Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp dạy học sinh lớp 2 giải toán có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.84 KB, 19 trang )

1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy Đại hội Đảng lần thứ XI đã có
nghị quyết về giáo dục đó là: "Nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục
lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn." Để đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục - đào tạo đã chủ trương đổi
mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo
dục toàn diện (Đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài
hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học.
Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà
trường của mỗi quốc gia. Là bậc học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền
vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu tạo ra
những con người có “tài”, có “đức”. Những gì thuộc về trí thức và kỹ năng về
hành vi và tình người… được định hình ở bậc Tiểu học và nó sẽ theo suốt cuộc
đời mỗi em như : kỹ năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày… Những gì
được hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi, cải tạo lại. Chính vì vậy
môn Toán ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động trí tuệ
rất lớn cho học sinh. [1]
Hiện nay trong các trường đã và đang vận dụng phương pháp dạy học đổi
mới, đó là cách dạy hướng vào người học hay còn gọi là “Lấy học sinh làm
trung tâm”, người thầy là người hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình chiếm lĩnh
kiến thức của học sinh, với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Để
vận dụng tốt được cách dạy học mới này đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết
với nghề, phải dày công nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp với đối tượng học
sinh mình dạy.
Qua xem xét và nghiên cứu thực tế dạy toán có lời văn của lớp 2 trường
Tiểu học Quảng Lưu. Tôi thấy chỉ được khoảng 30% biết giải toán, còn 70% rất
lơ mơ, lúng túng những bài toán có lời văn. Dạy học toán có lời văn là một bộ
phận kiến thức toán học hoàn chỉnh cho học sinh Tiểu học. Mỗi bài toán có lời


văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích
tổng hợp để giải quyết vấn đề.
Qua giảng dạy thực tế của lớp 2 những năm trước, tôi thấy học sinh gặp
rất nhiều khó khăn về tính toán, tư duy, kĩ năng trong việc giải toán có lời văn.
Chính vì những lý do trên bản thân tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiÖm về:
“Một số biện pháp dạy học sinh lớp 2 giải toán có lời văn”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp bản thân tôi cũng như đồng nghiệp có
được những hiểu biết cơ bản về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kỹ
năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 trong nhà trường Tiểu học hiện nay.
Qua đề tài này tôi có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để
tìm ra phương pháp hiệu quả nhất về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 2 nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học
nói chung.


- Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 2 thành
thạo và vận dụng được các phép tính nhân chia vào giải toán có lời văn và kỹ
năng tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm
và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; hứng thú đọc sách, nghiên cứu và yêu thích
học Toán.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Những biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 ở
trường Tiểu học Quảng Lưu - Quảng Xương - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp trực quan
Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại)
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề [2]



2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.Cơ sở lí luận của việc giải toán có lời văn ở lớp 2:
2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của môn toán lớp 2:
Môn Toán là một môn học khó đối với tất cả các lớp học và giải toán có
lời văn lại càng khó hơn đối với các em đầu cấp. Toán lớp 2 là môn học có vị trí
gần như là nền móng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học.
Các em học tốt và giải các bài toán có lời văn một cách thành thạo là điểm khởi
đầu cho các môn học khác, giúp các em lớn lên nhiều em trở thành tiến sĩ, kĩ sư,
nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ... trở thành những người lao động sáng tạo trên
mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống; trên tay có máy tính xách tay, trong túi có
máy tính bỏ túi... nhưng các em không nắm được các công thức toán học để vận
dụng vào cuộc sống thường ngày thì máy xách tay, máy tính bỏ túi, điện thoại,
… cũng vô giá trị. Vì vậy việc học toán rất là quan trọng và những bài toán giải
có lời văn ban đầu các em cần phải giải thành thạo. Từ đó giúp các em tự tin
trong học toán.
Đối với mạch kiến thức: "Giải toán có lời văn" là một trong năm mạch
kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. Thông qua cách
giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng
hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Giải toán có lời văn là mạch kiến
thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ
được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo
đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống,
giữa toán học với các môn học khác.
2.1.2. Vai trò của việc dạy giải toán cho học sinh lớp 2:
Với việc dạy và rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 là một
việc khó và rất quan trọng của môn Toán. Thông qua dạy giải toán có lời văn,
giáo viên đã giúp học sinh xác định được cấu trúc giải một bài toán có đầy đủ
các phần (tóm tắt, bài giải, câu lời giải, phép tính và đáp số). Giúp học sinh dễ
tìm hiểu những nội dung có trong bài toán và qua đó góp phần giáo dục học sinh
về mọi mặt. Mặt khác, học sinh hiểu và biết cách giải bài toán có lời văn ngay từ

lớp 2 sẽ thuận lợi hơn khi theo học các lớp trên và áp dụng giải những bài tập
khó hơn, phức tạp hơn.
2.1.3. Nội dung chương trình của toán lớp 2 loại bài toán giải có lời
văn:
Chương trình Toán 2 gồm 175 tiết, trong đó có đưa phần ôn tập về dạng
toán thêm, bớt ở lớp 1 và phần lớn là ở 2 dạng toán mới về giải toán có lời văn
(Bài toán về nhiều hơn - Bài toán về ít hơn) vào học kỳ I và chia thành hai giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: Giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
- Giai đoạn 2: Giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ. [3],[4],
[5]
2.2. Thực trạng:
2.2.1 Tình hình địa phương và nhà trường:


Quảng Lưu là một xã nằm ở phía đông huyện Quảng Xương là một xã
thuộc vùng khó của huyện Quảng Xương. Nền kinh tế của nhân dân còn thấp,
chưa đồng đều. Bố mẹ chủ yếu đi làm ăn xa, để con ở nhà với ông bà, thậm chí
có em ở nhà với anh, chị cũng là học sinh cấp 1, 2. Điều kiện kinh tế còn khó
khăn nên chưa có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con. Đa số học sinh
ngoài giờ học còn phải giúp bố mẹ công việc gia đình. Có lẽ vì vậy mà thời gian
học ở nhà của các em ít và không được sự bố mẹ hướng dẫn thêm cho các em
học ở nhà. Những hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói
chung đối với môn toán nói riêng và đặc biệt là việc học giải toán có lời văn của
học sinh.
Để nâng cao chất lượng của học sinh, tôi đã chú trọng đến các môn học
nói chung và nhất là môn toán, một môn học khó đối với học sinh. Trọng tâm
hơn là chú trọng đến việc học giải toán có lời văn tốt hơn.
2.2.2. Thực trạng của việc tố chức dạy học rèn kĩ năng giải toán có lời
văn cho học sinh lớp 2:

* Những việc làm được:
- Về giáo viên:
Những năm học gần đây, chất lượng môn toán ngày càng đi lên kể cả chất
lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Bam giám hiệu đã chú trọng đến việc đổi
mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn toán. Bam
giám hiệu đã tổ chức cho giáo viên dạy đối chứng chuyên đề, thăm lớp dự giờ
đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Qua những tiết dự giờ đồng nghiệp, bản thân
tôi muốn học sinh trường Tiểu học Quảng Lưu giải toán có lời văn tốt hơn nữa
nên tôi ứng dụng biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học lớp 2E, lớp
tôi chủ nhiệm và giảng dạy..
- Về học sinh:
Lớp tôi chủ nhiệm có 32 em học sinh, đa số các em ngoan, chăm học.
Đầu năm học, tôi đã kiểm tra đồ dùng học tập, sách, vở của từng em nên
lớp tôi 100% học sinh có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập phục vụ các môn
học. Lớp tôi có khoảng 32% học sinh trong diện tiếp thu bài nhanh ở môn toán.
Tôi đã xây dựng được nề nếp học tập trong lớp. Các em đã có thói quen học tập
cá nhân, học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến bộ.
* Những việc chưa làm được:
- Đối với giáo viên: Những tiết dự giờ đồng nghiệp trong trường, qua các
vòng thao giảng để chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường và qua những năm tháng
giảng dạy, tôi nhận thấy phương pháp dạy dạng giải toán có lời văn ở một số
giáo viên chưa phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2. Từ cách dẫn dắt, diễn đạt
của giáo viên còn lúng túng, khó hiểu đối với học sinh và hình thành cho học
sinh giống như một bài mẫu để học sinh bắt chước. Phương pháp truyền thống
theo lối mòn chủ yếu của giáo viên là đọc đầu bài cho học sinh nghe, (hoặc nhìn
sách) rồi sau đó gợi ý học sinh tìm lời giải một cách chung chung không cụ thể,
học sinh không hiểu bắt đầu viết lời giải như thế nào? Dựa vào đâu?... Vì vậy
chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh dẫn đến học sinh còn lúng túng trong
cách giải, giải sai.



- Đối với học sinh: Học sinh lớp 2, bước đầu các em mới được làm quen
và giải toán có lời văn về dạng “Thêm - Bớt”. Các em còn lúng túng trong cách
giải, vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế.
Hơn nữa một số học sinh chưa biết cách tự học, chưa tự giác trong học tập còn
phải nhắc nhở, đôn đốc. Có em có thể viết được phép tính và tính đúng kết quả
của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép
tính như vậy. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán
để tìm ra cách giải, chưa biết trình bày bài giải một cách đầy đủ, diễn đạt còn
quá vụng về, thiếu lôgic. Một số em học toán và giải toán một cách máy móc,
bắt chước bài mẫu, chưa linh động, sáng tạo trong giải toán có lời văn. Học sinh
còn lẫn lộn giữa giải toán có lời văn với thực phép hiện tính, chưa phân biệt
được cái đã cho và cái phải tìm trong giải bài toán có lời văn.
Qua khảo sát thực tế chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 2E, lớp tôi
chủ nhiệm và lớp 2B do cô Nguyễn Thị Hà chủ nhiệm giữa kì 1, năm học
2017 - 2018 như sau:
Đề bài:
Câu 1: Hà có 25 que tính, Lan có nhiều hơn Hà 5 que tính. Hỏi Lan có
bao nhiêu que tính?
Câu 2: Giải bài toán có tóm tắt sau:
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt:
10 viên bi
Hùng:
Cường:

3 viên bi
? viên bi

Kết quả khảo sát lần 1
Học sinh làm bài

tốt

Học sinh làm đúng phép
tính, sai lời giải(hoặc đúng
lời giải, sai phép tính

Học sinh chưa hiểu cách
làm bài giải, làm sai cả
lời giải và phép tính

Lớp

Sĩ số

2B

30 em

SL
14

TL
46,7%

SL
10

TL
33,3%


SL
6

TL
20%

2E

32 em

13

40,6%

11

34,4%

8

25%

Từ kết quả khảo sát chất lượng ở hai lớp, tôi thấy số học sinh làm sai phép
tính và lời giải chiếm tỷ lệ khá cao, lớp 2B: 6em/ 20%; Lớp 2E: 8 em/25%.
Phần lớn là học sinh gặp khó khăn trong việc tìm câu lời giải cho bài toán, có
nhiều em quên ghi đơn vị ở kết quả của phép tính và ở đáp số.
Sau khi khảo sát xong, tôi yêu cầu một số học sinh đặt đề toán theo tóm
tắt đã cho, thì số lượng học sinh đặt đúng cũng không được nhiều mà chủ yếu
các em chỉ trả lời được phép tính giải. Điều đó cho thấy rằng học sinh rất lúng
túng và ngại khi phải tìm lời giải cho bài toán. Đó là do học sinh chưa đọc kỹ đề,



không hiểu thế nào là tóm tắt bài toán có lời văn mặc dù các em biết giải toán,
viết đúng các phép tính nhưng hầu hết các em không đọc được đề toán dựa vào
tóm tắt đã cho. Bởi vì các em chưa hiểu được nội dung các bài toán có lời văn là
những bài toán thực tế xung quanh ta được thể hiện bằng những từ ngữ, câu văn
có liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
* Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trên:
Ở lớp 1 các em mới được làm quen với giải toán có lời văn về dạng toán
“Thêm - Bớt”, các em còn lúng túng trong việc giải toán. Lên lớp 2, ngay đầu
năm các em được ôn lại phần giải toán có lời văn về dạng “Thêm - Bớt”. Và bắt
đầu từ tuần 5, các em chuyển sang dạng giải toán có lời văn “Bài toán về nhiều
hơn”. Dạng toán này, các em chỉ được học trong 2 tiết, các em chưa nắm vững
cách giải dạng toán này lại tiếp tục học dạng mới về giải toán dạng “Bài toán về
ít hơn”. Vì vậy một số em còn lẫn lộn giữa dạng toán “Thêm - Bớt”, dạng toán
“Bài toán về nhiều hơn” và dạng toán “Bài toán về ít hơn”. Một số em còn nhút
nhát, không tự tin, không chịu suy nghĩ tìm tòi lời giải. Các em chưa mạnh dạn
trao đổi với bạn, với cô giáo khi chưa hiểu yêu cầu của bài nên hiểu thế nào làm
thế ấy dẫn đến làm sai.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề dạy giải toán có lời
văn ở lớp 2:
2.3.1. Đối với giáo viên dạy lớp 2:
- Để giảng dạy tốt môn Toán lớp 2 nói chung và giảng dạy phần "Giải bài
toán có lời văn" nói riêng, việc đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội
dung chương trình, sách giáo khoa.
- Luôn học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, có đổi mới phương pháp dạy
học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
- Lựa chọn câu hỏi sao cho gần gũi với lời giải, học sinh chỉ cần thay đổi
chút ít về từ để được câu lời giải thích hợp.
- Gợi mở bằng cách cài "cốt câu" lời giải vào tóm tắt để học sinh có thể

dựa vào tóm tắt mà viết câu lời giải.
- Khuyến khích học sinh tìm ra cách nêu câu lời giải khác nhau cho lời
giải.
Ví dụ: Em hái được 12 bông hoa, chị hái đươc nhiều hơn em 5 bông hoa.
Hỏi chị hái được bao nhiêu bông hoa?
Học sinh có thể đặt lời giải theo rất nhiều cách như:
+ Chị hái được số bông hoa là: ........
+ Số bông hoa chị hái được là: ..........
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước làm toán có lời văn lớp
2 và khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn lớp 2:
Qua đề tài này, tôi hy vọng giúp cho giáo viên đang giảng dạy ở lớp 2
trường Tiểu học Quảng Lưu hướng dẫn học sinh khắc phục những lỗi sai khi
giải toán có lời văn với nội dung thực tế gần gũi và gắn liền với cuộc sống đời
thường của học sinh, trong đó có các dạng giải toán có lời văn:
- Bài toán về nhiều hơn.
- Bài toán về ít hơn.


