Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

ĐIỀU TRA GIỐNG, KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY XOÀI (Mangifera indica L.) TẠI XÃ IAPENG, HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.29 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA GIỐNG, KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CÂY XOÀI (Mangifera indica L.) TẠI
XÃ IAPENG, HUYỆN PHÚ THIỆN,
TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ TRANG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2005 – 2009

Tháng 08/2009


ĐIỀU TRA GIỐNG, KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CÂY XOÀI (Mangifera indica L.) TẠI XÃ IAPENG,
HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI

Tác giả

PHẠM THỊ TRANG

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu
cấp bằng kỹ sư Nông Nghiệp ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN KẾ



Tháng 08 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Con xin chân thành cảm ơn đến cha mẹ kính yêu đã sinh thành, nuôi dưỡng và giáo
dục cho con nên người. Các anh chị đã lo lắng chăm sóc em.
Chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Kế, trưởng bộ môn cây Lương Thực – Rau –
Hoa – Quả Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường.
Thầy cô phụ trách Phân Hiệu Đại Học Nông Lâm tại Gia Lai.
Cô Thái Nguyễn Diễm Hương bộ môn cây Lương Thực – Rau – Hoa – Quả Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ.
Chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai, cùng 40 hộ
gia đình trong huyện đã góp nhiều ý kiến và cung cấp thông tin, số liệu cho tôi hoàn thành
tốt đề tài này.
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 8/2009
Sinh viên: Phạm Thị Trang

ii


TÓM TẮT
Phạm Thị Trang, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháng 8/2009.

Đề tài “Điều tra giống, kỹ thuật canh tác và hiệu quả kinh tế cây xoài (Mangifera
indica L.) huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm
2009 tại xã Iapeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Văn Kế.
Đề tài thực hiện nhằm mục đích xác định giống xoài phù hợp với điều kiện tự nhiên
của vùng. Đồng thời tìm hiểu kỹ thuật trồng xoài của người dân và tính toán sơ bộ hiệu
quả kinh tế của một số hộ để làm cơ sở cho việc phát triển cây xoài tại địa phương.
Phương pháp được tiến hành điều tra ngẫu nhiên với 40 hộ nông dân, thông qua
danh sách của xã điều tra theo phiếu (phiếu điều tra kèm ở phần phụ lục).
Kết quả đã ghi nhận ở xã có10 giống xoài theo cách gọi của địa phương là “ xoài
Khiêu sa voi, Ấn Độ, Đài Loan, Tứ Quý, cát Hòa Lộc, xoài voi, xoài mủ, xoài rừng,
xoài măng ca và xoài cát vàng”.
Qua điều tra ghi nhận quy mô vườn xoài đa số vườn nhỏ, diện tích dưới 5000 m2
chiếm 90% số hộ điều tra, tuổi cây còn trẻ vườn <10 năm tuổi chiếm 87,5%, mật độ và
khoảng cách trồng vừa phải 6 x 7 m (238 cây/ha) chiếm 37,5% số hộ nông dân điều tra.
Khi trồng còn sử dụng giống cây trôi nổi và giống tự sản xuất mang mầm bệnh dẫn đến
cây cho năng suất thấp.
Điều tra đã ghi nhận đa số không bón phân hữu cơ sau thu hoạch (chiếm 75%) và
bón rất ít phân hóa học, năng suất bình quân xoài cát Hòa Lộc 60 kg/cây/năm.
Qua điều tra ghi nhận sâu bệnh đáng quan tâm nhất của nhà vườn hiện nay rầy rệp
và bệnh bồ hóng.
Cây xoài trồng từ năm thứ nhất đến năm thứ 2 chưa cho thu hoạch nhưng đến năm
thứ 3 cây bắt đầu cho thu hoạch, nếu lấy thu bù chi thì nhà vườn vẫn còn lỗ, đến năm thứ
tư trở đi thì mới hoàn vốn và có lời. Nhưng thường bị thương lái ép giá làm ảnh hưởng
đến kinh tế nhà vườn.
iii


Đề tài ghi nhận hai giống xoài (Đài Loan, cát Hòa Lộc) cây sinh trưởng và phát
triển tốt, năng suất cao, phẩm chất ngon được thị trường ưa chuộng nên khuyến khích mở

rộng sản xuất.
Cần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để canh tác cây xoài. Hiện nay
với giống xoài cát Hòa Lộc, Đài Loan nhà vườn có lãi với IRR = 71%, NPV =
105.005.250,26 VNĐ sau 7 năm đầu tư cho 1 ha.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

