Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một sô biện pháp rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.01 KB, 20 trang )

Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giao tiếp ngôn ngữ là một hoạt động đặc thù và quan trọng nhất của con
người. Sản phẩm của các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là ngôn bản
hoặc văn bản. Có thể nói, đây là những khái niệm cơ bản mà lí luận dạy tiếng
Việt theo quan điểm giao tiếp quan tâm nghiên cứu. Luyện kĩ năng nghe – nói
cho học sinh lớp 2 chính là quá trình nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ
nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp và tư duy, giúp các em có
năng lực giao tiếp với các kĩ năng nghe – nói cơ bản. Luyện kĩ năng nghe – nói
theo quan điểm giao tiếp, tức là hướng học sinh tới những hoạt động giao tiếp –
hoạt động tiếp nhận, cảm thụ và hoạt động tạo lập, sản sinh lời nói. Một trong
những mục tiêu cơ bản của việc rèn luyện kĩ năng nghe – nói ở Tiểu học là hình
thành, rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ - năng lực hoạt
động lời nói cho học sinh, bao gồm năng lực lĩnh hội về lời nói (nghe) và năng
lực sinh sản lời nói (nói).
Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh tiểu học nói chung và học
sinh lớp 2 nói riêng chính là việc dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các
nghi thức lời nói vào cuộc hội thoại cụ thể một cách phù hợp; giúp học sinh
luyện tập cách đối thoại có văn hóa. Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh
là phát triển kĩ năng hội thoại, giao tiếp cho các em trong các cuộc thoại gắn
với đời sống học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Là giáo viên của một trường dạy học theo mô hình trường học mới
VNEN nên tôi rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học: Coi quá trình tự
học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng
dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
Ở sách hướng dẫn học Tiếng Việt 2 việc rèn kĩ năng nghe – nói chủ yếu
là hoạt động theo nhóm (nhóm đôi, nhóm lớn). Đặc biệt luyện kĩ năng nghe –
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh



Trêng

1


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
nói thông qua hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm
việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy
vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Đối với
cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần
thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn
nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Việc luyện
kĩ năng luyện nghe – nói theo nhóm được tổ chức dạy học như thế nào? Để
hoạt động phát huy được tối ưu vai trò của nó trong dạy học, giáo viên và học
sinh cần có những kĩ năng gì? .
Bản thân luôn trăn trở và tâm đắc với việc phải rèn cho học sinh lớp 2 kỹ
năng nghe – nói tốt nên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp
luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học VNEN”
để giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và phát triển tốt các kỹ năng, đặc biệt là kỹ
năng giao tiếp góp phần giáo dục các em trở trành những con người phát triển
toàn diện tiến tới hội nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nắm vững mục tiêu, kiến thức, nội dung, phương pháp và hình thức
luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2, để học sinh ý thức được kĩ năng
nghe – nói trong giao tiếp và rèn luyện thành thục kĩ năng đó. Điều này có
nghĩa là năng lực ngôn ngữ phải được hình thành cùng với việc rèn luyện kĩ
năng giao tiếp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng nghe – nói của học sinh lớp 2B
b. Phạm vi nghiên cứu
Trong lớp 2B – Trong trường Tiểu học Tượng Lĩnh.
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

2


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lý thuyết
- Tài liệu
- Nội dung
- Cơ sở lí luận
b. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của tổ, khối, chuyên môn.
c. Phương pháp thực tập sư phạm.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trao đổi.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp làm mẫu.
- Phương pháp nêu gương, động viên khuyến khích.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp kiểm định.
- Phương pháp so sánh.

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp dạy lớp 2 theo mô hình trường học mới
VNEN . Tôi thấy việc dạy nghe – nói trong hướng dẫn học Tiếng Việt 2 được
thể hiện ở rất nhiều hoạt động, ở hầu hết các nội dung học tập. Chẳng hạn, ở
nội dung luyện đọc, học sinh đọc thành tiếng trong nhóm hay trước lớp đồng
thời được rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe – nói (nghe bạn đọc câu,
đoạn, bài; nêu được nhận xét việc đọc của bạn). Ở nội dung luyện đọc – hiểu,
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

