Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT KIỂU GHÉP QUẤN NGỌN VÀ KIỂU GHÉP CÓ BAO CHỤP ĐẾN SINH TRƯỞNG 4 GIỐNG CÀ PHÊ CAO SẢN ROBUSTA TRONG VƯỜN ƯƠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KIỂU GHÉP QUẤN NGỌN VÀ KIỂU GHÉP CÓ
BAO CHỤP ĐẾN SINH TRƯỞNG 4 GIỐNG CÀ PHÊ CAO SẢN
ROBUSTA TRONG VƯỜN ƯƠM

Sinh viên: PHAN THỊ VÂN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 07/2009


KHẢO SÁT KIỂU GHÉP QUẤN NGỌN VÀ KIỂU GHÉP CÓ
BAO CHỤP ĐẾN SINH TRƯỞNG 4 GIỐNG CÀ PHÊ
CAO SẢN ROBUSTA TRONG VƯỜN ƯƠM

Tác giả

PHAN THỊ VÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG
Th.S. PHẠM CÔNG TRÍ



Tháng 08 năm 2009


L ỜI CẢM TẠ
Trân trọng biết ơn Thầy PGS.TS. Lê Quang Hưng, Thầy ThS. Phạm Công Trí
đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập hoàn thành
khóa luận.
Chân thành cảm ơn:
-

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

-

Phân Hiệu Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai.

-

Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học.

-

Qúy thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình
dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

-

Toàn thể các cán bộ, công nhân, viên chức Trung tâm Nghiên cứu Thực
nghiệm Thủy lợi Nông lâm nghiệp Gia Lai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này.

Thành kính khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đã giúp con
trưởng thành và có được kết quả như ngày hôm nay.
Trân trọng tri ân những tác giả của các sách, tài liệu mà tôi đã học tập và tham
khảo trong quá trình thực hiện khóa luận.
Thân gửi các bạn lời cảm ơn sâu sắc đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Pleiku, tháng 08 năm 2009
Phan Thị Vân


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát kiểu ghép quấn ngọn và kiểu ghép có bao chụp đến sinh
trưởng 4 giống cà phê cao sản Robusta trong vườn ươm”. Được thực hiện tại vườn
ươm chính của Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Thủy lợi Nông lâm nghiệp Gia Lai
(Địa chỉ: 322 Trường Chinh - P. Trà Bá - Tp. Pleiku - GiaLai).
Đề tài đã được tiến hành từ tháng 02/2009 đến tháng 06/2009. Đề tài gồm 2 thí
nghiệm sử dụng 4 giống và 2 kiểu ghép được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên 2 yếu tố,
3 lần lặp lại với 2 thời vụ ghép khác nhau. Kết quả đạt được như sau:
* Thí nghiệm tháng 03/2009:
- Tỷ lệ cây ghép sống của các giống bằng kiểu ghép quấn ngọn (93,0%) cao
hơn ghép bằng kiểu ghép bao chụp (92,2%) sau ghép 60 ngày.
- Sự sinh trưởng chồi ghép của các giống qua các thời điểm theo dõi tương
đối đồng đều do điều kiện vườn ươm và điều kiện chăm sóc giống nhau.
- Tỷ lệ cây ghép xuất vườn của kiểu ghép bao chụp (89%) cao hơn kiểu ghép
quấn ngọn (88,3%), tỷ lệ cây ghép xuất vườn của kiểu ghép bao chụp giống
TR5 (99,3 %) cao nhất và thấp nhất là TR7 (78,7 %), đối với kiểu ghép quấn
ngọn giống TR5 (96%) cao nhất, thấp nhất là TR4 (85,3 %).

* Thí nghiệm tháng 04/2009:
- Tỷ lệ sống giữa các giống của kiểu ghép có bao chụp (93,8%) cao hơn kiểu
ghép quấn ngọn (92,2%) tại 60 NSG.
- Với điều kiện vườn ươm và điều kiện chăm sóc sau ghép như nhau nên sinh
trưởng chồi ghép của các giống phát triển tương đối đồng đều.
- Tỷ lệ cây ghép xuất vườn của cây ghép kiểu có bao chụp (91%) cao hơn kiểu
ghép quấn ngọn (89,5%). Đối với kiểu ghép có bao chụp giống TR5 (96,7 %)
có tỷ lệ cây ghép xuất vườn cao nhất và thấp nhất TR8 (83,3%), với kiểu ghép
quấn ngọn tỷ lệ cây ghép xuất vườn cao nhất vẫn là giống TR5 (97,3%) và
thấp nhất là TR8 (79,3%).
Kết quả thí nghiệm thực hiện trong tháng 04/2009 có tỷ lệ xuất vườn và đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn so với thí nghiệm tháng 03/2009

.


