Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TTHỰC TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU CỦA HỌC SINH TRƯỜNG CHUYÊN THPT TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.16 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU CỦA HỌC SINH TRƯỜNG CHUYÊN THPT
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
“Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và

không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Do đó sk tâm thần
đóng vai trò thiết yếu để cấu thành “sức khỏe tốt”. Ngày nay,Xã hội ngày càng hiện đại kéo
theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống con người, phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm tiềm
năng cho sức khỏe tâm trí. Đó là một loạt các trạng thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm
trí như lo âu, trầm cảm, ám ảnh, hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt, động
kinh... Trong đó, lo âu là hiện tượng tự nhiên, hết sức bình thường của con người trong khi
họ gặp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Nhưng vấn đề lại ở chỗ không phải lúc nào
người ta cũng có một chút lo âu, mà ở rất nhiều người lo âu đã trở thành bệnh lí. Vì nó luôn
làm đảo lộn cuộc sống cá nhân, làm cho người đó ăn không ngon, ngủ không yên, tâm thần
bất an.
Trong đời sống thường ngày của con người không phải lúc nào cũng diễn ra tốt
đẹp, mà là một chuỗi thăng trầm. Mỗi khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn hay
nguy hiểm con người thường rơi vào trạng thái phổ biến là “lo lắng”, sự lo lắng ấy được
xem như một phản ứng tự vệ bản năng của con người. Tuy nhiên, nếu trạng thái tâm lý này
ảnh hưởng thái quá đến nhận thức, cảm xúc, hành vi và sinh lý của cá nhân thì dẫn đến
ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như học tập, làm việc, giao tiếp, vui chơi…Lúc đó, lo lắng
trở thành tình trạng bệnh lý thường gọi là “rối loạn lo âu”.
Theo NC, đối tượng có nhiều nguy cơ rối loạn lo âu nhất là lứa tuổi thanh thiếu
niên, do lứa tuổi này đang chuyển từ thời kỳ quá độ của sự trưởng thành“không hoàn toàn
là trẻ con và cũng chưa phải người lớn”, giai đoạn này các em đang trải qua nhiều thay đổi
quan trọng, với những thay đổi xảy ra nhanh, không đồng đều, không cân bằng…nếu như
không có sự quan tâm hợp lý từ người lớn , những xáo trộn này kết hợp với hoàn cảnh,
điều kiện không thuận lợi trong cuộc sống thì dễ dàng phát sinh những rối loạn tâm lý như
trầm cảm, stress, loạn thần cấp, hysteria (rối loạn phân ly) đặc biệt là RLLA.
Đặc biệt là những học sinh trường chuyên , những áp lực mà các em phải đối mặt


càng nhiều lên như: sự kỳ vọng của bố mẹ, sự cạnh tranh khốc liệt về mặt thứ hạng, rồi cả
áp lực vô hình về cái danh “ học sinh trường chuyên”,” con nhà người ta”…Những rối loạn
tâm lý này, không được chữa trị kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành.
Thế nhưng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến RLLA ở học sinh THPT nói chung và
học sinh trg chuyên nói riêng, ngoài các yếu tố sinh học nêu ở trên, còn có sự tác động của
các yếu tố tâm lý – xã hội như: Áp lực thành tích học tập, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội
và liên quan đến bản thân cá nhân. Những nguyên nhân này gây nhiều xáo trộn trong tâm
tư, tình cảm của , nếu những xáo trộn đó không kiểm soát được sẽ phát sinh những rối
loạn về mặt tâm lý cho các em.
Để có thể lý giải cho câu hỏi trên, ít nhất phải xác định được RLLA ở học sinh
THPT chuyên có những đặc trưng gì, nguyên nhân và mức độ biểu hiện như thế nào, trên
cơ sở đó, đưa ra những cách ứng phó và điều trị đúng đắn, phù hợp.


Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài: “THỰC TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG CHUYÊN THPT TỈNH THÁI BÌNH”
II.

NỘI DUNG
1. Lý thuyết

1.1. Khái niệm rối loạn lo âu
A, Lo âu bình thường
Lo âu là một phần của cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta ai cũng có lo âu,
khởi đầu lo âu là tự nhiên, bình thường và thậm chí còn có lợi. Lo âu là một hiện
tượng cảm xúc tất yếu của con người trước những khó khăn, thử thách của tự nhiên
và xã hội. Lo âu là tín hiệu cảnh báo của cơ thể trước những mối đe dọa đột ngột,
trực tiếp. Lo âu cần thiết cho mỗi cá thể để tồn tại và thích nghi [26, tr.11].
Lo âu bình thường có chủ đề, nội dung rõ ràng như: bệnh tật, công việc,
học tập... Lo âu diễn biến nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác động đến

tâm lý của chủ thể, hết tác động thì lo âu cũng không còn và thường không có hoặc
có rất ít triệu chứng cơ thể [9, tr.28].
B. Lo âu bệnh lý
Lo âu trở thành lo âu bệnh lý, khi xuất hiện không có liên quan tới một đe dọa
nào, mức độ lo âu không cân xứng với bất cứ một đe dọa nào và có thể tồn tại kéo
dài. Khi mà mức độ lo âu ngày tăng dần đến gây trở ngại rõ rệt các hoạt động
thường ngày lúc đó được coi là lo âu bệnh lý.
-

Lo âu bệnh lý có 2 mức độ: Lo âu tính cách (nhân cách lo âu) và rối loạn
lo âu.

