Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VỎ CÀ PHÊ ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG VI SINH VẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CẢI NGỌT (Brassica chinensis L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VỎ CÀ PHÊ ĐƯỢC XỬ LÝ
BẰNG VI SINH VẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY CẢI NGỌT (Brassica chinensis L.)

Họ và tên sinh viên: TRẦN CAO QUỲNH LY
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 8/ 2009


ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VỎ CÀ PHÊ ĐƯỢC XỬ LÝ
BẰNG VI SINH VẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY CẢI NGỌT (Brassica chinensis L.)

TRẦN CAO QUỲNH LY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn: Th.S LÊ VĂN DŨ
Th.S NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

Tháng 8 năm 2009
i




LỜI CẢM ƠN
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị em trong gia đình đã nuôi dưỡng,
lo lắng, chăm sóc tôi trưởng thành và có được như ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn thầy Lê Văn Dũ và cô Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình
hướng dẫn, chỉ dạy và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm.
- Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học cùng quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường.
- Các bạn học cùng lớp và các anh chị khóa trên đã nhiệt tình giúp đỡ, động
viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.

TP. Pleiku, tháng 6 năm 2009
Trần Cao Quỳnh Ly

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của giá thể vỏ cà phê được xử lý bằng vi sinh
vật đến sinh trưởng và phát triển của cây cải ngọt (Brassica chinensis L.)”. Được tiến
hành tại TP. Pleiku, Tỉnh Gia Lai, thời gian từ 2/2009 đến 6/2009. Đề tài gồm 2 thí
nghiệm.
Thí nghiệm 1: Ủ vỏ cà phê bằng vi sinh với phương pháp ủ với khối lượng lớn,
không lặp lại.
- NT1: xử lý với nấm Trichoderma
- NT2: xử lý với 50% nấm Trichoderma + 50% vi khuẩn Bacillus subtillis
- NT3: xử lý với vi khuẩn Bacillus subtillis

Thí nghiệm 2: Dùng vỏ cà phê đã ủ 15 ngày ở thí nghiệm 1 làm giá thể trồng cây cải
ngọt trong khay xốp liên tiếp 2 vụ. Thí nghiêm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu có lô
phụ, 4 lần lặp lại.
- Yếu tố A (yếu tố phụ): xử lý vỏ cà phê bằng các vi sinh khác nhau
A1: xử lý với nấm Trichoderma
A2: xử lý với 50% nấm Trichoderma +50% vi khuẩn Bacillus subtillis
A3: xử lý với vi khuẩn Bacillus subtillis
- Yếu tố B (yếu tố chính): bón phân NPK
B1: Không bón NPK (16 - 16 - 8 - 13S)
B2: 15 g/ khay (5kg/1 tấn)
B3: 30 g/khay (10kg/1 tấn)
Sau hai thí nghiệm kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật.
Các chỉ tiêu vật lý, hóa học và tốc độ phân giải giữa các nghiệm thức sau 15
ngày ủ không có sự khác biệt. Tuy nhiên ở giá thể được ủ với 50% nấm + 50% vi
khuẩn sau 15 ngày ủ có độ phân giải cao hơn hai loại giá thể còn lại.
Thí nghiệm canh tác cây cải ngọt
Sau hai đợt thí nghiệm trồng cây cải ngọt trên giá thể vỏ cà phê được ủ bằng
visinh vật cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của yếu tố giá thể và tương tác giữa giá thể
iii


và phân bón có sự khác biệt không có ý nghĩa nhưng yếu tố phân bón lại có ý nghĩa về
mặt thống kê.
Về năng suất (trọng lượng trung bình cây, năng suất một ô thí nghiệm, năng
suất lý thuyết, năng suất thực thu) thì trong thí nghiệm đợt một đạt cao nhất ở nghiệm
thức A2B3 là 76,24 g/khay, thấp nhất là ở nghiệm thức A1B1 là 11,30 g/khay. Thí
nghiệm đợt 2 cao nhất là nghiệm thức A2B3 151,07 g/khay, thấp nhất ở nghiệm thức
A1B1 21,25 g/khay.
Tất cả các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất được theo dõi trong thí nghiệm ở

vụ 2 đều cao hơn vụ 1.
Trong quá trình cây sinh trưởng có suất hiện sâu tơ, sâu xanh da láng, sâu xám.
Biện pháp phòng trừ ở vụ 1 chủ yếu bằng tay nhưng ở vụ 2 đã có sử dụng thuốc để
diệt.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i
1

