Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIÁ THỂ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LAN CATTLEYA VÀ MOKARA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIÁ THỂ VÀ PHÂN BÓN
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LAN CATTLEYA VÀ MOKARA

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN LÊ NGỌC XUÂN THANH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 8/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIÁ THỂ VÀ PHÂN BÓN
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA LAN CATTLEYA VÀ MOKARA

Tác giả

NGUYỄN LÊ NGỌC XUÂN THANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Lê Văn Dũ


Tháng 8 năm 2009
i


CẢM TẠ
Xin thành kính khắc ghi công ơn trời biển của các đấng sinh thành dưỡng
dục đã suốt đời tận tụy vì con để con có được ngày hôm nay.
Cũng xin được nhớ mãi Thạc sĩ Lê Văn Dũ, người thầy đã tận tình dìu dắt
và chỉ dạy tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn:
− Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Ban
Chủ Nhiệm Khoa Nông Học đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian theo học tại trường.
− Quý thầy cô trong khoa Nông Học cùng quý thầy cô trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
4 năm học vừa qua.
− Cô Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong công việc tại phòng phân tích của Bộ môn Nông hóa – Thổ nhưỡng.
− Các anh chị khoa Nông Học, cùng các bạn trong lớp Nông Học 31 đã
luôn động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009

Nguyễn Lê Ngọc Xuân Thanh

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của một số giá thể và phân bón đến sự sinh

trưởng và phát triển của lan Cattleya và lan Mokara” được tiến hành tại huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 1/2/2009 đến 31/5/2009. Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu thí nghiệm có lô phụ (Split – plot Design) với 3 lần lặp lại,
gồm 2 yếu tố.
Yếu tố phân bón lá được bố trí trên lô chính gồm phân hữu cơ (bánh dầu,
dung dịch lục bình ủ) và phân vô cơ (Growmore, Anomix 5G). Yếu tố giá thể
được bố trí trên lô phụ gồm 3 loại giá thể là đá ong, than và gỗ lồng mức.
Kết quả thu được:
− Đối với lan Cattleya thì giá thể đá ong + dớn cho kết quả tốt nhất. Phân
Anomix 5G cho kết quả tốt nhất. Và sự phối trộn giữa phân Anomix 5G với giá
thể đá ong + dớn giúp lan Cattleya sinh trưởng và phát triển về chiều cao, số giả
hành và diện tích lá.
− Đối với lan Mokara thì giá thể gỗ lồng mức + dớn cho kết quả tốt nhất.
Phân Anomix 5G ảnh hưởng tốt nhất đến chiều cao cây, số lá và số rễ của lan
Mokara. Dung dịch lục bình ủ thì ảnh hưởng tốt đến chiều rộng tán của lan
Mokara. Phân Anomix 5G kết hợp với giá thể gỗ lồng mức + dớn giúp lan Mokara
sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
− Trong thời gian tiến hành thí nghiệm sâu bệnh xuất hiện rất ít, không

ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa ....................................................................................................................i

Cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt ................................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................... viii
Danh sách các hình ................................................................................................. ix
Danh sách các bảng ..................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục đích .........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................2
1.2.3 Giới hạn đề tài .................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ..................................................................................3
2.1 Sơ lược về hoa lan ..............................................................................................3
2.1.1 Phân loại ..........................................................................................................3
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố ....................................................................................3
2.1.3 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và trong nước ..................................4
2.1.3.1 Trên thế giới .................................................................................................4
2.1.3.2 Trong nước ...................................................................................................4
2.1.4 Quá trình phát triển của ngành trồng hoa lan Việt Nam .................................5
2.2 Đặc điểm các giống lan thí nghiệm ....................................................................6
2.2.1 Giống lan Mokara ...........................................................................................6
2.2.1.1 Phân loại .......................................................................................................6
2.2.1.2 Nguồn gốc ....................................................................................................6
2.2.1.3 Đặc điểm hình thái .......................................................................................6
iv


2.2.1.4 Đặc điểm sinh thái .......................................................................................7
2.2.1.5 Một số bệnh thường gặp trên cây lan Mokara .............................................7

2.2.2 Giống lan Cattleya ..........................................................................................7
2.2.2.1 Phân loại .......................................................................................................7
2.2.2.2 Cách trồng lan Cattleya ...............................................................................8
2.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trồng lan trên thế giới và Việt Nam ..9
2.3.1 Trên thế giới ....................................................................................................9
2.3.2 Ở Việt Nam ...................................................................................................10
2.4 Giới thiệu một số loại giá thể trồng lan ...........................................................11
2.4.1 Các loại giá thể trồng lan ..............................................................................11
2.4.2 Thành phần giá thể phù hợp cho từng nhóm lan ...........................................14
2.5 Phân bón cho lan ..............................................................................................16
2.5.1 Vai trò của một số nguyên tố thiết yếu của cây lan ......................................16
2.5.2 Sơ lược về một số loại phân bón được dùng trong thí nghiệm .....................19
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................22
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ....................................................................22
3.2 Tình hình thời tiết trong quá trình thí nghiệm .................................................22
3.3 Vật liệu thí nghiệm ...........................................................................................22
3.3.1 Nhà lưới ........................................................................................................22
3.3.2 Giống lan .......................................................................................................23
3.3.3 Loại chậu .......................................................................................................23
3.3.4 Phân bón ........................................................................................................23
3.3.5 Giá thể ...........................................................................................................23
3.3.6 Các vật liệu khác ...........................................................................................23
3.4 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................23
3.4.1 Kiểu thí nghiệm .............................................................................................23
3.4.2 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................24
3.5 Các bước thực hiện ..........................................................................................25
3.5.1 Giai đoạn chuẩn bị (trước 2 ngày) ................................................................25
v



