Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG IN VITRO ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG LAN VANDA NUÔI CẤY MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.16 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

WX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG IN VITRO
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
LAN VANDA NUÔI CẤY MÔ

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Nga
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 – 2008

Tháng 8/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG IN VITRO
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
LAN VANDA NUÔI CẤY MÔ

Tác giả

NGUYỂN THỊ NGA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nông nghiệp
ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. HỒ TẤN QUỐC



Tháng 8/2009


LỜI CẢM TẠ

Con xin thành kính khắc ghi công ơn của bố, mẹ đã nuôi dưỡng dạy dỗ con
nên người và gia đình đã động viên, lo lắng và tạo điều kiện cho con được học tập
trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Hồ Tấn Quốc, giảng viên trường
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, và hướng dẫn
em trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu, quý thầy cô, khoa Nông Học trường
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong suốt thời gian theo học tại trường.
Xin chân thành cám ơn các bạn trong và ngoài lớp các anh, chị và các em đã
và đang thực hiện tại khu thực nghiệm nuôi cấy mô Bộ môn Di Truyền–Giống
khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Và lời cuối cùng, một lần nữa con muốn dành sự biết ơn sâu sắc đến bố, mẹ
và các quý thầy, cô giáo cùng tất cả người thân bạn bè đã động viên, giúp đở, đóng
góp những ý kiến trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga

i


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số yếu tố môi trường in vitro ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng của lan Vanda nuôi cấy mô” thực hiện tại phòng nuôi cấy mô Bộ môn Di truyền Giống - khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm - Tp. Hồ Chí
Minh từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2008. Thí nghiệm 2 yếu tố (thí ngiệm 1, 2, 3) và 1
yếu tố (thí nghiệm 4) được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Thí nghiệm nhằm
xác định môi trường nền kết hợp với một vài chất điều hòa sinh trưởng, hàm lượng
đường và nước dừa thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lan Vanda nuôi
cấy in vitro. Kết quả các thí nghiệm thu được như sau:
- Môi trường Knudson + 2 mg/l BA là môi trường thích hợp nhất cho nhân chồi
với số chồi đạt cao nhất (2,38 chồi). Trong khi đó, môi trường ½ MS + 2 mg/l BA là
tốt nhất cho tăng trưởng chiều cao chồi lan Vanda (1,42 cm).
- Với môi trường có bổ sung 2 mg/l BA + 0,3 mg/l NAA lan Vanda có số
lá/chồi cao nhất (3,72 lá/chồi). Tuy nhiên, chồi lan Vanda chỉ phát triển chiều cao tốt
nhất ở môi trường có sự kết hợp 0 mg/l BA + 0,3 mg/l NAA (1,51 cm). Nồng độ BA +
NAA thích hợp nhất cho sự nhân chồi của lan Vanda là 2mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
(2,71 chồi).
- Môi trường có bổ sung 30g/l đường sucrose + 10% nước dừa là môi trường
thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của lan Vanda về số lá/chồi (3,66 lá/chồi) và chiều
cao chồi (1,43 chồi). Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số chồi lan Vanda thích hợp nhất là
ở môi trường có sự kết hợp 20g/l đường sucrose + 10% nước dừa (3,32 chồi).
- Số rễ/cây của lan Vanda đạt cao nhất (3,70 rễ/cây) khi môi trường nuôi cấy có
bổ sung 5 mg/l NAA. Nhưng ở nồng độ 3mg/l NAA là thích hợp nhất cho sự phát triển
chiều dài rễ (1,75 cm).

ii


MỤC LỤC
Nội dung

trang


LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................ i
TÓM TẮT .................................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG.................................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích - yêu cầu ............................................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích .......................................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
2.1 Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật trên thế giới ......................................................... 3
2.2 Lịch sử và hiện trạng nuôi cấy mô ở Việt Nam ............................................................. 4
2.3 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật .............................................................. 5
2.3.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng ............................................................................................. 5
2.3.2 Nuôi cấy mô sẹo.............................................................................................................. 5
2.3.3 Nuôi cấy tế bào đơn. ...................................................................................................... 5
2.3.4 Nuôi cấy protoplast ........................................................................................................ 5
2.3.5 Nuôi cấy hạt phấn đơn bội ............................................................................................ 5
2.4 Các giai đoạn trong nhân giống in vitro ......................................................................... 6
2.4.1 Giai đoạn 1: Khử trùng mẫu nuôi cấy ......................................................................... 6
2.4.2 Giai đoạn 2: Tái sinh mẫu cấy ..................................................................................... 6
2.4.3 Giai đoạn 3: Nhân nhanh .............................................................................................. 6
2.4.4 Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh ................................................................................. 6
2.4.5 Giai đoạn 5: Đưa cây ra vườn ươm. ............................................................................ 6
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro. ............................................................. 6
iii