1.2. Biểu hiện rối loạn lo âu
Biểu hiện về RLLA trên mỗi cá nhân là rất đa dạng và phức tạp, nhưng xét
từ góc độ tâm lý học thì RLLA được biểu hiện 4 mặt cơ bản sau:
a. Biểu hiện về mặt nhận thức
Chủ thể thường có những vấn đề về mặt nhận thức chẳng hạn như tri giác
với những sự việc hiện tượng không đúng với sự thật (sai thực tại) những gì xảy ra
xung quanh và đồng thời thiếu khả năng xem xét khách quan. Một đặc điểm nổi bật
ở người RLLA là khả năng tập trung chú ý không cao dẫn đến làm giảm thành tích
của cá nhân trong công việc mà đòi hỏi sự tâp trung cao như đọc, tính toán.
b. Biểu hiện về mặt cảm xúc
Những người bị RLLA thường có cảm xúc không bình thường như lo sợ, sợ
hãi, luôn luôn trong trạng thái bất an mà không có nguyên nhân hoặc đối tượng rõ


rệt. Sống trong tình trạng thần kinh căng thẳng, vì luôn lo sợ những đối tượng, hoàn
cảnh mà chủ thể cho là gây nguy hiểm có thể xuất hiện bất ngờ.
Sự sợ hãi, lo lắng thường xuyên làm cho chủ thể cảm thấy mệt mỏi, đau
khổ, mất thích thú trong hoạt động thường ngày. Dẫn đến có những cảm xúc tiêu

cực như dễ nổi nóng, khó kiểm soát cảm xúc. Đôi lúc chủ thể có những ý nghĩ rất vô
lý chợt xuất hiện trong đầu như sợ chết, sợ bị mất kiểm soát, hoặc sợ hóa điên.
c. Biểu hiện về mặt hành vi
Mức độ biểu hiện RLLA ở mỗi cá nhân hoàn toàn không thể giống nhau như
run rẫy, ấp úng, lúng túng, nói lắp, không thể đứng hoặc ngồi yên một chổ. Nhưng
hầu hết, đều có hành vi giống nhau là tránh né, e dè khi tiếp xúc với tình huống,
hoàn cảnh mà họ cho là gây ra lo âu.
d. Biểu hiện về mặt sinh lý cơ thể
Các triệu chứng về đường hô hấp như đánh trống ngực, tim đập mạnh hoặc
nhịp tim nhanh và kèm theo các cảm giác đau ở ngực, tức ngực, khó thở, cảm giác
thiếu không khí, thở gấp, thở ngắn. Đồng thời cơ thể xuất hiện những triệu chứng
kích thích thần kinh thực vật như toàn thân nóng bừng hoặc ớn lạnh, vã mồ hôi, có
cảm giác tê cóng hoặc như kim châm. Triệu chứng sinh dục hoặc nội tiết như mót
tiểu, tiểu khó, tiểu nhiều lần. Hệ tiêu hóa có các triệu chứng như: ăn không tiêu,
buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng, táo bón và co thắt ở dạ dày.
1.3 Rối loạn lo âu ở học sinh THPT
a. Khái niệm RLLA ở học sinh THPT
RLLA ở học sinh THPT là một trạng thái rối loạn về tâm lý và sinh lý ảnh
hưởng đến các hoạt động thường ngày như học tập, tình cảm, giao tiếp, hành vi và
các mối quan hệ xã hội.
*) Những Biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh THPT nói chung,học sinh trg
chuyên THPT nói riêng.
a. Những biểu hiện về nhận thức:
RLLA đã ảnh hưởng đến quá trình nhận thức ở học sinh THPT như sau:
+ Về tri giác, khi đang trong trạng thái lo âu, chủ thể thường nhìn những sự
việc hiện tượng không đúng với sự thật (sai thực tại) những gì xảy ra xung quanh và
đồng thời thiếu khả năng xem xét khách quan.
+ Về chú ý, khả năng tập trung và chú ý ở học sinh THPT có RLLA sẽ giảm
sút đi rất nhiều, cụ thể là không thể tập trung sự chú ý vào một việc gì lâu được mà
rất dễ bị phân tán tư tưởng từ đó dẫn đến không thể tập trung chú ý để học tập, hoạt

động giao tiếp và các hoạt động xã hội khác.


+ Và đồng thời về mặt tư duy cũng bị ảnh hưởng như các thao tác tư duy:
Khái quát hóa, trừu tượng hóa, suy luận, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp và thao
tác so sánh, phân loại.
b. Những biểu hiện về cảm xúc:
-

Đặc điểm biểu hiện cảm xúc ở học sinh THPT như luôn trong trạng

thái tâm lý căng thẳng, dễ bị kích động dù chỉ một kích thích nhỏ cũng có thể dẫn
đến những cảm xúc tiêu cực như dễ nổi nóng, cáu giận không có lý do, khó kiểm
soát cảm xúc.
-

Học sinh trg chuyên hay bị Thất vọng về kết quả học tập hoặc có

những mâu thuẫn nhỏ trong các quan hệ xã hội cũng tạo nên những cảm xúc âm
tính như tự trách mình, cảm thấy bất lực, chán nản hoặc cảm thấy bế tắc và có thể
xuất hiện ý nghĩ tự tử và thực hiện hành vi đó.
-

