Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG TRỪ NẤM GÂY BỆNH RỤNG LÁ CORYNESPORA Corynespora cassiicola (Berk. Curt.) Wei. TRÊN CÂY CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.6 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG
TRỪ NẤM GÂY BỆNH RỤNG LÁ CORYNESPORA
[Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.]
TRÊN CÂY CAO SU

Sinh viên thực hiện: VÕ THANH TRUNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2005 - 2009

Tháng 09/2009


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG
TRỪ NẤM GÂY BỆNH RỤNG LÁ CORYNESPORA
[Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.]
TRÊN CÂY CAO SU

Tác giả
Võ Thanh Trung

Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp
ngành Nông học

Hội đồng hướng dẫn:
ThS. Phan Thành Dũng
ThS. Nguyễn Thái Hoan


KS. Nguyễn Hữu Trúc

- Phó Viện trưởng, trưởng Bộ môn Bảo vệ Thực
vật, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
- Cán bộ nghiên cứu tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật,
Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
- Giảng viên khoa Nông học, Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/2009

i


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính cảm ơn Ba, Mẹ, các anh chò và những người thân trong gia
đình đã tạo mọi điều kiện để con được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm khoa Nông học cùng toàn thể quý thầy cô đã tạo điều kiện, giúp đỡ và
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
- Ban Giám đốc Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Bộ môn Bảo vệ Thực
vật đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
- ThS. Phan Thành Dũng và thầy Nguyễn Hữu Trúc đã chỉ dẫn và động viên
giúp tôi hoàn thành luận văn.
- ThS. Nguyễn Thái Hoan đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều
kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
- KS. Nguyễn Ngọc Mai cùng tất cả các cô chú và anh chò trong Bộ môn Bảo vệ
Thực vật đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Bộ môn.
- Toàn thể các bạn lớp DH05NH đã động viên và giúp đỡ tôi trong bốn năm học

tập của thời sinh viên.
- Bạn Nguyễn Phương Vinh và các bạn sinh viên thực tập tại Viện Nghiên cứu
Cao su đã giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn cùng tôi trong thời gian thực hiện
khoá luận tốt nghiệp.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2009
Võ Thanh Trung

ii


TÓM TẮT
Võ Thanh Trung, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 09/2009. “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ nấm gây
bệnh rụng lá Corynespora [Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.] trên
cây cao su”.
Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su
Việt Nam nhằm xác định hiệu lực trừ nấm gây bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao
su của bốn loại thuốc Anvil 5 SC, Do. One 250 SC, Vixazol 275 SC và Exin 4,5 HP ở
các nồng độ khác nhau. Đề tài được tiến hành với các nội dung:
Điều tra bệnh Corynespora trên vườn nhân gỗ ghép tại ba Công ty Cao su gồm
Dầu Tiếng, Đồng Nai và Đồng Phú.
Đánh giá hiệu lực diệt nấm C. cassiicola của các loại thuốc theo phương pháp
đầu độc môi trường.
Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh Corynespora trên cây cao su của các loại
thuốc trên vườn nhân gỗ ghép.
Kết quả đạt được:
Với 02 - 03 vườn nhân gỗ ghép được điều tra ở mỗi công ty cho từng dòng vô
tính, mức độ nhiễm bệnh của 5 dòng vô tính triển vọng đã được xác định. Hai dòng vô
tính RRIV 3 và RRIV 4 nhiễm bệnh ở mức nặng. Tại Công ty Dầu Tiếng, bệnh được

ghi nhận ở mức trung bình. Mức nhiễm nhẹ được ghi nhận tại hai Công ty Đồng Nai
và Đồng Phú.
Theo phương pháp đầu độc môi trường, thuốc Anvil 5 SC, Do. One 250 SC và
Vixazol 275 SC cho hiệu quả diệt nấm C. cassiicola rất cao với chỉ số ED50 tương ứng
là 0,2; 1,3 và 1,2 ppm a.i. Thuốc Exin 4,5 HP không có hiệu lực diệt nấm.
Kết quả thí nghiệm trên vườn nhân gỗ ghép cho thấy, thuốc Anvil 5 SC được áp
dụng ở nồng độ 0,2% cho hiệu lực phòng trị bệnh cao nhất (tỷ lệ bệnh giảm 89,8% và
chỉ số bệnh giảm 88,9%) và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức

iii


khác dùng trong thí nghiệm, hiệu lực phòng trị bệnh tương đương nhau và khác biệt
không có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình và đồ thị..........................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích - Yêu cầu ...................................................................................................2

1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1 Cây cao su..................................................................................................................3
2.1.1 Sơ lược về cây cao su .............................................................................................3
2.1.2 Tình hình sản xuất ..................................................................................................3
2.1.3 Đối tượng bảo vệ thực vật ......................................................................................4
2.2 Bệnh Corynespora trên cây cao su ............................................................................4
2.2.1 Lịch sử phát hiện và tầm quan trọng ......................................................................4
2.2.2 Triệu chứng.............................................................................................................6
2.2.3 Tác nhân gây bệnh..................................................................................................7
2.2.3.1 Phân loại ..............................................................................................................7
2.2.3.2 Đặc điểm hình thái...............................................................................................7
2.2.3.3 Đặc điểm sinh lý..................................................................................................8

iv


2.2.3.4 Sự xâm nhiễm......................................................................................................9
2.2.3.5 Sự lây lan và khả năng tồn tại .............................................................................9
2.2.3.6 Phân bố và ký chủ..............................................................................................10
2.2.4 Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh...........................................................10
2.2.5 Biện pháp phòng trừ .............................................................................................12
2.3 Thuốc trừ nấm .........................................................................................................13
2.3.1 Định nghĩa ............................................................................................................13
2.3.2 Lịch sử sử dụng ....................................................................................................13
2.3.3 Phân loại ...............................................................................................................15
2.3.4 Các loại thuốc trừ nấm dùng trong đề tài .............................................................15
2.3.4.1 Anvil 5 SC .........................................................................................................15
2.3.4.2 Do. One 250 SC.................................................................................................16