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các bảng

viii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

1.3 Yêu cầu

2

1.4 Giới hạn đề tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Sơ lược về cây cà phê (Coffea sp.)

3

2.1.1 Tình hình sản xuất cà phê thế giới


3

2.1.2 Tình hình sản xuất cà phê trong nước

4

2.2 Giới thiệu về vi sinh vật trong quy trình ủ vỏ cà phê

5

2.2.1 Nấm Trichoderma

5

2.2.2 Vi khuẩn Bacillus subtillis

6

2.3 Sơ lược về cây cải ngọt

6

2.3.1 Đặc điểm thực vật học

6

2.3.2 Yêu cầu ngoại cảnh

7


2.3.3 Tình hình sản xuất rau trong nước hiện nay

7

2.4 Giới thiệu về canh tác trong giá thể

8

2.4.1 Như thế nào là một giá thể lý tưởng

8

2.4.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng cây trong giá thể

8

2.5 Một số vật liệu dùng làm giá thể phổ biến trong thực tế sản xuất

9

2.5.1 Xơ dừa

9

2.5.2 Tro trấu

9

2.5.3 Mùn cưa


9

2.6 Tình hình trồng cây trong giá thể trong nước và trên thế giới

9

2.6.1 Tình hình thế giới

9

v


2.6.2 Tình hình trong nước

10

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

12

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

12

3.2 Tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm

12


3.3 Vật liệu thí nghiệm

13

3.4 Quy trình kĩ thuật

14

3.4.1 Quy trình xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật

14

3.4.2 Quy trình kĩ thuật canh tác cải ngọt

15

3.5 Phương pháp thí nghiệm

17

3.5.1 Thí nghiệm 1

17

3.5.2 Thí nghiệm 2

17

3.6 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi


18

3.6.1 Thí nghiệm 1

18

3.6.2 Thí nghiệm 2

18

3.7 Phương pháp xử lý số liệu

19

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

4.1 Thí nghiệm I: xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật

20

4.1.1 Các chỉ tiêu vật lý

20

4.1.2 Các chỉ tiêu hóa học

21


4.2 Thí nghiệm II: canh tác cải ngọt trên giá thể vỏ cà phê

21

4.2.1 Vụ 1

21

4.2.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao

21

4.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

23

4.2.1.3 Động thái ra lá

24

4.2.1.4 Tốc độ ra lá

26

4.2.1.5 Diện tích lá

27

4.2.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của cải ngọt


29

4.2.1.7 Năng suất thực thu của cải ngọt

30

4.2.2 Vụ 2

31

4.2.2.1 Động thái tăng trưởng Chiều cao

31

4.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao

33

4.2.2.3 Số lá

34

4.2.2.4 Tốc độ ra lá

36

4.2.2.5 Diện tích lá

37


vi


4.2.2.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của cải ngọt

39

4.2.2.7 Năng suất thực thu của cây cải ngọt

40

4.3 Đánh giá tình hình sâu bệnh trong quá trình canh tác cải ngọt

41

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

42

5.1 kết luận

42

5.2 Đề nghị

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

43


PHỤ LỤC

45

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm

12

Bảng 3.2 : Quy trình xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật

14

Bảng 3.3: Quy trình kĩ thuật canh tác cải ngọt trong vụ 1

15

Bảng 3.4: Quy trình kĩ thuật canh tác cải ngọt trong vụ 2

16

Bảng 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm canh tác cải ngọt (cho cả 2 vụ)

18


Bảng 4.1 Màu sắc vật liệu ủ qua từng giai đoạn (ngày sau ủ: NSU)

20

Bảng 4.2 Độ gẫy bể của vỏ cà phê sau 15 ngày ủ

20

Bảng 4.3 kết quả phân tích hóa học của vật liệu sau khi ủ

21

Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao (cm) của cây cải ngọt

22

Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) của cải ngọt

24

Bảng 4.6: Động thái ra lá (lá/cây) của cải ngọt

25

Bảng 4.7: Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của cây cải ngọt

27

2


Bảng 4.8: Diện tích lá (cm /cây/ngày) của cây cải ngọt

28

Bảng 4.9: Năng suất lý thuyết và năng suất lý thuyết (g/khay) của cây cải ngọt

30

Bảng 4.10: Năng suất thực thu (g/khay) của cây cải ngọt

31

Bảng 4.11: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm) của cải ngọt

32

Bảng 4.12: Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/cây/ngày) của cải ngọt

33

Bảng 4.13: động thái ra lá (lá/cây) của cải ngọt

35

Bảng 4.14: Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của cải ngọt

36

Bảng 4.15: Diện tích lá (cm2/cây) của cải ngọt


38

Bảng 4.16: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (g/khay) của cải ngọt

39

Bảng 4.17: năng suất thu của cải ngọt ở vụ 2

40

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, dù chúng ta đang sống ở
nước đang hay đã phát triển thì thực trạng đất ở và đất trồng trọt đang bị thu hẹp đang
diễn ra hàng loạt. Thay vào đó là những khu công nghiệp hay những tòa cao ốc đồ sộ.
Tại những thành phố lớn thì không tránh khỏi những cảnh ồn ào náo nhiệt, xe cộ qua
lại đông đúc, ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ngày càng trở nên trầm trọng.
Đặc biệt vấn đề an toàn thực phẩm đang đặc ra nhiều thách thức lớn cho con người và
xã hội. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Rau là một món ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của con người. Rau
cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, giúp cho con người
đảm bảo được sức khỏe, sắc đẹp và tuổi thọ của mình. Cây rau được coi là cây trồng
mang tính linh động do cây rau có chu kỳ sinh trưởng ngắn. Diện tích trồng không yêu
cầu phải quá lớn mà tùy thuộc vào thực tế sản xuất và nhu cầu của người trồng chúng.
Đại văn hào nga L. Tolstoi “con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống
giữa thiên nhiên”. Thật vậy không phải ngẫu nhiên mà khuynh hướng thiết kế nội thất

