Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông – chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.32 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ ÚT

XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ ÚT

XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH


Hà Nội – 2015
2


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Ngày nay do sự phát triển nhanh chóng của xã hội với những biến đổi
liên tục và để chuẩn bị cho thế hệ trẻ có thể đối mặt, đứng vững trước những
thử thách của đời sống thì vai trò của giáo dục ngày càng được các quốc gia
chú trọng. Đổi mới giáo dục trước tiên phải đổi mới chương trình. Nếu
chương trình giáo dục truyền thống chủ yếu yêu cầu học sinh (HS) trả lời câu
hỏi: biết cái gì?thì chương trình giáo dục mới hướng đến việc tiếp cận năng
lực của người học, luôn đặt ra câu hỏi: biết làm gì từ những điều đã biết? tức
là giúp HS không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết thực hành, vận
dụng thông qua các hoạt động cụ thể sử dụng những tri thức học được để giải
quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra, gắn giáo dục với thực tiễn đời sống.
Đổi mới giáo dục đòi hỏi phải đổi mới toàn diện quá trình dạy học
(QTDH), trong đó có kiểm tra, đánh giá (KT,ĐG). Đây là một bộ phận không
thể tách rời của QTDH nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản là ĐG kết quả
và điều chỉnh quá trình này theo hướng tốt hơn, thúc đẩy việc đổi mới hình
thức, phương pháp dạy học (PPDH), nội dung dạy học từ đó xác định lại mục
tiêu của QTDH đặt ra đã đạt được hay chưa và đạt được ở mức độ nào. Đối
với HS, KT,ĐG giúp các em củng cố, hoàn thiện tri thức đã được lĩnh hội, rèn
luyện các kĩ năng, đặc biệt kĩ năng ngôn ngữ (nói, viết), thực hành, vận dụng
và bồi dưỡng thái độ, tình cảm đúng đắn để hình thành các năng lực và phẩm
chất cần thiết của công dân toàn cầu đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Cho nên, KT,ĐG là khâu cuối cùng nhưng lại là khâu có vai
trò quan trọng của QTDH. Hiệu quả của việc KT,ĐG lại phụ thuộc vào mục
đích, nội dung của câu hỏi hoặc đề KT. Bởi câu hỏi và đề KT chính là thước
đo trình độ và năng lực của HS. Vì vậy, đổi mới KT,ĐG trước tiên cần phải

đổi mới việc ra câu hỏi, đề KT mới có thể thúc đẩy các khâu khác của QTDH,
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Tuy
3


điều kiện chương trình sau 2015 đang triển khai, Bộ Giáo dục và đào
tạo (Bộ GD&ĐT) đã chủ trương đẩy mạnh đổi mới KT,ĐG để thúc đẩy đổi
mới nội dung, PPDH trên cơ sở chương trình, SGK hiện hành bằng việc thực
hiện tập huấn đổi mới KT,ĐG cho GV toàn quốc hè 2014.
Lịch sử Việt Nam 1858 - 1918 là một giai đoạn chuyển biến quan trọng
của lịch sử dân tộc. Thông qua dạy học và KT,ĐG, HS tái hiện được quá trình
thực dân Pháp xâm lược và cuộc đấu tranh anh dũng chống xâm lược của nhân
dân ta, rút ra những bài học bổ ích để giải quyết những vấn đề của thực tiễn
hiện nay.
Xuất phát từ lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT, chúng tôi đã chọn vấn đề “Xây dựng
đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam lớp 11 trường Trung học phổ thông – Chương trình chuẩn” làm
đề tài luận văn nghiên cứu.
2.Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề KT,ĐG và đổi mới KT,ĐG theo định hướng phát triển năng lực
HS trong đó có khâu ra đề KT đã được các giáo dục học, giáo dục lịch sử
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Tiếp cận
các công trình nghiên cứu của họ là cơ sở để tôi giải quyết những vấn đề mà
đề tài đặt ra.
2.1.Tài liệu nước ngoài
N.V.Savin trong cuốn “Giáo dục học” tập 1 (Nxb Giáo dục năm 1983)
đã dành hẳn một chương để bàn về vấn đề KT,ĐG tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của
HS. Ông khẳng định KT,ĐG là hai hoạt động động khác nhau nhưng có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau: KT là một bộ phận của đánh giá, muốn đánh giá
được nhất thiết phải thông qua KT với hệ thống 5 bậc: Xuất sắc (điểm 5), Tốt
(điểm 4), Trung bình (điểm 3), Xấu (điểm 2), Rất xấu (điểm 1, song Savin lại
chưa đề cập cụ thể đến việc soạn đề KT.

