Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn rèn LUYỆN kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.6 KB, 15 trang )

1
I. TÊN ĐỀ TÀI:

“RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP”

II. ĐẶT VẤN ĐỀ.

1. Tầm quang trọng của vấn đề cần nghiên cứu.
Ngày 15 tháng 5 năm 2008, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng
chính phủ, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thông giai đoạn 2008-2013. Rèn luyện kỹ năng sống là một trong năm nội
dung của của phong trào này với mong muốn động viên khuyến khích các thầy
giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục và toàn thể học sinh cùng với các lực
lượng ngoài xã hội hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(HĐGDNGLL) có vai trò và vị trí đặc biệt đối với việc rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh. Do đặc thù của hai hoạt động này nên trong quá trình thực hiện, có
thể vận dụng một cách linh hoạt các nội dung và hình thức phù hợp với đối
tượng học sinh, với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường. Có như vậy việc Rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh từ công tác chủ nhiệm lớp và HĐGDNGLL
mới mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực.
Nhiều người cho rằng, văn hoá giao tiếp học đường hiện đang xuống cấp
rất nghiêm trọng và tại các trường học vấn đề này cũng đang bị xem nhẹ. Nhà
trường quá tập trung vào giảng dạy kiến thức mà quên đi việc giáo dục nhân
cách, dạy làm người. Tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh vi phạm



2
đạo đức học đường ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng đã đến mức báo
động với các trường ở thành phố. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này, trong đó có nguyên nhân là do các em chưa được trang bị các kỹ năng sống
cần thiết.
2. Những thực trạng liên quan liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
Đã nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh những hiện
tượng học sinh phạm pháp, làm nhục bạn bè ngay trong lớp, đánh bạn có tổ
chức. Chúng ta không còn xa lạ với việc học sinh thiếu văn hoá trong giao tiếp,
ứng xử hoặc rụt rè trong giao tiếp, không biết xử lý các tình huống trong cuộc
sống dẫn đến những câu chuyện đáng buồn, không ít những em học sinh ngoan
ngoãn từ những năm học tiểu học, nhưng bước sang THCS lại trở thành nạn
nhân của những tệ nạn xã hội, thành những đứa con hư. Đa số những hiện tượng
trên đều xuất phát từ môi trường giáo dục chưa chú trọng đến giáo dục kỹ năng
sống.
Trong thời đại hội nhập thế giới, học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn
thông tin, trong đó có không ít những thông tin mang nội dung không lành mạnh
đã tác động đến sự nhận thức non nớt của học sinh, từ đó các em bị sa ngã. Kinh
tế phát triển, nhiều bậc cha me mãi mê kiếm tiền mà quên đi trách nhiệm giáo
dục con cái và suy nghĩ nhiệm vụ này là của thầy cô, nhà trường. Đối với học
sinh lớp tôi, tình trạng không đến mức như đã nêu trên. Nhưng giáo dục là “đón
bắt”. Hiện nay tình trạng trên đang dần len lõi trong các trường học từ thành thị
đến nông thôn, miền núi nên chúng ta không nên để mọi việc trở nên qúa muộn
màng khi sự việc xảy ra một cách nghiêm trọng và bất ngờ.
3. Lý do chọn đề tài.
Tại điều 2, Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 có nêu: “Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,


3

thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. cùng với tầm
quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và những thực trạng
chung của của xã hội và của học sinh lớp tôi như đã nêu trên nên tôi chọn đề tài
“Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp” để nghiên cứu và vận dụng.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
Đây là nội dung được nhiều người hiện đang rất quan tâm và tất cả các
trường học phổ thông trên cả nước đang thực hiện. Nhưng trong điều kiện hạn
hẹp về không gian điều tra, thực nghiệm nên đề tài chỉ được nghiên cứu và áp
dụng trong học sinh lớp 5D, trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình. Ở đây, cũng nói
thêm rằng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong đề tài này chỉ là nội dung
tích hợp vào các hoạt động chứ chưa phải là một môn học độc lập.

III. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm về kỹ năng sống.
- Kỹ năng là khả năng thao tác, biết làm, biết thực hiện điều gì đó một cách
tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh mà không cần một sự nỗ lực quá lớn. Ví
dụ: Một người có khả năng giao tiếp có hiệu quả trong mọi tình huống mà không
cần ai khuyến khích, nhắc nhỡ được gọi là người có kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần có giúp người ta học tập, làm
việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm kỹ năng sống khác nhau. Tuỳ
theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà người ta cần dạy cho học
sinh những kỹ năng thiết yếu khác nhau. Ví dụ: Học sinh ở vùng sông nước cần


4
giáo dục cho các em kỹ năng khi đi ghe, phà, phòng tránh tai nạn đuối nước.

Ngược lại, học sinh ở thành phố cần trang bị kỹ năng phòng tránh tai nạn giao
thông nhiều hơn. Hơn thế nữa kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng
và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, mà đặc
biệt tuổi trẻ rất cần để vào đời.
2. Phân loại kỹ năng sống.
Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống. (Theo UNESCO)
a. Dựa vào môi trường sống:
* Kỹ năng sống tại trường học
* Kỹ năng sống tại gia đình
* Kỹ năng sống tại nơi làm việc
b. Dựa vào các lĩnh vực tâm lý, sức khoẻ: Phân loại kỹ năng sống thành 3
nhóm.
* Kỹ năng nhận thức: Bao gồm các kỹ năng cụ thể như: Tư duy phê phán,
giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận
thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị…
* Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm,
cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát
và tự điều chỉnh…
* Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác: Bao gồm kỹ năng giao tiếp; tính
quyết đoán, kỹ năng thương thuyết/từ chối, lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông
cảm, nhận biết sự thiện cảm của người khácv.v…
3. Tại sao phải dạy kỹ năng sống.


5
UNESCO đã đề xuất 4 trụ cột của việc học của thế kỷ XXI là: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định”. Với mục tiêu học
rộng như vậy, chúng ta thấy trong hành trang vào đời của các em học sinh còn
nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt các kỹ năng sống.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn

bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”
và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền
văn hóa và con người Việt Nam". Trong đó có đề cao vai trò của giáo dục kỹ
năng sống.
Trong Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết
định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong
phần mục tiêu tổng quát về phát triển giáo dục đến năm 2020 có nêu: “Đến năm
2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất
lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ
năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin
học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức;
đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi
người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 được Giáo sư Nguyễn
Thiện Nhân, Phó thủ tướng chính phủ, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào


6
tạo đã phát động. trong đó nội dung thứ ba trong năm nội dung của phong trào
đó là: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bao gồm:
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử mạnh dạn, tự tin với các tình huống trong cuộc
sống, thói quen tự học, bảo quản sách vỡ sạch đẹp và kỹ năng làm việc, sinh hoạt
theo nhóm.
- Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống,

chống thiên tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, đoàn kết các dân tộc anh em, phòng
ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
4. Mối quan hệ giữa giáo dục kỹ năng sống với công tác chủ nhiệm và
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Công tác chủ nhiệm lớp và HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục quan trọng
ở nhà trương phổ thông. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khoá,
góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng
sáng tạo của học sinh. Nội dung của hai hoạt động này rất phong phú và đa dạng
thể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao
động, tìm hiểu khoa học,… nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ
hội được bổ sung, áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng
nâng cao hứng thú học tập nội khoá.
Từ những đặc điểm trên, ta nhận thấy công tác chủ nhiệm lớp và
HĐGDNGLL có những đặc thù na ná với đặc thù của việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh. Chính vì vậy mà hiện nay hoạt động này được tích hợp giáo
dục kỹ năng sống nhiều nhất trong các môn học và cũng là hoạt động dễ thực
hiện việc giáo dục kỹ năng sống nhất.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỂN


7
Tam Hòa là một xã ven biển, so với mặt bằng chung của huyện Núi Thành,
đời sống nhân dân còn khó khăn, đa số phụ huynh làm nông, trình độ dân trí còn
hạn chế, thiếu các điều kiện học tập, giải trí. Đây chính là nguyên nhân chính
khiến cho học sinh ở đây chịu thiệt thòi trong việc tiếp cận thông tin, giao lưu
với các thành phần tiến bộ hơn về tri thức. Điều đó dẫn đến các em thiếu nhiều
kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hợp tác, kỹ
năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ các nhân, kỹ năng tư duy tích cực…
Trong lớp còn có một số học sinh phải qua đò hằng ngày trên đường đi học,

mọi hiểm nguy đang rình rập các em, đặc biệt trong những ngày mưa gió, các kỹ
năng phòng tránh thiên tai, tai nạn đuối nước còn hạn chế. Trước đây, việc giáo
dục cho các em vấn đề này cũng chỉ là những lời dặn dò của các thầy cô giáo,
chưa có một chương trình, hay một buổi ngoại khoá trình bày cụ thể cho các em
có các kỹ năng này.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Thực hiện công tác chỉ đạo nhà trường và Ban hoạt động GDNGLL.
Nắm bắt nội dung chỉ đạo của nhà trường ngay từ đầu năm học về các chỉ
tiêu giáo dục để đưa vào kế hoạch công tác chủ nhiệm, phương hướng đại hội chi
đội để thực hiện cho năm học. Ngoài việc tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà
trường tổ chức, giáo viên chủ nhiệm còn sáng tạo thêm các hoạt động riêng cho
lớp mình sát với yêu cầu của việc rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống.
Việc chuẩn bị trước khi thực hiện các hoạt của giáo viên là rất quan trọng,
nó phải là một quá trình lao động nghiêm túc và đầy sáng tạo, như vậy việc giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện một cách chuyên môn hơn và
chuyên sâu hơn. Ví dụ: tổ chức một tiết nói chuyện về tác hại của ma tuý và
phòng chống tệ nạn xã hội để giáo dục cho học sinh các kỹ năng ra quyết định,


8
kỹ năng từ chối, kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Hay tổ
chức buổi ngoại khoá phòng tránh các tai nạn đuối nước bằng các tình huống giả
định với những thao tác và hành động cụ thể tốt hơn là chỉ giới thiệu lý thuyết.
2. Các biện pháp đã triển khai thực hiện.
a. Tổ chức hoạt động ngoại khoá.
Với những học sinh có tham gia hoạt động ngoại khoá một cách điều đặn
thì kỹ năng sống của các em được nâng cao một cách đáng kể. Những học sinh
có kết quả học tập từ loại khá trở lên là đối tượng biết cách sắp xếp, điều chỉnh

và quản lý thời gian một cách hiệu quả giữa giữa học tập, vui chơi và rèn luyện
nên các em suy nghĩ vấn đề đơn giản hơn.
Một số hoạt động ngoại khoá tôi đã tổ chức và đem lại hiệu quả trong việc
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đó là: Phòng tránh tai nạn đuối nước, Tác
hại của ma tuý và phòng tránh, giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành
niên, cách ăn mặt, trang phục, vệ sinh cá nhân...
b. Tổ chức những cuộc thi.
Để vừa giáo dục kỹ năng sống, vừa tổ chức các hoạt động vui tươi lành
mạnh như nội dung thứ ba và thứ tư của phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi thường tổ chức các cuộc thi nhân các ngày
lễ lớn như “Đố vui để học”, “Khám phá khoa học”... Thông qua các cuộc thi tôi
đã rèn luyện cho các em được nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, chia sẽ…
Sau đây là một số tình huống mà tôi đã đưa ra trong cuộc thi “Xử lý tình
huống cuộc sống”.
Một học sinh bị thầy giáo phạt quỳ và đánh vào mông ngay trước các bạn
trong lớp vì không thuộc bài cũ, nếu là học sinh đó, em sẽ nói gì?


