Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hình ảnh con người hà nội trong truyện ngắn nguyễn khải thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CHU THỊ THU THIỆN

HÌNH ẢNH CON NGƯỜI HÀ NỘI TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CHU THỊ THU THIỆN

HÌNH ẢNH CON NGƯỜI HÀ NỘI TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8.220.121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Diệu Linh

Thái Nguyên - 2018



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Diệu Linh.
Nội dung đề tài nghiên cứu của luận văn chưa được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Chu Thị Thu Thiện


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học
Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá
trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Diệu Linh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn động viên, giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn cũng như toàn bộ
khóa học.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn


Chu Thị Thu Thiện


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................2
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ................................................................8
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ..........................................................9
5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................10
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................10
7. Cấu trúc luận văn..........................................................................................10
NỘI DUNG......................................................................................................11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............11
1.1. Một số khái niệm liên quan .......................................................................11
1.1.1. Khái niệm “nhân vật” và “thế giới nhân vật” trong tác phẩm văn học 11
1.1.2. Hình ảnh con người trong thế giới nhân vật của tác phẩm văn học.... 14
1.2. Hình ảnh con người Hà Nội trong văn học Việt Nam hiện đại ................17
1.2.1. Hình ảnh con người Hà Nội trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX
đến năm 1975 ...................................................................................... 17
1.2.2. Hình ảnh con người Hà Nội trong văn học Việt Nam sau 1975 ......... 20
1.3. Nguyễn Khải và đề tài Hà Nội ..................................................................22

1.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Nguyễn Khải .... 22
1.3.2. Đề tài Hà Nội trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải ................. 27
Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................31
CHƯƠNG 2. PHẨM CHẤT NGƯỜI HÀ NỘI TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI ........................................................32


iv

2.1. Nét thanh lịch, chất trí tuệ và đức hi sinh của những người phụ nữ Hà Nội
xưa ............................................................................................................32
2.1.1. Nét thanh lịch, trí tuệ ........................................................................... 32
2.1.2. Sự tảo tần, hi sinh vì gia đình .............................................................. 39
2.2. Chất tài hoa, kẻ sĩ của người Hà Nội ........................................................45
2.2.1. Nét tài hoa của những nghệ nhân muốn lưu giữ nét đẹp văn hóa Hà
Nội....................................................................................................... 45
2.2.2. Cái tài và cái tâm của những văn sĩ chân chính .................................. 49
2.3. Sự sáng tạo và khả năng thích ứng của người Hà Nội trước vận hội mới 54
2.3.1. Sự sáng tạo, linh hoạt của những người trẻ tuổi đầy tài năng ............. 54
2.3.2. Những người chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của thời buổi kinh tế thị
trường ................................................................................................. 57
Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................60
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CON NGƯỜI HÀ
NỘI ..................................................................................................................61
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tâm lý nhân vật....................................61
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả dung mạo nhân vật............................................... 61
3.1.2. Sự tài tình trong việc miêu tả tâm lý nhân vật .................................... 68
3.2. Hình tượng người kể chuyện .....................................................................73
3.2.1. Điểm nhìn nghệ thuật .......................................................................... 73
3.2.2. Sự hóa thân thành hình tượng nhân vật ............................................... 75

3.3. Sử dụng chất liệu ngôn ngữ bình dân ........................................................81
3.3.1. Sử dụng ngôn ngữ đời thường, mang tính khẩu ngữ .......................... 82
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại .............................................................................. 84
Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................87
KẾT LUẬN .....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................91


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ những tinh hoa văn
hóa của người Việt. Vẻ đẹp của đất và người Hà Nội đã được thể hiện trong rất
nhiều tác phẩm văn chương. Ở mỗi giai đoạn, trong sang tác của từng tác giả, Hà
Nội lại mang một vẻ đẹp riêng. Có những nhà văn sinh ra ở Hà Nội, họ viết về Hà
Nội như một phần máu thịt của mình. Nhưng cũng có những người chỉ một lần tới
Hà Nội cũng có đủ xúc cảm để viết nên những tác phẩm làm lay động lòng người.
Hà Nội trở thành một mảng đề tài quan trọng gắn liền với tên tuổi nhiều nhà thơ,
nhà văn nổi tiếng. Các tác giả viết về Hà Nội từ những thứ bình dị, quen thuộc nhất
như các món ăn đến nét đẹp văn hóa mang giá trị hồn cốt của đất kinh kỳ. Nhắc đến
các nhà văn thành công ở mảng đề tài này phải kể đến Thạch Lam, Nguyễn Tuân,
Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải…Những nhà văn đã mang vẻ đẹp Hà
Nội đến với bạn đọc Việt Nam và thế giới.
1.2. Trong nền văn học nửa sau thế kỷ XX, Nguyễn Khải là một trong số
những gương mặt tiêu biểu, thường ở vị trí hàng đầu. Các sáng tác của ông gắn
liền với mỗi thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc. Trước 1978, Nguyễn Khải
nổi tiếng với những tác phẩm như Mùa lạc, Một chặng đường, Tầm nhìn
xa…Ông khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập giữa cũ - mới, tốt - xấu,
ta - địch…với cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo. Sau 1978, những tác phẩm của ông lại thể