3.5.2 Ngày vào chậu (ngày 0) ................................................................................25
3.5.2.1 Đối với lan Mokara ....................................................................................25
3.5.2.2 Đối với lan Cattleya ...................................................................................25
3.5.3 Giai đoạn sau trồng (từ 0 đến 15 ngày) .........................................................26
3.5.4 Giai đoạn theo dõi .........................................................................................26
3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..............................................................26
3.6.1 Lan Mokara ...................................................................................................26
3.6.2 Lan Cattleya ..................................................................................................26
3.7 Phân tích thống kê và xử lý số liệu ..................................................................27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................28
4.1 Thí nghiệm 1: Sinh trưởng, phát triển của giống lan Cattleya ........................28
4.1.1 Một số đặc điểm ban đầu của lan Cattleya trước khi tiến hành thí nghiệm ..28
4.1.2 Ảnh hưởng của các loại giá thể và phân bón đến động thái và tốc độ ra giả
hành mới của lan Cattleya .....................................................................................29
4.1.2.1 Động thái ra giả hành mới ..........................................................................29
4.1.2.2 Tốc độ ra giả hành mới ..............................................................................31
4.1.3 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái và tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây của lan Cattleya ...............................................................................33
4.1.3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây .........................................................33
4.1.3.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ..............................................................35
4.1.4 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái và tốc độ tăng trưởng diện
tích lá của lan Cattleya ...........................................................................................37
4.1.4.1 Động thái tăng diện tích lá .........................................................................37
4.1.4.2 Tốc độ tăng trưởng diện tích lá ..................................................................40
4.2 Thí nghiệm 2: Sinh trưởng, phát triển của giống lan Mokara .........................42
4.2.1 Một số đặc điểm của lan Mokara khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm .............42
4.2.2 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái và tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây của lan Mokara ................................................................................43
4.2.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây .........................................................43
vi



4.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ..............................................................45
4.2.3 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái và tốc độ tăng trưởng
chiều rộng tán của lan Mokara ...............................................................................47
4.2.3.1 Động thái tăng trưởng chiều rộng tán ........................................................47
4.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng chiều rộng tán .............................................................49
4.2.4 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến động thái và tốc độ ra lá của lan
Mokara ...................................................................................................................51
4.2.4.1 Động thái ra lá ............................................................................................51
4.2.4.2 Tốc độ ra lá ................................................................................................53
4.2.5 Ảnh hưởng của giá thể và phân bón lên động thái và tốc độ ra rễ của lan
Mokara ...................................................................................................................54
4.2.5.1 Động thái ra rễ ............................................................................................54
4.2.5.2 Tốc độ ra rễ ................................................................................................56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................59
5.1 Kết luận ............................................................................................................59
5.2 Đề nghị .............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................61
PHỤ LỤC 1. HÌNH ẢNH ....................................................................................64
PHỤ LỤC 2. PHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG QUAN TÍNH DIỆN TÍCH LÁ ....69
PHỤ LỤC 3. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ...........................................................70

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NST :

Ngày sau trồng


CV

:

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation )

TB

:

Trung bình

TB A :

Trung bình A (yếu tố giá thể)

TB B :

Trung bình B (yếu tố phân bón)

Rep

:

Replication (lần lặp lại)

NT

:


Nghiệm thức

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1. Bố trí thí nghiệm lan Cattleya....................................................................64
Hình 2. Lan Cattleya trên các nền giá thể phun dung dịch lục bình ủ....................64
Hình 3. Lan Cattleya trên các nền giá thể phun dung dịch bánh dầu .....................65
Hình 4. Lan Cattleya trên các nền giá thể phun phân Anomix 5G.........................65
Hình 5. Lan Cattleya trên các nền giá thể phun phân Growmore ..........................66
Hình 6. Bố trí thí nghiệm lan Mokara.....................................................................66
Hình 7. Lan Mokara trên các nền giá thể phun dung dịch lục bình ủ.....................67
Hình 8. Lan Mokara trên các nền giá thể phun dung dịch bánh dầu ......................67
Hình 9. Lan Mokara trên các nền giá thể phun phân Anomix 5G..........................68
Hình 10. Lan Mokara trên các nền giá thể phun phân Growmore..........................68

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang


Bảng 3.1: Trung bình các yếu tố khí tượng tại Củ Chi từ tháng 2 đến tháng 9 ......22
Bảng 4.1: Số giả hành, chiều cao cây và tổng diện tích lá của lan Cattleya tại thời
điểm vô chậu. .........................................................................................................28
Bảng 4.2: Động thái ra giả hành mới của lan Cattleya (giả hành/cây)...................29
Bảng 4.3: Tốc độ ra giả hành mới của lan Cattleya (giả hành/cây/60 ngày)..........31
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của lan Cattleya (cm/cây) ...........33
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của lan Cattleya (cm/cây/30 ngày) ..36
Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng diện tích lá của lan Cattleya (cm2/cây) ..............38
Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng diện tích lá của lan Cattleya (cm2/cây/30 ngày ......40
Bảng 4.8: Chiều cao cây, chiều rộng tán, số lá, số rễ của lan Mokara tại thời điểm
vô chậu ....................................................................................................................42
Bảng 4.9: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của lan Mokara (cm/cây) ............43
Bảng 4.10: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của lan Mokara (cm/cây/30 ngày) ............46

