong vườn ươm bằng thuốc trừ sâu dạng bột hoặc hạt
2g/m2, 5 ngày sau khi nẩy mầm hoặc phun thuốc hoá học thông dụng cho phép khi mật
độ bọ nhảy cao như: Diazinon, Dipterex.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh: sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ để trị bọ nhảy,
nhất là đối với ấu trùng nên phun sát gốc cây cải để tiêu diệt ấu trùng sống dưới đất.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về bọ nhảy, chủ yếu tập trung vào
việc mô tả đặc điểm hình thái bọ nhảy, tập quán sinh sống và biện pháp chủ yếu phòng
trừ là sử dụng thúôc bảo vệ thực vật.
Theo Hà Thị Hiến (2003), ấu trùng sống dứơi đất ăn vào tế bào biểu bì của thân
rễ hay các phần rễ nhỏ non của cây, các thân ngầm mọc dưới mặt đất. Ấu trùng sống
trong đất khoảng 30 ngày thì hoá nhộng, sự hoá nhộng diễn ra trong đất độ sâu 3 – 7
cm hay xung quanh rễ cây.
Theo Phạm Hữu Thiện (2005) Mật độ bọ nhảy tăng dần ở 7 ngày sau trồng và
đạt mức cao nhất ở 14 ngày sau trồng, sau đó giảm xuống.
Gần đây có nhiều thông tin về việc sử dụng các chế phẩm sinh học, và các chế
phẩm từ Rotenon có khả năng phòng trừ bọ nhảy, diệt được nhiều loại sâu bệnh và
tuyến trùng trong đất như chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể.
Theo Lại Thế Hưng (2002), các chế phẩm thảo mộc: Thuốc lào và Neem có
hiệu lực trừ bọ nhảy sọc vỏ lạc hại cây cải bắc thảo tại Đà Lạt với hiệu lực đồng ruộng
đạt trung bình của thuốc lào là 47.36% và Vineem 1500EC là 48,26%.

6


2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo Prasterink (1996) bọ nhảy gây hại nhiệm trọng ở giai đoạn cây con bắt
đầu nảy mầm đến khi cây con có 9 lá thật (đối với rau cải xanh) ở giai đoạn cây có 5 –
6 lá thật cây có khả năng đền bù hầu hết các thiệt hại do bọ nhảy gây ra, tuy nhiên cần
phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) trong phòng trừ bọ nhảy như
trồng cây khoẻ, trừ cỏ, xứ lý hạt giống bằng thuốc sâu, dùng bẩy dính con trưởng
thành, khi cây có 9 lá thật không cần dùng các biện pháp phòng trừ.
Theo Cranshan and Al-Doghairi (2001) có thể dùng bẩy cây trồng bằng cây củ
cải hoặc cây củ cải Nhật Bản để bảo vệ cây con hoặc dùng loại thuốc hoá học chứa
hoạt chất Carbaryl, Permethrin có hiệu quả phòng trừ tốt trong một tuần lễ. Một số
thúôc trừ sâu thảo mộc như Neem và dầu thực vật cũng có thể gây hiệu quả chán ăn
đối với bọ nhảy.
Theo Caryn L. Andensen (2002), loài săn mồi, ký sinh và tác nhân gây chết có
thể quan trọng trong điều chỉnh quần thể bọ nhảy mặc dù cho đến nay, hiệu quả biện
pháp phòng trừ sinh học còn hạn chế nhưng một số loài côn trùng như dế đồng
(Gryllus pennsylvanicus) kén trắng (Microctonus vittatae)… có khả năng gây hại cho
bọ nhảy. Tuy nhiên, sự ký sinh và săn mồi này khó kiểm soát quần thể bọ nhảy trong
một thời gian ngắn trên đồng ruộng. Các biện pháp canh tác như diệt cỏ, dùng hạt
giống tốt, mở rộng khoảng cách hàng trồng cũng có hiệu quả hạn chế thiệt hại bọ nhảy,
luân canh không là biện pháp hữu hiệu trong phòng trừ bọ nhảy ở những vùng chúng
có tập tính quá đông. Một số hoạt chất hoá học có hiệu quả phòng trừ như:
Imidaplorid, Carbaryl, Thiamethoxam.
- Về thiên địch:
+ Theo Eddy (1983). Ong ký sinh Perilitus epitricis có khả năng ký sinh trên
trưởng thành bọ nhảy nhưng số lượng không nhiều.
+ Ở Canada, Loan (1969) và Wylie et al (1984), trong điều kiện phòng thí
nghiệm đã ghi nhận được thiên địch là ong ký sinh Townesilitus bicolor kí sinh trên
bọ nhảy trưởng thành.
- Quản lý bằng kỹ thuật canh tác:
+ Theo Liu và Yen (1941) đã sử dụng loại bẫy có 2 lớp nhầy trên những cánh
đồng trồng cải ở Guangxi – Trung Quốc cho kết quả là làm giảm đáng kể mật số côn