2.5.1 Mẫu nuôi cấy................................................................................................................... 6
2.5.2 Môi trường nuôi cấy....................................................................................................... 7
2.5.3 Đường .............................................................................................................................. 7
2.5.4 Ánh sáng .......................................................................................................................... 7
2.5.5 Nhiệt độ............................................................................................................................ 7
2.5.6 Các chất khí .................................................................................................................... 7
2.6 Những trường hợp thường gặp trong nuôi cấy .............................................................. 8
2.6.1 Tính bất định về mặt di truyền ...................................................................................... 8
2.6.2 Sự nhiễm mẫu.................................................................................................................. 8
2.6.3 Hiện tượng thủy tinh thể ................................................................................................ 8
2.6.4 Sự hóa nâu ....................................................................................................................... 8
2.7 Một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong nuôi cấy tế bào................................ 8
2.7.1 Auxin ................................................................................................................................ 9
2.7.2 Gibberelin (GA) ............................................................................................................ 10
2.7.3 Cytokinine...................................................................................................................... 10
2.7.4 Ethylene ......................................................................................................................... 10
2.8 Giới thiệu về cây lan Vanda ........................................................................................... 11
2.8.1 Sơ lược nguồn gốc và lịch sử phát triển lan Vanda ................................................. 11
2.8.2 Phân loại thực vật ........................................................................................................ 11
2.8.3 Đặc điểm thực vật học ................................................................................................. 11
2.8.3.1 Rễ................................................................................................................................. 11
2.8.3.2 Thân ........................................................................................................................... 12
2.8.3.3 Lá................................................................................................................................. 12
2.8.3.4 Hoa .............................................................................................................................. 12
2.8.3.5 Quả .............................................................................................................................. 12
2.9 Các phương pháp nhân giống lan Vanda ...................................................................... 12
2.9.1 Nhân giống truyền thống ............................................................................................. 12
2.9.1.1 Thụ phấn nhân tạo .................................................................................................... 12
2.9.1.2 Nhân giống bằng cách cắt ngọn .............................................................................. 13

2.9.1.3 Nhân giống bằng tách chiết ..................................................................................... 13
2.9.1.4 Nhân giống nuôi cấy in vitro .................................................................................. 13
iv


2.10 Đặc điểm sinh thái lan Vanda ...................................................................................... 13
2.10.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 13
2.10.1.1 Nhiệt độ .................................................................................................................... 13
2.10.1.2 Ẩm độ ........................................................................................................................ 13
2.10.1..3 Ánh sáng.................................................................................................................. 14
2.10.2 Nhu cầu phân bón ...................................................................................................... 14
2.10.3 Phòng trừ sâu bệnh .................................................................................................... 14
2.10.3.1 Bệnh không do xâm nhiễm ..................................................................................... 14
2.10.3.2 Bệnh do xâm nhiễm ................................................................................................. 14
2.10.3.3 Các loại sâu hại ...................................................................................................... 14
2.11 Tình hình sử dụng lan Vanda trên thế giới và Việt Nam ......................................... 14
2.11.1 Thế giới ........................................................................................................................ 15
2.11.2 Việt Nam ...................................................................................................................... 15
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 17
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .................................................................................. 17
3.2 Vật liệu thí nghiệm .......................................................................................................... 17
3.2.1 Giống.............................................................................................................................. 17
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 17
3.2.2.1 Phòng chuẩn bị .......................................................................................................... 17
3.2.2.2 Phòng cấy vô trùng: gồm các thiết bị ..................................................................... 17
3.2.2.3 Phòng nuôi cây .......................................................................................................... 18
3.2.2.4 Hóa chất khử trùng ................................................................................................... 18
3.2.2.5 Môi trường nuôi cấy ................................................................................................. 18
3.2.2.6 Điều kiện môi trường cấy ......................................................................................... 19
3.3 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................................. 20

3.3.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................... 20
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 20
3.3.3 Xử lý số liệu ................................................................................................................... 20
3.4 Các thí nghiệm ................................................................................................................ 20
3.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi
lan Vanda trên môi trường MS và Knudson ........................................................................ 20
v


3.4.2 Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến khả năng sinh
trưởng và phát triển lan Vanda ............................................................................................. 21
3.4.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của liều lượng đường và nước dừa đến khả
năng sinh trưởng chồi lan Vanda ......................................................................................... 22
3.4.4 Thí nghiệm 4: khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự tạo rễ của lan Vanda
.................................................................................................................................................. 23

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 25
4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh
chồi của lan Vanda trên môi trường MS, ½ MS, Knudson ............................................. 25
4.2. Thí nghiệm 2 : Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến khả năng sinh
trưởng và phát triển ................................................................................................................ 27
4.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của liều lượng đường sucrose và nước dừa đến
khả năng sinh trưởng chồi lan Vanda .................................................................................. 31
4.4 Thí nghiệm 4: khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự tạo rễ của lan Vanda
in vitro. .................................................................................................................................... 34
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 37
5.1 Kết luận ............................................................................................................................. 37
5.2 Đề nghị:............................................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 38
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 40


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TB

: Trung bình

NAA

: 1- Naphtylacetic acid

MTN

: Môi trường nền

NSC

: Ngày sau cấy

CV

: Coeffcient of Variance

ANOVA

: Analysis of Variance


BA

: 6- Benzylaminopurine

EDTA

: Ethylendiamine tetracetic acid

IBA

: β - Indole butyric acid

MS

: Murashige và Skoog

GA

: Acid gibberelic

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung

trang

Bảng 4.1a: Ảnh hưởng của BA và môi trường nền đến khả năng nhân chồi của lan
Vanda (chồi) ........................................................................................................................... 25

Bảng 4.1b: Ảnh hưởng của BA và môi trường nền đến chiều cao chồi (cm) lan Vanda. 26
Bảng 4.2a: Ảnh hưởng của BA và NAA đến số lá/chồi (lá/chồi) lan Vanda. ............... 27
Bảng 4.2b: Ảnh hưởng của BA và NAA đến sự phát triển số chồi lan Vanda (chồi) .. 29
Bảng 4.2c: Ảnh hưởng của BA và NAA đến chiều cao chồi lan Vanda (cm). ............. 30
Bảng 4.3a: Ảnh hưởng của đường và nước dừa đến sự phát triển số lá/chồi lan
Vanda. ......................................................................................................................... 31
Bảng 4.3b: Ảnh hưởng của đường và nước dừa đến sự phát triển số chồi Vanda
(chồi). .......................................................................................................................... 32
Bảng 4.3c: Ảnh hưởng của đường và nước dừa đến chiều cao chồi lan Vanda(cm) ......... 33
Bảng 4.4a: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến số rễ của lan Vanda (rễ/cây) ................ 35
Bảng 4.4b: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến chiều dài rễ của lan Vanda. ................. 36