2.3.4.3 Vixazol 275 SC..................................................................................................16
2.3.4.4 Exin 4,5 HP .......................................................................................................16
2.3.5 Sơ lược về đặc tính của các hoạt chất...................................................................17
2.3.5.1 Carbendazim......................................................................................................17
2.3.5.2 Hexaconazole ....................................................................................................17
2.3.5.3 Acid salicylic .....................................................................................................17
2.3.6 Các nghiên cứu phòng trị bệnh Corynespora bằng thuốc trừ nấm.......................18
Chương 3 VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP ....................................................................21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................21
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................21
3.2.1 Điều tra bệnh Corynespora...................................................................................21
3.2.2 Đánh giá hiệu lực trừ nấm C. cassiicola của một số loại hoá chất ......................23
3.2.2.1 Thử nghiệm thuốc theo phương pháp đầu độc môi trường ...............................23
3.2.2.2 Thử nghiệm thuốc trên vườn nhân gỗ ghép ......................................................25
3.3 Xử lý số liệu ............................................................................................................28
Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ..........................................................................29
4.1 Triệu chứng..............................................................................................................29

v


4.2 Kết quả điều tra .......................................................................................................31
4.3 Kết quả thử nghiệm thuốc theo phương pháp đầu độc môi trường.........................33
4.3.1 Thử nghiệm thăm dò.............................................................................................33
4.3.2 Thí nghiệm chính thức..........................................................................................35
4.4 Kết quả thử nghiệm thuốc trên vườn nhân gỗ ghép ................................................41
Chương 5 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ...............................................................................46
5.1 Kết luận....................................................................................................................46
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................47

PHỤ LỤC ......................................................................................................................50

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a.i.: Hoạt chất (Active ingredient)
AGROINFO: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
BVTV: Bảo vệ Thực vật
CBTB: Cấp bệnh trung bình
CSB: Chỉ số bệnh
CTCS: Công ty Cao su
CV: Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)
Dvt: Dòng vô tính
ED50: Liều hiệu quả đối với 50% số cá thể thí nghiệm (Effective Dose 50)
FAO: Tổ chức Lương Nông Quốc tế (Food and Agriculture Organization)
Ha: Hecta
IPSARD: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
IRSG: Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (International Rubber Study Group)
KTKL: Kích thước khuẩn lạc
LD50: Liều gây chết 50% số cá thể thí nghiệm (Lethal Dose 50)
LLL: Lần lặp lại
MEA: Malta Extract Agar
Nsc: Ngày sau cấy
PDA: Potato Dextrose Agar
ppm: part per million
PSA: Potato Sucrose Agar
RLEA: Rubber Leaf Extract Agar
TLB: Tỷ lệ bệnh
USD: United States Dollar

UV: Tia cực tím (Ultraviolet)

vii


VNCCS: Viện Nghiên cứu Cao su

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1 Phân cấp bệnh Corynespora trên tán lá cây cao su.......................................22
Bảng 3.2 Phân hạng mức độ nhiễm bệnh Corynespora trên cây cao su ......................22
Bảng 3.3 Nồng độ hoạt chất các loại thuốc dùng trong thí nghiệm chính thức...........25
Bảng 3.4 Phân cấp bệnh Corynespora trên phiến lá cây cao su...................................26
Bảng 4.1 Mức độ nhiễm bệnh Corynespora trên các dvt ở ba Công ty Cao su ...........31
Bảng 4.2 Mức độ ức chế sự phát triển nấm C. cassiicola sau cấy 6 ngày
ở thử nghiệm thăm dò ...................................................................................34
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến sự phát triển khuẩn lạc
nấm C. cassiicola ..........................................................................................36
Bảng 4.4 Tốc độ phát triển kích thước khuẩn lạc nấm C. cassiicola...........................38
Bảng 4.5 Chỉ số ED50 của bốn loại thuốc dùng trong thí nghiệm................................40
Bảng 4.6 Hiệu lực của các nghiệm thức thuốc dựa theo tỷ lệ bệnh.............................43
Bảng 4.7 Hiệu lực của các nghiệm thức thuốc dựa theo chỉ số bệnh ..........................43

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình - Đồ thị

Trang

Hình 2

Hình thái nấm C. cassiicola...........................................................................8

Hình 3

Minh họa phân cấp bệnh Corynespora trên phiến lá ...................................27

Hình 4.1 Triệu chứng bệnh Corynespora dạng xương cá và cháy một phần
phiến lá........................................................................................................29
Hình 4.2 Triệu chứng bệnh Corynespora dạng đốm tròn ...........................................30
Hình 4.3 Khuẩn lạc nấm C. cassiicola sau cấy 6 ngày ở thử nghiệm thăm dò ..........35
Hình 4.4 Khuẩn lạc nấm C. cassiicola sau cấy 8 ngày ở thử nghiệm chính thức ......37
Đồ thị 4.1 Tương quan giữa nồng độ a.i. của bốn loại thuốc và mức độ
ức chế nấm C. cassiicola .............................................................................40
Đồ thị 4.2 Diễn biến tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%) trước xử lý
và sau các lần xử lý thuốc ............................................................................42

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời gian gần đây, cao su thiên nhiên trở thành một trong những mặt
hàng chủ lực của nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Năm 2008, cây cao su đã được

công nhận là cây trồng đa mục đích, ngoài sản phẩm chính là mủ thì nó còn cung cấp
một nguồn gỗ dồi dào, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, phủ xanh đất
trống đồi trọc và góp phần cải thiện môi trường sống. Với tầm kinh tế quan trọng, cây
cao su đang được chính phủ quan tâm mở rộng diện tích đồng thời khuyến khích
nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và khai thác.
Vì vậy, diện tích và sản lượng mủ cao su không ngừng tăng lên qua các năm
(AGROINFO và IPSARD, 2009).
Cao su là loại cây thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Do đó, việc trồng độc
canh và tập trung trên diện tích lớn đã gián tiếp tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát
sinh và phát triển của các đối tượng bảo vệ thực vật, nhất là nấm bệnh. Trong số các
bệnh gây hại, bệnh do nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei. gây ra là đối
tượng quan trọng nhất trên cây cao su ở các quốc gia châu Á và châu Phi (Ismail và
Jeyanayagi, 2003). Ở Việt Nam, bệnh Corynespora được ghi nhận lần đầu tiên vào
năm 1999 tại Trạm Thực nghiệm Cao su Lai Khê, Viện Nghiên cứu Cao su (VNCCS)
Việt Nam (Dung và Hoan, 2000). Bệnh xảy ra quanh năm, trên mọi giai đoạn sinh
trưởng của cây, gây hại trên lá và chồi, là nguyên nhân kéo dài thời gian kiến thiết cơ
bản lên 2 - 3 năm và làm tổn thất 20 - 25% sản lượng ở cây cao su trưởng thành (Phan
Thành Dũng, 2004).
Trước diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng của bệnh, các biện
pháp phòng trị đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia trồng cao su. Sử
dụng dòng vô tính kháng bệnh là biện pháp được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Tuy
nhiên, trở ngại chính trong công tác chọn tạo dòng vô tính kháng bệnh là cần nhiều

