Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.09 KB, 14 trang )

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
Phụ lục
Phần I: đặt vấn đề 2
Phần II: Giải quyết vấn đề.
I. Cơ sở lý luận. 4
II. Cơ sở thực tiễn. 4
III. Giả thuyết 5
IV. Quá trình thực nghiệm các giải pháp mới
1. Đối với các giờ dạy 5
2. Đối với việc hớng dẫn các bớc giải toán - chữa bài 6
3. Hớng dẫn học sinh vận dụng các phơng pháp giải toán 9
4. Đối với học sinh 13
V. Hiệu quả- ý nghĩa của sáng kiến 13
Phần III. Bài học kinh nghiệm
1. Kinh nghiệm cụ thể 14
2. Cách sử dụng sáng kiến 14
3. Đề xuất hớng phát triển của sáng kiến 14
4 . Kết luận. 15
Phần I: Đặt vấn đề
Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành, phát triển toàn
diện nhân cách con ngời, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ
hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy đòi hỏi mỗi ngời giáo viên dạy tiểu học phải cố
gắng rất nhiều để cải tiến phơng pháp dạy học, đó là vấn đề "Dạy học phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh". Cụ thể là giáo viên phải tổ
chức, hớng dẫn cho học sinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc
của sách giáo khoa và của các đồ dùng dạy học, để từng học sinh hoặc từng nhóm
học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung
học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực cá nhân của chính
mình.
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 1 -



Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
"Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh"
trong môn Toán đã đợc nhiều giáo viên quan tâm, hơn nữa môn Toán là một trong
những môn quan trọng nhằm phát triển trí tuệ cho học sinh. Việc dạy và học Toán
trong nhà trờng sẽ làm cho học sinh nắm đợc hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông
cơ bản, hiện đại để trên cơ sở đó phát triển các năng lực trí tuệ, xây dựng quan
điểm t tởng, tình cảm đúng đắn cho sự phát triển lâu dài.
Dạy - học Toán ở bậc tiểu học nói chung, ở lớp 4 - 5 nói riêng, đặc biệt dạy
giải toán có vị trí hết sức quan trọng. Nếu ta coi Toán học là một chiếc chìa khoá
vàng để mở các cánh cửa khoa học thì giải Toán là "hòn đá thử vàng" của dạy học
Toán, là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ học sinh.
Giải Toán có lời văn là một trong bốn mạch cơ bản của Toán học đặc biệt là ở Toán
lớp 4 - 5.
Song trong thực tế dạy Toán hiện nay cho thấy, giáo viên mới chỉ dẫn dắt
học sinh theo các bớc giải đơn thuần là: đọc đề toán, tóm tắt đề toán, phân tích đề
toán, giải bài toán rồi thử lại kết quả. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dừng lại giúp học
sinh thành thạo 4 bớc giải trên thì mới giúp học sinh luyện ở từng bài cụ thể mà cha
hề giúp học sinh rèn luyện trí thông minh và sáng tạo cho học sinh có thói quen
làm tiếp một bớc nữa là khai thác sâu và phát triển bài Toán. Đây chính là bớc rèn
luyện trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh, là mục đích của việc dạy giải
toán, bởi vậy sau khi học sinh giải xong bài toán và thử lại kết quả đúng chúng ta
cần hớng dẫn học sinh suy nghĩ bài toán có cách giải khác không và từ bài toán đó
có thể đặt ra các bài toán khác nh thế nào rồi giải chúng ra sao?
Từ những lí do đã nêu ở trên tôi mạnh dạn đa ra Một số biện pháp rèn kĩ
năng giải toán cho học sinh lớp 4 - 5" và đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm,
mong đợc các đồng nghiệp trao đổi, góp ý xây dựng nhằm phát triển và phát huy
tác dụng của sáng kiến trong công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 2 -


Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
Phần II: giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận.
Trong môn Toán ở bậc Tiểu học các bài toán có lời văn có một vị trí rất quan
trọng. Một phần lớn thời gian học Toán của học sinh dành cho việc giải toán. Kết
quả học Toán của học sinh cũng đợc đánh giá trớc hết qua khả năng giải toán. Biết
giải thành thạo các bài toán là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ toán học của
học sinh.
Để giải đợc các bài toán đòi hỏi học sinh phải vận dụng, và hiểu biết sâu sắc
thêm tất cả các kiến thức về Số học, Đo lờng, các yếu tố Đại số, các yếu tố Hình
học. Hơn thế nữa phần lớn các biểu tợng, khái niệm, quy tắc, tính chất toán học ở
tiểu học đều đợc thông qua con đờng giải toán chứ không phải qua con đờng lí
luận.
Thông qua nội dung thực tế nhiều hình nhiều vẻ của các đề toán, học sinh sẽ
tiếp nhận đợc những kiến thức phong phú về cuộc sống. Vì thế quá trình giải toán
sẽ giúp cho học sinh rèn luyện khả năng quan sát và giải quyết các hiện tợng của
cuộc sống qua con mắt toán học.
II. Cơ sở thực tiễn.
1- Thuận lợi
1.1- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn luôn quan tâm đến chất lợng dạy và học.
Thờng xuyên khảo sát chất lơng học sinh trong từng tháng, từng kỳ để từ đó đa ra
những điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn.
1.2- Giáo viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có năng lực giảng dạy,
nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh.
1.3- Đa số học sinh ngoan có ý thức học tập.
2- Khó khăn.
2.1- Việc dạy giải toán hiện nay của giáo viên mới tập trung chủ yếu là hớng
dẫn học sinh giải các bài toán cụ thể trong chơng trình mà cha chú ý khai thác phát
triển bài toán.

2.2- Chơng trình toán lớp 4 - 5 học sinh chủ yếu là học dạng giải Toán hợp
có 2, 3, 4 phép tính. kiến thức Toán học ở lớp 4 - 5 đợc phát huy và kế thừa của
Toán học lớp 2 và lớp 3 đồng thời đợc nâng lên một bớc rõ rệt yêu cầu các em phải
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 3 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
tự nêu đợc các nhận xét, các quy tắc, công thức ở dạng khái quát hoá hơn so với lớp
3. Do đó khi học giải Toán hợp ở lớp 4 - 5 nhiều em còn bỡ ngỡ cha phân biệt rõ
các dạng Toán đã học và cách giải từng dạng nh thế nào do vậy nhiều em còn gặp
khó khăn trong việc giải Toán, đặc biệt kỹ năng vận dụng còn yếu.
III. Giả thuyết.
1. Những việc cần làm và cách làm:
Gồm những nội dung sau
1.1- Nghiên cứu chơng trình dạy các dạng toán ở lớp 4 5.
1.2- Đa ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao kỹ năng giải toán cho học
sinh lớp 4 - 5
1.3- Lấy ý kiến đóng góp của nhà trờng và tập thể giáo viện về các biện pháp
đề xuất.
1.4- Tổ chức thực hiện
1.5- Kiểm tra chất lợng học sinh sau khi áp dụng các biện pháp đã làm.
2. Dự tính kết quả:
Sau khi tiến hành các biện pháp rèn kỹ năng giải toán cho học sinh thì sẽ có
90% học sinh trở lên có kỹ năng giải các bài toán trong chơng trình.
IV. Quá trình thực nghiệm các giải pháp mới
1. Với các giờ dạy trên lớp.
- Tôi luôn chú trọng đến khả năng sẵn có của học sinh, những điểm mạnh
của các em. Coi trọng việc dạy phơng pháp học cho học sinh hơn là bắt học sinh
phải làm theo mẫu một cách máy móc.
- Tùy vào từng đối tợng học sinh mà tôi có những câu hỏi phù hợp hớng dẫn

