Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

SÂU HẠI CÂY CHÔM CHÔM NHÃN VÀ HIỆU LỰC TRỪRỆP SÁP PHẤN Planococcussp. (Pseudococcidae – Homoptera) CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI NÔNG TRƯỜNG 32, HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

SÂU HẠI CÂY CHÔM CHÔM NHÃN VÀ HIỆU LỰC TRỪ RỆP SÁP
PHẤN Planococcus sp. (Pseudococcidae – Homoptera) CỦA MỘT SỐ
LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI NÔNG TRƯỜNG 3/2,
HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên: LƯƠNG HỮU MIỄN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2004 - 2009

Tháng 07/2009


SÂU HẠI CÂY CHÔM CHÔM NHÃN VÀ HIỆU LỰC TRỪ RỆP SÁP PHẤN
Planococcus sp. (Pseudococcidae – Homoptera) CỦA MỘT SỐ
LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI NÔNG TRƯỜNG 3/2,
HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

LƯƠNG HỮU MIỄN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học


Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Tháng 07/2009


LỜI CẢM TẠ
Với tất cả lòng kính trọng, con xin gửi lòng biết ơn đến Bố Mẹ và những người thân
trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con khôn lớn và được như ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm cùng tất cả các thầy cô trong khoa Nông Học đã hết lòng truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, đã cho tôi hành trang vững chắc
trong sự nghiệp của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Thiên An, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị của Nông Trường 3/2, UBND
xã Bình Tân đã tận lòng giúp đỡ cho tôi trong việc thu thập số liệu và thực hiện nghiên
cứu để tôi hoàn thành tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn các Phòng ban của huyện Phước Long, phòng Nông
Nghiệp, phòng Thống Kê, trạm Khuyến Nông huyện, chi cục (BVTV) huyện Phước
Long đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi
trong những năm ngồi trên ghế giảng đường.
Với những kiến thức còn hạn hẹp cũng như thiếu kinh nghiệm thức thực tế,
chuyên đề báo cáo lần này không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến và sự dạy bảo của quý thầy cô và mọi người để tôi có thể hoàn thiện hơn
kiến thức của mình.
Sinh viên thực hiện
Lương Hữu Miễn


i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Sâu hại cây chôm chôm nhãn và hiệu lực trừ rệp sáp
phấn Planococcus sp. (Pseudococcidae – Homoptera) của một số loại thuốc hóa
học tại nông trường 3/2, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước”, được tiến hành
trong thời gian từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009.
Nội dung nghiên cứu của đề tài là điều tra thành phần sâu hại và thí nghiệm xác
định hiệu lực trừ rệp sáp của một số loại thuốc hóa học.
Kết quả đề tài đã đạt đựơc:
1. Trên vườn chôm chôm nhãn của Nông Trường 2/3, xã Bình Tân, huyện
Phước Long, tỉnh Bình Phước (tháng 3 – 5/2009) có10 loài sâu hại. Trong đó có 2 loài
gây hại phổ biến là rệp sáp phấn hại ngọn hoa Planococcus sp. (Pseudococcidae –
Homoptera) và sâu ăn bông Archips sp. (Tortricidae – Lepidoptera)
2. Rệp sáp phấn Planococcus sp. hiện diện gây hại trên ngọn hoa chôm chôm
trong suốt thời gian điều tra, tập trung cao nhất vào tháng 4. Mật số rệp sáp phấn điều
tra được ở thời điểm đó là 13,5 (con/ngọn hoa) và tỷ lệ bị hại là (31,2 %).
3. Mức độ gây hại của sâu ăn bông Archips sp. cao nhất vào giữa tháng 4. Mật
số sâu là 10,3 (con/ngọn hoa) và tỷ lệ ngọn hoa bị hại là (36,2 %).
4.Trong 4 loại thuốc thí nghiệm, thuốc Suppracide 40 EC, (0,20 %) có hiệu lực
trừ rệp sáp phấn Planococcus sp. cao nhất là (90,7 %) và thuốc Reasgant 3.6 EC, (0,02
%), có hiệu lực (86,5%) ở 10 ngày sau phun.

ii


MỤC LỤC
Trang


Lời cảm tạ .........................................................................................................................i
Tóm tắt............................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. vi
Danh sách các hình ....................................................................................................... vii
Danh mục các bảng – Đồ thị ....................................................................................... viii
Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1 Khái quát chung về cây chôm chôm nhãn.................................................................3
2.1.1 Nguồn ngốc và phân bố địa lý của cây chôm chôm...............................................3
2.1.2 Sơ lược về cây chôm chôm nhãn............................................................................3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học cây chôm chôm…………………………………………..5
2.1.4 Một số yêu cầu sinh thái của cây chôm chôm........................................................6
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại trên cây chôm chôm......................................7
2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................7
2.2.2 Một số kết quả nghiên cứu ở trong nước................................................................7
2.3 Kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ một số sâu hại chính trên
cây chôm chôm……………………………………………………………….10
2.3.1Một số kết quả nghiên cứu phòng trừ sâu hại trên cây chôm chôm …………….10
2.4 Một số nét và đặc điểm địa hình, điều kiện địa lý và diện tích trồng cây ăn quả ở
huyện Phước Long tỉnh Bình Phước .............................................................................12
2.4.1 Vị trí địa lý............................................................................................................12
2.4.2 Khí hậu .................................................................................................................12
2.4.3 Đặc điểm đất đai ...................................................................................................13
2.4.4 Đặc điểm nguồn nước...........................................................................................13

2.4 Đặc điểm tác dụng của các loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm...................14
iii