1


thời gian và khả năng hình thành nhiều nòi sinh lý mới của nấm C. cassiicola.
Theo Manju (2006), trong chiến lược phòng trị bệnh ngắn hạn trên cây cao su,
biện pháp hóa học đem lại hiệu quả nhất. Hoá chất bảo vệ thực vật có thể dập tắt
dịch bệnh nhanh chóng, ngăn cản sự lan truyền của nguồn nấm và hạn chế sự mất

sản lượng mủ cho vườn cây cao su. Việc sử dụng đúng loại thuốc và nồng độ
khuyến cáo hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp tiết kiệm được chi phí cho
người trồng cao su.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng, có nhiều loại thuốc trừ nấm
đem lại hiệu quả trừ bệnh Corynespora khi áp dụng ở vườn ương, vườn nhân gỗ ghép
và vườn cây kiến thiết cơ bản. Trong khi đó ở Việt Nam, do bệnh mới xuất hiện nên
các kết quả nghiên cứu về hiệu lực phòng trừ bệnh của các loại thuốc trừ nấm còn hạn
chế. Khuyến cáo trong nước phần lớn dựa trên các kết quả ở ngoài nước. Trên cơ sở
đó đề tài “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ nấm gây bệnh rụng
lá Corynespora [Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.] trên cây cao su” đã
được thực hiện.
1.2 Mục đích - yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định hiệu lực trừ nấm gây bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su của
một số loại thuốc trừ nấm.
1.2.2 Yêu cầu


Mô tả triệu chứng và điều tra mức độ nhiễm bệnh Corynespora ở vườn nhân

gỗ ghép trên các dvt cao su đang được trồng phổ biến tại một số Công ty Cao su thuộc
khu vực Đông Nam bộ.


Xác định hiệu lực diệt nấm C. cassiicola của một số loại thuốc theo phương

pháp đầu độc môi trường.


Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh Corynespora trên cây cao su của các loại


thuốc trên vườn nhân gỗ ghép.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cây cao su
2.1.1 Sơ lược về cây cao su
Nhìn thấy những lợi ích rất lớn từ mủ cao su thiên nhiên, từ nửa cuối thế kỷ 19,
nước Anh đã thành công trong việc đưa cây cao su (Hevea brasiliensis) vào các nước
thuộc địa (Trần Nguyên Khang và cộng sự, 1979).
Có nguồn gốc ở vùng châu thổ Amazon (Nam Mỹ), cây cao su nhanh chóng
thích hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới, yêu cầu nhiệt độ cao, ổn định và tối
thích ở 25 - 30 oC; lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm/năm và số ngày mưa tốt nhất là
100 - 150 ngày/năm. Số giờ chiếu sáng được ghi nhận thích hợp cho cây cao su là
1.800 - 2.800 giờ/năm (Nguyễn Thị Huệ, 2007). Cho đến nay, loại cây công nghiệp
dài ngày này đã và đang góp phần rất lớn vào nguồn xuất khẩu và tạo công ăn việc
làm cho người lao động tại những nơi nó hiện diện, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á
(Phan Thành Dũng, 2004).
2.1.2 Tình hình sản xuất
Theo báo cáo của IRSG, sản lượng cao su thiên nhiên trên toàn thế giới năm
2008 dự kiến đạt gần 10 triệu tấn và phần lớn do tiểu điền nắm giữ, với tỉ lệ 76 - 78%.
Thái Lan là quốc gia dẫn đầu về sản lượng, kế đến là Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và
Việt Nam (AGROINFO và IPSARD, 2009).
Năm 2008, Việt Nam sản xuất được 644,2 nghìn tấn cao su thiên nhiên trên
diện tích 601,8 nghìn ha. Đông Nam bộ vẫn là khu vực phát triển cây cao su chủ lực
của cả nước. Phần còn lại tập trung ở Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và vùng Tây
Bắc. Năm 2007, cao su tiểu điền chiếm 42,9% tổng diện tích cao su của cả nước

(AGROINFO và IPSARD, 2009).

3


2.1.3 Đối tượng bảo vệ thực vật
Theo Chee (1976), có trên 550 loài sinh vật tấn công cây cao su, trong đó có 24
loài có tầm quan trọng về kinh tế (trích dẫn bởi Phan Thành Dũng, 2004). Trong các
đối tượng bảo vệ thực vật trên cây cao su, bệnh hại đóng vai trò quan trọng nhất.
Trần Nguyên Khang và cộng sự (1979) trích dẫn tài liệu của Dyakova G. A.
(1969) cho biết, cây cao su bị tất cả 27 loại bệnh, trong đó có 14 loại bệnh lá, 8 loại
bệnh thân cành và 5 loại bệnh rễ. Bệnh Cháy lá Nam Mỹ do nấm Microcyclus ulei gây
ra được đánh giá là bệnh nguy hiểm nhất trên cây cao su ở khu vực Nam Mỹ.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa phát hiện bệnh do vi khuẩn và virus trên cây cao su.
Các loại bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cao su có thể kể đến như bệnh phấn
trắng (Oidium heveae), bệnh Corynespora (Corynespora cassiicola), héo đen đầu lá
(Colletotrichum gloeosporioides), rụng lá mùa mưa (Phytophthora palmivora và
Phytophthora botryosa), đốm mắt chim (Drechslera heveae), loét sọc mặt cạo
(Phytophthora palmivora và Phytophthora botryosa), nấm hồng (Corticium
salmonicolor), bệnh rễ nâu (Phellinus noxius) và bệnh nứt vỏ (Botryodiploidia
theobromae). Mặc dù mới được phát hiện vào năm 1999, nhưng bệnh Corynespora đã
nhanh chóng được xem là loại bệnh nguy hiểm nhất trên cây cao su ở nước ta (Phan
Thành Dũng, 2004).
Thiệt hại do côn trùng gây ra trên cây cao su thấp hơn nhiều so với những loại
cây trồng khác. Mối, sùng hại rễ, sâu ăn lá, nhện và rệp là các loại côn trùng gây hại
chính trên cây cao su. Trong các loại cỏ dại xuất hiện trong lô cao su thì cỏ tranh, cỏ
mỹ và cỏ đuôi chồn là các loại cỏ dại có tác hại lớn nhất. Các loại cỏ dại không những
làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng cây cao su, gây trở ngại cho chăm sóc mà
còn là nguyên nhân chính gây cháy trong mùa khô (Phan Thành Dũng, 2004).
2.2 Bệnh Corynespora trên cây cao su

