Tải bản đầy đủ (.pptx) (45 trang)

Mẫu bài giảng dạy học chủ đề tich hợp đạt giải nhất quốc gia năm học 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 45 trang )

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ : CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TÊN CHỦ ĐỀ: ĐẤT TRỒNG VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Giáo viên: Nguyễn Quốc Tuấn
Môn : Công nghệ lớp 10

Đất khỏe, cây khỏe, người khỏe


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT HẠ HÒA

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ: CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Tiết 9 Chủ đề: ĐẤT TRỒNG VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
TRỒNG ( tiết 1)

NGƯỜI THỰC HIỆN : GV Nguyễn Quốc Tuấn


“Khởi động”


- Người chơi nhìn vào một bức hình và liên tưởng đến một từ, cụm
từ hoặc một câu tục ngữ ,thành ngữ,ca dao...

-Mỗi

một từ, cụm từ hoặc một câu tục ngữ thành ngữ,ca dao...

Được mở ra sẽ là gợi ý để tìm ra cụm từ chìa khoa có liên quan đến


chủ đề của bài học.
-Người chơi có thể mở từ chìa khóa bất cứ lúc nào.


Đất lành chim đậu
(Từ “Đất” là gợi ý số 1 để mở ra từ chìa khóa)


Thời gian là vàng
(Từ “Vàng ” là gợi ý số 2 để mở ra từ chìa khóa)


THẤT BÁT (8)
(Số “8” là gợi ý số 3 để mở ra ô chữ chìa khóa gồm có 8 từ)


Vậy câu tục ngữ trên nói lên ý nghĩa gì về giá trị của đất ?

-Đây là 1 câu tục ngữ gồm 8 từ nói về giá trị của đất trồng đối với con người
-Từ gợi ý đã mở : Đất ,Vàng

“ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Ý nghĩa câu tục ngữ trên:
– Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là rất lớn.
– Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử
dụng đất không hiệu quả).


Giáo viên giới thiệu một đoạn video về vấn đề

đất trồng và ô nhiễm đất trồng với chủ đề: “
Hãy cứu lấy đất trồng” và các hình ảnh về sử
dụng đất trồng

Đất trồng là gì?


Đất bị tác động do chiến tranh và đô thị hóa


Đất bị tác động do các chất thải


Điều cảm nhận được qua video của em là :
+ Đất là môi trường sống có vai trò quan trọng đối với cây.
+ Thành phần và hệ sinh vật trong đất đa dạng và có quan hệ chặt chẽ với nhau
+Nhưng đất trồng đang gặp nguy hiểm
+Cần phải có giải pháp và hành động ngay lập tức.


Giáo viên nêu vấn đề
Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng hợp lí và hiệu quả đất trồng có ý nghĩa quan
trọng .Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng đang là vấn đề nan giải và nổi trội hầu hết ở
tất cả quốc gia trên thế giới, và đó đã trở thành vấn đề cấp bách chung cho cả toàn cầu, ngoài ô nhiễm
nước và ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường đất vẫn là đáng quan tâm sâu sắc, bởi những tác
hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác…..Mỗi con người cùng sinh sống trên cùng
hành tinh này đều cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh ta, bởi lẽ ta đang
sống trong chính vỏ bọc của môi trường, đất ô nhiễm, không khí và nguồn nước ô nhiễm thì con người
và tất cả sinh vật trên trái đất khó có thể tồn tại.



Với những điều các em cảm nhận được nói trên. Vậy các em cần hiểu gì và cần phải làm
gì cho đất trồng? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu một dự án có tên là: “Đất trồng
và vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng” với các chủ đề sau:

Chủ đề 1: Keo đất , khả năng hấp phụ của đất gắn với việc cải tạo, sử dụng đất trồng ở
địa phương.
Chủ đề 2: Phản ứng của dung dịch đất với việc cải tạo, sử dụng đất trồng ở địa phương.
Chủ đề 3: Độ phì nhiêu của đất và vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng ở địa phương.


Giới thiệu kế hoạch chung của phương pháp học theo dự án

Thời gian

Nội dung

Phương pháp thực hiện

Đồ dùng

Kết quả/Sản phẩm dự kiến

- Lựa chọn chủ đề, các tiểu chủ đề và

- Thảo luận nhóm.