Qua kinh nghiệm 28 năm công tác, tôi nhận thấy học sinh thường mắc
những lỗi sai khi giải toán có lời văn như sau:
Ví dụ: Tấm vải xanh dài 52cm, tấm vải đỏ dài hơn tấm vải xanh 6cm.
Hỏi tấm vải đỏ dài bao nhiêu xăng - ti - mét?
- Sai về đặt lời giải (hoặc dùng từ chưa chính xác) như:
Học sinh có thể đặt lời giải cho bài giải như sau:
Tấm vải xanh dài mấy cm:
Hoặc: Tấm vải đỏ dài mấy xăng - ti – mét:
- Sai về phép tính (Hoặc kết quả của phép tính chưa đúng) như:
52 - 6 = 46 (cm)
Hoặc: 52cm + 6cm = 58(cm)
- Thiếu đơn vị đo ở phép tính như: 52 + 6 = 52

- Có học sinh khi giải bài toán quên không ghi đáp số (Hoặc thiếu đơn vị
đo ở đáp số)
Để giúp học sinh lớp 2 khắc phục những lỗi sai trên về giải toán có lời văn,
tôi tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán:
Thông qua việc đọc bài toán, học sinh phải đọc kĩ để hiểu rõ bài toán cho
biết gì? Cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán phải hiểu rõ tình huống
toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường sau đó học sinh “thuật lại
vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại nguyên văn đề bài, đó là bước 1.
Bước 2: Tóm tắt bài toán:
Là bước quan trọng để thể hiện phần trọng tâm và toát lên những cái phải
tìm của đề bài.
Bước 3: Tìm tòi cách giải bài toán:
Gắn liền với việc phân tích các giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán
nhằm xác lập mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích
hợp.
Minh họa bài toán bằng tóm tắt đề toán, dùng sơ đề hoặc dùng mẫu thích
hợp, tranh, ảnh…
Lập kế hoạch giải bài toán, có hai hình thức thể hiện: Đi từ câu hỏi của bài
toán đến với số liệu, hoặc đi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán.
Ví dụ: Giang hái được 24 quả cam, Sơn hái được nhiều hơn Giang 5 quả
cam. Hỏi Sơn hái được bao nhiêu quả cam?
Xuất phát của bài toán đến giữ kiện:
- Bài toán hỏi gì? (Giang hái được bao nhiêu quả cam?)
- Có thể biết ngay chưa? Vì sao?
- Có thể biết được số quả cam Sơn hái được nhiều hơn Giang bao nhiêu
quả cam chưa? Vì sao?
- Vậy việc đầu tiên các em phải tìm cái gì?
- Tiếp theo là làm gì? Bằng cách nào? Đã trả lời lời câu hỏi của bài toán
chưa?

Xuất phát từ giữ kiện đến câu hỏi của bài toán.
Kết quả cuối cùng có phải là đáp số của bài toán không?
Bước 4: Thực hiện cách giải:


Bài giải
Sơn hái được số quả cam là:
24 + 5 = 29 (quả)
Đáp số: 29 quả cam
Bước 5: Cách giải bài toán:
Phân tích cách giải đúng hay sai, sai ở chỗ nào để sửa chữa.
*) Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn, thông qua ví dụ sau:
Ví dụ: Lan hái được 15 bông hoa, Huệ hái được nhiều hơn Lan 4 bông
hao. Hỏi Huệ hái được bao nhiêu bông hoa?
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán:
- Bài toàn này thuộc loại toán nào?
- Đề bài cho chúng ta biết gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bước 2:
Tóm tăt đề toán: Biểu thị số bông hoa bằng sơ đồ đoạn thẳng
15 bông hoa
4 bông hoa

Lan
Huệ
? bông hoa

- Tìm cách giải bài toán:
Nhìn vào tóm tắt cho thấy Huệ có nhiều hơn Lan 4 bông hoa.
- Muốn tìm số bông hoa của Huệ ta phải làm thế nào?
Thực hiện cách giải bài toán:

Bài giải
Huệ hái được số bông hoa là:
15 + 4 = 19 (bông)
Đáp số: 19 bông hoa
Ví dụ: Phương Chi được cô giáo thưởng 10 quyển vở, Ánh Ngọc được cô
giáo thưởng ít hơn Phương Chi 3 quyển vở. Hỏi Ánh Ngọc được cô giáo thưởng
mấy quyển vở?
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt:
10 quyển vở
Phương Chi:
Ánh Ngọc:

3 quyển vở
? quyển vở

Bài giải
Ánh Ngọc được cô giáo thưởng số quyển vở là:
10 - 3 = 7 (quyển)
Đáp số: 7 quyển vở
- Kiểm tra bài giải:


Qua ví dụ trên em nào biết: Muốn làm một bài toán có lời văn thì ta phải
thực hiện mấy bước? (Thực hiện 5 bước)
- Học sinh xây dựng thành ghi nhớ.
- Giáo viên ghi lên bảng từng bước sau đó gọi 1, 2 học sinh đọc to cho cả
lớp nghe.
2.3.3. Lựa chọn phương pháp phù hợp để dạy dạng bài: "Giải bài
toán có lời văn" ở lớp hai:
* Phương pháp trực quan:

Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 2 thường sử dụng
phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua
việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ … giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó
tìm ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 2
có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra
phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh
đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo
viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan. [2]
* Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại):
Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm cách giải,
chữa bài làm của học sinh, nhận xét đánh giá bài làm của bạn ... Giáo viên đặt ra
những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh trả lời như: Bài toán cho biết gì? Bài toán
hỏi gì? Bài toán yêu cầu tìm gì. Gợi mở để dẫn dắt học sinh thông qua những dữ
kiện đã biết để tìm cái chưa biết, cần tìm. Trong quá trình dạy học nói chung và
dạy học giải toán có lời văn lớp 2 nói riêng phải sử dụng phương pháp nàythật
khéo léo, nhẹ nhàng, dùng các từ ngữ dễ hiểu để gợi ý để học sinh dễ hiểu và
các em mới nhớ lâu. [2]
* Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời
văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này.


Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học
sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình
vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải. Hoặc giáo viên cho phần biết - học sinh tự
nêu phần hỏi và giải bài toán hay ngược lại.
Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để
giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như: Phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp kiến tạo ...[2]
2.3.4. Đổi mới phương pháp dạy học:

Lứa tuổi học sinh lớp 2, lứa tuổi nhỏ các em đang hứng thú tò mò những
gì mới lạ, tạo không khí lớp học sổi nổi và kết quả học tập sẽ có hiệu quả cao. Vì
vậy phương pháp dạy học đối với khối lớp này cần hết sức quan tâm, đặc biệt là
môn Toán. Qua nhiều năm giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học “Phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”, bản thân tôi thấy mỗi học sinh
rất hứng thú, tạo cơ hội cho các em được trình bày ý kiến về rèn kĩ năng tự tin
trình bày trước cô giáo, trước nhóm, trước lớp.
Ví dụ: Khi đặt một lời giải cho một bài toán có thể cho nhiều cá nhân tự
nêu lời giải, cách giải của mình, sau đó cho học sinh khác nhận xét, bổ sung,
cuối cùng cô giáo nhận xét chung chốt lại các lời giải, cách làm đúng, tuyên
dương những học sinh có lời giải hay sáng tạo. Làm như vậy là kích thích được
sự suy nghĩ độc lập sáng tạo của học sinh. Hơn nữa học sinh không ỷ lại bạn,
buộc phải suy nghĩ để trả lời. Các em đã diễn đạt bằng lời đúng thì khi viết các
em viết sẽ đúng các lời giải.
Bên cạnh những phương pháp dạy học trên, để vận dụng vào giải toán thì
người giáo viên cần vận dụng linh hoạt một số hình thức tổ chức dạy học như:
- Tổ chức dạy học cá nhân.
- Tổ chức dạy học theo nhóm.
- Tổ chức dạy học toàn lớp.
- Tổ chức dạy học kết hợp vui chơi có liên quan đến nội dung toán học.
Để cho giờ học sinh động, học sinh hứng thú và nắm bắt kiến thức một
cách nhanh nhất thì ngoài việc vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ
chức dạy học thì người giáo viên cũng cần phải chuẩn bị đồ dùng học tập hoặc
vận dụng công nghệ thông tin cần thiết vào bài dạy.
Trong mỗi tiết học giáo viên phải là người lựa chọn các phương pháp dạy
học và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng dạng bài, làm sao
giúp học sinh phát huy hết khả năng nhận thức của mình. Các em được suy
nghĩ, tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó các em có thể vận dụng vào bài
làm của mình. [2]
2.3.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá học sinh:

Học sinh rất thích được cô khen và được cô tuyên dương trong mỗi tiết
dạy. Vì vậy việc đánh giá học sinh vô cùng quan trọng nên giáo viên phải
thường xuyên kiểm tra và đánh giá thì mới biết được mức độ tiếp thu kiến thức
của học sinh để điều chỉnh hình thức và phương pháp cho phù hợp. Biết được sự
tiến bộ của từng học sinh trong từng tiết dạy.
Hình thức đánh giá là giáo viên đánh giá bằng lời trực tiếp với từng học
sinh, uốn nắn sửa cho học sinh từng chi tiết nhỏ trong bài giải. Đánh giá bằng


nhận xét viết vào vở thông qua kết quả làm bài của học sinh. Ngoài ra giáo viên
cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích để học sinh được tham gia đánh giá
lẫn nhau.
Đánh giá sau mỗi bài học ở mỗi dạng bài toán nói chung và bài toán có lời
văn nói riêng tôi thường ra đề kiểm tra cho học sinh làm sau đó tôi thu bài đánh
giá kết quả để nắm bắt những kĩ năng học sinh còn yếu để tổ chức rèn luyện
thêm. [6]
2.2.6. Thực hiện tốt lên kế hoạch dạy học cho từng tiết dạy:
Trước khi lên lớp, việc quan trọng đầu tiên đối với giáo viên đó là lên kế
hoạch dạy học, xác định được mục tiêu yêu cầu của tiết dạy, lựa chọn đồ dùng
dạy hoc phù hợp. Tiếp theo là thực hiện các tiến trình của giờ học, lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức cho linh hoạt phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của
bài và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của lớp. Sau đây là một kế hoạch
minh họa tôi đã thực hiện thấy có hiệu quả. [3], [4], [5]
Tiết 24: Bài toán về nhiều hơn
1. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu khái niệm “nhiều hơn” và biết cách giải bài toán nhiều
hơn.
- Học sinh biết cách trình bày và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn.
- Yêu thích học toán và có ý thức giải toán có lời văn [3], [7]
2. Đồ dùng dạy học:

Hình vẽ 12 quả cam - nam châm
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
3.1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu sau:
- Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Gói kẹo chanh: 25 cái
Gói kẹo dừa : 13 cái
Cả hai gói
: …. Cái?
- Học sinh giải trên bảng, dưới lớp làm vào vở nháp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, sửa sai (nếu sai)
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. [3], [6]
3.2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiêu bài: Giờ toán hôm nay, các em sẽ được học và làm quen
với dạng toán có lời văn mới. đó là: “ Bài toán về nhiều hơn”
HĐ2: Phát triển bài: Giới thiệu về bài toán nhiều hơn:
+ Mục tiêu: Học sinh nhận biết được cách giải bài toán về nhiều hơn.
+ Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh tập trung theo dõi lên bảng.
- Giáo viên cài 5 quả cam lên bảng và nói: Hàng trên có 5 quả cam.
- GV nói: Hàng dưới có 5 quả cam bằng số cam ở hàng trên và nhiều hơn
hàng trên 2 quả, giáo viên cài 2 quả cam lên bảng để học sinh nhìn thấy hàng
dưới nhiều hơn hàng trên 2 quả cam.
- Các em hãy so sánh số cam ở hai hàng với nhau.
- Giáo viên hỏi: Hàng dưới nhiều hơn hàng trên bao nhiêu quả? (Nối 5
quả hàng trên với 5 quả ở hàng dưới, còn thừa 2 quả)
- Gọi nhiều học sinh nêu bài toán SGK.


- Muốn biết cành dưới có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Gọi học sinh lên bảng giải

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung (nếu sai)
- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương.
* Để các em nắm vững cách giải bài toán về nhiều hơn cô cùng các ưm
chuyển sang phàn luyện tập.
HĐ3: Luyện tập thực hành:
Bài 1: Mục tiêu: Củng cố về cách giải toán về bài toán nhiều hơn
* Cách tiến hành:
- Học sinh đọc đề bài
- Gợi ý học sinh tóm tắt
- Bài toán vho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết Bình có bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào?
- Trước khi làm phép tính ta phải trả lời câu hỏi như thế nào?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở nháp.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh còn lúng túng khi giải.
- 1 học sinh lên bảng giải.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung (nếu sai)
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Mục tiêu: Củng cố giải toán về nhiều hơn.
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 học sinh đọc đề toán
- Gọi 4 học sinh đọ tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để giải bài toán này, các em làm phép tính gì?
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh còn lúng túng khi giải.
- 1 học sinh lên bảng giải.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung (nếu sai)
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Mục tiêu: Tiếp tục giải toán về giải bài toán về nhiều hơn.
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 học sinh đọc đề toán
- Gọi 4 học sinh đọ tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để giải bài toán này, các em làm phép tính gì?
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh còn lúng túng khi giải.
- Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài của bạn.
- Giáo viên kiểm tra và chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.


3.3. Củng cố - dặn dò:
- Hôm nay các em vừa học dạng toán gì?
- Nhiều học sinh nhắc lại.
- Các em giải các bài toán về nhiều hơn bằng phép tính gì?
- Giáo viên, nhắc nhở, tuyên dương tinh thần học tập của một số em..
[2], [3], [4], [5], [6], [7]
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm việc rèn kĩ năng giải toán có
lời văn ở lớp 2:
Qua những tiết dạy thực nghiệm ở chính lớp tôi chủ nhiệm, tôi nhận biết
được một điều là học sinh rất hứng thú trong học tập, rèn luyện, say mê tìm tòi,
nghiên cứu và sáng tạo trong mọi hoạt động. Các em rất tự giác, chủ động trong
học tập. Không còn rụt rè và mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, nói to, rõ ràng,
rành mạch, trong việc đánh giá, nhận xét bạn trong học tập và trong quá trình
phát biểu xây dựng bài. Việc học nhóm đã phát huy được tích cực, hiệu quả. Khi
làm bài học sinh không còn lúng túng để tìm cách giải, cách tóm tắt và tìm câu
trả lời giải như trước. Đặc biệt là việc phân tích tìm hiểu đề được học sinh nhẩm

