Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THỰC TRẠNG NGUY CƠ ÔI NHIỄM TỒN LƯU CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.73 KB, 11 trang )

THỰC TRẠNG NGUY CƠ ÔI NHIỄM DO SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO
VỆ THỰC VẬT
***
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, nhân dân ta đã sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)
trong sản xuất nông nghiệp nhằm diệt trừ sâu bệnh gây hại cây trồng để bảo vệ
mùa màng. Ngoài ra, cũng có nhiều loại hóa chất được sử dụng trong hóa chất
nông nghiệp hoặc trong ngành y tế để diệt muỗi, phòng trừ sốt rét…
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) hàng năm, thiệt
hại mùa màng do sâu, bệnh gây ra trung bình mất khoảng 20 - 30% tổng sản
lượng. Việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật đã trở thành một trong
những phương tiện hữu hiệu nhất trong công tác phòng trừ dịch hại và bảo
quản nông sản, đảm bảo an ninh lương thực. Ngành hóa chất bảo vệ thực vật
(BVTV) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nông
nghiệp Việt Nam.
Với điều kiện khí hậu tự nhiên và đa dạng, Việt Nam là nước có lợi thế
lớn trong canh tác và phát triển nhiều loại giống rau quả khác nhau phục vụ cho
nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên cả nước đã hình thành nên
các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu
Long và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm nên sâu,
bệnh và cỏ dại xuất hiện quanh năm. Do đó để phòng trừ dịch hại và bảo vệ
cây trồng thì việc sử dụng thuốc BVTV vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ
yếu. Nhưng thực trạng sử dụng cho thấy, bà con nông dân thường có kiến thức
hạn chế về các loại hoạt chất trong thuốc BVTV, dẫn tới tình trạng sử dụng
thuốc BVTV thiếu hiệu quả và an toàn, làm tăng chi phí sản xuất và nguy cơ
mất an toàn thực phẩm (ATTP), ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường,
đặc biệt là ở các khu vực nghèo nơi nông dân chủ yếu dựa vào thuốc trừ sâu
giá rẻ nhưng thường lạc hậu và độc hơn. Mặc dù các chính sách và quy định
về thuốc trừ sâu đã tăng lên nhưng nhà nước vẫn không thể điều tiết thị trường
thuốc trừ sâu. Các nguyên nhân chính đằng sau sự thất bại nhà nước trong
điều tiết thị trường thuốc trừ sâu là ở cách thức quản lý, tham nhũng lớn, thông


tin méo mó và một hệ thống pháp luật lỏng lẻo.


Ngày nay, Việc sử dụng ngày càng nhiều các chất hữu cơ gây ô nhiễm
khó phân hủy (POP) và các loại HCBVTV có độc tính cao đã làm cho mức độ
tồn lưu dư lượng các loại hóa chất này trong nông sản, thực phẩm, đất nước,
không khí và môi trường ngày càng lớn. Các vụ ngộ độc thức ăn bởi HCBVTV,
các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng và trở thành
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta hiện nay.
Đứng trước thực trạng trên em tiến hành chuyên đề :” THỰC TRẠNG
NGUY CƠ ÔI NHIỄM DO SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT “ nhằm
đưa ra cái nhìn tổng quan về HCBVTV.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-

Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong nền nông nghiệp Việt Nam

-

Tìm hiểu nguyên nhân tồn lưu HCBVTV

-

Đề xuất một số giải pháp pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc

BVTV.