Sự sợ hãi, lo lắng thường xuyên làm cho cá nhân cảm thấy mệt mỏi,

đau khổ, mất thích thú trong hoạt động thường ngày và đồng thời ảnh hưởng thành
tích trong học tập như: mất hứng thú học tập, có cảm giác sợ học, sợ thi và hoạt
động giao tiếp hạn chế.
c. Những biểu hiện về hành vi:
Đặc trưng RLLA ở học sinh THPT là luôn có cảm giác bứt rứt toàn cơ thể,

không thể đứng hoặc ngồi yên một chổ, luôn ngọ nguậy chân tay, dẫn đến không thể
tập trung chú ý học tập. Kết quả là các em không theo kịp bài giảng cho nên không
hiểu bài, kết quả học tập giảm sút. Đối với các trường hợp học sinh này nếu không
các giải pháp phù hợp, kịp thời, từ đó các em có ý nghĩ các trốn học và xuất hiện
hành vi trốn học, bỏ trường đi lang thang.
d. Những biểu hiện về sinh lý cơ thể:
Các triệu chứng về đường hô hấp như đánh trống ngực, tim đập nhanh
hoặc nhịp tim nhanh và kèm theo các cảm giác đau ở ngực, tức ngực, khó thở, cảm
giác thiếu không khí, thở gấp, thở ngắn. Đồng thời cơ thể xuất hiện những triệu
chứng kích thích thần kinh thực vật như toàn thân nóng bừng hoặc ớn lạnh, vã mồ
hôi, có cảm giác tê cóng hoặc như kim châm. Triệu chứng sinh dục hoặc nội tiết như
mót tiểu, tiểu khó và tiểu nhiều lần. Hệ tiêu hóa có các triệu chứng như rối loạn tiêu
hóa, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng, ỉa chảy, táo bón và co thắt ở dạ
dày.
Về giấc ngủ cũng thường rối loạn, như khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít, ngủ
không sâu, chập chờn, có thể có chiêm bao, ngủ đủ giấc nhưng luôn cảm thấy thiếu
ngủ, không sảng khoái.


1.4. Nguyên nhân rối loạn lo âu ở học sinh trg chuyên THPT
Nguyên nhân RLLA ở học sinh trg chuyên là: các yếu tố sinh học, môi
trường hoặc kết hợp cả hai, trong nghiên cứu này chỉ đề cập yếu tố môi trường như
học tập, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và một phần liên quan đến bản thân cá
nhân.
-Nguyên nhân học tập( nguyên nhân chủ yếu)
McDonal (2001), nhận xét rằng mối quan hệ giữa kết quả học tập với lo âu
ở học sinh THPT là một vòng luẩn quẩn không lối thoát, phần nhiều học sinh có xu
hướng lo lắng về kết quả học tập, nhưng ngược lại sự lo lắng quá mức ấy sẽ làm
suy giảm thành tích học tập .
Hoạt động chủ đạo của học sinh trg chuyên THPT là hoạt động học tập, vì

thế yếu tố học tập là nguyên nhân chính gây RLLA ở các em và cũng như được học
sinh chia sẻ một số nội dung sau:
+ áp lực các kỳ thi khảo sát mang tính chất cạnh tranh,thải trừ.
+ Học cả ngày và gần như không có thời gian thư giãn;
+ Kết quả học tập không như mong muốn;
+ Điểm kém nhiều lần, thụt hạng trong lớp
+ Có quá nhiều bài tập;
+ Nội dung bài học khô khan và không làm hết bài tập.
+ áp lực khi mang danh “ con nhà người ta”…
+ danh hiệu, học bổng
Đặc biệt các em trg chuyên cuối cấp, ngưỡng cửa đại học luôn cái đích mà các
em hướng tới,không chỉ là đỗ đại học mà phải đỗ được các trg điểm,trg danh tiếng, phải
đoạt được thủ khoa,phải dành xuất học bổng,rồi là du học…các em tự tạo cho mình áp
lực vô hình để làm vui long các bậc làm cha mẹ, thầy cô cũng như danh tiếng kiêu hãnh
trường chuyên.
Bên cạnh đó, giáo dục nhà trường cũng tạo ra nguyên nhân quan trọng, đó
là cách giáo dục áp đặt làm cho học sinh thiếu tự tin, sáng tạo, nội dung chương
trình quá tải, áp lực thi cử nặng nề làm cho học sinh lúc nào cũng căng thẳng, lo sợ.
-

Nguyên nhân quan hệ gia đình:

Gia đình luôn là nơi tổ ấm để cá nhân được yêu thương, chia sẻ, nuôi
dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và đồng thời khi ở bên cạnh người thân thì cảm thấy
được an toàn, được hạnh phúc...Ngược lại, khi gia đình không còn là chổ dựa mặt
tinh thần nữa thì cá nhân cảm thấy bất an, bất hạnh, lo lắng, sợ hãi.


Lứa tuổi học sinh THPT có những gắn bó nhất định với gia đình, do đó có
những ảnh hưởng về mặt tâm lý tích cực hoặc tiêu cực đối với gia đình, trong

nghiên cứu này chúng tôi đề cập một số nguyên nhân gây RLLA ở học sinh THPT
như: Cha mẹ thường xuyên bất hòa, anh chị em có xung đột lẫn nhau, cha mẹ ly
hôn, không được tự quyết định một số việc liên quan đến bản thân (như làm theo sở
thích…), cha/mẹ quá khắt khe, cha mẹ không tin tưởng; và có xung đột với cha hoặc
mẹ.
-

Nguyên nhân quan hệ xã hội:

Trong mối quan hệ xạ hội, có nhiều nguyên nhân dẫn tới RLLA ở học sinh
THPT nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập nhiều đến 3 nguyên nhân
sau:
-

Quan hệ bạn bè.