hiện nay luôn gắn liền với thiên nhiên, các yếu tố thiên nhiên đều được coi trọng dù
nhỏ như ánh sáng mặt trời, hướng cửa đón gió, giếng trời giữa nhà, hay chỉ đơn giản
tạo ra 1 khuôn viên xanh nhỏ trong ngôi nhà của họ. Đây phải chăng cũng chính là một
liệu pháp thư giãn mà họ đang cố tạo ra cho mình. Con người khi được chăm sóc
những cây xanh hàng ngày sẽ giúp chúng ta giảm đi được sự căng thẳng u uất, giúp
chúng ta sống cân bằng, tích cực hơn.
Gia lai là một tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc trồng và xuất khẩu cà phê. Tỉnh
đang đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến
vào việc canh tác, thu hoạch, chế biến cà phê nhằm nâng cao giá trị kinh tế mà hạt cà
phê đã đem lại cho tỉnh và nhà nước. Khi ngành công nghiệp chế biến cà phê được đẩy
mạnh, thì đồng nghĩa với việc lượng vỏ cà phê thải ra cũng tăng lên đáng kể. Theo một

1


số nghiên cứu cho thấy vỏ cà phê có hàm lượng hữu cơ rất cao, nếu sử dụng đúng cách
sẻ mang lại nguồn dinh dưỡng lớn cho cây trồng.
Vậy tại sao chúng ta không tạo ra một loại giá thể từ vỏ cà phê, để vừa có thể
giúp cho những gia đình ở đô thị dể dàng trồng ra những loại rau mà họ ưa thích làm
cho bữa ăn của họ ngon hơn và an toàn hơn với sức khỏe, lại vừa có thể tăng thêm thu
nhập cho những người nông dân trồng cà phê.
Việc đầu tiên cần thực hiện để giải quyết vấn đề này đó chính là tìm ra quy
trình kỹ thuật để vỏ cà phê trở thành gía thể có thể sử dụng được. Và nguồn dinh
dưỡng sẵn có ở vỏ cà phê đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển bình thường không hay chúng ta cần phải bổ sung gì và như thế
nào để có một giá thể trồng tốt? Được sự cho phép của ban chủ nhiệm Khoa Nông Học
dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Dũ và cô Nguyễn Thị Thanh Hương, em thực hiện
đề tài nghiên cứu “khảo sát ảnh hưởng của vỏ cà phê sau khi xử lý bằng vi sinh để làm
giá thể trồng cây cải ngọt (Brassica chinensis L.)”.
1.2 Mục tiêu đề tài

Tận dụng vỏ cà phê đã xử lý
1.3 Yêu cầu
- Xử lý nhanh vỏ cà phê bằng vi sinh, theo dõi một số chỉ tiêu về màu sắc, độ
gẫy vụn.
- Trồng cây cải ngọt hai vụ liên tiếp trên cùng một giá thể tại TP. Pleiku, Tỉnh
Gia Lai, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu năng suất.
1.4 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về mặt thời gian, qui mô diện tích nhỏ nên thí nghiệm chỉ thực hiện
trên giống cải ngọt hai mủi tên đỏ, trồng tại TP. Pleiku, Gia Lai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cà phê (Coffea sp.)
- Xuất xứ từ châu Phi (Etiopia)

- Cây cà phê phát triển được ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nhưng tiêu thụ mạnh lại ở
các nước ôn đới, xứ lạnh.
- Tại Việt Nam, xuất khẩu cà phê là mặt hàng đứng thứ 2 sau dầu mỏ.
- Đặc điểm sinh học:
+ Rễ: xuất phát từ rễ mầm, phát triển to khỏe cắm sâu xuống dưới đất thành rễ
cọc, phát triển từ 1,2 - 1,8 m
+ Thân: Mọc thẳng đứng, có cành ngang (cành cơ bản, cành cấp 1, cành quả),
chồi vượt mọc thẳng đứng.
+ Lá: Lá được ví như cái máy bơm nước vì hệ thống khí khổng ở mặt dưới của
lá giúp cây hô hấp, thoát hơi nước từ đó cây có thể hút nước từ đất lên nuôi cây, Chức
năng chính của lá là quang hợp để tích lũy dinh dưỡng nuôi thân, quả, hạt.
+ Quả gồm: nướm quả, cuống, vỏ ngoài, vỏ thịt (tinh bột, đường) nhằm dẫn dụ

chim chóc (chồn, cáo đến ăn và phát tán), vỏ trấu (màu vàng) bên trong có vỏ lụa bám
chặt nhân, hai lá mầm ôm lấy đỉnh sinh trưởng.
2.1.1 Tình hình sản xuất cà phê thế giới
Sản lượng cà phê quốc tế không ngừng tăng lên từ mức 90 triệu bao trong
những năm 1980 lên 110 triệu bao những năm cuối 1990 và đầu thế kỷ XXI (Bảng
2.1). Trong đó chủ yếu là cà phê chè (Arabica) chiếm tỷ trọng trên 60%.
Sản lượng cà phê gia tăng chủ yếu từ 2 khu vực sản xuất cà phê lớn của thế
giới, đó là châu Mỹ và châu Á. Đặc biệt là trong những năm qua diện tích và sản lượng
cà phê của Brazin tăng mạnh. Điều này đã gây áp lực tăng nhanh lượng cung cà phê ra
thị trường thế giới.