II. NỘI DUNG
1. Lý thuyết :Giới thiệu chung về thuốc BVTV

1.1 khái niệm HCBVTV
Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp Quốc (FAO) đã
đưa ra định nghĩa về HCBVTV như sau :” Hóa chất bảo vệ thực vật là bất kì hợp
chất hay hỗn hợp được dùng với mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát
các tác nhân gây hại, bao gồm vật chủ trung gian truyền bệnh của con người
hoặc động vật, các bộ phận không mong muốn của thực vật hoặc động vật gây
hại hoặc ảnh hưởng đến các quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận
chuyển, mua bán thực phẩm, nông sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thức ăn chăn
nuôi hoặc hợp chất phân tán lên động vật để kiểm soát côn trùng, nhện hay đối
tượng khác trong hoặc trên cơ thể chúng.
HCBVTV còn là tác nhân điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng lá,
chất làm khô cày, tác nhân làm thưa quả hoặc ngăn chặn rụng quả sớm. Cũng
có thể dùng HCBVTV cho cây trồng trước cũng như sau khi thu hoạch để bảo vệ
sản phẩm không bị hỏng trong quá trình bảo quản và vận chuyển.”
1.2. Phân loại thuốc BVTV
a. Theo mối nguy
Theo nguy cơ độc hại của hóa chất bảo vệ thực vật đối với sức khỏe con
người, chủ yếu là độ độc cấp tính đường uống và đường ngoài da khi thử
nghiệm trên chuột
Dựa trên LD50, phân loại được các nhóm:
 Cực độc
 Độc tính cao
 Độc trung bình
 Độc nhe
 Không có mối nguy nào
b. Theo công dụng
 Hóa chất diệt trừ sinh vật gây hại
 Hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật
 Hóa chất dùng trong bảo quản, xử lý, hay chế biến sau thu hái.
c. Theo cấu tạo hóa học

Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến trong việc triển khai xây
dựng các phương pháp phân tích, vì HCBVTV có cấu tạo tương tự thường có
tính chất giống nhau do đó phương pháp chiết, phương pháp phân tích giống
nhau, tạo điều kiện cho quá trình phân tích và xử lý. Ngoài ra, các hóa chất có


cấu trúc giống nhau, tác động đến sinh vật và con người cũng theo nguyên lý
tương tự nhau.
 Nhóm clor hữu cơ
 Nhóm phospho hữu cơ
 Nhóm cúc tổng hợp
 Nhóm carbamat
 Nhóm neonicotinoid
 Nhóm macrocyclic lacton
 Nhóm vô cơ
 Nhóm có nguồn gốc thực vật
1.3. Tác dụng của thuốc BVTV
a. Thuốc BVTV tác dụng tiếp xúc
Cách thông thường để kiểm soát sâu hại là phun thuốc BVTV lên sâu hại
hoặc lên bề mặt đối tượng cần bảo vệ có sâu đi qua với một lượng đủ thấm qua
lớp vỏ cơ thể sâu hại. Thuốc có tác dụng như vậy gọi là thuốc có tác dụng tiếp
xúc.
b. Thuốc BVTV tác dụng vị độc
Thuốc có tác dụng vị độc được sử dụng ở dạng phun, bột rắc hay mồi độc
và được dùng để diệt các loài có hại qua đường miệng của chúng. Các loài có
hại ăn phải thuốc cùng với thức ăn qua miệng.
c. Thuốc BVTV tác dụng nội hấp
Một vài loại côn trùng như ve, rệp,...hút nhựa bằng miệng. Chúng dùng
miệng nhỏ hình kim cắm vào cây trồng và hút nhựa. Loài côn trùng này rất khó
diệt bằng loại thuốc có tác dụng tiếp xúc. Nhờ cách gây độc vào nguồn thức ăn

của chúng là nhựa cây, chúng ta có thể đưa thuốc vào cơ thể côn trùng đó. Đó là
cách gây tác dụng nội hấp.
d. Thuốc BVTV tác dụng xông hơi
Để loại trừ một số sâu hại ngũ cốc, bột mì, chúng ta phải áp dụng biện pháp
xông hơi. Thuốc xông hơi được đưa vào khu vực cần xử lý ở dạng rắn, lỏng
hoặc dạng khí. Thuốc lan toả khắp không gian có sâu hại và diệt sâu hại qua
đường hô hấp.
2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
2.1.
Thực trạng sd HCBVTV trên thế giới
Phần lớn người ta chỉ đánh giá ích lợi của thuốc BVTV theo kết quả thu
hoạch mùa màng. Cách đánh giá như vậy không phản ánh đúng bản chất của