3


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
học sinh được luyện nghe – hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô; nghe –
hiểu câu trả lời của bạn và luyện kĩ năng nói : trả lời câu hỏi đọc – hiểu, nhận
xét ý kiến của các bạn,…
Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 rất chú trọng rèn kĩ năng nghe – nói cho học
sinh. Hầu như ở tất cả các bài học, ở các hoạt động học tập môn Tiếng Việt, các
em đều được luyện nói theo những hình thức đa dạng dưới đây:
- Phát biểu trình bày ý kiến riêng của cá nhân;
- Hỏi – đáp theo cặp;
- Trao đổi trong nhóm, thảo luận chung cả lớp;
- Kể lại đoạn truyện học hoặc câu chuyện đã đọc;
- Kể lại việc đã làm hoặc đã chứng kiến.
Như vậy, luyện nghe – nói là hoạt động thường xuyên trong hướng dẫn học

Tiếng Việt 2 với các hình thức đa dạng. Khi dạy ngôn ngữ nói, giáo viên cần
xác định rõ ràng rằng ngôn ngữ nói khác ngôn ngữ viết. Nó giúp học sinh nói
một cách linh hoạt, tự nhiên, tránh được sự máy móc và khô cứng trong biểu
đạt ngôn ngữ. Việc học kĩ năng nghe – nói đòi hỏi học sinh phải tự tin vào bản
thân. Thầy cô giáo là người tạo dựng, khích lệ, động viên, thúc đẩy sự tự tin đó
cho các em.
2. Thực trạng về kỹ năng nghe - nói đối với học sinh lớp 2 ở trường
Tiểu học Tượng Lĩnh:
1. 2. Thực trạng:
“Quan sát” thực tế rèn luyện kĩ năng nghe – nói Tiếng Việt cho học sinh lớp
2 tôi còn thấy những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Về giáo viên :
* Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, đoàn kết, có năng lực chuyên môn, năng
lực điều hành và tạo cơ hội để giáo viên phát huy hết tài năng vốn có của mình.

Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

4


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi học tập và giảng
dạy.
Là trường dạy học theo mô hình VNEN giáo viên được tập huấn, được
tiếp cận với phương pháp dạy học mới hiện đại và tiên tiến.

* Khó khăn :
Bản thân giáo viên là người Miền Trung, đặc biệt là người Thanh Hóa
nên sự phát triển về ngôn ngữ mang những nét đặc sắc riêng của người dân địa
phương. Cùng với môi trường sống của các em, hằng ngày được giao tiếp với
ngôn ngữ rất riêng của xứ Thanh nên việc rèn cho các em phát triển ngôn ngữ
chuẩn là rất khó khăn và là điều tôi quan tâm hàng đầu.
b. Về học sinh
* Thuận lợi
Các em đều chăm ngoan, sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
Phụ huynh học sinh đã quan tâm nhiều đến việc học tập của con em
mình.
Học sinh trường Tiểu học Tượng Lĩnh được học theo mô hình trường
học mới VNEN, với mô hình dạy học này các em được chú trọng đến phát
triển các kĩ năng. Học sinh được trải nghiệm, được hợp tác, thảo luận, chia
sẻ là điều kiện thuận lợi giúp các em phát triển tốt các kĩ năng đặc biệt là kĩ
năng nghe – nói.
Học sinh trong lớp đều tích tực, chủ động hợp tác và khả năng tự học
tự quản tốt.
* Khó khăn:
Khi luyện kĩ năng nghe – nói nhiều học sinh chưa tự tin trước đám đông.
Ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế, gò bó mình. Nhiều học sinh đã dám tự đứng
trước lớp để diễn đạt ý mình nói nhưng chưa thể hiện được điệu bộ, nét mặt, cử
chỉ, ánh mắt trong giao tiếp.

Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

5



Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
Nhiều em vẫn còn ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm xa nên việc tự học
của các em vẫn chưa chủ động.
Người thân của các em giao tiếp với nhau bằng tiếng địa phương nên
các em cũng học tập theo.
2. 2. Kết quả khảo sát đầu năm học 2017 – 2018.
Vào đầu năm học 2017 – 2018, để có cơ sở cho việc rèn kĩ năng nghe –
nói có hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả của 36 học sinh lớp 2B, kết
quả thu được như sau:
Bảng khảo sát đầu năm học về kĩ năng nghe – nói
TSHS
36 em
Kĩ năng nghe
Kĩ năng nói