-

Quan hệ với bạn khác giới.

-

Quan hệ với thầy cô giáo và những người xung quanh.

-

Nguyên nhân liên quan đến bản thân:

Nguyên nhân liên quan đến bản thân học sinh THPT cũng là một trong
những nguyên do tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm lý của các em.

+ Thứ nhất, tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT đã phát triển mức độ cao,
có liên quan đến nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những thuộc tính tâm lý, phẩm chất
cá nhân một cách quá tỉ mỉ và nghiêm khắc. Mặt khác do còn hạn chế về kinh
nghiêm sống, cho nên việc tự đánh giá gặp không ít khó khăn, đôi khi còn ngộ nhận
dẫn đến có những lo lắng như: Về ngoại hình không như mong muốn, cảm thấy
không ai hiểu mình, không đánh giá đúng năng lực của mình hoặc đặt ra mục tiêu
quá cao mà không thực hiện đươc. Một nguyên nhân khác nữa liên quan đến lòng
tự trọng không chấp nhận thua kém bạn bè cùng trang lứa.
Nguyên nhân thứ hai là do thiếu các kỹ năng xã hội, do thiếu hụt các kĩ
năng xã hội cần thiết hay là do lối sống thụ động, thu mình cụ thể như: Không biết
cách giải quyết vấn để của bản thân, không định hướng được tương lai, thay đổi thói
quen.
Tóm lại, những nguyên nhân gây RLLA ở học sinh trg chuyên THPT nói
chung rất đa dạng về nội dung, nhưng trong đó nhóm nguyên nhân học tập đóng vai
trò chủ yếu đối với RLLA ở học sinh THPT đồng thời nhóm nguyên nhân gia đình, xã
hội và bản thân học sinh chỉ là những yếu tố kết hợp.
2. Thực trạng
2.1. thực trạng trên thế giới


Lo âu được phát hiện và nghiên cứu từ rất sớm bởi Hypocrate (460 – 356), ông đã
đề cập đến sự “lo âu” với ý nghĩa là một bệnh lý. Trong tác phẩm “Aphorism” ông
đã mô tả lại sự sợ hãi của đứa trẻ như một căn bệnh với các triệu chứng sinh lý
như nôn mửa và tâm lý sợ bóng tối [36, tr.2].
Năm 1621, Robert Burton đã viết cuốn sách “The Anatomy of
Melancholy”, ông đã gợi ý rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa cảm giác lo lắng và
sợ hãi với các biểu hiện cơ thể như khó thở, mạch nhanh, đau tức vùng ngực,
chóng mặt. Richard Younge (1671) cho rằng lo âu chính là trạng thái phiền muộn
khổ sở với mọi vấn đề trong cuộc sống, lo âu là sự không bình thường về mặt tâm
lý. Đầu thế kỷ 18, thuật ngữ lo âu được y học nhắc tới và được cho là rối loạn tâm

thần. Sách giáo khoa về tâm thần học đầu tiên ở Anh quốc do tác giả William Battie
(1703-1776) viết, ông đã phân biệt được sự khác nhau giữa “điên loạn” và “lo âu”.
Khi nghiên cứu về các biểu hiện của lo âu, Benedict Morel (1809 –1873) đã khẳng
định rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa lo âu với các triệu chứng cơ thể và sự
thay đổi ở hệ thần kinh tự trị [35, tr.3 – 7].
Charles Darwin (1872) trong tác phẩm “Biểu hiện của cảm xúc ở người
và động vật” (The Expression of Emotions in Man and Animals) đã nói rõ nguồn
gốc, bản chất của sợ hãi và lo âu, mô tả như sau: Con người trải qua các thế hệ đã
cố gắng chạy trốn khỏi những kẻ thù nguy hiểm với niềm sợ hãi, lo âu ngày một
tăng lên. Từ đó, tâm lý học và tâm thần học bắt đầu nghiên cứu về lo âu và mô tả
bản chất của nó [43].
Có lẽ sự kiện có sức thuyết phục nhất trong lịch sử nghiên cứu về lo âu
đó là học thuyết của Freud (1895) về chứng suy nhược thần kinh. Lần đầu tiên khái
niệm lo âu được tiếp cận và được làm sáng tỏ về mặt bản chất. Từ suy nhược thần
kinh Freud đã tách ra một hội chứng riêng biệt gọi là “tâm căn lo âu” (anxiety
neurosis). Vào thời điểm đó, rối loạn phân ly và rối loạn nghi bệnh được xếp vào
suy nhược thần kinh và được cho là bệnh lý tâm thần, còn tình trạng hoảng sợ có
kèm lo âu theo Freud có liên quan đến những yếu tố sinh học cơ thể, quan điểm về
bệnh học này đã ảnh hưởng trong phần lớn thời gian của thế kỷ
Tuy không có bằng chứng khoa học xác đáng, nhưng học thuyết này
cũng làm sáng tỏ thêm về bản chất bên trong của RLLA và thể hiện một cách nhìn
mới .Mãi đến, vào đầu thế kỷ 20 những nghiên cứu về RLLA mới bắt đầu nở rộ và
đi sâu hơn vào bản chất của nó, đặc biệt ở hai lĩnh vực tâm thần học và tâm lý học.
Trong lĩnh vực tâm lý học nói chung và tâm lý học trị liệu, tâm bệnh học và tâm lý
học lâm sàng nói riêng, RLLA được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như