Bảng 4.11: Động thái tăng trưởng chiều rộng tán của lan Mokara (cm/cây) .........48
Bảng 4.12: Tốc độ tăng trưởng chiều rộng tán của lan Mokara (cm/cây/30 ngày) 50
Bảng 4.13: Động thái ra lá của lan Mokara (lá/cây) ...................................................52
Bảng 4.14: Tốc độ tăng trưởng số lá của lan Mokara (lá/cây/30 ngày) .................53
Bảng 4.15: Động thái ra rễ của lan Mokara (rễ/cây) ..............................................55
Bảng 4.16: Tốc độ ra rễ của lan Mokara (rễ/cây/30 ngày) .....................................57

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thế giới tự nhiên luôn rực rỡ sắc màu và ẩn chứa nhiều điều kỳ thú. Hoa,
cây cảnh là một phần của thế giới đó.
Trong số những loài hoa xinh đẹp trong vườn hoa muôn màu muôn vẻ của

thế giới tự nhiên, có lẽ hiếm có loại hoa nào lại phong phú, tập hợp quanh mình
nhiều họ, nhiều chủng loại, màu sắc, dáng nét và giàu sức quyến rũ, mê hoặc con
người một cách vô điều kiện cho bằng phong lan. Phong lan không chỉ mang vẻ
đẹp đài các, sang trọng nhưng ấm áp, gần gũi mà nó còn chất chứa trong mình
những giá trị tiềm ẩn, luôn mới lạ, luôn hấp dẫn và mời gọi lòng say mê, khám phá
của những ai trót nặng lòng với loài hoa vương giả này.
Con người luôn hướng đến chân, thiện, mỹ. Ai ai cũng yêu quý cái đẹp. Cái
đẹp với con người đã trở thành nhu cầu. Nhu cầu về hoa kiểng là một thực tế ở
trong và ngoài nước. Hoa kiểng ngoài giá trị tinh thần còn là nguồn lợi kinh tế
quan trọng. Hiện nay, có thể thấy rằng, việc trồng và kinh doanh hoa lan đã mang
lại nguồn lợi không nhỏ cho người nông dân. Do đó, diện tích trồng lan ở nước ta
ngày còn mở rộng để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Diện tích trồng phong lan ngày càng tăng nhưng năng suất và chất lượng
hoa lan nhìn chung vẫn còn thấp. Ngoài những vấn đề về giống, công nghệ sản
xuất, kỹ thật canh tác, công nghệ sau thu hoạch, đóng gói, kiểm dịch và đầu tư mở
rộng cơ sở hạ tầng thì chi phí đầu tư luôn là một hạn chế lớn vì nguồn đầu tư ban
đầu cho ngành sản xuất lan là rất lớn. Do đó việc chọn các loại giá thể và phân bón
thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây với mức chi phí thấp nhất
nhưng tăng năng suất, tăng chất lượng hoa sẽ góp phần làm giảm chi phí, thúc đẩy

1


sản xuất. Hiện nay, giá thể để trồng lan còn đang bỏ ngõ, chưa được sự quan tâm,
chú ý của các nhà nghiên cứu. Và trên thị trường có bán rất nhiều loại phân đặc
chế cho cây lan. Vấn đề đặt ra là tưới loại phân nào trên giá thể nào thì tiết kiệm
nhất và đạt hiệu quả nhất, đó cũng là vấn đề hết sức có ý nghĩa trong sản xuất,
nuôi trồng và kinh doanh phong lan.
Trên cơ sở đó, được sự phân công của khoa Nông học trực thuộc trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của Th.S Lê

Văn Dũ, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của một số loại giá
thể và phân bón đến sự sinh trưởng và phát triển của lan Mokara và lan
Cattleya”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm các loại giá thể và phân bón thích hợp cho hoa lan nhằm tăng khả năng
sinh trưởng, phát triển của lan.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của hai giống lan Mokara và Cattleya
trồng trên các loại giá thể và phun các loại phân bón khác nhau trong thời gian 4
tháng.
1.2.3 Giới hạn đề tài
™ Thời gian thực hiện đề tài ngắn, nên chưa nghiên cứu được sự ảnh hưởng
của các loại giá thể và phân bón lên toàn bộ đời sống của cây lan.
™ Qui mô thí nghiệm nhỏ, kinh phí thực hiện đề tài hạn chế, điều kiện và thiết
bị làm việc còn thiếu nên đề tài còn nhiều khiếm khuyết.
™ Kinh nghiệm trồng trọt còn hạn chế, kiến thức cũng có hạn trong việc tổng
hợp tài liệu, xử lý số liệu và đánh giá kết quả.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về hoa lan
2.1.1 Phân loại
Ngành: Angiospermatophyta
Lớp: Monocotyledonae
Bộ: Orchidales
Họ: Orchidacea

Tên khoa học: Orchid sp.
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Họ phong lan là họ lớn nhất trong lớp một lá mầm, phân bố từ 680 vĩ bắc
đến 560 vĩ nam, tức là gần cực bắc như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối
cùng ở cực nam của Australia, tập trung chủ yếu ở hai vùng nhiệt đới là châu Mỹ
và các nước Đông Nam Á với 250 chi và 6800 loài. Đến nay người ta biết được
750 chi với khoảng 25.000 loài nhỏ trong tự nhiên và đã bổ sung thêm vào danh
sách 75.000 loài lan thông qua quá trình chọn lọc và lai tạo. (Saprorhx –
Teahultum, 1953; Camphell, 1964).
Mỗi loài lan có một cách phân bố và phát triển rất riêng biệt cho kiểu dáng
và kích cỡ khác nhau rất nhiều, đặc trưng cho từng loài. Sự khác biệt đó không chỉ
vì xuất xứ từ các lục địa khác nhau mà còn có khi ở ngay trong một vùng địa lý vài
kilomet vuông.
Các giống lan được trồng phổ biến trên thế giới như là Cattleya (Cát lan
hoặc Cát lệ lan), Dendrobium (Đăng lan), Phalaenopsis (Hồ Điệp), Oncidium (Vũ
nữ), Vanda (Vân lan), Arachnis (Lan bò cạp), Cymbidium (Địa lan),
Paphiopedilum (Lan hài).