viii


Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình

x

Chương 1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích

2

1.3

Yêu cầu


2

1.4

Giới hạn đề tài

2

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Giới thiệu về cây xoài

3

2.1.1

Tên và phân loại

3

2.1.2

Nguồn gốc xoài


3

2.1.3

Điều kiện sinh thái

3

2.1.4

Đặc điểm thực vật học

4

2.1.5

Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng

5

2.1.6

Giới thiệu một số giống xoài trong nước

6

2.1.7

Một số biện pháp nhân giống xoài


7

2.1.8

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

9

2.1.9

Sâu bệnh chính hại cây xoài

12

2.1.10

Ra hoa đậu quả xoài

13

2.1.11

Thu hoạch

13

2.2

Tổng quan về vùng điều tra


14
v


2.2.1

Điều kiện tự nhiên

14

2.2.2

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế huyện

15

2.3

Tình hình phát triển cây xoài

17

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

18

3.1


Thời gian và địa điểm điều tra

18

3.1.1

Thời gian điều tra

18

3.1.2

Địa điểm điều tra

18

3.1.3

Điều kiện khí hậu thời tiết vùng điều tra

18

3.1.4

Đối tượng và phương tiện điều tra

19

3.2


Phương pháp điều tra

19

3.2.1

Thu thập số liệu thống kê

19

3.2. 2

Phỏng vấn nông hộ

19

3.2.3

Khảo sát về đặc điểm giống

20

3.2.4

Sâu bệnh hại chính ở vùng điều tra

21

3.2.5


Lượng toán hiệu quả kinh tế và phân tích SWOT

21

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1

Điều tra hiện trạng vườn xoài

23

4.1.1

Quy mô vườn xoài

23

4.1.2

Phân bố tuổi cây theo phiếu điều tra

24

4.1.3


Phân bố giống xoài theo phiếu điều tra

24

4.1.4

Loại hình canh tác vườn xoài

25

4.2

Điều tra đặc điểm giống

26

4.2.1

Đặc điểm hình thái cây của các giống xoài

26

4.2.2

Đặc điểm hình thái lá của các giống xoài

27

4.2.3


Ra hoa đậu quả và thu hoạch ở vùng điều tra

31

4.2.4

Đặc điểm hình thái quả của các giống xoài

31

4.2.5

Đặc tính phẩm chất các giống xoài theo điều tra

33

4.3

Điều tra về kỹ thuật canh tác

38

vi


4.3.1

Kỹ thuật nhân giống xoài

38


4.3.2

Kỹ thuật trồng xoài theo phiếu điều tra

39

4.3.3

Thu hoạch xoài theo phiếu điều tra

42

4.3.4

Tiêu thụ xoài theo phiếu điều tra

43

4.3.5

Sâu bệnh hại chính trên cây xoài theo phiếu điều tra

43

4.3.6

Năng suất xoài theo phiếu điều tra

46


4.4

Lượng toán hiệu quả kinh tế và phân tích SWOT

47

4.4.1

Lượng toán

47

4.4.2

Phân tích SWOT

49

4.4.3

Ý kiến của nhà vườn

50

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

51


5.1

Kết luận

51

5.2

Đề nghị

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

55

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ÂĐ: Xoài Ấn Độ
BVTV: Bảo vệ thực vật
CV: Xoài cát vàng
CHL: Xoài cát Hòa Lộc
CV (%): Coefficient of variation: Hệ số phân tán

DL: Dương lịch
ĐK: Đường kính
ĐL: Xoài Đài Loan
Hcây: Chiều cao cây
IRR: Internal return rate: Tỷ suất thu lợi nội hoàn

K/c: Khoảng cách
KSV: Khiêu sa voi
MC: Xoài măng ca
M: Xoài mủ
NPV: Net present value: Hiện giá thuần = giá trị thực hiện tại
PL: Phụ lục
TQ: Xoài Tứ Quý
R: Xoài rừng
V: Xoài voi
VNĐ: Việt Nam Đồng
Xđ: xác định

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng
3.1

Số liệu khí tượng trong khu vực điều tra từ tháng 5/ 2008 – 5/2009

18


4.1

Phân bố diện tích trồng xoài theo số hộ điều tra

23

4.2

Phân bố tuổi cây theo phiếu điều tra

24

4.3

Phân bố số cây ở mỗi giống theo phiếu điều tra

25

4.4

Loại hình canh tác vườn xoài theo phiếu điều tra

26

4.5

Đặc điểm hình thái cây của các giống xoài điều tra

26


4.6

Đặc điểm hình thái lá xoài theo mẫu điều tra

28

4.7

Đặc điểm hình thái quả xoài theo mẫu điều tra

31

4.8

Đặc điểm hình thái hạt xoài theo mẫu điều tra

32

4.9

Đặc tính phẩm chất của các giống xoài theo mẫu điều tra

33

4.10

Kỹ thuật nhân giống xoài theo phiếu điều tra

38


4.11

Mật độ khoảng cách cây theo phiếu điều tra

39

4.12

Kích thước hố trồng theo phiếu điều tra

40

4.13

Bón phân lót cho xoài theo phiếu điều tra

40

4.14

Làm cỏ cho xoài theo phiếu điều tra

41

4.15

Sâu bệnh hại trên cây xoài theo phiếu điều tra

43


4.16

Năng suất và tổng thu trên 1 ha xoài măng ca

46

4.17

Năng suất và tổng thu trên 1 ha xoài cát Hòa Lộc, Đài Loan

46

4.18

Dự tính mức thu trên 1 ha xoài măng ca

48

4.19

Dự tính mức thu trên 1 ha xoài cát Hòa lộc, Đài Loan

48

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình


Trang

4.1

Dạng lá xoài của các giống

29

4.2

Màu lá non giống xoài rừng

30

4.3

Màu lá non giống xoài Ấn Độ

30

4.4

Màu lá non giống xoài măng ca

30

4.5

Màu lá non giống xoài cát Hòa Lộc


30

4.6

Dạng quả xoài Đài Loan

35

4.7

Dạng quả của các giống

36

4.8

Dạng hạt của các giống

37

4.9

Vết ruồi đục quả xoài

45

4.10

Vết bệnh thán thư xoài


45

4.11

Rệp hại xoài

45

4.12

Bệnh bồ hóng

45

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây xoài (Mangifera indica L.) thuộc họ đào lộn hột (Anacadiaceae) là cây ăn quả
nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Quả xoài ngoài việc sử dụng để ăn tươi còn
dùng làm nước giải khát hay làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến như đồ
hộp và sấy.
Hiện nay, xoài được trồng khoảng 83 nước và vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó
châu Á chiếm 80%, Châu Mỹ 13% và Châu Phi 17%. Diện tích xoài cho thu hoạch toàn
cầu ước độ 3,3 triệu ha với sản lượng độ 26 triệu tấn (2006). Riêng một mình Ấn Độ đã
chiếm 11,5 triệu tấn ( faostat, 2006). Các nước trong khối Asean có diện tích và sản lượng
xoài đáng kể là: Thái Lan có diện tích cho thu hoạch là 316.000 ha với sản lượng trên 2