Hoàn thành tốt
SL
TL
8
6

22,2%
16,6%

Hoàn thành
SL
TL

13
10

36,1%
27,7%

Chưa hoàn thành
SL
TL
15
20

41,7%
55,7%

.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
Để giúp cho các em học sinh lớp 2 có kĩ năng nghe – nói được tốt, tự
tin với đúng ngữ điệu của từng tình huống tôi đã có một số biện pháp sau :
3.1. Biện pháp 1: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua phát huy vai trò
của Hội đồng tự quản học sinh.
Đối với học sinh học theo mô hình trường học mới VNEN vai trò của
Hội đồng tự quản là vô cùng quan trọng, chính vì thế, nếu phát huy tốt vai trò
của các thành viên trong Hội đồng tự quản học sinh sẽ giúp cho học sinh được
hình thành, rèn luyện và phát triển tốt nhiều các kỹ năng trong đó có kỹ năng
nghe – nói thông qua vai trò của hội đồng tự quản.
Vào đầu năm học, giáo viên tổ chức cho học sinh bầu Hội đồng tự quản,
để bầu Hội đồng tự quản thì tất cả học sinh trong lớp đều được tự ứng cử. Sau
đó được tranh cử bằng các bài thuyết trình trước lớp trước khi tất cả các thành
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt

TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

6


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
viên trong lớp tham gia bỏ phiếu bầu chủ tịch Hội đồng tự quản và các phó chủ
tịch hội đồng tự quản.
Chọn ban: Các em đã chọn được ban mình thích thì bầu trưởng ban.
Được thảo luận chia sẻ cùng ban để đưa ra kế hoạch hoạt động cho từng tháng,
từng quý, từng học kỳ và cả năm học.
Tự học trong nhóm: Trong quá trình học tập các em được chia sẻ ý kiến
của mình được lắng nghe ý kiến của bạn, được đại diện trong nhóm chia sẻ ý
kiến của nhóm trước lớp.
Mặt khác, với mô hình dạy học VNEN, bản thân tôi thường xuyên cho
học sinh luôn phiên trong Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng để tất cả các
em được trải nghiệm. Bước đầu, một số học sinh nhút nhát còn rụt rè nhưng sau
khi được sự động viên của cô giáo, sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm các em
đều mạnh dạn, tự tin và thể hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nếu làm tốt vai trò của
Hội đồng tự quản học sinh góp phần lớn vào việc phát triển các kỹ năng mềm
cho học sinh đặc biệt là kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình…đặc biệt là kỹ
năng nghe – nói.
3. 2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua tăng cường tổ
chức cho học sinh trình bày ý kiến cá nhân.
Đối với học sinh lớp 2, việc phát biểu ý kiến riêng của cá nhân là một
yêu cầu tương đối khó đối với các em vì hoạt động này đòi hỏi khá cao về sự
sáng tạo. Nếu giáo viên không chú ý hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ

này, dễ dẫn đến tình trạng các em bắt chước nhau phát biểu một cách máy móc
theo mẫu hoặc theo ý kiến của bạn phát biểu trước.
Ví dụ: Nói lời an ủi (bài 11C), có hoạt động sau:
Từng bạn trong nhóm hãy nói lời an ủi ông (bà) trong mỗi tình huống dưới
đây:
- Khi cây hoa quý của ông (bà) trồng bị chết.
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

7


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
- Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.
Cả nhóm nhận xét câu nói của từng bạn và bình chon câu nói hay nhất.
Với yêu cầu nêu trên, bài học đã hướng đến rèn cho học sinh lớp 2 kĩ năng
nói lời an ủi phù hợp với tình huống giao tiếp, với nhân vật giao tiếp, vai giao
tiếp,…Giáo viên cần khích lệ để học sinh nhập vai trong mỗi tình huống, biết
xác định rõ mình đang an ủi ai, mình sẽ nói lời an ủi ông (bà) thế nào để ông
(bà) bớt buồn phiền. Khi nhập vai như vậy, lời nói của mỗi em sẽ tự nhiên hơn,
chân thực hơn.
Trong hướng dẫn học Tiếng Việt 2, nhiều bài học còn có những hoạt
động yêu cầu cho học sinh nêu nội dung theo tranh ảnh theo cách hiểu, cách
nghĩ, cách diễn đạt của mình. Ví du: (Bài 13B, trang 48, tập 1B)
- Nói với các bạn về bức tranh em dã vẽ tặng bố.
- Đưa tranh ra cho các bạn cùng nhóm xem.
- Giới thiệu hình vẽ trong tranh. Có thể nói thêm vì sao em muốn tặng bố

tranh này.
- Đọc lời đề tặng em viết dưới tranh.
Có những bài học đòi hỏi sự sáng tạo cao hơn ở học sinh. Các em phải quan
sát tranh, hiểu tình huống thể hiện trong tranh, từ đó hình thành câu chuyện về
các nhân vật trong tranh, tạo lời thoại cho từng nhân vật trong tranh. Ví dụ: (bài
18B, trang 118, tập 1B)
1. Xem tranh, trả lời câu hỏi:
- Trong mỗi tranh có ai?
- Người đó đang làm hoặc nói gì?
2. Kể lại câu chuyên theo tranh
- Mỗi bạn kể về sự việc trong một bức tranh, bắt đầu từ tranh 1 đến tranh
3.
- Một hoặc hai bạn kể cả câu chuyện theo tranh.
- Thảo luận để đặt tên cho câu chuyện. Viết tên câu chuyện vào vở.
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