2.2.1 Lịch sử phát hiện và tầm quan trọng
Khoảng 95% sản phẩm cao su thiên nhiên trên thế giới được sản xuất từ châu
Á. Tuy nhiên cây cao su ở khu vực này đã và đang chịu mối đe dọa rất lớn từ bệnh
Corynespora. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1936 trên cây cao su thực

4


sinh ở Sierra Leone thuộc châu Phi. Ấn Độ phát hiện bệnh lần đầu tiên ở vườn ương
của VNCCS Ấn Độ vào năm 1958. Sau đó bệnh được ghi nhận trên vườn nhân gỗ
ghép ở Malaysia vào năm 1960, tại trại thực nghiệm Sembawa (phía Nam Sumatra) ở
Indonesia năm 1980. Thái Lan và Sri Lanka phát hiện bệnh vào năm 1985 (Jacob,
2006). Gần đây nhất, vào năm 2006 bệnh đã xuất hiện trên cây cao su ở Trung Quốc
(Jinji và cộng sự, 2007).
Nấm bệnh xâm nhiễm trên cả lá non lẫn lá già và gây rụng lá quanh năm. Bệnh
là nguyên nhân kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản, làm giảm năng suất mủ, gây chết
chồi và đôi khi chết cả cây ở những dòng vô tính mẫm cảm.
Malaysia, Sri Lanka, Ấn Độ và một số quốc gia khác ở châu Á đã trải qua nhiều
trận đại dịch do bệnh Corynespora gây ra trên cây cao su. Trong đó, Sri Lanka là quốc
gia trồng cao su chịu ảnh hưởng nặng nhất (Jacob, 2006). Theo Liyanage và cộng sự
(1989), bệnh Corynespora đã xuất hiện và gây hại nặng trên dòng vô tính RRIC 103,
đây là dòng vô tính triển vọng nhất của VNCCS Sri Lanka. Năm 1985, có khoảng
4.500 ha cao su trồng dvt RRIC 103 (chiếm 2,2% tổng diện tích cao su) thì đến năm
1987 đã có trên 4.000 ha cao su trồng dvt này đã bị nhiễm bệnh. Dưới sự hỗ trợ của
FAO (Food and Agriculture Organization), chính phủ Sri Lanka đã bồi thường cho các
tiểu điền tổng số tiền khoảng 600.000 USD (trích dẫn bởi Jayasinghe, 2006).
Theo Sinulingga và cộng sự (1996), trong những năm 1980 ở Indonesia có gần
1.200 ha cao su bị nhiễm bệnh Corynespora nặng và phải nhổ bỏ 400 ha làm tổn thất
khoảng 200 tỉ Rupia. Những ghi nhận gần đây của Sujatno và Suhendry (2000) cho
thấy, có khoảng 70% diện tích cao su ở Indonesia nhiễm bệnh ở nhiều mức độ khác

nhau. Bệnh đã làm kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản lên 2 năm và gây tổn thất
khoảng 30 - 50% sản lượng. Châu Phi cũng đã xuất hiện bệnh Corynespora trên cây
cao su. Theo Awoderu (1969), Nigeria ghi nhận bệnh từ rất sớm (năm 1966). Vào năm
1989, cây cao su trồng tại một vài quốc gia khác ở châu Phi cũng đã bị nhiễm bệnh.
Theo ghi nhận của Gohet (1990) ở Cameroon, bệnh tấn công và làm rụng lá khoảng
50% trên dvt PB 260 (trích dẫn bởi Jacob, 2006).
Các dòng vô tính nhiễm bệnh nặng hầu hết là các dvt cao sản và đầy triển vọng
như RRIC 103, RRIC 104, RRIC 110, RRIC 131, RRIC 132, RRIC 133, RRIM 725,

5


RRIM 600, Tjir 1, RRII 105, GT 1, IAN 873, FX 25, KRS 21, PPN 2685, PPN 2444
và PPN 2447 (Jacob, 2006).
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1999 tại Trạm
Thực nghiệm Cao su Lai Khê/VNCCS Việt Nam, gây hại nặng trên các dvt RRIC 103,
RRIC 104 và LH 88/372 (con lai của RRIC 110 và GU 1479). Đến tháng 9 năm 1999,
bệnh cũng được ghi nhận tại các vùng trồng cao su thuộc Đông Nam bộ và vào tháng 1
năm 2000 bệnh bộc phát mạnh trên dvt RRIC 104 ở Công ty Cao su Lộc Ninh với hơn
200 ha cao su kiến thiết cơ bản và cao su khai thác bị rụng lá gần như hoàn toàn.
Trước dịch bệnh nguy hiểm, 221 cây cao su nhiễm bệnh ở Trạm Thực nghiệm Cao su
Lai Khê và hơn 3.000 cây cao su của các dvt mẫn cảm từ các vùng lân cận đã bị loại
bỏ để tránh sự lây lan của bệnh. Các dvt cao su khác như PB 235, RRIM 600, VM 515
và RRIC 110 cũng bị nhiễm nhẹ. Ước tính tổn thất trong đợt dịch hại đầu tiên do bệnh
gây ra khoảng 500.000.000 đồng (Dung và Hoan, 2000). Kết quả điều tra bệnh trong
suốt hai năm 2006 và 2007 cho thấy, khu vực Tây Nguyên chưa xuất hiện bệnh
Corynespora, tại miền Trung bệnh chỉ mới xuất hiện ở Bình Thuận và Hà Tĩnh với
mức độ từ trung bình đến nặng, trong khi đó bệnh/ đã xảy ra trên toàn khu vực Đông
Nam bộ với mức độ từ nhẹ đến trung bình (Nguyễn Thái Hoan và cộng sự, 2007).
2.2.2 Triệu chứng

Khi bị tác nhân gây hại tấn công, trên cây kí chủ sẽ xuất hiện triệu chứng sau
một khoảng thời gian ủ bệnh. Triệu chứng bệnh là những biểu hiện ra bên ngoài của
mô bệnh mà ta có thể quan sát được. Tùy vào loại tác nhân gây bệnh mà triệu chứng
xuất hiện nhanh hay chậm, đặc trưng hay không đặc trưng.
Trên cây cao su, bệnh Corynespora xuất hiện trên lá và chồi với triệu chứng rất
đa dạng và thay đổi tuỳ thuộc vào dvt, giai đoạn sinh trưởng của lá và điều kiện thời tiết.
Trên lá, triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá dọc
theo các gân lá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, các vết bệnh lan rộng và gây chết từng
phần lá do sự phá hủy của lục lạp, sau đó toàn bộ lá đổi sang màu vàng cam và rụng
từng lá một. Trên lá non, các vết bệnh có hình tròn màu xám đến nâu với quầng màu
vàng, tại trung tâm đôi khi hình thành lỗ thủng. Khi bệnh nặng, mép lá có thể bị cháy
đen, các chóp lá bị đen và quăn lại sau đó rụng toàn bộ. Các đốm tròn cũng xuất hiện

