Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN CÂY CẢI BẮP TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU GIA LAI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU TƠ (Plutella xylostella L.) CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU
HẠI TRÊN CÂY CẢI BẮP TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU
- GIA LAI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG
TRỪ SÂU TƠ (Plutella xylostella L.) CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM NHUNG
Ngành: Nông học
Niên khóa: 2005-2009

Pleiku, tháng 08/2009


ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU
HẠI TRÊN CÂY CẢI BẮP TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU
- GIA LAI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG
TRỪ SÂU TƠ (Plutella xylostella L.) CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông nghiệp



Giáo viên hướng dẫn:
Thầy NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 08 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Con thành kính khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành, tần tảo dưỡng dục con
thành người và tạo mọi điều kiện để cho con có được ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Nguyễn Hữu Trúc, người thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Thầy
đã nhiệt tình theo dõi từng bước quá trình làm thí nghiệm để giúp em hòan thành tốt đề
tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến:
™ Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tại Gia Lai đã quan
tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như
thời gian thực hiện đề tài.
™ Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Cơ Bản,
khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và quý Thầy, Cô trường
Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý
báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
™ Anh Trần Đức Công và các anh chị ở Chi cục BVTV tỉnh Gia Lai, các gia đình
anh Lê Đức Danh, cô Đinh Thị Thanh, anh Nguyễn Anh Tuấn cùng với bà con nông
dân của tổ dân phố 3 phường Thống Nhất, phường Yên Thế và xã An Phú đã nhiệt
tình tạo điều kiện trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
™ Tất cả bạn bè, anh chị đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời

gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Những tình cảm tốt đẹp này, một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Pleiku, tháng 8 năm 2009
NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra hiện trạng canh tác và phòng trừ sâu hại trên cây
cải bắp tại thành phố Pleiku Gia Lai và đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ (Plutella
xylostella L.) của một số loại thuốc trừ sâu” đã được tiến hành tại thành phố Pleiku,
thời gian từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 31 tháng 5 năm 2009. Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên.
Nội dung nghiên cứu bao gồm: điều tra hiện trạng canh tác cây cải bắp của
nông dân thành phố Pleiku và xác định thành phần sâu hại cũng như diễn biến mật số
của chúng. Đồng thời thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ trên cây cải bắp
của một số thuốc trừ sâu tơ.
Kết quả thu được cho thấy:
Cây cải bắp tại thành phố Pleiku hiện được trồng 4 giống chính là KK Cross,
C35, C38 và A76. Loại diện tích từ 1000 – 2000 m2 là chủ yếu chiếm 65,7 % tổng số
hộ điều tra. Khoảng cách 40 cm x 50 cm được trồng phổ biến nhất chiếm 48,6 % tổng
số hộ điều tra.
Trên các cây rau họ thập tự có 9 loài sâu hại chính thuộc 3 bộ gồm: Bộ cánh
cứng (Coleoptera) có 1 loài là bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta striolata F.)
Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) có 7 loài là: sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xám
(Agrotis sp), sâu khoang (Spodoptera sp.), sâu đàn cải bắp (Crociodolomia binotalis),
sâu đo xanh hại cải (Chrysodeixis eriosoma), sâu xanh bướm trắng (Pieris brassicae),
sâu đục nõn cải (Hellula undalis Fabricius). Trong đó, loài sâu tơ xuất hiện thường
xuyên nhất ở các vườn điều tra và gây hại ở mật số khá cao.

Bộ cánh đều (Homoptera) có một loài là rệp cải bắp (Brevicorynine brassicae).
Trong đó, gây hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất cây là các loài sâu
thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera).
Biện pháp hóa học được sử dụng phổ biến chiếm 100 % tổng số hộ điều tra, các
loại thuốc hóa học được sử dụng với liều lượng cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với liều
lượng khuyến cáo.
Các loại thuốc thí nghiệm có hiệu lực khác nhau trong phòng trừ sâu tơ và sự
kéo dài hiệu lực theo thời gian cũng khác nhau. Nhìn chung, hiệu lực trừ sâu tơ của
iii


các loại thuốc tăng dần theo thời gian từ 1 NSP đến 7 NSP và cao nhất ở 7 NSP.
Trong đó, ở 7 NSP, hiệu lực cao nhất là thuốc Pegasus 500 SC (1 l/ha) (đối chứng) có
hiệu lực là 86,4 % và thuốc Biocin 16 WP (1,2 kg/ha) có hiệu lực là 82,4 %. Sau đó,
hiệu lực trừ sâu tơ của các loại thuốc giảm dần ở 14 NSP và tiếp tục giảm ở 21 NSP.
Có thể nói, ở 21 NSP tất cả các loại thuốc đều không còn hiệu lực, trong đó, thuốc
Success 25 SC (1,5 l/ha) hiệu lực chỉ còn 6,8 %, thuốc Pegasus 500 SC (1 l/ha) (đối
chứng) hiệu lực chỉ còn 11,8 %.

iv


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Trang tựa ……………………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………………..ii
Tóm tắt……………………………………………………………………………….. iii
Mục lục…………………………………………………………………………………v
Danh sách các chữ viết tắt…………………………………………………………….vii

Danh sách các bảng…………………………………………………………………..viii
Danh sách các hình và biểu đồ………………………………………………………...ix
Chương 1 GIỚI THIỆU……………………………………………………………....1
1.1 Đặt vấn đề…………………………………………………………………………..1
1.2 Mục đích và yêu cầu………………………………………………………………..2
1.2.1 Mục đích………………………………………………………………………...2
1.2.2 Yêu cầu………………………………………………………………………….3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………4
2.1 Cây bắp cải…………………………………………………………………………4
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố………………………………………………………………4
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng………………………………………………………………..4
2.2 Sâu tơ……………………………………………………………………………….5
2.2.1 Tên gọi……………………………………………………………………………5
2.2.2 Đặc điểm hình thái……………………………………………………………….5
2.2.3 Đặc điểm sinh sống và phát sinh gây hại………………………………………...6
2.2.4 Thiên địch………………………………………………………………………..7
2.2.5 Tình hình nghiên cứu ngoài nước………………………………………………10
2.2.6 Tình hình nghiên cứu trong nước……………………………………………….14
2.2.7 Các biện pháp quản lý và phòng trừ…………………………………………….16
2.2.8 Các loại thuốc thí nghiệm………………………………………………………18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………….21
3.1 Thời gian và địa điểm……………………………………………………………21
3.2 Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết……………………………………………21
3.3 Vật liệu nghiên cứu……………………………………………………………….23
3.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….23
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác cây cải bắp tại TP. Pleiku…………………………23
3.4.2 Điều tra thành phần, diễn biến và các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cải
bắp của nông dân tại thành phố Pleiku………………………………………………..24
3.4.2.1 Điều tra thành phần và diễn biến các loài sâu hại trên cây cải bắp của nông dân
tại thành phố Pleiku…………………………………………………………………...24

