PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
A- Komskin từng nói " Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhân cách
phán đoán đúng đắn phát triển nhân cách." Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo
viên dạy ít hơn , học sinh học nhiều hơn". Quả đúng như vậy, trước sự phát triển
vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì yêu cầu đổi mới toàn diện về "đừc,trí ,thể, mỹ"
để làm chủ bản thân, đất nước, xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp.
Đáp ứng yêu cấu ngày càng cao của giáo dục, đổi mới dạy học Ngữ văn trong
nhà trường là một vấn đề được quan tâm và chú trọng nhiều nhất bởi mục tiêu của
chương trình. Môn ngữ văn tạo điều kiện để học sinh hoà nhập một cách chủ động
tích cực với xã hội, môi trường hiện tại và tương lai.Học sinh được cung cấp tri
thức và phương pháp để tiếp tiếp nhận văn học, thực hành giao tiếp Tiếng Việt
đồng thời có khả năng tự thâm nhập các lĩnh vực văn hoá xã hội gần gũi và thiết
thực để chủ động và tự tin trước cuộc sống,để biết cách ứng sử một cách thích hợp
với hoàn cảnh hiện tại và tương lai.
Áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS được coi là những nhân tố
mới, có vai trò quan trọng: cải thiện và thúc đẩy nhà trường phát triển, gắn kết nhà
trường phát triển với những phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, tạo
nguồn nhân lực đem lại lợi ích cho xã hội hiện đại. Thấy được ý nghĩa to lớn như
trên, giáo viên phải biết áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong
giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn THCS vào
dạy học Ngữ văn để giáo viên thực sự là người tổ chức hướng dẫn, là trọng tài, cố
vấn, là người kết luận, tác nhân tác động tới quá trình tự nghiên cứu, tự thể hiện
tự kiểm tra đánh giá điều chỉnh của trò - chủ thể hoạt động học . Làm được quá
trình đó học trò thâm nhập tác phẩm nhanh nhất mà không thụ động thiếu sáng tạo
khi phân tích tìm hiểu tác phẩm và giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất .
Dạy học là một môn nghệ thuật. Nghệ thuật ấy không phải ai cũng thể nghiệm
giống nhau. Với định hướng “ Đổi mới phương pháp dạy học” phải là áp dụng một
số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển
năng lực học sinh môn ngữ văn THCS để phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học.
Ngữ văn là một môn học đặc thù bởi tính nghệ thuật và tính khoa học của nó.
Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như các môn học khác,
môn học ngữ văn còn tác động đến tư tưởng, tình cảm, đem lại niềm vui, sự hứng
thú học tập cho học sinh, góp phần trực tiếp vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách
cho mỗi học sinh...Như vậy thì việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và
ứng dụng các kĩ thuật dạy học là vô cùng cần thiết.
Để làm được yêu cầu trên, từ khi cải cách giáo dục, thay sách giáo khoa, chúng
ta đã đổi mới nội dung giáo dục THCS: Giảm quá tải, tăng tính thực tiễn và tính
thực hành, đảm bảo tính vừa sức, tính khả thi...Nhìn chung, các giờ học giáo viên
đã chuyển tải kiến thức, học sinh tiếp nhận bài học khá sinh động.
Ngay từ năm học 2010 – 2011, Bộ GD & ĐT đã triển khai và ban hành hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông các
1
môn học và đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học
Ngữ văn ở trường THCS. Tuy nhiên, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
trong môn Ngữ văn không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào
các yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh...Vì
vậy, với giáo viên dạy môn ngữ văn ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kĩ
thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa
thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức...Riêng với trường THCS
Quảng Nhân, việc ứng dựng các kĩ thuật dạy học tích cực trong môn ngữ văn còn
khá khiêm tốn, một phần do trang bị của giáo viên về kĩ thuật dạy học còn hạn
chế, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, khả năng của học sinh...
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm“ Một số kĩ thuật dạy học
tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học
sinh môn ngữ văn 8 THCS” cùng sẻ chia kinh nghiệm, hiểu biết về kĩ thuật dạy
học với đồng nghiệp đồng thời để cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để
nâng cao chất lượng môn ngữ văn..
2. Mục đích nghiên cứu.
Học sinh hứng thú học tập , nâng cao kĩ năng học và làm bài văn cho học sinh
,nhằm phục vụ cho việc dạy và học môn Ngữ văn lớp 8 ở bậc THCS đạt chất
lượng cao.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đổi mới phương pháp dạy học nhất là áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực
vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ
vănTHCS hẳn ai cũng nghe,thấy và bước đầu áp dụng song việc thực hiện đến đâu
ở mức độ nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Năng lực của giáo viên, trình
độ của học sinh, các phương tiện dạy học. Song dù ở điều kiện nào đi chăng nữa
thì ngày nay dạy học áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong
giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng là yêu cầu tất yếu, có
tính ưu việt và mang tính toàn cầu. Học sinh hứng thú học tập , có kĩ năng học và
làm bài văn tốt hơn. Hơn nữa đề tài sẽ giúp giáo viên dạy bộ môn ngữ văn THCS
đặc biệt ở lớp 8 tháo gỡ được phần nào trong việc vận dụng phương pháp dạy học
tích cực trong giờ dạy học Ngữ văn THCS.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi dùng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý
thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp
thống kê, xử lý số liệu.