xã hội, hành vi, nhận thức, liên nhân cách, xuyên văn hóa… Các nghiên cứu chủ
yếu tập trung theo 3 hướng chính: (1) nghiên cứu thực trạng, khảo sát trên một
lượng lớn dân số để có số liệu thống kê cụ thể (mà trong y học gọi là dịch tễ học)

về thực trạng RLLA; (2) nghiên cứu xác định nguyên nhân hoặc xây dựng mô hình
về cơ chế RLLA; (3) nghiên cứu thực nghiệm về các liệu pháp trị liệu RLLA.
Về nghiên cứu thực trạng, cụ thể như sau: Theo thống kê của nhiều
nước trong nhiều thập kỷ qua, tỉ lệ RLLA trẻ em là 5,7 đến 17,7%. Theo nghiên
cứu của Kashani và O. Verchell (1997) tỉ lệ RLLA trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ là
khoảng 9%. Còn tại Hoa Kỳ hiện nay, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này"
[16, 490].
Trong nghiên cứu thống kê dịch tễ học của tác giả Anderson (1994) cho
rằng RLLA là một trong những dạng thường gặp nhất trong các bệnh về tâm thần
ở trẻ em với tỉ lệ mắc bệnh là 2,5% - 9,0% trong dân số chung, trong khi đó tỉ lệ ở
trẻ em chiếm từ 20% - 30%, nghiên cứu này Anderson khẳng định trong dân số
chung thì nhóm nữ giới có nguy cơ cao hơn nam giới [36, tr.127]. RLLA là một
trong những rối loạn tâm lý phổ biến nhất ở độ tuổi học đường (Costello, Mustillo,
Erkanli, Keeler và Angold, 2003), Tỉ lệ dao động khoảng từ 4% đến 25%, với mức
trung bình 8% (Boyd, Kostanski, Gullone, Ollendick và Shek, 2000) [44].
Trong một báo cáo của Ollendick (1998) khi nghiên cứu 649 trẻ em
được lựa chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi từ 12 – 17, có tới 16% cho biết ít nhất đã
một lần từng trải qua một cơn kịch phát hoảng sợ, đây là một dạng RLLA ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần [36, tr.104 – 105]. Một nghiên
cứu khác về thực trạng lo âu ở trẻ em của M.Prior và cộng sự (1983 – 2001) trên
2443 trẻ theo chiều dọc từ lúc sinh cho đến 18 tuổi. Kết quả cho thấy 42% những
em có tính cách hay xấu hổ, nhút nhát, thu mình trước 9 tuổi thường có RLLA vào
giai đoạn tuổi thanh thiếu niên [16, tr.206].
Trên phương diện nghiên cứu thực nghiệm mô hình trị liệu RLLA cho trẻ
em, trong đó liệu pháp nhận thức hành vi được đề cập nhiều nhất trong thời gian
gần đây, nghiên cứu của Philip Kendall ở Trường Đại học Temple (1994) với tên
gọi “coping cat workbook”. Ở Úc, Paula Brrett và Jane Hollmes (1999) xây dựng
một chương trình can thiệp lo âu sớm với tên gọi “Friends program” và đã được
Wignall và Rapee (1998, Đại học Queensland) ứng dụng trong điều trị RLLA, cho
đến ngày nay các phương pháp đó được ứng dụng ở nhiều nước [16, tr.490].



Một số nghiên cứu về nguyên nhân gây ra RLLA, theo nghiên cứu của
Warren và Huston (1997) cho rằng mối quan hệ gắn bó mẹ con quá kéo dài sẽ
làm tăng trạng thái RLLA của trẻ sau này [16, tr.206].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Sibnath Deb, Pooja Chatterjee, Kerryann
Walsh (2010), ở thành phố Kolkata, Ấn Độ, với mẫu nghiên cứu 460 thanh thiếu
niên (gồm 220 nam và 240 nữ) từ 13 tuổi đến 17 tuổi (lớp 9 đến lớp 12) được
chọn để tham gia nghiên cứu và sử dụng thang lượng giá STAI (State trait anxiety
inventory Spieberger, Gorsuch và Lushene 1970), kết quả cho thấy tỉ lệ RLLA
chiếm khoảng 20,1% đối với học sinh nam (45/220) và 17,9% nữ (43/240). Theo
Deb, (2001) nguyên nhân chính của sự RLLA ở thanh thiếu niên Ấn Độ cao là do
kì vọng của cha mẹ và áp lực thành tích học tập, khi so sánh tỉ lệ RLLA giữa học
sinh ở trường Bengali 24,6 % cao hơn học sinh trường English chỉ 21,6 %. Nhóm
kinh tế - xã hội: so sánh tỉ lệ RLLA cao nhất là nhóm kinh tế - xã hội có mức thu
nhập trung bình 30%, tiếp theo mức thu nhập thấp 28,6% cuối cùng là nhóm kinh
tế - xã hội có thu nhập cao 23,6% [44].
2.2. thực trạng ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay, vấn đề RLLA học đường nói chung và RLLA ở học
sinh THPT nói riêng như một hiện tượng xã hội mà các phương tiện truyền thông đề
cập đến nhiều. Dù vậy, những công trình nghiên cứu khoa học về RLLA dưới góc độ
tâm lý học, đặc biệt là những nghiên cứu về RLLA ở học sinh THPT còn nhiều hạn
chế, tạo nên sự tương phản khá rõ nét với các công trình nghiên cứu trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng đi vào các hướng chính
như nghiên cứu trên thế giới. Một nghiên cứu dịch tễ học của Bệnh viện Tâm thần
Trung Ương 1 từ (2000 – 2002) trên quy mô cả nước có tỉ lệ 2,7% RLLA trong dân
số chung [45]. Điều tra dịch tễ học của Lâm Xuân Điền Bệnh viện Tâm thần thành
phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ RLLA trong dân số thành phố Hồ Chí Minh 1,56% [46].Theo
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Khanh và cộng sự (2000) ở học sinh trung học
cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội có tỉ lệ chiếm khoảng 17,74 – 18,18% có biểu

