Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN CÂY QUÝT ĐƯỜNG VÀ HIỆU LỰC TRỪ SÂUVẼ BÙA CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.76 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN CÂY QUÝT ĐƯỜNG VÀ HIỆU
LỰC TRỪ SÂUVẼ BÙA CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HÓA HỌC TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH
BÌNH PHƯỚC

Sinh viên thực hiện: VŨ VĂN HỌC
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 7/2009


SÂU HẠI TRÊN CÂY QUÝT ĐƯỜNG VÀ HIỆU LỰC TRỪ
SÂU VẼ BÙA CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả
VŨ VĂN HỌC

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN



Tháng 7/2009


ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN CÂY QUÝT ĐƯỜNG VÀ HIỆU
LỰC TRỪ SÂU VẼ BÙA CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HÓA HỌC TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH
BÌNH PHƯỚC

Tác giả
VŨ VĂN HỌC

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Tháng 7/2009
i


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã tạo điều kiện,
động viên lo lắng để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ
Chí Minh, đã truyền đạt những kiến thức quý báu và dạy bảo tôi trong suốt 4 năm học
đại học.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn cô Trần Thị Thiên An đã tận tình chỉ bảo và

truyền đạt những kiến thức, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực
hiện khóa luận. Tạo cho tôi một cách nhìn tổng quát, mới hơn khi thực hiện một đề tài
nghiên cứu mà tôi có thể mang theo trên con đường sự nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn gia đình anh Trần Văn Châu và bà con nông dân các xã
Long Bình, Bình Thắng, Đức Hạnh huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước đã giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận.
Bạn bè quan tâm chia sẻ, động viên và trao đổi kiến thức.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Phước, tháng 7/2009
Sinh viên thực hiện

Vũ Văn Học

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Sâu hại trên cây quýt đường và hiệu lực trừ sâu vẽ bùa của một số loại
thuốc hóa học tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước” được tiến hành trong thời gian
từ ngày 12/2 đến ngày 30/6/2009.
Nội dung điều tra hiện trạng canh tác cây quýt đường của nông dân và xác định
loại sâu hại chính cũng như diễn biến mức độ gây hại của chúng được tiến hành theo
phương pháp của Nguyễn Công Thuật (1997) và Nguyễn Văn Tuất (2001). Thí
nghiệm xác định hiệu lực phòng trừ sâu vẽ bùa trên cây quýt đường được tiến hành
tháng 5/2009, trên vườn quýt đường 2 năm tuổi được trồng và chăm sóc theo tập quán
của người dân địa phương và được thực hiện theo quy trình khảo nghiệm thuốc trừ sâu
vẽ bùa hại cây có múi của cục BVTV.
Kết quả đề tài:
- Cây quýt đường tại huyện Phước Long tỉnh Bình Phước hiện nay vẫn được nông dân
trồng tự phát theo tập quán canh tác của nông dân địa phương, ít được đầu tư thâm canh.

Trên các vườn quýt đường tại huyện Phước Long tỉnh Bình Phước (tháng 3-5/2009)
có 11 loài sâu hại. Trong đó có 2 loài hiện diện gây hại phổ biến là sâu vẽ bùa
Phyllocnistis citrella và rầy chổng cánh Diaphorina citri
- Sâu vẽ bùa hiện diện gây hại trên các chồi lá non của cây trong suốt thời gian điều
tra, tập trung vào tháng 5, mật số sâu non điều tra được là 0,5 con/lá, tỷ lệ lá bị hại là
23,4%. Mật số trung bình của sâu vẽ bùa trong thời gian điều tra từ tháng 3-5/2009 là
0,3 con/lá và tỷ lệ lá bị hại trung bình là 17,9%.
- Rầy chổng cánh hiện diện trên các chồi lá non của cây, mức độ gây hại tập chung
vào tháng 4/2009, mật số rầy điều tra được là 0,5 con/chồi non và tỷ lệ chồi bị hại là
8,9%. Mật số trung bình của rầy chổng cánh trong thời gian điều tra là 0,4 con/chồi
non và tỷ lệ chồi bị hại trung bình là 7,6%.
- Trong 4 loại thuốc thí nghiệm, thuốc Tập kỳ 1,8 EC có hiệu lực cao trong trừ sâu vẽ
bùa trên cây quýt đường (92,9%) và kéo dài đến 7 ngày sau khi phun thuốc.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa……………………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn...……………………………………………………..…………………….ii
Tóm tắt…………………………………………………………………………….…..iii
Mục lục……………………………………………………………………………..…iv
Danh sách các chữ viết tắt………………………………………………………….…vi
Danh sách các bảng…………………………………………………………………..vii
Danh sách các hình và biểu đồ………………………………………………………viii
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………….……………….1
1.1.Giới thiệu…………………………………………………………………………. 1
1.1.1.Cơ sở tiến hành và ý nghĩa của nghiên cứu…...…………………………………1
1.1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài…………………………………………………..2

1.2. Giới hạn đề tài………………………………………………………………..…... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………….3
2.1. Khái quát chung về cây quýt……………………………………………………... 3
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố của cây quýt…………………………………………… 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây quýt…………………………………………… 3
2.1.3. Một số yêu cầu về sinh thái……………………………………………………. 4
2.2. Một số kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước về thành phần sâu hại trên cây
cam quýt……................................................................................................................. 5
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây cam quýt ở nước
ngoài………………………………………………..………………………………..…. 6
2.2.2.Một số kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây cam quýt ở trong
nước……………………………………………………………………………….….. 6
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sự gây hại của một số sâu hại
trên cây cam quýt…………………………………………………….………………...7
2.3.1. Đặc điểm hình thái và sự gây hại của sâu vẽ bùa trên cây cam quýt……………7
2.3.2. Đặc điểm hình thái và sự gây hại của rầy chổng cánh trên cây camquýt…….…9
2.4. Kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ một số sâu hại chính trên cây quýt..10
2.4.1. Một số kết quả nghiên cứu phòng trừ sâu vẽ bùa……………………………...10
2.4.2.Một số kết quả nghiên cứu phòng trừ rầy chổng cánh hại quýt………………...11
2.5. Đặc điểm tác dụng của các loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm………….12
iv