3


Bên cạnh đó khu vực châu Á, đặc biệt là Việt Nam cũng có sự gia tăng nhanh
diện tích và sản lượng cà phê trong những năm qua. Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng
phần lớn sự gia tăng sản lượng cà phê trong những năm qua là do hai khu vực nói trên.
Theo thống kê của ICO trong những niên vụ gần đây lượng cung cà phê từ 3 nước sản
xuất cà phê hàng đầu thế giới là Brazin, Việt Nam và Colombia đã chiếm trên 60%
tổng lượng cung cà phê trên thị trường quốc tế.
- Lượng cà phê thế giới xuất khẩu ước tính đạt 7,07 triệu bao trong tháng 11

năm 2008, thấp hơn so với mức 7,12 triệu cùng kỳ năm 2007.
-

Lượng xuất khẩu trong 2 tháng đầu niên vụ 2008/2009 (tháng 10 và 11/2008)

đã giảm từ 14,29 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2007/2008 xuống còn 14,14 triệu bao,
tương đương với mức giảm 1 %.
- Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 11/2008, lượng cà phê Arabica xuất khẩu

đạt 63 triệu bao, tăng so với 62,8 triệu bao năm trước; tuy nhiên lượng cà phê Robusta
xuất khẩu chỉ đạt 32,1 triệu bao, giảm so với mức 34,5 triệu bao cùng kỳ năm trước.
2.1.2 Tình hình sản xuất cà phê trong nước
Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê có tốc độ tăng trưởng
nhanh. Giai đoạn 1994 đến nay diện tích cà phê tăng rất nhanh, bình quân một năm
trồng mới trên 43000 ha. Đặc biệt là những năm 1994, 1995 và 1996 bình quân mỗi
năm trồng mới trên 70.000 ha, chủ yếu là ở các tỉnh Tây Nguyên. Tốc độ tăng diện
tích bình quân hàng năm thời gian này là 24%/năm. Vào những năm cao nhất (năm
2001) cả nước có 535000 ha cà phê, tổng sản lượng đạt đến 900000 tấn.
Cùng với việc tăng sản lượng sản xuất thì sản lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng
lên không ngừng, từ 92 ngàn tấn năm 1990 lên mức trên 700 ngàn tấn trong những
năm gần đây. Sản lượng cà phê và khối lượng cà phê xuất khẩu đạt cao nhất vào năm
2001 với mức sản lượng 900 ngàn tấn và khối lượng xuất khẩu là 844 ngàn tấn, đưa
Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê. Tuy vậy, có một nghịch lý xảy
ra đó là khi khối lượng cà phê xuất khẩu của nước ta càng lớn thì kim ngạch xuất khẩu
cà phê càng giảm.
Theo Bộ NN & PTNT, căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong
nước, hướng phát triển cà phê của Việt Nam trong thời gian tới là vẫn duy trì diện tích,
sản lượng cà phê hiện có, nhưng tăng giá trị sản xuất cà phê theo hướng bền vững,
4


trong đó, tỷ lệ áp dụng cà phê theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và sản xuất cà
phê có chứng chỉ, truy nguyên nguồn gốc theo nguyên tắc 4C, UTZ Kapah đạt trên
50% diện tích, khắc phục tình trạng thu hái quả xanh. Nâng tỷ lệ cà phê chế biến sâu
(cà phê hoà tan, cà phê rang xay) tăng lên 20%, trong đó 10-15% phục vụ cho thị
trường nội địa, còn lại xuất khẩu, ban hành và áp dụng quy trình GAP trong sản xuất
cà phê, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với sản xuất, chất lượng cà phê, trong đó có lộ
trình áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam 4193:2005, xây dựng thương hiệu, uy tín cà phê
Việt Nam để giải quyết tốt đầu ra cho ngành cà phê, tạo động lực nâng cao chất lượng

cà phê (theo Vinanet).
2.2 Giới thiệu về vi sinh vật trong quy trình ủ vỏ cà phê
2.2.1 Nấm Trichoderma
Trichoderma là một loại nấm bất toàn, có khuẩn lạc màu lục khi tăng trưởng
dưới ánh sang mặt trời.
Hầu hết các giống Trichoderma sinh sản vô tính, nhưng cũng có một số ít giống
sinh sản hữu tính đã được ghi nhận. Hiện nay giống nấm này đã được tìm thấy ít nhất
33 loài.
Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có thể tiêu diệt nấm Furasium
solani (gây bệnh thối rể trên Cam Quýt, bệnh vàng lá chết chậm Trên Tiêu). Hay một
số nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia
solani. Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân hủy cellulose, phân
giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình
sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ được nhanh
chóng.
Chế phẩm vi nấm Trichoderma ngăn ngừa một số bệnh về rễ cho cây trồng.
Hạn chế bệnh héo rũ, thối rễ, ghẻ củ, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tăng năng suất, và
phòng bệnh cho cây trồng cây trồng.