hiện RLLA [13, tr.27].
Tượng tự nghiên cứu của tác giả Ngô Thanh Hồi - Bệnh viện Tâm thần
ban ngày Mai Hương trong dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường
học tại Hà Nội” là dự án hợp tác quốc tế giữa Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần
ban ngày Mai Hương với Trường Đại học Melbourne (Australia). Kết quả cuộc khảo
sát đã đưa ra con số giật mình: 19,46 % học sinh trong độ tuổi từ 10-16 tuổi gặp trục
trặc về sức khỏe tâm thần, đặc biệt sự hiểu biết của xã hội, thậm chí ngay trong


ngành y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần còn nhiều hạn chế. Như vậy, gần 20%
trẻ dưới 16 tuổi có vấn đề sức khỏe tâm thần [47].
Một nghiên cứu thực trạng khác về RLLA ở học sinh THPT trên địa bàn
thành phố Hà Nội của Lê Khanh, Nguyễn Thị Hằng Phương (2005) thực hiện, sử
dụng thang lượng giá lo âu Zung, kết quả so sánh về giới tính thì học sinh nam
7,72% có tỉ lệ cao hơn nữ 5,45% .Theo nhận xét của nhóm nghiên cứu này nguyên
nhân chính gây ra RLLA là áp lực về cường độ học tập, định hướng tương lai, áp
lực về thành tích học tập và kỳ vọng của gia đình. [48].
Nguyễn Thị Hằng Phương (2008) với đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân
gây ra rối loạn lo âu ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình” đã sử dụng công cụ
nghiên cứu chính thang lượng giá trầm cảm – Lo âu – stress (DASS42) và thang
lượng giá lo âu Zung. Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh có biểu hiện RLLA tương đối
cao 21,6%, trong nghiên cứu tác giả còn dùng bảng hỏi để tìm hiểu một số nguyên
nhân gây ra RLLA và nhận thấy nguyên nhân RLLA ở học sinh THPT chuyên Quảng
Bình, như mối quan hệ trong gia đình, áp lực thành tích học tập, quan hệ với bạn bè,
thầy cô giáo, bạn khác giới [22].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Hồ Hữu Tính, Nguyễn Doãn Thành (2009)
“Thực trạng stress lo âu và những liên quan đến lo âu ở học sinh Trường THPT
Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận”, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp cắt ngang mô tả, trên khách thể 311 học sinh lớp 12. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỉ lệ học sinh có biểu hiện stress lo âu chiếm khoảng 38%, theo nhận xét của

nhóm này với con số như trên là tương đối cao nhưng có thể hiểu được vì nghiên
cứu chỉ lấy mẫu trên học sinh lớp 12, là một đối tượng có thể nói đang phải đối mặt
với nhiều lo âu. Nguyên nhân stress lo âu như áp lực thành tích học tập, áp lực kỳ
vọng của gia đình, thi cử và thua kém bạn bè [49].
“Tìm hiểu biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh trung học phổ thông ở
thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Bùi Thị Hạnh Dung (2011) đã nghiên cứu RLLA
được biểu hiện ở 4 khía cạnh: Nhận thức, hành vi, cảm xúc và sinh lý cơ thể, đồng
thời tác giả đã nêu lên một số yếu tố dẫn đến RLLA như học tập, gia đình, bản thân
và biến cố. Mặt hạn chế của nghiên cứu này, tác giả chưa đưa ra được những giải
pháp khắc phục RLLA ở học sinh THPT [5].
Trong những năm gần đây, nước ta có những nhà nghiên cứu đi tiên
phong trong lĩnh vực thực nghiệm mô hình trị liệu về RLLA ở trẻ em và vị thành niên.
Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy, Trần Thành Nam,
Vũ Cao Hùng và Đặng Hoàng Minh đã thực nghiệm mộ hình trị liệu nhận thức –


hành vi cho trẻ em với tên gọi “Bước đầu áp dụng mô hình trị liệu nhận thức – hành
vi cho trẻ em có RLLA”. Nhóm nghiên cứu đã sử dùng thang lượng giá lo âu Zung
và thang lượng giá trạng thái biểu hiện lo âu trẻ em STAIC (State - trait anxiety
inventory for children) của Spieberger (1973), sau đó tiến hành trị liệu. Nhóm tác giả
này đã sử dụng công thức của M. L Smith và Glass’s (1977) để tính toán mức độ
tiến triển của nhóm trẻ theo đầy đủ quy trình trị liệu và nhóm trẻ không theo đầy đủ
quy trình trị liệu. Theo nhận xét của nhóm thì bước đầu đã thu được kết quả khá khả
quan [16,489 – 526].
Luận văn thạc sĩ của tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Anh (2012), về mô hình trị
liệu “Tác động của trị liệu nhận thức – hành vi đến học sinh THPT có RLLA dựa trên
định hình trường hợp” và sử dụng thang lượng giá lo âu Zung và thang trầm cảm
Beck, đã tiến hành thực nghiệm trị liệu RLLA trên 3 trường hợp trên mô hình trị liệu
nhận thức - hành vi và mô hình định hình trường hợp. Tác giả nêu lên một số cơ chế
dẫn đến RLLA theo các trường phái tâm lý học như tâm động học, nhận thức của