6


trên các lá già và lá bánh tẻ nhưng có kích thước nhỏ hơn. Trên cuống lá, triệu chứng
bệnh là các vết nứt màu đen có chiều dài 0,5 - 3,0 mm. Nếu cuống lá bị hại thì toàn bộ
lá chét sẽ bị rụng khi còn xanh dù không có một triệu chứng nào xuất hiện trên phiến
lá. Trên chồi, dấu hiệu đầu tiên là vết nứt dọc theo chồi có dạng hình thoi, có mủ rỉ ra
và sau đó hoá đen. Vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây chết chồi, đôi khi gây
chết cả cây. Nếu dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài sẽ xuất hiện những sọc đen ăn sâu trên
gỗ và chạy dọc theo vết bệnh. Các chồi còn xanh dễ bị nhiễm và đôi khi nấm cũng tấn
công trên các chồi đã hóa nâu (Phan Thành Dũng, 2004). Khi bị nhiễm bệnh nặng, lá
cao su có thể bị rụng hoàn toàn và để lại những cành trơ trụi.
Các dòng vô tính cao su khác nhau thì triệu chứng bệnh cũng có thể khác nhau.
Một số dvt như RRIM 600 và GT 1, kích thước vết bệnh thường nhỏ hơn so với vết
bệnh ở các dvt RRII 105 và PB 260 (Jacob, 2006).
2.2.3 Tác nhân gây bệnh
2.2.3.1 Phân loại

Bệnh rụng lá Corynespora là loại bệnh quan trọng nhất trên cây cao su ở các
quốc gia châu Á và châu Phi (Ismail và Jeyanayagi, 2003). Bệnh do nấm Corynespora
cassiicola (Berk. & Curt.) Wei. gây ra. Nấm C. cassiicola thuộc họ Moniliaceae, bộ
Moniliales, nhóm nấm bất toàn.
Trước đây nấm còn có nhiều tên gọi khác nhau như Helminthosporium
cassiicola Berk. & Curt.; H. papayae H. Syd.; H. vignae Olive, in Olive, Bain &
Lefebvre; Cercospora melonis Cooke; C. vignicola Kawamura; Corynespora melonis
(Cooke) Lindau (Ellis và Holliday, 1971).
2.2.3.2 Đặc điểm hình thái
Khuẩn ty của nấm có màu xám đến nâu. Khuẩn lạc biến thiên rất lớn về tốc độ
sinh trưởng, hình thái, độ dày, độ mịn và màu sắc mặc dù được phân lập từ một bào tử
duy nhất. Dung (1995) quan sát thấy rằng, trên môi trường PDA (Potato Dextrose
Agar) và PSA (Potato Sucrose Agar), khuẩn lạc nấm có màu xám đến nâu. Bào tử trên
vết bệnh cũng như trên môi trường nhân tạo có sự biến thiên rất lớn về hình dạng và
kích thước. Sự đa dạng về hình thái của bào tử được ghi nhận không chỉ giữa các

7


nguồn nấm mà còn trong cùng một nguồn nấm. Bào tử có dạng bầu dục, dài, thẳng
hoặc cong lưỡi liềm. Kích thước bào tử biến thiên rất lớn với chiều dài thay đổi từ
17 - 942 µm và chiều rộng thay đổi từ 3,9 - 16,8 µm. Bào tử có nhiều vách ngăn và số
vách ngăn thay đổi từ 0 - 70 (Nghia và cộng sự, 2006). Bào tử dạng đơn và đôi khi
dạng chuỗi dính với nhau ở hai đầu gọi là hilum (Phan Thành Dũng, 2004).

Hình 2. Hình thái nấm C. cassiicola. A: Tản nấm trên môi trường PDA,
B: Sợi nấm và bào tử (một vạch trên thước đo tương ứng với 10 µm),
C: Bào tử nảy mầm (một vạch trên thước đo tương ứng với 2,4 µm).
Nguồn: Bộ môn BVTV/VNCCS Việt Nam.


2.2.3.3 Đặc điểm sinh lý
Trên mô bệnh, số lượng bào tử có thể lên đến 1.200 bào tử/cm2. Nấm
C. cassiicola rất ít hình thành bào tử trên môi trường nhân tạo và số lượng bào tử thay
đổi tuỳ theo nguồn nấm, có nguồn sản xuất trên 100.000 bào tử/đĩa petri trong khi có
nguồn lại không tạo bào tử. Số lượng bào tử hình thành trên các môi trường có sự biến
thiên lớn (Jayasinghe, 2000). Theo Dung (1995), bào tử nấm hình thành trên môi
trường PSA nhiều hơn trên môi trường PDA và RLEA (Rubber Leaf Extract Agar).
Nấm C. cassiicola sinh trưởng nhanh hơn trên môi trường MEA (Malt Extract Agar)

8


và môi trường PDA. Chee (1988) cho biết, có thể kích thích sự hình thành bào tử trên
môi trường nhân tạo bằng cách để tối liên tục 3 ngày và sau đó chiếu sáng liên tục
3 ngày bằng ánh sáng huỳnh quang hoặc chiếu sáng bằng tia cực tím trong khoảng thời
gian ngắn (trích dẫn bởi Mushrif, 2006).
Nấm sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ 20 - 30 oC và tối thích ở
28 oC. Nhiệt độ trên 35 oC sợi nấm ngừng sinh trưởng. Bào tử được hình thành nhiều
nhất ở nhiệt độ 25 - 27 oC. Với ẩm độ trên 80% sự hình thành bào tử mới diễn ra thuận
lợi (Mushrif, 2006).
2.2.3.4 Sự xâm nhiễm
Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử nấm bắt đầu nảy mầm. Ống mầm được hình
thành ở hai đầu và đôi khi xuất hiện ở các vách ngăn của bào tử. Dưới điều kiện tối
thích, bào tử nảy mầm trong 3 giờ. Sự nảy mầm của bào tử diễn ra thuận lợi nhất ở
nhiệt độ 25 - 35 oC và ẩm độ 100%. Ở nhiệt độ dưới 20 oC sự nảy mầm của bào tử
diễn ra chậm. Nhiệt độ trên 40 oC ống mầm không phát triển. Bào tử không nảy mầm ở
ẩm độ 50% (Jayasinghe, 2000).
Nấm xâm nhập chủ yếu ở mặt dưới lá qua biểu bì và khí khổng, bên cạnh đó
nấm còn tiết ra men cellulozase giúp phân hủy màng tế bào. Trong quá trình sinh
trưởng nấm còn tiết ra độc tố cassiicoline, hợp chất này rất độc cho cây cao su nên chỉ