5


2.2.2 Vi khuẩn Bacillus subtillis
Bacillus subtilis là trực khuẩn, Gram (+), có khả năng sinh catalase, hiếu khí
hay kỵ khí tùy ý. Thường được tìm thấy trong đất. Có khả năng di động, sinh nội bào
tử. Tế bào sinh dưỡng có dạng hình que, kích thước chiều rộng từ 0,7 - 0,8 μm, chiều
dài từ 2,0 - 3,0 μm. Không kết thành chuỗi, bắt phẩm nhuộm đồng đều, không tạo bao
nang.
Trong công nghiệp sản xuất amino acid, thức ăn gia súc, Bacillus subtilis là một
trong những chủng vi sinh vật tổng hợp lysine có hàm lượng khá lớn (15 - 20%) từ

tinh bột.
Trong y dược, Bacillus subtilis trị bệnh tiêu chảy cho trẻ em do vi khuẩn
Coliform gây ra, bệnh dường ruột do lị trực trùng, đắp các vết thương lở loét ngoài da
(Trần Đỗ Quyên, 2004).
Sản xuất các kháng sinh thực vật, ứng dụng trong phòng trừ vi sinh vật gây
bệnh như nấm Rhizoctonia solani, Fusarium sp, Pylicularia oryzae,... Người ta thấy
rằng sự phát triển của Bacillus subtilis trong cây làm tăng khả năng tổng hợp các
peptide kháng nấm của vi khuẩn nốt rễ (Rhizobacterium). Khả năng này được ứng
dụng trong kiểm soát sinh học.
Hệ enzyme của B. subtilis được sử dụng nhiều trong sản xuất chất tẩy rửa.
Chúng có thể biến đổi các dạng chất thải độc hại thành những dạng hợp chất vô hại
của nitrogen, carbon dioxide, và nước.
2.3 Sơ lược về cây cải ngọt
Tên khoa học: Bracssica chinensis L.
Họ thập tự: Cruciferae
Tên tiếng anh: Pak choi
2.3.1 Đặc điểm thực vật học
Cải ngọt có bộ rễ ăn nông, phiến lá mỏng có màu xanh vàng, cuốn lá xanh trắng
tròn nhỏ, hoa màu vàng, quả thuộc quả giác có nhiều hạt, hạt tròn màu nâu đen có kích
thước trung bình. Thời gian sinh trưởng 30 - 42 ngày nếu gieo thẳng, nếu cấy thì sau
18 - 27 ngày. Năng suất biến động từ 20 - 30 tấn/ha tùy từng vụ.

6


2.3.2 Yêu cầu ngoại cảnh
Cây cải ngọt thích hợp trong điều kiện đất cát pha và có độ pH từ 5,5 - 6,5 . Là
cây ngắn ngày rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên, ẩm
độ đất 75 - 85%, nhiệt độ thích hợp 10 - 270C.
2.3.3 Tình hình sản xuất rau trong nước hiện nay

Rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được vừa là thực phẩm, vừa
là dược thảo, vừa là gia vị cho bữa ăn.
Rau dưới dạng lá là phổ biến tuy nhiên trong thực tế có nhiều loại rau ăn hoa,
củ, quả.
Có rất nhiều loại rau ăn lá trong đó có thể kể dến rau ngót (Sauropus
androgynus),rau dền (Amaranthus viridus), rau muống (Ipomoea aquatica), rau cần
nước (Oenanthe javanica), rau lang (Ipomoea batatan).
Rau gia vị như rau răm (Polygonum odour), rau ngổ (Limnophila arbromatica),
rau tía tô (Perilla ocymoides L.), rau diếp cá (Houttuynia cordata).
Rau ăn quả như bầu (Lagenaria vulgaris), bí đao (Benincasa hispida), mướp
(Luffa cylindrica), dưa leo (Cucumis sativus), khổ qua (Momordiaca balsammina), cà
tím (Solanum melongea).
Rau ăn rễ như ngó sen (Lotus lily ).
Rau ăn củ như củ cải (Rhapanus sativus), cà rốt (Daucus carota), Củ dền (Beta
vulgaris).
Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau, hoa, quả của
Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Tính đến năm
2004, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt trên 600 nghìn ha, gấp hơn 3 lần so
với năm 1991.Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng
29% sản lượng rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu
mát hơn và gần thị trường Hà Nội. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước,
chiếm 23% sản lượng rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng
chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị
trường thành phố Hồ Chí Minh và cho cả thị trường xuất khẩu.
Cũng trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90, tổng sản lượng rau đậu các loại đã tăng
tương đối ổn định từ 3,2 triệu tấn năm 1991 lên đạt xấp xỉ 8,9 triệu tấn năm 2004.
7


Theo qui hoạch đến năm 2010, tổng diện tích cây rau trên cả nước là 700.000

ha với sản lượng 14 triệu tấn. Tổng giá trị xuất khẩu rau, hoa quả các loại của cả nước
đến năm 2010 đạt 760 triệu USD/năm và đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm. Trong
đó, giá trị xuất khẩu rau 295 triệu USD.
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn yêu cầu các
tỉnh, thành phố thuộc các vùng trọng điểm phát triển sản xuất rau quy định chi tiết các
vùng sản xuất rau, tập trung của địa phương.Trước mắt, mỗi tỉnh lựa chọn 1-3 loại sản
phẩm chủ lực có thế mạnh và có thị trường tiêu thụ tốt để tập trung nguồn lực đầu tư;
xây dựng và triển khai các dự án đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm rau
và ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất chế biến xuất khẩu rau phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương và không vi phạm các cam kết về hội nhập quốc tế; đẩy
mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gắn với qui trình GAP vừa tăng năng
suất, chất lượng và sản xuất các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, phát
triển cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất tập trung như: thủy lợi, giao thông, nhằm đưa
ngành sản xuất rau của cả nước phát triển bền vững theo yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế.
2.4 Giới thiệu về canh tác trong giá thể
2.4.1 Như thế nào là một giá thể lý tưởng
Một giá thể được coi là lý tưởng khi có những đặc điểm sau:
- Có khả năng giữ ẩm tốt
- Thoáng khí
- Có pH trung tính và khó thay đổi
- Có thể tái sử dụng nhiều lần
- An toàn với môi trường
- Nguồn nguyên liệu rẻ và dễ tìm tại địa phương
2.4.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng cây trong giá thể
1- Ưu điểm: phương pháp trồng cây trong giá thể loại trừ được sâu hại, nấm,
bệnh trong đất, hạn chế cỏ dại và sự thất thoát hạt giống, tiết kiệm được công lao động
làm đất và quản lý sâu bệnh. Có thể kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng có trong
giá thể trồng. chủ động thời vụ hạn chế rủi ro. Tận dụng đất không có khả năng canh
tác mà vẫn tạo ra sản phẩm có năng suất chất lượng cao.