Beck và Emery, tập nhiễm xã hội và thuyết gắn bó, đồng thời dùng các phương thức
trị liệu RLLA cũng như một số cách tiếp cận trong trị liệu tâm lý hiện nay. Tuy nhiên,
xét về mô hình tiến hành tri liệu, tác giả chỉ đề cập đến hình thức trị liệu nhận thức hành vi, định hình trường hợp và có kết hợp với gia đình [50].
Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã trải rộng các mặt từ khảo
sát thực trạng, nguyên nhân cho đến áp dụng mô hình trị liệu RLLA. Tuy nhiên, xét
về số lượng các công trình nghiên cứu cũng như quy mô còn còn nhiều hạn chế, so
với các công trình nghiên cứu trên thế giới, nhìn một cách tổng thể vẫn chưa đủ để
trị liệu một cách chuyên nghiệp, hiệu quả của các trường hợp RLLA vốn phức tạp.
Mặt khác, những công cụ để lượng giá, sàng lọc trong nghiên cứu ở nước ta phần
lớn sử dụng các thang lượng giá RLLA của nước ngoài và đã được định chuẩn trên
người Việt như thang lượng giá lo âu Zung, Beck, thang lượng giá trầm cảm – lo âu
– stress (DASS), Halmiton, Spieberger. Vì thế rất cần có những công cụ lượng giá
RLLA phù hợp với trẻ em Việt Nam để nâng cao độ tin cậy ở các thang sàng lọc và
chẩn đoán RLLA với trẻ em, đặc biệt lứa tuổi vị thành niên.
III.

KẾT LUẬN
1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Đề tài đã hệ thống được những nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn
trong vấn đề RLLA ở học sinh THPT trên thế giới và Việt Nam, đồng thời


cũng khái quát được phần nào cơ sở lý luận về RLLA nói chung và RLLA
ở học sinh THPT, qua đó nêu ra khái niệm RLLA ở học sinh THPT.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu cách phân loại RLLA của ICD –
10 và DSM IV - TR, cũng như tiêu chuẩn chẩn đoán RLLA. Trong phạm vi
đề tài nghiên cứu đã tìm hiểu những nguyên nhân RLLA nói chung và
nguyên nhân chủ yếu gây RLLA ở học sinh THPT, những biểu hiện RLLA
nói chung và biểu hiện RLLA ở học sinh THPT, đã nghiên cứu các cơ chế

gây RLLA và cách điều trị RLLA.
1.2. Về thực tiễn
Về tiêu chí trường: Tổng số học sinh có mức độ RLLA nặng của ba
trường có 81 học sinh, trong đó cao nhất là Trường THPT Vĩnh Kim
chiếm tỉ lệ 14,6%, thứ hai là Trường THPT Dưỡng Điềm chiếm 13,6%,
cuối cùng là 6,8% của Trường THPT Rạch Gầm – Xoài Mút. Đối với RLLA
ở mức độ trung bình của ba trường là 146 học sinh, trong đó Trường
THPT Rạch Gầm – Xoài Mút chiếm 22,3%, Trường THPT Dưỡng Điềm
chiếm 22,0% và cuối cùng là Trường THPT Vĩnh Kim chiếm tỉ lệ 19,4%.
Đối với mức độ RLLA nặng, số lượng học sinh nữ nhiều gần gấp ba lần
so với học sinh nam cụ thể như sau: RLLA nặng có 60 học sinh nữ chiếm
tỉ lệ 14,6% và học sinh nam chiếm 7,6% với 21 học sinh. Bên cạnh đó,
RLLA ở mức trung bình có 86 học sinh nữ chiếm tỉ lệ 20,9% và 60 học
sinh nam chiếm 21,7%. Mức độ RLLA nhẹ giữa nam và nữ tương đối
bằng nhau 69 học sinh nam và 74 học sinh nữ. Như vậy, chúng ta nhận
xét rằng tỉ lệ RLLA ở học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam, điều này phù
hợp với giả thuyết nghiên cứu.
Về phương diện lớp: Mức độ RLLA nặng, có số lượng nhiều nhất là lớp
12, với 33 học sinh chiếm tỉ lệ 15,2%, xếp ở vị trí thứ hai là lớp 10, có 30
học sinh là 12,4% và cuối cùng là lớp 11, chiếm tỉ lệ 7,9% có 18 học sinh.
Trong khi đó, RLLA ở mức trung bình nói chung không có sự khác biệt
lớn, lớp 11 có 52 học sinh chiếm 22,7%, lớp 10 với 50 học sinh tỉ lệ 20,7%
và lớp 12 là 20,3% có 44 học sinh. Còn lại là mức RLLA nhẹ, lớp 10 chiếm
24,4%, lớp 11 là 21,8% và lớp 12 với 15,7%.
102
Sự hiểu biết về RLLA ở học sinh THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Giang ở mức độ rất ít. Còn đối với mức độ tự đánh giá về RLLA ở học
sinh THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang với mức thỉnh thoảng.