Trước khi bắt tay vào thực hiện đề tài tôi tham khảo tài liệu trong sách báo,
mạng Internet…xây dựng cơ sở lí thuyết : cơ sở lí luận, hiểu biết chung khi dạy
học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học
sinh môn ngữ văn 8 THCS. Sau đó tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tế, thu thập
thông tin về :Thực trạng của việc dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo
định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8 THCS ở nhà trường
THCS Quảng Nhân. Tôi đưa ra các giải pháp và phương pháp dạy học tích cực
vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ
văn 8 THCS.
2
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. cơ sở lý luận.
Để đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật cho giờ Ngữ văn, áp dụng một số kĩ
thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng
lực học sinh môn Ngữ văn 8 THCS cần vận dụng một cách linh hoạt có sự thay
đổi về chất so với truyền thống: Để học sinh hứng thú học tập , có kĩ năng học và
làm bài thì giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật
thông tin phản hồi, kỹ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật động não, kĩ thuật góc, kĩ thuật
khăn phủ bàn, kĩ thuật mảnh ghép, sơ đồ KWL, học theo dự án... [ 5 ]
Một giờ dạy tốt môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh không
hề có sự hạ thấp vai trò của người thầy mà ngược lại người giáo viên phải vất vả
hơn trong thiết kế và điều hành giờ học . Bởi giáo viên phải giảm thiểu tối đa lối
dạy học thuyết giảng và tăng cường những cuộc trao đổi,đàm thoại dài - ngắn khác
nhau giữa giáo viên-học sinh, học sinh -học sinh .Có như vậy mới bồi dưỡng được
năng lực gián tiếp và khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt .
Muốn vậy, thầy và trò phải có có cách tổ chức các hoạt động dạy và học tích hợp
giữa các phân môn ,giúp học sinh làm quen với các kĩ thuật dạy học tích cực trong
học môn Ngữ văn, đặc biệt là kĩ thuật khăn phủ bàn và kĩ thuật mảnh ghép... Mặt
khác, từ các kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh nắm bài chắc hơn, sâu hơn và hiểu
bài hơn.Rèn cho học sinh các kĩ năng làm việc nhóm theo nhiều cách, kĩ năng tư
duy, kĩ năng lập kế hoạch.. Tạo không khí sôi nổi, hứng thú, tích cực trong giờ học
đồng thời tạo điều kiện cho học sinh gần gũi, hiểu nhau hơn và đoàn kết với nhau
nhiều hơn.
2. Thực trạng của việc áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng
trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn 8
THCS.
2.1. Thuận lợi:
- Giáo viên được tập huấn khá kĩ về các kĩ thuật dạy học tích cực, có các tài liệu
tham khảo, internet hỗ trợ cho việc tìm hiểu các kĩ thuật dạy học.
- Nhà trường ủng hộ việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật tích cực trong dạy
học, có máy móc phục vụ cho việc ứng dụng kĩ thuật dạy học.
- Số lượng học sinh trong từng lớp ít, có nhiều học sinh khá giỏi dễ dàng tiếp
nhận các kĩ thuật dạy học tích cực.
2.2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng dạy học còn hạn chế.
- Một số học sinh còn yếu, lơ là, chưa tiếp cận tốt với các kĩ thuật dạy học.
Năm học:2016 - 2017, Tôi tiến hành khảo sát thực trạng việc học Ngữ văn qua bài kiểm tra trong tiết dạy Ngữ văn 8 THCS của học sinh lớp 8 trong trường,
quả rất thấp so với mục tiêu giáo dục. cụ thể:
văn khối 8, sĩ số HS-64 em
Khối Sĩ Giỏi
Khá
Trung
Yếu
Kém
TB trở
/Lớp số
bình
lên
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
8
64 0 0
8
12,5 28 43,8 20 31,3 8
2,5 36 56,3
Từ thực trạng trên tôi thấy được:
3
Học sinh hiện nay, đa số không ham muốn học tập môn Ngữ văn, nhất là ngại
làm những bài văn. Thời gian các em chủ yếu đầu tư cho việc các môn thuộc khoa
học tự nhiên. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một phần cũng do
học Ngữ văn quá khó, lại mất nhiều thời gian. Kết quả học tập môn Ngữ văn của
các em không cao đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Mặt khác trong tiết học một
số học sinh tiếp thu bài chưa tốt còn lơ là, chưa tập trung học tập , chưa tiếp cận
được với các kĩ thuật dạy học trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực
học sinh môn ngữ văn 8 THCS.
3. Các giải pháp và minh chứng cụ thể khi áp dụng một số kĩ thuật dạy học
tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học
sinh môn ngữ văn 8 THCS.
3.1. Giới thiệu một số kĩ thuật dạy học tích cực.[ 6 ]
Kỹ thuật dạy học (KTDH): Là những động tác, cách thức hành động của giáo
viên , học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển
quá trình dạy học.Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập.Bên cạnh các KTDH
thường dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của
người học .