hiện cái nhìn trăn trở, chiêm nghiệm về nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Nguyễn
Khải đặc biệt chú ý tới con người trong mối quan hệ với lịch sử, dân tộc, gia
đình…để qua đó khẳng định những giá trị nhân văn cao đẹp.
1.3. Là một nhà văn sinh ra và gắn bó một thời gian dài với Hà Nội, Nguyễn
Khải đã viết nên những trang văn mang đậm nét đặc trưng của mảnh đất kinh kỳ.
Nhà văn đã viết về Hà Nội với một hoài niệm, một nỗi nhớ da diết, một tình yêu
lớn lao. Nhà văn hướng tới những con người Hà Nội xưa và nay với niềm trân quý
sâu sắc. Những tác phẩm viết về Hà Nội của Nguyễn Khải trong thời kỳ đổi mới
đã góp phần quan trọng vào việc khẳng định tài năng và cốt cách của nhà văn.


2

1.4. Sáng tác của Nguyễn Khải đã được đưa vào dạy học trong chương trình
THPT và Đại học. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn cấp THPT trước
đây có truyện ngắn Mùa lạc và trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành có truyện
ngắn Một người Hà Nội. Như vậy có thể thấy, Nguyễn Khải là một trong những
tác giả lớn và được quan tâm đúng mức của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Hình ảnh con người Hà Nội
trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới với mong muốn tìm hiểu một
cách có hệ thống những đóng góp của nhà văn Nguyễn Khải trong thời kỳ đổi mới
qua những tác phẩm viết về Hà Nội nói chung và qua hình ảnh con người Hà Nội
nói riêng. Hơn nữa, với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào
giúp các thầy cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên có thêm tư liệu trong việc
giảng dạy và học tập tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống
Pháp, kéo dài cho đến những năm sau đổi mới, trong đó giai đoạn sau hòa bình là
giai đoạn nhà văn gặt hái được nhiều thành công nhất. Cho đến nay, theo thống kê

chưa đầy đủ thì có khoảng trên dưới 100 công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải,
từ những bài báo đăng trên các tạp chí đến các chuyên luận, các cuốn sách…Tất
cả những công trình ấy đều khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khải là
một trường hợp hiếm có của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong bài Những
chặng đường văn Nguyễn Khải, Hà Công Tài đã ghi nhận: “Nguyễn Khải là một
trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng sau 1945...Cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên sự nghiệp,
nuôi dưỡng tài năng và phong cách của nhà văn…Tác phẩm của ông vừa mang
tính thời sự nóng hổi, vừa có tầm khái quát cao thể hiện nhiều vấn đề thiết thực
của cuộc sống, nhiều vấn đề mang tính triết lý, đạo đức, nhân sinh sâu sắc” [42,
13].


3

Nguyễn Khải đến với văn học bằng nhiều thể loại khác nhau, như truyện
ngắn, tiểu thuyết, kịch, ký, tạp văn…Ở thể loại nào ông cũng có những thành công
nhất định. Các nhà nghiên cứu nhìn chung đều có chung nhận định: mỗi tác phẩm
của Nguyễn Khải đều dung chứa một hiện thực cuộc sống lớn lao. Nguyễn Khải
đặc biệt chú ý đến đề tài nông thôn trong việc cải tạo và xây dựng cuộc sống mới:
“Một vùng nông thôn công giáo toàn tòng, nông trường Điện Biên, một hợp tác
xã tiên tiến - những miền đất tự bản thân nó đã là một hoàn cảnh điển hình có sức
khái quát cao để tác giả đưa ra những vấn đề đáng suy nghĩ, để nhân vật có điều
kiện bộc lộ tính cách một cách đầy đủ nhất” [42, 15].
Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải đã khẳng định:
“Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại. Với cuộc cách mạng này,
những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng,
một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả cái hay
cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ,
phải đọc Nguyễn Khải” [35, 61].