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
trang

Nội dung

Hình 2.1 Một số loài lan Vanda....................................................................................16
Hình 4.1: Số lá/chồi ở nồng độ 0,3mg/l NAA+ 2mg/l BA sau 60 NSC ..............28
Hình 4.2: Số chồi ở nồng độ 0,2mg/l NAA+ 2mg/l BA sau 60 NSC...................30
Hình 4.3: Số lá/chồi ở liều lượng 30g/l đường + 10% nước dừa sau 60 NSC....34
Hình 4.4: Số rễ của lan Vanda ở nồng độ 6mg/l NAA sau 60 NSC ........................35
Hình 4.5: Chiều dài của rễ sau 60 ngày........................................................................36

ix



Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, khi đời sống con người được cải thiện, mức sống ngày được nâng cao
thì nhu cầu về cái đẹp là rất cần thiết. Một trong những nhu cầu đó chính là hoa. Hoa
là một biểu tượng cho vẻ đẹp, hạnh phúc và sức sống của con người. Cũng chính vì lẽ
đó mà hoa luôn được mọi người ưa chuộng, hương thơm và màu sắc của hoa làm
khung cảnh chung quanh trở nên tươi mát, đẹp hơn và làm cho mọi người hăng say
trong công việc, cảm thấy thanh thản hơn trước những ưu phiền của cuộc sống thường
ngày. Mỗi loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau còn tượng trương cho một tình cảm,
đức tính, một phẩm chất nào đó của con người.
Chơi hoa không chỉ mang tính chất kỹ thuật mà còn là cả một nghệ thuật, vì nó
có mục đích làm đẹp cho thiên nhiên, làm đẹp cho cuộc sống và làm đẹp cho con
người. Hoa không chỉ được trồng trong chậu, vườn nhà mà còn sử dụng để trang trí,
làm quà tặng trong các dịp lễ, tết. Khi mà điều kiện sống ngày càng cao thì thú chơi
hoa không chỉ là nhu cầu cần thiết của xã hội, mà còn là một lãnh vực quan trọng trong
nông nghiệp vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trước nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cao đòi hỏi thị trường sản xuất phải không
ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2004 diện
tích trồng hoa của cả nước xấp xỉ 9000 ha (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim
Lý, 2005). Tuy nhiên do khí hậu nước ta luôn biến động gây trở ngại cho việc sản xuất
hoa và hệ số nhân giống thấp, giống bị thoái hóa, không phong phú về chủng loại nên
khó cạnh tranh với thị trường quốc tế. Đứng trước thực trạng đó, việc tập trung nghiên
cứu cải tạo giống, đầu tư phát triển các loài hoa nhiệt đới quý, đẹp, được thị trường
chấp nhận và có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên cuả các vùng như hoa lan là
rất cần thiết. Hoa lan có ưu điểm là đẹp, nhiều màu sắc, lâu tàn, có thể dùng làm hoa

1



cắt cành hay trồng trong chậu. Chính vì thế hoa lan nói chung và lan Vanda nói riêng
là loài hoa đặc sản của Châu Á, rất được thị trường Châu Âu và Châu Mỹ ưa chuộng.
Lan Vanda do rất khó nảy mầm, giống bị thoái hóa nhiều nên quy mô sản xuất
lan còn nhỏ, không đủ đáp ứng yêu cầu. Để giải quyết vấn đề này, việc áp dụng
phương pháp nuôi cấy mô lan Vanda là rất cần thiết. Nuôi cấy mô được xem là
phương pháp duy nhất hiện nay có thể nhân giống lan trên quy mô công nghiệp, có thể
tạo nguồn cây hoàn toàn giống nhau từ một cây bố mẹ quý ban đầu. Phương pháp này
có nhiều ưu điểm là tạo ra một số lượng giống lớn, thật đồng nhất, sạch bệnh, ổn định
về mặt di truyền. Thời gian nhân giống nhanh và không phụ thuộc vào điều kiện thời
tiết.
Nhằm tìm hiểu và khảo sát môi trường thích hợp sự sinh trưởng và phát triển của
lan Vanda in vitro. Đồng thời được sự đồng ý của khoa Nông học và Bộ môn Di
truyền - Giống, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát một số yếu tố môi trường ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng lan Vanda nuôi cấy mô”.
1.2 Mục đích - yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Xác định môi trường nền và nồng độ một số chất điều hòa sinh trưởng cho quá
trình nhân chồi và sinh trưởng lan Vanda in vitro.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của đường và nước dừa đến khả năng nhân chồi lan
Vanda in vitro.
- Xác định nồng độ NAA và thích hợp cho sự tạo rễ lan Vanda in vitro.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây qua các chỉ tiêu số chồi, số lá,
chiều cao cây, hệ số nhân chồi của lan Vanda in vitro.
- Xác định liều lượng chất điều hòa sinh trưởng và phụ gia thích hợp cho sự phát
triển của lan Vanda in vitro.
- Đánh giá ảnh hưởng của NAA đến sự tạo rễ lan Vanda in vitro.

