Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ĐIỀU TRA VÀĐÁNH GIÁ KHẢNĂNG PHÒNG TRỪCỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC LÊN VI KHUẨN (Ralstonia solanacearum) GÂY BỆNH HÉO XANH HẠI CÀ TÍM NHẬT TẠI HUYỆN CỦCHI, TP. HỒCHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ CỦA MỘT SỐ
NÔNG DƯỢC LÊN VI KHUẨN (Ralstonia solanacearum)
GÂY BỆNH HÉO XANH HẠI CÀ TÍM NHẬT TẠI
HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : VÕ THỊ BẢO TRANG
Ngành

: BẢO VỆ THỰC VẬT

Niên khóa

: 2005 - 2009

Tháng 08 năm 2009


ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ CỦA MỘT SỐ
NÔNG DƯỢC LÊN VI KHUẨN (Ralstonia solanacearum)
GÂY BỆNH HÉO XANH HẠI CÀ TÍM NHẬT TẠI
HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
VÕ THỊ BẢO TRANG


Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp
ngành Bảo vệ Thực vật

Giáo viên hướng dẫn
ThS. LÊ CAO LƯỢNG

Tháng 08/2009
i


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lên ba mẹ người đã có công sinh thành, yêu thương và dạy dỗ con
nên người.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Cao Lượng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
thực hiện và hoàn tất đề tài.
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu và Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng biết ơn các quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức và những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Xin cảm ơn KS. Nguyễn Văn Em cùng các cô chú, anh chị ở trại Đồng Tiến II Củ Chi đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn Công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí đã hỗ trợ thông tin và nguồn
thuốc Bảo vệ Thực vật cho thí nghiệm.
Cảm ơn các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật 31 đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn,
vui buồn trong cuộc sống sinh viên tại giảng đường Đại Học Nông Lâm mến yêu.

ii


TÓM TẮT

Đề tài:
“Điều tra và đánh giá khả năng phòng trừ của một số nông dược lên vi
khuẩn (Ralstonia solanacearum) gây bệnh héo xanh hại cà tím Nhật tại huyện Củ
Chi, Tp. Hồ Chí Minh”
Cà tím (Solanum melongena L.) là loại cây cho năng suất cao trong điều kiện
thâm canh. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất chuyên canh cây cà tím Nhật xuất khẩu
ở huyện Củ Chi đã gặp phải trở ngại lớn bởi thiệt hại bệnh héo xanh gia tăng. Nhằm
tìm hiểu tình hình bệnh héo xanh do vi khuẩn hại cà tím ở huyện Củ Chi và bổ sung
thêm biện pháp phòng trừ bằng việc sử dụng nông dược, chúng tôi đã tiến hành đề tài
nghiên cứu với 3 nội dung:
- Điều tra tình hình bệnh héo xanh trên cà tím trồng mùa khô 2009 tại huyện Củ
Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
- Đánh giá khả năng phòng trị của một số nông dược đối với vi khuẩn gây bệnh
héo xanh trên cà tím Nhật có ghép.
- Đánh giá khả năng phòng trị vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cà tím Nhật có
ghép của thuốc qua số lần xử lý thuốc.
Kết quả bước đầu ghi nhận như sau:
Trên ruộng trồng cà tím có ghép và không ghép mùa khô 2009 tại huyện Củ Chi
đều có sự xuất hiện của bệnh héo xanh vi khuẩn. Trong đó, qua các giai đoạn phát
triển của cây, ruộng trồng cà tím không ghép với cách thức tưới rãnh có tỷ lệ cây bệnh
cao nhất. Mức độ phổ biến của bệnh héo xanh cao nhất là vào giai đoạn cây cà tím có
trái non cho đến thu hoạch, có tỷ lệ cây bệnh biến thiên từ 10,56 – 20,02%.
Trồng cà tím không ghép nhiễm bệnh sớm ở 21 NST (ngày sau trồng), tỷ lệ cây
bệnh tăng dần vào giai đoạn 35 – 42 NST và bắt đầu trở nên phổ biến từ giai đoạn 49 –
70 NST (16,54 – 20,38%). Trong khi đó trồng cà tím có ghép thời gian xuất hiện triệu
chứng bệnh trên ruộng trễ hơn vào giai đoạn 35 NST và sau 56 – 70 ngày trồng tỷ lệ
cây bệnh vẫn còn ở mức thấp từ 7,14 - 11,43%.
iii



Các loại nông dược với nồng độ và cách xử lý trong thí nghiệm đều chưa đạt
được kết quả mong muốn ở giai đoạn 63 – 70 NST. Xử lý cây cà tím với chế phẩm vi
khuẩn đối kháng Bio-Cure-B bước đầu đã mang lại hiệu quả trong phòng trừ bệnh héo
xanh, làm giảm 11,11% tỷ lệ cây bệnh so với đối chứng ở 49 NST.
Xử lý chế phẩm Bio-Cure-B trên cây cà tím 2 lần vào giai đoạn 10 NST, 31
NST và 3 lần vào giai đoạn 10, 17, 31 NST mang lại hiệu quả phòng trừ bệnh héo
xanh cao hơn là khi chỉ xử lý 1 lần ở giai đoạn 31 NST hoặc xử lý 4 – 5 lần (định kỳ 7
ngày/lần).

iv


MỤC LỤC
Trang tựa................................................................................................................. i
Lời cảm ơn............................................................................................................. ii
Tóm tắt.................................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. v
Danh sách chữ viết tắt ......................................................................................... vii
Danh sách các bảng ............................................................................................ viii
Danh sách các hình và đồ thị................................................................................ ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................... 1
1.2 Mục đích – yêu cầu............................................................................ 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
2.1 Sơ lược về cây cà tím......................................................................... 3
2.1.1 Xuất xứ, phân bố và tình hình sản xuất .......................................... 3
2.1.2 Vị trí phân loại................................................................................ 4
2.1.3 Đặc điểm sinh học .......................................................................... 4