3


2.1.3 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và trong nước
2.1.3.1 Trên thế giới
Thị trường lan trên thế giới sôi động cả về mặt hàng lan cắt cành lẫn lan
trồng trong chậu. Sản xuất lan tập trung chủ yếu ở các nước như Thái Lan, Đài
Loan, Mỹ và hiện nay có rất nhiều quốc gia cũng đang đầu tư phát triển ngành sản
xuất lan như Trung Quốc, Singapore, Indonesia.
Ở Thái Lan, nước đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu lan, là đất nước phát
triển ngành lan với tốc độ phát triển rất mạnh. Thị trường của Thái Lan rất rộng,
sản phẩm của Thái Lan có mặt ở châu Mỹ, Nhật Bản.

Ở Hà Lan: là quốc gia duy nhất ở châu Âu có công nghệ trồng lan xuất
khẩu. Do trồng trong nhà kính nên Hà Lan xuất khẩu lan quanh năm, nhất là
Cymbidium. Ý là quốc gia nhập khẩu lớn nhất ở châu Âu.
Khu vực Đông Nam Á, hiện nay các nước trong khu vực này đang chạy đua
phát triển ngành lan.
2.1.3.2 Trong nước
Trước 1975, tại Sài Gòn và một số tỉnh lân cận, các nghệ nhân hoa kiểng
phát động phong trào trồng hoa lan, nhưng những vườn lan lớn còn rất ít. Hầu hết
giống ở các vườn lan này đều là giống nhập nội đắt tiền. Ngoài ra, cũng có một số
nghệ nhân hoa kiểng ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Phú Nhuận, Gò Vấp lập ra nhiều
vườn lan nhỏ, trồng khoảng vài trăm chậu, đa số để tiêu khiển hoặc để trao đổi
giống quý với bạn bè. Cũng có một vài nhà vườn trồng với mục đích kinh doanh
nhưng không phát triển lắm. (Việt Chương và cộng tác viên, 2004)
Đến năm 1986, nghề trồng hoa ở Việt Nam bắt đầu khởi sắc nhưng chỉ tập
trung ở một số làng nghề ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và một số
tỉnh miền Tây Nam Bộ. Theo thống kê năm 1993, diện tích trồng hoa của nước ta
chiếm 0,02% tổng diện tích đất nông nghiệp (khoảng 1.585 ha). Tuy nhiên, trong
số đó hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10%.
Vài năm lại đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống văn hóa người
dân được nâng cao, nhất là ở các đô thị và khu công nghiệp lớn, nên nhu cầu tiêu
4


thụ hoa cắt cành ngày càng tăng. Trong đó, mặt hàng hoa lan rất được ưa chuộng
bởi sự phong phú về màu sắc, chủng loại, tươi lâu mà giá cả cũng khá phù hợp.
Thu nhập do ngành trồng lan mang lại khá cao, đã khuyến khích sự phát triển
ngành trồng lan trong cả nước.
Tuy nhiên, một thực tế tồn tại hiện nay là mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi
hàng tỉ đồng để nhập phong lan từ các nước láng giềng để đáp ứng nhu cầu nội
địa. Trong những tháng đầu năm 2007, mặc dù kim ngạch nhập khẩu lan cắt cành

đã giảm đáng kể so với các tháng trước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải
quan, kim ngạch nhập khẩu phong lan qua đường chính ngạch của nước ta trong
tháng 2/2007 là 26,515 nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng 1/2007 nhưng vẫn
còn tăng 51,76% so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính
của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 100% lượng lan cắt cành.
Theo thống kê, hiện nhu cầu tiêu thụ hoa lan của Việt Nam là khá cao. Chỉ
tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 doanh thu từ hoa lan và cây cảnh
mới chỉ đạt 200 – 300 tỉ đồng, nhưng chỉ trong quí I năm 2006, con số này đã tăng
lên mức 400 tỉ đồng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây cảnh cũng tăng
từ 264 cơ sở năm 2003 lên trên 1000 cơ sở, với lượng phong lan tiêu thụ trung
bình mỗi năm lên tới 1 triệu cây.
Tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở Việt Nam còn chưa tương xứng
với tiềm năng. Qua khảo sát, hiện chỉ có một số công ty lớn, trong đó có những
công ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai
với diện tích khoảng 50 – 60 ha/doanh nghiệp. Một vài địa phương khác cũng tiến
hành trồng phong lan nhưng mới dừng ở quy mô gia đình, chưa có các vùng qui
hoạch trồng lan tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại.
2.1.4 Quá trình phát triển của ngành trồng hoa lan Việt Nam
Hiện nay hoa lan Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, đằng sau các
cơ hội là những thách thức đối với ngành công nghiệp hoa lan vẫn còn non trẻ.
Sản xuất lai tạo giống lan trong nước bằng phương pháp nuôi cấy mô chưa
có đột phá mới. Phần lớn các phòng nuôi cấy mô chỉ cấy chuyền các giống nhập từ
5


nước ngoài ở dạng chồi hay phôi, do đó ngành kinh doanh hoa lan Việt Nam luôn
bị động và có xu hướng nhập khẩu là chính. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng còn cao
nên việc mở rộng diện tích trồng lan cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ
chức tín dụng. Chưa có công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch và
kỹ thuật đóng gói chưa phù hợp, chi phí lao động có kỹ thuật tăng cao, chưa sử