2



Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật trên thế giới
Năm 1902, Haberlandt là người đầu tiên đưa các giả thuyết về tính toàn năng
của tế bào vào thực nghiệm. Theo ông tất cả các tế bào thực vật đều có tính toàn năng,
mỗi tế bào đều mang một thông tin di truyền đầy đủ của cơ thể và khi gặp điều kiện
thuận lợi thí có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Tuy nhiên, ông đã dùng tế
bào khá chuyên biệt nên không thành công.
Năm 1922, Kotte, học trò của Haberlandt, và Robbins, người Mỹ, nuôi cấy đỉnh
sinh trưởng tách từ đầu rễ cây hòa thảo trên môi trường lỏng có muối khoáng và
glucose.Tuy nhiên cũng chỉ tồn tại và phát triển được thời gian ngắn.
Năm 1934, White (Hoa Kỳ) đã thành công trong việc phát hiện ra sự sống vô
hạn của việc nuôi cấy tế bào rễ cà chua, bắt đầu giai đoạn thứ 2 của việc nuôi cấy mô.
Các thành phần dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của tế bào lần lượt
được phát hiện ((White (1951), Gauthere (1939), Van Overbeck (1941), Steward và
Caplin (1951)).
Năm 1957, Skoog và Miller công bố các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của
tỉ lệ kinetin/auxin trong môi trường nuôi cấy lên sự hình thành cơ quan (rễ,chồi).
Năm 1962 Murashige và Skoog cải tiến môi trường nuôi cấy đánh dấu một
bước tiến trong kỹ thuật nuôi cấy mô.
Năm 1964, Morel cho rằng có thể nhân giống vô tính lan bằng nuôi cấy đỉnh
sinh trưởng. Từ đó, lan được xem là cây nuôi cấy mô đầu tiên được thương mại hóa.
Hiện nay, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã phát triển với tốc độ nhanh trên
nhiều loài cây khác và được ứng dụng trong thương mại.
Đầu những năm 1970, Nagata và Takebe (Nhật) thành công trong việc làm cho cá
protoplast từ các mô thuốc lá tái tạo vỏ cellulose phân chia tạo nên một quần thể tế bào
trong môi trường lỏng.


3


Từ 1980 đến 1992 có nhiều các thành công mới trong lĩnh vực công nghệ gene
thực vật được công bố hàng loạt các công trình chuyển gene ngoại lai vào nhiều họ
thực vật.
2.2 Lịch sử và hiện trạng nuôi cấy mô ở Việt Nam
Theo Trần Văn Minh (1997), nuôi cấy mô thực vật ở nước ta chỉ bắt đầu chú
trọng từ sau năm 1975. Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật được xây dựng
đầu tiên tại Viện Sinh Học Viện Khoa Học Việt Nam, do tiến sĩ Lê Thị Muội đứng
đầu. Các cơ sở thuộc trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, một số đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Y tế, Viện nghiên cứu hạt nhân… đã chú ý xây
dựng các phòng nuôi cấy mô thực vật, và đào tạo cán bộ nghiên cứu về ngành này.
Ở miền Nam Việt Nam, công việc nuôi cấy mô tế bào bắt đầu thực hiện từ năm
1977 ở Phân Viện Khoa học Tp Hồ Chí Minh. Hiện nay có rất nhiều phòng thí nghiệm
nuôi cấy mô cuả các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các Sở Khoa học và Công
nghệ của các Tỉnh, Thành phố. Đà Lạt là nơi có nhiều phòng thí nghiệm nuôi cấy mô
của tư nhân phục vụ cho công tác nhân giống hoa kiểng và rau củ.
Hiện nay, nước ta đang bước vào giai đoạn nuôi cấy mô thực vật được ứng
dụng và phát triển mạnh mẽ trong việc nhân giống chọn tạo giống, vào việc sản xuất
các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học và vào nghiên cứu lý luận di truyền thực vật bậc
cao. Nuôi cấy mô thực vật hiện nay được đưa vào trong các chương trình chọn giống
nhân giống hiện đại (Nguyễn Văn Uyển, 1993).
Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Uyển và ctv (1993), nghiên cứu nuôi cấy mô
thực vật ở nước ta đã đạt được một số thành tựu như: nhân giống Khoai tây bằng
phương pháp nuôi cấy mô; nhân giống vô tính cây Cà phê; nhân giống Chuối bằng
phương pháp cấy mô; nhân giống cây KiWi; nhân giống Dứa… Nuôi cấy mô tế bào
thực vật ở Việt Nam đã thoát khỏi giai đoạn phôi thai của nó và đang chuẩn bị những

đóng góp tích cực vào lý luận sinh học cây trồng và vào thực tiễn Nông Nghiệp.