3.4.2.2 Điều tra các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cải bắp của nông dân tại
thành phố Pleiku………………………………………………………………………24
3.4.3 Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu tơ hại trên cây cải bắp của một số thuốc trừ
sâu tơ tại TP. Pleiku…………………………………………………………………..25
3.5 Phân tích thống kê và xử lý số liệu………………………………………………..26

v


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………………………...27
4.1 Hiện trạng canh tác cây cải bắp ở Thành phố Pleiku……………………………..27
4.2 Thành phần, diễn biến và các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cải bắp của
nông dân tại thành phố Pleiku………………………………………………………...29
4.2.1 Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại trên cây cải bắp…………29
4.2.2 Diễn biến mật số sâu của một số sâu hại chính trên cây cải bắp ở TP.Pleiku…..36
4.2.2.1 Diễn biến mật số sâu tơ trên cây cải bắp ở TP. Pleiku………………………..36
4.2.2.2 Diễn biến mật số sâu xanh bướm trắng trên cây cải bắp ở TP. Pleiku………..37
4.2.3 Biện pháp phòng trừ các loại sâu hại trên cây rau họ thập tự tại TP.Pleiku…….38
4.3 Kết quả đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ trên cây cải bắp……………………...41
4.3.1 Mật số sâu tơ ở các nghiệm thức thí nghiệm……………………………………41
4.3.2 Hiệu lực của các loại thuốc tính theo công thức Henderson – Tilton…………..42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………………...49
5.1 Kết luận…………………………………………………………………………...49
5.2 Đề nghị……………………………………………………………………………49
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….50
Phụ lục ………………………………………………………………………………..52

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

BVTV: Bảo vệ thực vật

2.

Bt: Bacillus thuringiensis

3.

ĐC: Đối chứng

4.

FAO: Food and Agricultre Organization

5.

IPM: Integrated Pest Management

6.

k/c: Khoảng cách

7.

KKTB: không khí trung bình

8.


LD: Lethal Dose

9.

LLL: Lần lặp lại

10. ND: nông dân
11. NSP: Ngày sau phun
12. NTP: Ngày trước phun
13. NT: Nghiệm thức
14. SHĐT: Số hộ điều tra
15. STT: Số thứ tự
16. TP: Thành phố
17. TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
18. TTS: Thuốc trừ sâu

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quá trình sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để phòng trừ sâu tơ P. xylostella ở
Malalaysia …………………………………………………………………………….13
Bảng 3.1 Các nghiệm thức thí nghiệm………………………………………………..25
Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác cây cải bắp ở 3 vùng rau phường Thống Nhất, phường
Yên Thế và xã An Phú tại thành phố Pleiku năm 2009………………………………28
Bảng 4.2: Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại trên cây cải bắp thời
gian từ tháng 2 đến tháng 5 tại TP.Pleiku…………………………………………….30
Bảng 4.3 Các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cải bắp tại TP. Pleiku…………..39
Bảng 4.4 Các loại thuốc hóa học được nông dân sử dụng trừ các loại sâu hại trên cây

cải bắp tại TP. Pleiku…………………………………………………………………40
Bảng 4.5: Mật số sâu tơ trên cây cải bắp trước và sau phun thuốc tại vườn rau thí
nghiệm ở vùng rau Thống Nhất – TP. Pleiku………………………………………...42
Bảng 4.6: Hiệu lực trừ sâu tơ trên cây cải bắp của các loại thuốc trừ sâu tại tại vườn
rau thí nghiệm ở vùng rau Thống Nhất – TP. Pleiku………………………………..46

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Vòng đời của sâu tơ Plutella xylostella L……………………………………6
Hình 2.2 Vườn cải bắp ở giai đoạn bắt đầu cuốn bắp ………………………………..12
Biểu đồ 3.1 : Nhiệt độ, độ ẩm trung bình tại khu vực Tp. Pleiku từ tháng 2 đến tháng 6
năm 2009……………………………………………………………………………...22
Biểu đồ 3.2 : Lượng mưa trong các tháng tại khu vực Tp. Pleiku từ tháng 2 đến tháng 6
năm 2009……………………………………………………………………………...22
Hình 4.1 Thành trùng bọ nhảy sọc vỏ lạc đang gây hại………………………………………31
Hình 4.2 Sâu non sâu đàn bắp cải (Crociodolomia binotalis)…………………………...31
Hình 4.3 Nhộng của sâu xanh bướm trắng (Pieris brassicae) ……………………………..32
Hình 4.4 Sâu non của sâu xanh bướm trắng (Pieris brassicae)…………………………..32

Hình 4.5 Sâu non của sâu khoang Spodoptera litura………………………………….33
Hình 4.6 Rệp cải Brevicorynine brassicae…………………………………………….33
Hình 4.7 Sâu non của sâu xám (Agrotis sp.)………………………………………….34
Hình 4.8 Sâu non của sâu đục nõn cải Hellula undalis Fabricius ……………………….34
Hình 4.9 Sâu non của sâu tơ (Plutella xylostella)…………………………………….35
Hình 4.10 Sâu non của sâu đo xanh (Chrysodeixis eriosoma)………………………..35
Biểu đồ 4.1 Diễn biến mật số sâu tơ trên các diện tích……………………………….37
Biểu đồ 4.2 Diễn biến mật số sâu xanh bướm trắng trên các diện tích……………….38
Hình 4.11 Toàn cảnh khu thí nghiệm…………………………………………………41