Trang
2.5.1. Tập kì 1,8 EC……………………………..........................................................13
2.5.2. Bini 58 40 EC…………………………….........................................................13
2.5.3. Supracide 40 EC…………………………….....................................................13
2.5.4. dầu khoáng DS-98,8 EC…………………………….........................................13
2.6. Vài nét về điều kiện địa lý của huyện Phước Long, tỉnh Bình phước……….…..14
2.6.1. Vị trí địa lý……………………………..............................................................14

2.6.2. Đặc điểm đất đai…………………………….....................................................14
2.6.3. Đặc điểm về khí hậu…………………………...................................................14
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………...16
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………….................................16
3.2. Nội dung nghiên cứu……………………………..................................................16
3.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu………………………….....................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………..................…….………16
3.4.1. Điều tra hiện trạng canh tác cây quýt tại Phước Long - Bình Phước............... .16
3.4.2. điều tra thành phần sâu hại và xác định loại sâu hại chính trên cây quýt...........17
3.4.3. Điều tra diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây quýt...................18
3.4.4. Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại quýt của một số loại thuốc hóa
học………………………….........................................................................................18
3.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………….............................................20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………............................21
4.1.hiện trạng canh tác cây quýt đường tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.......21
4.2. Thành phần sâu hại trên cây quýt đường tại Phước Long - Bình Phước...............25
4.3.Diễn biến mức độ gây hại của một số loài sâu hại chính trên cây quýt tại huyện
Phước Long, tỉnh Bình Phước…………………………..............................................28
4.3.1.Diễn biến mức độ gây hại của sâu vẽ bùa hại quýt…………………………......28
4.3.2. Diễn biến mức độ gây hại của rầy chổng cánh hại quýt………………….……31
4.4. Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa của một số loại thuốc hóa học……35
4.4.1. Tỷ lệ lá quýt bị hại trên các nghiệm thức thí nghiệm………………………….35
4.4.2. Mật số sâu vẽ bùa trên các nghiệm thức thí nghiệm……………………...……36
4.3.3. Hiệu lực trừ sâu vẽ bùa của các loại thuốc hóa học tại Phước Long – Bình
Phước…………………………………………………………………………………37
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………………………39
5.1. kết luận…………………………………………………………………………...39
5.2. Đề nghị…………………………………………………………………………...39
v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa

TSXH

Tần suất xuất hiện

ĐT

Điều tra

STT

Số thứ tự

BVTV

Bảo vệ thực vật

NT

Nghiệm thức

NTĐC

Nghiệm thức đối chứng


NTP

Ngày trước phun

NSP

Ngày sau phun

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KD

Kinh doanh

TB

Trung bình

MS

Mật số

LBH

Lá bị hại

CBH


Chồi bị hại

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các loại thuốc trừ sâu thí nghiệm………………………………….……….18
Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác cây quýt đường ở Phước Long – Bình Phước, 2009….22
Bảng 4.2 Nhận biết một số loài sâu hại, thiên địch và biện pháp phòng trừ nông dân đã
áp dụng trên vườn quýt đường tại Phước Long – Bình Phước, 2009……...…………24
Bảng 4.3 Thành phần sâu hại trên cây quýt đường tại huyện Phước Long, tỉnh Bình
Phước (tháng 3-5/2009)……………………………………………………………....26
Bảng 4.4 Tỷ lệ lá quýt non bị sâu vẽ bùa gây hại trên nghiệm thức thí nghiệm……..35
Bảng 4.5 Mật số sâu vẽ bùa sống trên các nghiệm thức thí nghiệm trước và sau phun
thuốc ở huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước……………………………………..….36
Bảng 4.6 Hiệu lực trừ sâu vẽ bùa gây hại trên cây quýt đường của một số loại thuốc
thí nghiệm………………………………………………………………………….…37

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Sơ đồ thí nghiệm…………………………………………………………....19
Hình 4.1 Một số loài sâu hại trên cây quýt đường tại huyện Phước Long, tỉnh Bình
Phước (tháng 2-5/2009)………………………………………………………………27
Hình 4.2 Triệu trứng gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella gây hại trên cây
quýt đường tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước……………………………...…28
Hình 4.3 Rầy chổng cánh Diaphorina citri gây hại trên cây quýt đường…………....32
Biểu đồ 4.1 Diễn biến mức độ gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistis trên vườn quýt

đường 2 năm tuổi tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, (tháng 3-5/2009)……....29
Biểu đồ 4.2 Diễn biến mức độ gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistis trên vườn quýt
đường 3 năm tuổi tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, (tháng 3-5/2009)……....29
Biểu đồ 4.3 Diễn biến mức độ gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistis trên vườn quýt
đường 7 năm tuổi tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, (tháng 3-5/2009)……....30
Biểu đồ 4.4 Diễn biến mức độ gây hại của rầy chổng cánh Diaphorina citri gây hại
trên vườn quýt đường 2 năm tuổi tại Phước Long – Bình Phước (tháng 3-5/2009)….32
Biểu đồ 4.5 Diễn biến mức độ gây hại của rầy chổng cánh Diaphorina citri gây hại
trên vườn quýt đường 3 năm tuổi tại Phước Long – Bình Phước (tháng 3-5/2009)….33
Biểu đồ 4.6 Diễn biến mức độ gây hại của rầy chổng cánh Diaphorina citri gây hại
trên vườn quýt đường 7 năm tuổi tại Phước Long – Bình Phước (tháng 3-5/2009)….33

viii


Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu
1.1.1.Cơ sở tiến hành và ý nghĩa của nghiên cứu
Cây quýt có tên khoa học Citrus reticulata Blanco thuộc họ Rutaceae, là loại
cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân
tỉnh Bình Phước nói riêng và nhiều tỉnh khác trong cả nước ta. Quả quýt là loại quả
giàu chất bổ dưỡng dùng để ăn tươi, đóng đồ hộp, làm mứt…Một số giống quýt ngọt
rất thích hợp cho trẻ sơ sinh và người già yếu. Vỏ và hạt quýt còn là bài thuốc chữa
một số bệnh như tim mạch, sốt rét…
Bình Phước là một tỉnh của vùng miền Đông Nam Bộ, mang đậm nét của khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều tiềm năng về đất đai, nước tưới, rất thuận lợi cho việc
phát triển những vườn cây ăn quả năng suất, chất lượng cao.
Tại huyện Phước Long, cây quýt đã được xem là nguồn thu nhập chủ yếu của
nhiều hộ gia đình, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, góp phần không

nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhưng trong thời gian gần đây diện
tích trồng quýt của huyện không tăng, năm 2005 diện tích trồng quýt của tòan huyện là
204 ha, đến năm 2008 diện tích chỉ còn 96 ha (phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Phước Long). Nguyên nhân diện tích trồng quýt giảm có thể là do kĩ thuật
canh tác của nông dân còn hạn chế, song trong thực tế nông dân đang đương đầu với
khó khăn lớn nhất là bị dịch hại tấn công làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, gây
thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho người nông dân trồng quýt. Nghiêm trọng hơn,
nhiều vườn quýt đang tươi tốt trở nên tàn lụi và bị phá bỏ thay thế vào đó là những cây
trồng có giá trị kinh tế thấp. Trong nhóm dịch hại trên cây quýt đường côn trùng được
xem như một vai trò quan trọng trong việc gây thất thu năng suất của cây. Vì vậy hàng
năm việc điều tra nắm bắt thành phần, thời điểm phát sinh và gây hại của các loại sâu
hại trên cây quýt đường để đưa ra các biện pháp quản lý các loại sâu hại có hiệu quả, phù
hợp với tập quán của nông dân trồng quýt là hết sức cần thiết hiện nay tại địa phương.
1


Được sự đồng ý của Bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông học trường Đại học
Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đề tài “Sâu hại trên cây quýt đường và hiệu lực
trừ sâu vẽ bùa của một số loại thuốc hóa học tại huyện Phước Long, tỉnh Bình
Phước” được thực hiện, nhằm góp phần cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây
dựng các biện pháp quản lý sâu hại trên cây quýt.
1.1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
- Xác định được hiện trạng canh tác cây quýt của Nông dân tại huyện Phước Long,
tỉnh Bình Phước.
- Xác định được thành phần sâu hại và loài sâu hại chính trên cây quýt.
- Xác định được diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây quýt.
- Xác định được hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại trên cây quýt của một số lọai thuốc hóa học.
1.2. Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2009 tại các xã Long Bình,
Bình Thắng, Đức Hạnh huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát chung về cây quýt

2.1.1. Nguồn gốc và phân bố của cây quýt
Cam quýt là thổ sản của vùng Đông Nam Á. Phần lớn các loài cam quýt có
nguồn gốc nằm trong vùng trải dài từ sườn núi phía nam của dãy Hy Mã Lạp Sơn đến
miền bắc Myanma (Nguyễn Văn Kế, 2000).
Cũng theo Nguyễn Văn Kế (2000) vùng trồng quýt thường tập trung từ 350 VĐ
Bắc tới 350 VĐ Nam bán cầu. Nhờ kỹ thuật chọn giống và ghép cây mà nó có thể trồng
được lan rộng ra tới 430 VĐ Nam bán cầu. Cam quýt là loại cây quả có sản lượng rất
lớn 90.887.000 tấn (năm 2000), chúng được trồng cả ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Tại Việt Nam diện tích trồng cam quýt là 63.400 ha (năm 1999) với sản lượng là
405.000 tấn.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây quýt
Rễ cây quýt
Cây quýt thuộc loại rễ cọc có thể ăn sâu xuống đất, khi trồng bằng hạt hay cây
ghép, cây con trong vườn ươm rễ cọc thường bị đứt và thường chúng sẽ cho 2 -3 rễ cái
lớn. Các rễ này phân nhánh nhiều lần cho tới khi có rễ sợi, trên các rễ sợi này mang
nhiều lông hút.
Theo H. Rebour trên đất cao thì có tới 60% số rễ phân bố ở tầng đất 0-50 cm;
30% ở tầng sâu 50-100 cm và còn lại là ở tầng sâu dưới 100 cm. Khi trồng bằng cành
chiết 80% số rễ nằm ở tầng mặt.
Sự sinh trưởng của rễ thường theo sau sự sinh trưởng của thân cành, nhưng
thường chậm và kéo dài hơn. Rễ hút nước và muối khoáng liên tục nhưng mạnh nhất
vào thời kỳ ra hoa và kết quả (Nguyễn Văn Kế, 2000)

Thân cành của cây quýt
3


Quýt có thân hình trụ hay bán bụi. Trên thân cành có thể có gai. Cành quýt sinh
trưởng theo kiểu hợp trục mỗi năm có 3- 4 đợt lộc cành, điều này thể hiện rõ ở những
vùng có 4 mùa như Bắc bộ. Đợt cành mùa xuân cho cành dinh dưỡng và cành quả, đợt
cành mùa hè và mùa thu cho cành mẹ của cành quả năm tới và đợt cành mùa đông
mọc ra từ những cành quả không hữu hiệu của mùa xuân. Ở Nam Bộ, do nóng quanh
năm nên các đợt lộc cành chồng chất lên nhau. Đợt cành đầu mùa mưa cho cành quả
và cành dinh dưỡng và đợt cành giữa và cuối mùa mưa là cành mẹ của cành quả năm
tới ( Nguyễn Văn Kế, 2000).
Lá quýt
Lá quýt là lá kép, có cánh lá rất nhỏ, lá có hình dạng thay đổi theo mùa thường thì
có dạng e lip và có tuyến tinh dầu, mặt dưới có khỏang 500 khẩu bào/mm2. Số lượng lá
trên cây đóng vai trò quan trọng nên cần có biện pháp duy trì số lá xanh nhiều và tốt.
Hoa quýt
Hoa quýt là hoa đơn hoặc chùm, mọc từ nách lá có màu trắng, thơm, nhiều nhị
đực và có 5 cánh, nhị đực kết thành bó ở phía gốc lá. Ở Bắc Bán cầu sự phân hóa mầm
hoa xảy ra từ ngay sau thu hoạch tới tháng 2-3 dương lịch.
Quả quýt
Cây quýt thường có quả hình cầu dẹt, vỏ quả quýt có 2 lớp ở ngoài có chứa tinh
dầu (lớp flavedo), bên trong là lớp có màu trắng và xốp (lớp albedo). Phần ruột chia
thành nhiều múi, trong mỗi múi các lông của nội quả bì mọng nước biến thành con tép,
hình dạng và màu sắc con tép thay đổi theo loài. Dịch quả trong có chứa nhiều chất bổ
dưỡng, hương vị thơm ngon đặc trưng tùy loài (Nguyễn Văn kế, 2000).
Hạt quýt
Hạt quýt là hạt đa phôi, gồm một phôi hữu tính và nhiều phôi vô tính phát triển từ
phôi tâm. Màu của tử diệp có màu xanh, xanh nhạt ở các loài lai (cam sành, sảnh…).
2.1.3. Một số yêu cầu về sinh thái