4


2.3 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Theo Dương Công Kiên (2002), nuôi cấy mô thực vật có các phương pháp như sau:
2.3.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Một phương thức dễ dàng nhất đạt được mục tiêu trong nuôi cấy mô tế bào thực
vật là nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, bao gồm nuôi cấy chồi đỉnh và chồi bên.
Sau khi vô trùng, mẫu sẽ được nuôi cấy trên môi trường thích hợp. Sau một thời
gian từ đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển thành một hay nhiều chồi. Chồi tiếp tục phát
triển, vươn thân, ra lá, rễ, để trở thành một cây hoàn chỉnh.
2.3.2 Nuôi cấy mô sẹo
Mô sẹo là một khối phát triển vô tổ chức. Mô sẹo sẽ phát triển nhanh khi môi
trường có bổ sung auxin. Trong điều kiện môi trường không có chất kích thích tạo mô
sẹo, khối mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
Nuôi cấy mô sẹo được thực hiện đối với các loại thực vật không có khả năng
nhân giống thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Cây tái sinh từ mô sẹo có đặc tính
giống như mẹ, từ một cụm tế bào mô sẹo có thể tái sinh cùng lúc nhiều chồi hơn là
nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, tuy nhiên mức độ biến dị tế bào soma lại cao hơn.
2.3.3 Nuôi cấy tế bào đơn.
Khối mô sẹo được nuôi cấy trong môi trường lỏng và đặt trên máy lắc có tốc độ
điều chỉnh thích hợp, sẽ tách thành nhiều tế bào riêng lẻ, gọi đó là tế bào đơn. Sau đó,
tế bào đơn được lọc và nuôi cấy trên môi trường thích hợp để phát triển và tăng sinh
khối.
2.3.4 Nuôi cấy protoplast
Protoplast (tế bào trần) là tế bào đơn tách lớp vỏ cellulose, trong điều kiện nuôi
cấy thích hợp protolast có khả năng tái sinh màng tế bào, tiếp tục phân chia và phát
triển cây hoàn chỉnh. Khi tế bào mất vách và tiến hành dung hợp, hai protoplast có khả

năng dung hợp với nhau tạo tế bào lai, đặc tính này cho phép cải thiện giống cây trồng.
2.3.5 Nuôi cấy hạt phấn đơn bội
Hạt phấn ở thực vật được nuôi cấy trên môi trường thích hợp tạo thành mô sẹo.
Mô seọ này được phát triển thành cây hoàn chỉnh là cây đơn bội.

5


2.4 Các giai đoạn trong nhân giống in vitro
2.4.1 Giai đoạn 1: Khử trùng mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là phải tạo ra được nguyên liệu vô trùng để đưa vào
nuôi cấy. Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định quá trình nhân giống in vitro.
2.4.2 Giai đoạn 2: Tái sinh mẫu cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng các mô cấy. Quá
trình này được điều khiển dựa vào tỷ lệ của các hợp chất Auxin/Cytokinin ngoại sinh
được đưa vào môi trường nuôi cấy. Thường mô non chưa phân hóa có khả năng tái
sinh cao hơn các mô đã trưởng thành.
2.4.3 Giai đoạn 3: Nhân nhanh
Đây được coi là giai đoạn then chốt của quá trình. Để nhân nhanh giống, người ta
đưa thêm vào môi trường dinh dưỡng các chất điều hòa sinh trưởng (auxin, cytokinine,
gibberelline) và các chất khác như nước dừa, dịch chiết nấm men, trong điều kiện ánh
sáng, nhiệt độ thích hợp.
2.4.4 Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt được kích thước nhất định, các chồi sẽ được chuyển sang môi trường tạo
rễ. Người ta thường bổ sung vào môi trường các auxin là nhóm hormone thực vật có
chức năng tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy. Từ những chồi này, sẽ xuất hiện rễ và tạo thành
cây hoàn chỉnh.
2.4.5 Giai đoạn 5: Đưa cây ra vườn ươm.
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhân giống in vitro và là bước quyết
định khả năng ứng dụng quá trình trong thực tiễn. Tuy nhiên phải đảm bảo các điều

kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng,độ ẩm, giá thể…) thích hợp để cây con đạt tỷ lệ
sống cao trong vườn ươm hay ở ruộng sản xuất.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro.
2.5.1 Mẫu nuôi cấy
Hầu hết những cơ quan thực vật đều có thể dùng để nuôi cấy mô, sự lựa chọn
mẫu thích hợp là rất quan trọng
Mẫu thường được dùng là các mô non như chồi đỉnh, chồi nách hay chồi bất
định sẽ tái sinh tốt hơn mô già hay mô thành thục.
6


Mẫu cấy thích hợp cho nuôi cấy mô phải có mô phân sinh, hay những tế bào có
khả năng biểu hiện tính toàn thể (Dương Công Kiên, 2003).
2.5.2 Môi trường nuôi cấy
Sử dụng môi trường nuôi cấy phổ biến là MS (Murashige và Skoog, 1962) thích
hợp cho phần lớn các loại cây trồng. Để hình thanh chồi nách, trong nhiều trường hợp
cân nồng độ Auxin và Cytokinin thấp.
Việc lựa chọn môi trường đặc hay môi trường lỏng cũng quan trọng do yêu cầu
của từng loại cây trồng. Ta cũng có thể sử dụng môi trường lỏng trên máy lắc với tốc
độ khác nhau tùy từng giống.
2.5.3 Đường
Đường giúp cho sự tổng hợp các chất hữu cơ và qua đó các tế bào phân chia,
tăng sinh khối. Hai loại đường thường dùng là Saccharose và D- glucose.
2.5.4 Ánh sáng
Nhiều nghiên cứu cho thấy ánh sáng hấp thu đóng vai trò quan trọng trong tạo
hình nuôi cấy in vitro.
Việc nuôi cấy tốt nhất trong điều kiện ánh sáng khoảng 1000 lux. Trong giai
đoạn chuẩn bị cấy in vitro trước khi đem trồng ngoài vườn ươm thì cần cường độ ánh
sáng tăng khoảng từ 3.000 đến 10.000 lux (Dương Công Kiên, 2003)
2.5.5 Nhiệt độ

Nhiệt đô có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nuôi cấy
in vitro. Mỗi loại cây trồng có nhiệt độ tối ưu cho sự tạo hình. Theo Murashige (1974),
nhiệt độ thích hợp cho nuôi cấy mô là từ 20 – 250C.
2.5.6 Các chất khí
Thành phần chất khí trong bình nuôi cấy ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
trong nuôi cấy mô. Các chất khí như O2, CO2, là những thành phần chất khí được khảo
sát nhiều trong môi trường nuôi cấy. Ẩm độ cũng được quan tâm đến, do quá trình làm
khô mẫu cấy. Debergh (1891) ghi nhận ẩm độ trong khoảng không bình nuôi cấy ở
môi trường lỏng cao hơn môi trường có agar 1%.