Hình 4.12 Sâu đo xanh (Chrysodeixis eriosoma) chết sau xử lý thuốc ………………47
Hình 4.13 Sâu tơ (Plutella xylostella) chết sau xử lý thuốc…………………………..47
Hình 4.14 Sâu đàn bắp cải (Crociodolomia binotalis) chết sau xử lý thuốc………….48
Hình 4.15 Sâu xám chết (Agrotis sp.) sau xử lý ...........................................................48

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rau xanh cung cấp nhiều loại sinh tố, acid amin, nhiều nguyên tố đa lượng và
vi lượng, là thực phẩm tươi sống không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của con người. Đặc
biệt khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng
và chất lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh
dưỡng đảm bảo sức khỏe, sắc đẹp và kéo dài tuổi thọ của con người.
Đại bộ phận các giống rau đều thuộc về thực vật bậc cao, ngành hạt kín, có 5 họ
thuộc cây 1 lá mầm, 20 họ thuộc cây 2 lá mầm. Trong nhóm 2 lá mầm phải kể đến là
họ thập tự, rau họ thập tự (Crucifereae) ở nước ta rất phong phú bao gồm cải bắp, su
hào, cải xanh, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, cải sen… Với điều kiện khí hậu nhiệt đới như
ở nước ta cây cối quanh năm xanh tốt do đó thành phần sâu hại rất phong phú. Trong
đó, một số loài thường xuyên phá hại như: Sâu xám (Agrotis ypsilon H.), sâu khoang
(Spodoptera litura F.), sâu đo xanh (Plusia eriosoma D.)… và đặc biệt là sâu tơ
(Plutella xylostella L.).
Các loại rau thường là những cây thực phẩm ngắn ngày luôn luôn được đầu tư
về thâm canh và sản phẩm của chúng được sử dụng trực tiếp làm thức ăn tươi cho
người và gia súc. Vì vậy, cần phải có sự lựa chọn và xác định rõ ràng giới hạn của biện
pháp sử dụng khi thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu hại rau nhằm góp phần làm
tăng giá trị của rau, giữ an toàn cho người, gia súc và môi trường.
Gia Lai là một tỉnh phía Bắc của khu vực Tây Nguyên có điều kiện khí hậu và

đất đai thuận lợi cho nhiều loại rau sinh trưởng và phát triển. Đến nay, diện tích sản
xuất rau xanh toàn tỉnh lên đến 6 240 ha, đạt sản lượng khoảng 748 800 tấn/năm đáp
ứng được nhu cầu về số lượng, chủng loại cho tiêu dùng trong tỉnh và tiêu thụ ở nhiều
tỉnh, thành phố trong cả nước.

1


Thực tế hiện nay nông dân sản xuất rau trong địa bàn tỉnh đang gặp không ít
những khó khăn như sâu, bệnh phát sinh gây hại ngày một nhiều như : Sâu xám
(Agrotis ypsilon H.), Sâu tơ (Plutella xylostella L.), Sâu khoang (Spodoptera litura F.),
Sâu đo xanh (Plusia eriosoma D.)… và một số bệnh như : Bệnh Mốc sương hại trên
cây họ cà, phân trắng gây hại trên cây họ bầu bí…
Trong số những sâu hại kể trên thì sâu tơ (Plutella xylostella L.) là loài sâu chủ
yếu sống trên cây họ thập tự, là đối tượng sâu hại quan trọng trên cây cải bắp, là loài
sâu khó diệt trừ vì có khả năng hình thành tính kháng thuốc nhanh trên đồng ruộng.
Chúng gây hại chủ yếu ở pha sâu non, bằng cách gặm hết lớp thịt lá ở trên lá chỉ để lại
lớp màng mỏng, làm giảm diện tích lá, lá không quang hợp được. Trên một số vườn
rau khi mật độ sâu tơ cao chúng gây hại mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây rau. Có những năm người trồng rau cải bắp, su
hào không có sản phẩm thu hoạch vì sâu tơ phá hại, dù họ đã dùng rất nhiều thuốc bảo
vệ thực vật để phun phòng trừ sâu tơ nhưng do sâu kháng thuốc nên không đem lại
hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rau.
Từ thực trạng đó, để giúp cho người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh hiểu
rõ hơn về quá trình phát sinh gây hại của các đối tượng gây hại chính trên các cây rau
họ thập tự và có những biện pháp phòng trừ hữu hiệu để ngăn chặn những thiệt hại do
sâu tơ gây ra trên cây bắp cải, giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, tạo ra nguồn sản
phẩm đảm bảo an toàn phục vụ cho người tiêu dùng góp phân tăng thu nhập cho
người nông dân sản xuất rau, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và phòng trừ sâu hại
trên cây cải bắp tại thành phố Pleiku – Gia Lai và đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ

(Plutella xylostella L.) của một số loại thuốc trừ sâu” đã được thực hiện, nhằm góp
phần làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý sâu hại
cây cải bắp.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Điều tra hiện trạng canh tác và phòng trừ sâu hại trên cây cải bắp tại thành phố
Pleiku và đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ của một số loại thuốc.

2


1.2.2 Yêu cầu
• Điều tra hiện trạng canh tác cây cải bắp tại thành phố Pleiku.
• Điều tra thành phần, diễn biến và các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cải
bắp của nông dân tại thành phố Pleiku.
• Xác định hiệu lực phòng trừ sâu tơ trên cây cải bắp của một số thuốc.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cây bắp cải
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố
Theo nhiều tài liệu thì cải bắp có nguồn gốc hoang dại ở châu Âu hơn 4000
năm trước đây và tập trung ở Hy Lạp. Ở đây, cải bắp được trồng trong các vườn thực
vật, nhiều gia đình còn thờ cả bắp cải (Theo Phạm Hữu Nguyên, 2008. Bài giảng môn
học cây rau).
Đến thế kỷ 19 cải bắp mới được trồng ở Nga, phía Bắc Địa Trung Hải ( Pháp,
Ý) và ở Anh. Đặc điểm của vùng này là mát, mưa nhiều về mùa đông. Cải bắp hoang