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa

i

Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt


iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các biểu đồ

x

Danh sách các hình

xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài

2

1.2.1. Mục đích

2

1.2.2. Yêu cầu

2

1.2.3. Giới hạn đề tài

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Sơ lược về phân loại

4

2.2 Yêu cầu về sinh thái

4

2.3. Các phương pháp về nhân giống vô tính cây cà phê vối


4

2.4. Những nghiên cứu về ghép cà phê

6

2.4.1 Những nghiên cứu và thành tựu về ghép cà phê trên thế giới

6

2.4.2 Những nghiên cứu và thành tựu về ghép cà phê trong nước

7

2..5. Sản xuất cây giống cà phê vối ghép ở Gia Lai hiện nay

8

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

9

3.1 Nội dung thí nghiệm

9

3.2 Phương pháp thí nghiệm

9


3.2.1 Điều kiện thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm

9

3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

9

3.2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
3.2.4 Vật liệu

10
10


Nội dung

Trang

3.2.5 Phương pháp ghép

12

3.2.6 Chăm sóc sau ghép

13

3.2.7 Chỉ tiêu theo dõi


14

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

15

4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản
Robusta thực hiện trong tháng 3/2009

15

4.1.1 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
tỷ lệ sống sau ghép, thực hiện trong tháng 3/2009

15

4.1.2 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta sự
tăng trưởng chiều dài chồi sau ghép, 3/2009

19

4.1.3 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta sự
tăng trưởng đường kính chồi sau ghép, 3/2009

20

4.1.4 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
số cặp lá trên chồi sau ghép, 3/2009

22


4.1.5 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
sự phân cành cơ bản của cây cà phê Robusta sau ghép, 3/2009

23

4.1.6 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
chiều dài cành cơ bản của cây cà phê Robusta sau ghép, 3/2009

25

4.1.7 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
số cặp cành cơ bản của cây cà phê Robusta sau ghép, 3/2009

26

4.1.8 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
chiều dài lóng của cây cà phê Robusta sau ghép, 3/2009

27

4.1.9 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
tỷ lệ xuất vườn của cây cà phê Robusta sau ghép, 3/2009
4.1.10 Hiệu quả kinh tế của 2 kiểu ghép trong thí nghiệm tháng 3/2009

28
29

4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản
Robusta thực hiện trong tháng 4/2009


31

4.2.1 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
tỷ lệ sống sau ghép, 4/2009

31

4.2.2 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
chiều dài chồi sau ghép, 4/2009

33


Nội dung

Trang

4.2.3 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
tăng trưởng đường kính chồi sau ghép, 4/2009

35

4.2.4 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
cặp lá/ chồi sau ghép, 4/2009

37

4.2.5 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
sự phân cành cơ bản sau ghép, 4/2009


38

4.2.6 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
chiều dài cành cơ bản sau ghép, 4/2009

40

4.2.7 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
cặp cành cơ bản sau ghép, 4/2009

42

4.2.8 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
chiều dài lóng sau ghép, 4/2009

42

4.2.9 Ảnh hưởng của kiểu ghép và các giống cà phê cao sản Robusta đến
tỷ lệ xuất vườn sau ghép, 4/2009
4.2.10 Hiệu quả kinh tế của 2 kiểu ghép trong thí nghiệm tháng 4/2009
4.3 So sánh kết quả của 2 thí nghiệm về tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn

43
43
45

4.3.1 So sánh kết quả của 2 thí nghiệm về tỷ lệ sống cây cà phê cao sản
Robusta 60NSG


45

4.3.2 So sánh kết quả của 2 thí nghiệm về tỷ lệ xuất vườn cây cà phê cao
sản Robusta 60NSG

46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

49

5.1 Kết luận

49

5.2. Đề nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC

52


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu/Chữ viết tắt


Ý nghĩa/ Viết đầy đủ

01

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

02

TP Pleiku

Thành phố Pleiku

03

NT

Nghiệm thức

04

NSG

Ngày sau ghép

10

Trung tâm NCTNTL


Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Thủy

Nông lâm nghiệp Gia Lai

lợi Nông lâm nghiệp Gia Lai

Viện KHKTNLN Tây

Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp

Nguyên

Tây Nguyên.

11


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1:

Điều kiện khí hậu thời tiết TP Pleiku

Bảng 3.2:

Đặc điểm giống

11


Bảng 4.1:

Tỷ lệ sống cây cà phê (%) vào thời điểm 30, 45, 60 NSG

15

Bảng 4.2:

Chiều dài chồi cây cà phê (cm) ở thời điểm 30 NSG và tốc độ
tăng trưởng chiều dài chồi giai đoạn từ 30 – 45; 30 – 60 NSG.

Bảng 4.3:

9

19

Đường kính cây cà phê (mm) ở thời điểm 30 NSG và tốc độ
tăng trưởng đường kính trong giai đoạn 30 – 45; 30 – 60 NSG

21

Bảng 4.4:

Số cặp lá/chồi của cây cà phê ở thời điểm 30, 45, 60 NSG

22

Bảng 4.5:


Tỷ lệ phân cành cơ bản của cây cà phê ở thời điểm 30,45,60
NSG

Bảng 4.6:

24

Chiều dài cành cơ bản (cm) của cây cà phê ở thời điểm 30, 45,
60 NSG

25

Bảng 4.7:

Số cặp cành cơ bản của cây cà phê 60NSG

27

Bảng 4.8:

Chiều dài lóng (cm) của cây cà phê 60 NSG

27

Bảng 4.9:

Tỷ lệ xuất vườn (%) của cây cà phê 60 NSG

28


Bảng 4.10:

Hạch toán chi phí cho mỗi kiểu ghép

29

Bảng 4.11:

Số cây ghép xuất vườn và tiền lãi thí nghiệm tháng 3/2009

29

Bảng 4.12:

Tỷ lệ sống (%) của cây cà phê ở thời điểm 30, 45, 60 NSG

31

Bảng 4.13:

Chiều dài chồi cây cà phê (cm) ở thời điểm 30 NSG và tốc độ
tăng trưởng chiều dài chồi giai đoạn từ 30 – 45; 30 – 60 NSG