8


2- Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao, đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật canh tác
cao đối với người nông dân.
2.5 Một số vật liệu dùng làm giá thể phổ biến trong thực tế sản xuất
2.5.1 Xơ dừa
Xơ dừa là loại giá thể được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Là vỏ khô của
trái dừa được xay nhuyễn dể dàng tìm thấy ở nước ta. Có pH thấp, khả năng hút nước,
thoát nước và giữ ẩm tốt. Nên tạo độ thông thoáng khi sử dụng để tránh cho rễ có thể
mọc rong rêu.
2.5.2 Tro trấu
Cũng như sơ dừa tro trấu là vật liệu được dùng phổ biến và dể tìm ở nhiều địa
phương. Tro trấu được tạo thành khi đốt cháy vỏ trấu của hạt lúa. Tro trấu có cấu trúc
rỗng, dễ thoát nước, thoáng khí, thích hợp trồng các loại rau quả, thường dùng để trộn
chung với các loại giá thể khác để tạo ra sự thông thoáng cho rễ cây.
2.5.3 Mùn cưa
Là loại giá thể trồng phổ biến trong việc trồng nấm. Mùn cưa được thu gom từ
các cơ sở chế biến, sản xuất gỗ. Được hấp tiệt trùng và đưa vào sử dụng.
2.6 Tình hình trồng cây trong giá thể trong nước và trên thế giới
2.6.1 Tình hình thế giới
Trên thế giới, việc trồng cây không cần đất đã được nghiên cứu từ lâu, đặc biệt
là trồng thủy canh hay trồng cây trong dung dịch.
Năm 1666, Boyle đã thử nghiệm trồng cây sinh trưởng trong những lọ con chỉ
có nước. Kết quả cho thấy cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng vẫn chưa có sự giải thích xác
đáng. Năm 1699, John Woodward thử nghiệm trồng cây trong nước và ông cho nhiều
loại đất khác nhau vào đó. Thí nghiệm này chứng minh rằng cây trồng cần nhiều loại
chất khác nhau ngoài nước. vào năm 1930, W.F.Gericke đã phổ biến moo hình trồng
thủy canh tại Mỹ. Ở Mỹ và các nước Ý, Tây Ban Nha, Pháp thủy canh cũng được sử
dụng cho mục đích sản xuất hoa như: cẩm chướng, lay ơn, cúc. Ưu điểm của việc

trồng thủy canh là rau quả luôn sạch, chất lượng tốt, không bị nhiễm phân hay các loại
thuốc hóa học và có thể trồng ở những nơi thiếu đất, trên ban công hay những nơi khô
cằn.

9


Vào năm 1977, Potter đã mô tả quá trình trồng cà chua trong máng than bùn, sử
dụng màng polythene cỡ 500 (0,125 mm) cũng cho kết quả tương tự.
2.6.2 Tình hình trong nước
Ở nước ta nhiều thí nghiệm cũng được tiến hành ở nhiều nơi và bước đầu đạt
được thành công trong việc trồng cây ăn quả, rau ăn lá, điển hình như các loại rau cải,
xà lách, dưa leo, ớt trong dung dịch cát, xơ dừa, than bùn thay cho đất. Tuy nhiên vẫn
chưa thể đưa ra ứng dụng trong thực tế do kỹ thuật chưa hoàn hảo và chi phí đầu tư
ban đầu khá cao.
Vào năm 1999 - 2000, nhóm nghiên cứu trường Đại Học Nông Nghiệp I (Hà
Nội) đã ứng dụng kỹ thuật thủy canh vào công đoạn sau Invitro đối với cây dứa.
Hiện nay có nhiều nghiên cứu khác về vấn đề trồng rau không dùng đất thật
như các loại dung dịch hay các loại giá thể khác nhau nhằm chọn ra một giá thể thích
hợp với nó. Tại viện Khoa Học Kỹ Thuật Miền Nam (Phòng nghiên cứu cây thực
phẩm, 2000) đã tiến hành thử nghiệm một số loại rau trên nền giá thể khác nhau cho
thấy tỉ lệ cây bệnh thường thấp hơn so với trồng đất.
Việc sử dụng các vật liệu làm giá thể trồng ở Việt Nam đang ở giai đoạn khởi
đầu, vẫn đang được nghiên cứu, chỉ với quy mô nhỏ, chưa được sử dụng rộng rãi. Ở
các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học đang thử nghiệm nhiều đề tài nghiên
cứu vẫn chưa được đưa ra sử dụng phổ biến.
Các nhà sinh học tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã nghiên cứu hoàn
thiện quy trình sản xuất giá thể trồng hoa lan từ các phụ phế phẩm nông nghiệp ở Lâm
Đồng. Nhóm nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Duy Hạng đã sử dụng các loại phụ phế
phẩm như bã mía, lõi ngô, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê để sản xuất phân hữu cơ nhờ các