3.1.1. Kĩ thuật các mảnh ghép.
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và
liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự
tham gia tích cực của HS : nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác
(Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết
quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).
- Vòng 1: 1
1
1
2
2
2
3
3
3
- - Vòng 2:
1
2
3
1
2
3
1
2
3
- Vòng 1: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm đựoc giao 1 nhiệm vụ
VD: Nhóm 1: Nhiệm vụ A; Nhóm 2: Nhiệm vụ B; Nhóm 3: Nhiệm vụ C,...
-> Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi
trong nhiệm vụ được giao, trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.
- Vòng 2: Hình thành nhóm mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2, 1
người từ nhóm 3,...)
-> Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa
thành lập để giải quyết và trình bày kết quả nhiệm vụ vòng 2.
3.1.2. Kĩ thuật “Khăn phủ bàn”.
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt
động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường
tính độc lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS.
- Thực hiện kĩ thuật “ Khăn phủ bàn” qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí
như hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), sau đó trình
4
bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn phủ bàn” độc lập tương đối
với các thành viên khác.
+ Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các
câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn.
3.1.3. Kĩ thuật động não ( công não).
Năm 1941, Alex Osborn đã miêu tả động não như là Một kỹ thuật hội ý bao
gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp
nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một
nguyên tắc nhất định. Động não hay Công não (Brainstorming) là một phương
pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Phương
pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra
rất nhiều giải pháp căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được
nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều,
càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi
các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.Trong
động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác
nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giả quyết một vấn đề phức tạp.
Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn nảy
sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền
đề cho buổi thảo luận. Sau đó tiến hành theo trình tự:
- GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm,
khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại
trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
3.1.4.Kĩ thuật học theo góc.
Là phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ
khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu
và học thoải mái. Các bước dạy học theo góc như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị:
+ Lựa chọn nội dung bài học phù hợp.
+ Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc.
+ Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương
tiện/ tài liệu ( tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc, bản hướng dẫn
theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,...)
- Bước 2: Tổ chức hoạt động học tập theo góc:
+ Giới thiệu bài học và các góc học tập.
+ HS được lựa chọn góc theo sở thích, sau đó học luân phiên tại các góc theo
thời gian quy định (VD 10-15’ mỗi góc) để đảm bảo học sâu.
+ Tổ chức trao đổi/ chia sẻ (Thực hiện linh hoạt).
3.1.5. Kĩ thuật sơ đồ KWL:
5
Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã
biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những
điều đã học sau khi học.
Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong
việc học, đồng thời giáo viên biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều
chỉnh việc dạy học cho hiệu quả.
K ( Điều đã biết)
W ( Điều muốn biết)
L ( Điều học được)
Know
What
Learn
3.1.6. Học theo dự án.
Học theo dự án ( Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS
tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào
thực tế cuộc sống.
Các bước học theo dự án:
- Bước 1: Lập kế hoạch.
Là bước đầu tiên quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia
xây dựng và xác định được: Mục tiêu cần hướng tới – nhiệm vụ phải làm- sản
phẩm dự kiến, cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án – thời gian thực hiện và
hoàn thành.
- Bước 2: Thực hiện dự án.
Bao gồm các công việc: Thu thập thông tin – Xử lí thông tin – Thảo luận với
các thành viên khác – Trao đổi và xin ý kiến GV hướng dẫn.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả.
Bao gồm các công việc: Xây dựng sản phẩm – Trình bày sản phẩm – Bài học
kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.
3.1.7. Kỹ thuật sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng được liên
kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng. Kỹ thuật sơ đồ tư duy do Tony Buzan
đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tư duy: Não trái đóng vai
trò thu thập các dữ liệu mang tính logic như số liệu, não phải đóng vai trò thu thập
dữ liệu như hình ảnh, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng
Cách làm:
- Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái
niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và
chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ
đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc
nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
6
3.2. Ví dụ minh chứng cụ thể khi áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích
cực vận dụng trong giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh
môn ngữ văn 8 THCS.
Ví dụ 1: Ứng dụng : kĩ thuật động não ( công não) khi dạy bài - tiết 9:
Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” NV 8 , tập 1
Đây là bài văn giúp HS nắm được : tình cảnh đáng thương của người nông dân
lao động trong xã hội cũ, sự bất nhân của chế độ, thấy được sự phản kháng mãnh
liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật hiện thực: có áp
bức thì có đấu trnh, tức nước thì vỡ bờ trong xã hội. Hiểu được một số hình thức
nghệ thuật:Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể
chuyện và xây dựng nhân vật,sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản
tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo huynh hướng hiện thực .
. GV có thể áp dụng kĩ thuật “Động não”
Vấn đề được tìm hiểu đưa ra trước tập thể lớp theo câu hỏi:
Khi tìm hiểu nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu :
Nhân vật cai lệ :
Em hiểu gì về cai lệ?
- Là tay sai đắc lực của Pháp. Thường được bọn quan lại cho phép sử dụng bạo
lực để đàn áp người dân theo lệnh của chính quyền
Cai lệ có vai trò ntn trong vụ thuế ở làng Đông Xá?
- Thu thuế
Hắn xông vào nhà chị Dậu với ý định gì?