dụng thuốc trừ sâu đúng cách, yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt của các nước nhập
khẩu hoa, trong khi Việt Nam chưa có hệ thống và biện pháp kiểm tra hoa nhập
khẩu từ các nước khác. Hệ thống thông tin, tiếp thị hầu như chưa có nên gặp nhiều
khó khăn trong việc hoạch định sản xuất theo nhu cầu thị trường.
2.2 Đặc điểm các giống lan thí nghiệm
2.2.1 Giống lan Mokara
2.2.1.1 Phân loại
Lớp: Monocotyledoneae
Bộ Orchidales
Họ Vandaceae
Giống: Mokara
2.2.1.2 Nguồn gốc
Mokara có nguồn gốc ở Úc, Philipine, Indonesia, bán đảo Đông Dương,
Srilanka, Đài Loan và được lai tạo từ ba giống lan đơn thân là Arachnis, Vanda,
Ascocentrum.
2.2.1.3 Đặc điểm hình thái
™ Rễ: rễ dài, xẻ bẹ lá mọc ra ngoài dọc theo chiều dài của cây, phân nhánh,
thuộc loại rễ khí sinh, có khả năng hấp thu nước và hạn chế sự bốc thoát hơi nước.
™ Thân: thuộc loại đơn thân, mọc thẳng, thân hình trụ dài, không có giả hành,
luôn mọc cao về phía đỉnh. Sự mọc dài của đỉnh không có giới hạn nên cây chỉ
phát triển vô hạn theo chiều thẳng đứng. Sự phát triển này chỉ dừng lại khi ngọn bị
tổn thương, lúc đó chồi xẻ rách bẹ lá để mọc dài ra thành nhánh. Các nhánh này
cũng phát triển vô hạn về đỉnh.

6


™ Lá: hình lòng máng hay hình trụ, mọc cách hai bên thân, tận cùng lá thường
có hai thùy không bằng nhau.
™ Hoa: phát hoa mọc từ nách lá, phát hoa dài có loại lên đến 70 cm, mang

nhiều hoa và thường không phân nhánh, nhưng cũng có loại phân 2 – 3 nhánh.
Hoa thay đổi đáng kể về hình dáng, kích cỡ và màu sắc. Màu sắc hoa rất phong
phú như trắng, tím, hồng, đỏ, cam, vàng. Trên cánh hoa và cánh đài thường có
chấm, đốm hoặc sọc rất đẹp. Cánh đài rất lớn, cánh môi nhỏ. Hoa rực rỡ, lâu tàn
và nở liên tục.
2.2.1.4 Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ: lý tưởng vào khoảng 25 – 300C, ánh sáng thích hợp khoảng 50 –
60%. Ẩm độ thích hợp khoảng 70%, cần độ thông thoáng của giá thể cao vì bộ rễ
rất dễ bị hư thối khi ẩm độ quá cao. Cần lựa chọn loại giá thể vừa giữ ẩm, vừa có
độ thông thoáng cao. Mokara cần các chất dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên
nhu cầu dinh dưỡng của Mokara thay đổi qua từng thời kỳ sinh trưởng và phát
triển. Lan Mokara là loại cắt cành nên cần dinh dưỡng khá cao và đòi hỏi thường
xuyên.
2.2.1.5 Một số bệnh thường gặp trên cây lan Mokara
Lan Mokara rất ít bị nhiễm bệnh, khi cây bị nhiễm bệnh cần có biện pháp
chữa trị kịp thời cây sẽ rất mau phục hồi và phát triển bình thường. Một vài bệnh
thường gặp hiện nay là tuột lá gốc, thối đen lá non, đốm lá.
Trồng phong lan thì việc ngừa bệnh rất quan trọng. Người trồng lan cần giữ
chế độ phun phòng ngừa đều đặn để tránh vườn lan bị nhiễm bệnh. Khi phát hiện
bệnh thì cắt bỏ lá, mầm hay rễ bị bệnh.
2.2.2 Giống lan Cattleya
2.2.2.1 Phân loại
Về phương diện ngoại hình Cattleya có thể được chia làm 2 nhóm:
™ Nhóm một lá: mỗi cây chỉ mang một lá trên đỉnh. Nhóm này thường cho
hoa to từ một đến sáu hoa, hoa thường lớn và cho nhiều hương thơm.