Chu Nga cũng là người có sự quan tâm đặc biệt đối với Nguyễn Khải. Trong
các bài viết như Đặc điểm của ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải; Đặc điểm sáng
tác Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu căn cứ trên cơ sở những yêu cầu xã hội theo
tiêu chí nhận diện văn học lúc bấy giờ để lý giải một số đặc điểm sáng tác của
Nguyễn Khải. Tác giả nhận định: “Với con mắt sắc sảo của mình, nhìn vào ngõ
ngách nào của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất nhanh nhạy phát hiện ra
những vấn đề phức tạp. Và anh như một chánh án công bằng và nghiêm khắc,
không thể nào làm ngơ trước những biểu hiện chẳng lấy gì làm đẹp đẽ của cuộc
đời - anh buộc phải dùng ngòi bút chiến đấu của mình để phê phán chúng, vạch
ra chỗ đúng chỗ sai” [29, 65].
Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải được
in trong các cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập 2) của nhà nghiên cứu Phan
Cự Đệ, Nguyễn Khải - Đời người, đời văn của Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Khải
- Một đời văn gắn bó với dân tộc và thời đại của Bích Thu…Những công trình


4

nghiên cứu về văn học Việt Nam từ sau 1945 cũng có nhiều trang viết đề cập đến
Nguyễn Khải và những sáng tác của ông, như: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của
Phan Cự Đệ, Văn học Việt Nam 1975 - 1985 tác phẩm và dư luận (Nhiều tác
giả), Nhà văn - tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học trên
hành trình của thế kỷ XX của Phong Lê…
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài viết tập trung nghiên cứu về các tác phẩm
cụ thể. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: Đọc Xung đột của Nguyễn Khải
(Vũ Tú Nam); Mùa lạc - một thành công mới của Nguyễn Khải (Thành Duy);
Những bước đi khỏe khoắn (Đọc Hãy đi xa hơn nữa của Nguyễn Khải) (Vũ Cao);
Tính hiện thực và tính chiến đấu trong Người trở về và Tầm nhìn xa (Nguyễn
Phan Ngọc); Từ Họ sống và chiến đấu đến Ra đảo của Nguyễn Khải (Thanh
Nguyên); Chủ tịch huyện và nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Khải (Nguyễn

Văn Hạnh); Tháng Ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải và thể ký (Phan Hồng
Giang); Gặp gỡ cuối năm - Một tiếng nói nghệ thuật khẳng định cuộc sống (Lê
Thành Nghị); Âm hưởng chính: khẳng định quá khứ (Đọc Thời gian của người
của Nguyễn Khải) (Vương Trí Nhàn)…
Mỗi tác phẩm của Nguyễn Khải đều được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân
tích kỹ lưỡng để thấy được những giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như khẳng
định tài năng của Nguyễn Khải ở từng giai đoạn sáng tác. Với những tác phẩm
viết về chiến tranh cách mạng: “Nguyễn Khải đã thể hiện một cách đặc sắc hiện
thực sôi động của cuộc chiến đấu của quân dân ta…Đời văn ông gắn liền với
những yêu cầu lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội chủ nghĩa.
Ông luôn khao khát có mặt trong cuộc sống, tranh biện với người đương thời, đưa
ra những vấn đề thiết cốt và đóng góp cho những quá trình đấu tranh xã hội” [42,
21]. Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước, các nhà nghiên cứu lại khẳng định:
“Nguyễn Khải có dịp đến với nhiều miền đất lạ, trở lại những miền ông đã từng
đi qua, đã lấy tư liệu để viết suốt một thời tuổi trẻ…Ngòi bút Nguyễn Khải thật da
diết, ân tình, đau xót khi viết về những cảnh đời với những số phận trắc trở, trớ
trêu…Chính trong những bối cảnh trên Nguyễn Khải lại phát hiện nhiều vấn đề


5

nhân sinh ẩn giấu sau những cuộc đời, những quan niệm về đạo đức truyền thống,
lợi ích kinh tế, lợi ích đồng tiền…” [42, 26].
Trong những năm gần đây, tác phẩm của Nguyễn Khải trở thành đề tài cuốn
hút các nhà nghiên cứu thực hiện luận văn, luận án. Có thể kể đến một số luận án
Tiến sĩ như: Một số đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải của Trần Văn Phương,
Tìm hiểu phong cách văn xuôi Nguyễn Khải của Nguyễn Thị Tuyết Nga, Cảm
hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải của Đào
Thủy Nguyên…Bên cạnh đó, những tác phẩm của Nguyễn Khải cũng được nghiên
cứu trong nhiều luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp...