Về biểu hiện RLLA ở học sinh THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
có các mặt như: Biểu hiện về mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi và mặt
sinh lý. Trong đó, nhóm biểu hiện ảnh hưởng nhiều nhất là rối loạn sinh
lý và rối loạn cảm xúc, đa phần học sinh có biểu hiện với mức độ thường
xuyên và thỉnh thoảng, còn lại là hiếm khi.
Đối với RLLA ở học sinh THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang gồm
các nguyên nhân sau: Nhóm nguyên nhân học tập, liên quan đến bản
thân, quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong đó nhóm nguyên nhân
học tập là nguyên nhân gây RLLA nhiều nhất, các nguyên nhân còn lại
góp phần ảnh hưởng đến RLLA ở học sinh.
Nhìn chung những cách học sinh THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Giang thường sử dụng để ứng phó với RLLA đều có hướng tích cực, chủ
động và tìm sự hỗ trợ giúp đỡ như: Gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, cố
gắng thích ứng và tìm cách giải quyết nó. Nhưng bên cạnh đó, học sinh
chưa quan tâm nhiều đến những cách ứng phó như: Rèn luyện thể chất,
tham gia các hoạt động đoàn thể, tổ chức xã hội và sự giúp đỡ của các
nhà chuyên môn.
Những ý kiến mong muốn ở học sinh THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Giang trong việc ứng phó tốt hơn với RLLA: Đối với phụ huynh, người
thân cần dành thời gian quan tâm học sinh nhiều hơn về đời sống vật
chất và tinh thần. Về phía nhà trường, thầy cô giáo cần giảm áp lực trong
học tập, quan tâm về mặt tinh thân của học sinh, tổ chức các trò chơi
sinh hoạt tập thể nhiều hơn nữa. Với bạn bè, cần quan tâm, chia sẻ và
giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn cũng như trong học tập.
2. Kiến nghị
Nhằm góp phần giảm thiểu những áp lực trong học tập và cải thiện
những quan hệ trong gia đình, xã hội và bản thân học sinh, nhất là vấn
đề sức khỏe tâm thần học đường nói chung và vấn đề RLLA ở học sinh
THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang nói riêng. Thiết nghĩ, cần có sự
phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, các sở ban ngành địa phương cũng

như các trường THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang
Cần trang bị cơ sở vật chất cần thiết phụ vụ học tập tốt hơn, đồng thời
xây dựng hệ thống phóng tham vấn học đường tại các trường THPT.


Có chính sách thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ chuyên viên tâm lý làm
việc tại các trường THPT, đó cũng là một trong những biện pháp góp
phần giải quyết tình trạng thiếu
103
nhân lực trong tham vấn tâm lý học đường hiện nay, nhất là đối với các
trường THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
Phối hợp với Sở Y tế, giáo dục truyền thông về vấn đề sức khỏe tâm thần
nói chung cho giáo viên, học sinh và phụ huynh. Đồng thời, đào tạo,
nghiên cứu, phòng ngừa và can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần nói
chung và RLLA học đường nói riêng.
2.2. Đối với Trường THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
Nhà trường cần quan tâm đến đời sống tình cảm và giao tiếp ứng xử ở
học sinh, phải thực sự xem đây là một trong những mặt quan trọng trong
nhân cách của con người. Cần cải thiện và tăng cường hơn nữa mối
quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh, giữa học sinh với nhau trong nhà
trường.
Đối với giáo viên cần phải rèn dưỡng những kỹ năng ứng xử sư phạm
với học sinh và đồng nghiệp.
Ban giám hiệu nhà trường cần thành lập, duy trì hoạt động phòng tham
vấn tâm lý học đường để giúp đỡ, hỗ trợ học sinh tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc trong học tập và các mối quan hệ xã hội.
Cần giảm áp lực học tập, cần phối hợp nhiều phương pháp dạy học tích
cực khác nhau, đồng thời xây dựng nội dung bài học phong phú sinh
động, gần gũi với cuộc sống.

Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao tại trường học cũng như thường
xuyên tổ chức các hội thi về văn nghệ thể dục thể thao tại trường nhân
các ngày lễ lớn nhằm khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động văn
thể mỹ.
2.3. Về phía gia đình
Các bậc phụ huynh cần tạo bầu không khí trong gia đình vui vẻ, hòa
thuận, hạnh phúc, thường xuyên trò chuyện và chia sẻ về các mối quan
hệ trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Các bậc phụ huynh không nên tạo áp lực về thành tích trong học tập và
đặc biệt là về điểm số.


Các cha mẹ cần có sự quan tâm sâu sát hơn, cần thường xuyên liên lạc,
trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với các lực lượng giáo dục nhằm nắm
bắt được tình hình học tập và các mối quan hệ xã hội khác.
2.4. Đối với học sinh THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
Mỗi học sinh cần phải trang bị những kiến thức về RLLA, chủ động trong
việc phòng ngừa và ứng phó với RLLA.
104
Chủ động trong việc quản lý thời gian hợp lý giữa học tập, thư giãn, giải
trí và hoạt động văn thể mỹ, hoạt động công tác xã hội.
Nhận biết năng lực của bản thân từ đó đưa ra những mục tiêu, yêu cầu
phù hợp.
Khi có RLLA cần sự trợ giúp từ gia đình, thầy cô giáo và các nhà chuyên
môn.



×