4


Nói về mối quan hệ giữa KT,ĐG với sự phát triển năng lực, tác giả
A.I.Lipkinra, B.RGoyal đã đưa ra vấn đề tự ĐG của HS tỉ lệ thuận với lứa
tuổi và trình độ nhận thức cũng như sự phát triển nhân cách của các em.
Người học càng nhiều tuổi thì vấn đề tự cải tạo và hoàn thiện bản thân càng rõ
nét. Qua KT,ĐG các em có khả năng tự điều chỉnh các hành vi hoạt động của
mình một cách chính xác, phù hợp với yêu cầu thực tế xã hội. KT,ĐG và tự
KT,ĐG có mối quan hệ tác động qua lại làm cho người dạy và người học kịp
thời điều chỉnh hoạt động dạy - hoạt động học nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy học.
Những năm gần đây với sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật đòi hỏi con
người phải có năng lực để thích ứng, cho nên trong dạy học nói chung,
KT,ĐG theo hướng phát triển năng lực được quan tâm nhiều hơn. Trong cuốn
sách “Authentic assessment: A collection” xuất bản năm 1996 của Burke. K
(Ed đã khẳng định ĐG sát với cuộc sống là một khái niệm đang nổi trội hiện
nay. Tác giả còn mô tả trong đó lịch sử của các xu thế trong chương trình ĐG
quốc gia về tiến bộ giáo dục, phương pháp thi, KT theo năng lực và những tác
động của Hiệp hội quốc gia các Thống đốc đối với việc dạy học sát thực tế
cuộc sống. Đồng thời, cuốn sách còn quy định, giải thích và cung cấp các ví
dụ mẫu về các bài đánh giá đổi mới sát với thực tế cuộc sống. Mỗi phần của
cuốn sách còn có danh mục gồm nhiều bài viết liên quan để tham khảo.
Việc đánh giá theo hướng phát triển năng lực còn được khảo sát qua
các công trình của các tác giả khác như Kuhn.T, Mc Collum. SL, Miller.

B&Singleton.
Trong cuốn “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các
năng lực ở nhà trường” của Xavier Rogiers đã đưa ra những khái niệm về
năng lực, cấu tạo của năng lực. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến vai trò của
viện phát triển năng lực thực hành của HS thông qua KT,ĐG và khẳng định
“nhà trường phải tiếp tục là một cơ sở bảo đảm cho những giá trị quan trọng
của xã hội… nhưng chủ yếu là ngoài khía cạnh kiến thức đơn thuần, nhà
5


trường trước hết phải tập trung cố gắng dạy cho học sinh sử dụng kiến thức
của mình vào những tình huống có ý nghĩa đối với học sinh; tóm lại, chúng ta
nói rằng nhà trường cần phát triển những năng lực ở học sinh” tuy nhiên, tác
giả cũng chưa nhấn mạnh về việc sẽ KT,ĐG như thế nào để phát triển được
năng lực thực hành ở HS.
Trong công trình nghiên cứu “Hình thành các kĩ năng và kĩ xảo sư
phạm cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục đại học”, xuất bản năm
1976 của X.I.Kixegof và cộng sự đã thiết kế hơn 100 kĩ năng giảng dạy, trong
đó có hơn 50 kĩ năng cần thiết để thiết kế bài giảng nhằm phát triển năng lực
cho người học.
Tác giả I.A.Illina trong cuốn “Giáo dục học”xuất bản năm 1976 của
nhà xuất bản GDđã nhấn mạnh đến vai trò của KT,ĐG, theo tác giả thì
KT,ĐG kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo là rất quan trọng và là thành phần cấu tạo
cần thiết của quá trình dạy học và từ đó bà nêu lên cá chức năng của KT,ĐG
gồm có chức năng kiến thức, chức năng dạy học, chức năng giáo dục. Bên
cạnh đó bà cũng đề cập đến việc ĐG và bà cho rằng ĐG là một phương tiện
kích thích mạnh mẽ và có ý nghĩa giáo dục lớn trong điều kiện nếu như nó
được giáo viên sử dụng đúng đắn.
Trong cuốn “Lí luận dạy học hiện đại” của trường Đại học Sư phạm
Hà Nội và trường Đại học Postdam – Đức phối hợp xuất bản năm 2009 có đề