2.1.4 Điều kiện sinh thái .......................................................................... 5
2.1.5 Giá trị dinh dưỡng........................................................................... 6
2.1.6 Quy trình kỹ thuật canh tác cà tím có ghép .................................... 7
2.1.7 Những loại sâu, bệnh hại cây cà tím............................................. 11
2.2 Giới thiệu về bệnh héo xanh vi khuẩn ............................................. 13
2.2.1 Phân bố và tầm quan trọng của bệnh............................................ 13
2.2.2 Triệu chứng điển hình bệnh héo xanh vi khuẩn ........................... 13
2.2.3 Tác nhân gây bệnh héo xanh ........................................................ 14
2.2.4 Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh .............................................. 14
2.2.5 Một số biện pháp phòng trừ.......................................................... 15
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 18
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................... 18
3.1.1 Địa điểm........................................................................................ 18
v


3.1.2 Thời gian nghiên cứu.................................................................... 18
3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết .............................................................. 18
3.3 Vật liệu tiến hành thí nghiệm .......................................................... 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 19
3.4.1 Điều tra tình hình bệnh héo xanh trên cà tím trồng mùa khô
2009 tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh ........................................................... 19
3.4.2 Thí nghiệm thử thuốc ngoài đồng................................................. 20
3.4.2.1 Thí nghiệm 1 - Đánh giá khả năng phòng trừ của một số
nông dược lên vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cà tím Nhật có ghép................ 20
3.4.2.2 Thí nghiệm 2 - Đánh giá khả năng phòng trừ vi khuẩn gây
bệnh héo xanh trên cà tím Nhật có ghép của thuốc qua số lần xử lý thuốc ....... 23
3.5 Xử lý số liệu..................................................................................... 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 25
4.1 Tình hình bệnh héo xanh hại cà tím trồng mùa khô 2009 tại huyện

Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.................................................................................... 25
4.1.1 Mức độ phổ biến của bệnh héo xanh hại cà tím trồng mùa khô
2009 tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh ........................................................... 25
4.1.2 Diễn biến bệnh héo xanh trên cây cà tím có ghép và không
ghép trong vụ khô 2009 tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh............................. 27
4.2 Kết quả thí nghiệm 1 – Hiệu quả phòng trừ của một số nông dược
đối với vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cà tím Nhật có ghép ........................... 30
4.3 Kết quả thí nghiệm 2 – Hiệu quả phòng trừ bệnh héo xanh của
chế phẩm Bio-Cure-B theo số lần xử lý thuốc .................................................... 36
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 40
5.1 Kết luận............................................................................................ 40
5.2 Đề nghị............................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 41
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 43

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
-

AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Center

-

BVTV: Bảo vệ thực vật

-

CFU: Colony Forming Unit


-

CSB: Chỉ số bệnh

-

ĐC: Đối chứng

-

FAOSTAT: Food and Agriculture Organization Statistics

-

LLL: Lần lặp lại

-

NT: Nghiệm thức

-

NST: Ngày sau trồng

-

TGST: Thời gian sau trồng

-


TLB: Tỷ lệ bệnh

-

TZC: Tetrazolium Chloride

-

USDA: United States Department of Agriculture

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
-

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100g cà tím

-

Bảng 2.2 Thành phần sâu hại cây cà tím

-

Bảng 2.3 Thành phần bệnh hại cây cà tím

-

Bảng 3.1 Số liệu khí tượng từ tháng 02-06/2009 tại thành phố Hồ Chí Minh


-

Bảng 3.2 Nghiệm thức, tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ xử lý và cách xử lý
của các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm 1

-

Bảng 3.3 Các loại thuốc được sử dụng trong phòng trị bệnh héo xanh ở trại nghiệm thức 2

-

Bảng 4.1 Tỷ lệ cây bệnh héo xanh trên cà tím trồng mùa khô 2009 tại huyện
Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh

-

Bảng 4.2 Tỷ lệ cây bệnh héo xanh trên cà tím có ghép và không ghép trồng
mùa khô 2009 tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh

-

Bảng 4.3 Tỷ lệ cây bệnh héo xanh trên cà tím Nhật có ghép qua các lần theo
dõi ở thí nghiệm 1

-

Bảng 4.4 CSB héo xanh trên cà tím Nhật có ghép qua các lần theo dõi ở thí
nghiệm 1


-

Bảng 4.5 Tỷ lệ cây bệnh héo xanh sau xử lý chế phẩm Bio-Cure-B trên cà
tím Nhật có ghép qua các lần theo dõi ở thí nghiệm 2

-

Bảng 4.6 CSB héo xanh sau xử lý chế phẩm Bio-Cure-B trên cà tím Nhật có
ghép qua các lần theo dõi ở thí nghiệm 2

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
-

Hình 2.1 Cây (a) và hoa (b) cà tím

-

Hình 2.2 Ghép bằng kẹp (a) và ghép bằng ống cao su tự hủy (b)

-

Hình 3.1 (a) Xử lý cây con trước khi trồng bằng dung dịch Bio–Cure–B
(b) Xử lý đất trước khi trồng bằng EXTN

-

Hình 4.1 Ruộng điều tra trồng cà tím có ghép (a) và không ghép (b)


-

Đồ thị 4.2 Diễn biến bệnh héo xanh trên cây cà tím có ghép và không ghép
trồng mùa khô 2009 tại huyện Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh

-

Hình 4.3 Biểu hiện triệu chứng bệnh héo xanh

-

Đồ thị 4.4 Tỷ lệ cây cà tím bị bệnh héo xanh qua các lần theo dõi ở thí
nghiệm 1

-

Hình 4.5 Héo rũ và chết hàng loạt vào giai đoạn 63 – 70 NST ở các NT

-

Hình 4.6 Triệu chứng héo cành, nhánh ở cà tím Nhật có ghép

-

Hình 4.7 (a) Triệu chứng bệnh khô thân do nấm
(b) Chuẩn đoán nhanh cây bị nhiễm vi khuẩn