- Tróc sưu thuế
Hình ảnh cai lệ được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? Những chi tiết ấy
lột tả được bản chất gì của tên cai lệ?
-Bắt người là nghề của hắn. Ngôn ngữ cửa miệng của hắn là quát, thét, chửi,
hầm hè.
Người nhà lí trưởng:
Tên người nhà lí trưởng hiện lên qua những chi tiết nào?
- “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy”
So với cai lệ em thấy lí trưởng là người ntn?
- Là kẻ tán tận lương tâm nhưng chưa mất hết nhân tính
Qua hai nhân vật này, chúng ta hiểu gì về bản chất của XH cũ?
- Đầy rẫy những bất công và sự tàn ác
- Có thể gieo hoạ xuống cho bất kì người lương thiện nào
- Tồn tại trên cơ sở các lí lẽ và hành động bạo ngược
Nêu nhận xét chung về hai nhân vật này?
- Chúng là đại diện cho XHPK đương thời tàn bạo, bất công, phi lí
Tác giả đã sử dụng NT gì để khắc hoạ hai nhân này?
- NT: Khắc hoạ nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động
Chị Dậu :
Tình cảnh gia đình chị Dậu lúc này ntn?
- Chị Dậu nghèo xác xơ, với ba đứa con đói khát. Tất cả dồn lên vai chị.
- Nợ sưu nhà nước chưa trả được
7
- Anh Dậu ốm mà vẫn có thể bị trói, bị đánh bất cứ lúc nào(vì chưa có tiền nộp
sưu cho người em ruột chết từ năm ngoái)
- Trong nhà không còn một hạt gạo
Em có suy nghĩ gì về tình cảnh đó?
- Rất khó khăn và đáng thương
Chi tiết chị Dậu chăm sóc chồng được miêu tả ntn?
- Quạt cho cháo nguội
- Rón rén bưng đến động viên chồng ăn
Qua đây chị Dậu đã bộc lộ phẩm chất gì?
- Đảm đang, dịu hiền và hết lòng yêu thuơng chồng con
Đó là cách ứng xử rất tự nhiên của người dân đối với người đại diện của nhà
nước.Bởi vì chị luôn xem mình là hàng con sâu,cái kiến, nghèo khổ bậc nhất trong
làng.Chị nhẫn nhục như vậy mong gợi chút lòng thương người của cai lệ . Thế
nhưng bỏ ngoài tai thái độ, lời van xin của chị Dậu cai lệ vẫn sấn tới.Vì thế thái độ
của chị Dậu có sự thay đổi ntn? Sự thay đổi cách xưng hô đó nói lên điều gì? Phân
tích sự thay đổi trong mỗi lần xưng hô / SGK-31
- Giọng run run, van xin tha thiết-> xưng hô: cháu- ông(dưới - trên)
- Cãi lại -> xưng hô tôi- ông(ngang hàng)
- Nghiến hai hàm răng, túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, lẳng cho người nhà lí
trưởng một cái -> xưng hô: bà- mày(trên dưới)
-> Chuyển từ đấu lí sang đấu lực, thay đổi cách xưng hô phù hợp diễn biến tâm
lí, hoàn cảnh.
Tại sao chị Dậu có thể quật ngã hai tên tay sai đó?
- Lòng thương yêu chồng con, lòng căm thù áp bức đã tạo nên sự phản kháng
mãnh liệt.
=> Người nông dân khi bị dồn nén, áp bức đến cùng họ đã có sự đấu tranh
Qua sự phản kháng của chị dậu em có nhận xét gì về người nông dân trước CM
T8 và XH Việt Nam lúc bấy giờ?
Đó chính là hành động “tức nước vỡ bờ” của chị Dậu -> toát lên ý nghĩa nhan
đề tác phẩm
Để khắc hoạ nhân vật chị Dậu tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua cử chỉ, lời nói, hành động; kết hợp TS - MTBC
=> HS có thể có các cách hiểu khác nhau:
GV tập hợp ý kiến
=> Từ việc tìm hiểu tập thể( động não) như vậy, các ý kiến sẽ được thẩm định,
làm sáng tỏ.
=> GV thống nhất các ý kiến và chốt kiến thức.
Ví dụ 2: Ứng dụng “Kĩ thuật khăn phủ bàn” khi dạy bài, tiết 15 : Từ
tượng hình, từ tượng thanh
Sử dụng kỹ thuật “ khăn phủ bàn”
GV yêu cầu HS viết một số đoạn văn.
+ Giai đoạn 1: GV chia nhóm theo dãy bàn hàng ngang. Các dãy tự viết từng
phần theo phân công:
8
Nhóm 1: Phần mở bài
Nhóm 2: Phần thân bài
Nhóm 3: Phần kết bài
+ Giai đoạn 2: Các dãy bàn hàng dọc cùng đưa ra nội dung
Các dãy bàn hàng ngang cùng đưa ra nội dung
=> GV và HS cả lớp bổ sung , chọn nội dung bài của nhóm chính xác nhất...
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức :
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh .
- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh .
2. Kĩ năng :
- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả
- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói,
viết.
3. Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực chung:
- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả
- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói,
viết.
Năng lực chuyên biệt :
- Sử dụng từ tượng hinh, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
II.Phương pháp kĩ thuật dạy học .