dại vẫn còn được thấy ở Anh, Đan Mạch và Pháp. Chúng thuộc thân thảo và luôn luôn
là cây 2 năm (Theo Phạm Hữu Nguyên, 2008. Bài giảng môn học cây rau).
Trong khi những biến chủng cải bắp trồng đầu tiên được sử dụng cho mục đích
y học thì cải bắp đã trở thành một trong những cây rau quan trọng nhất ở châu Âu vào
thế kỷ thứ 16. Kể từ đó, cải bắp đã được biết rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, do
là cây chịu lạnh nên ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, cải bắp chỉ trồng được ở
những vùng cao nguyên có khí hậu mát mẻ, hay ở những vùng đồng bằng có một thời
điểm nhiệt độ thấp tháng 11, 12 hàng năm hoặc sử dụng những giống cải bắp chịu
nhiệt để trồng (Theo Phạm Hữu Nguyên, 2008. Bài giảng môn học cây rau).
Ở nước ta, cải bắp được du nhập và được trồng từ thời Pháp thuộc và ngày càng
được mở rộng diện tích do nhập nhiều giống đã được nhiệt đới hóa (chịu nóng). Ở các
tỉnh thuộc vùng đồng bằng miền Nam nước ta như TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu,…có
thể trồng các giống cải bắp chịu nhiệt trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau (Theo Phạm Hữu Nguyên, 2008. Bài giảng môn học cây rau).
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng
Cải bắp là cây giàu dinh dưỡng mặc dù có phần kém hơn so với nhiều loại rau
ăn lá có màu xanh. Lá cải bắp có hàm lượng chất béo, carbonhydrate và năng lượng
4


thấp. Tuy nhiên, chúng lại rất giàu protein với sự có mặt của tất cả các amino acid cần
thiết, đặc biệt là các amino acid có chứa lưu huỳnh (Theo Phạm Hữu Nguyên, 2008.
Bài giảng môn học cây rau).
Cải bắp còn là nguồn dinh dưỡng rất giàu các chất khoáng như Ca, Fe, Mg, Na,
K, P và các vitamin (Theo Phạm Hữu Nguyên, 2008. Bài giảng môn học cây rau).
Tất cả các loại cải đều có chứa glycoside là chất cho vị đắng. Đây là chất kháng
sinh nhưng cũng là chất gây ra bệnh bướu cổ. Thành phần glucosinolate chứa trong
các giống cải bắp trắng trồng biến động rất lớn từ 299 tới 1288 ppm. Tuy nhiên, có 1
vài giống có thành phần glucosinolate rất thấp (100 mg/100g). Đó là kết quả của sự
chọn lọc lâu đời để giảm vị đắng. Chất gây bướu cổ có thể mất khi nấu (Theo Phạm

Hữu Nguyên, 2008. Bài giảng môn học cây rau).
2.2 Sâu tơ
2.2.1 Tên gọi
Tên khoa học: Plutella xylostella L.
Họ: Plutellidae
Bộ: Lepidoptera
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Ngài sâu tơ dài 6 – 7 mm, cơ thể có màu nâu xám. Mép ngoài của cánh trước có
một vân nhấp nhô chia làm 3 đoạn, ở ngài đực vân này có màu trắng còn ở ngài cái
vân này có màu vàng ngà. Mép cánh sau của ngài sâu tơ có nhiều lông dài (Theo Trần
Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).
Trứng sâu tơ có dạng hình elip, dài khoảng 0,5 mm, có màu xanh khi mới đẻ và
màu vàng nhạt khi sắp nở (Theo Trần Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).
Sâu non sâu tơ tuổi nhỏ có màu trắng mốc đầu màu đen, tuổi lớn có màu xanh
lá cây non. Sâu non đẫy sức dài 8 – 10 mm, trên các đốt bụng đều có lông nhỏ, ở mảnh
lưng trước có nhiều chấm đen nhỏ xếp thành hình chữ U (Theo Trần Thị Thiên An,
2008. Côn trùng chuyên khoa).
Nhộng sâu tơ có kén giả bằng tơ mỏng, có dạng hình thoi màu xanh nhạt hoặc
vàng nhạt, dài 5 – 6 mm (Theo Trần Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).

5


2.2.3 Đặc điểm sinh sống và phát sinh gây hại
Sâu tơ là loài sâu có khả năng diapause ở tất cả các pha phát triển của cơ thể.
Ngài sâu tơ hoạt động nhiều và rất nhanh nhẹn từ chập tối đến nửa đêm, ban ngày ngài
thường ẩn nấp ở mặt dưới của lá cây. Khi khua động thì ngài thường bay ra một
khoảng ngắn. Ở mật độ cao, ngài sâu tơ hoạt động cả ban ngày và có sự di chuyển để
phân tán lây lan (Theo Trần Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).


a)

b)

d)

c)

Hình 2.1 Vòng đời của sâu tơ Plutella xylostella L.
a) Trứng (Theo Alfredo và M. Anthony Shelton, 1976)
b) Sâu non; c) Nhộng; d) Thành trùng.
Phần lớn ngài cái sau vũ hóa thì giao phối và đẻ trứng trong cùng ngày. Ngài
cái thường đẻ trứng rải rác từng quả hoặc từng cụm 3 – 5 quả ở mặt dưới lá cây. Trứng
thường được đẻ ở phần lõm của lá non hoặc lá bánh tẻ. Một ngài cái trung bình đẻ
được khoảng 300 trứng (Theo Trần Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).
Tùy theo tuổi, sâu non của sâu tơ có tập tính sinh sống gây hại khác nhau. Ở
tuổi 1 và 2 sâu non ăn nhu mô lá chừa lại phần biểu bì trên. Tuổi 3, 4, 5 sâu cắn đục
thủng lá. Sâu non hoạt động nhanh khi bị khua động thì nhả tơ di chuyển lẩn trốn rất
nhanh (Theo Trần Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).