7


™ Nhóm hai lá: mỗi cây mang hai hay ba lá trên đỉnh. Nhóm này thường cho

hoa nhỏ hơn và mọc thành từng cụm.
2.2.2.2 Cách trồng lan Cattleya
Các yếu tố cần thiết cho lan Cattleya phát triển
™ Nhiệt độ: Cattleya thường thích nhiệt độ ban đêm từ 15,6 – 22,80C và ban
ngày là 21,1 – 29,40C. Nhiệt độ giữa ngày và đêm phải có sự cách biệt từ
8 – 110C, lan mới ra hoa được.
™ Độ ẩm: Cattleya cần độ ẩm khoảng 35 – 60% vào ban ngày và 60 – 80%
vào ban đêm. Với độ ẩm cao, lá và rễ cây hút được nước trong không khí giúp cho
cây tăng trưởng và cho hoa lâu bền hơn, đồng thời cũng giúp cho cây ít bị rụng nụ
vào những mùa khô nóng.
™ Ánh sáng: Cattleya ưa thích từ 30 – 50% ánh sáng thiên nhiên. Quá nhiều
nắng sẽ làm lá cháy vàng và làm chết cây con, còn thiếu ánh sáng sẽ làm cho cây
phát triển chậm lại. Lá cây xanh đậm là thiếu ánh sáng và đó còn là nguyên nhân
làm cho cây khó ra hoa. Nếu lá cây xanh vừa hay xanh vàng thì cây dễ ra hoa và
màu hoa sẽ đậm hơn.
™ Nước: cây cần có nước để tạo ra chất đường để nuôi dưỡng cây. Trong
thiên nhiên, Cattleya nhận được nước và độ ẩm gần như mỗi ngày, nhưng vì rễ chỉ
bám vào thân cây hoặc rũ lòng thòng trên không, cho nên mỗi khi cây bị ướt thì sẽ
khô ngay trong ngày. Khi trồng ta nên tưới và để cho khô rồi mới tưới trở lại.
Trồng trong chậu nhựa, thông thường vào khoảng một tuần cây mới khô. Nếu tưới
liên tục rễ sẽ bị thối và cây sẽ chết. Lá cây và củ bẹ mập mạp là đủ nước, nếu nhăn
nheo là thiếu nước.
™ Phân bón: phân bón sẽ giúp cho cây tăng trưởng nhanh hơn và kích thích ra
hoa nhiều hơn. Nên dùng phân 20 – 20 – 20 hoặc 20 – 10 – 20 để tưới quanh năm,
nhưng ta có thể dùng 10 – 30 – 30 để kích thích thêm vào mùa ra hoa. Khi thấy
đầu ngọn lá bị cháy đen tức là quá nhiều phân bón, nên tưới nước khoảng 2 tuần
rồi hãy bón phân trở lại.

8



™ Thay chậu: nên thay chậu vào mùa hè vì lúc này cây và rễ bắt đầu phát
triển. Cattleya ưa trồng trong vỏ cây hoặc rêu, thông thường với vỏ cây pha trộn
thêm với 10% vỏ dừa để giữ ẩm hoặc 10% than để cho được thoáng khí. Ta nên
thay chậu mỗi năm một lần vì nếu vỏ cây mục sẽ làm thối rễ. Trước khi thay chậu,
ta cần ngâm vỏ cây và vỏ dừa khoảng 2 ngày để chất nhựa trong vỏ cây ra hết. Sau
đó sẽ ngâm với phân bón, thuốc sát trùng và B1 để giúp rễ mau phục hồi hơn.
™ Rung chuyển là một trong những yếu tố quan trọng. Gió trực tiếp làm cho
cây rung chuyển và giúp cho cây ít bị bệnh hơn.
™ Sâu bệnh thường gặp trên lan Cattleya như gián cánh, bọ trĩ, bệnh thối đọt.
Ta nên phòng ngừa thường xuyên bằng các loại thuốc là Zineb, Topsil, Benomyl
với chu kì 1 tuần/lần.
Tất cả những yếu tố kể trên đều là nhu cầu cần thiết của nhiều loại cây nói
chung và của lan Cattleya nói riêng. Nếu đáp ứng được những đòi hỏi kể trên,
chúng ta sẽ trồng Cattleya dễ dàng và thành công hơn. Ngoài ra sự học hỏi, rút tỉa
kinh nghiệm của chính mình theo khí hậu nơi trồng, nước tưới mà ứng biến sao
cho phù hợp với nhu cầu của cây sẽ giúp chúng ta thành công mỹ mãn hơn.
2.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trồng lan trên thế giới và Việt
Nam
2.3.1 Trên thế giới
Do đặc điểm của từng loại lan, đặc điểm của từng vùng lãnh thổ khác nhau
cũng có các loại giá thể khác nhau, thành phần vật liệu phụ thuộc vào nguồn
nguyên liệu sẵn có của vùng, đặc điểm sinh thái của vùng, của cây lan. Một số giá
thể được sử dụng trên thế giới hiện nay
™ Extonia: thành phần chính là vỏ cây, lá sồi, than bùn, rêu sphagnum, cát
dạng hạt lớn.
™ Pháp sử dụng giá thể với các vật liệu cơ bản như vỏ thông, đất trồng trọt,
rêu sphagnum, lá dẻ, lá sồi.
™ Anh sử dụng than bùn, lá dẻ, sồi xay nhỏ, vỏ thông, rêu sphagnum, than gỗ.


9


™ Mỹ: vỏ thông, vỏ cây tùng bách, cát, dung nham được nghiền nát, đá trân
châu, mùn lá sồi.
™ Island, Chile, Trung Quốc thì thường sử dụng giá thể là rêu sphagnum.
™ Một số nước ở châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Singapore thì thường sử
dụng các giá thể là vỏ cây linh sam dưới dạng thô, cây dương xỉ.
™ Các nước Đông Nam Á thì các loại giá thể phổ biến là các loại thân, vỏ cây
mục, gạch vụn, sỏi, mút xốp và than củi.
Tùy theo loại vật liệu sẵn có, mỗi nơi lại có các kiểu phối trộn khác nhau để có
một giá thể thích hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển của cây lan.
2.3.2 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam những nghiên cứu về giá thể trồng lan chưa nhiều, trước đây
vật liệu làm giá thể được người trồng lan sử dụng phổ biến là than gỗ, gạch đá
vụn, xơ dừa, dớn, vỏ thông chỉ nhằm mục đích giúp cây đứng vững và tạo ẩm độ
trong giá thể.
Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về giá thể hữu cơ cho cây lan
dựa vào nguồn vật liệu là phụ phế phẩm nông nghiệp như vỏ đậu phộng, lõi bắp,
bã mía, vỏ cà phê, xơ dừa. Ngoài mục đích tìm loại giá thể độ thông thoáng, ẩm độ
thích hợp còn có thể kết hợp cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ hấp thụ, giúp cây
phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh hại và đã thu được kết quả tốt.
Th.S Nguyễn Duy Hạng và các nhà sinh học tại Viện nghiên cứu hạt nhân
Đà Lạt (2005) đã nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ nhờ các chủng vi sinh ưa nhiệt,
có khả năng phân giải các phụ phế phẩm nông nghiệp này thành giá thể trồng hoa,
thay thế cho các giá thể truyền thống, góp phần hạn chế nạn phá rừng, cải tạo môi
trường sinh thái, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất.
Dạng giá thể tổng hợp này có thể sản xuất dưới dạng viên hoặc sợi với
thành phần dinh dưỡng là: chất hữu cơ 47%; nitơ tổng số 0,8%; phospho 0,7%;
kali tổng số 1%; oxid calci 0,3%; oxid magie 0,3%; lưu huỳnh 0,1% và thành phần