2.4.1 Suppracide 40EC ..................................................................................................14
2.4.2 Reasgant 3.6EC ....................................................................................................15
2.4.3 Demon 50EC ........................................................................................................15
2.4.4 Maxfox 50EC .......................................................................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................16
3.2 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................16
3.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu...............................................................................16
3.3.1 Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................16
3.3.2 Dụng cụ nghiên cứu..............................................................................................16
3.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................16
3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại và xác định loài sâu hại chính trên cây chôm chôm
nhãn ...............................................................................................................................16
3.4.1.1 Thời gian và địa điểm điều tra...........................................................................16
3.4.1.2 Phương pháp điều tra.........................................................................................17
3.4.1.3 Phương pháp thu nhập mẫu và giám định mẫu sâu hại trên cây chôm chôm
nhãn ...............................................................................................................................17
3.4.1.4 Phương pháp xác định loài sâu hại phổ biến .....................................................17
3.4.2 Điều tra diễn biến mức độ của sâu hại chính trên cây chôm chôm nhãn tại NT 3/2
xã Bình Tân, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước ......................................................17
3.4.2.1 Chọn vườn và phương pháp điều tra .................................................................17
3.4.2.2 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................18
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................22
4.1 Thành phần sâu hại trên cây chôm chôm nhãn .......................................................22
4.2 Diễn biến mức độ gây hại của một số loại sâu hại phổ biến trên cây chôm chôm

nhãn tại NT 3/2 năm 2009 .............................................................................................26
4.2.1 Diễn biến mức độ gây hại của rệp sáp phấn Planococcus sp. trên cây chôm chôm ......26
4.2.2 Diễn biến mức độ gây hại của sâu ăn bông Archips sp. tại Nông Trường 3/2 Xã
Binh Tân - Huyện Phước Long- Tỉnh Bình Phước Năm 2009......................................28

iv


4.3 Hiệu lực phòng trừ rệp sáp phấn Planococcus sp. của các loại thuốc thí nghiệm tại
vườn chôm chôm nhãn của Nông Trường 3/2 năm 2009..............................................30
4.3.1 Mật số rệp rệp sáp phấn Planococcus sp. sống trên các nghiệm thức thí nghiệm
.......................................................................................................................................30
4.3.2 Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm đối với rệp sáp phấn Planococcus sp. trên các
nghiệm thức thí nghiệm tại vườn chôm chôm nhãn của Nông Trường 3/2 năm 2009...........32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................34
5.1 Kết luận....................................................................................................................34
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................34
Phụ lục ...........................................................................................................................37

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

DTTN :

Diện tích tự nhiên


ĐBSCL :

Đồng Bằng Sông Cửu Long

KTTĐPN :

Kinh tế trọng điểm phía Nam

NT:

Nghiệm thức

NTĐC:

Nghiệm thức đối chứng

NTP :

Ngày trước phun

NSP :

Ngày sau phun

TSXH:

Tần suất xuất hiện

STT :


Số thứ tự

TKNN :

Thống kê nông nghiệp

%

Phần trăm

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quả chôm chôm Java…………………………………………………….. …4
Hình 2.2 Quả chôm chôm nhãn………………………………………………………..4
Hình 2.4 Bản đồ hành chính huyện Phước Long tỉnh Bình Phước ..............................12
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm……………………………………………………..19
Hình 3.2 Vườn chôm chôm nhãn tại Nông Trường 3/2 xã Bình Tân, huyện Phước
Long, tỉnh Bình Phước ..................................................................................................19
Hình 4.2 Một số loài sâu hại trên cây chôm chôm tại Nông Trường 3/2 xã Bình Tân,
huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước…………………………………………………25

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG – ĐỒ THỊ
Trang

Bảng 3.1 Các loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm ..............................................20
Bảng 4.1 Thành phần sâu hại trên cây chôm chôm nhãn tại nông trường 3/2 xã Bình
Tân – huyện Phước Long – tỉnh Bình Phước từ tháng 01/03/2009 – 17/06/2009 ........22
Bảng 4.2 Mức độ gây hại của rệp sáp phấn Planococcus sp. tại Nông Trường 3/2 Xã
Binh Tân- Huyện Phước Long- Tỉnh Bình Phước Năm 2009.......................................27
Đồ thị 4.1 Diễn biến mức độ gây hại của rệp sáp phấn Planococcus sp. trên vườn
chôm chôm nhãn của nông trường 3/2 huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước (tháng 15/2009)...........................................................................................................................28
Bảng 4.3 Mức độ gây hại của sâu ăn bông Archips sp.tại Nông Trường 3/2 Xã Binh
Tân- Huyện Phước Long- Tỉnh Bình Phước Năm 2009 ...............................................29
Đồ thị 4.2 Diễn biến mức độ gây hại của sâu ăn bông Archips sp. trên vườn chôm
chôm nhãn của nông trường 3/2 huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước (tháng 1 5/2009)...........................................................................................................................30
Bảng 4.4 Mật số rệp sáp sống ở trước và các ngày xử lý thuốc thí nghiệm tại nông
trường 3/2 xã Bình Tân huyện Phước Long tỉnh Bình Phước.......................................31
Bảng 4.5 Hiệu lực trừ rệp sáp phấn Planococcus sp. của một số loại thuốc trừ sâu thí
nghiệm. ..........................................................................................................................32

viii


Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chôm chôm (Nephelium lappaceum) là một trong những loại cây ăn trái có giá
trị kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chôm chôm được trồng tập trung nhiều ở các
tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ trong đó Bến Tre, Vĩnh Long đã
có trên 5.000 hecta (Vũ Công Hậu, 1996).
Chôm chôm là loại cây cho quả chứa nhiều sinh tố C, có thể dùng ăn tươi, hoặc
đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành
phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm
chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm màu. Ngoài ra có thể dùng áo hạt