6


Khi đẫy sức sâu non nhả tơ kết kén ngay trên lá để hóa nhộng, phần lớn sâu non
thường hóa nhộng ở mặt dưới lá già hoặc ở các khe lõm của lá (Theo Trần Thị Thiên
An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).
Sâu tơ có khả năng thích ứng rộng có thể sinh sống và phát triển được ở nhiệt
độ 10 – 40 oC, nhưng ở nhiệt độ thích hợp là 20 – 30 oC (Theo Trần Thị Thiên An,
2008. Côn trùng chuyên khoa).
Vụ rau đông xuân muộn (cuối tháng 2 đến đầu tháng 3) thường bị sâu tơ phát

sinh gây hại nặng. Trên đồng ruộng thường có các lứa sâu tơ nối tiếp nhau gây hại
trong năm. Những năm nào mưa dầm nhiều thì sâu non của sâu tơ dễ bị bệnh nhiều
(Theo Trần Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).
Ngài cái sâu tơ thường đẻ trứng rất ít ở độ ẩm < 76%. Mùa khô sâu tơ phát sinh
gây hại nặng hơn mùa mưa (Theo Trần Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).
Thiên địch bắt mồi sâu tơ gồm có một số loài phổ biến là kiến 3 khoang, một số
loài nhện, chim…(Theo Trần Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).
Thiên địch ký sinh của sâu tơ phong phú hơn, các loài ký sinh sâu non, nhộng
phổ biến gồm có vi khuẩn Bacillus thuringiensis, một số nấm như zoophtora,
beauveria,…, một số loài ong trong họ Ichneunomidae, một số loài ruồi trong họ
Tachinidae,… Ký sinh trứng của sâu tơ gồm một số loài ong trong họ
Trichogrammatidae (Theo Trần Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).
Vòng đời trung bình của sâu tơ khoảng 21 – 25 ngày. Thời gian này thay đổi
tùy theo nhiệt độ trong năm. Thời gian phát dục của trứng là 3 – 4 ngày, của sâu non là
11 – 12 ngày, của nhộng là 5 – 6 ngày và của trưởng thành là 2 – 3 ngày (Theo Trần
Thị Thiên An, 2008. Côn trùng chuyên khoa).
2.2.4 Thiên địch
• Người ta đã biết đến nhiều loài ký sinh của sâu tơ nhưng chỉ một số ít có hiệu
quả trên ruộng. Đó là những con ký sinh thuộc loài Diadegma sp., Cotesia sp.
và Diadromus sp.. Hiệu quả của những ký sinh này phụ thuộc vào khí hậu. Ký
sinh thường được du nhập và thả trên ruộng để phòng trừ sâu tơ hiệu quả. Điều
này rất cần thiết vì cải bắp (và những cây cải khác) có nguồn gốc từ Châu Âu
7


và không có thiên địch bản địa hiệu quả đối với sâu tơ ở Châu Á (theo Chương
trình FAO – IPM rau, Hướng dẫn sinh thái học Cải bắp, 2004).
• Diadegma semiclausum: Diadegma semiclausum đã được du nhập thành công
vào những vùng cao nguyên ở Philippine và Việt Nam. Ở vùng cao nguyên
Cordillera, Philippine, việc du nhập và thả Diadegma semiclausum đã làm giảm

việc phun thuốc trừ sâu hóa học đến 80 % trong mùa khô và 55 % trong mùa
mưa. Diadegma semiclausum rất có hiệu quả trong việc duy trì quần thể sâu tơ
ở mức thấp trong điều kiện khí hậu ôn hòa. Nhưng ở nhiệt độ trên 25 oC thì hiệu
quả phòng trừ không rõ rệt. Kết quả là sâu tơ vẫn là một vấn đề ở những vùng
đồng bằng nhiệt đới. D. semiclausum được nhân nuôi hàng loạt trong các trạm
nuôi ở vùng cao nguyên nhiều nước Đông Nam Châu Á (theo Chương trình
FAO – IPM rau, Hướng dẫn sinh thái học Cải bắp, 2004).
• Diadegma insulare: Ong ký sinh Diadegma insulare thích hợp với điều kiện ấm
hơn và có thể đóng vai trò chính trong việc phòng trừ sâu tơ ở các vùng quá ấm
đối với D. semiclausum. Mới đây D. insulare từ Florida (Mỹ) được du nhập vào
Philippine để phòng trừ sâu tơ vùng đồng bằng. Hiện nay, người ta đang nghiên
cứu các phương pháp nuôi ký sinh và tiến hành một số thí nghiệm nhỏ trong
nhà lưới (theo Chương trình FAO – IPM rau, Hướng dẫn sinh thái học Cải bắp,
2004).
• Cotesia plutellae: Ong ký sinh Cotesia plutellae cũng có thể thích nghi với khí
hậu ấm hơn so với Diadegma semiclausum. Cotesia plutellae được nhân nuôi
hàng loạt ở các nước. Ở Philippine để thả trên ruộng và trình diễn trên ruộng
nông dân. Kén của chúng cũng được dùng để thả trên ruộng (Báo cáo tiến độ
FAO – ICP ’96 – 99’). Tuy nhiên, Cotesia plutellae ký sinh hiệu ít quả hơn so
với Diadegma semiclausum vì chúng có hiệu quả tốt khi mật độ sâu tơ cao và
khi mật độ sâu tơ thấp thì hiệu quả không rõ ràng (theo Chương trình FAO –
IPM rau, Hướng dẫn sinh thái học Cải bắp, 2004).
• Diadromus collaris: Một loài ký sinh đã được du nhập vào Việt Nam là
Diadromus collaris. Loài ong nhỏ này ký sinh nhộng sâu tơ. Diadromus được
thả trên ruộng cải bắp ở Đà Lạt, Việt Nam năm 1998. Việc theo dõi và các
nghiên cứu sinh thái do lớp Huấn luyện nông dân và các nhóm nông dân nghiên
8