9
Một người nhờ em chuyển một gói hàng đến tận tay ông A cách đó 3 cây số
và trả tiền công cho em đến hai trăm nghìn đồng. Em cảm thấy gói hàng đó có gì
không minh bạch không? Em sẽ làm gì?
Một người lớn tuổi hơn, rủ cùng xem phim đồi truỵ trên điện thoại di động.
Bạn sẽ làm gì?.
Trong thực tế không ít lần các em đã gặp phải những tình huống tương tự
như vậy, nhưng không biết xử lý thế nào, có em sẽ làm thinh bỏ đi, không quan
tâm, có em lại oà khóc, có em xông lên làm ầm ĩ, có bạn giữ kín trong lòng, âm
thầm chịu đựng… đó là những biểu hiện của việc thiếu kỹ năng sống. Nhưng qua
cuộc thi, điều làm cho giáo viên chủ nhiệm phải bất ngờ vì các em đưa ra nhiều

cách xử lý trong đó có những cách xử lý hay.
c. Tăng cường các hoạt động văn nghệ, thể thao.
Một biện pháp giáo dục kỹ năng sống hết sức hữu hiệu đó là thông qua các
hoạt động văn nghệ, thể thao bởi vì ba lý do:
- Các em tham gia các hoạt động này sẽ hạn chế được thời gian tham gia
các hoạt động vô ích khác như trò chơi điện tử, trách bị rủ rê.
- Tham gia các hoạt động này các em sẽ được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô,
một môi trường lành mạnh cho việc rèn luyện kỹ năng sống.
- Đây chính là sân chơi tập thể, là hoạt động để thu hút học sinh quan tâm
đến việc cần thiết phải trang bị kỹ năng sống cho bản thân.
d. Kêu gọi sự chung tay của cộng đồng.
Mọi sự nổ lực của nhà trường đều hạn chế tác dụng nếu không được sự
quan tâm, chung tay cùng thực hiện của cộng đồng. Câu chuyện người mẹ chở
con là một học sinh mầm non đến trường vào buổi sáng, sau khi uống xong hộp
sữa đứa con chỉ vào thùng rác ở đằng kia góc sân trường để bỏ vỏ hộp sữa,


10
nhưng người mẹ vội vàng vức ngay vào chậu hoa gần đó vì sợ trể giờ làm. Rõ
ràng cô giáo đã dạy cho một đứa trẻ biết bảo vệ môi trường nhưng trong chốc lác
người mẹ đã làm hỏng đi một sự suy nghĩ tích cực của một đứa trẻ.
Phụ huynh của các em chính là người thứ hai sau nhà trường thực hiện
nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho các em. Cộng đồng xã hội cũng là một yếu
tố không kém phần quan trọng. Chính vì vậy, đã từ lâu bộ kiềng ba chân để giáo
dục học sinh chính là Nhà trường - Gia đình - Xã hội, giáo dục kỹ năng sống
cũng vây.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, các thầy cô
giáo, bên cạnh làm tốt công tác chuyên môn cũng phải xây dựng thói quen cập
nhật thời sự và các kiến thức xã hội mới có thể làm tốt vai trò cố vấn cho hoạt
động này. Biết được học sinh thời nay nghĩ gì, hành động như thế nào để có thể

lựa chọn hoặc nghĩ ra các tình huống bài tập cho các em.
Giáo dục là đón bắt, chúng ta không chỉ dạy cho các em cách phản ứng,
ứng xử với những tình huống mà các em đã và đang gặp phải, mà với tư cách là
những người đi trước, dù ít hay nhiều, khi này hay khi khác đã có lúc phải trả giá
cho những hành động và lời nói do thiếu hụt kỹ năng sống, chúng ta còn cần phải
dự liệu rất nhiều tình huống có thể xảy đến với các em để tư vấn kịp thời cho các
em. Đừng để các em lặp lại những sai lầm mà chúng ta đã gặp.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên để thực hiện việc rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp và HĐGDNGLL đã
đem đến cho học sinh những diễn biến tích cực, mặc dù còn ở mức hạn chế,
nhưng so với trước đây như vậy là tương đối khả quang và hy vọng vào tương lai
các em sẽ gặt hái được nhiều hơn mà đặc biệt là các kỹ năng sau đây: Kỹ năng
giao tiếp, ứng xử, kỹ năng phòng tránh tai nạn do thiên tai, kỹ năng từ chối, kỹ