8


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
Những yêu cầu của các bài học nêu trên đòi hỏi học sinh phát biểu theo
suy nghĩ, cách nhìn nhận, cách đánh giá của riêng mình. Để giúp học sinh thực
hiện yêu cầu này, giáo viên cần giúp đỡ học sinh hình thành các ý cần nói bằng
nhiều cách khác nhau, tùy từng loại nội dung học tập yêu cầu.
+ Đưa ra cho học sinh các câu hỏi định hướng, gợi ý cách suy nghĩ, hình
thành ý kiến để phát biểu.

+ Giúp học sinh hình dung thật cụ thể về tình huống nói năng (các em
phát biểu về điều gì hoặc nói chuyện với ai, người đó đang có tâm trạng/ cảm
xúc/ suy nghĩ…thế nào; em muốn nói điều gì với người đó; em thấy điều đó
nhằm mục đích gì…).
+ Quan sát cách nói làm mẫu (người làm mẫu phát biểu ý kiến riêng của
cá nhân có thể là giáo viên hoặc một số học sinh trong lớp).
Với loại bài học yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến cá nhân, giáo viên
cần khích lệ các em đưa ra nhiều ý kiến khác nhau để đối chiếu, so sánh, bình
luận.
Nếu tổ chức cho học sinh hoạt động học tập như vậy, chắc chắn các em
có thể đưa ra được nhiều ý kiến khác nhau, trong đó sẽ có ý kiến độc đáo, bất
ngờ mà chỉ lứa tuổi các em mới có những ý nghĩ ngộ nghĩnh, trong sáng, đáng
yêu như vậy. Giáo viên cần đặc biệt chú trọng việc khích lệ, động viên đối với
những em bước đầu biết nêu ý kiến theo suy nghĩ của riêng mình để các bạn
khác trong lớp học tập. Mọi ý kiến của học sinh dù đúng hay sai, trước tiên cần
khen ngợi khả năng suy nghĩ độc lập, sự mạnh dạn, tự tin trong trình bày, sau
đó mới giải thích cho học sinh về sự chính xác hay chưa thật chính xác, đúng
hay chưa thật đúng… Theo cách này, Giáo viên sẽ dần hình thành và phát triển
ở học sinh khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong diễn đạt, sự tự tin, mạnh
dạn bày tỏ ý kiến, mong muốn, nguyện vọng…của cá nhân trong cuộc sống.
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

9


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN

Ngoài ra, để giúp học sinh nói tự tin, mạnh dạn, giáo viên cần cho các
em tập các kĩ năng phụ trợ như:
+ Tập hít thở sâu để cảm thấy thư giãn và tự tin trước và trong khi nói.
+ Học cách tiếp xúc mắt với người nghe, biết mỉm cười và nhìn thẳng
vào người nghe.
+ Học cách nói rõ ràng, chậm rãi.
Một trong những biện pháp hữu hiệu để rèn kĩ năng phát biểu ý kiến cá
nhân cho học sinh là tạo cơ hội cho học sinh được luyện đọc to trước lớp.
Trong các giờ tập đọc, giáo viên mời các em đọc to trong nhóm và đọc to rõ
ràng trước lớp. Khi học sinh đọc to trước một nhóm bạn bè, các em sẽ dần dần
tự tin trước đám đông. Giáo viên sử dụng các bài thơ trong chương trình học và
yêu cầu học sinh đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm và trước cả lớp. Giáo viên
có thể giúp học sinh có cách trình diễn bài thơ theo cách riêng của mình. Khi
luyện đọc thơ diễn cảm trước lớp, điều quan trọng là phải tạo ra được không
khí tự nhiên vui vẻ trong lớp để các em có được sự tự nhiên, hứng thú với hoạt
động trình diễn trước đông người, không đặt nặng yêu cầu đọc đúng hay
nghiêm túc.
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao kĩ năng nghe – nói thông qua tổ chức hoạt
động theo nhóm đôi thật hiệu quả.
Ở chương trình Tiếng Việt 2 dạy theo mô hình trường học Việt Nam mới
VNEN có rất nhiều nội dung học tập đòi hỏi học sinh phải hợp tác theo cặp đôi
để thực hiện nghe – nói theo yêu cầu của bài. Hoạt động theo cặp sẽ giúp học
sinh học tập hào hứng hơn, tích cực hơn : một em nói, một em nghe để đáp lời.
Ví dụ:
* (Bài 9C, trang 124, tập 1A)
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng


10


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
- Luyện nói lời mời, nhờ, đề nghị lịch sự, đúng tình huống.
- Bạn nêu tình huống, em nói lời mời, nhờ, đề nghị. Sau đó đổi vai.
* (Bài 4C, trang 55, tập 1A)
- Cùng bạn đóng vai nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:
a) Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
b) Cô giáo cho em mượn quyển sách.
c) Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
* ( Bài 14C, trang 68, tập 1B)
- Thay nhau hỏi và trả lời:
a) Chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh Bằng cách nào?
b) Vì sao chi Nga và Hà phải viết tin nhắn cho Linh?
c) Chị Nga nhắn Linh những gì?
d) Hà nhắn Linh những gì?
Khi hoạt động theo cặp ở lớp 2, có nhiều em còn nhút nhát, chưa tập trung,
dễ rơi vào tình trạng chờ đợi thụ động, máy móc hoặc hoạt động hỏi – đáp, giao
tiếp giả, không tạo ra những lời trao – đáp thực sự tự nhiên. Giáo viên cần có
bước làm mẫu trước lớp và sắp xếp từng cặp học sinh hợp lí, sao cho cặp nào
cũng có em mạnh dạn, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ nghe – nói
trong nhóm.
Đối với yêu cầu hỏi – đáp theo cặp trước hết giáo viên cần giúp học sinh:
- Nhận biết thế nào là luôn phiên lượt lời, sự đổi vai từ người nói sang người
nghe và ngược lại trong quá trình hỏi – đáp, đối thoại với nhau, tánh tình trạng
thụ động máy móc trong việc đưa ra các lời thoại.

Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt

TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

11


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
- Dành thời gian hoặc nêu các câu hỏi để suy nghĩ hoặc tranh luận để dự
đoán/ phán đoán câu đáp của người đối thoại với mình và dự kiến lời thoại tiếp
theo của mình.
- Tổ chức cho học sinh đóng vai thực hiện hội thoại có sự luôn phiên lượt lời.
Để học sinh có thể tạo ra các lượt trao – đáp một cách tự nhiên, chủ động, luôn
hướng vào đích giao tiếp, giáo viên cần tạo ra môi trường hội thoại thoải mái,
cỏi mở sao cho học sinh cảm thấy tự tin và mạnh dạn vận dụng kĩ năng và kinh
nghiệm giao tiếp sẵn có của mình. Giáo viên cần luôn nhắc học sinh tập trung
lắng nghe lời trao của đối tác hội thoại để có thể đưa ra lời thoại thích hợp.
Trong những nội dung học tập mà học sinh phải thường xuyên làm việc theo
cặp là luyện tập về nghi thức lời nói giáo viên cần chú ý những điểm sau:
- Tạo dựng các tình huống giao tiếp để luyện tập các nghi thức nói. Đó có thể
là tình huống giao tiếp thực sự như nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ yêu cầu,
đề nghị…thầy, cô giáo, các bạn trên lớp hoặc tình huống giả định khi đóng vai
ông bà, cha, mẹ, người lớn tuổi, các em nhỏ,… để nói lời khẳng định, phủ định
hoặc lời động viên, an ủi, bày tỏ sự ngạc nhiên, thán phục,…trong các khung
cảnh không gian khác nhau. Khi các em thực hành hội thoại, giáo viên nên lưu
ý các em cách xưng hô đúng vai giao tiếp, giữ đúng vai khi giao tiếp, đặc biệt
là những em đóng vai các thành viên khác nhau trong gia đình. Học sinh chỉ có
thể có được lời nói tự nhiên khi các em thực sự “sống”, thực sự nhập vai và có
cơ hội bộc lộ những trải nghiệm của mình trong tình huống giao tiếp đó. Để

học sinh có thể hình dung được tình huống nêu trong các bài tập rèn kĩ năng sử
dụng nghi thức lời nói, giáo viên cần nêu ra những câu hỏi, những gợi mở giúp
các em liên tưởng đến những tình huống tương tự gần gũi mà các em được trải
nghiệm hoặc đã được quan sát, chứng kiến.

Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

12


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
- Giúp học sinh lưu ý rõ vai giao tiếp và yêu cầu giữ đúng vai giao tiếp trong
hội thoại. Giáo viên cần có những hướng dẫn và có thể nói mẫu cụ thể trong
một số tình huống để học sinh học tập cách giao tiếp.
- Giúp học sinh nhận ra các sắc thái biểu cảm trong các ngôn từ giao tiếp để
học sinh có thể chủ động lựa chọn sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp,
mục đích giao tiếp và vai giao tiếp
- Gợi ý học sinh thực hành sử dụng nghi thức lời nói theo hình thức đóng vai.
Khi tổ chức cho học sinh đóng vai để thực hiện hội thoại, giáo viên cần chú ý
khai thác, phát hiện và phát triển vốn tiếng Việt của các em, phát huy kinh
nghiệm bản ngữ, tạo cơ hội để học sinh tạo lập được lời nói tự nhiên trong tình
huống mới, giúp cho việc học nói đối với các em trở nên nhẹ nhàng thiết thực
và hiệu quả hơn.
Trong quá trình học sinh thực hành theo cặp, giáo viên cần đến từng nhóm
hướng dẫn học sinh rõ ràng, thành câu và bước đầu nói đúng ngữ điệu các loại
câu cơ bản. Khi các em nói, giáo viên lưu ý quan sát và lắng nghe để nhận xét

cách nói, tư thế, tác phong khi nói và sửa lỗi phát âm, lỗi dùng từ, đặt câu…
của các em.
3. 4. Biện pháp 4: Nâng cao kĩ năng nghe – nói thông qua họat động
nhóm và chia sẻ trước lớp.
Khi dạy Tiếng Việt 2 theo mô hình VNEN rất nhiều nội dung học tập
đòi hỏi học sinh phải hợp tác, trao đổi trong nhóm. Vậy để hoạt động học tập
nghe – nói theo nhóm đạt hiệu quả cao giáo viên cần :
- Huấn luyện, “đào tạo” được các nhóm trưởng như những “giáo viên
nhỏ” trong nhóm để điều hành các thành viên của nhóm tham gia nhịp nhàng
vào hoạt động nghe – nói của nhóm mình.
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

13


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
- Giáo viên cần theo dõi sát từng nhóm và không bỏ sót học sinh nào
khi yêu cầu các em thực hành thực hành theo yêu cầu của giáo viên chứ không
chỉ chú ý đến những học sinh giơ tay xung phong. Giáo viên cần đảm bảo tạo
cơ hội cho tất cả các học sinh lần lượt được nói trước lớp trong năm học.
- Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh biết cách tranh luận, phản hồi
tích cực khi nghe bạn phát biểu bằng cách đặt ra câu hỏi với người nói, phản
bác lại ý kiến người nói, phát biểu ý người nói theo ý mới. Giáo viên nhắc nhở
các em nên giữ không khí tranh luận sôi nổi nhưng vui vẻ, không căng thẳng,
mất đoàn kết.
- Khi học sinh thực hiện yêu cầu trao đổi, thảo luận nhóm, giáo viên có

thể tổ chức cho học sinh góp ý, nhận xét, đánh giá lẫn nhau và đề xuất cách
khắc phục. Giáo viên khuyến khích học sinh chia sẻ kinh nghiệm giao tiếp của
từng em trong những tình huống giao tiếp tương tự. Bằng cách này, giáo viên sẽ
giúp học sinh học hỏi lẫn nhau và các em có thể tự làm giàu vốn kinh nghiệm
hội thoại của mình.
3. 5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua việc kể lại đoạn
truyện đã đọc, đã học.
Trong chương trình Tiếng Việt 2 nội dung dạy học Kể chuyện cũng là dạng
bài luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh. Kể chuyện gồm các dạng bài sau:
- Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện không có tranh minh họa.
- Kể phân vai diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện.
- Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng.
a) Hướng dẫn kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện có tranh minh họa.
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

14


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
* Kể chuyện có lời gợi ý dưới mỗi tranh.
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm, quan sát tranh, thảo luận về
nội dung tranh, đọc lời gợi ý dưới mỗi tranh. Các lời gợi ý này có tác dụng như
một điểm tựa giúp các em nhớ lại chi tiết chính trong đoạn truyện. Từ đó học
sinh có thể nhớ và nói tiếp những chi tiết khác để hoàn thành nội dung đoạn
truyện