Bảng 4.14:

34

Đường kính cây cà phê (mm) ở thời điểm 30 NSG và tốc độ
tăng trưởng đường kính trong giai đoạn 30 – 45; 30 – 60 NSG


35

Bảng 4.15:

Số cặp lá/chồi của cây cà phê vối ở thời điểm 30, 45, 60NSG

37

Bảng 4.16:

Tỷ lệ phân cành cơ bản (%) của cây cà phê vối 30, 45, 60NSG

39

Bảng 4.17:

Chiều dài cành cơ bản (cm) của cây cà phê vối 30, 45, 60NSG

40

Bảng 4.18:

Số cặp cành cơ bản của cây cà phê vối 60NSG

42

Bảng 4.19:

Chiều dài lóng (cm) của cây cà phê vối 60NSG


42


Bảng 4.20:

Tỷ lệ xuất vườn (%) của cây cà phê vối ở thời điểm 60NSG

Bảng 4.21:

Số cây ghép xuất vườn và tiền lãi trong thí nghiệm tháng
4/2009

43

44

Bảng 4.22: Tỷ lệ xuất vườn của giống cà phê (%) do ảnh hưởng bởi
kiểu ghép (K)và thời gian (V)

46


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1

Tỷ lệ sống của cây cà phê vối ghép đối với 2 kiểu ghép quấn
ngọn và có bao chụp 30, 45, 60 NSG thí nghiệm tháng 3/2009


Biểu đồ 4.2

18

Tỷ lệ sống của cây cà phê vối ghép đối với 2 kiểu ghép quấn
ngọn và có bao chụp 30, 45, 60 NSG thí nghiệm tháng 4/2009

32

Biểu đồ 4.3

Tỷ lệ sống cây cà phê vối thí nghiệm tháng 3 và tháng 4/2009

45

Biểu đồ 4.4

Tỷ lệ xuất vườn cây cà phê vối thí nghiệm tháng 3 và tháng
4/2009

47


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Chồi ghép đã xử lý

11

Hình 3.2 Chồi ghép của 4 giống cà phê vối cao sản


12

Hình 3.3 Cây ghép kiểu quấn ngọn

13

Hình 3.4 Cây ghép kiểu có bao chụp

13

Hình P.1 Toàn cảnh vườn ươm tại Trung tâm NCTNTL Nông Lâm
Nghiệp Gia Lai

52

Hình P.2 Toàn cảnh bố trí thí nghiệm 60 NSG

52

Hình P.3 Cây ghép kiểu quấn ngọn 15NSG

53

Hình P.4 Cây ghép kiểu có bao chụp 15 NSG

53

Hình P.5 Cây ghép kiểu có bao chụp 30 NSG


54

Hình P.6 Cây ghép kiểu quấn ngọn 30 NSG

54

Hình P.7 Cây cà phê ghép kiểu có bao chụp 60 NSG

55

Hình P.8 Cây cà phê ghép kiểu quấn ngọn 60 NSG

55


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong
những năm gần đây diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam tăng lên khá nhanh đã
đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ khá lớn, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển.
Cà phê trồng ở Việt Nam chủ yếu là cà phê vối (Coffea canephora var.
Robusta), phù hợp với khí hậu nóng ẩm, có khả năng kháng chịu được bệnh rỉ sắt rất
tốt, sinh trưởng khỏe, sản lượng cao.
Trước đây, cà phê vối chủ yếu được nhân giống bằng hạt với ưu điểm là kỹ
thuật đơn giản, nông dân có thể tự chọn lọc và sản xuất ra cây giống, rẻ tiền. Tuy
nhiên, do cà phê vối là cây giao phối bắt buộc, nên cây thực sinh phân ly rất mạnh, sau
nhiều năm cho thu hoạch cây cà phê vối thực sinh (được nhân giống bằng hạt) đã bộc
lộ nhiều nhược điểm như độ đồng đều kém, tỷ lệ cây nhiễm bệnh rỉ sắt cao, nhiều cây
trong vườn cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém…Việc sử dụng hạt lai đa

dạng, đã tạo ra bước đột phá trong chất lượng của cây thực sinh, nhưng vẫn không thể
khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của cây ươm từ hạt.
Hiện nay, những thành tựu khoa học trong nghiên cứu giống và nhân giống vô
tính cà phê vối của Viện KHKTNLN Tây Nguyên đã giúp nhanh chóng tạo ra một số
lượng lớn cây ưu tú, hội tụ nhiều đặc điểm tốt như: duy trì được những đặc điểm di
truyền ở các thế hệ sau, độ đồng đều cao, cây trồng sớm cho thu hoạch, năng suất cao,
kháng bệnh, phẩm chất tốt…phục vụ sản xuất cà phê vối ở các tỉnh Tây Nguyên và
một số vùng trọng điểm ở nước ta. Có nhiều phương pháp nhân giống vô tính cà phê
vối được sử dụng trong sản xuất và nghiên cứu: giâm cành, nuôi cấy mô, ghép ngọn.
- Nhân giống bằng giâm cành khá dễ làm, trang thiết bị đơn giản, giá thành tương
đối hợp lý; tuy nhiên nhân giống vô tính bằng giâm cành hiệu quả rất thấp, vì bộ rễ cây
giâm cành chống chịu kém với điều kiện mùa khô kéo dài như ở Tây Nguyên.
- Nhân giống vô tính bằng phương pháp tạo phôi Soma qua nuôi cấy mô chưa đạt
được kết quả như mong đợi.


- Nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép ngọn với các ưu điểm là: kỹ thuật đơn
giản, chi phí thấp, cây con giữ được đặc tính tốt của bố mẹ, gốc ghép có bộ rễ phát
triển mạnh, cây sinh trưởng tốt, hệ số nhân giống cao.
- Hiện nay phương pháp ghép ngọn đang được áp dụng phổ biến và rất có hiệu quả,
là phương pháp chính trong nhân giống vô tính. Sau 2 tháng ghép, cây ghép được xuất
vườn cung cấp cho các vùng trồng cà phê để đổi giống mới.
Tuy vậy, cây giống cà phê vối sản xuất bằng phương pháp ghép vẫn còn hạn
chế là giá thành cây giống hơi cao so với khả năng mua của một số bộ phận nông dân,
đặc biệt là nông dân nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Đó cũng là một trở lực trong
việc khuyến khích người trồng cà phê sử dụng cây giống ghép, ảnh hưởng đến tốc độ
ứng dụng những thành tựu và tiến bộ về giống cà phê vối trong sản xuất.
Từ thực tế này, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát kiểu ghép quấn ngọn và
kiểu ghép có bao chụp đến sinh trưởng 4 giống cà phê cao sản Robusta trong
vườn ươm” nhằm chọn ra được phương pháp ghép phù hợp với mỗi giống ứng với

mỗi thời vụ để cây ghép có tỷ lệ sống cao nhất và giá thành hạ.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài
1.2.1 Mục đích
Xác định cách ghép hiệu quả có tỷ lệ xuất vườn cao, phù hợp với mỗi giống cà
phê vối và thời vụ.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm trong vườn ươm, tiến hành theo dõi và thu thập số liệu sau khi
ghép về các chỉ tiêu nông học, tỷ lệ cây ghép sống, tỷ lệ cây ghép đủ điều kiện xuất
vườn ứng với mỗi kiểu ghép và thời vụ ghép thích hợp.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian và nguồn lực, với yêu cầu của đề tài tốt nghiệp cho nên nghiên cứu
chỉ thực hiện:
- Ghép chồi cà phê vối trên gốc cà phê mít trong vườn ươm.
- Từ giai đoạn ghép đến khi xuất vườn.
- Thời gian: từ 16/02/2009 đến 16/06/2009.
- Địa điểm: Vườn ươm Trung tâm NCTNTL Nông lâm nghiệp Gia Lai (322 Trường
Chinh - P. Trà Bá - Tp. Pleiku - Gia Lai).


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về nguồn gốc và phân loại
Cà phê Vối (Robusta) tên khoa học là Coffea canephora var.Robusta, thuộc chi
Coffea, nhóm Eucoffea, họ Rubiaceae, bộ Rubiales. Nguồn gốc của loài cà phê vối là
ở vùng Trung Phi, phân bố rải rác ở các tán thưa và thấp thuộc vùng châu thổ sông
Congo khoảng giữa 10o vĩ bắc và 10o vĩ nam; được người Pháp đưa vào Việt Nam
trồng thử năm 1857 ở Quảng Trạch (Quảng Bình) và tỉnh Quảng Trị. Đến năm 1888,
cà phê được trồng thành các đồn điền ở Nghệ An, Quảng Trị và Đắc Lắc với diện tích
đồn điền vài trăm ha (Lê Quang Hưng, 1999).
2.2 Yêu cầu về sinh thái

Các điều kiện sinh thái ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và năng suất cà phê,
đặc biệt là các giống ở vùng khác nhau cạnh tranh mãnh liệt về năng suất và chất
lượng. Trong các yếu tố về sinh thái ảnh hưởng đến cà phê,quan trọng nhất là khí hậu
và đất đai. Đối với cây cà phê Robusta phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 24oC – 30oC, cây
có thể chịu được nhiệt độ 7oC, tuy nhiên nhiệt độ 15oC lâu dài gây hại cho cây cà phê.
Lượng mưa trung bình hàng năm tối thiểu là 1.250 mm và thích hợp từ 1.550 mm 2.000 mm. Độ ẩm không khí thích hợp nhất là khoảng 85 %. Cà phê Robusta phát
triển tốt với những vùng im gió và cường độ ánh sáng là 41.000 lux.
Các loại đất tơi xốp, cơ cấu cụm, nhiều mùn, thoát nước và giữ nước tốt, độ phì
cao thoáng rất cần cho cà phê phát triển, nhất là rễ cần nhiều oxygen. Đất đỏ là một
trong những loại đất thích hợp cho trồng cà phê (Lê Quang Hưng, 1999).
2.3 Các phương pháp về nhân giống vô tính cây cà phê vối
Nhân giống vô tính có thể chia làm 2 dạng: Nhân giống vô tính tự nhiên và
nhân giống vô tính nhân tạo. Đây là những phương pháp rất phổ biến đã được biết đến
và sử dụng lâu đời, được tích lũy và bổ sung rất nhiều cơ sở lý luận và kinh nghiệm.
Nhân giống vô tính nhân tạo là sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ giới, hóa học,
sinh học để thay đổi các yếu tố môi trường, các yếu tố nội sinh trong một bộ phận cơ