7


trùng bộ cánh cứng, nhưng cần sự thay đổi để cải thiện hiệu quả khi sử dụng nó ở diện
rộng.
- Quản lý bằng biện pháp hoá học:
+ Reed và Byers (1981), nguyên nhân thất thoát bởi thành trùng là do tập quán
canh tác cải xoăn ở Pennsylvania. Theo Reed và Byers có thể ngăn ngừa bằng cách sử
dụng thúôc trừ sâu dạng hạt nhỏ vào thời điểm gieo hạt. Thúôc hạt này được sử dụng
bằng cách vãi hạt sẽ mang lại hiệu quả hơn là phun thuốc trên hàng.
+ Tuy nhiên, Georhiou và Lagunes – Tejeda (1991) đã chứng minh rằng bọ
nhảy sọc vỏ lạc có khả năng kháng thuốc trừ sâu như: Aldrin, Dieldrin, Lindane và
BHC.
- Quản lý dịch hại tổng hợp:
+ Ở Tennessee - Mỹ, Shamiyeh et al (1993) đã tiến hành thí nghiệm trên cây cải
súp lơ và cải bắp với nhiều loại thúôc trừ sâu khác nhau và với khuẩn Bacillus
thuringensis Kurstaki để kiểm soát bọ nhảy sọc cong nhưng không có kết luận nào
được đưa ra.
2.3 Giới thiệu chung về cây cải bẹ xanh
Tên khoa học: Brassica juncea L.
Họ: thập tự Cruciferae
Tên tiếng anh: Leaf mustard.
2.3.1 Nguồn gốc phân bố
Cải bẹ xanh đựơc trồng nhiều nơi trên thế giới nhưng tập trung ở các nứơc
Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhiều tác giả cho rằng trung tâm đa dạng của cải bẹ
xanh là Trung Á. Hiện nay vẫn chứa xác định được chắc chắn nguồn gốc.
2.3.2 Đặc điểm thực vật học
Cải bẹ xanh là cây họ hoa thập tự, hoa màu vàng, quả thuộc loại quả giác có
hai mảnh vỏ, có nhiều hạt, hạt nhỏ, trọng lượng 100gr là 45.000 hạt.

Cây cải bẹ xanh có bộ rễ chum, tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt. Cải bẹ xanh là
cây thân thảo, thân chính kém phát triển, cuống lá nhỏ hơi tròn, bộ lá màu xanh vàng
đến xanh đậm, to bản nhưng mỏng nên chịu hạn kém, dễ bị sâu, bệnh gây hại.
2.3.3 Điều kiện sinh thái

8


Nhiệt độ thích hợp cho cây cải bẹ xanh sinh trưởng và phát triển từ 10 – 270C,
ẩm độ đất thích hợp 75%, ẩm độ không khí 80 – 90%.
2.3.4 Giống và thời vụ
- Giống: có 2 giống cải bẹ xanh phổ biến. Cải bẹ xanh mỡ có bẹ dẹp màu xanh
vừa, chiều cao trung bình từ 35 – 45cm và giống cải bẹ xanh có bẹ hơi tròn. Màu xanh
vừa, chiều cao trung bình từ 40 – 45cm. Giống cải bẹ xanh mỡ được thị trường ưa
chuộng nên được trồng phổ biến.
- Thời vụ: cải bẹ xanh có thể trồng quanh năm, nhưng trồng trong mùa khô cho
năng suất cao hơn. Từ tháng 11 đến tháng 4 cần theo dõi côn trùng gây hại và từ tháng
5 – tháng 10 cần theo dõi bệnh hại và phải có giàn che mưa tránh dập lá.
- Thu hoạch: thời gian sinh trưởng, phát triển khoảng 50 – 60 ngày. Nhưng cải
ra hoa sẽ có nhiều xơ, vị đắng và rất nồng còn cải nhỏ có vị hăng và ngọt nên thu
hoạch trước khi ra hoa thường khoảng 20 – 25 ngày sau trồng.
2.4 Khái niệm về rau an toàn
-

Rau phải được đảm bảo về mặt phẩm chất, không bị hư hại, dập nát, héo úa

-

Không nhiễm các loại vi sinh vật gây hại cho người sử dụng


-

Hàm lượng Nitrate và kim loại nặng phải dưới mức cho phép.