Khí hậu
Cây quýt chịu lạnh kém dưới 130C cây ngừng sinh trưởng và trên 300C quang
hợp giảm. Khi gần đến thời kỳ thu họach hễ trời lạnh kết hợp với ẩm độ không khí
cao sẽ làm mã quả đẹp, màu vỏ trở nên vàng cam hấp dẫn hơn.
Chế độ mưa
4


Quýt là cây ưa độ ẩm trung bình, ẩm độ cao làm trái ít tươi hơn. Lượng mưa tối
thiểu là 1500 mm/năm. Nếu để tự nhiên không có nước tưới đến đầu mùa mưa cuối
tháng 4 đầu tháng 5 dương lịch, quýt ra lộc cành mới đồng thời nụ hoa. Giai đoạn hoa
đang nở và trái đang đậu nếu thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất. Kiểm
soát nước tưới để tạo ra hoa trái vụ ở những vùng không vó mùa đông lạnh. Chu kỳ
giữa mùa khô và mùa mưa quyết định ra hoa ở vùng nhiệt đới (Nguyễn Văn kế, 2000).
Chế độ nhiệt
Cây quýt cần chế độ nhiệt trung bình, tổng tích ôn hữu hiệu trong năm ở vùng
nhiệt đới đối với từng loại đất. Trên đất thấp tổng tích ôn hữu hiệu từ 5000 – 57000C,
Đất trung du là 35000C, trên đất cao trong khoảng từ 1000 – 25000C. Ở vùng cận nhiệt
đới tổng tích ôn hữu hiệu/năm từ 1600 – 2200OC. Cây quýt bắt đầu sinh trưởng từ
13oC tối ưu từ 25 – 30oC.
Chế độ ánh sáng và gió
Quýt là cây không ảnh hưởng bởi quang kỳ. Quýt ưa ánh sáng nhẹ, ánh sáng
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, ánh sáng yếu làm giảm quang hợp,
ánh sáng mạnh sẽ làm tăng hô hấp cường độ quang hợp giảm cây cằn cỗi. Trong điều
kiện cây đang cho trái nếu gặp ánh sáng trực xạ mạnh dễ làm cho quả bị nám.
Quýt là cây không chịu gió, gió mạnh làm gãy cành, rụng quả vì vậy chú ý thiết
kế đai chắn gió hợp lý. Khoảng cách trồng quýt tùy vào đường kính tán thường là từ
4–5 m là phù hợp (Nguyễn Văn kế, 2000).
Điều kiện đất đai
Cây quýt có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau. Quýt ưa đất phù sa ven

sông, đất thịt thoát nước tốt, cây quýt không chịu được úng. Đất nhiễm mặn làm cho
quýt cháy lá. Quýt cần tầng canh tác sâu khoảng 1,5 m. Phần lớn đất đai vùng đồi núi
miền Đông Nam Bộ đều thỏa mãn các yêu cầu của cây quýt, độ pH thích hợp cho quýt
là từ 5-6, nếu pH >6,5 cây quýt sẽ có dấu hiệu thiếu kẽm và sắt. Nếu trồng trên đất sét
nặng phải bón vôi nhiều năm để vừa nâng cao năng suất vừa nâng cao tuổi thọ của cây
2.2. Một số kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước về thành phần sâu hại trên

cây cam quýt

5


2.2.1.Một số kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây cam quýt ở nước ngoài
Denis’S Hill (1981) ghi nhận trên cây thuộc họ Citri có 110 lòai côn trùng phá hại,
sâu hại chính có 38 lòai, các loài gây hại nặng là rệp sáp (Planococcus citri), bọ xít cam
(Rhynchocoris sp.), Rệp mềm (Toxoptera sp.), Ruồi đục trái (Dacus dorsalis spp.).
John. Lnickel ghi nhận trên cây họ Citri có 22 loài sâu hại chủ yếu là rệp sáp và
rệp dính, bọ xít cam (Rhynchocoris bumeralis Stoll), rệp mềm (Toxoptera citricidus
K.), sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainon), câu cấu xanh lớn (Hypomeces
squamosus Fab)
Kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây có múi của Dan Smith và ctv
(1997) tại Australia, đã ghi nhận một số loài sâu hại quan trọng là bọ xít (Biprolulus
pibox Breddin), các loại ngài chích hút trái (Othereis fullonia Clerck, Othereis matera
L., Eudosima salamina Gramer)
2.2.2.Một số kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây cam quýt ở trong nước
Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hòang (1995) ghi nhận trên cam quýt có một số
loài sâu hại phổ biến là Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella S.), Sâu đục vỏ trái (Praysen
dolemma M.), bọ xít cam (Rhynchocoris sp.), Rệp cam (Aphis citricidus K.), bướm phượng
(Papilionidae sp.),sâu cuốn lá (Homona cofferia N., Cacoecia micaceana W.) và rầy chổng
cánh (Diaphorina citri K.).

Theo Vũ Công Hậu (1996) ghi nhận có 352 loài côn trùng, 12 loài nhện phá hại
cây có múi, những loài thường gây hại nặng là rệp cam (Aphis citridus), bọ xít xanh
(Rhynchocoris humeralis Th.), rầy chổng cánh (Diaphorina citri K.)
Ở Thành phố Hồ Chí Minh (1998) Trần Thị Thiên An và Quản Thị Tuyết
Nhung đã xác định được có 28 loài sâu hại hiện diện trên cây cam quýt. Trong đó bộ
Homoptera nhiều nhất chiếm 11 loài, bộ Lepidoptera có 5 loài, bộ Colenoptera có 5
loài, bộ Orthoptera có 2 loài, bộ Hymenoptera có 1 loài bộ Acarina 2 loài và có 23 loài
hiện diện gây hại, có 5 loài chưa rõ tác hại và 10 loài đang định danh.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc năm 2000, điều tra thành phần gây hại trên cây có múi
vùng đồng bằng sông Cửu Long (năm 1993-2000) đã ghi nhận các loài sâu hại chính gồm
sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella S.), 15 loài ngài chích hút trái, với 4 loài phổ biến
(Eudocima salaminia, Othereis fullonia, Ophiusa coronata, Rhytia hypermnestra), sâu đục
vỏ trái (Prays citri), bọ xít xanh (Rhynchocoris poseidon), rầy chổng cánh (Diaphorina citri
6