-


Hình 4.8 Toàn cảnh khu thí nghiệm 2

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Vai trò của rau trong đời sống con người là một loại thực phẩm không thể thiếu
trong bữa ăn hằng ngày. Điều này không thể phủ nhận với những giá trị dưỡng chất từ
rau cung cấp và tầm quan trọng như là nguồn nguyên liệu không những cho thức ăn
gia súc mà còn có giá trị lớn trong dược liệu.
Cũng là một loại rau, cà tím đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam và nhiều
quốc gia khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Bungari, Banglades,
Pakistan, Pháp, Itali, Mỹ (Mai Thị Phương Anh, 1996). Với ưu thế dễ trồng, dễ chăm
sóc, thời gian thu hoạch quả dài, có nhiều cách chế biến nên cà tím được người trồng
lẫn người tiêu dùng ưa thích. Những năm gần đây, ngoài tiêu thụ nội địa, nhu cầu xuất
khẩu cà tím gia tăng. Với mục tiêu hướng đến xuất khẩu cho những thị trường lớn, đã
thúc đẩy cho việc mở rộng diện tích. Tuy nhiên việc phát triển cà tím chuyên canh đã
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu, bệnh hại phát triển mạnh, trong đó bệnh héo
xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) là một trong những bệnh hại quan trọng và
nguy hiểm nhất, gây trở ngại cho việc trồng trọt, phát triển đối với những cây trồng họ
cà (Solancaceae) có giá trị kinh tế cao nói chung và cây cà tím (Solanum melongena
L.) nói riêng. Ước tính thiệt hại cho sản xuất cây trồng hàng năm do Ralstonia
solanacearum gây ra là 15 – 95% (trích dẫn bởi Hồ Thanh Hoàng, 2005). Vài năm trở
lại đây, bệnh héo xanh vi khuẩn đã xuất hiện với tỷ lệ ngày càng cao, gây thiệt hại
đáng kể cho cà tím, đặc biệt là đối với cây cà tím Nhật xuất khẩu trồng ở huyện Củ
Chi. Theo phản ánh của một số hộ sản xuất tỷ lệ bệnh trên ruộng cà tím trồng trong
mùa mưa 2008 đạt từ 40 – 70 % và có ruộng toàn bộ cây bị chết do bệnh héo xanh.
Bên cạnh đó, việc khắc phục tác hại còn hạn chế khi chưa có thuốc đặc hiệu trong

phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn (Trần Thị Kiếm, 2001). Do đó, với việc sử dụng
thuốc theo thói quen của người sản xuất hy vọng hạn chế tác hại của vi khuẩn gây
bệnh héo xanh nhưng sẽ vô tình gây lãng phí thuốc. Với mong muốn nghiên cứu và bổ
1


sung thêm biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV hóa học và sinh học có hiệu quả
hơn lên bệnh héo xanh gây hại trên cà tím, đề tài “Điều tra và đánh giá khả năng
phòng trừ của một số nông dược lên vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) gây bệnh
héo xanh hại cà tím Nhật tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh” được đề xuất và
thực hiện.
1.2 Mục đích – yêu cầu
Tìm hiểu tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên cà tím trồng mùa khô
2009 tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
Khảo sát và tìm ra loại nông dược mang lại hiệu quả trong phòng trừ bệnh héo
xanh trên cà tím trồng mùa khô 2009 tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Điều tra tình hình bệnh héo xanh trên cà tím trồng mùa khô 2009 tại huyện Củ
Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
Đánh giá khả năng phòng trị của một số nông dược đối với vi khuẩn gây bệnh
héo xanh trên cà tím Nhật có ghép.
Đánh giá khả năng phòng trị vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cà tím Nhật có
ghép của thuốc qua số lần xử lý thuốc.
1.4 Giới hạn đề tài
-

Khảo sát tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên các ruộng cà tím
trồng mùa khô 2009.

-


Khảo nghiệm hiệu quả sử dụng một số nông dược trong phòng trừ bệnh héo
xanh chỉ dừng lại ở vật liệu giống cà tím Nhật có ghép.

-

Đề tài tiến hành tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cà tím
2.1.1 Xuất xứ, phân bố và tình hình sản xuất
Cà tím (Solanum melongena L.) có nguồn gốc từ Ấn Độ, nơi này có nhiều
giống hoang dại và nhiều giống địa phương, từ đây cà tím được phát triển trồng nhiều
ở miền nam và miền đông châu Á từ thời tiền sử (Wikipedia, 2008). Theo Mai Thị
Phương Anh (1996), nguồn gốc cà ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Tuy nhiên, một số tác
giả khác lại cho rằng cà có nguồn gốc ở Bắc và Trung Mỹ.
Nhìn chung cà tím là loại rau ăn quả thông dụng được trồng nhiều nơi trên thế
giới như vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số nước ở vùng ôn đới.
Cà tím được trồng gần như ở tất cả các loại hình vườn nhà và các hệ thống sản
xuất, có vai trò quan trọng ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á,
miền Nam Châu Phi và vùng Địa Trung Hải (Kasen Piluck và Beltran, 1993).
Sản xuất cà tím có tính tập trung cao, tổng diện tích trồng cà tím trên thế giới là
2.043.788 ha (FAOSTAT, 2008). Trong đó diện tích trồng cà tím chiếm cao nhất là
Trung Quốc với 1.001.501 ha, kế đến là các nước Ấn Độ 512.800 ha, Indonesia 47.589
ha, Ai Cập 43.000 ha, Thổ Nhĩ Kỳ 33.000 ha, Philippines 21.613 ha, Irắc 18.750 ha
(FAOSTAT, 2007).

Theo FAOSTAT (2008), tổng sản lượng cà tím trên thế giới tập trung chủ yếu ở
ba nước chiếm đến 85 % sản lượng. Đứng đầu là Trung Quốc với sản lượng 18,033
triệu tấn chiếm 56 % sản lượng thế giới, thứ hai là Ấn Độ với 8,45 triệu tấn chiếm
26% sản lượng cà tím trên thế giới, kế đến là Ai Cập 1 triệu tấn, Thổ Nhĩ Kỳ 791.190
tấn, Indonesia 390.000 tấn, Irắc 380.000 tấn, Nhật Bản 375.000 tấn.