cập đến dạy học theo hướng phát triển năng lực và KT,ĐG phát triển năng
lực.
Cuốn “Đánh giá lớp học – những nguyên tắc và thực tiễn để giảng dạy
hiệu quả” của James H.Mc Millan do Viện Đại học quốc gia Virginia xuất
bản có gợi ra hướng nghiên cứu mới rất hữu ích về qui trình đánh giá trên lớp
học có thể áp dụng vào thực tiễn đánh giá ở Việt Nam.
Nhà giáo dục Edgar Morin đã cho rằng “Đào tạo những con người đủ
năng lực tổ chức các tri thức chứ không phải tích lũy các hiểu biết theo kiểu
chất đầy kho; giáo dục về hoàn cảnh con người, làm cho mỗi người có ý thức
6


sâu sắc thế nào là một con người; học cách sống, chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối
mặt với những khó khăn, bất trắc và những vấn đề tồn tại con người, xây
dựng lại trường học và tư cách công dân, giúp thanh niên có năng lực đối
thoại khoan dung trong một thế giới đa dạng”. Ở đây tác giả mới chỉ đề cập
đến việc giáo dục cho HS phải học như thế nào để phát huy được các năng lực
bản thân còn về KT,ĐG chưa thấy tác giả đề cập đến.
Như vậy, qua các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của các nhà giáo
dục nhìn chung dù ở nhiều góc độ nhìn nhận, đánh giá khác nhau đều đã
khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc KT,ĐG, khẳng định xu hướng trong giáo
dục là hướng đến sự phát triển năng lực cho người học. Vì vậy, trong KT,ĐG
cần thiết phải đánh giá năng lực của HS. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu chủ yếu vẫn thiên về lí thuyết KT,ĐG nói chung, chưa có một tác phẩm,
một công trình nghiên cứu nào cụ thể đề cập đến việc xây dựng đề KT nhằm
ĐG sự phát triển năng lực của HS.
2.2.Tài liệu trong nước
Từ thập niên 90 trở lại đây đã có nhiểu nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu
và khẳng định vai trò của KT,ĐG, đặc biệt là vai trò của KT,ĐG đối với việc
phát triển một số năng lực của người học.

Tác giả Trần Bá Hoành trong cuốn “Đánh giá trong giáo dục” xuất
bản năm 1997 cho rằng “việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu
tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích tư
duy năng động, sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến về xu hướng hành vi của
học sinh trước các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, rèn luyện khả
năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong những tình huống thực
tế” [17,tr.12-13].
Trong cuốn “Lịch sử giáo dục học thế giới” của hai tác giả Hà Nhật
Tăng – Đào Thanh Âm có viết: “J.J Ruxo – nhà giáo dục người Pháp cũng đề
cao cá tính và năng lực độc lập của học sinh trong quá trình dạy học. Ông
phê phán gay gắt lối học chỉ nhằm vào thi cử, phản đối việc thi cử chỉ nhằm
7


mục đích kiểm tra trí nhớ của người học về những điều họ đã ghi được theo
lời thầy giảng trên lớp, trên cơ sở đó định hướng cho người học phương pháp
đánh giá vào năng lực của học sinh” [21; 106].
Trong cuốn “Vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức trong lịch sử giáo dục
và nhà trường”xuất bản năm 1990, nxb Đại học sư phạmcủa Đặng Vũ Hoạt,
Hà Thị Đức có nhắc đến quan điểm của nhà nghiên cứu giáo dục N.P.
Arkhalghelxki khi ông đưa ra hệ thống đánh giá tri thức của HS với những
nhân tố cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng ĐG.
Trong giáo dục lịch sử, giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất
bản năm 1966, 1976, 1981, 1992 đều đề cập đến vấn đề KT,ĐG. Đặc biệt,
giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” năm 2009 gồm 2 tập của Nxb Đại
học sư phạm Hà Nội đã giành hẳn chương IX để đề cấp đến vấn đề KT,ĐG
trong DHLS và một số hình thức kiểm tra cơ bản trên lớp như kiểm tra miệng,
kiểm tra viết. Trong DHLS, vai trò ý nghĩa của KT,ĐG đối với HS thể hiện
trên ba mặt là giáo dưỡng, phát triển và giáo dục “Kiểm tra và đánh giá kết
quả học tập là nhằm cho học sinh nắm vững nội dung và kiểm soát mức độ