-Phương pháp nêu vấn đề .
-Sử dụng kết hợp kĩ thuật khăn phủ bàn, hoạt động nhóm ,phương pháp đàm
thoại với giảng giải .
III. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV:- Soạn giáo án. .máy chiếu
2. HS: Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài mới SGK.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Học sinh đọc
Chú ý vào các từ in đậm/ đvăn
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ :
- HS: + Đọc ví dụ ,nhận xét
- GV : Chốt kiến thức
Những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ,
trạng thái của sự vật?
Những từ nào mô phỏng âm thanh?
Phân tích tác dụng của những từ tượng
hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?
Những từ tượng có t/d gợi tả hình ảnh
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Đặc điểm, công dụng
1. Ví dụ: trích đoạn trong VB “Lão
Hạc”
- Những từ: móm mém, xồng xộc, vật
vã, xộc xệch, rũ rượi, sòng sọc -> gợi
tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái
=> từ tượng hình
- Những từ: hu hu, ư ử -> Mô phỏng
âm thanh
=> từ tượng thanh
9
một ông lão già yếu, trải qua cái chết
vô cùng đau đớn, đáng thương -> hình
ảnh lão Hạc như hiện ra trước mắt
người đọc, người đọc như được chứng
kiến cái chết của lão Hạc
Những từ tượng thanh - > tâm trạng
vô cùng đau đớn, ân hận của lão Hạc
sau khi buộc phải bán cậu Vàng.
Thế nào là từ tượng hình, từ tượng
thanh? Trong văn TS MT từ tượng
hình, tượng thanh có tác dụng gì?
- HS trả lời . GV chốt kiến thức.
Bước 3: Thảo luận ,trao đổi,báo cáo
-HS : Các thành viên tự làm việc, sau
đó nhóm trưởng thống nhất ý kiến, thư
kí viết vào khoảng giữa khăn.
-GV : quan sát các nhóm làm việc,
phát hiện những em gặp khó khăn để
hỗ trợ. GV nhấn mạnh ,chốt kiến thức
Bước 4 : Kiểm tra , đánh giá.- HS rút
ra ghi nhớ sgk.
- Gv cho hs đọc ghi nhớ.
* GV hướng dẫn HS làm bài tập ở
sgk.Tổ chức HS làm bài tập theo tổ,
nhóm
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV gọi HS đọc yêu cầu các BT
1,2,3,4 / SGK. Giao BT cho 4 tổ/nhóm
tương ứng các bài tập 1,2,3,4
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ.
-HS : Các thành viên tự làm việc, sau
đó nhóm trưởng thống nhất ý kiến, thư
kí viết vào khoảng giữa khăn.
-GV : quan sát các nhóm làm việc,
phát hiện những em gặp khó khăn để
hỗ trợ. GV nhấn mạnh ,chốt kiến thức
Bước 3: Thảo luận ,trao đổi,báo cáo
-GV : Thu một sản phẩm bất kỡ đính
lên góc phải bảng.Tổ chức cho nhóm
trưởng báo cáo.Các nhóm khác thảo
luận, bổ sung. Xử lí tình huống SP nảy
sinh. GV nhấn mạnh ,chốt kiến thức .
HS:+Một nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
cho đầy đủ.
=> Tác dụng: gợi tả hình ảnh ông lão
già yếu, đau khổ, với cái chết vô cùng
đáng thương
2. Kết luận
- Từ tượng hình là những từ gợi tả
hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái
- Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh
- Tác dụng: gợi tả được hình ảnh, âm
thanh cụ thể, sinh động và có giá trị
biểu cảm
II. Luyện tập
Bài 1
- Các từ tượng thanh: soàn soạp, bịch,
bốp
- Các từ tượng hình: rón rén, lẻo
khoẻo, chỏng quèo
Bài 2
Lò dò, khật khưỡng, ngất ngưởng, lom
khom, dò dẫm, liêu xiêu…
Bài 3
- Cười ha hả: to, sảng khoái, đắc ý
- Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hồn
nhiên
- Cười hô hố: to, vô ý, thô lỗ
- Cười hơ hớ: to, hơi vô duyên
Bài 4
- Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ
tiếng những cành khô gãy lắc rắc.
- Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã
- Trên cành đào đã lấm tấm những nụ
hoa
10
Bước 4 : Kiểm tra , đánh giá.
- Chúng em đi học trên con đường
-GV:+Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đầy khúc khuỷu……
nhiệm vụ của từng tổ qua đại diện.
+Bổ sung ghi kết quả lên bảng.
+Nhận xét từng em rồi cho điểm.
-HS: Theo dõi, ghi vở.- HS thảo luận
theo nhóm và viết ra phiếu học tập và
gv cho dán lên bảng.
* Bài tập bổ trợ:
- Gv chốt kiến thức bằng bảng phụ
- Đặt câu có sử dụng từ tượng hình, từ
*Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu tượng thanh
4. Hướng dẫn học sinh học bài
- Nắm được khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh
- Viết đoạn văn ngắn miêu tả cánh đồng lúa quê em trong đó có sử dụng từ tượng
hình, từ tượng thanh
- Học thuộc phần ghi nhớ - BTVN: 4,5- 50
V. Đánh giá, Điều chỉnh: .............................................................................
Ví dụ 3: Ứng dụng “Kĩ thuật mảnh ghép ” khi dạy bài, tiết 104: Luyện
tập xây dựng và trình bày luận điểm - NV 8 ,tập 2
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày
luận điểm.
- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo 2 phương pháp
2.Kĩ năng:
-Nhận biết sâu hơn về luận điểm
-Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
3. Định hướng hình thành năng lực
Năng lực chung:
- Xác đinh được luận cứ, trình bày luận điểm trong đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Biết viết đoạn văn nghị luận.
Năng lực chuyên biệt: Viết đoạn văn nghị luận.một cách thành thạo.
II.Phương pháp dạy học tích cực
-Phương pháp nêu vấn đề .
-Phương pháp thảo luận nhóm.:
Với mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đặc điểm thể loại nghị luận, vận
dụng các thao tác làm văn nghị luận. GV sử dụng “kỹ thuật mảnh ghép” hoặc kỹ
thuật “ khăn phủ bàn” để hướng dẫn HS.
- Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải .
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ, máy chiếu ( nếu có).
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức lớp
11
2. Kiểm tra bài cũ:
Khi trình bày luận điểm trong văn Nghị luận cần chú ý điều gì ? Chữa bài tập 1.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
TRÒ
HS đọc đề
Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để
? Đề bài yêu cầu cần làm sáng tỏ vấn khuyên một số bạn trong lớp phải học tập
đề gì? Cho đối tượng nào? Nhằm chăm chỉ hơn.
mục đích gì ?
1. Tìm hiểu đề
Em có nên sử dụng hệ thống luận - Nội dung nghị luận: cần phải học tập
điểm được nêu ở mục II.1 không ? chăm chỉ.
Vì sao ?
- Đối tượng: các bạn học cùng lớp
Còn có chỗ chưa chính xác, hợp lí:
2. Xây dựng hệ thống luận điểm
- Luận điểm a loại bỏ, vì: nội dung a. Đất nước ta đang rất cần những người
không phù hợp: đề bài nêu phải học tài giỏi để xây dựng đất nước
tập chăm chỉ hơn, luận điểm lại nói b. Quanh ta đang có nhiều tấm gương của
đến lao động tốt.
các bạn học sinh phấn đấu học giỏi để đáp
- Còn thiếu những luận điểm cần ứng được yêu cầu của đất nước.
thiết khiến cho mạch văn bị đứt c.Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước
đoạn, vấn đề không sáng, rõ.
hết phải học chăm.
- Sắp xếp luận điểm chưa hợp lí:
d. Một số bạn ở lớp ta ham chơi, chưa
+ Vị trí của luận điểm b: làm cho bài chăm học, làm cho thầy cô giáo và các
thiếu mạch lạc, luận điểm d không bậc cha mẹ rất lo buồn.
nên đứng trước luận điểm e.
e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu
Theo em, cần bổ sung những luận học thì sau này càng khó thành đạt trong
điểm nào? Sắp xếp lại ra sao?
cuộc sống.
* Nhắc lại những điều chú ý khi trình g. Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn hãy
bày luận điểm ?
chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên
Quan sát các câu giới thiệu luận người có ích cho cuộc sống, và nhờ đó,
điểm.
tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.
Có phải tất cả các câu chuyển đoạn 3. Trình bày luận điểm
và giới thiệu luận điểm ở mục 2a đều a. Dùng câu giới thiệu luận điểm:
chính xác không? Vì sao?
Có thể sử dụng:
Câu 2 xác định sai mối quan hệ giữa - Câu (1): đơn giản, dễ làm theo.
luận điểm cần trình bày với luận - Câu (3): giọng điệu gần gũi, thân thiết.
điểm 1. Hai luận điểm đó không có b. Sắp xếp luận cứ:
quan hệ nhân - quả để nối bằng từ Như SGK là hợp lí
“do đó”
c. Kết đoạn.
? Em lựa luận điểm chọn câu nào để - Lúc bấy giờ, các bạn muốn vui chơi nữa
giới thiệu e? Vì sao?
liệu có được không ?
Em có thể nghĩ thêm cách chuyển - Lúc bấy giờ, các bạn không muốn vui
đoạn và giới thiệu luận điểm nào chơi thoải mái, liệu có được hay chăng?
khác không?
-> trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch.
?Ta nên đưa những luận cứ gì và sắp * Muốn chuyển đoạn văn từ quy nạp
xếp những luận cứ ấy ntn cho phù thành diễn dịch và ngược lại ta cần:
12
hợp?
- Thay đổi vị trí câu chủ đề
Em nên viết câu kết đoạn cho đoạn - Sửa lại các câu văn để đảm bảo mối liên
văn em phải trình bày ntn để đáp ứng kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi.
các yêu cầu mà SGK đã đưa ra ?
Đoạn văn viết theo cách trên là diễn
dịch hay quy nạp ?
Làm thế nào để chuyển đoạn diễn
dịch thành đoạn quy nạp?