3


2.1.2 Vị trí phân loại
Bộ: Solanales
Họ: Solanaceae
Chi: Solanum
Tên khoa học: Solanum melongena L.
Có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả rập vào thế kỷ 16 cho một giống cà
tím.
Cà tím còn gọi là cà nâu. Tên tiếng Anh là “eggplant” và tên này thường được sử
dụng tại Mỹ, Úc, New ZeaLand và Canada, tên gọi này xuất phát từ hình dạng quả của
một số giống canh tác ở Châu Âu vào thế kỷ 18, có màu trắng hoặc vàng và trông
giống như quả trứng ngỗng (Wikipedia, 2008).
2.1.3 Đặc điểm sinh học
Cây cà tím (Hình 2.1) là cây thân thảo sống hằng năm ở nơi có khí hậu theo
mùa hay lâu năm ở vùng nhiệt đới.

(a)

(b)

Hình 2.1 Cây (a) và hoa (b) cà tím
* Rễ:

Bộ rễ cà tím phát triển mạnh, bộ rễ cây trưởng thành ăn sâu 1m, rộng 1,2m. Rễ
chính phân bố tập trung ở tầng đất 0 – 30 cm, bộ rễ khỏe, hút nước mạnh, chịu hạn
khá.
* Thân:
Thân cứng khỏe, mọc thẳng, vững chắc, khi cây cao 50 – 60 cm phần gốc hóa
gỗ, cành phát triển mạnh.
4


* Lá:
Lá đơn, to, mọc cách, có chia thùy, phủ nhiều lông, mặt dưới có nhiều gai. Màu
sắc lá thay đổi tùy giống.
* Hoa:
Hoa to, màu tím, mọc đơn hay từng chùm. Đài hoa màu xanh đến tím thẫm tùy
thuộc mỗi giống. Hoa lưỡng tính, bao phấn nở cùng lúc với sự tiếp nhận của nhụy, do
vậy đảm bảo tự thụ, tuy nhiên một số trường hợp có thể giao phấn nhờ côn trùng. Hoa
nở vào 7 đến 11 giờ sáng ở nhiệt độ 20 - 22oC, ẩm độ 50 - 55%.
* Quả:
Cà tím thuộc loại quả mọng, kích thước thay đổi từ hình trứng đến hình trụ dài,
phần đầu hơi phình to hơn. Quả có màu tím sẫm, tím lợt hay tím than, có giống màu
xanh hoặc trắng.
2.1.4 Điều kiện sinh thái
*Nhiệt độ:
Cà tím phát triển thích hợp ở 20 – 25oC, nếu biên độ nhiệt độ cao thì có lợi cho
sinh trưởng và phát dục. Cây không thể chịu đựng được trong sương giá. Nhiệt độ
dưới 20oC thì quá trình thụ tinh, lớn lên của quả bị trở ngại, dưới 15oC thì xảy ra hiện
tượng rụng nụ, rụng hoa. Cây khó phát triển tốt khi nhiệt độ trên 30oC.
Theo AVRDC (1995) các giống cà tím cho năng suất cao nhất khi trồng vào
mùa thu.
* Ánh sáng:

Cà là cây ngày ngắn. Tuy nhiên, hiện nay các giống trồng trong sản xuất, yêu
cầu thời gian chiếu sáng không nghiêm khắc. Ở nước ta giữa các mùa thời gian chiếu
sáng không chênh lệch nhiều nên cà có thể ra hoa hầu như quanh năm.
* Nước:
Hệ số tiêu hao nước của cà lớn nên dù bộ rễ khỏe, ăn sâu, có thể hút nước và
dinh dưỡng ở tầng sâu nhưng bộ phận trên mặt đất lớn nên bốc hơi nước nhiều, vì thế
nước ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cà, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và
phẩm chất quả.

5


* Đất:
Cà tím có thể sinh trưởng trên đất hơi chua hoặc hơi kiềm, tuy nhiên pH thích
hợp là 6,8 – 7,0. Cà tím thích hợp với đất thịt nhẹ, nếu đất sét nặng hay đất thịt thoát
nước khó, nước dễ bị ứ đọng, làm cho rễ thối và cây dễ bị các tác nhân gây bệnh phá
hại nghiêm trọng.
2.1.5 Giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100g cà tím
Thành phần

Khối lượng

Nước

92.41 g

Năng lượng

24 kcal


Carbohydrates

5,7 g

Đường

2,35g

Chất xơ

3,4g

Chất béo

0,19 g

Protein

1,01 g

Vitamin B1

0,039 mg

Vitamin B2

0,037 mg

Vitamin B3


0,649 mg

Vitamin B5

0,281 mg

Vitamin B6

0,084 mg

Vitamin B9

22 µg

Vitamin C

2,2 mg

Canxi

9 mg

Sắt

0,24 mg

Magiê

14 mg


Phốt pho

25 mg

Kali

230 mg

Kẽm

0,16 mg

Mangan

0,25 mg

(Nguồn: USDA, 2009)

6


Theo Võ Văn Chi (1998), cà thường dùng ăn xào, ăn luộc, dùng làm nộm ăn
sống. Ngoài ra cà còn được sử dụng làm thuốc, với tính chất chống thiếu máu, nhuận
tràng, lợi tiểu, kích thích gan, mật và tụy, làm dịu đau. Được chỉ định dùng chữa thiếu
máu, táo bón, giảm niệu, kích thích tim. Lá cũng được dùng đắp làm dịu đau vết bỏng,
bệnh nấm, trĩ. Cà tím thường dùng dưới dạng thức ăn, nên ăn quả chín vì trước khi
chín, quả vẫn chứa chất độc solanin.
Với thành phần dinh dưỡng ít chất béo lại giàu khoáng chất, tốt cho tim mạch
và tiêu hóa làm cho cà tím ngày càng được quan tâm hơn trong khẩu phần ăn mỗi ngày