7


2.6 Những trường hợp thường gặp trong nuôi cấy
Theo Trần Văn Minh (2005), những vấn đề tồn tại trong nhân giống in vitro cây
trồng là:
2.6.1 Tính bất định về mặt di truyền
Tính bất định về mặt di truyền là do tác động của một số chất kích thích sinh
trưởng. Tần số biến dị thường khác nhau và không lặp lại.
Việc nuôi cấy mô sẹo tế bào đơn thường cho tần số biến dị cao hơn so với nuôi
cấy đỉnh sinh trưởng.
Tần số biến dị xảy ra phụ thuộc vào các yếu tố: kiểu di truyền hay giống cây
trồng, loại mô cấy và số lần cấy chuyền nhiều hay ít.
2.6.2 Sự nhiễm mẫu
Mẫu bị nhiễm các vi sinh vật, trường hợp mẫu nhiễm nấm cần loại bỏ vì các
bào tử nấm phát tán rất mạnh.
2.6.3 Hiện tượng thủy thủy tinh thể
Là một dạng bệnh lý của cây, thân lá cây trong suốt và chứa nhiều nước, khó
nhân giống. Để hạn chế quá trình hóa thủy tinh thể, cần tăng nồng độ đường hoặc giảm
nồng độ đường trong môi trường nuôi cấy, tạo thông gió, tăng ánh sáng hay giảm nhiệt

độ phòng nuôi cấy…
2.6.4 Sự hóa nâu
Mẫu nuôi cấy mô chứa nhiều chất tannin hay hydroxyphenol (có nhiều trong
mô già hơn mô non) sẽ gây độc cho cây, làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của cây.
Biện pháp : sử dụng các chất hấp thu và khử độc như than hoạt tính (1 - 2g/l)
cho vào môi trường vài giờ trước khi cấy, ngoài ra có thể sử dụng mẫu cấy nhỏ từ mô
non trẻ, gây vết thương nhỏ khi vô trùng mẫu cấy hoặc chuyển mẫu từ môi trường có
chất kích thích thấp sang cao.
2.7 Một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong nuôi cấy tế bào
Theo Bùi Trang Việt (2002), các chất điều hòa sinh trưởng là những chất có bản
chất hóa học khác nhau nhưng có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây. Các chất này gồm các phytohormone và chất điều hòa sinh trưởng tổng
hợp nhân tạo. Về đại cương, các chất này được chia làm hai nhóm có tác dụng đối
kháng về sinh lý. Các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng.
8


Trong nuôi cấy in vitro, thường sử dụng hai nhóm chính có vai trò cơ bản là auxin và
cytokinine. Ngoài hai nhóm chất căn bản trên, các chất điều hòa khác có thể cần thiết
nhưng phần lớn chúng chỉ kích thích hoặc làm thuận lợi cho mô và hiếm khi là chất
thiết yếu.
2.7.1 Auxin
Auxin được tổng hợp từ các thực vật bậc cao, tảo, nấm, và cả vi khuẩn. Cơ quan
tổng hơp auxin trong cây chủ yếu là đỉnh sinh trưởng ngọn, càng xa đỉnh ngọn hàm
lượng auxin càng giảm. Ngoài đỉnh ngọn, auxin còn được tổng hợp ở một số cơ quan
đang sinh trưởng như lá non, trái non, phôi hạt nhưng rất ít.
*Tính chất sinh lý của auxin:
- Tác động rõ ràng lên sự kéo dài tế bào.
- Thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào.
- Kích thích phân bào tượng tầng phát sinh gỗ và kết hợp với cytokinine trong

nuôi cấy mô tế bào thực vật.
- Kích thích phát sinh rễ.
- Tạo ưu thế ngọn.
- Làm chậm quá trình lão hóa ở lá.
- Ức chế hay thúc đẩy (thông qua ethylene) sự rụng lá và trái.
- Làm chậm chín
*Auxin trong cây trồng: Auxin tự nhiên được tìm thấy ở thực vật là indole-3-acetic
acid (IAA), hiện diện cao trong vùng phân sinh mô của thực vật.
* Auxin tổng hợp: Auxin tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất là indole-3-butyric acid
(IBA), alpha-napthalenneacetic acid (NAA) và 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4D). Các auxin này thường được kết hợp liên kết với cytokinine.
Trong thực tế, auxin có thể được sử dụng, nó ít độc nhưng cũng ít hiệu quả. Chính vì
vậy mà các chất tổng hợp đã thay thế chất auxin, mặc dù các nguy hại về độc tính thì cao
hơn.
Trong những ứng dụng thực tiễn, các chất có cấu trúc auxin được sử dụng để
giâm cành, chúng cũng được tìm thấy trong các ứng dụng quan trọng trong ngành cây
ăn quả, đậu quả hoặc làm chậm sự thu hoạch quả.

9


2.7.2 Gibberelin (GA)
Được tổng hợp từ mevalonic acid ở mô non của chồi và hạt đang phát triển. Chất
gibereline đầu tiên được nhận dạng là giberelique hoặc là GA.
*Tính chất sinh lý của Giberelin:
+ Kích thích vươn thân qua kích thích phân bào và kéo dài tế bào
+ Tác dụng đối với nhiều đỉnh sinh trưởng, nếu thiếu Giberelin các đỉnh sinh
trưởng thể hiện dạng hình cầu tạo nên các mắc cây.
+ Sản xuất enzyme trong quá trình nảy mầm.
+ Kích thích nảy mầm ở hạt cần sử lý lạnh hay ánh sáng để phát sinh nảy mầm.
+ Kích thích sự hình thành và phát triển trái.