thành thói quen, việc trình bày giải toán khoa học hơn và học sinh tóm tắt nhanh
hơn khi dạy. Các em đã có thói quen đọc kĩ đề bài toán để xác định dạng toán,
rồi tóm tắt đề, phân tích tìm các giải. Kết quả cho thấy rất khả thi một số em làm
nhanh, kết quả đúng, trình bày sách đẹp như em: Gia Huy, Linh, An Hiếu, Thủy
Hoàng, Vân Khánh, Hoàng Thịnh, Khánh Huyền…; một số em có thể đặt được
nhiều lời giải khác nhau cho bài toán. Một số em trước đây còn nhút nhát, chưa
biết giải toán có lời văn nên còn rụt rè, lúng túng, làm bài thường sai phép tính
hoặc sai cả lời giải và phép tính như em: Hoàng Sơn, Đức Tuấn, Quang Vinh,
Hà Vy…Và giờ đây các em đã biết làm toán giải, các em rất thích học, tự tin
hơn, không ngại học toán như trước.
Để kiểm tra lại chất lượng giải toán có lời văn ở học sinh, tôi đã tiến hành
khảo sát bằng cách cho đề bài như sau:
Đề bài:
Bài 1: Anh cân nặng 38 kg, em nhẹ hơn anh 9kg. Hỏi em cân nặng bao
nhiêu ki - lô - gam?
Bài 2: Lớp 2B trồng được 48 cây, lớp 2E trồng được nhiều hơn lớp 2B 7
cây. Hỏi lớp 2E trồng được bao nhiêu cây?
Qua những tiết dạy thực nghiệm ở chính lớp tôi chủ nhiệm và lớp 2B
không được thực nghiệm. Bằng các giải pháp mà tôi đã nêu trªn, tôi đã tiến
hành thiết kế trên đối tượng học sinh của lớp tôi. Với sự tham gia dự giờ góp ý
chân thành, nhiệt tình của đồng nghiệp và qua sự tìm tòi nghiên cứu và học hỏi,
giờ đây tôi đã thu được kết quả như sau.
Kết quả khảo sát lần 2


Lớp

Sĩ số

2B


30 em

2E

32 em

Học sinh
làm bài tốt
SL
23
30

TL
76,7%
93,75%

Học sinh làm
đúng phép tính,
sai lời giải(Hoặc
lời giải đúng,
phép tính sai)
SL
TL
5
16,7%
2
6,25%

Học sinh chưa hiểu

cách làm bài giải, làm
sai cả phép tính và lời
giải.
SL
2
0

TL
6,6%
0%

Qua kết quả trên ta thấy nếu giáo viên khéo léo trong việc sử dụng các
biện pháp dạy học mới, kích thích được hứng thú học tập của học sinh thì kết
quả học tập của các em sẽ tốt hơn từ đó nâng cao kết quả dạy học môn Tiếng
Việt nói chung và chất lượng giáo dục Tiểu học nói riêng.
So sánh kết quả khảo sát của lớp 2E và lớp 2B thời điểm tháng 3 năm
2018 cho thấy lớp 2E (Lớp tôi thực nghiệm) kết quả tốt hơn. Số học sinh viết
đúng lời giải, đúng phép tính, đúng đáp số và tình bày bài sạch đẹp là 93.7 %.
Số học sinh làm đúng phép tính, sai lời giải(Hoặc lời giải đúng, phép tính sai) là
6,25%.
Kết quả của lớp 2B (Lớp không thực nghiệm) kết quả thấp hơn so với 2E.
Số học sinh viết đúng lời giải, đúng phép tính, đúng đáp số và tình bày bài sạch
đẹp là 76,7%. Số học sinh làm đúng phép tính, sai lời giải(Hoặc lời giải đúng,
phép tính sai) là 16,7%.
Đối với bản thân tôi, không gì vui bằng kết quả học tập của học sinh của lớp
tôi chủ nhiệm đạt kết quả cao.


Hỡnh nh minh ha kt qu lm bi v gii Toỏn cú li vn ca mt hc sinh lp 2E
thỏng 9/2017 v thỏng 4/2018


3. Kt lun, kin ngh:
3.1. Kt lun:
Qua nghiờn cu ti ny tụi thy: Nu giỏo viờn Tiu hc nm vng bn
cht toỏn hc ca cỏc mch kin thc núi chung, ca s hc núi riờng; nm c
s th hin cỏc ni dung kin thc ú trong sỏch giỏo khoa thỡ chc chn vic
dy hc s tt hn. Vỡ vy cú hiu ỳng, chớnh xỏc kin thc thỡ giỏo viờn mi
truyn th cho hc sinh kin thc ỳng c.
Hn na, bng vic tỡm hiu cỏch sp xp ni dung dy hc trong sỏch
giỏo khoa, giỏo viờn s thy c mi liờn h gi cỏc bi hc, ng thi trang b
cho hc sinh nhng lng kin thc cn thit lm c s hc cỏc bi tip theo.
Vic nm c c im nhn thc ca hc sinh, cỏc phng phỏp dy
học sinh giải toán có lời văn; nh hng i mi phng phỏp dy hc s
giỳp giỏo viờn la chn v vn dng phng phỏp dy hc ỳng, hiu qu v
phỏt huy c tớnh tớch cc trong hc tp ca hc sinh.
Mi giỏo viờn phi nm vng ni dung chng trỡnh, cu trỳc sỏch giỏo
khoa v Gii toỏn cú li vn lp Mt xỏc nh c trong mi tit hc
phi dy cho hc sinh cỏi gỡ, dy nh th no?
i vi hc sinh Tiu hc v c bit l hc sinh lp 2, cn coi trng s
dng trc quan trong ging dy núi chung v trong dy Gii toỏn cú li vn
núi riờng, tuy nhiờn cng khụng vỡ th m lm dng trc quan hoc trc quan
mt cỏch hỡnh thc.
Dy Gii toỏn cú li vn cho hc sinh lp 2 khụng th núng vi m phi
ht sc bỡnh tnh, nh nhng, t m, nhng cng rt cng quyt hỡnh thnh
cho cỏc em mt phng phỏp t duy hc tp ú l t duy khoa hc, t duy sỏng
to, t duy lụ gic. Rốn cho cỏc em c tớnh chu khú cn thn trong Gii toỏn
cú li vn.
Túm li, vic tỡm hiu ni dung, phng phỏp dy hc toỏn núi chung, ni
dung phng phỏp dy hc sinh gii toỏn cú li vn núi riờng l rt cn thit, l
yờu cu bt buc i vi giỏo viờn Tiu hc.