* Kể chuyện không có lời gợi ý hay câu hỏi dưới tranh.
- Loại hoạt động này khó hơn vì học sinh thiếu điểm tựa là kênh chữ. Giáo
viên cần hướng dẫn học sinh quan sát tranh, thảo luận về nội dung tranh để nói
đúng chi tiết chính được thể hiện trong tranh. Từ đó, học sinh có thể nhớ và nói
tiếp những chi tiết khác để hoàn thành nội dung đoạn truyện.
b) Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện không có tranh minh họa
* Kể chuyện theo câu hỏi gợi ý:
Đây là hoạt động khó và là hoạt động đầu tiên yêu cầu học sinh kể
chuyện không có tranh minh họa. Mặt khác, các câu hỏi gợi ý lại không được
phân theo từng đoạn của câu chuyện. Với yêu cầu này, học sinh làm việc nhóm,
mỗi em trả lời một câu hỏi. Sau khi trả lời xong, lần lượt mỗi em kể một ý, nối
tiếp nhau đến hết câu chuyện.
* Kể chuyện theo dàn ý sơ lược của câu chuyện.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, liệt kê các chi tiết trong từng
đoạn truyện rồi mới tập kể lại.
* Kể phân vai diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lại câu chuyện, dùng bút chì đánh
dấu lời của người dẫn chuyện hoặc lời của các nhân vật. Học sinh phải tập kể
15
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
Trêng
TiÓu häc Tîng LÜnh


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
phân vai theo nhóm. Khác với việc đọc phận vai, kể phân vai cần kết hợp với
cử chỉ, động tác phù hợp. Điều này tạo nên sự hấp dẫn và sáng tạo của học
sinh.
3. 6. Biện pháp 6: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua dạy bài kể lại sự

việc đã làm hoặc chứng kiến.
Với các nội dung nghe – nói còn mới lạ đối với học sinh lớp 2. Giáo viên
nên chuẩn bị nhiều tranh ảnh để giúp học sinh có thêm thông tin về chủ đề và
giới hạn những nội dung cần luyện nói. Cần linh hoạt điều chỉnh nội dung sao
cho phù hợp với trình độ của lớp mình.
Để giúp học sinh làm tốt yêu cầu kể sự việc đã làm, đã chứng kiến, điều
quan trọng là giáo viên phải khuyến khích, động viên học sinh kể những câu
chuyện có thật, dù còn đơn giản, ít tình tiết, ít sự kiện, ít nhân vật…nhưng đã
để lại ấn tượng và được lưu vào trí nhớ, trở thành những trải nghiệm hoặc bài
học cho các em. Để học sinh mạnh dạn chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe,
những điều em đã làm, đã nghĩ, những điều khiến các em đã vui hay đã buồn,
…đòi hỏi giáo viên phải tạo được không khí học tập cởi mở, thân thiện sao cho
việc kể chuyện trở thành nhu cầu, mong muốn giãi bày và thông cảm, chia sẻ ở
các em.
Trong quá trình học sinh kể chuyện trong nhóm hay trước lớp, giáo viên
phải động viên kịp thời, khích lệ những em mạnh dạn, dũng cảm nói ra những
việc khiến mình phải băn khoăn, tiếc nuối, phải rút kinh nghiệm trong ứng xử,
trong suy nghĩ.
Với các yêu cầu của bài học kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia nêu
trên, để tạo được không khí thực sự cởi mở, thoải mái, để các em hứng khởi
chia sẻ những trải nghiệm của mình, giáo viên có thể mời một em mạnh dạn kể
trước lớp làm mẫu, thậm chí giáo viên có thể nói với các em những trải nghiệm
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

16



Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
của chính mình ở thời thơ ấu, sau đó mới tổ chức cho các em chia sẻ theo luận
theo nhóm.