+ Phát sinh tính cái ở hoa lưỡng tính.
+ Tác động trên sự đậu trái của các trái không hạt.
2.7.3 Cytokinine
Cytokinine hình thành chủ yếu trong hệ rễ thực vật. Ngoài ra ở một số cơ quan
của cây còn non, đang sinh trưởng mạnh cũng có khả năng tổng hợp cytokinine như
chồi, lá non, trái non,…
Cytokinine là các chất adenine được thay thế, có hai nhóm nội sinh là :
- Zeatine.
- Isopentenyladenine (IPA), cytokinine tự nhiên và các chất tổng hợp.
Có hai loại được sử dụng nhiều nhất là Kinitine (6 furfuryl – aminopurine) và
BA (6 – Benzylaminopurine)
* Tính chất sinh lý của cytokinine:
+ Phát sinh phân bào trong nuôi cấy mô (có mặt auxin).
+ Kích thích sự tăng trưởng chồi.
+ Kích thích phát sinh chồi bên trong điểu kiện có ưu thế ngọn.
+ Nở lá.
+ Làm chậm lão hóa lá.
+ Tích tụ diệp lục và thúc đẩy chuyển hóa etioplast vào diệp lục.
2.7.4 Ethylene
Được tổng hợp bên trong tất cả các mô của cây. Nó được vận chuyển từ tế bào
này qua tế bào khác bằng con đường khuếch tán.
10


Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2001), tác dụng sinh lý của etylen là:
- Xúc tiến quá trình chín của quả.
- Gây hiện tượng rụng lá, hoa, quả
- Kích thích ra hoa của một số cây
- Kích thích ra rễ phụ ở cành giâm.
2.8 Giới thiệu về cây lan Vanda

2.8.1 Sơ lược nguồn gốc và lịch sử phát triển lan Vanda
Cây lan có nguồn gốc phát sinh từ Úc, Philippinnes, Bắc Ấn, Indonesia, Bán
đảo Đông Dương, Sri Lanka, Đài Loan.
Vanda là một giống lan phục sinh của vùng nóng có một số rất ít mọc trên đá
hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bố rất rộng từ Trung Quốc đến Himalaya và
trãi dài từ Indonesia đến Niu Ghine và Bắc Úc Châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết
và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng (Nguyễn Công
Nghiệp, 2002).
2.8.2 Phân loại thực vật
Cây lan Vanda (Vanda sp.) được phân loại như sau:
Nghành

: Magnoliophyta

Lớp

: Monocotylednes

Bộ

: Orchidales

Họ

: Orchidaceae

Họ phụ

: Orchidoidaea


Tông

: Vandinae

Giống

: Vanda sp

2.8.3 Đặc điểm thực vật học
2.8.3.1 Rễ
Rễ mọc thẳng từ thân, thường xen kẻ với lá. Rễ giúp cây lan trườn từ tầng thực vật
dày đặc dưới rừng, đến đỉnh ngọn cây gỗ để tìm ánh sáng cần thiết cho sự ra hoa.

11


2.8.3.2 Thân
Thuộc nhóm đơn thân (gồm những cây chỉ tăng trưởng theo chiều cao làm cây dài ra
mãi). Thân hình trụ dài với các lóng khá dài, không có giả hành. Trên thân thường
mang rễ và lá rễ và lá mọc theo 2 chiều thẳng góc nhau.
2.8.3.3 Lá
Lá hình trụ hoặc tròn, dẹp thẳng. Lá dẹp thẳng, ở tận cùng thường có răng nhọn
không đều. Lá xếp thành 2 hàng đối nhau, lá trên 1 hàng xen kẻ với lá của hàng kia.
2.8.3.4 Hoa
- Đài hoa: khác với các loài lan khác, đài hoa là bộ phận đẹp nhất đối với lan
Vanda. Đây là một bộ phận to (luôn luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa), có hình dáng
tròn đẹp và mang màu sắc nổi bật nhất trong hoa. Đài hoa có nhiều màu sắc khác nhau
tùy theo tường giống.
- Cánh hoa: 3 cánh hoa nằm kế đài hoa, trong đó một cánh đã biến thành môi
(cánh hoa biến thái ở mức độ cao). So với các loài khác, môi của Vanda thường rất bé.

Cánh hoa tuy rất mỏng nhưng rất bền, đây là điều khác thường vì độ dày cánh hoa
thường tỷ lệ với độ bền của hoa.
- Trụ: là bộ phận mang hoa và là cơ quan hữu tính (có đồng thời cả 2 bộ phận đực
và cái của hoa).
2.8.3.5 Quả
Quả nang, chứa nhiều hạt. Hạt rất nhỏ, không chứa chất dinh dưỡng.
2.9 Các phương pháp nhân giống lan Vanda
2.9.1 Nhân giống truyền thống
2.9.1.1 Thụ phấn nhân tạo
- Khi nụ sắp nở thì khử đực cây mẹ
- Thụ phấn từ cây bố: dùng kẹp gắp bao phấn chưa nở và cho vào lọ thủy tinh
để ở trong phòng ở nhiệt độ 22ºC - 24ºC cho hạt phấn chín.
- Khi hạt phấn nở tung ra thì đưa vào bình hút ẩm bảo quản, chờ khi hoa cái
chín thì ta tiến hành thụ tinh nhân tạo.
- Khi hoa cái nở 3 - 4 hoa, ta tiến hành thụ phấn. Sau 5 -10 tuần thu kết quả,
không nên để quả chín khô. Quả thu về nên xử lý với Foocmalin 0,5% để sạch vi
khuẩn, rồi ủ trong 2 giờ, hong khô, để nơi thoáng gió chờ nứt vỏ ta thu hạt.
12