triệu tấn và xuất khẩu trong giai đoạn 2003 – 2004 được trên 17.000 tấn; Indonesia
185.800 ha; Philippines 138.000 ha với 919.000 tấn. Năm 2006 các tỉnh phía Nam nước
ta có diện tích trồng xoài độ 75.000 ha sản lượng là 337.000 tấn (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Ở Việt Nam, cây xoài cũng được trồng từ rất lâu nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh
phía Nam từ Bình Định trở vào nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang,
Đồng Tháp, Vĩnh Long bởi điều kiện khí hậu thời tiết ở đây phù hợp với yêu cầu sinh thái
của nó. Riêng ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai xoài được trồng từ rất lâu, đây là vùng đất
thịt pha cát tơi xốp thoáng khí, địa hình, khí hậu rất thích hợp trồng xoài. Tuy nhiên, xoài
được trồng ở đây với quy mô nhỏ lẻ chưa được chú trọng sản xuất rộng, chưa lập vùng
chuyên canh.
Để phát triển vườn cây ăn quả đạt năng suất cao, phẩm chất ngon trước tiên cần phải quan
tâm đến vấn đề giống, kỹ thuật trồng và hiệu quả kinh tế thì mới thành công. Tuy nhiên, trong
sản xuất phần lớn bà con nông dân ít quan tâm đến kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài dẫn đến
năng suất, phẩm chất kém, hiệu quả kinh tế không cao.
1


Trước tình hình trên, được sự phân công của khoa Nông Học Trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Kế với sự giúp đỡ của
phòng nông nghiệp huyện Phú Thiện đề tài “Điều tra giống - kỹ thuật canh tác và hiệu
quả kinh tế cây xoài ở xã Iapeng huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai” được thực hiện.
1.2 Mục đích
Đề tài nhằm tìm hiểu hiện trạng vườn xoài tại huyện Phú Thiện. Ghi nhận một số
đặc điểm và năng suất của các giống xoài hiện có ở địa phương, tìm hiểu kỹ thuật trồng
và tình hình sâu bệnh hại cây xoài, biện pháp phòng trừ của dân và sơ bộ tính toán hiệu
quả kinh tế của một số hộ nhằm có cơ sở dữ liệu giúp vào việc khuyến nông, về lâu dài
góp phần vào việc cải thiện năng suất và phẩm chất xoài, nâng cao lợi tức nhà vườn tại
huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai.
1.3 Yêu cầu
Để đạt được mục đích trên cần các yêu cầu sau:

- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình phát triển
sản xuất cây ăn quả của xã Iapeng huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai.
- Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 40 hộ nông dân có trồng xoài ghi nhận các đặc điểm
hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất các giống xoài hiện trồng tại địa
phương.
- Thông qua điều tra 40 hộ (bằng phiếu điều tra soạn sẵn) nắm được kỹ thuật trồng,
chăm sóc, tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài của người dân.
- Nắm được khó khăn và thuận lợi cũng như xu hướng phát triển cây xoài tại địa phương.
- Thông qua các phiếu điều tra và các câu hỏi phỏng vấn để tính hiệu quả kinh tế nông
hộ, từ đó đề ra một số giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nông hộ.
1.4 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài ngắn (từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2009) so với đời sống cây
xoài. Và chỉ điều tra ngẫu nhiên 40 hộ nông dân ở xã Iapeng huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây xoài
2.1.1 Tên và phân loại
Cây xoài có tên khoa học là Mangifera indica L.
Ngành: Angiospermes (thực vật hạt kín)
Lớp: Dicotyledonae ( hai lá mầm)
Phân lớp: Rosidae (hoa hồng)
Bộ: Sapindales (Bồ hòn)
Họ: Anacardiaceae (Đào lộn hột hay Điều)
2.1.2 Nguồn gốc xoài
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc ở Đông Bắc Ấn Độ, miền Bắc Myanmar, vùng
đồi núi chân dãy Hymalaya cùng các địa điểm giả thuyết là trung tâm khởi nguyên của xoài.

Từ đầu thế kỷ XVI, xoài được trồng phổ biến rộng ra khắp nơi trên thế giới. Nhưng tại các khu
vực Đông Dương, Nam Trung Quốc và các nước khác miền Đông Nam Á xoài được du nhập
sớm nhất (Vũ Công Hậu, 1996).
2.1.3 Điều kiện sinh thái
2.1.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình tối thích cho xoài 250C. Nhiệt độ tối thấp là 210C. Vì vậy, xoài
thường được trồng ở bình nguyên tới độ cao 600m. Trên 420C xoài sẽ bị hại (Nguyễn Văn
Kế, 1998).
2.1.3.2 Ẩm độ
Xoài thích hợp với những vùng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Trong đó, mùa khô
phải ít nhất kéo dài 3 tháng, mùa mưa không kéo dài quá 7 tháng. Lượng mưa hữu hiệu là
150 mm/tháng (Nguyễn Văn Kế, 1998).
3


2.1.3.3 Ánh sáng
Xoài là cây ưa sáng nếu trồng dày thì cây yếu ớt, cành dài và nhỏ, lá mỏng, những
cành giáp nhau không ra trái.
2.1.3.4 Đất đai
Xoài mọc được trên nhiều loại đất nhưng nên tránh những đất đá nhiều. Mực thuỷ cấp
sâu 3 - 4 m là có lợi tuy thế nhiều giống xoài chịu úng rất khá (xoài bưởi). Độ pH thích hợp
từ 5,5 - 7,5. Nhiều nông dân trồng xoài ngay trên đất phèn (pH = 3,5 - 4,5) cây vẫn phát
triển được. Như vậy, xoài là cây nhiệt đới thích ứng khá rộng (Nguyễn Văn Kế, 1998).
Xoài có thể mọc ở độ cao dưới 1200 m, nhưng tốt nhất là 600 m trở xuống. Trồng
càng cao xoài trổ hoa càng muộn, cứ lên cao 120 m thì trổ hoa muộn hơn 4 ngày (Dương
Minh cùng các cộng sự, 2001).
Như vậy, điều kiện sinh thái của cây xoài phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng
điều tra.
2.1.4. Đặc điểm thực vật học
2.1.4.1 Hệ thống rễ