với một vết bệnh nhỏ trên gân chính của lá cũng đủ gây rụng lá (Phan Thành
Dũng, 2004). Theo Nugewela và cộng sự (1989), cassiicoline làm giảm tỉ lệ đồng hoá
CO2 ở mô khoẻ, từ đó làm thay đổi cơ chế quang hợp ở lá bị nhiễm bệnh (trích dẫn bởi
Edathil và cộng sự, 2000).
Khi chủng độc tố cassiicoline lên lá cao su khỏe sẽ tạo nên triệu chứng bệnh
đặc trưng. Đây là công cụ hữu hiệu để xác định nhanh các dvt mẫn cảm.
2.2.3.5 Sự lây lan và khả năng tồn tại
Theo Peries và Liyanage (1987), ở điều kiện ngoài đồng ruộng, bào tử được
phóng thích vào ban ngày, bắt đầu từ 6 giờ sáng và vươn tới cao điểm vào 10 - 11 giờ
trưa, sau đó số lượng bào tử được phóng thích giảm xuống rất thấp và hầu như không
xảy ra vào ban đêm. Bào tử được lây lan nhờ gió và mưa. Bào tử không được mang đi

9


xa, có lẽ do kích thước lớn và trọng lượng tương đối nặng. Điều này giải thích tại sao
bệnh lây lan rất chậm (trích dẫn bởi Mushrif, 2006).
Bào tử có khả năng tồn tại trên vết bệnh cũng như trong đất với thời gian dài.
Trên lá cao su khô, nấm vẫn tồn tại và giữ nguyên khả năng gây bệnh đến 3 tháng
(Phan Thành Dũng, 2004).
2.2.3.6 Phân bố và ký chủ
Ngoài cây cao su, nấm C. cassiicola còn là tác nhân gây ra bệnh trên 150 loại
cây kí chủ thuộc nhiều họ khác nhau. Nấm hiện diện trên 80 quốc gia ở nhiều vùng khí
hậu khác nhau từ nhiệt đới đến ôn đới (Phan Thành Dũng, 2004). Chee (1988) nhận
thấy, mặc dù phổ ký chủ của nấm C. cassiicola rất rộng nhưng sự lây nhiễm chéo của
nấm vẫn còn đang hoài nghi. Dung (1995) quan sát thấy rằng, nấm C. cassiicola gây
bệnh trên cây cao su thì không xâm nhiễm trên cây ớt, đu đủ và cà chua (trích dẫn bởi
Mushrif, 2006). Đến năm 2004, Phan Thành Dũng cho rằng nấm C. cassiicola gây
bệnh trên cây cao su là nấm ký sinh chuyên biệt.
2.2.4 Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh

Sự trầm trọng của bệnh lá gây ra bởi nấm C. cassiicola trên cây cao su có
khuynh hướng gia tăng tại nhiều nước trồng cao su trên thế giới. Sự phát sinh và phát
triển của bệnh Corynespora trên cây cao su phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường,
khả năng gây bệnh của nấm và mức độ mẫn cảm của các dvt cao su.
Sợi nấm và bào tử nấm tồn tại trong đất, không khí, trên vết bệnh và tàn dư cây
cao su là nguồn bệnh ban đầu giúp cho bệnh phát sinh, trong đó bào tử nấm đóng vai
trò là nguồn bệnh chủ yếu. Bào tử nấm có khả năng tồn tại rất lâu và được phát tán nhờ
gió và mưa.
Theo Situmorang và cộng sự (1996), khả năng xâm nhiễm và gây bệnh cho lá
cây cao su của nấm C. cassiicola phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng của lá. Nấm
gây bệnh trên cao su ở vườn ương, vườn nhân, vườn cây kiến thiết cơ bản và cả cao su
kinh doanh. Lá non dưới 4 tuần tuổi là giai đoạn mẫn cảm nhất đối với bệnh. Bệnh
xuất hiện trên cây cao su khai thác trong suốt thời kỳ ra lá mới (trích dẫn bởi Edathil
và cộng sự, 2000).

10


Điều kiện môi trường có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh. Các
yếu tố môi trường tác động đến bệnh chủ yếu là lượng mưa, ẩm độ và nhiệt độ không
khí. Situmorang và cộng sự (1996) ghi nhận thấy, điều kiện môi trường thích hợp
cho sự phát triển của bệnh là ẩm độ cao, nhiệt độ 28 - 30 oC, không khí ẩm ướt và
trời nhiều mây. Ẩm độ không khí cao hoặc bề mặt lá ẩm ướt ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và nảy mầm của bào tử, sự phát triển, khả năng xâm nhiễm và sự phát tán
của mầm bệnh. Theo Pawirosoemardjo và Purwantara (1987), khi nhiệt độ thấp hơn
20 oC hoặc cao hơn 35 oC thì sự phát triển của mầm bệnh sẽ bị ức chế. Sailajadevi và
cộng sự (2005) quan sát thấy rằng, bệnh xuất hiện và gây hại nặng khi thời gian
chiếu sáng nhiều hơn 8 giờ/ngày, kết quả này phù hợp với ghi nhận trước đây của
Rajalekshmy và cộng sự (1996), cây cao su ở vườn ương được che bóng thì bệnh ít
xảy ra hoặc chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ. Theo Radziah và cộng sự (1996), bào tử tồn tại