-

Dư lượng thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ và các loại thuốc kích thích dưới
mức cho phép.

2.5 Giới thiệu về cây thuốc cá và hoạt chất Rotenone
2.5.1Cây thuốc cá
Trong nhiều thế kỷ người dân bản xứ vùng nhiệt đới Biển Đông đã dùng
nguyên liệu từ các loại cây khác nhau để đánh bắt cá và săn thú rừng. Ở Malaysia
những cây này được gọi là “toeba” hay “tuba” và thuộc họ đậu (Leguminosae), trong
đó Derris là giống có hiệu lực, tác dụng trừ sâu và cá mạnh nhất vì có chứa nhóm chất
rotenoid, trong đó có rotenone là thành phần quan trọng.
Trong các vùng ôn đới khác thuộc Nam Mỹ, nhiệt đới châu Phi có sự hiện diện
của nhiều giống liên quan mật thiết với nhau có chứa hợp chất rotenone và điều thuộc
họ Leguminosae. Rotenone là một hợp chất thứ cấp quan trọng thuộc nhóm
Isoflavonoid đã được sử dụng làm chất độc diệt cá ở Malaysia (1947) và Nam Mỹ
(1725), nhưng sử dụng làm thuốc trừ sâu khoảng 100 năm nay. Từ đầu năm 1848,

9


Oxley phát hiện ra rễ “tuba” có khả năng chống lại các loại sâu róm ăn lá. Vào năm
1982, lần đầu tiên E.Greoffrey tách chiết rotenone từ cây thuốc cá. Đến năm 1911,
Lenz đã phát hiện một tinh thể từ cây Derris elliptica ở New Guinea gọi là derrin.
Đến năm 1912 Nagai đã cô lập đựơc nó từ Derris chinensis mà dân bản xứ gọi là roten
và đặt tên là rotenone. Từ đó tên này đựơc gọi chính thức và hoạt chất rotenone đã

đựơc sử dụng làm thuốc trừ sâu.
Trên thế giới có khoảng 68 – 80 loài dây leo khác nhau thụôc họ Fabaceae có
chứa rotenone. Theo Đỗ Tất Lợi và một số tác giả khác trong nước, dây thuốc cá có
nguồn gốc hoang dại hoặc đựơc trồng tại các nước Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Việt
Nam và một số nứơc khác ở Châu Phi. Ở Việt Nam có khoảng 21 loài Derris đã được
dịnh danh. Ở các tỉnh phía Bắc có khoảng 12 loài, phân bố nhiều vùng trung du và
miền núi, chúng mọc trên các vùng hoang hoá, ven bờ suối... Nam bộ có 9 loài, trong
đó có Derris elliptica Benth là loại cho năng suất bộ rễ và hàm lượng rotenone cao
nhất trong các loài hiện có trên thế giới và được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc đồng
bằng sông Cửu Long.
* Các đặc điểm của Derris elliptica Benth: Loài Derris elliptica (Roxb) Benth
còn có tên gọi là tubli (Philippines), Derris (Pháp), tobaroot (Anh), cây thuốc cá ( Việt
Nam) thường được tìm thấy ở nhiều dạng bụi cây dọc theo bờ suối, trong các rừng thứ
cấp...
Kết quả phân tích trên cho thấy Derris không chứa glucosid và alkaloid nhưng
flavone và tanin thì hiện diện trong tất cả các bộ phận của cây. Đặc biệt, Flavon trong
đó có rotenone tích tụ một lượng rất lớn ở rễ. Sterol chỉ có trong lá mà không có trong
các bộ phận khác. Trong khi đó saponin lại không có trong lá nhưng lại có trong thân
và rễ.