Xoài có bộ rễ ăn sâu và rất khoẻ, có hệ thống rễ cọc. Rễ ăn sâu 5 - 6 m nhưng phần
lớn tập trung ở tầng đất 0 - 50 cm. Nhờ có hệ thống rễ ăn sâu và phân bố rộng mà cây
xoài được coi là cây có khả năng chịu hạn rất tốt.
2.1.4.2 Thân và tán
Cây xoài có thân đại mộc, tán rộng, cây có thể cao tới 40 m và có thể sống rất lâu từ
100 - 300 năm. Tuy nhiên, cây ghép tán hẹp, cây thấp (10 - 15 m) và mau cổi hơn, dạng
tán hình cầu. Thân sần sùi với các vết nứt dọc theo thân.
2.1.4.3 Lá
Lá đơn, có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ giống: dài, thon, bầu. Tuổi thọ lá có thể
đến 3 năm. Màu sắc lá non thay đổi theo giống trồng, thường có màu tím hồng có phớt
nâu. Lá già màu xanh đậm
- Kích thước: Lá rộng 5 - 7,5 cm, dài 15 - 40 cm. Một năm ra 3 - 4 đợt lộc trên các
lóng ngắn.
4


2.1.4.4 Hoa
Cây xoài trồng bằng hạt sau 6 - 8 năm mới ra hoa, xoài bưởi mau hơn khoảng 3 - 4
năm. Ở Nam bộ thường trồng xoài ghép mắt, thông thường sau 3 - 4 năm là ra hoa, hoa
mọc trên cành của năm trước, phát hoa có 2 kiểu: kiểu cuống chính dài (30 - 50 cm)
đường kính đáy 20 - 30 cm và kiểu cuống chính ngắn (15 - 20 cm) đường kính đáy 20 30 cm. Mùa ra hoa từ tháng 11 đến tháng 1.
Một phát hoa xoài có rất nhiều hoa, có khi đến 7000 hoa, phần lớn là hoa đực, một ít
hoa lưỡng tính. Hoa xoài nhỏ khoảng 6 mm, 5 đài + 5 cánh trắng (với 5 sóng tiết vàng
sậm) + đĩa mật có 5 khía, 1 bầu noãn với 1 vòi nhụy mọc xiên và 1 - 2 tiểu nhụy. Hoa thụ
phấn chủ yếu nhờ côn trùng.
2.1.4.5 Quải và hột
Thuộc loại sai quả có nhân cứng (drupe), hột có vỏ cứng bao quanh. Quả nặng từ
100g - 1kg. Dạng tròn (xoài hòn), bầu dục (xoài cát), dài (xoài tượng). Vỏ quả có từ màu
vàng đến đỏ. Hột có bao cứng, nhiều xơ, thường các giống xoài Việt Nam là đa phôi.
2.1.5 Giá trị dinh dưỡng và giá tri sử dụng

Xoài là một loại quả ngon, cung cấp cho ta nhiều chất bổ dưỡng, hương thơm, vị
chua ngọt. Trong 100g thịt quả xoài cát Hòa Lộc có độ 14,3% đường tổng số. Trong đó có
7,1% đường khử; 0,35% acid hữu cơ và độ 40 – 50 mg Vitamin C. Nhiều giống xoài khác
còn cho Vitamin C cao hơn như xoài Cát Chu, xoài bưởi, xoài Thanh Lai. Xoài còn được
sử dụng trong công nghệ chế biến xoài sấy, nước quả, bánh kẹo (Nguyễn Văn Kế, 1998).
Theo Võ Văn CHi, 1996. Đặc tính quả xoài mang lại cho con người như ăn ngon, dễ
ăn, giàu dinh dưỡng, chữa một số bệnh như là:.
Vỏ quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, chảy máu đường ruột.
Hạt xoài có tác dụng trị giun, ỉa chảy, trĩ.
Vỏ thân xoài chữa thấp khớp, khí hư, đau răng, sốt cao. Ở Cu Ba người ta đã dùng
dung dịch chiết xuất từ vỏ thân xoài trong công nghiệp dược phẩm dùng làm thuốc cân
bằng dinh dưỡng và mỹ phẩm chống lão hóa da.
Nhựa cây xoài hòa với nước quả chanh có thể chửa ghẻ mẫn ngứa.
Nhân xoài sấy khô, tán bột được nhân dân Malaysia, Ấn Độ dùng làm thuốc giun.
5


Thịt quả xoài có tác dụng chống khản cổ, viêm họng, say tàu xe, chữa ăn không tiêu,
táo bón và đau dạ dày, bổ trí não, chữa suy nhược thần kinh, chữa bỏng nước sôi, bỏng
lửa, chữa các bệnh đường hô hấp.
Ngoài việc trồng để lấy quả, cây xoài còn lấy gỗ, làm cây che phủ đất, tạo sự mát mẻ
cho mùa khô, chống xói mòn, cải tạo môi trường làm đẹp cảnh quan. Gỗ xoài là một loại
gỗ quý có thể dùng làm nhà, đóng các đồ dùng trong nhà và làm đồ mỹ nghệ.
2.1.6 Giới thiệu một số giống xoài trong nước.
Kết quả điều tra bước đầu của Trần Thế Tục (1977, 1987, 1991) Dương Minh, Lê
Thanh Phong, Võ Thanh Hoàng (2001) cho thấy ngoài các loại xoài dại và bán hoang dại
(xoài muỗm, xoài mủ, xoài hôi) hiện có khoảng 50 giống xoài. Trong đó giống xoài
thường gặp ở nước ta là: xoài cát Hòa Lộc, thanh ca, cát đen, cát trắng. Hiện nay nước ta
vừa có giống xoài nội vừa có giống xoài nhập nội:
- Nhóm xoài ta