nó vì chưa tính đến cái giá phải trả cho vấn đề suy thóai và ô nhiễm trường và
tác động lên vấn đề kinh tế xã hội do việc sử dụng thuốc BVTV. Theo ước tính,
chỉ 0,1% lượng thuốc BVTV đã phun là có hiệu quả trực tiếp đối với sâu bệnh và
cỏ dại cần tiêu diệt, phần còn lại rất lớn (99,9%) sẽ tác động vào môi trường.
Hơn nữa, thuốc BVTV còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của con người và
gây thiệt hại đáng kể cho môi trường sinh thái. Theo báo cáo của LHQ, hàng
năm trên thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ độc do thuốc BVTV, trong đó có
khoảng 220.000 vụ tử vong. Việc sử dụng rộng rãi thuốc BVTV đã và đang làm
chết cá, chim nước, những kẻ thù tự nhiên của sâu bọ có hại, những côn trùng
thụ phấn cho cây trồng, làm cho hiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh ngày
càng gia tăng và gây ra nhiều vân đề nghiêm trọng cho môi trường sinh thái.
Chỉ tính riêng ở Mỹ, hàng năm thiệt hại cho môi trường sinh thái do thuốc
BVTV gây ra ước tính là 8 tỷ USD. Trên toàn thế giới ước thiệt hại này có thể lên
đến 100 tỷ USD.
Theo thống kê từ UN-FAO (1994), khối lượng HCBVTV được sử dụng ở
các nước là rất lớn. Trong đó, nước Mỹ có nền nông nghiệp phát triển, hàng

năm lượng sử dụng lớn nhất, chiếm tới 1/3 tổng số HCBVTV trên toàn thế giới
(chủ yếu là hóa chất diệt cỏ).
Bảng 1.2: Lượng HCBVTV được sử dụng hàng năm trên thế giới
(Nguồn: UN-FAO, 1994).
Nước
Canada
Mỹ
Trung quốc
Brasil
Colombia
ấn độ
Malaysia
Thái lan
Việt nam
Nước khác
Tổng

Số lượng(tấn/năm)
30.000
248.000
24.000
57.000
20.000
72.000
40.000
36.000
20.000
204.000
751.000


Tỷ lệ (%)
4
33
3.2
7.6
2.7
9.6
5.3
4.8
2.7
27
100

Xu hướng sử dụng HCBVTV ở các quốc gia đang phát triển ngày càng
tăng. Ví dụ: ở Thái Lan, năm 2001, riêng HCBVTV đã tăng lên đến khoảng
83.000 tấn, ở Việt Nam con số này cũng tăng lên gấp đôi so với năm 1994.


Khoảng 20-25% HCBVTV sản xuất ra được xuất khẩu từ các nước công nghiệp
sang các nước đang phát triển.
2.2
Thực trạng sd HCBVTV ở Việt Nam
Là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt
Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự
phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử
dụng HCBVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an
ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với
phân bón hóa học, HCBVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương
thực.


Do các loại HCBVTV thường là các chất có độc tính cao nên có hại với

sức khoẻ cộng đồng và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sinh thái cao nếu
không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Nhiều nghiên cứu trên thế
giới đã cho thấy dư lượng HCBVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực
phẩm là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người.
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại HCBVTV đã được sử
dụng từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát
triển của sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại
HCBVTV chưa nhiều. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin và do chủng loại HCBVTV
còn ít nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại HCBVTV có độc tính cao, tồn
lưu lâu trong môi trường (điển hình là DDT và Lindan). Hiện nay, nhiều loại
HCBVTV thế hệ mới có độc tính thấp, ít tồn lưu trong môi trường đang thay thế
dần HCBVTV cũ độc hại. Những năm gần đây, phương thức sản xuất đã có
nhiều thay đổi: thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, thay đổi cơ cấu giống cây
trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Vì vậy số lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như
trước năm 1985 khối lượng HCBVTV dùng hàng năm chỉ khoảng 6.500 đến
9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng hóa chất sử dụng bình quân khoảng 0,3
kg hoạt chất /ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng hóa chất sử dụng biến
động từ 25- 38 ngàn tấn.
Bảng 2: số lượng HCBVTV được sd ở việt nam
Năm
1992
1997
2006
Nhận xét: ….