4. Lập dàn ý:
Sử dụng “ Kỹ thuật mảnh ghép”:
Sau khi cho HS tìm hiểu đề, tìm ý trên cơ sở (xây dựng hệ thống luận điểm,
trình bày luận điểm) GV phân nhóm học sinh thực hiện bước lập dàn ý:
+ Vòng 1: Mỗi dãy bàn hàng dọc là 1 nhóm
Yêu cầu mỗi nhóm làm một nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Lập dàn ý phần mở bài (Viết)
- Nhóm 2: Lập dàn ý phần thân bài
- Nhóm 3: Lập dàn ý phần kết bài (Viết)
Hết thời gian quy định, HS chuyển nhóm.
+ Vòng 2: Các nhóm mới được hình thành bằng cách sát nhập thành viên của ba
nhóm theo dãy bàn hàng ngang. Cứ 2 bàn là một nhóm.
Yêu cầu các nhóm trình bày dàn ý đã làm. Như vậy, lúc này mỗi nhóm đã có đủ
dàn ý 3 phần.
Vòng 1: Kết hợp ngang
Nhóm 1:
Viết MB
Viết MB
Viết MB
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Dàn ý
TB
Viết KB
Dàn ý
TB
Dàn ý
TB
Viết KB
Viết KB
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
5. Viết đoạn văn:
Vòng 2: Kết hợp dọc- chia làm hai giai đoạn:
GV yêu cầu HS viết một số đoạn văn.
+ Giai đoạn 1: GV chia nhóm theo dãy bàn hàng ngang. Các dãy tự viết từng
phần theo sự phân công:
Nhóm 1: Phần mở bài
Nhóm 2: Phần thân bài
Nhóm 3: Phần kết bài
+ Giai đoạn 2: Các dãy bàn hàng dọc cũng đưa ra nội dung
Các dãy bàn hàng ngang cũng đưa ra nội dung
=> GV và HS cả lớp bổ sung , chọn nội dung bài của nhóm chính xác nhất...
13
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Nắm kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm, cách lập luận trong đoạn văn
nghị luận . Hoàn thiện bài tập trên lớp
- Soạn văn bản: Thuế máu
V. Đánh giá, Điều chỉnh: …………………………………………………
Ví dụ 4 : Ứng dụng kĩ thuật “học theo sơ đồ KWL” khi dạy bài - tiết 126:
“ Tổng kết phần văn” - NV 8 , tập 2.
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại
Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8, có cái nhìn khá toàn diện về nội
dung tư tưởng, nghệ thuật các tác phẩm đã học.
Sau khi hệ thống kiến thức, phần bài tập xác định các chủ đề có thể sử dụng
sơ đồ tư duy KWL.
- Từ những bài thơ đã học, học sinh tập hợp thành từng chủ đề cụ thể và tìm nét
tiêu biểu cho từng chủ đề đó.
K ( Điều đã biết)
W ( Điều muốn biết)
L ( Điều học được)
Know
What
Learn
Vào nhà ngục Quảng
Chủ đề hình tượng
Hình tượng đẹp ngang
Đông cảm tác,Đập đá ở
người chiến sĩ yêu
tàng,phong thái ung
Côn Lôn
nước đầu thế kỉ XX.
dung, đường hoàng và
khí phách kiên cường,
bất khuất vượt lên trên
cảnh ngục tù của nhà chí
sĩ yêu nước.
Quê hương
Chủ đề về quê
Tình quê hương trong
hương ,đất nước.
sáng, thân thiết được thể
hiện qua bức tranh tươi
sáng, sinh động về một
làng quê miền biển trong
đó nổi bật lên hình ảnh
khoẻ khoắn, đầy sức sống
của người dân chài và
sinh hoạt làng chài.Hình
ảnh thơ đẹp, trong sáng.
Khi con tu hú,Tức cảnh
Pác Bó, Ngắm trăng, Đi
đường (trích NKTT)
Chủ đề về người
chiến sĩ cách mạng .
Tinh thần lạc quan,
phong thái ung dung,ý
chí kiên định của người
chiến sĩ cách mạng trong
cuộc sống cách mạng đầy
gian khổ, trong cảnh
ngục tù.
Tình yêu thiên nhiên,yêu
cuộc sống...
14
Ví dụ 5: Ứng dụng “kĩ thuật học theo góc” khi dạy bài - tiết 38 :“Ôn tập về
truyện kí Việt Nam”-NV8 ,tập 1.
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các tác phẩm truyện kí hiện đại
Việt
Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8, có cái nhìn khá toàn diện về nội dung
tư
tưởng, nghệ thuật các tác phẩm đã học.
- Trước khi hệ thống, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, chia vị trí ở 5 góc khác
nhau.
- Mỗi nhóm được phân công một tác phẩm cụ thể (có 5 tác phẩm) với các yêu
cầu giống nhau là:
+ Tóm tắt.
+ Nêu tác giả, tác phẩm.
+ Nêu nội dung, nghệ thuật.
+ Ấn tượng về tác phẩm.
+ Trưng bày tranh, ảnh, bài viết liên quan đến tác phẩm đang tìm hiểu.
- Sau khi học sinh làm việc theo góc, giáo viên yêu cầu các góc trình bày để có
sự trao đổi, chia sẻ và đi đến kết luận.