vi lượng như Zn, Mo, Mn, Cu, B. Ngoài ra, trong giá thể còn có các hợp chất với
hoạt tính sinh học cao, giúp cho cây trồng có khả năng kháng bệnh. Một số hệ vi
10


sinh vật có ích có khả năng ức chế một số loài nấm gây bệnh ở rễ. Qua kết quả thí
nghiệm, việc nuôi trồng đã thành công trên nhiều loài cây, đặc biệt là địa lan ở
nhiều độ tuổi khác nhau. Giá thể này có tác dụng giúp cây địa lan sinh trưởng,
phát triển mạnh với bộ rễ phát triển tốt, dễ hấp thu dinh dưỡng, độ thông thoáng và
giữ nước phù hợp.
Ngoài ra, hiện nay, ở nước ta đã có thêm loại giá thể trồng phong lan, đó là
hợp chất fila. Fila là một hỗn hợp chất hữu cơ sử dụng rất tốt trong chăm bón rau
màu, cây cảnh, đặc biệt là rất thích hợp để trồng các loại phong lan. Trong đó có
vỏ cà phê làm giá thể cho rễ lan bám. Phân hữu cơ đóng viên để cung ứng thức ăn
thường xuyên cho cây, cộng với một số men vi sinh hỗ trợ cho rễ lan trong quá
trình hấp thụ thức ăn. Toàn bộ hỗn hợp này được trộn đúng tỷ lệ theo công thức
của Pháp, đã được sấy khô khử trùng, khử nấm độc, đảm bảo cho cây lan phát
triển tốt. Khi sử dụng fila cần chú ý: hỗn hợp fila đã được sấy khô, khi mới được
tưới nước có một số nguyên tố hóa học chứa trong fila hút nước, gây ra phản ứng
hợp nước có tỏa nhiệt.
2.4 Giới thiệu một số loại giá thể trồng lan
2.4.1 Các loại giá thể trồng lan
Giá thể (chất trồng) trồng hoa lan rất quan trọng, liên quan đến suốt quá
trình sinh trưởng và phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng hoa
lan. Các chất trồng được sử dụng hiện nay gồm than củi, gạch non (đất sét nung),
đá bọt bazan, dớn cọng, dớn mềm, vỏ dừa miếng, vỏ dừa chặt khúc, một số loại đá
khoáng tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người trồng lan vẫn còn tùy tiện sử dụng giá
thể không phù hợp, làm cây lan chậm phát triển.
2.4.1.1 Than củi
Được dùng khá phổ biến, là một chất trồng tốt vì không bị mục, sạch bệnh,

tạo thông thoáng cho hệ rễ lan phát triển. Than sẽ hấp thu dinh dưỡng qua quá
trình bón phân và cung cấp dưỡng chất qua sức hút rất mạnh của rễ lan. Than được
dùng ở đây là loại than gỗ rừng, được nung thật chín. Tránh dùng các loại than gỗ
rừng sác (như than đước) vì hàm lượng NaCl trong than cao, dễ làm chết lan. Than
11


được chặt nhỏ vừa, không nên chặt quá nhỏ sẽ làm cản trở hô hấp của rễ. Nhược
điểm là giữ ẩm kém, giá thành khá cao.
2.4.1.2 Vỏ dừa chặt khúc
Có khả năng giữ ẩm tốt và chất dinh dưỡng được cung cấp từ phân bón
giúp cho rễ phát triển tốt. Vỏ dừa chặt khúc nhỏ xử lý bằng nước vôi 5% hoặc
NaOH 2%. Nhược điểm là không bền, dễ bị rong rêu phát triển trên bề mặt.
2.4.1.3 Vỏ dừa miếng
Đây là chất trồng lan chủ yếu của người Thái, dễ công nghiệp hóa nếu sản
xuất lan đại trà trên quy mô lớn. Nhưng do số lượng nhiều và rất rẻ nên vỏ dừa
miếng được trồng thành băng trên hệ thống giàn. Nếu dùng vỏ dừa miếng trồng
chậu phải hạn chế tưới nước, tốt nhất là tạo điều kiện đảm bảo ẩm độ bên ngoài
hơn là trong chậu. Vỏ dừa miếng lại là môi trường rất tốt cho đa số các loài lan
thuộc giống Dendrobium. Khuyết điểm là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục. Đối
với chất trồng này phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên.
2.4.1.4 Dớn cọng
Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cybotium baronietz) là một
loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Dớn cọng được chọn vì
không bao giờ đóng rêu, rất lâu mục, ít bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, tạo thông
thoáng cho hệ rễ. Nhược điểm là hút ẩm và hấp thu phân bón kém.
2.4.1.5 Dớn mềm
Xuất thân từ rêu biển, được nhập khẩu từ nước ngoài và đang được sử dụng
khá phổ biến ở Việt Nam. Dớn mềm có ưu điểm giữ ẩm rất tốt và rất thích hợp cho
hệ rễ lan phát triển, nhưng giá thành cao, dễ bị rong rêu, úng nước trong mùa mưa.