trong không khí có tương quan nghịch với lượng mưa, bào tử được phóng thích
nhiều hơn ở thời kỳ có ẩm độ không khí thấp (trích dẫn bởi Sailajadevi, 2006). Theo
ghi nhận của Phan Thành Dũng (2004), sau một thời gian mưa nhiều và tiếp theo có
nắng ráo thì số lượng bào tử được phóng thích nhiều nhất. Ở Việt Nam, bệnh
Corynespora xảy ra trong điều kiện nhiệt độ 19,7 - 27,8 oC, ẩm độ 79 - 90%, lượng
mưa 4,2 - 572,9 mm/tháng và có 2 - 28 ngày mưa/tháng. Bệnh nặng ở nhiệt độ
19,7 oC, ẩm độ 88%, lượng mưa 279,8 mm/tháng và có 20 ngày mưa/tháng (Nguyễn
Thái Hoan và cộng sự, 2007).
Theo Situmorang và cộng sự (1984), cây cao su trồng ở những vùng có vĩ độ
thấp thường bị nấm C. cassiicola xâm nhiễm và gây hại nặng. Điều này có lẽ do ở
những nơi vĩ độ cao thì có nhiệt độ thấp làm kìm hãm sự phát triển của nấm bệnh.
Jayasinghe (2000) cũng ghi nhận rằng, ở độ cao trên 300 m thì cây cao su cũng ít bị
bệnh Corynespora hơn (trích dẫn bởi Sailajadevi, 2006).
Mức độ mẫn cảm đối với bệnh thay đổi ở các dvt cao su và đặc tính này biến
đổi theo không gian và thời gian. Tan và cộng sự (1992) báo cáo rằng, các dvt PB 235,
PB 260, PB 28/59, PB 280, PB 330, PM 10, RRIM 701, RRIM 908 và RRIM 926
nhiễm bệnh từ nhẹ đến trung bình, trong khi trước đó các dvt này được xem là kháng
bệnh. Sự nhiễm bệnh trên dvt RRIM 600 ngày càng trầm trọng. Theo Jayasinghe và
Silva (1996), RRIC 110 ban đầu được xem là kháng bệnh nhưng sau đó là dvt mẫn

11


cảm. Theo Sinulingga và cộng sự (1996); Breton và cộng sự (1996), mức độ nhiễm
bệnh của hai dvt PB 260 và GT 1 thay đổi theo vùng địa lý. PB 260 là dvt kháng bệnh
tại châu Á nhưng lại bị nhiễm bệnh nặng tại châu Phi. Ngược lại, GT 1 là dvt mẫn cảm
tại Malaysia và Indonesia nhưng lại kháng bệnh tại châu Phi (trích dẫn bởi Nghia và
cộng sự, 2006). Bên cạnh đó, mức độ mẫn cảm đối với bệnh trên một dvt cũng biến
thiên giữa điều kiện phòng thí nghiệm và điều kiện ngoài đồng ruộng.
Bệnh Corynespora đang trở thành mối đe dọa thật sự đối với ngành cao su toàn

cầu. Diễn biến của bệnh ngày càng phức tạp do nấm C. cassiisola có khả năng hình
thành nhiều nòi sinh lí mới để phá vỡ tính kháng bệnh của một số dvt cao su. Theo
Hashim và Jeyanayayi (1999), Malaysia đã phát hiện hai nòi sinh lí của nấm trên cây
cao su. Nòi 1 tấn công các dvt như RRIM 600, GT 1 và IAN 873 nhưng không xâm
nhiễm trên các dvt mới như RRIM 2000 và PB 260. Trong khi nòi 2 lại tấn công trên
hai dvt RRIM 600 và PB 260 (trích dẫn bởi Jacob, 2006). Theo Phan Thành Dũng
(2004), nấm C. cassiicola đã có 6 nòi gây hại trên cây cao su.
2.2.5 Biện pháp phòng trừ
Cao su là cây công nghiệp dài ngày nên để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh thì
biện pháp sử dụng giống kháng vẫn là giải pháp tối ưu nhất. Tránh trồng các dvt mẫn
cảm với bệnh như RRIC 103, RRIC 104, KRS 21, RRIM 725, RRIM 600, FX 25, IAN
873, PPN 2058, PPN 2444 và PPN 2447. Nghiên cứu chọn tạo các dvt kháng bệnh và
tiến hành ghép tán.
Theo dõi tình hình và diễn biến của bệnh thường xuyên trên cây cao su để đưa
ra biện pháp phòng trừ kịp thời.
Mặc dù biện pháp hoá học chỉ đem lại hiệu quả kinh tế khi áp dụng trên vườn
ương, vườn nhân và vườn cây kiến thiết cơ bản, nhưng chiến lược chọn tạo giống
kháng bệnh là một quá trình cần nhiều thời gian, hơn nữa sự hình thành những nòi mới
của nấm C. cassiicola đang đe dọa các dvt cao sản. Do đó, trước mắt biện pháp dùng
thuốc hoá học vẫn giữ vai trò chủ lực trong công tác phòng trị bệnh. Hiện nay, các loại
thuốc trừ nấm được sử dụng để phòng trừ bệnh gồm Anvil 5 SC, Callihex 50 SC ở
nồng độ 0,15% và Propineb 50 WP ở nồng độ 0,5%. Cần chú ý phun ở mặt dưới lá với
chu kỳ 10 - 14 ngày/lần (Tổng Công ty Cao su Việt Nam, 2004).

12


2.3 Thuốc trừ nấm
2.3.1 Định nghĩa
Thuốc trừ nấm là các hợp chất hoá học được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển

của các loại nấm gây bệnh trên cây trồng. Một loại thuốc diệt nấm có thể chứa một
hoặc hỗn hợp của nhiều hoạt chất hoá học. Nhiều loại thuốc trừ nấm cũng có tác dụng
đối với các loại vi khuẩn gây bệnh cây (Lê Trường, 1985).
Tác động phòng trừ bệnh của thuốc trừ nấm có thể được giải thích theo hai cơ
chế. Với cơ chế tác động trực tiếp, thuốc sẽ ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế
bào của nấm bệnh. Hầu hết các thuốc trừ nấm cũng như các thuốc trừ bệnh khác hiện
nay, kể cả các chất kháng sinh chủ yếu tác động theo hướng này. Các chất tricyclazole,
phthalide ức chế tổng hợp melamin làm cho sợi nấm không xâm nhập hoặc không phát
triển được trên tế bào cây ký chủ (Phạm Văn Biên và cộng sự, 2005).
Theo cơ chế tác động gián tiếp, thuốc trừ nấm làm tăng sức đề kháng của cây
trồng đối với nấm bệnh. Chất probenazole khi phun lên cây lúa sẽ kích thích sự hoạt
động của các men peroxidaze và lopoxidaze chống lại sự xâm nhập của sợi nấm gây
bệnh đạo ôn. Những chất này làm tăng khả năng miễn dịch của cây và cơ bản có tác
dụng phòng chống bệnh. Đây là hướng đang được nghiên cứu nhiều và hi vọng
trong tương lai gần sẽ đưa ra thị trường những thuốc trừ bệnh cây nói chung và thuốc
trừ nấm bệnh nói riêng có cơ chế tác động theo hướng này (Phạm Văn Biên và
cộng sự, 2005).
Như nhiều loại hoá chất khác, thuốc trừ nấm có thể gián tiếp làm hại cho sức
khoẻ con người thông qua việc tiêu thụ lương thực và rau quả. Các triệu chứng như dị
ứng, đau đầu, tiêu chảy và các tổn hại đến hệ thần kinh là những biểu hiện nhiễm
thuốc rõ ràng nhất. Ngoài ra thuốc trừ nấm cũng là mối đe dọa cho các hệ sinh thái.
2.3.2 Lịch sử sử dụng
Sử dụng thuốc trừ nấm là một trong các biện pháp quản lý bệnh hại trên cây
trồng. Biện pháp sử dụng thuốc trừ nấm để phòng trừ bệnh đã được áp dụng từ rất lâu,
nó luôn gắn liền với sự xuất hiện và bùng phát của các loại bệnh hại mới do nấm gây
ra. Vào giữa thế kỷ 17, con người phát hiện những hạt lúa mì được ngâm với nước