để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt. Quả xanh và vỏ được dùng trị các bệnh
đường ruột, trị sốt rét, trị giun, liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc. Một số nơi trên thế
giới, người ta dùng vỏ cây chôm chôm trị bệnh về lưỡi, chôm chôm cũng có thể làm
mứt hay làm thạch được.
Ở Việt Nam chôm chôm thường được trồng tập trung ở các tỉnh Nam Bộ, với
diện tích khoảng 14.200 hecta, sản lượng khoảng 100 ngàn tấn (chiếm 40 % diện tích
và 62 % sản lượng chôm chôm cả nước). Trong đó tỉnh Bình Phước có diện tích trồng
chôm chôm là 726 hecta và huyện Phước Long là 381 hecta trồng chôm chôm với sản
lượng đạt 1.688 tấn (Số liệu thống kê của tỉnh năm 2007).
Hiện nay tại Việt Nam, các hộ trồng chôm chôm đều mang lại hiệu quả kinh tế
khá cao so với một số loại hoa màu khác, nhiều hộ đã làm giàu từ việc trồng chôm
chôm trái vụ. Trên thị trường nhu cầu tiêu thụ trái chôm chôm cũng rất lớn, với xu thế
hội nhập hiện nay, nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày
càng tăng, đặc biệt trái cây ở Việt Nam có dư lượng thuốc BVTV và các hóa chất độc
1


hại khác đang ở mức bao động, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường xuất khẩu
trái cây của nước ta, ở trước mắt cũng như lâu dài.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng chôm chôm
như điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hại và công nghệ chế biến sau thu
hoạch. Ngoài các yếu tố trên cây chôm chôm còn xuất hiện một số loài sâu hại rất
nguy hiểm, như rệp sáp, sâu ăn bông, bọ ăn lá, rày bướn.v.v. làm ảnh hưởng không
nhỏ đến năng suất và mẫu mã trái chôm chôm. Gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Vì vậy cần nghiên cứu để có những giải pháp nhằm ngăn ngừa phòng trị có hiệu
quả một số loài sâu hại chính để đảm bảo cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
tế cho người nông dân.
Được sự đồng ý của Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học, trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu “Sâu hại cây chôm chôm nhãn và
hiệu lực trừ rệp sáp phấn Planococcus sp. (Pseudococcidae – Homoptera) của một số

loại thuốc hóa học tại nông trường 3/2 huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước” đã
được thực hiện, nhằm góp phần làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các
biện pháp quản lý sâu hại trên cây chôm chôm ở địa phương.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
- Điều tra được thành phần sâu hại và xác định được sâu hại chính trên cây chôm
chôm nhãn.
- Điều tra được diễn biến, mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây chôm chôm nhãn.
- Xác định được hiệu lực trừ rệp sáp phấn Planococcus sp. hại cây chôm chôm
nhãn của một số loại thuốc hóa học.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2009 đến tháng 06/2009 trên cây chôm chôm
nhãn tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát chung về cây chôm chôm nhãn
2.1.1 Nguồn ngốc và phân bố địa lý của cây chôm chôm
Chôm chôm (Nephelium lappaceum) thuộc Họ bồ hòn Sapindaceae gồm 125
giống và trên 1.000 loài, phân bố rộng rãi trong các vùng khí hậu Nhiệt Đới nóng ẩm
(Lê Thanh Phong và ctv, 1994). Tên gọi Rambutan do tiếng Malaysia “Rambut” nghĩa
là tóc – nói tới những gai mềm trên quả giống như sợi tóc. Nhiều tác giả cho rằng khởi
nguyên của chôm chôm từ bán đảo Malaysia, từ Phía Tây lan sang Thái Lan, Myanma,
Phía Đông lan sang Việt Nam, Philippines.
Trong khối ASEAN, chỉ có Mã Lai và Thái Lan xuất khẩu chôm chôm, những
nước khác chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Thái Lan hiện đang dẫn đầu về sản xuất chôm
chôm, ở Mã Lai chôm chôm được xếp hàng thứ tư trong tiềm năng phát triển kinh tế
sau chuối, sầu riêng và dứa (Tindall và ctv, 1994).

Theo Vũ Công Hậu (2000) giống chôm chôm Java đã được nhập vào Việt Nam
gọi là chôm chôm tróc thuộc loài phụ Lappaceum phân bố ở Malaysia, Thái Lan,
Inđonesia. Theo Trần Thế Tục (1998) hiện nay chôm chôm được trồng ở nhiều nước
nhiệt đới Châu Á như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia.
Ngoài ra chôm chôm còn trồng ở Ấn Độ, Sri Lanca, Miến Điện và một số nước nhiệt
đới khác nhưng chỉ có Malaysia và Thái Lan xuất khẩu chôm chôm dưới dạng quả tươi
và chế biến, còn các nước khác chỉ tiêu thụ nội địa.
Ở nước ta chôm chôm được trồng nhiều ở các tỉnh như Đồng Nai, Bến Tre,
Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Diện tích trồng chôm chôm của toàn Miền Nam
khoảng 1.200 hecta đạt gần 170.000 tấn trái tươi. Mùa trái từ tháng 04 – 08, tập trung
nhiều trong tháng 06 - 07 (Vũ Công Hậu, 1987 trích bởi Bùi Thanh Liêm, 1999).
2.1.2 Sơ lược về cây chôm chôm nhãn
3


Theo Nguyễn Trịnh Nhất Hằng (2001), chôm chôm nhãn có nguồn ngốc ở
Indonesia. Cũng giống như những giống chôm chôm khác về đặc điểm thực vật học và
đặc điểm sinh thái, nhưng chôm chôm nhãn có những điểm khác hơn so với các giống
chôm chôm khác đó là chôm chôm nhãn (chôm chôm cóc) trái tròn, kích thước từ
trung bình tới nhỏ, hai bên hông có rãnh dọc theo trái, trọng lượng 15-30 g. Vỏ trái
dày cứng, gai ngắn, có màu xanh vàng hay đỏ khi chín, thịt dày, nhiều nước rất ngọt,
thơm mùi nhãn, dễ tróc hạt, hiện nay đang được thị trường ưa chuộng nên giá thành
đắt hơn so với các giống chôm chôm khác, nhưng tỷ lệ trồng hiện còn thấp.