K.), bù lạch (Scirtothrips dorsalis), rệp mềm (Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus),
rệp sáp gồm (Plannococcus sp., Pseudococcus sp.), bướm phượng (Papilio demoleus
Linnaeus, Papilio polytes, Papilio memnon), ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis), câu cấu
xanh (Hypomeces squamosus), sâu cuốn lá (Agonopterix sp.), rầy phấn (Aleurodicus
dispersus), nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora), nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus
B.), nhện đỏ (Panonychus citri M.).
Báo cáo khoa học trung tâm bảo vệ thực vật phía nam, năm 1997 ghi nhận trên
cây họ cam quýt có các loài sâu hại chính là ruồi đục trái (dacus dorsails), sâu vẽ bùa
(Phyllocnistis citrella S.), rầy chổng cánh (Diaphorina citri K.), bướm phượng
(Papilio spp.), rệp mềm (Toxoptera sp.), bọ xít trái (Rhyncohors humeralis Th.), nhện
đỏ (Panonychus citri M.).
Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, năm 1997-1998 ghi nhận được 20 loài sâu
hại trên cây có múi. Trong đó, các loài gây hại nặng như sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella
S.), rầy chổng cánh (Diaphorina citri K.), bướm phượng (Papilio sp.), rầy mềm

(Toxoptera citridus), nhện đỏ (Panonychus citri), nhện tuyết (Polyphagotarsomemus
latus), rệp sáp (Planococcus citri).
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sự gây hại của một số sâu
hại trên cây quýt
2.3.1. Đặc điểm hình thái và sự gây hại của sâu vẽ bùa trên cây cam quýt
Theo các tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), Trần Thị Thiên An (2002), Trần
Tấn Việt (2007) trưởng thành sâu vẽ bùa là một loài ngài rất nhỏ thân hình mỏng
mảnh, dài khoảng 2mm, sải cánh rộng khoảng 4-5mm. Toàn thân có màu vàng nhạt
hơi ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trước cả hai cánh đều có rìa lông dài.
Trưởng thành có tính chọn lọc nơi đẻ trứng tương đối chặt chẽ. Chúng thường đẻ trứng
ở cả 2 mặt lá hoặc ở 2 bên gân chính trên các chồi non và lá non của cây họ Citri. Các
lá non khoảng 2 x 4 cm thường rất thích hợp cho sâu vẽ bùa đến đẻ trứng. Một trưởng
thành sâu vẽ bùa thường đẻ được 70-80 quả trứng.
Trứng sâu vẽ bùa có hình bầu dục, rất nhỏ, dài khoảng 0,2-0,3 mm. Trứng mới
đẻ trong suốt, khi sắp nở có màu vàng, thời gian ủ trứng trung bình là 2 ngày.
Sâu non mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, dài 0,4 mm, lớn lên sâu có màu
vàng xanh, dẹp. Ở giai đoạn gần hóa nhộng sâu có màu trắng hơi ngả vàng, cơ thể
7


không còn dẹp nữa mà chuyển sang dạng hình ống. Sâu non của sâu vẽ bùa chỉ có thể
sống được trong điều kiện ẩm độ không khí cao nhưng khi mưa lớn lớp biểu bì bị rách
sâu sẽ bị chết sau một thời gian ngắn. Khi đẫy sức sâu đục dần ra mép của phiến lá nhả
tơ, dệt kén kéo bìa lá lại che kín tổ kén. Cũng có đôi lúc sâu hóa nhộng ngay giữa phiến
lá nhưng vẫn có khả năng kéo cả phiến lá che tổ kén. Nhộng dài từ 2-3 mm, phần đuôi
thon nhọn, có một gai nhỏ trên đầu. Khi mới hóa nhộng, nhộng có màu vàng lợt dần dần
chuyển sang màu nâu khi sắp vũ hóa.Vòng đời của sâu vẽ bùa kéo dài từ 19-38 ngày.
Cũng theo các tác giả này sâu vẽ bùa gây hại tất cả các cây họ Citri, ngoài ra
còn hại một số cây trồng khác như cây liễu, cây trà… Tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long, sâu vẽ bùa hiện diện phổ biến trên quýt tiều, quýt đường. Về khả năng gây hại,

kết quả điều tra cho thấy sâu vẽ bùa có thể tấn công 100% số cây trong vườn và có thể
làm thiệt hại đến 100% lá non trên cây. Kết quả điều tra năm 1998 tại Đồng Tháp ghi
nhận mức độ nhiễm sâu vẽ bùa trên cam quýt biến động từ 33,3-85,7%, tại Cần Thơ
ghi nhận có 69,4% vườn quýt tiều bị nhiễm và 100% vườn quýt đường bị nhiễm. Trên
2 tỉnh điều tra, tỷ lệ lá bị nhiễm sâu vẽ bùa biến động từ 7,4-58,9%. Tỷ lệ lá bị nhiễm
cao nhất trong các tháng 8-9 dương lịch (36,6-58,9%) (thời điểm các đọt non ra đồng
loạt trên nhiều vườn cam quýt) và thấp nhất trong tháng 11 (7,4%).
Sâu vẽ bùa thường tập trung hại trên các vườn ươm, vườn tơ (nhỏ hơn 4 năm
tuổi). Sau khi nở, sâu đục những đường hầm ở mặt dưới lá để cạp ăn lớp tế bào nhu
mô diệp lục. Sâu ăn tới đâu thường bài tiết phân tới đấy, vệt phân thường kéo dài
thành một đường liên tục, giống như sợi chỉ dài. Đường đục thường rộng dần và kéo
dài theo tuổi của sâu. Các đường đục này khi khô đi có hình dạng ngoằn ngoèo rất rõ
trên lá. Thường 1 lá chỉ bị 1-2 sâu tấn công, tuy nhiên khi mật số sâu cao có thể ghi
nhận 3-4 sâu/lá. Trong quá trình gây hại, ấu trùng có thể đục luồn từ mặt lá này sang
mặt lá khác bằng cách đi xuyên qua gân lá chính, hiện tượng này không được ghi nhận
trên lá già. Đường đục vòng vèo có ánh bạc và có thể dài từ 50-100 mm, các đường
hầm do sâu gây ra trên lá có thể làm lá bị uốn cong và biến dạng.