4. Hiệu quả sáng kiến:
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp đã nêu trên từ 20
tháng 9 năm 2017 đến 10 tháng 3 năm 2018 vào đối tượng học sinh lớp 2B
do tôi làm chủ nhiệm. Bản thân tôi thấy các em học sinh tự tin, mạnh dạn
hơn vào ý diễn đạt của mình. Khi giao tiếp các em không còn e de, nhút
nhát, kỹ năng giao tiếp, trình bày ý kiến của các em đã được nâng lên một
cách vượt bậc. Đặc biệt các em đã biết thể hiện lời nói qua cử chỉ, điệu bộ,
ánh mắt. Nhiều em đã tự tin thắc mắc với cô giáo khi không hiểu bài, tự
trình bày quan điểm của cá nhân mình trước lớp. những điều mà trước
đây chưa học sinh nào dám thể hiện. Qua đó, kết quả luyện kĩ năng nghe nói của học sinh có những chuyển biến như sau:
TSHS

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn

36 em
Đầu năm

KN nghe
KN nói
Giữa tháng 3 KN nghe
KN nói

Tăng/ giảm KN nghe
KN nói

thành
SL
8
7
27
25
+ 19
+ 18

TL
22,2%
19,4%
75 %
69,5 %
+ 52,8 %
+ 50%

SL
13
9
9
11
-4
-3

TL
36%

25 %
25%
30,1 %
- 9%
8,3%

SL
15
20
0
0
-15
-20

TL
41,8%
55,7%
0
0
-41,8%
-55,7%

Nhìn vào số liệu trên đã bước đầu khẳng định được việc vận dụng một
số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học
VNEN đạt hiệu quả là vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng học tập của
học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
và tiến tới hội nhập.
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh


Trêng

17


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp
luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2. Bản thân tôi đã tích lũy được rất
nhiều vấn đề bổ ích trong dạy học Tiêng Việt nói chung, chương trình Tiếng
Việt 2 nói riêng. Không những nghiên cứu về cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn mà
còn hiểu phương pháp dạy học.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 2 theo mô hình VNEN, tôi
tâm đắc với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà đặc biệt
là : ‘‘Một số biện pháp tổ chức luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2’’.
Để cho các em nghe - nói đạt hiệu quả tốt thì giáo viên phải thực sự tâm
huyết với nghề nghiệp, chuẩn bị bài thật chu đáo và các em học sinh được rèn
kỹ năng giao tiếp thường xuyên. Vì vậy, để các em nắm bắt nội dung truyền đạt
một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất thì giáo viên phải đầu tư công sức tương đối
nhiều và khi tổ chức cho học sinh luyện các kĩ năng nghe - nói theo tương quan
giao tiếp nếu học sinh khả năng diễn đạt còn hạn chế thì sẽ mất nhiều thời gian
của tiết học. Tóm lại: Vấn đề mà tôi còn chưa thấy thực sự thoải mái khi vận
dụng kinh nghiệm của mình là còn bị chi phối bởi thời gian, công sức cho việc
chuẩn bị các phương án dạy học, học sinh vùng nông thôn nên ít được đi tham
quan, du lịch vì thế vốn từ ngữ thực tế và tranh ảnh tương tác trong bài dạy còn
hạn chế.
Thời gian nghiên cứu thực tế lớp học của mình ( lớp 2B trường Tiểu học

Tượng Lĩnh) trong năm học 2017 – 2018 đã cho tôi có được những hiểu biết
và kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong việc tổ chức dạy và học. Tuy nhiên
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

18


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN
trong thời gian ngắn tài liệu thu thập và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế
nên trong quá trình nghiên cứu chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, cùng các
đồng nghiệp để sáng kiến và bản thân tôi được hoàn thiện hơn để nhân rộng mô
hình trong các nhà trường Tiểu học.
2. Kiến nghị :
a. Đối với nhà trường và tổ chuyên môn :
* Cần mua sắm thêm :
- Bộ tranh minh họa cho từng đoạn, câu chuyện để phục vụ trong tiết kể
chuyện.
- Mô hình các con vật bằng nhựa, gỗ hoặc cao su để sử dụng trong hoạt
động kể chuyện.
* Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học :
- Cho các tổ thi làm đồ dùng dạy học như : các thẻ chữ, băng chữ, bảng
gài... để ghi các chi tiết chính, các sự việc chính, các nhân vật chính trong các
câu chuyện học sinh được nghe kể.
- Mặt nạ, các thẻ biểu tượng cho các nhân vật, sự vật.
b. Đối với ngành :

- Cung cấp thêm một số tài liệu để thay thế cho một số tài liệu đã rách
và học sinh các năm đã tăng so với những năm đầu của dự án.
- Thường xuyên có các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm để học hỏi
rút kinh nghiệm lẫn nhau.
- Động viên, khích lệ kịp thời đối với giáo viên nhiệt tình và có tâm
huyết với nghề.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh

Trêng

19


Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình
dạy học VNEN

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết

Ngưêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ TuyÕt
TiÓu häc Tîng LÜnh


Trêng

20



×