Hình 2.1 Quả chôm chôm nhãn

Hình 2.2 Quả chôm chôm Java
4



2.1.3 Đặc điểm thực vật học cây chôm chôm
Cây chôm chôm là cây trồng vùng nhiệt đới, có thể sống 40-50 năm hoặc lâu
hơn. Nhiệt độ thích hợp cho cây từ 22–30oC, (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2000)
Theo Tindall (1994), rễ chôm chôm không ăn sâu vào đất mặc dù rễ cái có thể
kéo dài nhiều mét. Phần lớn rễ bên được tìm thấy ở tầng mặt. Cây trồng từ hạt có hệ
thống rễ phát triển mạnh hơn so với cây nhân giống vô tính.
Thân cây chôm chôm trong điều kiện bình thường cây cao từ 10 – 15 mét, có
cây cao đến 25 mét. Tán cây rộng 2/3 chiều cao của cây, hình dạng tán cây thay đổi
tùy theo giống (Trần Thế Tục, 1998).
Lá chôm chôm dài từ 7cm- 30 cm thuộc dạng lá kép có 2 – 4 cặp lá chét xếp xen
kẽ hơi đối nhau, mỗi lá có hai cặp lá chét xếp xen kẽ hay hơi đối diện trên trục. Lá hình
bầu dục, lá chét dài 5 - 20 cm, rộng 3 – 10 cm, không có lá chét tận cùng giống như ở tất
cả các loài khác của chi Nephelium (Vũ Công Hậu, 2000).
Những ngọn cành không cho quả trong năm thì ở năm kế tiếp sẽ có khoảng 57
% chồi mới cho hoa, còn trên những cành đã cho quả thì cho khoảng 22 % chồi mới
cho hoa. Do đó việc cho quả cách năm dường như không là vấn đề quan trọng ở chôm
chôm. Mỗi chùm có từ 50 – 1.700 hoa tùy giống.
Theo Vũ Công Hậu (2000), hoa có hai loại, hoa đực và hoa lưỡng tính.
+ Hoa đực không có bầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho
hoa lưỡng tính. Hoa nở vào sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện nắng tốt,
trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa.
+ Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính đực có chỉ nhị phát triển mạnh
trong khi hoa lưỡng tính cái thì bầu noãn phát triển nhưng bao phấn không mở, trung
bình có từ 500 hoa lưỡng tính trên một phát hoa. Hoa lưỡng tính cái nhận phấn trong
ngày và chuyển thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như hoa
đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm.
Hoa chôm chôm có màu trắng xanh nhạt, đường kính khoảng 40 mm phủ nhiều
lông ngắn rất nhỏ, cuống hoa ngắn, mảnh mai, màu vàng xanh nhạt và có phủ lông
dầy. Đài hoa hình cốc, có từ 4 -6 thùy màu xanh vàng lợt, phủ lông bên ngoài và bên
trong (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1992)


5


Mặc dù hoa chôm chôm có cấu trúc hai lá nõan, thông thường chỉ có một lá noãn
phát triển sinh ra một hạt có dạng thuôn hoạc trứng dài 20 – 35mm và rộng 12 – 22 mm
(Watson, 1984). Hạt dài ra nhanh trong chín tuần lễ đầu sau khi đậu trái, sau đó ổn định
dần cho đến khi trái chín. Chiều rộng và chiều dầy thường tăng chậm hơn chiều dài.
Trọng lượng hạt tăng nhanh từ tuần lễ thứ 7 – 13 (Trần Thượng Tuấn và ctv 1994).
Giống chôm chôm được phân biệt chủ yếu bằng màu sắc trái, nó thay đổi từ đỏ
đậm, đỏ nhạt đến vàng, tương tự độ dầy và chất lượng phần cơm cũng có sự khác biệt.
Phần cơm có màu trắng đục đến vàng nhạt, độ dầy cơm thay đổi từ 8 – 15 mm, hương
vị thay đổi từ ngọt đến chua đậm. Phần cơm chiếm từ 30 – 58 %, vỏ chiếm 40 – 60 %
và hạt chiếm 4 – 9 % cả trái (Watson, 1984).
2.1.4 Một số yêu cầu sinh thái của cây chôm chôm
Nhiệt độ
Theo Vũ Công Hậu, (2000). Chôm chôm không chịu được rét dưới 100C cây
sinh trưởng chậm lại, 40oC được coi là giới hạn hoạt động cao nhất. Nhiệt độ thấp, tác
động ít đến sự ra hoa của chôm chôm. Nhiệt độ thích hợp trong khoảng từ 22 – 300C.
Ở vùng có nhiệt độ cao trên 700 mét, sự sinh trưởng của cây chôm chôm bị giới hạn,
(Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, (2002).
Ánh sáng
Chôm chôm là cây ưa ánh sáng trực xạ, ánh sáng ảnh hưởng tới màu sắc vỏ
trái, vì chất Anthocyanies tạo màu đỏ của vỏ mẫn cảm với cường độ ánh sáng. Đối với
chôm chôm những trái nằm ngoài tán có màu đẹp hơn những trái bên trong. Do đó ánh
sáng đối với chôm chôm rất quan trọng.
Chế độ nước
Lượng mưa hàng năm và sự phân phối mưa ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng và hình thành mầm hoa và phát triển của quả. Ơ Miền Nam Thái Lan, chôm
chôm được trồng ở những vùng có lượng mưa từ 2500 – 3000 mm/năm, trong khi ở