11
năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, chia sẽ. Ngoài các kỹ năng trên, các em còn
ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, các em biết chia sẽ nhiều hơn với các
hoàn cảnh của bạn bè. Cho đến nay, chưa có học sinh vi phạm quy chế nhà
trường đến mức độ nghiêm trọng như vô lễ với thầy cô giáo, đánh bạn, trộm
cắp...
VII. KẾT LUẬN

Trang bị kỹ năng sống cho học sinh không phải chuyện đơn giản, không thể
ngày một ngày hai là thành công, mà phải thực hiện xuyên suốt và luôn cập nhật
và đổi mới hình thức tổ chức để lôi cuốn các em vào các hoạt động. mỗi một
giáo viên có một sự kiên trì áp dụng các biện pháp dạy học tích cực, cùng với
tấm lòng thương yêu học sinh, có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra, đó là

nhận thức của học sinh, thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Tôi xin tóm tắt
lại các biện pháp thực hiện nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua
hoạt động GDNGLL:
1. Ngoài việc thực hiện đầy đủ các hoạt động chỉ đạo của nhà trường, giáo
viên chủ nhiệm cần sáng kiến, tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động phù hợp cho
lớp mình.
2. Tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khoá, nói chuyện về các chuyên
đề liên quan đến kỹ năng sống của học sinh.
3. Tạo cho các em cơ hội để nói lên những suy nghĩ của mình thông qua các
hội thi, buổi giao lưu, ngày lễ kỷ niệm...
4. Tăng cường các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao.
5. Kêu gọi sự chung tay của cộng đồng.
VIII. ĐÈ NGHỊ


12
Phạm vi đề tài khiêm tốn, chỉ áp dụng đối với lớp 5D. Đề tài sẽ còn tiếp tục
nghiên cứu và thực hiện vì tôi thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, với điều kiện hiện
nay, tình hình cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, chưa có hội
trường riêng để tổ chức các buổi hoạt động GDNGLL tập thể, sân chơi thể dục,
thể thao chưa đầu tư đúng mức. Đề tài sẽ được thành công hơn nếu được trang bị
thêm những thiếu thốn đã nêu. Các ngành, các cấp cần có sự phối hợp để chung
tay cùng với nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. PGS.TS Đặng Quốc Bảo - Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - Năm 2009
2. Thạc sỹ tâm lý Đinh Đoàn - Tài liệu tập huấn giáo viên về kỹ năng sống
cho học sinh - Đà Nẵng - Năm 2009

3. PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học
sinh phổ thông - Bộ GD&ĐT - Năm 2010


13


14

X. MỤC LỤC
STT
1

Nội dung

Trang

I. TÊN ĐỀ TÀI: “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông

qua công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp”
2

1

II. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu

1


3

2. Những thực trạng liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

1

4

3. Lý do chọn đề tài

2

5

4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.

2

6

III. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm về kỹ năng sống

2

7

2. Phân loại kỹ năng sống


3

8

3. Tại sao phải dạy kỹ năng sống

3

4. Mối quan hệ giữa giáo dục kỹ năng sống với công tác chủ

4


15
nhiệm và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
10

IV. CƠ SỞ THỰC TIỂN

5

12

3. Sự quan tâm của nhà trường đối với đề tài.

5

13


V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Thực hiện công tác của nhà trường và Ban HĐGDNGLL

5

14

2. Các biện pháp đã triển khai thực hiện

5

15

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

7

16

VII. KẾT LUẬN

7

17

VIII. ĐỀ NGHỊ

8




×