nắm vững nội dung học tập (mức độ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và
bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị) qua đó giúp giáo viên hiểu kết quả
công việc giảng dạy”[11;tr.223]. Còn đối với GV thì KT,ĐG không những là
thước đo kết quả học tập của HS mà còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả sư
phạm của GV, đồng thời nhấn mạnh đến hình thức KT,ĐG có khả năng phát
huy tính tích cực của HS để từ đó điều chỉnh hoạt động học, tìm ra biện pháp
cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học.
Trong cuốn “Bài học lịch sử và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
lịch sử” của tác giả Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Hữu Chí đã chỉ ra những hình
thức KT,ĐG nhằm phát huy tính tích cực của người học nói chung và vận
dụng cụ thể vào DHLS, đồng thời khẳng định thông qua KT,ĐG sẽ phát triển
được năng lực của HS, đặc biệt là các năng lực nhận thức.

8


Thu Mai tại hội thảo “Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực
trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” đã nêu một cách chi
tiết về đánh giá theo năng lực, đặc biệt tác giả còn rút ra những kinh nghiệm
về đánh giá năng lực trên thế giới có khả năng ứng dụng vào Việt Nam.
Trong luận án của T.S Nguyễn Thị Bích (2009) về “ Đối mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập THCS” đã đề cập toàn diện đến vấn đề đổi mới
KT,ĐG. Tuy nhiên, luận án chưa đi sâu vào vấn đề ra đề kiểm tra cũng như
vấn đền đổi mới KT,ĐG theo định hướng phát triển năng lực.
Luận văn của Thạc sĩ của tác giả Hoàng Ngọc Thạch (2013) về “Kiểm
tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học lịch
sử thế giới cận đại lớp 10 trung học phổ thông, chương trình chuẩn” đã
nghiên cứu tương đối kĩ về các năng lực cần hình thành đối với bộ môn lịch
sử, bên cạnh đó luận văn còn trình bày về các biện pháp KT,ĐG theo hướng
phát triển năng lực của HS trong DHLS trong đó có nhấn mạnh đến các biện

pháp như kết hợp linh hoạt các hình thức KT,ĐG; sử dụng linh hoạt các công
cụ, phương pháp KT,ĐG; tăng cường KT,ĐG qua hoạt động thực hành; sử
dụng kết hợp nhiều hình thức, phương pháp khác nhằm KT,ĐG đúng quá
trình học tập của HS; khuyến khích các em tự KT,ĐG và đánh giá đồng đẳng.
Như vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài
nước và trong nước đều đề cập đến những vấn đề chung về KT,ĐG, khẳng
định vai trò, ý nghĩa, cách thức tiến hành KT,ĐG. Tuy nhiên, chưa có nhiều
các công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò, ý nghĩa của KT,ĐG đối với việc
phát triển năng lực HS cũng như vấn đề ra đề KT,ĐG năng lực của HS trong
dạy học các môn học cụ thể như môn Lịch sử. Đánh giá theo định hướng năng
lực là xu hướng của đổi mới giáo dục thế giới nói chung đòi hỏi giáo dục Việt
Nam phải hướng đến. Cho nên, các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài
liệu tham khảo bổ ích định hướng giúp chúng tôi nghiên cứu và thực hiện các
nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.

9


3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực HS trong
DHLS ở trường THPT.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ
tập trung nghiên cứu việc xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển
năng lực HS lớp 11 trường THPT – chương trình chuẩn.
4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng đề KT,ĐG,
chúng tôi đề xuất các biện pháp xây dựng đề KT theo định hướng phát triển

năng lực HS trong DHLS ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng dạy
học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục sau 2015.
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về KT,ĐG, xây dựng đề KT theo định hướng
phát triển năng lực của HS trong DHLS ở trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK lịch sử lớp 11 THPT–
chương trình chuẩn để làm cơ sở cho việc xây dựng đề ĐG theo định hướng
phát triển năng lực HS.
- Khảo sát thực tiễn, ĐG thực trạng việc xây dựng đề kiểmtra trong
DHLS tại trường THPT hiện nay.
- Đề xuất những biện pháp đổi mới việc xây dựng đề KT theo định
hướng phát triển năng lực HS trong DHLS ở trường THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của các
biện pháp đổi mới xây dựng đề KT theo định hướng phát triển năng lực được
đề xuất trong đề tài.

10



×