để có một sức khỏe tốt.
2.1.6 Quy trình kỹ thuật canh tác cà tím có ghép
* Chuẩn bị nhà lồng
Chuẩn bị nhà lồng để có thể gieo và ghép, cung cấp khoảng 10.000 cây ghép
cho mỗi hecta. Khung nhà lồng được làm bằng tầm vông, lợp lên trên bằng nilon trắng
có phủ thêm một lớp lưới đen chắn sáng. Dùng dây ràng bên trên để không bị gió làm
tốc mái.
* Chuẩn bị cây con để ghép
• Cây gốc ghép
- Đất sử dụng: gồm 70% đất, 30% mùn trộn lẫn (xử lý đất bằng nhiệt hoặc nông
dược). Đất trải đều lên mặt líp dày khoảng 5 – 7 cm.
- Gieo hạt: rạch hàng để gieo hạt, khoảng cách hai hàng 5 - 6cm, hai hạt cách
nhau 1,5 cm. Sau khi gieo khỏa đất, lấp hạt và dùng giấy báo trải lên mặt để tưới nước
không làm trôi hạt. Sau khi hạt bắt đầu nảy mầm, giở bỏ giấy báo ra.
- Chăm sóc: tưới nước thường xuyên nhưng không để líp ướt sũng. Giai đoạn
cây ra 2 - 3 lá chú ý phun thuốc ngừa bệnh chết rạp cây con. Khoảng 3 - 4 ngày cây
gốc nảy mầm.
- Cấy cây ra khay: khi cây được 2 - 3 lá thật (khoảng 3 tuần sau gieo), rễ nhiều,
thân to mập, cấy cây ra khay 32 lỗ để ghép cây sau này. Đất vô khay cũng giống như
đất gieo. Khi cấy cây gốc chú ý không được trồng sâu, không sử dụng cây bệnh hay
cây có triệu chứng bệnh.
- Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra khay, cây mất khoảng 14 ngày để
có 5 - 6 lá thật. Ngay sau khi ra khay khoảng 7-8 ngày. Lúc này (5 - 6 lá) không tưới
7


nước để điều chỉnh độ lớn của cây gốc, làm cho thân cây lùn, mập, lá cây sẽ tròn dày
và cứng, ngọn cây sẽ lùn. Đến ngày thứ 14 - 15 sau khi ra khay, có thể tiến hành ghép
cây.
• Cây thân ghép

- Gieo hạt cũng tương tự như cây gốc ghép.
- Khi cây được 2 - 3 lá thật (khoảng 24 - 25 ngày sau khi gieo hạt), dời cây giãn
rộng ra, khoảng cách 8 x 10 cm. Líp để dời cây có lớp đất dày (gồm 70% đất + 30%
mùn trộn lẫn nhau) khoảng 5cm, lớp dưới có trải nilon hoặc có thể sử dụng màng phủ
nông nghiệp cũ. Buổi tối trước ngày dời cây, tưới nhẹ lên mặt líp. Sau khi trồng lên
líp, tưới nước thật ít (tưới như phun sương) để cho lá cây tròn dày, thân cây mập to ra
và ngọn cây thấp, ngược lại nếu tưới nhiều nước sẽ làm cho cây ngọn dễ bị mềm nhũn,
dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Ngoài việc chú ý chế độ tưới cho cây, trong quá
trình chăm sóc cần chú ý phòng trừ sâu bệnh.
* Ghép cây
- Thời điểm ghép: sau khi dời cây ngọn khoảng 14 - 15 ngày, có thể tiến hành
ghép cây. Lúc này cây gốc được 5 - 6 lá thật.
- Chọn cây ghép: khi thân cây to, lá tròn dày, cứng thì thực hiện ghép cây. Đối
với những cây thân ghép còn non, thân mọng nhiều nước thì chừa lại cho những đợt
ghép sau. Chú ý tuyệt đối không dùng cây yếu.
- Cách ghép:
+ Loại bỏ các chồi hay tược non còn lại, chỉ giữ lại 2 lá thật trên cây gốc ghép.
+ Cắt ngọn ghép chỉ giữ lại 1 lá thật từ ngọn trở xuống (nếu khoảng cách từ lá
thứ nhất và lá thứ hai quá gần, có thể giữ lại 2 lá thật). Vạt hai bên gốc ngọn ghép (đối
với phương pháp ghép bằng kẹp) hoặc vạt một bên xéo 300 thân ngọn ghép (đối với
phương pháp ghép bằng ống ghép cao su tự hủy).
+ Đối với phương pháp ghép bằng kẹp (Hình 2.2): chẻ dọc gốc ghép một đường
từ trên xuống khoảng 2 - 3 cm, chèn phần ngọn đã vạt vào giữa và dùng kẹp để
cố định.
+ Còn đối với phương pháp ghép bằng ống cao su tự hủy (Hình 2.2): gốc ghép
cũng được vạt một bên như ngọn ghép. Chỗ vạt của ngọn ghép được bọc bởi
khoanh ống cao su và cuối cùng lèn vào phần gốc đã vạt, chú ý để 2 mặt vạt của
8



gốc ghép và ngọn ghép tiếp xúc với nhau, còn ống cao su sẽ bọc cố định tại
mấu ghép.
+ Tiến hành thao tác ghép trong nhà lồng để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Chăm sóc cây ghép: trong vòng 2 - 3 ngày đầu, đặt cây vừa ghép nơi ánh sáng
yếu, nhiệt độ 25 - 30 0C, dùng nilon trong phủ kín để giữ độ ẩm không khí 90%. Trong
thời gian 3 - 7 ngày sau ghép, cho cây hứng nắng sáng 1 giờ và nắng chiều 1 giờ, kéo
dài trong khoảng 1 tuần. trong thời gian này nếu cây rũ xuống, cần tưới nước. Sau đó
nếu thấy vết ghép đã liền, có thể giở bỏ nilon phủ đưa cây trở lại trạng thái bình
thường. Sau khi ghép 3 - 4 ngày, lá cây gốc bắt đầu vàng, bệnh hại dễ xuất hiện nên
phun thuốc ngừa 2 - 3 lần. Trong khoảng thời gian 5 - 8 ngày sau ghép, không dùng
bất cứ phân bón hay thuốc dưỡng cây nào.
- Nới rộng khoảng cách bầu ghép: khoảng 10 ngày sau khi ghép, dời những cây
ghép phát triển tốt ra bầu ly 9 x 9 cm và nới rộng khoảng cách giữa các bầu ly (2 bầu
ly nên cách nhau khoảng 15 cm).
- Chuẩn bị cây con để trồng: khoảng 10 ngày sau khi đưa cây con ra bầu ly, có
thể đem cây con ra trồng ngoài đồng. Trước khi trồng (khoảng 5 - 6 ngày), hạn chế
lượng nước trong bầu, tạo cho cây ở trạng thái thiếu nước. Buổi tối trước khi đem
trồng cho đến khi đem trồng, tưới nước nhiều vào bầu đất và ngoài đất trồng. Khi đem
trồng vẫn để nguyên lá của cây gốc ghép.