Chantaburi, thuộc Miền Đông Thái Lan, lượng mưa tới 3000 – 4000 mm nhưng mùa
hạ (tháng 4 – 5) khi quả đang lớn nhanh vẫn phải tưới bổ sung (Vũ Công Hậu, 2000).
Điều kiện đất đai
Theo Vũ Công Hậu, (2000) có thể trồng chôm chôm trên nhiều loại đất. Đất nhiều
mùn thoát nước tốt như đất phù sa ven sông suối, đất đỏ Bazan không có tầng đá hay sét
6


phía dưới là những đất thích hợp nhất. Chôm chôm thích đất giữ được ẩm độ liên tục, vì
vậy không nên chọn đất các đặc biệt ở chổ cao. Dùng bổi, rác để tủ góc cũng là một biện
pháp tốt để trồng chôm chôm. Độ PH thích hợp từ 4,5 - 6,5, PH cao hơn sẽ dẫn tới thiếu
sắt và kẽm làm cho lá vàng, cây còi cọc (Theo Vũ Công Hậu, 2000).
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại trên cây chôm chôm
2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu ở nước ngoài
Theo Denis S hill-1981 ghi nhận trên cây chôm chôm có 13 loài sâu hại. Trong
đó có 3 loài sâu hại chính là rệp sáp phấn Planococus sp rệp sáp lưng vằn Ferrisia
virgata Ckll. và sâu đục trái Anonaepestis bengalella Rag.
Theo hội nghị trái cây nhiệt đới tại Bangladet – tháng 7/1992, chôm chôm rất ít
bị sâu hại, chủ yếu chỉ là rệp sáp và thường được nông dân chú ý phòng trừ bằng các
loại thuốc hóa học như Azodrin, Monitor,…
Theo phân looại của Hiroshi Kuroko và Angoon Lewvanich, (1993) ấu trùng
của sâu dục trái chôm chôm (Conopomorpha cramenella) có màu trắng sữa, hơi trong
suốt, khi phát triển đầy đủ dài khoảng 10 mm.
Tại Thái Lan, O. fullonia được ghi nhận gây hại nặng trên trái chôm chôm;
Theo Singh (1968) (Trần Vũ Phến trích dẫn, 1995) O. fullonia loài này chích hút trực
tiếp trên trái còn nguyên vẹn và hiếm khi bắt được
2.2.2 Một số kết quả nghiên cứu ở trong nước
Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001) các loại sâu hại thường gặp trên cây chôm
chôm là rệp sáp, ruồi dục trái, bọ đục cành, rệp dính xanh, sâu ăn bông, ruồi đục trái,
sâu đục trái, bọ đục cành. Ruồi dục trái gây hại bằng cánh đẻ trứng vào trái, trứng nở

thành giòi ăn phá bên trong làm trái bị thối và rụng. Sâu đục trái, sâu đục vỏ trái nơi
gần cuống, ăn phá vỏ, thịt trái và cả hạt. Để phòng trị người ta dùng các loại thuốc lưu
dẫn và ngưng sử dụng thốc trước khi thu hoạch hai tuần.
Theo Vũ Công Hậu (1996) ghi nhận trên trên chôm chôm có các loài gây hại
chính là rệp sáp Pseudococus sp.; sâu đục quả (bộ cánh phấn); xén tóc đục vỏ và thân
cây (Cerambycidae – Coleoptera).
Trần Văn Hùng (1995) ghi nhận các loài sâu hại trên chôm chôm ở 3 tỉnh Tiền
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long có tất cả 14 loài sâu hại. Phổ biến nhất là rệp sáp phấn

7


Planococcus lilacinus; sâu đục trái Conogethes punctiferalis và sâu ăn bông
Thalassodes sp.
Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) nghi nhận trên chôm chôm có ít nhất 3 loài rệp sáp
hiện diện, bao gồm Planococcus lilacinus, Pseudococcus sp. và Pulvinaria sp., trong
đó quan trọng nhất là Planococcus lilacinus, đây là loài côn trùng đa ký chủ. Loài này
được ghi nhận trên nhiều loại cây ăn trái tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, như chôm
chôm, cam quít, sa pô, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, mít. Đây là một trong những đối
tượng gây nhiều khó khăn nhất cho các hộ trồng chôm chôm. Loài này chỉ mới bộc
phát trên chôm chôm trong một vài năm gần đây, gây hại quan trọng trong mùa nắng
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), rệp sáp P. lilacinus gây hại khi trái còn non,
chích hút trên cuống trái và trái. Thường tập trung với mật số cao trên các chùm trái dầy
chặt, trong suốt giai đoạn phát triển của trái. Trên trái non khi Rệp Sáp hiện diện với mật
số cao, trái sẽ không phát triển và có thể bị rụng sớm. Nếu mật số Rệp Sáp thấp hoặc tấn
công khi trái đã lớn, trái sẽ tiếp tục phát triển. Trong quá trình phát triển, Rệp Sáp tiết ra
mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm trái bị đen, bẩn làm giảm giá trị
thương phẩm.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Lê Quốc Điền, (1997), sâu đục trái Conogethes
punctiferalis hiện diện rất phổ biến trên hầu hết các địa bàn điều tra tại Vĩnh Long,

Cần Thơ và Sóc Trăng. Tại Vĩnh Long, kết quả điều tra (năm 1995) trên 3 địa bàn
trồng chôm chôm phổ biến như Long Hồ, Bình Minh và Trà Ôn ghi nhận sâu hiện diện
trên tất cả (100 %) các vườn chôm chôm điều tra tại Long Hồ, trên (67 %) vườn điều
tra tại huyện Bình Minh và trên (83 %) vườn điều tra tại huyện Trà Ôn. Tại Long Hồ
trái bị nhiễm trên nhiều vườn lên tới (80%).
Theo cục BVTV, sâu đục trái Conogethes punctiferalis, loài này gây hại vào
giai đoạn trái trưởng thành và chín, ấu trùng sau khi nở đục vào trái ăn phần thịt hoạc
vỏ hạt tọa thành những đường hầm ngoằn nghèo, đôi khi nó có thể đục cả vào hạt.
Trưởng thành là loài ngài nhỏ có chiều dài sải cánh 25 mm, toàn thân và cánh màu nâu
nhạt, trên cánh có nhiều chấm đen. Trưởng thành cái đẻ từng trứng trên cuống trái,
trứng hình bầu dục dẹp, kích thước khoảng 2 mm, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển
màu vàng. Ấu trùng mới nở có màu trắng sữa, đầu nâu, sau chuyển sang màu hồng
nhạt, trên mỗi đốt phía lưng có 4 đốt nâu nhạt, trên mỗi đốt có lông cứng nhỏ. Nhộng
8