+ Xoài cát Hoà Lộc: Quả có kích thước lớn, trọng lượng quả 350 - 500g, có dạng
hình thuôn dài, bầu tròn ở phần cuống, vỏ quả mỏng, khi chín vỏ quả màu vàng chanh,
thịt quả màu vàng tươi, dày, ăn ngọt và thơm. Thời gian trổ hoa đến chín trung bình 3,5
tháng (Dương Minh, Võ Thanh Hoàng, Lê Thanh Phong, 2001).
+ Cát đen và cát trắng nặng 400 – 500g, cát đen mã quả xấu hơn nhưng màu thịt đậm
hơn và ăn ngon hơn (Nguyễn Văn Kế, 1998).
+ Xoài Canh Nông (Thủy Triều) dạng quả tròn, cây sai quả, phẩm chất trung bình
được trồng nhiều tại Khánh Hòa (Nguyễn Văn Kế, 1998).
+ Xoài thơm: Trọng lượng trung bình quả 250 - 300g, vỏ quả xanh thẫm (thơm đen)
hay xanh nhạt (thơm trắng). Quả dạng thận, phẩm chất ngon. Thời gian từ trổ hoa đến
chín khoảng 2,5 tháng (Dương Minh, Võ Thanh Hoàng, Lê Thanh Phong, 2001).
+ Xoài bưởi: Trọng lượng trung bình quả 300 - 400g, nhưng cũng có quả nặng tới
700g. Xoài bưởi khi ăn lúc chưa chín hẳn sẻ có mùi hăng, nhưng lúc chín thì phẩm chất
tuy thua xoài cát nhưng cũng khá ngon, nó lại có vỏ dày, nên chuyên chở xa dễ dàng, vỏ
dày làm cho tỷ phần ăn được thấp hơn xoài cát và xoài thanh ( Nguyễn Văn Kế, 1998).
6


Việt Nam có nhiều giống xoài khác như xoài thơm, xoài hòn, xoài voi, xoài Bôm,
xoài mủ, xoài tượng (Nguyễn Văn Kế,2000).
- Nhóm xoài Thái Lan
+ Khiew-sa-woei: Là giống xoài ăn xanh của Thái Lan đã được nhập vào Việt Nam
từ năm 1994. Lá có màu xanh đậm, lóng dài, khó ra hoa trong điều kiện tự nhiên. Trái
dạng dài giống như xoài thanh ca của Việt Nam nhưng tròn hơn, vỏ trái xanh đậm và rất
dày. Trọng lượng trung bình 300 - 350g, trái vừa cứng già có vị ngọt không chua.
+ Sok - a - năn: Lá dài nhọn, lá non có màu nâu tím, phát hoa dài, quả hình bầu dục,
nặng 270g, hạt bé, tỷ phần ăn được cao, thịt vàng đậm, độ brix cao, ngọt thơm, vỏ có khá
nhiều tuyến tinh dầu màu nâu, vỏ tương đối dày, quả để được lâu, có thể tạo quả trái vụ,
thời gian trổ hoa đến thu hoạch 110 ngày (Nguyễn Văn kế, 1998).
+ Nam - dok - mai: Lá to bản và dày, mép lá gợn sóng, gân nổi rõ, lá non màu đỏ

tím, phát hoa dài, quả nặng độ 320g, hình bầu dục dài, đầu quả nhọn, vỏ mỏng, láng
không có tuyến trên mình quả, màu vàng, đẹp mã, cơm nhiều, hạt bé, tỷ phần ăn được
cao, độ brix cao, ngọt nhưng ít thơm. Từ khi nở hoa đến thu hoạch 115 ngày, có thể xử lý
ra hoa trái vụ và có thể trồng dày (Nguyễn Văn Kế, 1998).
Ngoài ra, còn có các giống như là: Thong Dam, Fahlan, Raed.
- Nhóm xoài Ấn Độ
+ Các giống có trái to (550 - 850g) như giống Keitt có vỏ vừa hồng vừa xanh, Palmer có
vỏ vừa đỏ vừa vàng.
+ Các giống có trái trung bình (450 - 650g) là Haden và Tommy Atkins có vỏ vừa đỏ vừa
vàng.
+ Các giống tương đối nhỏ trái (170 - 450g) là Earlygold giống xoài này thường không
hột vỏ hồng và vàng, Irwin vỏ đỏ, Carrie vỏ xanh và vàng.
2.1.7 Một số biện pháp nhân giống xoài
2.1.7.1 Nhân giống bằng hạt
Do hạt xoài mau mất sức nảy mầm nên gieo ngay. Khi gieo bỏ bao hột cho mau nảy
mầm. Đặt hột cách nhau chừng 10 cm, đặt nghiêng phần lưng quay lên, đặt sâu 5 cm. Khi cây
con cao 10 cm thì tách ra đem vào bầu, 2 tháng sau đem đi trồng (Nguyễn Văn Kế, 2000).
7


2.1.7.2 Nhân giống xoài bằng phương pháp ghép
Xoài là cây khó ra rễ nên phương pháp chiết không phổ biến. Ngày nay, xoài thường
được áp dụng phương pháp ghép thay cho ương hột vì cây mọc nhanh cho trái tốt. Theo
Nguyễn Văn Kế, (2000) kỹ thuật ghép cải tạo giống xoài như sau:
- Mùa ghép: Thường ghép vào đầu mùa mưa, tháng 5 - 8 dương lịch. Lúc mưa nhiều
tỷ lệ thành công giảm. Ngược lại cuối mùa mưa xoài ra hoa nên hạn chế việc lấy mắt.
- Chuẩn bị mắt ghép: Chọn mắt ghép ở những cành bánh tẻ sinh ra vào năm trước
có màu nâu mởn, nhựa nhiều để dễ bóc. Mắt ghép nằm ở nách; đối với các mắt còn lá thì
trước khi lấy mắt độ 10 ngày cần bấm lá để lại cuống, sau khi cuống tự rụng mắt sẽ phồng
lên. Chỉ chọn những mắt đoạn giữa cành, loại bỏ mắt ở đoạn cành non và ở chỗ quá già.