cứu tiến hành (Báo cáo tiến độ FAO – ICP ’96 – 99’). Tuy nhiên, Diadromus

collaris vẫn chưa thiết lập được quần thể trên ruộng ( Ooi, 1999). Diadromus
collaris đang được thiết lập tại các vùng cao nguyên Malaysia (Cao nguyên Ca
– mơ – run ) (theo Chương trình FAO – IPM rau, Hướng dẫn sinh thái học Cải
bắp, 2004).
• Các loài ký sinh khác: Có một vài loài ký sinh khác trên sâu tơ, trong đó có cả
ký sinh sâu non là Microplites plutellae, loài này rất phổ biến ở Bắc Mỹ và
Apanteles ippeus, loài này được phân bổ rộng rãi ở miền Đông nước Úc (Tài
liệu của CABI về Diadegma insulare). Các loài ký sinh khác có thể xuất hiện tự
nhiên ở một số vùng cụ thể và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm
thiệt hại do sâu tơ gây ra khi các loại thuốc trừ sâu phổ rộng không được sử
dụng nhiều. Tóm lại, mức độ ký sinh của chúng tương đối thấp (theo Chương
trình FAO – IPM rau, Hướng dẫn sinh thái học Cải bắp, 2004).
• Các tác nhân gây bệnh: Người ta biết một số tác nhân gây bệnh giết sâu tơ. Tác
nhân gây bệnh phổ biến nhất là nấm Entomophthora blunckii và
Entomophthora radicans. Sâu tơ cũng có thể bị giết do virus hạt và virus đa
diện nhân (NPV). Trừ Bt, có những hạn chế về hiệu quả của những tác nhân
gây bệnh này vì chúng cần những điều kiện đặc trưng (nhiệt độ, ẩm độ) để hoạt
động. Các chế phẩm thương mại của Bacillus thuringiensis (Bt) có thể phòng
trừ sâu tơ cũng như một số loại sâu khác một cách hiệu quả. Cần phải chú ý ở
đây là ở một số vùng, người ta đã tìm thấy sự kháng Bt. Chỉ sử dụng Bt trên cơ
sở quan sát đồng ruộng. Phải thận trọng, không nên dùng Bt thường xuyên và
nên quay vòng sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Bt diệt sâu non của
sâu tơ rất chậm: chỉ có tác dụng sau khoảng 3 ngày. Tuy nhiên, những con sâu
bị nhiễm Bt ngừng ăn cây sau một khoảng thời gian ngắn. Do vậy, mặc dù còn
sống nhưng chúng không gây hại cho cây trồng nữa (theo Chương trình FAO –
IPM rau, Hướng dẫn sinh thái học Cải bắp, 2004).
• Con ăn mồi: Con ăn mồi cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phòng
trừ sâu tơ. Chẳng hạn như: nhện, bọ rùa, chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.) và
người ta cũng ghi nhận là có một số loại cánh cứng cũng tấn công sâu tơ.
Những con ăn mồi này có hướng phát triển quần thể vào cuối vụ. Ngoài ra, còn

9


có một số loài chim, chuồn chuồn săn bắt sâu tơ trưởng thành vào chiều tối khi
trưởng thành sâu tơ tiến hành giao phối hay đẻ trứng. Hiệu quả của các con ăn
mồi thay đổi nhiều giữa các vùng (theo Chương trình FAO – IPM rau, Hướng
dẫn sinh thái học Cải bắp, 2004).
2.2.5 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Sâu tơ P. xylostella có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải ấm áp thuộc châu Âu.
Đến năm 1972, P. xylostella được ghi nhận là loài sâu hại trên các cây trồng thuộc họ
Thập tự Cruciferaceae ở tối thiểu 128 quốc gia và vùng lãnh thổ (theo CIE, 1967 và
Salinas, 1972).
Theo Othmam và Hashim (2002), P. xylostella được ghi nhận ở Malaysia đầu
tiên vào năm 1925 ở vùng đồi Fraser. Vào năm 1934, khi cao nguyên Cameron bắt đầu
trồng những loài rau có nguồn gốc ở vùng ôn đới thì người ta đã phát hiện loài côn
trùng này. Đến năm 1941, loài sâu hại chính trên cây cải bắp ở đây được báo cáo là
sâu tơ P. xylostella.
Ở Nhật Bản, P. xylostella trở thành loài dịch hại quan trọng vào thập niên 1960
và mật số của chúng hàng năm phụ thuộc rất nhiều vào các cây trồng họ Thập tự
(Yamada, 1977).
Theo Ooi (1981), loài dịch hại trong nông nghiệp đầu tiên kháng thuốc trừ sâu
ở Malaysia là P. xylostella. Henderson (1957) báo cáo rằng P. xylostella đã kháng với
DDT và BHC. Trước đó, Ankesmit đã thông báo hiện tượng này vào năm 1953 ở
Indonesia.
Trước tình hình đó, Trung tâm nghiên cứu rau châu Á đã nhấn mạnh việc sử
dụng thiên địch của P. xylostella trong đấu tranh sinh học. Ở châu Âu, P. xylostella đã
bị kiểm soát ở dưới ngưỡng gây hại bởi một lượng lớn thiên địch (Talekar và Yang,
1993). Người ta đã kiểm tra được ở xứ Modavia thuộc Rumani có đến 128 loài ong kí
sinh P. xylostella (Tôn Thất Trình, 1994). Vấn đề ngày càng được quan tâm hơn trong
việc tăng cường quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) với mức độ sử dụng thuốc trừ sâu hóa

học thấp nhất. Vì sinh P. xylostella là loài côn trùng du nhập vào các nước nhiệt đới và
cận nhiệt đới nên thiên địch của nó cũng phải được du nhập đến những nơi này.

10


Song song với việc du nhập các loài kí sinh P. xylostella là việc sản xuất sinh
khối, thực hiện thêm các nghiên cứu về loài côn trùng này. Trong công tác nhân sinh
khối sâu tơ, ngoài giá thể làm thức ăn là các loài cây thuộc tộc cải Brassicae, các nhà
khoa học đã nghiên cứu và giới thiệu nhiều môi trường thức ăn tổng hợp nhân tạo cho
P. xylostella như môi trường Biever và Boldt, môi trường Hsiao & Hou, môi trường
Chi Sun. Theo Biever và Boldt (1971), môi trường Biever và Boldt khá thích hợp với
sâu tơ. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành chỉ 19 ngày; trứng 3 ngày, sâu
non 11 ngày, nhộng 5 ngày ở 23 ± 1 oC, ẩm độ không khí 60 ± 5 %. Tỷ lệ nhộng chỉ
đạt 59 % khi sâu tơ được nuôi trên môi trường Biever và Boldt và tỷ lệ sống sót của
sâu non chỉ khoảng 62 % khi chúng được nuôi trên môi trường Hsiao & Hou. Trong
khi đó, tỷ lệ sống sót của sâu non và tỷ lệ nhộng khoảng trên 83 % khi sâu tơ được
nuôi trên lá bắp cải. Tuy nhiên, các môi trường thức ăn tổng hợp nhân tạo rất hữu dụng
cho việc sản xuất sinh khối sâu tơ trong phòng thí nghiệm vì tính tiện lợi, ít tốn thời
gian so với việc chuẩn bị thức ăn là các loài cây họ Thập tự. Việc chuẩn bị thức ăn
tổng hợp rất quan trọng vì nguồn thức ăn này phải thích hợp với tất cả các pha phát
triển của côn trùng và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển
của chúng. Khi làm thức ăn tổng hợp nhân tạo, ta cần chú ý đến hai yếu tố cơ bản hàng
đầu là các thành phần dinh dưỡng phải được trộn đều với nhau và hỗn hợp thức ăn sau
cùng phải duy trì đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp cho côn trùng ( Theo Hou, 1986).
Shigekazu Wakisaka (1991), đã đánh giá ảnh hưởng của thiên địch, nước mưa,
nhiệt độ, cây kí chủ lên khả năng sống sót và sinh sản của P. xylostella thông qua việc
nghiên cứu bảng sống loài côn trùng này. Thí nghiệm được tiến hành vào tháng 6,
tháng 9 và tháng 10 năm 1989 trên ruộng cải bông ở Okayama, Nhật Bản. Kết quả thí
nghiệm cho rằng khoảng 1/3 đến 1/2 số trứng và sâu non biên mất trong các lô thí