và tùy vào việc học sinh xử lí các thông tin dữ liệu của bài toán mà có biện pháp cụ
thể với từng học sinh:
+ Với học sinh đã thành thạo: tôi hớng dẫn định hớng cho các em tìm cách
giải khác.
+ Với học sinh còn gặp khó khăn: tôi hớng dẫn bổ sung cụ thể từng bớc và
xem học sinh còn mắc ở thao tác nào là chủ yếu, đặc biệt là cho học sinh phải biết
các dữ kiện của bài toán và mối quan hệ giữa các dữ kiện với nhau, với đáp số bài.
- Luôn luôn động viên, khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ. Phát huy trí
lực của học sinh. Không trách phạt, phê bình khi các em làm bài sai dẫn đến việc
các em sẽ mất bình tĩnh, rối trí trong quá trình giải toán mà cần xem học sinh đã
hiểu bài toán này nh thế nào mà lại có cách giải nh vậy. Từ đó có những hớng dẫn
cụ thể ở những điểm học sinh mắc sai lầm.
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 4 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
- Thờng xuyên kiểm tra việc nắm các bớc giải toán, các phơng pháp giải toán
của học sinh để củng cố khắc sâu kĩ năng giải toán thông qua các giờ học các hoạt
động học tập nh thi giải toán nhanh trong các giờ sinh hoạt vui chơi, các buổi ngoại
khoá.
- Sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học đã có và tạo ra nhiều đồ dùng khi lên
lớp để lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh.
2. Đối với việc hớng dẫn các bớc giải toán và chữa bài:
2.1 Hớng dẫn các bớc giải
Trong các giờ học có giải toán, để giúp cho học sinh giải toán thành thạo tôi
cho học sinh trớc tiên nắm vững các bớc giải toán, cụ thể:
Bớc 1: Tìm hiểu đề
Bớc này tôi thờng xuyên cho học sinh đọc đề bài nhiều lần trớc khi làm, từ
đó hình thành thói quen đọc kỹ bài trớc khi làm. Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài
xác định những điều đã cho và những cái phải tìm loại bỏ những chi tiết không

thuộc về bản chất đề toán để hớng sự chú ý của mình vào những chỗ cần thiết
Bớc 2: Tóm tắt đề toán
Trong bớc này hớng dẫn học sinh gạt bỏ những gì là thứ yếu lặt vặt trong đề
toán và hớng sự tập trung suy nghĩ của học sinh trong trờng hợp khó mà vẽ ra đợc
những điểm chính yếu ấy thì cần dùng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để ghi lại thật
vắn tắt thật cô đọng.
Trớc khi tóm tắt cần hớng dẫn học sinh có cách tóm tắt bài bằng hệ thống
câu hỏi gợi mở, giúp học sinh nhận biết dạng toán điển hình, mối liên hệ với các
bài toán đã học đã biết.
Các hình thức tóm tắt có thể là bằng sơ đồ, kí hiệu hình vẽ ngôn ngữ
ngắn gọn.
Bớc 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải
ở đây hớng dẫn học sinh cần suy nghĩ: Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì
cần phải biết những gì, cần phải làm những phép tính gì? Trong những điều ấy cái
gì đã biết, cái gì cha biết? Muốn tìm cái cha biết ấy thì phải biết những gì, phải
làm phép tính gì? Từ những suy nghĩ đó học sinh sẽ tìm ra con đờng tính toán, đi từ
những điều đã cho có thể tới đáp số của bài toán
Bớc 4. Giải bài toán và thử lại kết quả
Tôi hớng dẫn học sinh dựa vào kết quả bài toán đã phân tích ở bớc 3; xuất
phát từ những điều đã cho trong đề toán, ta lần lợt thực hiện các phép tính để tìm ra
đáp số. Bớc này tôi chú trọng hớng dẫn học sinh để học sinh có thói quen thử lại
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 5 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
sau khi làm xong từng phép tính( thao tác này học sinh thờng hay bỏ qua), cũng nh
thử lại đáp số xem có phù hợp với đề toán không
Trên đây là những bớc cơ bản cần hớng dẫn học sinh theo trong giải toán.
* Việc chữa bài
Trong qua trình chữa bài tôi thờng hỏi học sinh trong bài toán đó mấu chốt