(a)

(b)

Hình 2.2 Ghép bằng kẹp (a) và ghép bằng ống cao su tự hủy (b)
* Chuẩn bị đất trồng:
- Bón vôi và phân lót: trước khi cày bừa đất, rải đều cho 1 ha: 1 - 3 tấn vôi + 30
- 40 tấn phân hữu cơ hoai (hoặc 3 tấn phân gà) + 1 - 2 tấn phân lân. Vôi nên bón ít

9



nhất hai tuần trước khi trồng. Sau khi bón lót, cày bừa đất thật kỹ (độ sâu lớp đất cày
bừa ít nhất 30 cm).
- Lên líp trồng, lắp đặt hệ thống tưới và trải bạc: sau khi cày bừa đất xong, lên
líp để chuẩn bị trồng. Líp cao ít nhất 30 cm. Mặt líp ít nhất 1 - 1,2 m ngang, rãnh nước
giữa hai líp khoảng 80 - 90 cm. Kích thước rãnh và líp: 2m. Sau khi lên líp, trên mặt
mỗi líp, lắp đặt một đường ống nước nhựa mềm chạy dài suốt líp để đảm bảo tưới
nước đầy đủ cho cây cà trong suốt mùa trồng. Mỗi đầu đường ống đều có một van
đóng mở. Cuối cùng trải bạc và đục lỗ để trồng.
* Trồng và dặm cây con
- Mật độ và khoảng cách trồng:
+ Khoảng cách giữa hai cây: 55 - 60 cm.
+ Khoảng cách giữa hai hàng: 1,8 - 2 m.
+ Mật độ trồng: khoảng 8000 cây/ha.
- Cách trồng:
+ Khi cây ghép (phần ngọn) trong bầu có 7 - 8 lá, có thể đem trồng được.
+ Vào 2 - 3 ngày trước khi trồng, không tưới nước cho cây con trong bầu.
Không được cắt cành nhánh cây con khi trồng.
+ Một ngày trước khi trồng, tưới nước cho đất.
Khi trồng chú ý chỉnh thân cây nghiêng về một hướng. Chú ý khi trồng không
làm rễ bị xây xát. Không đặt cây con quá sâu (tốt nhất là sau khi đặt cây, mặt đất trong
bầu nằm ngang với mặt đất bên ngoài).
- Thời kỳ sau trồng
+ Sau khi trồng tưới nước nhiều cho cây trong vòng 3 - 4 ngày đầu.
+ Tiến hành dặm những cây chết hoặc kém phát triển mọc kém để đảm bảo mật
độ cây trồng.
+ Cắm cọc đỡ cây con sau cấy: dùng cọc khoảng 50 - 60 cm cắm cạnh cây cà và
dùng dây cột giữ cây cà khỏi ngã.
+ Dựng tầm vông để làm giàn đỡ nhánh cà: tầm vông được cắm gốc ngay giữa

líp và nghiêng qua hai bên, 2 cây tầm vông cách nhau 2m. Sau đó giăng 2 tầng dây
theo hàng tầm vông.

10


* Chăm sóc cây ngoài đồng
- Bón phân thúc: từ lúc 10 ngày sau trồng, cách nhau 10 ngày bón thúc một lần,
mỗi lần 150 kg ure + 200 kg KCl.
- Dẫn nhánh: sau khi trồng khoảng 20 - 25 ngày, tiến hành dẫn nhánh chính
bằng dây nhựa đen, mỗi cây dẫn 4 nhánh (2 nhánh mỗi bên líp).
- Tỉa và cắt cành: 2 tuần sau khi bắt đầu thu hoạch, tiến hành tỉa nhánh phụ, loại
bỏ trái hư, nhánh đã thu trái, chừa lại mầm tốt để tiếp tục lấy trái. Thông thường mỗi
tuần tỉa một lần tùy theo cây rậm rạp nhiều hay ít. Khi cây đạt chiều cao khoảng 1,6 m
tiến hành bấm đọt 4 nhánh chính để cho ra nhiều nhánh phụ nhằm tăng lượng trái.
- Xử lý bông: để cho trái ít hạt và phát triển đầy đủ, tiến hành xử lý bông bằng
bình phun tay. Dùng dung dịch 2,4-D 72DD pha nồng độ 10 - 15 ppm để phun lên
bông cà (sử dụng 40 lít dung dịch cho 1 ha).
- Phòng trừ sâu bệnh: sau khi trồng, chú ý phun thuốc ngừa sâu bệnh theo định
kỳ 7 ngày/lần. Nếu có đợt dịch, có thể phun thuốc 4 - 5 ngày/lần.
- Diệt trừ cỏ dại: khi tiến hành tỉa bớt lá và nhánh vô hiệu, đồng thời làm cỏ ở
quanh gốc, lỗ trồng. Còn đối với cỏ dại mọc ở rãnh sử dụng thuốc trừ cỏ để phun.
- Thu hoạch cà: cây sau khi trồng khoảng 35 - 40 ngày, có thể bắt đầu cho trái.
Trái cà sau khi hái, cần được vận chuyển nhẹ nhàng tránh xây xát, hư dập, đưa về nơi
lựa cà để phân loại và được xếp vào khay nhựa để giao cho nhà máy.
2.1.7 Những loại sâu, bệnh hại cây cà tím
Cũng như các loại rau khác, cà tím bị nhiều đối tượng dịch hại tấn công. Thành
phần sâu, bệnh hại trên cà tím được trình bày ở bảng 2.2 và bảng 2.3 (Theo Phạm Văn
Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2003).
Bảng 2.2 Thành phần sâu hại cây cà tím

STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

1

Coleoptera
Adoretus sinicus
Epilachna
vigintioctopunctatta

Bộ cánh cứng
Bọ dừa nâu

Taiwania circumdata

Ba ba xanh

Diptera

Bộ hai cánh

2
3

Bọ rùa 28 chấm

11



4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Lyriomyza sp.
Hemiptera
Megymenum brevicornis
Homoptera
Bemisia myricae
Empoasca biguttula
Nephotettix virescens
Tettigoniella spectra
Lepidoptera
Agrotis ypsilon
Leucinodes orbonalis
Orthoptera
Acrida chinensis

Atratomorpha chinensis
Gryllotalpa orientalis
Patanga succincta
Thysanoptera
Thrips sp.
Acarina
Tetranychus urticae

Ruồi đục lá
Bộ cánh nửa cứng
Bọ xít vai gồ ghề
Bộ cánh đều
Bọ phấn trắng
Rầy xanh hai chấm
Rầy xanh đuôi đen 2 chấm nhỏ
Rầy trắng lớn
Bộ cánh vẩy
Sâu xám
Sâu đục quả
Bộ cánh thẳng
Cào cào lớn
Cào cào nhỏ
Dế dũi
Châu chấu sống lưng vàng
Bộ cánh tơ
Bọ trĩ
Bộ nhện
Nhện đỏ

Bảng 2.3 Thành phần bệnh hại cây cà tím

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Fungi
Alternaria tenus
Cercospora melongena
Colletotrichum
melongena
Fusarium oxysporium
Phomopsis vexans
Phyllosticta sp.
Phytophthora melongena
Rhizoctonia solani
Bacteria
Ralstonia solanacearum
Nematode
Melodogyne incognita


Bệnh do nấm
Đốm vòng
Đốm nâu tròn
Thối khô
Héo vàng
Đốm nâu
Cháy lá
Thối nhũn
Thối cổ rễ
Bệnh do vi khuẩn
Héo xanh
Bệnh do tuyến trùng
Bướu rễ
12

Bộ phận bị hại
chính


Quả
Gốc thân
Lá, thân, quả

Quả
Gốc thân
Toàn cây
Rễ



2.2 Giới thiệu về bệnh héo xanh vi khuẩn
2.2.1 Phân bố và tầm quan trọng của bệnh
Bệnh héo xanh vi khuẩn phân bố rộng rãi và phá hại ở các vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới và các vùng có khí hậu ẩm trên thế giới.
Vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh được ghi nhận gây hại ở
hầu hết các châu lục, phổ biến ở các nước như Angola, Trung Quốc, Đông Ấn,
Ethiopia, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Srilanka, Lybia, Kenya, Madagasca, Malaysia,
Nigieria, Papua Tân Ghinê, Philippines, Sômali, Nam Phi, Đài loan, Thái Lan,
Uganda, Hoa Kỳ, Việt Nam, Zambia (Subrahmagam, 1994). Bệnh xuất hiện từ vĩ độ
450B - 450N.
Bệnh héo xanh vi khuẩn là một trong những bệnh cây quan trọng nhất. Bệnh
làm hạn chế năng suất các cây trồng có tầm kinh tế quan trọng như: chuối, cà tím, đậu
phộng, thuốc lá, khoai tây và cà chua. Ước tính thiệt hại cho cây trồng hàng năm do vi
khuẩn R. solanacearum gây ra là 5 - 100% tùy theo loài cây, giống cây và vùng địa lí
(Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
2.2.2 Triệu chứng điển hình bệnh héo xanh vi khuẩn
Triệu chứng bệnh héo xanh xuất hiện trên cây con và cây lớn ra hoa đến thu
hoạch, thường biểu hiện ngay sau khi bệnh xâm nhập vào rễ hoặc các phần thân sát
mặt đất qua vết thương xây xát hoặc qua các lỗ hở tự nhiên. Ở cây bị bệnh, ban ngày lá
mất màu nhẵn bóng, tái xanh, héo cụp xuống và thường biểu hiện trên toàn cây khi cây
còn non. Trên cây đã lớn thường biểu hiện những triệu chứng rất rõ rệt: một hai cành,
nhánh có lá bị héo rũ xuống, tái xanh, sau 2 – 5 ngày toàn cây héo xanh. Ở 1 – 2 ngày
đầu cây có thể phục hồi lại được vào lúc trời mát hoặc về đêm, nhưng sau 2 - 3 ngày lá
héo không thể hồi phục lại được nữa và toàn cây héo rũ rồi chết. Cắt ngang thân, cành
nhìn rõ vòng bó mạch dẫn, bên trong bó mạch chứa đầy dịch nhờn vi khuẩn, ấn nhẹ
vào đoạn cắt hoặc ngâm đoạn cắt thân có mạch dẫn màu nâu vào cốc nước có thể thấy
được dịch vi khuẩn chảy ra từ miệng cắt. Khi cây bị héo nhổ lên thấy rễ bị thâm đen,
thối hỏng.
Triệu chứng bệnh héo xanh trên cà tím được Lê Thị Trâm Anh (2000) mô tả:
lúc đầu lá héo cụp xuống, mất màu nhẵn bóng. Về đêm hoặc có mưa lá tươi trở lại, 10