Ví dụ 6: Ứng dụng “kĩ thuật học theo dự án” khi dạy bài, tiết 132 :“Tổng
kết phần văn ”NV8 ,tập 2- phần : Văn bản nhật dụng .
Mục tiêu
Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các văn bản nhật dụng đã học trong
chương trình Ngữ văn 8 THCS, từ đó có cái nhìn khách quan về các vấn đề cần
quan tâm trong thực tiễn cuộc sống, có quan điểm và thái độ đúng đắn trước
những vấn đề đó.
Sau khi hệ thống, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học theo dự án theo trình
tự sau:
Lập kế hoạch:
+ Chọn một trong các vấn đề được học: Bảo vệ môi trường ,tệ nạn xã hội
nghiện hút thuốc lá , kế hoạch hóa gia đình.
+ Chọn hình thức viết bài.
+ Những tranh ảnh cần sưu tầm.
+ Dự kiến thời gian.
Thực hiện dự án:
+ Học sinh thực hiện các nhiệm vụ được phân công: Viết bài, thu hập ảnh,
thông tin...(Có thể trao đổi với giáo viên để có sản phẩm chất lượng)
Báo cáo kết quả:
+ Các nhóm trình bày sản phẩm của mình: Bài viết, tư liệu tham khảo...
+ Rút kinh nghiệm.
15
Ví dụ 7 : Ứng dụng : kĩ thuật sơ đồ tư duy khi dạy bài - tiết 99 :
Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” NV 8 , tập 2, phần -Tổng kết bài học:
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã cố gắng vận dụng các phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực vào một số bài có thể, đặc biệt là các tiết tổng kết, ôn tập.
Kết quả cho thấy, học sinh đã bắt đầu quen với các thao tác của các kĩ thuật dạy
học, biết cách vận dụng vào tiết học làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng, cởi mở và
đạt kết quả cao hơn.
Học sinh hứng thú học tập, được hoạt động một cách tích cực. các em nắm
vững lí thuyết biết vận dụng vào thực hành làm bài.Tôi rất phấn khởi vì các em
không chỉ có kiến thức mà còn có ý thức học tập yêu thích học môn Ngữ văn.
Kết quả đạt được:
Năm học 2017 - 2018: Tôi tiến hành khảo sát thực trạng việc học Ngữ văn qua bài kiểm tra trong tiết dạy Ngữ văn 8 THCS của học sinh lớp 8 trong trường,
kết quả học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt so với mục tiêu giáo dục đề ra.
cụ thể:
văn khối 8, sĩ số HS-60 em
Khối Sĩ
/Lớp số
8
60
Giỏi
SL TL
4
6,7
Khá
SL
13
Trung
Yếu
bình
TL SL TL SL TL
21,7 37 61,7 5
8,3
Kém
SL
1
TL
1,7
TB trở
lên
SL TL
54 90
16
PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Thiết nghĩ, trong giờ dạy Ngữ văn hiện nay người giáo viên
cần phải phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh; Biết
cách tổ chức các hoạt động phù hợp để tạo không khí sôi nổi cho
các em. Điều này sẽ giúp các em khắc phục được sự buồn tẻ,
nhàm chán trong giờ học văn, đồng thời hình thành và phát triển
các năng lực cho học sinh: khái quát hóa , thực hành làm văn,
cảm thụ , phân tích ,vận dụng liên hệ kiến thức.. Như vậy, các em
không chỉ biết, hiểu sâu sắc kiến thức mà còn vận dụng tốt những
điều đã học để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong thực tiễn
cuộc sống.
2. Đề xuất kiến nghị.
Để áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo
định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn 8 THCS một cách hiểu
quả,người giáo viên cần biết chọn thời gian, lựa chọn linh hoạt nội dung kiến thức
phù hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực vận dụng trong giảng dạy theo định
hướng phát triển năng lực học sinh một cách cụ thể, phù hợp với các đối tượng
học sinh, không thể vận dụng máy móc.
- Cần tích cực nghiên cứu các kĩ thuật dạy học tích cực để vận dụng một cách
thành thạo và có hiệu quả vào quá trình trình dạy học.
- Cần có sự hỗ trợ tích cực về cơ sở vật chất từ phiá nhà trường để hỗ trợ cho
việc dạy học.
- Vận dụng linh hoạt vào từng tiết học. Không làm hình thức, không quá lạm
dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
- Nhà trường, tổ chuyên môn tạo điều kiện, sắp xếp thời gian hợp lí cùng giáo
viên bàn bạc , thảo luận đề ra phương pháp giảng dạy đạt kết quả tốt nhất.
- Nhà trường mua sắm thêm tài liệu văn học tham khảo, TBDH …
Trên đây là những ý kiến của bản thân tôi về việc vận dụng 1
số kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực
học sinh môn Ngữ văn 8 THCS
Trong quá trình thực hiện đề tài
chăc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, cần được bổ sung,
góp ý.Vì vậy,tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các đồng chí để đề tài được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất
lượng môn Ngữ văn THCS . Rất mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý chân
thành để việc dạy học của chúng ta có hiệu quả tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG. Quảng Xương, ngày 22 tháng 4 năm 2018
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
tôi xin cam đoan là SKKN của
mình
không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Nguyễn Thị Phấn
17
Lê văn Thu
18