- Máy tính.

- Xác định được chủ đề, tiểu chủ đề và các nội dung


các nội dung thực hiện dự án.

- Kĩ thuật động não, bản đồ tư duy.

- Máy chiếu.

thực hiện dự án.

-Hướng dẫn HS lập kế hoach dự án

-Thảo luận nhóm

-Giấy, bút.

-Bản kế hoạch thực hiện dự án của các nhóm, tổ.

-Thực hiện kế hoạch dự án.

-Nghiên cứu tài liệu.

-SGK, tài liệu liên quan… Sổ ghi

- Bài báo cáo

- Tổng hợp thông tin

-Điều tra thực tế, phỏng vấn.

chép, bút…


- Mẫu sản phẩm

(Ngoài giờ

-Thực hành

- Máy ảnh, máy quay phim…

chính khóa)

- Hoạt động nhóm.

 
Tiết 1
(Thực hiện tại
lớp)

 
6 ngày

- Phân tích, tổng hợp kết quả

-Báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện

-Thuyết trình

- Máy tính

- Các bản báo cáo của các nhóm đã được bổ sung


(Thực hiện tại

dự án

-Thảo luận

-Máy chiếu

hoàn thiện.

lớp)

-Rút kinh nghiệm dự án

-Kiểm tra

- Giấy khổ A0

-Đánh giá của cá nhân, nhóm, GV đối với kết quả

tiết 2

-Tự đánh giá và đánh giá

thực hiện dự án.


Mục tiêu của dự án


1- Kiến thức: Thông qua chủ đề tích hợp của dự án giúp học sinh tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về
một số tính chất của đất trồng và vấn đề ô nhiễm môi trường đất, đặc biệt là tìm ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường đất, từ đó có giải pháp để bảo vệ tài nguyên đất và sử dụng đất trồng một cách hợp lí. Hình thành những ý
tưởng sáng tạo, những giải pháp mới góp phần bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất trồng.
2- Kĩ năng: Học sinh được rèn phương pháp học tập theo dự án, phát triển các kĩ năng như kĩ năng làm việc nhóm,
kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tin học... Các em biết vận dụng
kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra trong dự án, qua đó giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Học sinh
trình bày và bảo vệ được sản phẩm của mình trước lớp. Các em tự đánh giá được sản phẩm của nhóm mình và sản
phẩm của nhóm bạn.


3- Thái độ:
Học sinh có thái độ học tập tích cực và hành động cụ thể vào việc tìm ra các biện pháp sử dụng, bảo vệ hợp
lí tài nguyên đất trồng. Tuyên truyền và kiên quyết thực hiện các biện pháp sử dụng, bảo vệ đất trồng.

4.Các năng lực chính hướng tới

-Năng lực học theo dự án( tự học):
- Năng lực làm việc nhóm
- Năng lực thu thập và xử lý thông tin
- Năng lực tin học:
- Năng lực thuyết trình
- Năng lực phản biện
năng lực giao tiếp


Giáo viên giới thiệu dự án






Chủ đề dự án là : Đất trồng và vấn đề ô nhiễm môi trường đất








Chủ đề 2: Phản ứng của dung dịch đất với việc cải tạo, sử dụng đất trồng ở địa phương

Dự án được chia thành 3 tiểu chủ đề :
Chủ đề 1: Keo đất , khả năng hấp phụ của đất gắn với việc cải tạo, sử dung đất trồng ở
địa phương
Chủ đề 3. Độ phì nhiêu của đất và vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng ở địa phương
3.1 Độ phì nhiêu của đất
3.2 Ô nhiêm môi trường đất trồng
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
+ Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất


Giáo viên hướng dẫn học sinh chia nhóm học tập
( Các em hãy lựa chọn cho mình một chủ đề)
Họ và tên:

Khoanh tròn vào chủ đề mà em lựa chọn

Lí do em chọn chủ đề


A. Keo đất , khả năng hấp phụ của đất gắn với việc cải tạo, sử A. Là vấn đề em rất thích và đang rất quan tâm.
dung đất trồng ở địa phương.