nghiệm mà không rõ nguyên nhân. Tỷ lệ trứng bị ký sinh bởi Trichogramma chilonis
cao nhất vào tháng 6, kế đến là tháng 9 và 10. Tỷ lệ sâu non bị ký sinh bởi Cotesia
plutellae, Diadromus subtilicornis, Tetrastichus sokolowskii cao vào mùa hè.
Thí nghiệm về nhiệt độ được tiến hành ở 25 oC, 27 oC, 28,5 oC, 30,5 oC và 33
o

C. Tỷ lệ nở của trứng ở các nhiệt độ trên đạt từ 85 – 92 %. Thời gian phát triển từ

trứng cho đến trưởng thành là 15,2 ngày, 14,9 ngày, 13,8 ngày, 12,8 ngày và 14,8 ngày
tương ứng với 25 oC, 27 oC, 28,5 oC, 30,5 oC và 33 oC. Khả năng đẻ trứng của ngài cái
11


đạt cao nhất ở 25 oC với 241 trứng/con cái, sau đó là các nhiệt độ 27 oC, 28,5 oC, 30,5
o

C và 33 oC. Thấp nhất là 33 oC với 52 trứng/con cái. Nhiệt độ trên 30 oC làm giảm sự

phát triển và khả năng sống sót của sâu non cùng khả năng sinh sản của ngài cái.
Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của P. xylostella khi cho sâu non
sử dụng cải bông, lá cải bắp non, lá cải bắp già, cải thảo và loài cải dại C. bursapastoris làm thức ăn là 15,2 ngày, 16,8 ngày, 18,7 ngày, 15,8 ngày, 16,5 ngày ở 25 oC.
Sâu non sử dụng cải bông, lá cải bắp non, cải thảo làm thức ăn thì khả năng sinh sản
của trưởng thành cái sau này cao hơn hẳn so với sâu non ăn lá cải bắp già và C. bursapastoris.
Nghiên cứu của Sivapragasam ở Nhật Bản vào năm 1986 đã đánh giá cao hiệu
quả của nước mưa lên trứng của P. xylostella. Ông cho rằng nước mưa đã rửa trôi
trứng và gây ra tỷ lệ chết là 38 %. Tỷ lệ sống sót của của P. xylostella trong mùa mưa
thấp chủ yếu là do mưa và bị ký sinh.

Hình 2.2 Vườn cải bắp điều tra ở giai đoạn bắt đầu cuốn bắp


12


Bảng 2.1: Quá trình sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để phòng trừ sâu tơ P.
xylostella ở Malalaysia
Năm
STT

Loại thuốc

Ghi chú

giới
thiệu

1

Nicotine & Derris

<1950

Được thay thế bằng các 14TTS hữu cơ tổng hợp

2

DDT

1950

Nghi ngờ P. xylostella kháng năm 1956


3

Gamma HCH

1950

Nghi ngờ P. xylostella kháng năm 1956

4

Dielrin

1950

Cấm sử dụng trên cải bắp sau năm 1956

5

Malathion

1956

Tần số kháng lên đến 2096 vào năm 1975

6

Dimethoate

1956


Chủ yếu để kiểm soát ruồi đục lá

7

Diazinon

1956

Dùng kết hợp với các loại TTS khác

8

Trichlorfon

1964

Hiệu quả kém vào năm 1966

9

Isobenzan

1964

Cấm sử dụng vào năm 1966

10

Dichlorvos


1966

Không phổ biến với nông dân

11

Methomyl

1967

Không phổ biến vào giữa thập niên 1970

12

Aminocarb

1969

Nghi ngờ P. xylostella kháng vào năm 1970

13

Quinalphos

1969

Hiệu quả kém vào năm 1970

14


Leptophos

1970

Hiệu quả kém vào năm 1971

15

Methamidophos

1970

Dùng kết hợp với các loại TTS khác

16

Cartap

1973

Hiệu quả kém vào năm 1975

17

Bioresmethrin

1974

Hiệu quả tốt nhưng không phổ biến


18

Fenvalerate

1975

Hạn chế sử dụng vào năm 1979

19

Prothiofos

1976

Sử dụng với nồng độ cao vào năm 1979

20

Permethrin

1978

Tần số kháng trên 700 lần vào năm 1980

21

Cypermethrin

1980


Mức độ kháng tăng lên do kháng chéo

22

Diflubenzuron

1980

P. xylostella kháng vào năm 1990

23

Chlorfluazuron

1986

P. xylostella kháng vào năm 1990

24

Teflubenzuron

1987

P. xylostella kháng vào năm 1990

25

Avermectin


1992

P. xylostella kháng vào giữa thập niên 1990

TTS: Thuốc trừ sâu

(Theo Ooi, 1986 và Syed, 1992)
13


P. Keinmeesuke và ctv. (1991), nghiên cứu ở Thái Lan công bố thời gian P.
xylostella phát triển từ trứng đến trưởng thành ở 31,85 oC là 13,24 ngày, ở 30 oC là
14,33 ngày, và ở 25 oC là 24,38 ngày. P. xylostella có khoảng 17 thế hệ trong năm ở
vùng cao nguyên và khoảng 25,5 thế hệ trong năm ở những vùng đất thấp. Tỷ lệ sống
sót của P. xylostella từ trứng cho đến khi trưởng thành ở vùng cao nguyên đặc biệt cao
vào mùa khô và mùa nóng, khoảng 13,9 % và 13,3 % ở nhiệt độ trung bình là 18,3 oC
và 24,2 oC. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của P. xylostella ở vùng đất thấp chỉ cao vào mùa
khô. Tỷ lệ này thấp trong suốt mùa lạnh, khoảng 6,2 % ở nhiệt độ trung bình là 13,9
o