HCBVTV sử dụng (tấn)
21.400

40.973
71.345


Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất trừ sâu cũng được sử dụng trong các lĩnh
vực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957
-1994 : 24.042 tấn. Hiện nay, tỉ lệ thành phần của các loại HCBVTV đã thay đổi
(hóa chất trừ sâu: 33%; hóa chất trừ nấm: 29%; hóa chất trừ cỏ: 50%, 1998).
Nguyên nhân của sự biến động này là do từ năm 1992 nền nông nghiệp
Việt Nam đã áp dụng rất có kết quả chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM). Nhiều hộ nông dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng
hợp trong sản xuất và chỉ phun hóa chất khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cơ
quan BVTV. Tại các địa phương có áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng
hợp IPM số lần phun hóa chất đã giảm đi. Kết quả này chứng minh rằng chương
trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM là một trong các biện pháp hữu hiện nhằm
tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng HCBVTV. Do tập quán canh tác và
diện tích trồng lúa lớn nên các các tỉnh vùng đồng bằng nông dân sử dụng nhiều
HCBVTV hơn (1,15- 2,66 kg thành phẩm/ha/năm) so với các tỉnh miền núi (0,23
kg thành phẩm/ha/năm). Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi
phun HCBVTV, tình trạng vứt bao bì HCBVTV bừa bãi.
2.3 ảnh hưởng của HCBVTV đối vs mtr và con người
*)Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường:
a. Đất:
- Nó hủy diệt các sinh vật có lợi lẫn sinh vật có hại có trong đất ,gây một
số vùng đất bị nhiễm bệnh ,bạc màu ,khô cằn,không có chất dinh dưỡng tạo
mầm bệnh trong đất.
b.. Nước :
- Nước bị ô nhiễm ,thuốc bảo vệ thực vật đi vào cơ thể động vật thủy
sinh như tôm cua, cá… làm cho chúng mắc bệnh hoặc dẫn đến chết,hệ dinh thái
dưới nước bị hủy hoại đồng thời còn ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.

c. Không khí:
- Chiếm một số khí độc từ thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới quá trình
hô hấp của nhiều loài sinh vật trên thế giới.
-Thuốc hoá học bảo vệ thực vật phát tán vào đất và nước.
*). Đối với con người:
Khi trực tiếp tiếp xúc (công nhân sản xuất thuốc, thủ kho thuốc BVTV...)
và sử dụng ( người đi phun thuốc...), thuốc BVTV dễ xâm nhập vào cơ thể người
qua đường tiếp xúc, vị độc, xông hơi, gây nhiễm độc và ngộ độc thuốc BVTV.


Những người ít hay không tiếp xúc với thuốc BVTV cũng có thể bị nhiễm độc do
ăn, uống những nông sản, nước nguồn, nước mưa có dư lượng thuốc BVTV
Tuỳ theo mức độ ngộ độc, chúng có thể gây:
- Ngộ độc cấp tính (acute poisoning): Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào
cơ thể với liều lượng lớn, phá huỷ mạnh các chức năng sống, được thể hiện
bằng các triệu chứng rõ ràng, quyết liệt, đặc trưng của mỗi loại chất độc, thậm
chí gây chết sinh vật.
- Ngộ độc mãn tính (chronic poisoning): Xảy ra khi chất độc xâm nhập
vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, được tích luỹ lại
trong cơ thể sinh vật( tích luỹ hoá học hay chức năng), những triệu chứng thể
hiện chậm, lâu dài, gây tổn thương cho các cơ quan của cơ thể, làm cho sinh
vật bị ốm, yếu ( ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh vật, gây đột biến, ung thư,
quái thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ sau) và có thể dẫn
đến tử vong.
- Biểu hiện của việc ngộ độc thuốc BVTV ở người:
• Trường hợp nhiễm độc nhe: Có thể gặp một hoặc nhiều biểu hiện
trong các triệu chứng như: Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chảy nước miếng,
chảy nước mắt.
• Ngộ độc ở mức độ trung bình: Buồn nôn, nôn, mờ mắt, đánh trống
ngực, tức ngực, đau thắt dạ dày, run rẩy, vã mồ hôi, co đồng tử, mạch chậm, …

• Ngộ độc nặng: Co giật, thở yếu, mê sảng, rối loạn nhịp tim, … tử
vong.
Vào năm 2002, hơn 7.000 trường hợp (khoảng 7.647 người) bị ngộ độc
thực phẩm do dư lượng thuốc trừ sâu được báo cáo, gây ra 277 trường hợp tử
vong tại 37 tỉnh trong số 61 tỉnh. Những con số này không bao gồm các trường
hợp “im lặng” về thương vong do thuốc BVTV gây ra. Ngoài ngộ độc cấp tính do
tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với thuốc trừ sâu, thì độc mãn tính do thuốc BVTV
gây ra có thể ảnh hưởng đến 2 triệu nông dân Việt Nam
2.4 Quản lý nguy cơ tồn lưu HCBVTV
– Điều tra, đánh giá bổ sung và cập nhật hiện trạng các khu vực ô nhiễm
HCBVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước; lập kế hoạch quản lý, xử lý;
– Tiếp tục nghiên cứu các công nghệ xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải
thiện môi trường khu vực ô nhiễm HCBVTV tồn lưu phù hợp với đặc điểm ô
nhiễm ở Việt Nam trong đó ưu tiên các giải pháp công nghệ không đốt;
– Tăng cường công tác chống nhập lậu HCBVTV không rõ nguồn gốc;
hạn chế việc phát sinh các khu vực ô nhiễm HCBVTV tồn lưu mới;


– Cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia liên quan đến quản lý, xử lý HCBVTV tồn lưu;
– Xây dựng các hướng dẫn quản lý, xử lý và phục hồi môi trường các
khu vực ô nhiễm HCBVTV tồn lưu.


III. KẾT LUẬN
Để có một vụ mùa bội thu thì sâu và dịch bệnh phải bị hạn chế và tiêu
diệt,do đó việc sd HCBVTV luôn là biện pháp ưu tiên hàng đầu. tuy nhiên, ko
phải người dân nào cũng ưu tiên chọn sd các HCBVTV có nguồn gốc sinh học,
độ độc thấp hạn chế sử dụng HCBVTV hóa học, cùng với đó là các biện pháp
cải tạo đất (dọn cỏ, phơi ải, rắc vôi...), nhằm phòng bệnh đến mức tối đa, tạo

điều kiện tốt nhất cho vụ trồng tiếp theo. Hiện trạng sử dụng và lựa chọn thuốc
BVTV của người nông dân chưa hoàn toàn đúng theo các quy định, hướng dẫn.
Nguyên nhân lớn nhất của việc này vẫn là do sức ép về mặt kinh tế. Nhằm duy
trì sản lượng sau mỗi vụ bằng cách sử dụng thuốc BVTV sai quy định có thể gây
ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Việc sản phẩm rau, quả an toàn không đảm
bảo VSATTP gây ngộ độc cho người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến uy tín và suy
giảm kinh tế cho cả một vùng sản xuất.
Thời gian cách ly khi sử dụng hỗn hợp thuốc chưa có cơ sở đảm bảo an
toàn cho sản phẩm và việc xử lý thuốc BVTV dư thừa cũng như nước rửa bình
phun cùng với việc vứt vỏ thuốc BVTV không đúng chỗ có thể gây ô nhiễm cho
môi trường . Dẫn tới Việc thực hiện đúng theo các chính sách và quy định về sử
dụng thuốc BVTV của người dân trong quá trình sản xuất có phần chưa đảm
bảo và hợp lý.. Bên cạnh đó, chính sách có những quy định cứng ngắc mà
người dân khó thực hiện như việc sử dụng đồ bảo hộ lao động và liều lượng
nồng độ khi phun thuốc do năng suất lao động bị giảm đi cùng việc sâu bệnh
biến đổi nhanh và gây tác dộng lớn đến sản lượng. Thay vào đó, người dân
cũng có một số phương pháp khác để đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá
trình sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo năng suất lao động.
Vì vậy cần hoàn thiện các quy định về lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV;
các quy định cần rõ ràng, chi tiết, phù hợp với thực tế sản xuất của người dân,
giúp cho người nông dân có thể hiểu rõ và thực hiện đúng theo yêu cầu. Địa
phương cần thắt chặt hơn công tác quản lý về sử dụng thuốc BVTV nhàm đảm
bảo VSATTP. Nhà nước cần có các ưu đãi cho công tác quản lý thuốc BVTV của
địa phương để việc quản lý được tốt hơn; tích cực nghiên cứu, lai tạo các giống
cây trồng chống chịu sâu bệnh…Đối với người nông dần cần tuân thủ theo các


quy định về sử dụng thuốc BVTV của nhà nước; chủ động nắm bắt diễn biễn
của dịch hại để chọn thời điểm phun và liều lượng phun hiệu quả nhất; chao đổi
kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau để cùng tìm ra các biện pháp an toàn và hiệu quả.

Như vậy, việc lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV của người dân sẽ đem lại hiệu
quả cao và đáp ứng được các quy định đã đề ra.



×