2.3.2. Đặc điểm hình thái và sự gây hại của rầy chổng cánh trên cam quýt

8


Theo các tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), Trần Thị Thiên An (2002), Trần
Tấn Việt (2007). Trưởng thành của rầy chổng cánh có kích thước nhỏ, thân dài từ 2,53 mm, nâu xám, cánh có màu nâu vàng, chân có màu xám nâu. Phần giữa cánh trong
suốt, kéo dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, dãy này bị gãy về cuối
cánh. Đầu nhọn, màu nâu nhạt, mắt có màu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu
đầu có màu đen. Bụng con cái sắp đẻ và đang đẻ có màu hồng, ống đẻ trứng nhọn, có
màu đen, hiện diện rất rõ ở phần cuối bụng. Bụng của con đực thon nhọn, có màu xanh
nhạt. Khi đậu phần bụng của trưởng thành nhổng cao một góc 300 với bề mặt nơi đậu.

Trứng rầy chổng cánh màu vàng, hình trái lê, dài khỏang 0,3 mm, phía trên
nhọn tạo thành một cuống nhỏ rất đặc biệt, thường được đẻ thành từng chùm ở trong
nách lá hoặc trên các chồi lá non (lá còn xếp, chưa mở ra).
Ấu trùng rầy chổng cánh dẹp màu cam và ở tại nơi được đẻ ra 1-2 ngày. Sau đó
chúng di chuyển đến phần già hơn. Ấu trùng thay da 5 lần trong thời gian từ 12-40
ngày, ấu trùng có thể có 8, 9 thế hệ chồng chất lên nhau. Chu kỳ sinh trưởng của rầy
chổng cánh có thể kéo dài đến 3 tuần, trưởng thành có thể sống được cả tháng.
Ở châu Á, chỉ ghi nhận được một loài rầy chổng cánh đó là loài Diaphorina
citri kuwayama thuộc họ Psyllidae, bộ Homoptera. Tại Việt Nam, rầy chổng cánh
được ghi nhận hiện diện trên nhiều vùng trồng cây có múi ở cả miền Bắc lẫn miền
Nam và tại đồng bằng sông Cửu Long, rầy hiện diện suốt năm.
Sau khi trưởng thành 2 – 3 ngày rầy chổng cánh bắt đầu giao phối và đẻ trứng.
Rầy chổng cánh thường đẻ trứng thành từng cụm trên các đọt non lá mới nhú chưa
xòe. Một rầy chổng cánh cái đẻ được 200-250 quả trứng. Nhiệt độ thích hợp cho rầy
chổng cánh phát sinh gây hại là 28-300c độ ẩm 80-85%. Cả ấu trùng và trưởng thành
đều chích hút lá cây, ngọn cây. Lá bị hại cong xuống các chồi ngọn bị chết.Năm đầu
thiệt hại không đáng kể nhưng năng suất có thể giảm và các cành bị khô. Năm thứ hai
các chồi mới bị hại, phần lớn các cành bị trụi lá, rất ít trái đậu và nếu có thì trái sẽ
giảm phẩm chất.
Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay tại đồng bằng sông
Cửu Long là truyền vi khuẩn Liberobacter siaticum gây bệnh Greening cho các cây ăn
trái có múi. Và chính do khả năng này mà rầy chổng cánh trở thành một đối tượng
dịch hại nguy hiểm nhất hiện nay cho nhiều vùng trồng cây có múi trên thế giới và cả
9


Việt Nam. Bằng cách chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh, sau đó khi tếp tục tấn
công trên những cây không bị nhiễm bệnh, rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này
qua kim chích hút và qua nước bọt do vi khuẩn Liberobacter siaticum có thể lưu tồn
và nhân mật số trong tuyến nước bọt của rầy chổng cánh.

2.4. Kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ một số sâu hại chính trên cây quýt
2.4.1. Một số kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa
Việc tỉa cành, vệ sinh vườn thông thoáng, bón phân NPK cân đối không bón
quá nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời điểm cây ra đọt non, chồi hoa quả non,
điều khiển sự ra chồi non sao cho tập trung, đồng loạt đều có thể hạn chế sự lây nhiễm
liên tục trong năm của sâu vẽ bùa. Trường hợp bị sâu vẽ bùa hại nặng thì có thể cắt bỏ
các chồi lá bị sâu gây hại nặng đem tập trung một chỗ để tiêu diệt làm giảm bớt nguồn
sâu trong tự nhiên. Riêng đợt lộc đông nên để lại cho thiên địch phát triển. (Trần Thị
Thiên An, 2002)
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), khuyến cáo biện pháp phòng trị sâu vẽ bùa
tại đồng bằng sông Cửu Long, nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina trong vườn cây
có múi. Chỉ sử dụng dầu khoáng hay thuốc hóa học để phòng trị sâu vẽ bùa khi tỷ lệ lá
bị nhiễm nhiều hơn 10%.
Thiên địch ký sinh trứng, nhộng và sâu non của sâu vẽ bùa gồm có các loài ong
trong họ Encyrtidae và họ Eulophidae. Ngoài ra kiến vàng cũng là loài thiên địch bắt
mồi có tác dụng khá rõ ràng trong việc khống chế sự phát triển của sâu vẽ bùa trên
vườn cây có múi. Khả năng ký sinh của các loài ong này rất lớn ở giai đoạn nhộng của
sâu vẽ bùa. Giai đoạn sâu non và nhộng có thể bị một số loài ong thuộc các họ
Encyrtidae, Eulopphidae ký sinh, đôi khi đến 70% (Trần Thị Thiên An, 2002).
Tại Ấn Độ, Katole và ctv. (1993) ghi nhận Phosphomidon và Dimethoate có
hiệu quả phòng trị tốt sâu vẽ bùa.
Boulahia S.Kheder (1996) cho biết trong 3 loại thuốc thử nghiệm: Condifor,
Evisect S và dầu khoáng Oleostec thì thuốc Condifor là có hiệu quả cao trong phòng
trừ sâu vẽ bùa, thuốc có thể gây tử vong cho sâu vẽ bùa đến 82,2%, trong khi đó tỷ lệ
gây tử vong của 2 loại còn lại là 66,46% và 61,72%.
Theo viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (1999), khi mật số sâu cao có thể dùng
một số loại thuốc nội hấp như Confidor 100 SL, Lannate 40 SP, Applaud 10 WP, phun dầu
10