của bài toán là ở chỗ nào? Bài toán này có gì liên quan đến các bài toán đã biết?
Khi giải bài toán này đã áp dụng phơng pháp giải nào? Có thể giải bài toán theo
cách nào khác nữa không? Từ đó các em có cách so sánh cách giải các dạng toán
khác nhau có gì giống nhau, có gì khác đặc biệt.
Đối với học sinh có năng khiếu về toán học, sau khi thực hiện bài giải xong
tôi hớng dẫn học sinh suy nghĩ tiếp tục để khai thác bài toán đó. Có nhiều cách
khai thác bài toán nhng tôi thờng hớng dẫn học sinh tự đặt các bài toán mới tơng tự
với bài toán đã giải để giúp học sinh nắm vững cách giải các bài toán cùng loại
hoặc biết chuyển các bài toán về những dạng đã học. Nhờ vậy mà học sinh hiểu bài
sâu hơn nhiều nắm vững các thao tác khi giải một bài toán
Ví dụ
Bài toán: Một đàn trâu và bò có tất cả 42 con, trong đó số bò nhiều hơn số
trâu 6 con. Tính số bò và số trâu?
Tôi hớng dẫn học sinh tự lập một đề toán từ đề toán đã cho bằng các
cách sau:
* Thay đổi các số liệu đã cho cách làm này giúp học sinh củng cố cách giải
đã biết
* Thay đổi đối tợng
* Thay đổi cả đối tợng lẫn số liệu
* Thay đổi từ chỉ quan hệ:
Ví dụ: Bài 3 tiết 18 lớp 5
Một vờn hoa có chu vi là 120m. Chiều rộng bằng
7
5
chiều dài. Tính chiều
dài, chiều rộng của vờn hoa đó?
Bài này có thể phát triển thành bài toán nh sau:
Một vờn hoa có chu vi là 120m. Chiều dài gấp
5
7

chiều rộng . Tính chiều dài,
chiều rộng của vờn hoa đó?
* Tăng số đối tợng trong bài toán nh bài toán đã nêu ở trên chỉ đề cập đến
hai đối tợng là trâu, bò nó có dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng."
Bây giờ ta sẽ đặt một đề toán với ba đối tợng:
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 6 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
"Một đàn trâu, bò và ngựa có tất cả 42 con, trong đó số bò nhiều hơn số
trâu 6 con và số ngựa ít hơn số trâu 3 con. Tính số bò, số trâu và số ngựa."
lúc này bài toán sẽ có dạng "Tìm ba số khi biết tổng và hiệu của chúng" mới
đọc tởng là khó nhng hớng dẫn học sinh dựa vào cách giải bài toán "Tìm hai số khi
biết tổng và hiệu của chúng."học sinh dễ dàng tìm ra cách giải và đáp số.
3. Hớng dẫn học sinh vận dụng các phơng pháp giải toán
Ngoài việc giúp các em nắm vững các bớc giải bài toán nh đã nêu ở trên. Để
giúp các em thành thạo có kĩ năng giải toán tôi còn bồi dỡng cho học sinh các ph-
ơng pháp suy luận.
Trong khi rèn kĩ năng giải toán tôi nhận thấy nội dung của mỗi bài toán đều
gồm hai bộ phận chính: Những cái đã cho và cái phải tìm. Để làm đợc việc đó
chúng ta thờng suy nghĩ theo hai đờng lối phân tích và tổng hợp. Đứng trớc một bài
toán ta thờng dùng đờng lối phân tích để hớng dẫn học sinh tìm cách giải và trình
bày bài giải bài toán đó.
Ví dụ: (Với học sinh trung bình)
Quãng đờng AB dài 25 km. Một ngời đi bộ từ A đến B đợc 5 km rồi đi ô tô, ô
tô đi mất
2
1
giờ thì đến B. Tính vận tốc của ô tô.
Tóm tắt 25km

A C B
5 km t:
2
1
giờ
v km/giờ
a. Phân tích bài toán
Có thể suy nghĩ nh sau
- Bài toán cho ta biết những gì? ( Quãng đờng AB dài 25 km, đi từ A đợc 5
km thì lên ô tô, biết thời gian đi ô tô là
2
1
giờ )
- Bài toán hỏi gì ? ( Vận tốc của ô tô)
- Muốn biết vận tốc của ô tô ta cần biết những gì? ( Biết quãng đờng CB và
thời gian đi của ô tô trên quãng đờng CB)
- Quãng đờng đi bằng ô tô đã biết cha? (cha biết)
- Thời gian đi bằng ô tô đã biết cha? (
2
1
giờ)
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 7 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
Quá trình phân tích bài toán nh trên ta đã giúp ta tách bài toán ( hợp) thành hai
bài toán nhỏ ( đơn). Đó là các bài toán:
- Tính quãng đờng CB
- Tính vận tốc của ô tô
Cũng có thể phân tích theo cách khác nh sau