3.2. Kin ngh:
* i vi giỏo viờn:
- Thit k c th hn cỏc hot ng dy v hc ca giỏo viờn v hc sinh,
quan tõm n tt c cỏc i tng hc sinh, theo dừi un nn kp thi nhng sai
sút ca hc sinh.
- Cn phi hc hi, tỡm tũi v nghiờn cu thờm v kin thc, phng phỏp
dy hc v cỏc hỡnh thc t chc trờn lp.
- Quan tõm, gn gi, chm lo n tng hc sinh c bit l nhng hc sinh
cú hon cnh khú khn, hc sinh cha hon thnh. - Thng xuyờn tuyờn
dng, khen thng kp thi nhng hc sinh ni tri v hc sinh tin b.


- Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh học sinh để trao đổi về tình hình học
tập, ý thức học tập và các hoạt động khác.
- Phải nghiên cứu kỹ chương trình môn toán lớp 2, đặc biệt là những
dạng bài có lời văn đưa vào thực hiện dạy ở lớp đầu cấp học này, tìm hiểu thêm
về các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc rèn kỹ năng giải toán cho học
sinh. Nắm được tâm sinh lý từng học sinh lớp mình phụ trách từ đó có những
biện pháp, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng
đối tượng học sinh để kết quả giáo dục đạt chất lượng cao nhất.
* Đối với nhà trường:
- Nhà trường cần đầu tư trang thiết bị tốt cho phòng thư viện và thiết bị
dạy học để giáo viên có điều kiện áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp,
trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo đóng góp ý
kiến xây dựng phương pháp dạy một số nội dung toán học khó và mới đối với
học sinh để cùng nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh toàn trường.
- Tham mưu với chính quyền địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất
để các em có bàn ghế 2 chỗ ngồi đúng chuẩn đảm bảo đúng quy định chuẩn của
ngành giáo dục. Xây thêm phòng học để các em được học 2 buổi trên ngày để
có thời gian ôn tập, từ đó kết quả học tập của các em được nâng cao hơn.

* Đối với cụm chuyên môn và phòng giáo dục
Tạo điều kiện cho giáo viên được dự các buổi dạy đối chứng chuyên đề ở
cụm. Tổ chức các buổi tập huấn về chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học để
chúng tôi học tập được nhiều phương pháp mới, nhiều hình thức dạy học phong
phú hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy
lớp 2 trong nhà trường Tiểu học Quảng Lưu. Hoàn thành được đề tài này tôi
được sự giúp đỡ của các đồng chí Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn nhà
trường và các bạn đồng nghiệp. Bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của các
đồng chí lãnh đạo để đề tài này hoàn thiện hơn. Được áp dụng rộng rãi vào thực
tế các nhà trường Tiểu học trong huyện nhà, góp phần cho việc giảng dạy các
bài toán có lời văn ở lớp 2 đạt hiệu quả tốt nhất có thể.
Tôi xin chân thành cám ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Quảng Xương, ngày 5 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan SKKN này là do
tôi tự viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hằng


MỤC LỤC
sTT
1
1.1
1.2
1.3
1.4

2
2.1
2.1.
1
2.1.
2
2.1.
3
2.2
2.2.
1
2.2.

NỘI DUNG

Më ®Çu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của việc giải toán có lời văn lớp 2
Vị trí và tầm quan trọng của môn toán lớp 2

Trang
1
1
2
2
2

2

Vai trò của việc dạy giải toán cho học sinh lớp 2

2

Nội dung chương trình của toán lớp 2 loại bài toán giải có lời
văn
Thực trạng
Tình hình địa phương và nhà trường

3

Thực trạng của việc tổ chức dạy học rèn kĩ năng giải toán có

3

3
3


2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

lời văn cho học sinh lớp 2
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề dạy giải toán

có lời văn ở lớp 2
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm việc rèn kĩ năng giải
toán có lời văn ở lớp 2
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

5
12
14
15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tạp chí giáo dục và thời đại (tham khảo nhiều số)
[2]. Phương pháp dạy học các môn học lớp 2 - Nhà xuất bản giáo dục
[3]. Toán 2 - Nhà xuất bản giáo dục
[4]. Phân phối chương trình lớp 2 - Nhà xuất bản giáo dục
[5]. Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở bậc Tiểu học - Lớp 2 - Nhà xuất
bản giáo dục
[6]. Thông tư 22 – Số 22/2016TT – BGDĐT
[7]. Thiết kế bài giảng Toán – Lớp 2 - Nhà xuất bản Hà Nội




×