10


Bảng 2.1: Phân tích định tính các thành phần hoạt chất thứ cấp
Bộ phận
của cây

Hoạt chất
Rotenone


Sterol

Flavon

Tannin

Glucosid

Alcaloid

Saponin



+

+

+

+

-

-

-

Thân


+

-

+

+

-

-

+

Rễ

+

-

+

+

-

-

+


Vỏ rễ

+

-

+

+

-

-

+

Ruột rễ

+

-

+

-

-

-


+

* Thân: Derris có thân gỗ vừa là dây leo vừa bò lan, đường kính trung bình
1.5-2.0cm khi trưởng thành. Nếu để cây bò tự nhiên thì sau 12-13 tháng tuổi thân có
thể dài trên 10m, cây 5 tuổi dài trên 21m. Bề mặt ngoài vỏ thân lúc mới đâm chồi đựơc
phủ một lớp lông tơ mịn màu nâu nhạt, sau rụng dần và chuyển sang màu xanh nhạt 10
– 15 ngày sau đó, khi trưởng thành có màu xám đen. Đường kính thân trung bình ở độ
cao 50cm là 1.5-2.0cm. Cây trồng để tự nhiên sau 2 năm có thể dài đến 20m và cho tán
rộng 7-8m2. Thời kỳ đầu sau khi trồng 5-6 tháng, thân cây thẳng đứng cao đến 0.60.8m, sau đó ngã bò dài trên đất. Rễ mọc ra từ thân sẽ làm giảm năng suất của bộ rễ
chính, theo kinh nghiệm của nông dân phải loại bỏ các chồi ở cây đã trưởng thành, để
giữ cây mọc đứng. Trọng lượng thân chiếm khoảng 65-70% so với tổng trọng lượng
toàn thân.
* Lá: Lá của cây Derris elliptica là hệ thống lá kép hình lông chim lẻ, dài 3040cm gồm 9-12 lá chét mọc đối. Khi lá còn non thường bị sâu bọ cắn phá do lúc này
rotenone gần như chưa đựơc hình thành. Khi lá đã có màu xanh lục, hàm lượng
rotenone đạt được từ 1.1-1.9% nên không còn bị sâu cắn phá. Trọng lượng lá thường
chiếm khoảng 25-27% so với tổng trọng lượng toàn thân, đồng biến với trọng lượng
bộ rẽ và hàm lượng rotenone.
* Bông: Bông chùm màu tím hoa sim có mùi thơm dễ chịu và nở sau 12 tháng
tuổi vào mùa xuân hợac mùa hè. Mỗi chùm có từ 20 - 50 hoa, dài 10-15cm.
Cấu trúc mỗi hoa gồm:

11


- Cuống hoa nhỏ đường kính ≤ 0.8-1.0mm, dài1.2-1.3cm.
- Đài hoa hình tô, màu vàng xám nhạt, đường kính 0.8-1.2cm.
- Mỗi hoa có 5 cánh hoa không đối xứng. Cánh hoa ngoài cùng lớn gấp 2-3 bên
trong bao bọc 8-10 nhị và một nhuỵ trong cùng.
- Nhuỵ trong cùng có bầu noãn hình bầu dục màu trắng, vòi nhuỵ hơi cong, dài
1.3cm, núm nhuỵ hơi loe ra và có màu xanh lá chuối non.

* Rễ: Rễ cây Derris vốn là rễ cọc nhưng do trồng bằng hom nên từ gốc và thân
hom phát triển thành chùm nhiều rễ nhỏ. Hệ thống các rễ phụ R2,R3,R4... là các rễ tơ
mọc ra từ rễ mẹ chằng chịt trên đó có dính nhiều các nốt sần có ích. Rễ khi còn non có
màu vàng nhạt sáng, sau đó chuyển dần sang màu vàng xám sẫm màu hơn khi trưởng
thành. Sau khi ngâm trong nước 7-10ngày vỏ rễ chuyển thành màu đen. Hệ thống rễ tơ
phát triển rất nhiều. Nếu bị ngập nước úng lâu thì hệ thống rễ tơ này bị thối, khả năng
hút nước rễ giảm nhiều làm cho cây rụng lá và ngưng phát triển. Trọng lượng bộ rễ
chiếm 10-12% trọng lượng toàn cây (12-15 tháng tuổi) là nơi tích lũy chủ yếu
rotenone.
2.5.2 Rotenone
Rotenone và các chất tương tự với nó được gọi là rotenoids, được thương mại
hóa dùng làm thuốc diệt côn trùng ăn lá cây trồng từ năm 1848. Tuy nhiên chúng đã
được dùng làm thuốc để làm tê liệt cá từ nhiều thế kỷ trước ở nhiều địa điểm khác
nhau trên thế giới ( Trung Quốc, Nam Mỹ). Rotenone tác động đến quá trình hô hấp, là
chất độc đối với động vật thở bằng mang. Chim và động vật có vú ít hoặc không bị ảnh
hưởng là vì chúng có thể làm vô hiệu rotenone bằng enzyme matic có trong ruột.
Rotenone không bị phân giải ở cá là vì nó được ngấm qua mang vào máu mà không
qua đường ruột.
* Cơ sở khoa học tác động của rotenone lên sinh vật.
Theo Nathaniel Tischler, rễ cây Derris chứa rotenone độc đối với một số
protozoa, sâu bọ, giáp sát (Cyclops), ếch và vi khuẩn phát sáng (luminescent
bacterium). Rotenone xâm nhập vào cơ thể của đối tượng sinh vật qua đường tiêu hoá,
hệ thống hô hấp và vỏ bọc. Dịch chiết từ cơ thể và dịch trong cơ thể sẽ hoà tan
rotenone tạo ra những hiệu quả độc tính. Rotenone không những tác động đặc hiệu lên