- Bài toán cho ta biết những gì? ( Quãng đờng AB dài 25 km, đi từ A đợc 5
km thì lên ô tô, biết thời gian đi ô tô là
2
1
giờ )
- Bài toán hỏi gì ? ( Vận tốc của ô tô)
- Muốn tìm vận tốc của ô tô ta làm thế nào? ( Lấy quãng đờng CB chia cho
thời gian ô tô đi)
- Thời gian ô tô đi từ C đến B biết cha? ( Đã biết)
- Quãng đờng CB biết cha? (cha biết)
- Muốn tìm quãng đờng CB ta làm thế nào? ( Lấy quãng đờng AB trừ đi
quãng đờng AC)
b. Giải giải toán theo đờng lối tổng hợp
Dựa vào quá trình phân tích trên chúng ta đi ngợc từ dới lên trên để giải bài
toán. ở đây chúng ta chỉ thực hiện các phép tính xuất phát từ những cái đã cho để
đi đến đáp số, nghĩa là giải bài toán theo đờng lối tổng hợp.
Giải:
Quãng đờng CB dài là:
25 - 5 = 20(km)
Vận tốc của ô tô là
20 :
2
1
= 40 ( km/ giờ)
Đáp số: 40 km/ giờ
Với học sinh khá giỏi: Tôi vận dụng một số phơng pháp khác nhau để suy
luận giải bài toán nh: " Phơng pháp giả thiết tạm"; " Phơng pháp khử"; " Phơng
pháp thử kết quả sai và điều chỉnh cho đúng"; " Phơng pháp quy về đơn vị"
* Ví dụ về áp dụng " Phơng pháp giả thiết tạm"
Ví dụ: Có 8 sọt đựng 1120 quả vừa cam vừa quýt. Một sọt cam đựng 75 quả,

một sọt quýt đựng 179 quả. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu sọt?
a. Phân tích
- Bài toán cho ta biết những gì? (Có 8 sọt đựng 1120 quả vừa cam vừa quýt.
Một sọt cam đựng 75 quả, một sọt quýt đựng 179 quả)
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 8 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
- Bài toán hỏi gì ? (Hỏi mỗi loại có bao nhiêu sọt)
- Giả sử cả 8 sọt đó đều đựng cam thì số quả trong 8 sọt là bao nhiêu?
( 75 x 8 = 600 quả)
- So với đề bài thì số quả dôi ra là bao nhiêu quả? ( 1120 - 600 = 520 quả)
- Nêu thay một sọt quýt bằng một sọt cam thì số quả dôi ra là bao nhiêu/
(179 - 75 = 104 quả)
- Muốn biết số sọt quýt là bao nhiêu ta làm thế nào?
( Lấy tổng số quả dôi ra chia cho số quả quýt dôi ra trong một lần thay)
b. Giải bài toán
Bài giải
Giả sử cả 8 sọt đều đựng cam thì số quả sẽ là:
75 x 8 = 600 ( quả)
Số quả dôi ra là:
1120 - 600 = 520 ( quả)
Thay một sọt quýt bằng một sọt cam thì số quả dôi ra là:
179 - 75 = 104 ( quả)
Số sọt quýt là:
520 : 104 = 5 ( sọt)
Số sọt cam là:
8 - 5 = 3 ( sọt)
Đáp số: 5 sọt quýt
3 sọt cam