- Chuẩn bị gốc ghép: Các gốc xoài tạp trong vườn trồng bằng hột trước đây sẽ là gốc
ghép. Nếu gốc nhỏ độ 2 - 4 tuổi thì có thể ghép trực tiếp lên gốc, neeus gốc lớn thì ghép
trên cành. Gốc ghép được mở miệng hình chữ U. Bề ngang bằng hay hơi lớn mắt ghép
một chút. Chiều dài dài hơn mắt ghép, như vậy bóc vỏ chỉ cần dài hơn một chút. Khi bóc
vỏ chú ý quan sát thấy phía trong phải láng, không sần xù, không có sọc, xơ.
- Đặt mắt ghép: Đặt nhẹ nhàng sao cho phía chân thật khít với vết mở. Cắt bớt một
phần mảnh vỏ để nó khỏi đè lên làm dập mắt khi đậy. Phần vỏ chừa lại phủ lên mép trên
của gốc ghép sẽ giúp ta cột dây chặt hơn và đồng thời cản bớt nước mưa thấm vào. Nếu
gặp trường hợp mà mắt ghép mỏng hơn vỏ thì dùng mảnh vỏ vừa cắt ra đậy lên trên mắt
ghép để lúc cột dây được chặt.
- Cột dây:Dùng dây ny long loại dày, khi cột dây thì cột từ trên xuống giữ mắt ghép
cho phẳng, tránh làm lệch vẹo, không buộc đè lên mầm. Sau khi cột xong dùng một mảnh
lá dừa cột dây lên phía trên để che nắng mưa.
- Kiểm soát sau khi ghép: Sau khi ghép độ 10 ngày cần kiểm soát xem mắt ghép có còn
sống hay chết. Nếu còn sống mắt ghép có màu xanh. Sau đó độ từ 2 - 3 tuần thì cắt ngọn gốc
ghép. Cắt làm hai lần: lần đầu cắt cao cho mắt ghép nảy mầm, lần sau cắt sát chỗ ghép lúc mắt
ghép đã cao 10 - 15 cm. Thường xuyên tỉa bỏ các mầm dại mọc ra từ gốc ghép.

8


Phương pháp ghép có ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
Nhân giống nhanh, cho nhiều cây con trong một thời gian ngắn mà ảnh hưởng ít tới
cây mẹ, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, chọn được gốc ghép chống chịu sâu
bệnh tốt (Nguyễn Văn Kế, 1998).
- Nhược điểm: Thợ ghép phải huấn luỵện (Nguyễn Văn Kế, 1998).
2.1.8 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.1.8.1 Chuẩn bị đất
Trên đất thấp phải lên liếp, hay trồng trên ụ, lúc đầu ụ có thể chỉ rộng chừng 1 m cao

từ 30 - 60 cm. Sau này bồi liếp dần dần. Trên đất thấp hố đào kích thước 40 x 40 x 40 cm,
bón lót 10 – 20kg phân chuồng hoai và khoảng 200g NPK. Trên đất cao hố có thể lớn tới
60 x 60 x 60 cm bón lót 20 – 50kg phân chuồng, 1kg lân.
2.1.8.2 Thời vụ
Trồng đầu mùa mưa, tháng 5 - 7 dương lịch để có đủ nước tưới trong giai đoạn đầu,
nếu có thể chủ động nước tưới thì có thể trồng bất cứ lúc nào.
2.1.8.3 Khoảng cách trồng
Cây trồng bằng hạt trồng thưa hơn cây ghép. Khoảng cách sau khi đã ổn định vườn biến
động 8 - 10 m trên đất thấp, trên đất cao 10 - 12 m cũng có thể trồng dày gấp đôi rồi tỉa dần đi
hoặc 5 - 6 năm đầu xen canh chuối, chanh, đu đủ, thơm, các loại rau.
Tại Thái Lan trên đất thấp khoảng cách lúc mới đặt cây là 2,5 x 2,5 m sau tỉa tạo tán và tỉa
thưa dần.
2.1.8.4 Bón phân
- Bón phân giai đoạn cây tơ: Bón hàng năm khoảng 100 - 150 gr/gốc loại phân NPK
20: 20: 20: 15 + TE. Cây con năm đầu tiên nên pha phân với nước tưới vào gốc định kỳ 2
tháng/lần.
- Bón phân giai đoạn cây lớn: Khi cây đã cho trái, phân bón là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hiện tượng ra quả cách niên. Hiện tượng ra quả cách niên cây xoài đã được xác
định là do chế độ bón phân, chăm sóc không đầy đủ. Một năm ta có thể bón:
+ Thời điểm bón: Sau thu hoạch bón toàn bộ phân hữu cơ theo hốc rồi lấp đất lại.
9


Lần 1: Bón ngay sau đợt tỉa cành lần 1, bón 60% lượng đạm ( 1,3kg) + 0,8kg lân +
40% lượng Kali (0,6kg). Có thể thay bằng phân đơn bằng các loại phân hoá học như
NPK: 20 - 20 - 15.
Lần 2: Bón vào ngay trước thời điểm ra hoa: 1,0kg lân + 30% lượng kali (0,6kg)
(thời điểm này không được bón đạm).
Lần 3: Bón 3 tuần sau khi đậu trái: 20% lượng đạm (0,44kg) + 0,4 kg lân + 15%
lượng kali (0,2kg). Có thể bón hỗn hợp NPK: 20 - 20 - 15.