12


hệ thống thần kinh vận động hay trên những cơ bám mà còn tác động lên phản xạ tự
nhiên và sức căng cơ tim và sau đó là hệ tuần hoàn.

Thuốc có nguồn gốc từ rotenone được sử dụng dưới dạng dịch phun đậm đặc
hoặc dạng bột và được sử dụng rất đa dạng: dùng cho bảo vệ mùa màng, cho cây trồng
trong nhà và vườn trang trí, trên thú nuôi: chó, mèo,thỏ. Chất này không độc cho cây
trồng, những rất độc cho cá và côn trùng, ít độc cho các động vật máu nóng và không
để lại dư lượng trên sản phẩm nên đặc biệt rất hiệu quả trong rau sạch vì nhanh phân
huỷ ít độc cho người và môi trường. Rotenone tuy giết côn trùng chậm nhưng côn
trùng bỏ ăn ngay khi tiếp xúc với thuốc. Dưới điều kiện có ánh nắng mặt trời rotenone
chỉ tồn tại 1 đến 3 ngày. Trên thế giới đã có nhiều chế phẩm đựơc sản xuất từ hoạt chất
rotenone với các tên thương mại như: Rotenone FK11, Cham fish, Foliafme... ở Việt
Nam được điều chế trong các chế phẩm thảo mộc hoặc dùng dạng bột nguyên chất
trộn chung với các loại phân hữu cơ, hiện có chế phẩm Rotec5 và một số thuốc khác.
2.5.3 Thuốc Selecron 500EC
Hoạt chất: Profenofos.
Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở dạng lỏng, điểm sôi 110oC (ở 0,001mg Hg), rất ít
tan trong nứơc (20 ppm) tan nhiều trong dung môi hữu cơ, thuỷ phân nhanh chóng
trong môi trường kiềm, bền trong môi trường acid và trung tính nhẹ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 358mg/kg, LD50 qua da 277mg/kg. Độc với cá và
ong mật. Thời gian cách ly 14 ngày.
Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu. Phổ tác dụng rộng, phòng trừ
đựơc nhiều loại sâu, nhện và bọ nhảy trên cây trồng, diệt được cả trứng sâu.
Dùng để phòng trừ các loại sâu hại trên cây trồng với liều lượng 1 – 1,5 lít/ha.
2.5.4 Thuốc Tikabamec 3.6EC
Hoạt chất : Abamectin
- Kiểu tác động : Vị độc và tiếp xúc.
- LD50 ( miệng chuột): 3270 mg/kg; LD50 (da chuột ): > 2000 mg/kg. Phổ tác
dụng rộng, phòng trừ đựơc nhiều loại sâu, nhện, rầy và bọ nhảy trên cây trồng. An
toàn cho cây trồng; độc nhẹ với ong. Cách sử dụng: Pha 2 - 4 ml/bình 10 lít phun khi
sâu chớm xuất hiện, lượng nước phun là 400- 500 lít/ha.