chủng vi sinh ưa nhiệt, có khả năng phân giải các phụ phế phẩm này thành giá thể để
trồng hoa, không chỉ địa lan mà còn áp dụng cho nhiều loài hoa và cây cảnh khác
nhau, thay thế cho các giá thể truyền thống. Nhiều nhà vườn trồng lan đã tìm đến
phòng Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đề nghị được chọn làm
mô hình thử nghiệm và chuyển giao công nghệ. (Sản xuất giá thể trồng lan từ phụ phế
phẩm nông nghiệp. 04/12/2005 - Sinh học Việt Nam).
Năm 2002, đề tài “Sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không cần đất”
được Bộ Khoa học và Công nghệ xét, đồng ý công nhận là đề tài cấp Nhà nước. Đầu
10


năm 2003, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Hữu An trúng thầu đề tài và tiến hành nghiên cứu
trên bốn loại rau quả: cà chua, dưa leo, xà lách và súp-lơ. Hơn hai năm thử nghiệm, đề
tài “Sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không cần đất” được nghiệm thu vào
cuối năm 2005. Bước đầu thu được kết quả khả quan, ý tưởng trồng rau không cần đất
của ông được rất nhiều doanh nghiệp ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ. Với những
ưu thế vượt trội, trong một tương lai gần, công nghệ này sẽ trở nên phổ biến rộng rãi
thay thế cho các kiểu canh tác truyền thống hiện nay (Trồng rau không cần đất. BCT,
7/1/2006).

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: từ 5/3/2009 đến 20/3/2009
- Thí nghiêm 2: gồm 2 vụ
- Vụ 1: từ 24/3/2009 đến 4/5/2009

- Vụ 2: từ 1/5/2009 đến 12/6/2009
Địa điểm: thí nghiệm đều được tiến hành tại TP. Pleiku, Tỉnh Gia Lai
3.2 Tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của
cây trồng. Nó chi phối đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tùy từng
mùa vụ mà năng suất, phẩm chất rau thu hoạch được sẽ khác nhau.
Thành phố Pleiku là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm
có 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa:
-

Mùa mưa: nóng ẩm, mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.

-

Mùa khô: khô hanh, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Bảng 3.1: Tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ (oC)
Tháng

Min

Max

TB

Độ ẩm

Tổng


trung

Tổng lượng

bốc hơi

bình

mưa (mm)

(mm)

(%)

Tổng số
giờ nắng
(giờ)

3

18,5

30,9

23,6

72

9,6


106,5

261,7

4

20,0

30,1

23,8

81

144,4

83,8

209,1

5

20,1

28,6

23,3

85


266,0

61,3

198,0

6

20,8

27,6

23,3

89

128,5

*

163,0

(Nguồn: trạm khí tương thủy văn TP. Pleiku.)
Chú ý: “*” chưa được thống kê.
12


3.3 Vật liệu thí nghiệm
1- Vỏ hạt cà phê: là vỏ hạt cà phê vối được lấy tại huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai.
2- Vi sinh vật: nấm Trichoderma và vi khuẩn Bacillus subtilis được cung cấp từ

khoa công nghệ sinh học trường đại học Nông Lâm.
3- Giống cải: hạt giống rau cải ngọt Hai Mũi Tên Đỏ, hiện đang được bán rộng
rãi trên thị trường.
4- Khung gỗ: dài 2,5 m x rộng 1,5 m. dùng ni lông lót dưới khung gỗ để có thể
giữ ẩm tốt hơn trong quá trình ủ, dùng bạt phủ bên trên để bảo đảm khối ủ trong bóng
râm, giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Chiều cao của khối ủ 4 dm.
5- Khay xốp gieo: 84 lỗ, mỗi lỗ đều có lỗ thoát nước.
6- Xơ dừa: được sản xuất tại nhà máy đất sạch bến tre. Cụm công nghiệp An
Hiệp, huyện Châu Thành Bến Tre. Thành phần dinh dưỡng trong 100 dm3.
- N: P2O5:K2O (0,540:0,242:0,772)
- Hữu cơ tổng > 90
- pH: 6,37
- VSV hữu ích: 0,970 x 106
- VSV cố định đạm: 0,750 x 106
- VSV phân giải lân: 0,070 x 106
- Vi nấm tổng số: 0,146 x 106
- Trung và vi lượng.
7- Khay xốp trồng: dài x rộng x cao = 50 cm x 30 cm x 12,8 cm có lỗ thoát
nước.