thể thực vật để tạo khả năng tái sinh trong các bộ phận, các cơ quan đã mất đi của nó
(hoặc chưa hình thành) hoặc là gắn một bộ phận của cây này vào với một bộ phận của
cây khác, tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh, sống độc lập với cây mẹ và mang những
đặc tính di truyền của cây mẹ.
Từ lâu, ngành cà phê Việt Nam thường ứng dụng công nghệ nhân giống truyền
thống bằng hạt là chủ yếu (nhân giống hữu tính). Nhưng trong những năm gần đây,
nhân giống cà phê vô tính bằng nhiều phương pháp như ghép, giâm cành, nuôi cấy
mô… đang dần phổ biến và ứng dụng rộng rãi.
Các phương pháp nhân giống vô tính trên bên cạnh những ưu điểm như: Thời
gian nhân giống nhanh, có thể đáp ứng được số lượng lớn cho sản xuất, giữ được đặc
điểm di truyền của cây mẹ, phát huy được tiềm năng về năng suất và chất lượng sản
phẩm cao hơn thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm đáng chú ý như: Hệ số nhân

không cao (số cây nhân giống được không nhiều, bởi từ mỗi chồi ghép + gốc ghép
chỉ nhân được 1 cây giống, kỹ thuật tỷ mỉ phức tạp, giá thành cao, tốn nhân công.
* Phương pháp ghép nêm ngọn:
Ghép là sự kết hợp một bộ phận cây này với một bộ phận của cây khác tạo
thành một tổ hợp ghép cùng sinh trưởng và phát triển như một thể thống nhất.
Phương pháp ghép nối ngọn mà chồi ghép là một đoạn ngọn thu từ vườn nhân
chồi ghép, còn gốc ghép là cây trồng ngoài đồng (để cải tạo vườn cây), hoặc cây trong
vườn ươm (sản xuất cây con để trồng mới) đã được ứng dụng rộng rãi tại các vùng
thâm canh cà phê nhằm tạo ra một vườn cây đồng đều và năng suất cao, chất lượng tốt.
Việc chẻ ngọn gốc ghép và vạt chồi ghép sẽ tạo điều kiện cho tầng sinh gỗ giữa
hai bộ phận này tiếp xúc với nhau hình thành mô sẹo, các tế bào mô sẹo hình thành với
tầng sinh gỗ của gốc ghép phát triển thân lá và chồi ghép tổng hợp nhựa luyện vận
chuyển ngược xuống nuôi rễ. Qúa trình này diễn ra liên tục như vậy thì cây ghép sẽ
sống (Võ Thị Thanh Giang, 2005).
Việc tiến hành ghép cây nhằm mục đích: Tạo ra giống có khả năng sinh trưởng,
phát triển và kháng bệnh tốt, có thể cải tạo những phần bị sâu bệnh hại gió bão. Ngoài
ra còn nghiên cứu cấu trúc và phát triển khả năng bị nhiễm, khả năng kháng bệnh của
giống trong công tác tuyển chọn giống cây trồng.
+ Tình trạng ngủ nghỉ của cành ghép và mắt ghép; mức độ thuần thục và mô tế
bào đỉnh sinh trưởng và tượng tầng.


+ Khả năng hoạt động của mô tế bào tượng tầng của cây gốc ghép.
+ Điều kiện khí hậu tối thích (sự phân chia tế bào được xúc tiến mạnh và khả
năng tiếp hợp tốt giữa gốc ghép và cành ghép khi ẩm độ tương đối của không khí là
100 % và nhiệt độ từ 7 – 32oC.
Ngoài ra cây ghép còn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, phương pháp
ghép và khả năng chuyên môn của người ghép.
Nếu chọn đúng các tổ hợp ghép, kết hợp chăm sóc cây ghép đúng kỹ thuật thì
cây ghép hoàn toàn có thể giữ nguyên được những đặc tính của cây mẹ ( Trần Thế Tục

và Hoàng Ngọc Thuận, 1999).
2.4 Những nghiên cứu về ghép cà phê
2.4.1 Những nghiên cứu và thành tựu về ghép cà phê trên thế giới
Kỹ thuật ghép đã được áp dụng khá lâu trên cây cà phê. Ngay từ 1888 nhà làm
vườn ở Java tên là G. Van Riemsdijk đã được áp dụng ghép chẻ hông chồi cà phê chè
lên cà phê dâu da (Liberica) với ý định làm tăng tính kháng rỉ sắt của cây cà phê chè,
mặc dù kĩ thuật ghép được cải tiến dần cho tỷ lệ sống cao nhưng không làm tăng tính
kháng rỉ sắt, sau đó chỉ được áp dụng rải rác trên một số vườn kinh doanh để chồi ghép
có năng suất cao lên gốc ghép cho năng suất thấp.
Tại Indonesia, theo Cramer (1934) các nhà nghiên cứu người Hà Lan vào đầu
thế kỷ 20 tiếp tục kiên trì nghiên cứu một số phương pháp ghép để cổ vũ cho việc phổ
biến trồng cà phê chè lên gốc ghép Liberica có khả năng kháng tuyến trùng hoặc trồng
các dòng cà phê vối chọn lọc. Kết quả cho thấy đã cải thiện rõ rệt về độ đồng đều vườn
cây thể hiện qua các mặt năng suất quần thể cao, quả chín tập trung, giảm chi phí thu
hoạch và hạn chế mọt đục quả, cỡ quả và hạt ít biến thiên để tạo ra mặt hàng thương
phẩm chất lượng cao đồng nhất. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên là tính không tương hợp
hoặc tương hợp kém giữa chồi và gốc ghép, thường chỉ thể hiện rõ khi cây mang quả,
nhất là vào những năm quá sai quả.
Năm 1917 tại Uganda, Maitland đã ghép chồi cây cà phê chè, cà phê dâu da, cà
phê mít lên gốc ghép cà phê vối nhưng cây ghép mọc không tốt nên không chú ý phát
triển, cho tới năm 1930 Snowden lại ứng dụng ghép chẻ cà phê chè và cà phê vối lên
các loại gốc ghép cà phê vối, cà phê dâu da và cà phê mít để trồng các nguồn sản xuất
hạt giống. Kết quả nhận thấy tất cả các loại gốc ghép đều phù hợp cao với cà phê vối
nhưng cà phê chè thành công hơn trên gốc cà phê dâu da. Thomas (1940) nhận thấy có