13



Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2009 tại khu 7 mẫu
thuộc khu phố Xuân Đồng phường Tân Thiện thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
3.1.1 Điều kiện cây trồng
Thí nghiệm được tiến hành trên cây cải bẹ xanh (Brassica juncea) của Công ty
giống Trang Nông, tiến hành kiểm tra mật độ bọ nhảy 8 NSG khi cây có 1 – 2 lá thật
3.1.2 Điều kiện đất đai
Thí nghiệm được thực hiện trên vùng chuyên canh cây rau họ thập tự tại Khu
phố Xuân Đồng Phường Tân Thiện Thị xã Đồng Xoài, trên nền đất thịt nặng, có tầng
canh tác nông, độ phì kém, nước tưới là giếng bơm và nước mưa. Tiền canh của lô đất
này là trồng xà lách, cải ngọt
3.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm
Bảng 3.3: Diễn biến thời tiết từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009 tại Thị xã Đồng
Xoài tỉnh Bình Phước
Nhiệt độ (0C)

Tháng

Trung bình Cao nhất

Thấp nhất

Ẩm

Lượng


Số ngày

Số giờ

độ

mưa

mưa

nắng

(mm)

(ngày)

(giờ)

2

26,5

33,6

22,1

81

67


9

217

3

27,9

34,8

23,8

79

65

9

265

4

27,7

34,3

24,4

82


323

12

211

5

27,2

33,0

24,2

84

313

22

201

(Nguồn:TT Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Phước tháng 6/2009)

14


3.2. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm
-


Bột rể cây thuốc cá, thuốc hóa học Selecron 500EC, Tikabamec 3.6EC

-

Cải bẹ xanh (B .juncea L) của Công ty giống Trang Nông

3.2.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.2.1. Điều tra hiện trạng canh tác cây cải xanh tại phường Tân Thiện, thị xã,
Đồng Xoài, Bình phước
Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân canh tác cải xanh trong vùng
để nắm bắt hiện trang canh tác của nông dân thông qua các mẫu phiếu điều tra đã
chuẩn bị sẵn. Tổng số hộ điều tra 50 hộ.
3.2.2.2. Xác định hiệu lực phòng trừ bọ nhảy P. striolata trên cây cải xanh của rể
cây thuốc cá
* Quy mô thí nghiệm:
- Diện tích ô thí nghiệm: 3 m × 6m

= 18 m2

- Diện tích thí nghiệm: 18 m2 × 21 ô

= 378 m2

- Diên tích toàn khu thí nghiệm

= 428m2

+ Bố trí thí nghiệm:
Bảng 3.2: Các nghiệm thức thí nghiệm

Nghiệm thức

Liều lượng (kg, lít/ha)

Thời điểm xử lý

Bột rễ cây thuốc cá

15

Bón lót cùng phân hữu cơ
trước khi gieo

Bột rễ cây thuốc cá

20

Bón lót cùng phân hữu cơ
trước khi gieo

Bột rễ cây thuốc cá

25

Bón lót cùng phân hữu cơ
trước khi gieo

Bột rễ cây thuốc cá

30


Bón lót cùng phân hữu cơ
trước khi gieo

Selecron 500EC

1,5

Phun trước gieo 1 ngày

Tikabamec 3.6EC

0,8

Phun trước gieo 1 ngày

Đối chứng

Không xử lý

15


+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm
NT 1

NT 2

NT 4


NT 6

NT 3

NT 5

ĐC

NT 6

NT 4

ĐC

NT 1

NT 2

NT 3

NT 5

ĐC

NT 6

NT 1

NT 5


NT 4

NT 2

NT 3

+ Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
- Chỉ tiêu theo dõi
Theo dõi biến động mật độ bọ nhảy trên đồng ruộng
Tính tỉ lệ hại và chỉ số hại ở các nghiệm thức trồng
Tính hiệu lực của thuốc
Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế khi dùng bột rễ cây thuốc cá
- Phương pháp theo dõi
Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 điểm cố định theo đừơng chéo góc, tại mỗi điểm chọn
3 cây để đếm mật số bọ nhảy trên cây và số lá bị hại để tính chỉ số hại và tỉ lệ lá bị hại.
Theo dõi các chỉ tiêu 4 ngày/lần lúc sáng từ 7h – 8h30. Phương pháp điều tra
dựa theo tài liệu Phương pháp Nghiên cứu Bảo vệ thực vật (tập 3).

Mật số bọ nhảy (con/cây) =

Tỉ lệ bị hại % ( lá/cây) =

Chỉ số hại % (Lá /cây) =

Bọ nhảy thu được
————————
∑ Số cây điều tra
Số lá bị hại
——————— × 100
Tổng số lá điều tra

∑( a × n)
———— × 100
N×4

16


×