13


3.4 Quy trình kĩ thuật
3.4.1 Quy trình xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật
Bảng 3.2 : Quy trình xử lý vỏ cà phê bằng vi sinh vật
Ngày / tháng / năm

Công việc


4/3/2009

Chuẩn bị nguyên vật liệu

5/3/2009

Tiến hành pha dung dịch
men vi sinh

Tiến hành ủ vỏ giai đoạn 1

6 – 9 /3/2009

Đảo đều trong mỗi khối ủ

10/3/2009

Theo dõi chỉ tiêu màu sắc
Tiến hành ủ giai đoạn 2

11 – 14/3/2009

Đảo đều trong mỗi khối ủ

15/3/2009

Theo dõi chỉ tiêu màu sắc

14


Ghi chú
Vỏ cà phê 300 kg, vi khuẩn
Bacillus 300 ml, nấm Trichoderma
300 ml, nước sạch
100 ml nấm Trichoderma + 160 lít
nước.
200 ml vi khuẩn Bacillus + 320 lít
nước.
Khay 1: trộn đều 100 ml nấm
Trichoderma + 160 lít nước + 100
kg vỏ cà phê.
Khay 2: trộn đều 100 ml vi khuẩn
Bacillus +160 lít nước + 100 kg vỏ
cà phê.
Khay 3: trộn đều 100 ml vi khuẩn
Bacillus +160 lít nước + 100 kg vỏ
cà phê.
Có bổ xung nước để khối ủ đạt
được độ ẩm 50 - 60 %
Khay 1: bổ xung vào khối ủ 100 ml
nấm Trichoderma + nước. (ẩm độ
50 - 60%)
Khay 2: bổ xung vào khối ủ 100 ml
nấm Trichoderma + nước. (ẩm độ
50 - 60%)
Khay 3: bổ xung vào khối ủ 100 ml
vi khuẩn Bacillus + nước. (ẩm độ
50 - 60%)
Có bổ xung nước để khối ủ đạt
được độ ẩm 50 - 60 %



3.4.2 Quy trình kĩ thuật canh tác cải ngọt
Bảng 3.3: Quy trình kĩ thuật canh tác cải ngọt trong vụ 1
NST

Công việc
Chuẩn bị giá thể, khay xốp gieo cây con
Tiến hành gieo hạt vào khay

Chuẩn bị giá thể, khay trồng cho trồng đợt 1

Trồng cây con ra hệ thống
Tưới nước
Theo dõi tình hình sâu bệnh

1

Tưới phân

5

Đo các chỉ tiêu sinh trưởng

8

Tưới phân

10


Đo các chỉ tiêu sinh trưởng

Loại phân NPK (16 - 16 - 8 13S). Nồng độ 0,15% với
nghiệm thức B2 và 0,3% với
nghiệm thức B3.

15

Tưới phân, đo các chỉ tiêu sinh trưởng

20

Đo các chỉ tiêu sinh trưởng
Thu hoạch cải ngọt, cân TLTB/cây, cân
trọng lượng cho mỗi nghiệm thức.

25

Ghi chú
Giá thể gieo cây con. Khay xốp
gieo hạt có 84 lỗ/khay
Gieo 3 hạt/lỗ
Giá thể trồng là vỏ cà phê đã
được ủ ở thí nghiệm 1. Khay
trồng gồm 72 khay xốp (50 cm
x 30 cm x 12,8 cm có lỗ thoát
nước).
Cây con khoảng 17 ngày sau
gieo có thể trồng được
Tưới hàng ngày, trời mưa

không tưới
Theo dõi sâu bệnh hàng ngày,
diệt sâu gây hại, loại bỏ những
cây bệnh.
Loại phân NPK (16 - 16 - 8 13S). Nồng độ 0,15% với
nghiệm thức B2 và 0,3% với
nghiệm thức B3.

15

Loại phân NPK (16 - 16 - 8 13S). Nồng độ 0,15% với
nghiệm thức B2 và 0,3% với
nghiệm thức B3.
gieo cây con cho đợt 2.


Bảng 3.4: Quy trình kĩ thuật canh tác cải ngọt trong vụ 2
NST Công việc
Ghi chú
Chuẩn bị giá thể gieo cây con
Tương tự như đợt 1
Cây con được gieo trước thu
Chuẩn bị cây con
hoạch đợt 1 khoảng 10 ngày
Phơi nắng giá thể 1 tuần trước
khi trồng tiếp đợt 2, bổ xung xơ
Chuẩn bị giá thể trồng đợt 2
dừa theo tỉ lệ 1 xơ dừa: 5 vỏ cà
phê.
Trồng cây con ra hệ thống

Cây con sau 17 ngày gieo
Tưới hàng ngày, trời mưa không
Tưới nước
tưới
Theo dõi sâu bệnh hàng ngày,
Theo dõi tình hình sâu bệnh
diệt sâu gây hại, loại bỏ những
cây bệnh.
1
Loại phân NPK (16 - 16 - 8 13S). Nồng độ 0,15% với
Tưới phân
nghiệm thức B2 và 0,3% với
nghiệm thức B3.
5
Đo các chỉ tiêu sinh trưởng
8
Loại phân NPK (16 - 16 - 8 13S). Nồng độ 0,15% với
Tưới phân
nghiệm thức B2 và 0,3% với
nghiệm thức B3.
10
Đo các chỉ tiêu sinh trưởng
15
Loại phân NPK (16 - 16 - 8 13S). Nồng độ 0,15% với
Tưới phân, đo các chỉ tiêu sinh trưởng
nghiệm thức B2 và 0,003% với
nghiệm thức B3.
20
Đo các chỉ tiêu sinh trưởng
25

Thu hoạch cải ngọt, cân TLTB/cây, cân
trọng lượng cho mỗi nghiệm thức.

16


×