(Cũng có thể giả thiết rằng cả 8 sọt đó đều là quýt)
* Ví dụ về áp dụng " Phơng pháp khử"
Bài toán: Một xếp giấy và một quyển vở giá 12000 đồng, 4 xếp giấy đắt hơn
5 quyển vở là 12000 đồng. Tìm giá tiền một quyển vở và một xếp giấy?
a. Phân tích
- Bài toán cho ta biết những gì? (Một xếp giấy và một quyển vở giá 12000
đồng, 4 xếp giấy đắt hơn 5 quyển vở là 12000 đồng)
- Bài toán hỏi gì ? (giá tiền một quyển vở và một xếp giấy)
- Theo bài toán ta thấy 1 xếp giấy và 1 quyển vở giá 12000đồng vậy 4 xếp
giấy và 4 quyển vở sẽ có giá là bao nhiêu?( 12000 x 4 = 48000 đồng)
- 4 xếp giấy đắt hơn 5 quyển vở là 12000 đồng vậy 4 xếp giấy có giá bằng
bao nhiêu? ( 5 quyển vở + 12000 đồng)
- Thay 4 xếp giấy bằng 5 quyển vở + 12000 đồng thì 4 xếp giấy và 4 quyển
vở đợc tính nh thế nào? và bằng bao nhiêu?
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 9 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
(5 quyển vở + 12000 đồng + 4 quyển vở = 48000 đồng)
b. Bài giải
1 xếp giấy và 1 quyển vở giá 12000 đồng
4 xếp giấy và 4 quyển vở giá 48000 đồng (1)
Mà 4 xếp giấy đắt hơn 5 quyển vở 12000 đồng nghĩa là
5 quyển vở + 12000 đồng = 4 xếp giấy ( 2)
Thay (2) vào( 1) ta có:
5 quyển vở + 12000 đồng + 4 quyển vở = 48000 đồng
9 quyển vở + 12000 đồng = 48000 đồng
9 quyển vở có giá là
48000 - 12000 = 36000 ( đồng)
1 quyển vở có giá là:

36000 : 9 = 4000 ( đồng)
1 xếp giấy có giá là:
12000 - 4000 = 8000 ( đồng)
Đáp số: 1 quyển vở : 4000 đồng
1 xếp giấy: 8000 đồng
4. Đối với học sinh
- Với các em học sinh, một việc thờng xuyên đợc tôi làm đối với tất cả học
sinh đó là sau khi giải xong một bài toán tôi đều yêu cầu học sinh rút kinh nghiệm
suy nghĩ để tìm ra: các đặc điểm của đề toán, các đặc điểm của cách giải bài toán
đó, các quy tắc chung để giải các bài toán cùng loại, những sai lầm mình đã phạm
phải khi giải bài toán, nguyên nhân của các sai lầm đó
- Việc giao bài tập với học sinh cũng đợc tôi chú trọng. Với học sinh trung
bình, tôi giao những bài tập mang tính áp dụng công thức chung để giải giúp các
em thành thạo từng bớc giải một bài toán, với học sinh khá hơn một chút tôi thờng
giao những bài toán đòi hỏi phải biết vận dụng nhiều kiến thức để giải.
- Tôi thờng xuyên theo dõi từng thao tác làm bài của học sinh để phát hiện
những sai lệch mà đa số học sinh thờng mắc rồi từ đó có những lu ý chung cho tất
cả học sinh. Kết quả của học sinh đợc tôi luôn trân trọng dù chỉ một ít thành công
nhng tôi coi đó sẽ là nền tảng ban đầu để giúp học sinh tự tin trong học tập.
V. Hiệu quả - ý nghĩa của sáng kiến:
1. Hiệu quả
Với cách thức làm nh trên, tôi đã tiến hành thờng xuyên trong suốt cả quá
trình dạy toán lớp 4 - 5 và đã đạt đợc kết quả ban đầu nh sau:
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 10 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
2. ý nghĩa của sáng kiến:
Qua một thời gian áp dụng sáng kiến đã đem lại những hiệu quả thiết thực sau:
- Học sinh đã có kỹ năng giải toán.