Như vậy có thể thấy, song hành với các chặng đường sáng tác của Nguyễn
Khải là sự quan tâm của bạn đọc và các nhà nghiên cứu. Tất cả các công trình tìm
hiểu về tác phẩm của Nguyễn Khải đều nhằm khẳng định những giá trị nghệ thuật
và tài năng của nhà văn. Đó là một tài năng nghệ thuật hiếm có, nếu không muốn
nói là không thể thay thế, trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
2.2. Các công trình nghiên cứu về đề tài Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn Khải
thời kỳ đổi mới
Nguyễn Khải sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ông sống ở Hà Nội khoảng nửa
đời người rồi chuyển vào Sài Gòn từ sau ngày đất nước thống nhất. Chính thời
gian sống ở Sài Gòn, hình ảnh Hà Nội và con người thủ đô ngàn năm văn hiến đã
được ông thể hiện trong những trang văn ấm nồng hoài niệm. Hầu hết những
truyện ngắn viết về đề tài Hà Nội được tập hợp trong tập Hà Nội trong mắt tôi
và một số truyện tập hợp trong Tuyển tập truyện ngắn. Những tác phẩm viết về
cuộc sống và con người Hà Nội đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm
tìm hiểu và có những đánh giá xác đáng.
Khi đánh giá về chặng đường sáng tác trong thời kỳ đổi của Nguyễn Khải,
trong đó có đề tài viết về Hà Nội, Hà Công Tài cho rằng: “Đó là những trang viết
ấm áp đầy thương cảm. Ông viết về người cô họ, cô Hiền, một người bình thường
như bao người bình thường khác nhưng trong suy nghĩ và tình cảm của bà lại ẩn
giấu nhiều giá trị nhân văn làm nên một phong thái Hà Nội…So với những sáng


6

tác thời tuổi trẻ, cái nhìn của Nguyễn Khải thực đằm thắm và bao dung. Ngòi bút
nhà văn tìm hiểu, khám phá nhiều giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa sau những
nhân vật rất đỗi đời thường trong cuộc sống. Trong những câu chuyện cảm động
về những con người bình thường của Hà Nội, thường lấp lánh những suy tư khiến
người đọc phải chiêm nghiệm, thấm thía” [42, 27].
Tác giả Nguyễn Văn Long trong Nguyễn Khải và sự đổi mới quan niệm về

con người trong Một người Hà Nội cũng nêu rõ: “Với nhà văn Nguyễn Khải, Hà
Nội có một vị trí đặc biệt trong tình cảm, kỷ niệm, cả trong đời sống và văn chương
của ông…Viết về Hà Nội, với Nguyễn Khải không chỉ là để trải tấm lòng mình với
mảnh đất từng gắn bó, nhiều duyên nợ, mà quan trọng hơn, bởi Đất kinh kỳ chứa
đựng nhiều điều hấp dẫn, bí ẩn nhất là trong tầng sâu văn hóa, lối sống, các giá
trị tinh thần của người Hà Nội luôn mời gọi và là một dư địa cho ngòi bút ưa tìm
tòi, triết lý của Nguyễn Khải thỏa sức khai vỡ” [55].
Trong bài viết Nhớ về Hà Nội - cốt cách và tài hoa Nguyễn Khải, Đoàn
Trọng Huy nhấn mạnh: “Nguyễn Khải đã viết về Hà Nội với một hoài niệm tràn
đầy, một nỗi nhớ da diết, một tình yêu lớn lao. Một Hà Nội với bao “người xưa,
cảnh cũ”, “Năm tháng qua đi nhưng vẫn còn lưu lại mùi hương đã nhạt của một
thời, cả những vệt nước mắt vừa khô của một thời”(Một chiều mùa đông). Một
Hà Nội của hôm nay và mãi mãi “Những giấc mộng đẹp, những cách sống đẹp,
những mặt người tuyệt đẹp thời nào cũng có xuất hiện nối tiếp nhau cho tới vĩnh
viễn”(Đã từng có ngày vui)[53]. Đoàn Trọng Huy cũng cho rằng Nguyễn Khải
“viết về Hà Nội với những con người mang cốt cách tinh hoa của Hà Nội văn hiến
- Hà Nội có truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Chính vì vậy Hà Nội trong
mắt tôi chỉ viết về những nhân cách với tấm lòng trọng thị những con người đẹp
xưa cũng như nay - mang tinh thần cốt cách phong hóa của đất đế đô có nghìn
năm lịch sử” [53].
Trong Nguyễn Khải với Hà Nội, tác giả Đinh Quang Tốn cho rằng: “Hà Nội
chỉ là một đề tài trong truyện Nguyễn Khải. Mà ông chỉ chăm chú vào những vấn
đề của người Hà Nội…Người Hà Nội hiện lên trong truyện Nguyễn Khải như