nồng độ 0,25-0,5% phun khi cây vừa mới nhú đọt non, dầu phun đều phủ khắp tán cây,
phun đợt 2 khỏang từ 7-10 ngày sau khi phun lần đầu.
Theo Trần Thị Thiên An (2002) khi vườn cây ra lộc tập trung lá non dài 1 cm
có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Sulfat nicotin 40% (0,1-0,25%), Surpracide
40 EC (0,1%), Scout 1,6 EC (0,7-0,8 l/ha), dầu DC-TronPlus 98,8 EC (0,75-1%), để
phòng trừ sâu non sâu vẽ bùa.
Phòng trừ sâu vẽ bùa có thể dùng các loại thuốc hóa học như Azodrin 50 ND,
Bi 58 ND, hay PolytrinP 440 ND, Decis 2,5 ND, Sumicidin 10 ND và Sumicidin 20
ND hay Baytroid 2,5 ND hoặc Baytroid 5 ND, hay Phosalone. Tất cả các loại thuốc
trên đều phun lên chồi mới nhú 3– 4 cm, nếu cần thì 10 ngày sau phun thêm đợt nữa
(Trần Tấn Việt, 2007).
Sâu vẽ bùa có thể bộc phát tính kháng đối với thuốc đặc biệt với nhóm Cúc
tổng hợp và cả nhóm Lân hữu cơ, vì vậy khi sử dụng cần luân phiên các thuốc có gốc
hóa học khác nhau. Do tập quán của sâu là ăn luồn trong lá nên thuốc không thể tác
động ngay đến sâu vì vậy sau khi phun thuốc cần kiểm tra theo dõi để xác định hiệu
quả. Đối với dầu khoáng, để tránh ngộ độc cho cây cần tuyệt đối bảo đảm nồng độ
theo khuyến cáo và không nên sử dụng dầu khóang khi nhiệt độ ngoài trời vượt quá
300C. Có thể phối hợp dầu khóang với thuốc trừ sâu, tác động của thuốc sẽ mạnh hơn
trên ấu trùng và dầu khóang dễ dàng xâm nhập vào biểu bì của lá để tác động đến sâu
nằm phía dưới đó (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
2.4.2. Một số kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh hại quýt
Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch trong vườn cây có múi phát triển
bằng biện pháp phun thuốc hóa học hợp lý. Thiên địch bắt mồi của rầy chổng cánh
gồm có các loài kiến vàng Oecophylla smaragdina F., bọ rùa, nhện...Thiên địch ký
sinh của rầy chổng cánh gồm có các loài ong trong họ Eulopidae và Encyrtidae ký sinh
rầy non, nấm tua ký sinh rầy chổng cánh trưởng thành (Trần Thị Thiên An, 2002)
Thành phần loài ăn thịt và ký sinh rầy chổng cánh Diaphorina citri K. rất phong
phú. Nhóm ăn thịt gồm có 12 loài bọ rùa, một loài ruồi ăn rệp Syrphid và một loài thuộc họ
Chrysopidae. Nhóm ký sinh ghi nhận có một loài là Tetratichus radiatus Waterston loài này
cũng có thể hạn chế mật số rầy chổng cánh ở mức 90% (Trần Tấn Việt, 2007).


11


Các khảo sát của DahiyaKk, Lakrs RK, Dahiys As và Singh SP (1994) tại Ấn Độ,
ghi nhận các loại thuốc như Phosphamidon, Decamethin và Fenvalerate có hiệu quả tốt
đối với Rầy chổng cánh hơn là Cypermethrin, Chlorpyrifos, Dichlorvos, Endosulfan,
Oxydememton-Methyl và Quinalphos. Tuy nhiên tất cả các loại thuốc thử nghiệm đều
làm giảm đến 90% mật số rầy chổng cánh sau 7 ngày xử lý thuốc.
Tiến hành phun thuốc khi cây ra đọt non tập trung dài 1-2 cm, có thể dùng các
loại thuốc như Trebon 10 EC, Bassa 50 EC, Applaud Mic, dầu DC-Tronplus 98.8 EC
(Trần Thị Thiên An, 2002).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh phải
thực hiện đồng bộ, một số biện pháp tổng hợp như sau:
+ Trồng cây sạch bệnh
+ Không nên trồng các loại cây kiểng như Cần Thăng, Nguyệt Quới, Kim Quít
trong vườn do những cây này dẫn dụ rầy đến.
+ Loại bỏ nguồn bệnh bằng cách tiêu hủy những cây đã bị nhiễm bệnh.
+ Nuôi kiến vàng, Oecophylla smaragdina, ong ký sinh trong vườn.
+ Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dễ theo dõi và phát hiện sự hiện diện
của rầy chổng cánh.
+ Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế sự lây lan của rầy chổng
cánh từ nơi khác đến.
+ Vào các đợt ra đọt non, sử dụng bẫy màu vàng để phát hiện sự xuất hiện của
thành trùng nằm kịp thời đối phó với rầy chổng cánh. Cứ cách 5 cây (trên hàng) đặt 1
bẫy (IPM Thai-German Team, 1966). Khi phát hiện thành trùng, có thể sử dụng các
loại thuốc hóa học hoặc dầu khoáng Caltex-Oil/DCO Trion hoặc DC- Tron Plus ở
nồng độ 0,5% để phòng trị.
+ Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, chỉ sử dụng khi cần thiết, nhằm phát huy
thiên địch trong điều kiện tự nhiên của các vườn cây có múi.