- Hứng thú của học sinh trong quá trình học toán nói chung và trong giải
toán nói riêng đợc nâng lên rõ rệt.
- Giáo viên đã thực sự đổi mới phơng pháp dạy học, nâng cao kỹ năng dạy
giải toán cho học sinh trong các giờ lên lớp.
- Bớc đầu các đồng nghiệp cũng đã vân dụng vào quá trình dạy toán ở lớp
mình và cũng đã đạt đợc một số kết quả ban đầu đáng khích lệ.
Phần III. Bài học kinh nghiệm
1. Kinh nghiệm cụ thể.
Từ những kết quả đạt đợc nêu trên, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
1.1- Với giáo viên:
- Đổi mới phơng pháp giảng dạy, nêu cao ý thức trách nhiệm trong giảng
dạy, không nóng vội.
- Phải nắm vững các dạng toán cơ bản trong chơng trình và các mối liên hệ
giữa các dạng toán với nhau.
- Cần nắm vững các bớc giải một bài toán khi giảng dạy phải tuân thủ nghiêm
túc các bớc giải đó không đợc có ý nghĩ coi trong bớc nào coi nhẹ bớc nào.
- Cần đa học sinh vào các tình huống mới có vấn đề những phải ở mức phù hợp
trình độ của học sinh tránh tình trạng quá khó hoạc quá dễ, quá xa với học sinh.
- Sử dụng triệt để các phơng tiện dạy học trong quá trình dạy học để lôi cuốn
tạo hứng thú cho học sinh.
1.2- Với học sinh
- Phải đợc thờng xuyên kiểm tra luyện tập với nhiều dạng bài tập phù hợp với
trình độ của học sinh.
- Có đủ tài liệu sách vở học tập và đợc gia đình quan tâm giúp đỡ về thời
gian học tập.
2. Cách sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Để áp dụng hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán cho
học sinh lớp 4 - 5", trong thực tế ngời giáo viên cần vận dụng sáng kiến một cách
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 11 -


Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học
linh hoạt phù hợp với thực tế của bản thân, của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất
của từng trờng cụ thể.
3. Đề xuất hớng phát triển của sáng kiến
Để nâng cao hơn nữa kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 4
- 5" ngời giáo viên cần luôn nâng cao tinh thần tự học, tự rèn, tự nghiên cứu để
nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phơng pháp dạy học.
4. Kết luận
Tiểu học là bậc học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đây là bậc học đầu tiên, bậc học của phơng pháp. Cùng với sự phát triển của khoa
học và công nghệ, giáo dục tiểu học đang từng bớc chuyển mình, trong đó việc dạy
học theo hớng tích cực đang là nhiệm vụ cấp thiết.
Muốn nâng cao chất lợng HSG môn Toán, đặc biệt là trong công việc giải
dạng toán cơ bản ở lớp 4 - 5 đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phong pháp dạy học.
Trong cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất
nớc, nó đòi hỏi có những lớp ngời lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động
sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng đợc thực tiễn đời sống xã hội luôn phát
triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trờng phải đợc điều chỉnh một
cách thích hợp dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung phơng pháp dạy học.
ý thức đợc trách nhiệm lớn lao trong công cuộc "Cách mạng" về đổi mới ph-
ong pháp dạy học và đợc sự giúp đỡ của tập thể s phạm nhà truờng tôi đã nghiên
cứu tìm tòi, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm hớng dẫn "Rèn kỹ năng giải toán cho
học sinh lớp 4 - 5". Sáng kiến này đã giúp tôi nâng cao chất lợng dạy - học giải
toán đối với lớp 4 - 5. Đồng thời giúp tôi biết vận dụng những kiến thức đã học ở tr-
ờng s phạm, ở sách báo, đồng nghiệp vào thực tế giảng dạy. Qua đó tôi thấy đợc
sự khác biệt giữa thực tế và lý luận, thấy đợc tầm quan trọng của việc đổi mới ph-
ơng pháp dạy học từ chỗ nắm bắt đợc thực trạng giải các dạng toán điển hình lớp 4
- 5, phần lớn các em cũng " Thích môn toán". Tuy nhiên mỗi em đều có hoàn cảnh
riêng song em nào cũng cố gắng vơn lên trong học tập.

Tuy nhiên do thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu còn hạn chế, sáng kiến
của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận đợc sự đóng góp của tất cả
các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi đợc hoàn thiện hơn và đợc triển khai áp dụng
rộng rãi hơn nữa
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Ngời thực hiện
Nguyn Th Hng Lan
Đánh giá của hội đồng khoa học cấp trờng
Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 12 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học









Ngày tháng năm 2009
CTHĐKH trờng
Đánh giá của hội đồng khoa học cấp trên













Đánh giá của hội đồng khoa học cấp trên










Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 13 -

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học


Nguyễn Thị Hồng Lan / Trờng Tiểu học Thi Trấn Đoan Hùng
- 14 -

×