2.9.1.2 Nhân giống bằng cách cắt ngọn
Chọn cây con có độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm. Có thể cắt cành tốt nhất vào đầu
mùa mưa, có khí hậu mát mẻ. Mỗi lần cắt có thể cho nhiều cây con vì chỉ cần một
đoạn từ 3 - 5 cm với ít nhất 2 tầng rễ là có thể tách ra thành một cây mới.
2.9.1.3 Nhân giống bằng tách chiết
Cách ngọn 20 – 30 cm, cắt một lớp cắt và bóc vỏ đi. Bọc quanh vết cắt bằng
một mảng rêu giữ ẩm có tẩm dung dịch tạo rễ. Sau khi rễ tạo thành, cây con được tách
ra cho vào chậu.
2.9.1.4 Nhân giống nuôi cấy in vitro
- Chọn cây khỏe mạnh, sạch bệnh, lấy chồi non, bóc lá ngoài. Xử lý vô trùng

bắng canxi hypoclorid (5 -10%)
- Tách lấy đỉnh sinh trưởng đưa vào môi trướng nuôi cấy có chứa chất dinh
dưỡng thích hợp.
- Sau 4 - 8 tuần, ở đỉnh sinh trưởng sẽ tạo ra các thể chồi. Cắt các thể chồi này
ra từng mảng thì mỗi mảng sẽ tạo ra một thể chồi mới.
- Tách thể chồi, đặt thể chồi mới lên môi trường thạch có chứa chất dinh dưỡng
để tạo rễ, thân, lá.
- Rút cây được tái sinh hoàn chỉnh ra khỏi ống nghiệm, rửa sạch và để vào giá
thể (dớn băm mịn) trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp.
- Khoảng một tháng sau, khi cây có rễ thật thì trồng chuyển qua túi P.E (Poly
ethylenen) hay chậu sành đựng dớn băm. Sau đó, chuyển sang chậu lớn hơn, chăm sóc
như đối với lan thông thường (Dương Công Kiên, 2003).
2.10 Đặc điểm sinh thái lan Vanda
2.10.1 Điều kiện tự nhiên
2.10.1.1 Nhiệt độ
Ở Việt Nam, Vanda rừng là một loại lan vùng mát trong khi Vanda lại thích hợp
với khí hậu nóng, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25ºC - 30ºC. Nhiệt độ là yếu
tố quyết định đến sự ra hoa của lan Vanda nên lan Vanda có thể trổ hoa suốt năm.
2.10.1.2 Ẩm độ
Cần ẩm độ vườn cao, ẩm độ cục bộ thoáng.

13


2.10.1.3 Ánh sáng
Độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi 30.000 - 40.000 1m/m².
Theo Huỳnh Văn Thới (2006), nhóm lan đơn thân có nhu cầu về ánh sáng khác
nhau dựa vào hình dạng lá:
- Nhóm có lá hình trụ tròn : nhu cầu về ánh sáng 40.000 1m/m², khoảng 100% ánh
sáng.

- Nhóm có lá dẹp phẳng : ít cần ánh sáng hơn, khoảng 60% ánh sáng. Cây lai
giữa hai dạng này cho ra dạng lá dẹp phẳng nhưng thấp hơn dạng lá hình trụ tròn.
2.10.2 Nhu cầu phân bón
Nhu cầu về phân bón khá cao. Vì Vanda không có giả hành và giá thể quá
thông thoáng (chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ) nên không dự trữ được dưỡng liệu.
Cần dùng phân bón dưới dạng phun sương với chu kỳ cách nhật, có thể dùng phân hóa
học với tỉ lệ N - P - K là 30 -10 -10 tưới 2 ngày/lần.
2.10.3 Phòng trừ sâu bệnh
2.10.3.1 Bệnh không do xâm nhiễm
- Thiếu đạm, thiếu lân, thiếu kali: do cây không được chăm bón, hoặc bón phân
không đầy đủ, bón không đúng theo yêu cầu sinh thái của loài lan nên cây bị thiếu
trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Môi trường sống thay đổi: do thiếu ánh sáng, thừa ánh sáng, nhiệt độ cao, độ
ẩm cao, thiếu nước, thừa nước, không khí bị ô nhiễm.
2.10.3.2 Bệnh do xâm nhiễm
Bệnh: bệnh đốm nâu (do nấm Collectotrichum.sp), bệnh thối non (do nấm
Phytophthora palmivora), bệnh thối rễ (do nấm Sclerotium rolfsii), và một số bệnh do
vi khuẩn gây ra.
-Virus gây bệnh cho phong lan không nhiều nhưng rất khó điều trị.
2.10.3.3 Các loại sâu hại
Nhện đỏ, rầy trắng, rệp sáp, sâu đo, kiến, ốc sên,…
2.11 Tình hình sử dụng lan Vanda trên thế giới và Việt Nam
Theo Nguyễn Công Nghiệp (2002), Vanda bao gồm những loài lan mọc khắp
Đông Nam Á. Họ hàng gần với chúng có nhiều giống trong đó có Phalaenopsis. Hai
giống này có thể lai với nhau, tạo nên một giống có tên Vandanopsis. Mặc dù một số
14


×