màu nâu nhạt được bao bọc bằng tơ, sâu thường hóa nhộng ở kẻ trái hoạc nơi tiếp giáp
giữa hai trái.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), sâu đục trái gồm có nhiều loài khác nhau,
trong đó phổ biến nhất 4 loài: Conogethes punctiferalis, Nacoleia octasema,
Conopomorpha cramenella và sâu đục cuống trái Acrocercops sp. Trong bốn loài nêu
trên thì Conogethes punctiferalis gây hại quan trọng nhất. Đây cũng là một loài đa ký
chủ, loài này cũng đã được ghi nhận gây hại quan trọng trên Nhãn, Sầu Riêng, Ớt,
Mãng Cầu Xiêm,… Sâu hiện diện phổ biến trên hầu hết các địa bàn điều tra tại Vĩnh
Long, Cần Thơ và Sóc Trăng. Sâu hiện diện trên tất cả (100 %) các vườn chôm chôm.
Trên chôm chôm, thành trùng thường đẻ trứng vào nơi tiếp giáp giữa các trái. Sâu có
thể đục trái từ giai đoạn trái còn nhỏ cho đến khi trái sắp thu hoạch, gây hại nặng vào
giai đoạn trái bắt đầu có cơm. Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô và bị rụng.
Vào giai đoạn trái đã lớn, nếu bị sâu đục, có thể làm mất phẩm chất của trái. Sâu
thường hóa nhộng ngay nơi tiếp giáp của các trái hoặc trên bề mặt trái.

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) Sâu ăn bông gây hại rất quan trọng trên
chôm chôm, hiện diện đều khắp trên các vùng trồng chôm chôm tại Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Được 94 % nông dân điều tra đánh giá là gây hại quan trọng cần phải
phòng trị. Có 9 loài được xác định là gây hại trên bông chôm chôm như: Thalassodes
falsaria, Archips micaceana, Aporandria specularia, Autoba brachygonia, Autoba
abrupta, Autoba versicolor, Comibaena attenuata, Euproctis sp., Hemitheatritonaria.
Trong 9 loài nêu trên thì Thalassodes falsaria gây hại quan trọng nhất, loài này hiện
diện đều khắp trên các vùng trồng chôm chôm thuộc tại Đồng Bằng Sông Cửu Long,
mật số thường rất cao. Sâu phát triển thành thục có chiều dài khoảng 27 – 28 mm, thân
mình rất mảnh khảnh, có dạng cành cây nhỏ, cơ thể có màu xanh hoặc nâu nhạt. Loài
này cũng gây hại rất phổ biến trên bông Xoài và Nhãn.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) sâu đục cuống trái (Acrocercops sp.), tác
nhân gây hại là loài ngài có chiều dài sải cánh 10 – 12 mm. Ấu trùng có màu trắng, khi
phát triển đầy đủ có chiều dài từ 8 – 10 mm. Thành trùng hoạt động về ban đêm, đẻ
trứng trên các trái non, gần cuống trái. Khi mới nở, ấu trùng thường ẩn vào các trái
không phát triển dính vào cuống trái lớn, sau đó sẽ xâm nhập vào trái nơi cuống trái,
để ăn phần thịt của trái, đôi khi sâu còn ăn cả phần hột. Sâu cũng tấn công trên trái sắp
9


chín, gây thiệt hại nặng trên những giống chín muộn. Sâu thường hóa nhộng bên trong
trái, gần cuống trái.
Thành phần nhóm sâu ăn lá trên chôm chôm rất phong phú, có ít nhất 6 loài sâu
ăn lá chôm chôm, bao gồm sâu cuốn ống lá (Statherotis discana – Tortricidae), sâu
đục luồn lá (Spurelina sp. – Gracillariidae), sâu cuốn lá (Adoxophyex privatana –
Tortricidae), sâu cuốn lá (Homona sp.), sâu ăn lá (Dasychira sp. – Limantridae), Achea
janata (Noctuidae) và Herperogramma licarsialia. Nhìn chung, mặc dù thành phần
loài sâu ăn lá chôm chôm rất phong phú nhưng mật số nói chung thấp, phân bố rãi rác,
gây hại chưa đáng kể (Nguyễn Thị Thu Cúc 2000).
Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) cho rằng ngoài những loài nêu trên, chôm chôm

còn bị tấn công bởi một số loài côn trùng gây hại thứ cấp như sâu đục cành chôm
chôm (Cerambycidae – Coleoptera), bọ xít (Tessaratoma papillosa), bọ đục lá
(Adoretus sp.) và một số loại rệp sáp dính khác.
2.3 Kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ một số sâu hại chính
trên cây chôm chôm
2.3.1 Một số kết quả nghiên cứu phòng trừ sâu hại trên cây chôm chôm
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) khyến cao biện pháp phòng trừ rệp sáp sau
khi thu hoạch xén tỉa cành cho vường thông thoáng, đồng thời loại bỏ các bộ phận
nhiễm rệp. Nếu rệp mới phát triển trên một số bộ phận thì cát tỉa tiêu huỷ bộ phận bị
nhiễm đồng thời cột vải thấm mỡ heo cộng thuốc trừ sâu vào thân, cành diệt kiến đen,
kiến hôi sống cộng sinh với rệp. Các nước tiên tiến trên thế giới thường sử dụng các
biện pháp sinh học để phòng trị rệp sáp, nhiều loại bọ rùa và ong ký sinh đã được nuôi
nhân, sau đó phóng thích để phòng trừ rệp sáp, biện pháp này đã tỏ ra có hiệu quả rất
cao. Tại nước ta biện pháp này gần như chưa được nghiên cứu đến. Trước mắt cần hạn
chế sử dụng thuốc trừ sâu trên vườn chôm chôm, chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần
thiết để bảo tồn thiên địch trong vườn chôm chôm để cân bằng ký sinh, ký chủ. Chỉ sử
dụng loại thuốc trừ sâu ít tổn hại đến thiên địch, khi phát hiện có sự hiện diện của rệp
sáp có thể sử dụng dầu khoáng DC- Tron Plut (0,5 %) hoạc các loại như Ofen,
Supracide, Trebon, Sagolex, Bassa, Lancer, để phong trị. Cần lưu ý sử dụng luân phiên
các loại thuốc hoá học để tránh tình trạng rệp sáp quen thuốc. Trong thời gian cây mang
trái khi phun thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly. (Theo Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)
10