Lần 4: Bón thúc xoài đậu trái được 8 - 10 tuần, bón hết lượng phân còn lại (0,46kg
urê + 0,2kg kali). Để tăng chất lượng của trái xoài và giảm hiện tượng thối trái nên bổ
sung phân Ca(NO3)2.
2.1.8.5 Tỉa cành, tạo tán
- Tạo tán: Xoài là cây ra hoa đầu cành nên việc chọn cho cây có bộ tán tròn đều nhận
ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái sau này. Khi cây có chiều cao 1
m, cắt chỉ để lại chiều cao 0,8 m; cây phát triển 5 - 7 cành mới, chỉ để lại 3 cành khung,
toả đều 3 hướng, đó là cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5 - 0,8 m; tỉa chỉ để lại 3 cành cấp
II. Từ cành cấp II tỉa và chỉ lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cho cây phát triển tự
nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc, tán sẽ phát triển theo dạng tròn này.
- Tỉa cành: Sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành
mất cân đối để cây thông thoáng. Biện pháp tỉa cành làm sớm ngay khi thu trái để lá mau
thành thục dễ dàng cho việc xử lý ra hoa.
2.1.8.6 Xử lý ra hoa
Theo Nguyễn Văn Kế (2000) có 2 cách xử lý thông thường ra hoa xoài là:
- Để xoài ra hoa tập trung và tránh hiện tượng ra quả cách niên xử lý như sau: Hòa
100 - 160g chất KNO3 (nitrat kali) vào bình 8 lít, khuấy cho tan đều rồi phun ướt đẫm các
lá, đọt xoài, chú trọng các lá có đọt xanh đậm, mầm ngủ phồng. Thường nên phun cuối
tháng 9 âm lịch độ 3 tuần sau cây sẽ ra hoa.
- Cách thứ 2 xử lý ra hoa xoài là dùng chất Paclobutrazol kết hợp Thiourea (Rabon) :
Để làm xoài ra hoa tưới chất Paclobutrazol vào đất quanh gốc xoài, lượng thuốc dùng là

10


1g a.i cho mỗi mét đường kính tán cây. Đối với giống khó ra hoa có thể nâng nồng độ
thuốc lên 1,5g a.i./m đường kính tán cây. Để thuốc có tác dụng nhà vườn phải:
+ Làm cây khỏe mạnh bằng cách ngay sau khi thu hoạch tỉa bỏ các cành bệnh, các
tược ăn bám tạo cho tán cây thoáng để giảm bớt bệnh. Đồng thời bón phân: 10 - 20kg
phân gà đã ủ hoai, từ 1 - 2kg NPK ( 15 - 15 - 15) cho mỗi gốc để giúp cây ra lá, lúc này

cần phun phòng chống sâu đục thân ngọn, ăn lá.
+ Khi đổ thuốc Paclobutrazol đất quanh gốc cần ẩm, nếu khô phải tưới ẩm trước rồi
để qua đêm.
+ Làm cỏ cận thận quanh gốc, áp dụng đúng liều lượng (10cc thuốc 10% cho mỗi
mét đường kính).Chú ý lượng thuốc thay đổi theo giống, theo mùa.
+ Tưới đẫm quanh gốc lúc đợt ra lá thứ hai ở giai đoạn lá tụ lại (tức còn non).
+ Sau xử lý độ 30 ngày phun các phân bón lá giàu chất lân: 0 - 52 - 34; 15 - 30 -15
phun 2 - 3 lần cách nhau 10 ngày.
Trong vòng 2 - 2,5 tháng đỉnh sinh trưởng sẽ phồng lên chứng tỏ cây đang phân hóa
mầm hoa. Mùa hoa trổ vào mùa khô là tốt.
Phương pháp xử lý của công ty Map - Pacific: Chất Thiourea (Rabon) dùng với liều
lượng 35ml/8 lít có tác dụng phá hủy miên trạng của chồi ngủ, làm cây ra đọt đồng loạt,
khi lá còn màu nâu tưới Paclobutrazol (40ml/8l) khi đọt già phun Rabon lần 2 (4 ml/8l),
rồi phun phân bón lá giàu lân, sau đó cây sẽ ra hoa.
2.1.8.7 Tăng đậu quả
Phun các chất tăng đậu quả để giảm bớt sự rụng hoa và quả non, ở giai đoạn hoa
phun lúc nụ hoa chưa nở, ở giai đoạn quả non phun lúc quả to bằng đầu ngón tay; có thể
dùng Thiên Nông, HPC - B97, Mango, F95. Đồng thời kiểm soát rầy bông xoài bằng cách
phun một trong các thuốc trừ sâu như Trebon, Applaud Mip, Confidor. Kiểm soát bệnh
thán thư bằng Antracol. ( Nguyễn Văn Kế, 2000).
2.1.8.8 Tỉa trái
Để trái xoài có được độ đồng đều cao, sau khi xoài đã rụng sinh lý lần 2 chúng ta
tiến hành tỉa phối hợp với bao trái.

11


2.1.8.9 Tưới nước
Theo Nguyễn Văn Kế, (2000). Khi cây còn nhỏ cần tưới nước để cây mọc tốt. Khi
cây vào thời kỳ kinh doanh cũng cần tưới. Cây xoài có một số thời kỳ không cần tưới mà

phải rút nước trong mương ra khi trồng ở vùng đất thấp:
- Trước và sau lúc làm ra hoa cho tới khi hoa nở.
- Trước khi thu hoạch độ 20 ngày.
2.1.9 Sâu bệnh chính hại cây xoài
2.1.9.1 Sâu hại
- Xoài thường bị hại bởi rầy bông xoài (Idiocerus sp) chích hút nhựa trên phát hoa,
làm cho nấm muội phát triển, làm hạn chế sự đậu quả của xoài. Ngoài ra, chúng hại cả đọt
non và quả non. Lúc sắp ra hoa mà thấy rầy xuất hiện thì phòng trị bằng cách bẫy đèn
trước khi xoài ra bông 1 - 2 tuần hoặc phun các loại thuốc như Aplaud – Mip 25 BHN,
Aplaud 10 WP (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
- Sâu đục thân họ Curculionidae, Coleoptera. Thành trùng dùng vòi có kim nhọn
chích vào đoạn cành non hoặc thân rồi đẻ trứng làm cho cành bị rỗng ruột, khô héo và
chết. Để phòng trị dùng các loại thuốc trừ sâu bốc hơi hoặc tẩm bông gòn, đất sét nhét vào
lỗ đục, ở cành tăm có thể phun Tiper, Trebon.
- Rệp sáp: Tạo điều kiện cho ong ký sinh trùng phát triển. Rửa trái sau khi thu hoạch,
phun một trong các loại thuốc Supracide, Lannate, Danitol.
2.1.9.2 Bệnh hại
- Bệnh hại tương đối quan trọng đối với xoài là bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum. gloeosporioides gây ra. Bệnh này hại trên lá, hoa và trái xoài. Phòng trừ
bệnh thán thư là không nên trồng quá dày để tạo sự thông thoáng trong vườn. Những
vườn thường bị bệnh hàng năm phun thuốc Benomyl, Benlate, Mancozeb, Copper B,
Copper zin C phun 7 - 10 ngày/lần (Nguyễn Danh Vàn, 2004) .
- Bệnh bồ hóng do nấm Capnodium mangiferae gây ra. Bệnh này rất phổ biến trên
vườn xoài, chúng hoại sinh trên ký chủ. Đốm bồ hóng xuất hiện trên thân, cành, nhánh, lá.
Nấm hiện diện trên lá, cành làm nên những mạng đen thành lớp như giấp đen. Phòng trị
12