13



muối thì không còn nhiễm bệnh cựa gà (do nấm Tilletia tritici và T. Laevis), là loại
bệnh hại đầu tiên trên cây trồng được ghi nhận do vi sinh vật gây ra. Một phát hiện
quan trọng khác được ghi nhận vào năm 1882 ở Bordeaux (Pháp), Millardet đã quan
sát thấy những cây nho được xử lý bằng hỗn hợp đồng sulfate và vôi bột thì ít bị bệnh
phấn trắng gây hại. Tiếp theo đó, hàng loạt các loại thuốc hoá học đã được phát minh
và sử dụng để phòng trị bệnh hại do nấm gây ra (Morton và Staub, 2007).
Lịch sử sử dụng thuốc trừ nấm có thể được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn trước năm 1940: Trong giai đoạn này, con người chủ yếu sử dụng
nước muối, các hoá chất gốc đồng và lưu huỳnh để phòng trừ bệnh cây. Các loại thuốc
trừ nấm được sử dụng để hướng đến phòng trị bệnh cho rau, hoa và quả. Phần lớn
được dùng để xử lý hạt giống trên ngũ cốc và phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây nho.
Các loại thuốc trừ nấm này thường không đem lại hiệu quả cao và phải phun thường
xuyên mặc dù hầu hết các loại thuốc này đã được sử dụng với một liều lượng rất lớn.
Chẳng hạn như để phòng trị bệnh phấn trắng trên cây nho phải dùng từ 10 - 20 kg
a.i./ha các loại thuốc chứa lưu huỳnh. Những lo ngại về tác động của thuốc đối với môi
trường cũng như con người không quá lớn, phần lớn người nông dân sử dụng thuốc từ
những cuốn cẩm nang hướng dẫn.
Giai đoạn từ năm 1940 đến 1970: Ở giai đoạn này, các loại hoá chất mới được
đưa ra để phòng trừ nấm bệnh như dithiocarbamate, phthalimide, antibiotic, triazine,
benzimidazole, phthalonitrile và morpholine. Các loại thuốc trừ nấm được cải tiến với
nhiều tác động hơn, ít độc và dễ dàng hơn cho người sử dụng. Phần lớn được sử dụng
ở liều lượng từ 1,5 - 3 kg a.i./ha.
Giai đoạn sau năm 1970: Đây là giai đoạn chứng kiến sự ra đời của hàng loạt
các loại thuốc trừ nấm mới như nhóm triazole, strobilurin, dicarboximide,
phenylamide và nhiều gốc hoá học khác. Các loại thuốc này nhanh chóng chiếm lĩnh
thị trường thuốc trừ nấm. Phần lớn thuốc trừ nấm có tác dụng lưu dẫn, phổ rộng và
được sử dụng với liều lượng thấp khoảng vài chục đến vài trăm g a.i./ha.
Có thể nhận thấy nhu cầu sử dụng thuốc trừ nấm tăng dần theo thời gian, mặc
dù vẫn còn nhiều hạn chế như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
và nguy cơ tạo tính kháng thuốc của nấm bệnh luôn đe doạ. Tuy nhiên, người nông


14


dân vẫn chấp nhận sử dụng nó để phục vụ cho sản xuất. Cùng với việc chọn tạo giống
kháng bệnh thì sự phát triển của thuốc trừ nấm sẽ theo hướng hình thành nhiều loại
thuốc vi sinh vừa đem lại hiệu quả phòng trị bệnh vừa an toàn đối với con người và
môi trường. Trong tương lai, những thay đổi chủ yếu của việc sử dụng thuốc trừ
nấm trong nông nghiệp có liên quan đến sự thay đổi của nấm gây bệnh cũng như
sự thâm canh cây trồng, cách áp dụng và giá cả của các loại thuốc này (Morton và
Staub, 2007).
2.3.3 Phân loại
Thành phần thuốc trừ nấm phục vụ cho nông nghiệp trên thị trường rất đa dạng.
Dựa vào hoạt chất hoá học có thể chia thuốc trừ nấm thành ba nhóm:
- Nhóm thuốc trừ nấm lưu dẫn: Được cây trồng hấp thụ qua rễ, thân, lá và di
chuyển đến các bộ phận khác qua hệ thống bó mạch. Thuốc lưu dẫn theo hướng lên và
rất hiếm khi từ trên xuống. Các loại thuốc gốc triazole được sử dụng rộng rãi và chiếm
khoảng 20,3% thị trường thuốc trừ nấm vào năm 2005 (Morton và Staub, 2007). Ngoài
triazole, một số loại thuốc trừ nấm khác có khả năng lưu dẫn là oxathiins, pyrimidines,
benzomidazoles, imidazole và piperazin.
- Nhóm thuốc trừ nấm không lưu dẫn: Bao gồm nhiều gốc hoá học khác nhau.
Các loại thuốc trừ nấm phổ biến trong nhóm này là lưu huỳnh vô cơ, lưu huỳnh
hữu cơ, thuốc gốc đồng, gốc thủy ngân, gốc kẽm, chloronitrobenzene, morpholine và
dicarbioximide.
- Nhóm thuốc trừ nấm kháng sinh: Là các hoạt chất được chiết xuất từ vi sinh
vật, có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt nấm bệnh. Các thuốc của nhóm
này có khả năng lưu dẫn cao và nồng độ sử dụng thấp. Ví dụ như validamycine,
kasugamycine và streptomycine (Phan Thành Dũng, 2004).
2.3.4 Các loại thuốc trừ nấm sử dụng trong đề tài
2.3.4.1 Anvil 5 SC

Nơi sản xuất: Công ty Syngenta (Hàn Quốc).
Thành phần hoạt chất: Hexaconazole 50 g/l

15


×