C. Tỷ lệ trứng nở, hóa nhộng và vũ hóa khá cao ở nhiệt độ từ 17,5 - 27,5 oC và thấp ở

30 – 32 oC. Nhiệt độ cao vào mùa nóng đã ảnh hưởng đến khả năng sống sót và làm
giảm khả năng sinh sản của trưởng thành sâu tơ. P. xylostella chết chủ yếu do nước
mưa và bị ký sinh. Các loài ký sinh P. xylostella được tìm thấy ở vùng cao nguyên là
Trichogramma cofusum ký sinh trứng, Cotesia Plutellae K. ký sinh sâu non,
Diadromus collaris Gravenhorst ký sinh nhộng. Ở vùng đất thấp, Trichogramma
bactrae Nagaraja là loài ký sinh trứng P. xylostella được ghi nhận đầu tiên ở Thái Lan
với tỷ lệ ký sinh từ 16,2 % đến 45,2 %. Đây là một trong những loài ký sinh trứng P.

xylostella được đánh giá khá quan trọng.
Tóm lại, việc tăng giảm số lượng của sâu tơ phụ thuộc khá nhiều yếu tố. Biến
động mật độ của sâu tơ ở mỗi vùng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, trong đó ẩm độ
và chế độ mưa ảnh hưởng rõ rệt.
2.2.6 Tình hình nghiên cứu trong nước
Sâu tơ P. xylostella thuộc loài côn trùng ăn hẹp (Oligophagus) và có thể phá
trên 30 loài cây thuộc họ Thập tự có chứa hợp chất “ mustard glucosides”. Sự xuất
hiện của P. xylostella ở Việt Nam chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác. Tuy nhiên,
vào cuối thập niên 1940, nhiều vùng ở Hà Nội, Hải Phòng nông dân đã sử dụng thuốc
trừ sâu để hạn chế sâu tơ gây hại trên các ruộng cải. Điều này chứng tỏ P. xylostella
gây hại ở nước ta vào khoảng những năm 1940. Hiện nay, P. xylostella được tìm thấy
ở tất cả các vùng trồng rau cải trong cả nước (Theo Nguyễn Quý Hùng, 1995).
Sâu tơ không chỉ gây thất thu về năng suất mà còn làm ảnh hưởng lớn đến
phẩm chất cải bắp và gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, nông dân
14


hoang mang sử dụng thuốc từ đầu vụ cho đến lúc thu hoạch. Ở Đà Lạt, nông dân
thường phun từ 10 – 20 lần thuốc trong 1 vụ cải để trừ sâu tơ thường pha hỗn hợp từ 2
– 3 loại thuốc trong 1 lần phun (Theo Nguyễn Hữu Hải, 2003).
Vòng đời của sâu tơ thay đổi tùy theo mùa và tùy theo vùng. Ở Đà Lạt, sâu tơ
có vòng đời từ 20 – 26 ngày tùy theo mùa. Pha trứng kéo dài từ 4 – 6 ngày, pha sâu
non từ 8 – 11 ngày, pha nhộng từ 7 – 9 ngày. Sâu tơ thường phá hại nặng vào mùa
khô, tức là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau (theo Nguyễn Hữu Hải (2003)). Nghiên
cứu tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, vòng đời sâu tơ khoảng 15 – 17 ngày vào
tháng 9, tháng 10. Trong đó, pha trứng kéo dài từ 2 – 3 ngày, pha sâu non từ 8,4 – 8,8
ngày, pha nhộng từ 3 – 3,3 ngày (Theo Nguyễn Quý Hùng, 1995).
Theo Nguyễn Quý Hùng (1995), khả năng đẻ trứng của sâu tơ khoảng 100 –
150 (trứng/con cái) khi sâu được nuôi trong lồng lưới vào tháng 9, tháng 10 tại thành
phố Hồ Chí Minh. Sâu được nuôi trên lá cải bắp ở giai đoạn non hơn thì số trứng đẻ

cao hơn rõ rệt, trung bình là 169,7 (trứng/con cái). Trưởng thành sâu tơ có thể giao
phối và đẻ trứng ngay trong ngày vũ hóa. Trưởng thành cái đẻ tập trung ở 3 ngày đầu
(khoảng 88 % tổng số trúng). Đặc biệt, ngay tối hôm vũ hóa, số trứng đẻ chiếm 44 %
tổng số trứng. Trứng được đẻ rải rác trên khắp cây, ở cả mặt trên và mặt dưới lá thành
từng cụm rời từ 10 – 15 trứng hoặc thành từng ổ từ 50 – 70 trứng. Ở thành phố Hồ Chí
Minh, ước tính có khoảng 20 lứa sâu tơ gây hại trong năm. Kết quả nghiên cứu trong 3
năm (1991 – 1993) trên vụ cải bắp chính ở mùa khô có 7 – 8 lứa sâu non rộ, trung bình
14 – 16 ngày có 1 đỉnh cao. Hai thời điểm nhiều sâu tơ nhất trong năm:
- Thời gian cuối tháng 11, đầu tháng 12, giai đoạn cải cuốn bắp, mật độ sâu có
thể đạt 50 – 60 con/cây.
-

Thời gian cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 ở vụ cải bắp muộn, mật độ sâu
khoảng hơn 100 con/cây.
Trong các thời vụ trồng cải bắp ở thành phố Hồ Chí Minh, thời vụ trồng giưa

tháng 1 thường bị hại nặng nhất ở giai đoạn trải lá bàng (40 – 55 con/cây). Nếu trồng
trễ vào cuối tháng 2, mật số sâu tơ sẽ thấp hơn do nhiệt độ lúc này đã cao, thức ăn
không thích hợp và ong ký sinh Cotesia plutellae phát triển mạnh.

15


×