Ở Papua New Guinea rệp sáp mền xanh có các kẻ thù tự nhiên là bọ rùa (nhiều
loài), ong ký sinh Metaphicus barruensis và Cheiloneurus sp và nấm gây bệnh
Verticilium lecanii (Apety, 1996).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), Biện pháp phòng trừ sâu đục trái chôm
chôm là sau khi thu hoạch xén tỉa cành cho vườn thông thoáng để dễ phát hiện sâu
trưởng thành trong vường để có biện pháp xử lý kịp thời vì khi phát hiện ra triệu

chứng là sâu đã chui vào trong trái, phòng trừ ít hiệu quả. Khi thấy trong vườn trưởng
thành xuất hiện với mật số cao hoặc ở những vùng thường xuyên bị sâu đục trái gây
hại nặng thì phun thuốc trừ sâu nội hấp như Baryl annong 85 BTN, Fenkill 20 EC,
Para 43 SC khi trái vừa mới tượng.
Theo cục BVTV khuyến cáo biện pháp phòng trừ sâu đục trái chôm chôm, phải
thu hoạch trái sớm khi trái chín, tránh giữ trái chím quá lâu trên cây. Bao trái băng bao
nylong có đục lỗ, có thể phun thuốc khi trái bắt đầu chín bằng các loại thuốc hóa học như
Decis, Cymbush, Ambush, chú ý phải cách ly thuốc trước khi thu hoạch trái 14 ngày.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) khuyến cáo biện pháp phòng trừ sâu đục
cuống trái là thu hoạch ngay khi trái chín, không giữ trái đã chín quá lâu trên cây. Ở
những vùng thường xuyên bị nhiễm nặng dùng các loại thuốc như đối với sâu đục trái
khi trái bắt đầu chín, phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch theo hướng
dẫn trên nhãn thuốc.
Biện pháp phòng trừ sâu ăn bông trên cây chôm chôm, sử dụng thuốc khi phát
hiện 5% chùm bông bị nhiễm, có thể xử lý với các loại thuốc trừ sâu thông dụng thuộc
nhóm Cúc tổng hợp và Lân hữu cơ. Ở vùng thường xuyên bị nhiễm, có thể phun ngừa
khi chôm chôm vừa nhú bông. (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)
Biện pháp phòng trừ sâu gây hại trên lá theo (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000), ở
những vùng bị thiệt hại nặng, có thể áp dụng một số biện pháp tổng hợp như sau; vệ
sinh vờn cho thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú ẩn của thành trùng. Sử dụng bẩy đèn
ban đêm để thu hút thành trùng. Vào giai đoạn chôm chôm ra đọt non, cần quan sát triệu
chứng lá bị hại, nếu 10 % lá bị hại, sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trị vào lúc
chiều mát. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ biến như Cypermethrin, Bi 58,
Seven, Sherzol, Padan .

11


2.4 Một số nét và đặc điểm địa hình, điều kiện địa lý và diện tích trồng cây ăn quả
ở huyện Phước Long tỉnh Bình Phước

2.4.1 Vị trí địa lý
Huyện Phước Long là huyện miền núi nằm ở phía Bắc cuả tỉnh Bình Phước
cách thị xã Đồng Xoài khoảng 60 km về phiá Bắc. Cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 170 km về hướng Tây. Phía Bắc giáp Campuchia và tỉnh Đắc Nông, phía
Đông giáp huyện Bù Đăng, phía Tây giáp huyện Lộc Ninh, phía Tây Bắc giáp huyện
Bù Đốp, phía Tây Nam giáp huyện Bình Long và phía Nam giáp thị xã Đồng Xoài.
Phước Long với diện tích 1854,97 km2 dân số khỏang 185.248 người, mật độ 100
người/km2, gồm có 21 xã và 2 thị trấn (theo niên giám thống kê Phước Long, 2008).
Hình 2.4 Bản đồ hành chính huyện Phước Long tỉnh Bình Phước

2.4.2 Khí hậu
Khí hậu của huyện Phước Long mang nét điển hình của nhịêt đới gió mùa, nóng
ẩm quanh năm và không có mùa lạnh. Hàng năm ở Phước Long thường có 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa bắt đầu từ khỏang tháng 4 đến tháng 11 dương lịch, mùa khô từ tháng 12
12


đến tháng đến đầu tháng 5 dương lịch năm sau. Lượng mưa phân bố trong năm không
đều, thường tập trung vào các tháng mùa mưa (chiếm khoảng 90 % tổng số lượng mưa
cả năm) lượng mua rất ít vào mùa khô chỉ chiếm vào khoảng 10 % lượng mưa cả năm,
trong mùa khô có những tháng không mưa nên gây nên tình trạng hạn hán.
Hàng năm ở huyện Phước Long chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính là gió Tây
Nam từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch và gió Đông Bắc từ tháng tháng 10 đến tháng
3 năm sau.
Theo quan trắc khí tượng của trạm khí tượng Phước Long, một số đặc trưng về
khí tượng của khu vực có liên quan đến tình hình sâu hại trong năm 2008 và đầu năm
2009 (chi tiết phụ lục 1).
Trong đó, tổng giờ nắng trong năm 2.525 giờ Tổng Nhiêt độ trong năm 2008
là 309,6 0C trung bình 25,8 0C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 dương lịch
(27,3oC) và thấp nhất là vào tháng 12 dương lịch (24,9 0C). Nhiệt độ trung bình tối cao