B. Là vấn đề rất gần thực tế và em muốn tìm hiểu để áp

B. Phản ứng của dung dịch đất với việc cải tạo, sử dụng đất trồng dụng.
ở địa phương.

C. Em có vốn hiểu biết cơ bản về chủ đề đó.

C. Độ phì nhiêu của đất

D. Tất cả các lí do trên.

D. Ô nhiễm môi trường đất trồng


Giáo viên nêu vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong nhóm
Nhóm trưởng

Tổ chức ,điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về
nhiệm vụ được giao.

Thư kí

Ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được
giao của nhóm.

Báo cáo viên


Thay mặt các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước
lớp, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt
động.

Các thành viên

Trao đổi bàn bạc, chia sẻ, đóng góp, thống nhất chung ý kiến về nhiệm vụ được giao.


Mục tiêu kiến thức từng chủ đề nhỏ

đề 1: Keo đất , khả năng hấp phụ của đất gắn với việc cải tạo, sử dung
•Chủ
đất trồng ở địa phương
chủ đề này giúp các em có những hiểu biết cơ bản về keo đất và khả
•-Trong
năng hấp phụ của đất cũng như ý nghĩa tìm hiêu về keo đất,khả năng hấp phụ
của đất.Từ đó có biện pháp tác động để góp phần cải tạo, sử dụng đất trồng hợp
lí.
Chủ đề 2: Phản ứng của dung dịch đất với việc cải tạo, sử dụng đất trồng ở
địa phương
-Trong chủ đề này giúp các em có những kiến thức cơ bản về phản ứng của
dung dịch đất cũng như ý nghĩa của tìm hiểu phản ứng dung dịch đất .Qua đó
thấy được những biện pháp để điều chỉnh độ pH của đất cho phù hợp với mục
đích sử dụng.
Chủ đề 3. Độ phì nhiêu của đất và vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng ở
địa phương
-Qua chủ đề này các em hiểu được về độ phì nhiêu của đất và nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường đất tứ đó có những giải pháp bảo vệ độ phì nhiêu của đất

và hạn chế ô nhiễm môi trường đất trồng một cách hiệu quả, đồng thời áp dụng
biện pháp thích hợp vào cải tạo và sử dụng tài nguyên đất trồng ở địa phương,
từ đó góp phần vào bảo vệ môi trường , phát triển kinh tế - xã hội .







Nguồn để tìm kiếm tài liệu, thông tin

-

Sách giáo khoa các môn Công nghệ 10,Hóa học, địa lí, sinh học, giáo dục công
dân.

-

Trên trạng mạng Intenert chính thống
Tài liệu địa lí địa phương….


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT HẠ HÒA

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ: CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Tiết 10 Chủ đề: ĐẤT TRỒNG VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
TRỒNG ( tiết 2)


NGƯỜI THỰC HIỆN : GV Nguyễn Quốc Tuấn


Bốn nhóm báo cáo sản phẩm

Qua thời gian 1 tuần các em ở
bốn nhóm đã tìm hiểu, nghiên
cứu chủ đề của dự án:” Đất trồng
và vấn đề ô nhiễm môi trường đất
trồng”. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiệm thu sản phẩm học tập của
bốn nhóm và cùng nhau rút kinh nghiệm cho các dự án sau.
Dự án:” Đất trồng và vấn đề ô nhiễm môi trường đất trồng” gồm 3 chủ đề
nhỏ và được thực hiện bởi 4 nhóm, cụ thể như sau:








Nhóm 1- Chủ đề 1: Keo đất , khả năng hấp phụ của đất gắn với việc cải tạo, sử
dụng đất trồng ở địa phương.
Nhóm 2 - Chủ đề 2: Phản ứng của dung dịch đất với việc cải tạo, sử dụng đất
trồng ở địa phương.
Nhóm 3 + nhóm 4- Chủ đề 3: Độ phì nhiêu của đất và vấn đề ô nhiễm môi
trường đất trồng ở địa phương. Trong đó:
Nhóm 3 : 3.1 Độ phì nhiêu của đất
nhóm 4 : 3.2 Ô nhiêm môi trường đất trồng



×