nhiều cây cà phê chè và một số ít cây cà phê vối bị chết đột ngột, theo ông có lẽ do
chồi và gốc ghép không hợp nhau.
Ghép đặc biệt có ý nghĩa chiến lược trong việc đối phó các loại bệnh hại rễ,
nhất là do tuyến trùng thường xảy ra nghiêm trọng ở những vùng trồng cà phê lâu đời,

tái canh tác đất cũ (Trịnh Đức Minh, 1999).
2.4.2 Những nghiên cứu và thành tựu về ghép cà phê trong nước
Tại Việt Nam sau hàng loạt các thí nghiệm có hệ thống tại Viện nghiên cứu cà
phê vào những năm 1994 – 1996 phương pháp ghép chẻ nối ngọn được cải tiến thành
công với tỷ lệ sống trong vườn ươm đạt 95% nhờ sử dụng gốc ghép khá nhỏ tuổi và
chồi ghép chỉ mang một cặp lá. (Trịnh Đức Minh, 1999).
Phương pháp ghép non nối ngọn để cải tạo những vườn cây cà phê kinh doanh
cũng đã được viện KHKTNLN Tây nguyên tiến hành, bước đầu khẳng định cây cà phê
ghép cải tạo ngoài đồng ruộng có tốc độ sinh trưởng nhanh gấp đôi với cây trồng bằng
hạt, nhanh cho quả, năng suất cao, chất lượng tốt.
Nếu so với thực sinh trồng bằng hạt cùng thời điểm thì sinh trưởng của cây cà
phê ghép tăng từ 30- 50% về chiều cao, cũng như về số cặp cành và đường kính gốc.
Những giống cây mới có ưu điểm cho năng suất cao kháng được bệnh rỉ sắt và kích cỡ
hạt cải thiện rõ rệt, cao hơn các giống cũ trồng bằng hạt từ 20- 60%. Kỹ thuật ghép
chồi trên cà phê vối dễ thực hiện, mức độ thành công cao, thay cho các cây cà phê bị
bệnh rỉ sắt cho kết quả tốt (Báo Nông Nghiệp, ngày 01/08/2009).
Hiện nay tiến bộ này đang được khuyến cáo với các mục đích: Sản suất cây
giống trong vườn ươm phục vụ trồng mới, trồng dặm và ghép cải tạo cây xấu ngoài
đồng ruộng. Vấn đề hiện nay là làm thế nào để có thể chuyển nhanh tiến bộ kỹ thuật
này vào sản xuất, nhằm từng bước tăng sức cạnh tranh của cây cà phê Việt Nam trên
thị trường thế giới.
2.5 Sản xuất cây giống cà phê vối ghép ở Gia Lai hiện nay

Trung tâm NCTNTL Nông lâm nghiệp Gia Lai đang sản xuất cây giống cà phê
vối bằng phương pháp nối ngọn, kiểu ghép hở chồi và sử dụng túi chụp PE trong vườn
ươm che lưới. Gốc ghép là cà phê mít hoặc cà phê vối thực sinh, được gieo ươm, chăm
sóc theo quy trình rất nghiêm ngặt của cây gốc ghép. Chồi ghép được lấy từ vườn nhân
chồi, là chồi của các dòng vô tính cà phê vối do Viện KHKTNLN Tây Nguyên nghiên
cứu chọn tạo, đã được Bộ NN & PTNT khuyến khích áp dụng trong sản xuất.



Cây cà phê vối ghép đã khẳng định được sự vượt trội trong phẩm cấp giống,
được các đơn vị và cá nhân trên địa bàn hoan nghênh. Việc sử dụng cây giống ghép đã
đem lại sự khởi sắc cho các vườn cà phê trong vùng, góp phần nâng cao năng suất và
chất lượng cà phê nhân, tăng hiệu quả của nghề sản xuất cà phê tại địa phương.
Các nhà trồng cà phê ngày càng quan tâm đến việc sử dụng cây giống cà phê
ghép. Vì vậy cải tiến phương pháp ghép, giảm giá thành có ý nghĩa rất quan trọng
trong sản xuất. Bên cạnh cách ghép chụp bao nilon được áp dụng đại trà trong sản xuất
cây giống, phương pháp quấn kín chồi bước đầu được thực nghiệm tại Trung tâm
NCTNTL Nông lâm nghiệp Gia Lai, đã đạt được kết quả khả quan. Nhưng vẫn chưa
có các nghiên cứu chính quy để rút ra kết luận khuyến cáo cho sản xuất. Do đó, việc
tiến hành đề tài “Khảo sát kiểu ghép quấn ngọn và kiểu ghép có bao chụp đến sinh
trưởng 4 giống cà phê cao sản Robusta trong vườn ươm” là cần thiết có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cao.