(Tmax 34,2 oC), nhiệt độ trung bình tối thấp (Tmin 20,2 oC) được chia ra các tháng
trong năm (phụ lục 1)
Ẩm độ không khí trung bình cao nhất là vào tháng 9 với 90 % và thấp nhất là
vào tháng 2 là 67 %, trung bình cả năm là 79,8 %.
Tổng lượng mưa cao nhất là vào tháng 5 là 654,8 mm và thấp nhất là vào tháng
1 là 0,8 mm, tổng lượng mưa trung bình cả năm là 3239,2 mm.
So sánh điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết của tỉnh Bình Phước với những
yêu cầu sinh thái cơ bản của chôm chôm, cho thấy trên địa bàn huyện Phước Long
thích hợp để mở rộng diện tích trồng và phát triển cây chôm chôm.
2.4.3 Đặc điểm đất đai
Theo thống kê của phòng địa chính huyện phước Long năm 2006, tổng diện
tích đất tự nhiên của huyện Phước Long là 159.245 hecta. Phước Long được chia
thành 4 lọai đất chính: đất xám 1.403 ha, đất đỏ vàng 155.822 ha, đất nâu vàng trên
phù sa cổ 2.020 ha, đất đỏ vàng trên đá phiến sét 12.169 hecta.
Địa hình của huyện Phước Long chủ yếu là đất đồi và thung lũng lòng chảo
xen kẽ nhau. Địa hình ở đây được chia cắt bởi các sông suối nhỏ.
2.4.4 Đặc điểm nguồn nước

13


Nước mặt: Trên địa bàn huyện có Sông Bé chảy qua theo hướng Bắc Nam, có lưu vực
rộng khoảng 4.000km2 với 3 chi lưu chính: suối Đăk Huýt dài 80 km, suối Đăk Lum
dài 50 km, suối Đăk Lap dài 9 km, lưu lượng dòng chảy trung bình đạt khoảng
100m3/s. Trên dòng Sông Bé đã quy hoạch 04 công trình thủy lợi lớn theo 04 bậc
thang thủy điện Thác Mơ, cần Đơn, Sóc Phu Miêng và Phước Hòa. Hiện nay công
trình thủy điện thác mơ (1,47 tỷ m3) đã đưa vào sử dụng năm 1995, công trình cần đơn
đưa vào sử dụng giai đoạn 1 và hai công trình Sóc Phu Miêng (đang thi công), Phước
Hòa đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, chọn nhà thầu và chuẩn bị thi công trong
thời gian tới.

Hiện nay hồ Thác Mơ đã góp phần trị thủy, có khả năng cung cấp nước tưới cho
hàng ngàn hecta cây hàng năm và cây lâu năm như Cà Phê, Tiêu, Điều, cây ăn trái
ngoài ra trong huyện còn xây dựng được khá nhiều hồ, đập dâng nhỏ, có thể cung cấp
nước tưới cho hàng trăm ha đất nông nghiệp. Nguồn nước mặt huyện Phước Long rất
hạn chế, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt của nhân dân. Do vậy ngành trồng trọt cần tập trung phát triển cây lâu năm
chịu hạn, ít dùng nước, bố trí mùa vụ hợp lí để tập dụng nguồn nức mưa.
2.4 Đặc điểm tác dụng của các loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm.
2.4.1 Suppracide 40EC
- Tên hoạt chất: Methidathion
- Đặc điểm
+ Thuốc nguyên chất ( tinh khiết) ỏ dạng tinh thể, không màu, không tan trong
nước, tan trong hầu hết các dạng dung môi hữu cơ như rượu dung metylic, aceton,
xoilen, benzen, không ăn mòn kim loại, tương đối bền trong môi trường trung tính
và acid nhẹ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm.
+ Suppracide 40EC là loại thuốc trừ côn trùng và nhện đỏ, có tác dụng tiếp xúc
và vại độc, trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút, đặc biệt có hiệu lực
cao đối với rệp sáp.
Thuộc nhóm độc I, LD50 qua miệng 25 – 54 mg/kg, độc với người, gia súc, ong
mật và tôm cá.
+ Liều lượng sử dụng: 1 – 1,5 lít/ hecta, (15 – 20ml/ bình 8 lít).
+ Thời gian cách ly 21 ngày.
14


2.4.2 Reasgant 3.6EC
- Tên hoạt chất Abametin: 3,6%
Là thuốc trừ sâu sinh học dạng nhủ dầu. tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp.
Phổ tác dụng rộng, diệt trừ nhiều loại sâu và và nhện hại, đặc biệt có hiệu quả các loại
sâu miệng chích hút như; rệp, bọ trĩ, bọ xích, rầy.

+ Liều lượng sử dụng: 2ml/bình 8 lít (phun đẫm trên tán lá)
+ Thời gian cách ly 21 ngày
2.4.3 Demon 50EC
Tên hoạt chất Di chlorvos (DDVP)
Demon 50EC là thuốc trừ sâu có tác dụng vị độc, tiếp xúc và sông hơi rất mạnh
+ Thuốc nhóm độc I, LD50 qua miệng 50 ng/kg, LD50 qua da 107 mg/kg
+ Liều lượng sử dụng: 1 – 1,5 lít/ hecta.
+ Thời gian cách ly: 7 ngày.
2.4.4 Maxfox 50EC
Tên hoạt chất: Chlor
Đặc điểm:
Maxfox 50EC là thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ, tác dụng tiếp xúcvị độc.
* Maxfox 50EC có phổ lá rộng dùng để trừ sâu miệng hai và chích hút trên vườn cây.
+ Thuộc nhóm độc II.
+ Liều lượng sử dụng 1lit / hecta
+ Thời gian cách ly 14 ngày

15


×