cần tiêu diệt các loại rầy mềm, rệp sáp, tạo vườn thông thoáng, phun thuốc Copper Zin C,
Copper B, Kumulus (Nguyễn Danh Vàn, 2004).

- Bệnh thối cuống trái do nấm Diplodia sp. Gây nên có thể làm thối cả trái, gây sùi
mủ. Phòng trừ phun thuốc trị Copperzin C, Copper B.
2.1.10 Ra hoa đậu quả xoài
Xoài cần 2 tháng không mưa trước lúc ra hoa để phân hoá mầm hoa. Xoài là loại cây thụ
phấn chéo, gió và côn trùng là tác nhân chính thụ phấn cho xoài. Tuy nhiên, vẫn có trường
hợp tự thụ phấn, các quả đó rụng lúc non hay lớn chậm có kích thước chỉ bằng nửa quả xoài
bình thường (Phạm Thị Hương, Trần Thế Tục, Nguyễn Quang Thạch, 2000).
Năm 1996, Vũ Công Hậu đã giải thích hiện tượng ra quả cách niên của xoài bằng
các giả thiết như: chế độ dinh dưỡng, chất điều hoà sinh trưởng và yếu tố di truyền là
giống. Ông cho rằng giống xoài cát và xoài thanh ca của Việt Nam là các giống xoài cho
quả cách niên, trong khi xoài bưởi (Việt Nam) và xoài Carabao (Philippine) không có
hiện tượng này.
Ở xoài thường có hiện tượng rụng quả non là do:
- Số lượng hoa lưỡng tính thấp chiếm khoảng 10 - 25% tổng số hoa trên phát hoa
- Do hiện tượng hạt phấn bị bất dục. Thời tiết khí hậu không thuận lợi, không có mặt
của các côn trùng môi giới, có thể do sâu bệnh hại tấn công như rầy bông, bệnh thán thư
cũng làm tỷ lệ rụng trái non xảy ra.
- Do cây thiếu chất kích thích sinh trưởng như auxin, gibberelin.
- Do chế độ dinh dưỡng mất cân đối của các loại phân bón ( Vũ Công Hậu, 1996).
2.1.11 Thu hoạch
Khoảng 3 – 3,5 tháng sau khi hoa nở thì có thể thu hoạch, một cây cho độ 1,2 tạ quả/năm
(tùy theo tuổi), cây lớn có thể cho hàng ngàn quả mỗi năm. Trái có thể giữ được 7 – 14 ngày ở
nhiệt độ thường và khoảng 3 tuần ở 100C. Ở các nước xuất khẩu xoài đưa vào dây chuyền khử
trứng ruồi đục trái cây, bệnh, đánh bóng, bao gói (Nguyễn Văn Kế, 2000).

13


Xoài chia làm 2 nhóm là xoài ăn xanh và xoài ăn chín.
- Nhóm xoài ăn xanh

+ Là loại xoài được thu hoạch từ khi quả bắt đầu già cho đến khi thật già. Được sử
dụng lúc quả còn xanh đến khi xanh vàng. Thịt quả có màu trắng hoặc màu trắng vàng,
thịt quả giòn vị quả ngọt béo khi quả còn xanh (Lâm Thị Minh Tú, 1998).
- Nhóm xoài ăn chín
+ Thu hoạch khi quả ở giai đoạn chín già nếu không vị quả rất chua, không phải là vị
đặc trưng của giống. Thịt quả đa số có màu vàng sáng hoặc vàng cam, vị quả ngọt chua
đến ngọt lịm (Lâm Thị Minh Tú, 1998).
Khi thu hoạch xoài không nên chất trái xoài thành đống lớn, tránh làm trái bị xây xát hay
dính nhựa. Khi chất xoài vào thùng nên có vật liệu hút ẩm như giấy báo.
2.2 Tổng quan về vùng điều tra
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý huyện Phú Thiện
Từ 130 44’ 18” đến 140 23’ 18” vĩ độ Bắc.
Từ 1080 00’ 10” đến 1080 28’ 02” kinh độ Đông.
2.2.1.2 Ranh giới hành chính huyện Phú Thiện
Huyện Phú Thiện nằm phía Đông Nam tỉnh Gia Lai cách trung tâm TP. Pleiku 70
km, cạnh thị xã AyunPa, trên tuyến quốc lộ 25 nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Campuchia
với tỉnh Phú Yên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Chư Sê.
Phía Nam giáp thị xã AyunPa.
Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Ia Pa.
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện EaH’leo tỉnh Đắc Lắc.
Với vị trí địa lý như trên, Phú Thiện có lợi thế rất lớn để trở thành điểm phân phối,
lưu thông hàng hoá đầu mối kinh tế giữa nước bạn Campuchia, các tỉnh Tây Nguyên với
các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đồng thời có vị trí rất quan trọng trong việc giữ vững
an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên.
14



×