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Nội dung thí nghiệm
- Thu thập và theo dõi số liệu, điều kiện khí hậu thời tiết của vụ ghép.
- Thực hiện 2 kiểu ghép quấn ngọn và kiểu ghép có bao chụp trên 4 giống cà phê
cao sản Robusta phổ biến trong sản xuất cây ghép hiện nay.
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Điều kiện thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết TP Pleiku
Nhiệt độ không khí (0C)
Tháng

Tối cao


Tối thấp

Độ ẩm
không
khí (%)

30,9

18,5

72

Tổng
lượng
mưa
(mm)
10

Số ngày
mưa
(ngày)

Tổng
giờ nắng
(giờ)

3

262


3

Trung
bình
23,3

4

23,8

30,1

20,0

81

144

14

209

5

23,3

28,6

20,1


85

266

16

198

6

23,3

27,6

20,8

89

129

21

163

Nguồn: Trung tâm dự báo Khí Tượng Thủy Văn tỉnh Gia Lai, 2009
Số liệu từ bảng 3.1 cho thấy điều kiện khí hậu trong thời gian thực hiện 2 thí nghiệm:
* Thí nghiệm tháng 3/2009 (19/3 – 18/5) có độ ẩm không khí thấp nhất vào
tháng 3 là 72 %. Lượng mưa thấp nhất vào tháng 3 là 10 mm trong tháng.
* Thí nghiệm tháng 4/2009 (9/4 – 8/6) độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 6 là
89 %. Lựơng mưa thấp nhất vào tháng 6 là 129 mm trong tháng.

3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 2 yếu tố (Randomized
Complete Block Design - RCBD) gồm 2 kiểu ghép, 4 giống, với 3 lần lặp lại.
- Thí nghiệm có tất cả 24 ô cơ sở


- Mỗi ô có 50 cây, một ô được xếp thành 5 hàng, một hàng 10 cây
- Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 20 cm.
- Khoảng cách giữa các lần lặp lại là 50 cm.
- Diện tích khu thí nghiệm là: 100 m2
- Số cây bố trí thí nghiệm: 2 kiểu ghép x 4 giống x 50 cây x 3 lần lặp = 1200 cây.
 Lặp lại thí nghiệm sau 21 ngày (thực hiện thí nghiệm trên 2 đợt ghép)
3.2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
KI
K II
K III

K1V4

K1V1

K2V2

K1V3

K2V3

K1V2

K2V1


K2V4

K2V3

K2V4

K1V4

K2V2

K2V1

K1V2

K1V3

K1V1

K1V3

K1V1

K2V2

K1V4

K2V4

K1V2


K2V3

K2V1

Chú thích: - KI, KII, KIII: Khối I, khối II, khối III
- V1, V2, V3, V4: là 4 giống (V1 = TR4; V2 = TR5; V3 = TR7; V4 = TR8)
- K1, K2: là 2 kiểu ghép (K1 = quấn ngọn; K2 = chụp bao nilon)

3.2.4 Vật liệu
 Gốc ghép: Dùng gốc ghép cà phê mít thực sinh, sản xuất theo quy trình của Viện
KHKTNLN Tây Nguyên. Gốc ghép phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Có 6 - 8 cặp lá, đường kính gốc 3 - 4 mm. Lóng ghép dài 3 cm trở lên.
- Thân thẳng, cây không bị dị dạng, bộ rễ khỏe, không nhiễm sâu bệnh.
- Cách ly phân bón ít nhất 20 ngày trước khi ghép.
 Chồi ghép: Sử dụng chồi của 4 giống cà phê Robusta TR4, TR5, TR7, TR8 lấy từ
vườn nhân chồi của Trung tâm NCTNTL Nông lâm nghiệp Gia Lai.
Tiêu chuẩn chồi (Theo tiêu chuẩn của Viện KHKTNLN Tây Nguyên):
- Chồi dài 4-5 cm, có một cặp lá bánh tẻ và một cặp lá đỉnh sinh trưởng chưa xòe.
- Thu hoạch chồi trước 10 giờ sáng và bảo quản ngay.
- Chồi đã cách ly phân bón ít nhất 20 ngày.


Hình 3.1: Chồi ghép đã xử lý
Bảng 3.2 Đặc điểm các giống (Theo Viện KHKTNLN Tây Nguyên; Quyết định số
1089/QĐ – BNN – KHCN, ngày 11/4/2006).
Giống
TR4

TR5


TR7

TR8

Năng suất
(tấn nhân/ha)

7,3

6,3

4,5

4,2

Sinh trưởng

Khỏe, cao
trung bình

Khỏe, cao
trung bình

Khỏe, cao
trung bình

Khỏe, cao trung
bình


Chỉ tiêu


Tỷ lệ
tươi/nhân

Trung bình,
Trung bình,
Trung bình,
dạng mũi mác dạng mũi mác dạng mũi mác
4,1

Trung bình,
dạng mũi mác

4,2

4,4

4,4
Huyết dụ, dạng
quả trứng, có
núm.