2.5. Đặc điểm tác dụng của các loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm

2.5.1.Tập kỳ 1,8 EC

12


Thành phần hoạt chất kháng sinh Abamectin (18g/lít), ngoài ra còn có chất nhũ
dầu, chất bám dính, dung môi, chất thẩm thấu.
Công dụng đây là loại thuốc trừ sâu sinh học, có hiệu lực trừ sâu cao, phổ tác
dụng rộng, hiệu lực nhanh và kéo dài. Thuốc dùng để diệt sâu tơ, sâu vẽ bùa…
Nồng độ để diệt sâu tơ pha 4 ml thuốc trong 10lít nước, phun 600-800 lít nước
thuốc/ha. Thời gian cách ly 3 ngày sau phun (Công ty THHH Bạch long, 263 Thụy
Khuê, Tây Hồ - Hà Nội)
2.5.2.BiNi 58 40 EC
Thành phần hoạt chất Dimethoate (400g/lít), chất nhũ dầu
Công dụng BiNi 58 40EC là thuốc có độ độc trung bình với người, gia súc, gia
cầm. Độc với cá và ong, không tồn lâu trong môi trường. Thuốc có mùi rất khó chịu,
bay hơi mạnh nên dễ gây nhiễm độc qua da và đường hô hấp. Thuốc tác động tiếp xúc
và vị độc, có tính nội hấp mạnh, phổ tác dụng rộng, trừ được nhiều loại sâu và nhện
hại cây trồng.
Pha chế hòa 40-50 ml thuốc trong 16 lít nước, phun ướt đều lá cây. Phun 600-1000
lít nước thuốc/ha (Công ty cổ phần Nicotex, 114 Vũ Xuân Thiều, Long Biên - Hà Nội).
2.5.3.Supracide 40 EC
Thành phần hoạt chất Methidathion (400g/lít)
Công dụng thuốc Supracide 40 EC là thuốc có độ độc cao. Có tác dụng tiếp
xúc, vị độc, thấm sâu nhanh thuốc độc với cá và ong mật.
Thuốc đặc trị rệp sáp trên nhiều loại cây trồng, ngoài ra còn trừ rầy mềm, sâu vẽ bùa
và các loại côn trùng gây hại khác.
Pha chế pha từ 10-20 ml thuốc trong 10 lít nước, lượng nước thuốc phun 400800 lít/ha. Thời gian cách ly rau ăn lá 14 ngày, rau ăn quả 3-4 ngày, bắp cải 14 ngày.

(Công ty Syngenta)
2.5.4. Dầu khóang DS-98,8EC
Thành phần Petroleun Spray Oil (988g/lít)
Công dụng đây là loại dầu phun gốc dầu mỏ, dạng nhũ, pha chế theo phương
pháp đặc biệt để thay thế cho thuốc trừ sâu hóa học phổ rộng. Thuốc phân hủy nhanh,
không để lại dư lượng, không gây tính kháng cho sâu, an toàn với thiên địch, sử dụng
được cho tới ngày thu hoạch. Thuốc chuyên trị các loại sâu hại trên cây có múi như
13


sâu vẽ bùa, nhện đỏ…Thuốc có tác dụng làm sâu ngạt thở mà chết, gây ngán ăn, làm
cho trứng thối.
Pha chế pha từ 30-60 ml thuốc trong 8 lít nước (Công ty Thanh Sơn A, 84
đường số1, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh)
2.6. Vài nét về điều kiện địa lý của huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước
2.6.1.Vị trí địa lý
Huyện Phước Long là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Phước,
cách thị xã Đồng Xoài khoảng 60 km về phiá Bắc. Cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 170 km về hướng Tây. Phía Bắc giáp Campuchia và tỉnh Đắc Nông, phía
Đông giáp huyện Bù Đăng, phía Tây giáp huyện Lộc Ninh, phía Tây Bắc giáp huyện
Bù Đốp, phía Tây Nam giáp huyện Bình Long và phía Nam giáp thị xã Đồng Xoài.
(Bản đồ phụ lục 1).
Huyện phước Long với diện tích 1854,97 km2 dân số khỏang 185.248 người, mật độ
100 người/km2, gồm có 21 xã và 2 thị trấn (theo niên giám thống kê Phước Long, 2008).
2.6.2. Đặc điểm đất đai
Theo thống kê của phòng địa chính huyện Phước Long năm 2006, tổng diện
tích đất tự nhiên của huyện Phước Long là 159.245 ha. Phước Long được chia thành 4
lọai đất chính: đất xám 1.403 ha, đất đỏ vàng 155.822 ha, đất nâu vàng trên phù sa cổ
2.020 ha, đất đỏ vàng trên đá phiến sét 12.169 ha.
Địa hình của huyện Phước Long chủ yếu là đất đồi và thung lũng lòng chảo

xen kẽ nhau. Địa hình ở đây được chia cắt bởi các sông suối nhỏ.
2.6.3 Đặc điểm về khí hậu
Khí hậu của huyện Phước Long mang nét điển hình của nhịêt đới gió mùa, nóng
ẩm quanh năm và không có mùa lạnh. Hàng năm ở Phước Long thường có 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa bắt đầu từ khỏang tháng 4 đến tháng 11 dương lịch, mùa khô từ tháng 12
đến đầu tháng 5 dương lịch năm sau. Lượng mưa phân bố trong năm không đều,
thường tập trung vào các tháng mùa mưa (chiếm khoảng 90% tổng số lượng mưa cả
năm) lượng mưa rất ít vào mùa khô chỉ chiếm vào khoảng 10% lượng mưa cả năm,
trong mùa khô có những tháng không mưa nên gây nên tình trạng hạn hán.
Hàng năm ở huyện Phước Long chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió chính là gió Tây Nam
từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch và gió Đông Bắc từ tháng tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
14


Theo quan trắc khí tượng của trạm khí tượng Phước Long, một số đặc trưng về
khí tượng của khu vực có liên quan đến tình hình sâu hại trong năm 2008 và đầu năm
2009 (chi tiết phụ lục 2).
Trong đó, tổng giờ nắng trong năm 2.525 giờ. Tổng Nhiêt độ trong năm 2008
là 309,60C trung bình 25,80C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 dương lịch
(27,30C) và thấp nhất là vào tháng 12 dương lịch (24,90C). Nhiệt độ trung bình tối cao
(Tmax 34,20C), Nhiệt độ trung bình tối thấp (Tmin 20,20C) được chia ra các tháng chi
tiết trong năm.
Ẩm độ không khí trung bình cao nhất là tháng 9 dương lịch (90 %) và thấp nhất
là vào tháng 2 (67 %) trung bình cả năm là 79,8 %.
Tổng lượng mưa cao nhất là vào tháng 5 (654,8 mm) và thấp nhất vào tháng 1 l
(0,8 mm) tổng lượng mưa trung bình cả năm là 3239,2 mm.
So sánh điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết của tỉnh Bình Phước với những
yêu cầu sinh thái cơ bản của cây quýt, cho thấy trên địa bàn huyện Phước Long thích
hợp để mở rộng diện tích phát triển cây quýt.


15


×