2.4.1.6 Vỏ cà phê nung
Tại Đà Lạt, hằng năm sản xuất và chế biến một khối lượng lớn cà phê. Trái
cà phê sau khi tách lấy hạt thì phần vỏ quả thường được nông dân ủ cho hoai và
bón lại cho cây trồng. Trong phần vỏ này có hàm lượng dinh dưỡng khá lớn. Tận
dụng nguồn phụ phế phẩm này, những năm gần đây loại vỏ này được sử dụng khá
nhiều trong chế biến và rất được ưa chuộng làm giá thể trồng lan.
12


Vỏ cà phê tươi sau khi phơi khô sẽ được nung trong điều kiện yếm khí. Sản
phẩm cuối cùng đem ra sử dụng khi có khoảng 70% ở dạng than, 30% cháy không
hoàn toàn. Vỏ cà phê nung có khả năng giữ ẩm tốt, độ thông thoáng cao, có thành
phần các chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của lan, giúp cho rễ địa lan phát
triển tốt.
2.4.1.7 Vỏ trấu
Vỏ trấu được rang ở nhiệt độ khoảng 6000C, rang đến khi đạt đến màu vàng
hơi nâu, trong thành phần ngoài vỏ trấu còn trộn thêm khoảng 5% bột xơ dừa đã
xử lý nhằm tăng độ giữ nước. Vỏ trấu có khả năng giữ ẩm tốt, độ thông thoáng
cao, giá trị pH khoảng 6,5 – 7 rất thích hợp cho sự phát triển của cây lan. Tuy
nhiên loại này có nhược điểm là thoát nước chậm.
2.4.1.8 Phân trùn
Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus. Sau khi ăn các loại chất
thải hữu cơ, trùn quế sẽ cho ra một loại phân hữu cơ 100%. Sản phẩm cuối cùng
của phân trùn đều cho chung một đặc tính là giống than bùn, tơi, mịn, xốp, thoáng
khí và giữ ẩm khá tốt đồng thời giàu những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước,
bổ sung chất hữu cơ, khoáng và vi lượng, cải tạo đất, tiêu diệt nấm độc hại có
trong đất, tăng tính kháng bệnh cho cây trồng, có thể được cây sử dụng ngay.
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, chúng thúc đẩy nhanh sự phát
triển của thực vật (Edwards, 2000) và có thể bổ sung chúng vào đất nghèo dinh
dưỡng, ngăn cản sự xói mòn đến mức thấp nhất. Ngoài ra trong phân trùn còn

chứa một số loại sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc. Đặc biệt là hệ
vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải
cellulose và chất xúc tác sinh học. Vì thế hoạt động vi sinh vật lại tiếp tục phát
triển trong đất.
2.4.1.9 Đất sét nung
Đây là loại giá thể nhân tạo được làm từ đất sét dạng viên lục giác hoặc
viên đùn thỏi phù hợp theo kích thước của giá thể than củi hoặc dừa miếng. Đất
sét nung khá hợp cho nhiều loại lan.
13


2.4.1.10 Đá bọt
Đây là loại đá bọt bazan, cung cấp thêm các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
cho lan.
2.4.2 Thành phần giá thể phù hợp cho từng nhóm lan
2.4.2.1 Lan Cattleya
Cấu tạo giá thể là điều kiện quyết định sự phát triển của lan Cattleya, vì thế
việc cấu tạo giá thể thay đổi tùy theo vùng và tùy theo mùa trong năm. Ở thành
phố Hồ Chí Minh, phương pháp trồng trên thân cây sống và thân cây chết thì giá
thể chính là lớp vỏ của thân cây được trồng. Phương pháp trồng chậu thì giá thể
phải thật thoáng. Một giá thể quá bí thì giúp người trồng ít phải tưới nước, nhưng
cây rất dễ bị chết vì thối rễ, nhất là trong mùa mưa. Một giá thể với phần đáy thật
thoáng tránh được sự úng nước và phần bề mặt hơi khít kín rất tốt cho sự phát
triển của cây. Hiện nay một số nhà vườn trồng Cattleya không cần chất liệu để
trồng, chỉ cần chậu làm bằng gỗ thông thoáng và buộc cây vào giữa chậu, rễ phát
triển tốt. Tuy nhiên, một số vẫn trồng với giá thể là dớn cọng.
Đối với vùng lạnh, cấu tạo giá thể quá thông thoáng sẽ bất lợi cho sự sinh
trưởng, vì nhiệt độ lạnh ban đêm sẽ làm các đầu rễ đui đi và bộ rễ teo dần, cây
phát triển èo uột. Một giá thể bít kín sẽ giúp rễ có độ ấm để phát triển, do đó ở Đà
Lạt người ta dùng các loại dớn vụn để làm giá thể trồng lan.

2.4.2.2 Lan Dendrobium
Chậu trồng phải thật thoáng và không úng nước. Tuy nhiên, do bản năng
sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc giống
Dendrobium có thể dùng giá thể ẩm hơn Cattleya nhưng không được làm thối căn
hành. Vì thế một số loài Dendrobium có thể phát triển trên các giá thể là xơ dừa,
than hay vỏ dừa chặt khúc. Nếu giá thể là xơ dừa phải hạn chế số lần tưới nước,
nếu không cây bị thối vì quá ẩm.

14


×