Quả chín

Màu đỏ cam

Màu đỏ cam


Đỏ hồng,
dạng quả
trứng ngược

Số quả/kg

777

756

734

657

Trọng lượng
100 hạt

17,1 g

17,3 g

17,5 g

17,6 g

Hạt loại 1

70,9 %

72,5 %


72,8 %

68,4 %

Hàm lượng
cafein

1,68g/100g
chất khô

1,68g/100g
chất khô

1,85g/100g
chất khô

1,57g/100g chất
khô

Kháng rỉ sắt

Cao

Cao

Cao

Cao



Hình 3.2 Chồi ghép của 4 giống cà phê vối cao sản
 Vật tư, công cụ thiết bị hỗ trợ thí nghiệm
- Dao ghép: dùng dao ghép chuyên dụng.
- Dây buộc vết ghép: dùng dây nilong mỏng, dẻo dài 25 - 30 cm, rộng 1 - 1,5 cm và
dây tự hoại dài 20 - 25 cm, rộng 4 - 5 cm.
- Dây buộc túi chụp: dùng dây nhựa mềm dài 25 - 30 cm.
- Bao chụp: dùng túi nilon mềm, kích thước 12 * 22 cm.
- Vườn ươm, giàn che, thiết bị tưới, dụng cụ vườn ươm. Dụng cụ quan trắc.
3.2.5 Phương pháp ghép
 Ghép có chụp bao nilon
- Chuẩn bị gốc ghép:
+ Vệ sinh gốc, cắt ngang vị trí ghép, vết cắt trên nách lá 3 – 4 cm.
+ Chẻ dọc giữa thân khoảng 2 cm.
- Chuẩn bị chồi và ghép:
+ Vệ sinh chồi: cắt bớt lá chỉ để lại 1/3 lá, cắt vát 2 bên chồi hình nêm, vết cắt
phẳng, không gồ ghề, không gợn sóng, có độ dài tương ứng với vết chẻ trên gốc ghép.
+ Đưa chồi ghép vào vết chẻ gốc ghép và cố định sao cho lớp vỏ của gốc và
chồi ghép áp chặt vào nhau, cần có ít nhất 1 bên tiếp xúc hoàn toàn.
+ Dùng dây nhựa quấn định vị vết ghép (2 vòng), thắt nút cổ áo và buộc lại.
+ Dùng bao nilon chụp chồi, giữ ẩm (túi nilon phải có độ phồng không chạm
chồi, buộc kín), xếp vào luống có giàn che.
 Ghép kiểu quấn ngọn


Cơ bản giống như ghép kiểu có bao chụp, nhưng có một số điểm khác biệt sau:
- Vệ sinh chồi: cắt toàn bộ lá chỉ chừa lại đỉnh sinh trưởng.
- Quấn kín từ dưới lên trên, không thắt nút cổ áo, quấn xuống và buộc nút lại.
- Không yêu cầu độ che sáng cao.
- Cây tự bung lá ngọn, phát cành ngang.


Hình 3.3: Cây ghép kiểu quấn ngọn

Hình 3.4: Cây ghép kiểu có bao chụp

3.2.6 Chăm sóc sau ghép
Để cây mới ghép dưới vườn ươm có giàn che ánh sáng, tưới phun sương đủ ẩm.
Sau 18 - 21 ngày tùy điều kiện thời tiết và tình hình cây ghép sẽ tháo bỏ bao chụp (đối
với kiểu ghép có bao chụp). Khi cây phát sinh cành ngang, cắt bỏ dây buộc vết ghép.
Thường xuyên vặt bỏ chồi vượt mọc từ phần thân gốc ghép. Để cây ghép ngoài nắng
hoàn toàn 7 - 10 ngày trước khi trồng. Thường sau ghép 60 ngày có thể đem đi trồng.
 Tiêu chuẩn cây ghép lúc đem trồng
- Chồi ghép đã ra thêm ít nhất 1 cặp lá mới thuần thục.
- Vết ghép tiếp hợp tốt (không phình chân voi, không bong vết ghép).
- Không nhiễm sâu bệnh hại và không bị dị dạng.
- Đã được huấn luyện dưới ánh sáng hoàn toàn ít nhất 1 tuần trước khi đem trồng.
3.2.7 Chỉ tiêu theo dõi
 Thời điểm quan trắc: 30, 45, 60 ngày sau ghép


 Chỉ tiêu quan trắc:
- Tỷ lệ cây sống (%): Đếm số cây sống trên từng ô, sau đó tính theo công thức:
Tỷ lệ sống (%) = (Số cây ghép sống/Tổng số cây theo dõi trên mỗi NT) x 100
- Tỷ lệ phân cành (%): Đếm số cây từ khi ghép đến khi ra cặp cành đầu tiên, sau đó
tính ra tỷ lệ theo công thức:
Tỷ lệ phân cành (%) = (Số cây phân cành/Tổng số cây theo dõi trên mỗi ô) x 100
- Đo chiều cao chồi (cm): Dùng thước đo từ vị trí vết ghép tới đỉnh sinh trưởng.
- Đường kính chồi (mm): Dùng thước palmer đo trên vết ghép 1cm theo 2 hướng
vuông góc.
- Số đôi lá/chồi ghép.

- Số cặp cành cơ bản: Đếm toàn bộ số cặp cành mọc trên thân chính 60 NSG.
- Chiều dài cành cơ bản (cm).
- Chiều dài lóng (cm) = Chiều dài chồi đo 60 NSG/Tổng số đôi lá trên chồi.
 Tính tỷ lệ xuất vườn (%), và hiệu quả kinh tế của 2 cách ghép.
Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm EXCEL và phần mềm
SAS8 để tính ANOVA, tính trắc nghiệm phân hạng.


×