13


ngày đến 14 ngày sau cây không hồi phục được nữa. Các lá dưới héo rũ vàng. Cắt dọc
thân gần gốc ở cây bệnh thấy bó mạch có màu nâu tươi.
2.2.3 Tác nhân gây bệnh héo xanh
Vi khuẩn gây bệnh héo xanh R. solanacearum Yabuuchi et al. 1996 là loại vi
khuẩn đất ký sinh thực vật thuộc họ Pseudomonadaceae, bộ Pseudomonadales. Năm
1892, Halted đã nghiên cứu bệnh này đến năm 1896, E.F. Smith nghiên cứu, mô tả và
định tên Pseudomonas solanacearum. Những năm sau, bệnh héo xanh được nhiều nhà
khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện như Kelman 1952, 1953,
Hayward 1964, 1976, Yabuuchi 1992, 1995 (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Vi khuẩn gây bệnh có dạng hình gậy, kích thước 0,5 x 1,5 µm, chuyển động
nhờ có 1 – 3 lông roi ở đầu, háo khí, nhuộm gram âm. Vi khuẩn phát triển thích hợp ở
pH 7 – 7,2, nhiệt độ 25 – 30oC, thích hợp nhất là 30oC, nhiệt độ tối thiểu là 10oC, tối
đa là 41oC, nhiệt độ gây chết là 52oC. Để phát hiện dòng vi khuẩn có tính độc thường
dùng môi trường chọn lọc TZC, trên môi trường này các dòng vi khuẩn có tính độc sẽ
có khuẩn lạc ở giữa màu hồng, rìa trắng (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Đây là một loài đa thực, có phổ ký chủ rộng, lưu tồn lâu trong đất, có thể kí
sinh, xâm nhiễm, gây hại hơn 200 loài trong 50 họ thực vật khác nhau (Hayward,
1991). Và loài vi khuẩn này phân hóa thành nhiều races, biovars khác nhau tùy theo
loài cây ký chủ, vùng địa lý, đặc điểm sinh hóa, tính độc, tính gây bệnh (Lê Lương Tề
và Vũ Triệu Mân, 1999). Ở Việt Nam, bệnh được ghi nhận trên cà chua, khoai tây, cà
tím, thuốc lá, đậu phụng, gừng, ớt. Qua một số kết quả nghiên cứu công bố gần đây
cho thấy, ở nước ta vi khuẩn gây bệnh héo xanh thuộc division Châu Á (Lê Lương Tề,
2002), race 1, biovar 3 và 4 (Nguyễn Thị Yến, 2002).
2.2.4 Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Nguồn vi khuẩn gây bệnh héo xanh có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như
trong đất, trong tàn dư cây bệnh, trong vật liệu giống nhiễm bệnh và cả trong các cây

ký chủ phụ là cỏ dại như cỏ cứt heo (Agertarum conyzoides Linn), Croton hirtus L., cỏ
lớn (Synedrella nodiflora Gaertn) (Nguyễn Văn Hết, 1997). Vi khuẩn xâm nhập vào
cây qua rễ, vết thương cơ giới, thân non, lỗ hở tự nhiên, do côn trùng. Khi vào bên
trong vi khuẩn lan theo các bó mạch dẫn, sinh sản rất nhanh, sản sinh ra các men, độc
tố dẫn đến phá hủy mô tế bào, vít tắc mạch dẫn làm cản trở sự vận chuyển nước, chất
14


dinh dưỡng và nhựa trong cây, dẫn tới cây héo rũ nhanh và chết. Dưới những điều kiện
thuận lợi vi khuẩn có thể di chuyển xuyên qua lớp vỏ và đi ra bên ngoài môi trường
đất, đó cũng là sự tương tác giữa đất và rễ, rễ bị nhiễm vi khuẩn từ đất và ngược lại vi
khuẩn từ trong cây đi ra môi trường đất (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Thời gian vi khuẩn lưu tồn trong đất phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ
ẩm, loại đất, các yếu tố sinh vật và các yếu tố khác, ngoài ra còn phụ thuộc vào race
gây bệnh. Race 1 thường lưu tồn lâu trong đất, còn race 3 thường giảm sau vài năm do
khả năng thích ứng thấp hơn. Thời gian lưu tồn trong đất có thể lâu dài từ 5 – 6 năm,
trong cơ thể ký chủ thực vật hoặc trong hạt giống có thể sống tới 7 tháng, còn nếu bám
dính trên bề mặt hạt giống thì chỉ tồn tại 2 – 7 ngày (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,
1998).
Vi khuẩn lan truyền chủ yếu bằng nguồn nước, đất bám dính vào giầy dép,
dụng cụ canh tác (Martin và French, 1997). Ngoài ra, bệnh có thể truyền lan thông qua
các con đường khác như thông qua tuyến trùng nốt sưng hại rễ, qua hạt giống nhiễm
bệnh. Vì nước là nguồn lây lan chủ yếu của vi khuẩn gây bệnh nên phương pháp tưới
là một trong những yếu tố gia tăng tỷ lệ gây hại của bệnh.
Bệnh phát sinh phát triển mạnh và gây tác hại lớn trong điều kiện nhiệt độ cao,
ẩm độ cao, mưa gió nhiều và nhất là ở trên đất cát pha thịt nhẹ và trên đất đã nhiễm
bệnh. Đất được luân canh với lúa nước, ngô làm giảm tỷ lệ bệnh đáng kể. Thời vụ và
mật độ trồng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của
bệnh. Bệnh có thể phát sinh và gây hại ngay từ giai đoạn cây con kéo dài đến khi thu
hoạch, nhưng bệnh thường nặng nhất ở giai đoạn cây ra hoa đến hình thành quả non

(Đỗ Tấn Dũng, 2001).
2.2.5 Một số biện pháp phòng trừ
Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra rất khó phòng trừ, bởi vi khuẩn gây bệnh có
khả năng tồn tại lâu trong đất, trong tàn dư thực vật, có phổ ký chủ rộng. Mặt khác,
đây lại là loài vi khuẩn đa thực với nhiều chủng, nòi khác nhau, phân bố rộng, gây hại
hệ thống mạch dẫn, lan truyền trên đồng ruộng chủ yếu nhờ nước. Vì vậy, để phòng
trừ vi khuẩn gây bệnh héo xanh một cách có hiệu quả, nhằm hạn chế tác hại của bệnh
héo xanh vi khuẩn hại cà tím thì cần phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, chú
trọng một số khâu:
15


×