7

những nhân cách sống. Họ là những con người bình thường, không có công tích
gì nhiều, kể cả các nhà văn thì cũng là những con người lặng lẽ sống, lặng lẽ viết.
Nhưng nhân cách của họ thì cao đẹp, trước sự thay đổi bể dâu của cuộc đời, họ

vẫn ngời ngợi sáng” [50, 375-376]. Hay khi nói về tập Hà Nội trong mắt tôi, tác
giả viết: “Mỗi truyện một vấn đề, mỗi người một nhân cách. Cả tập truyện là tập
hợp những nhân cách Hà Nội. Mỗi người một vẻ, nhưng không ai hèn” [50, 378].
Nhà nghiên cứu Trần Thanh Phương khi đọc Hà Nội trong mắt tôi nhận
thấy những nhân vật trong tác phẩm: “…với cách sống rất riêng của mình, họ đã
góp phần giữ gìn cho Hà Nội cái vẻ đẹp vốn có của nó. Viết về họ, hình như
Nguyễn Khải muốn khẳng định rằng những gia đình dòng dõi lại luôn có cốt cách
sống vững vàng sao cho xứng đáng với dòng dõi của họ, bất chấp thời thế thay
đổi thế nào” [38, 379].
Bên cạnh việc khẳng định những giá trị nội dung của các tác phẩm viết về
con người Hà Nội, các công trình nghiên cứu còn cho thấy tài năng nghệ thuật và
phong cách độc đáo của Nguyễn Khải ở mảng đề tài này. Đoàn Trọng Huy cho
rằng, cái tài hoa của nhà văn nằm ở chỗ ông đã có một “cảm quan rất thức thời,
Nguyễn Khải luôn luôn nhạy bén với những vấn đề “ngày hôm nay” còn “ngổn
ngang, bề bộn” những sự kiện của Hà Nội” [53]. Nguyễn Khải còn có cái tài phân
tích tâm lý nhân vật “với mặt phải và mặt trái với chiều thuận và chiều nghịch.
Những khủng hoảng về mặt tâm lý nhất thời, những cái mạnh, cái yếu của một
tính cách được phân tích sâu sắc, tế nhị, thông qua những mâu thuẫn có thực và
giả tạo của lớp người xưa và nay, lớp nhà văn dấn thân và lớp nhà văn gác bút
ẩn dật, những vật lộn của con người làm ăn mới trên thương trường như chiến
trường” [53].
Ngọc Huy khi đọc truyện ngắn Một người Hà Nội cũng cho rằng: “Dấu ấn
sâu đậm trong tác phẩm để làm nên phong cách Nguyễn Khải đó là ngòi bút bắt
rất nhanh vào những vấn đề thời sự, chính luận kết hợp với chất thông minh, sắc
sảo trong triết lý, triết luận về đời sống tư tưởng, tâm hồn con người” [54].


8

Trong bài Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi, Trần Thanh Phương

khẳng định: “Sự đổi mới cách viết của Nguyễn Khải được thể hiện ra ở hình thức
thể loại. Hà Nội trong mắt tôi không tuân thủ theo những khuôn mẫu thông
thường của truyện ngắn truyền thống đòi hỏi phải có cốt truyện và những pha hấp
dẫn ly kỳ của sự thắt nút, cởi nút…Cũng trong Hà Nội trong mắt tôi, tác giả
thường xuyên sử dụng thủ pháp tự giễu mình, giễu nhại cái nghề của mình và giễu
cả bạn bè đồng nghiệp. Cách giễu nhại ấy có tác dụng xóa nhòa khoảng cách giữa
nhà văn với nhân vật, kéo độc giả gần lại với mình, tạo ra sự bình đẳng thân mật,
thậm chí có thể vỗ vai cợt nhả nữa” [38, 381-382].
Những công trình nghiên cứu trên đã giúp bạn đọc phần nào thấy được đóng
góp của Nguyễn Khải ở mảng đề tài Hà Nội trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một công trình, bài viết nào nghiên cứu chuyên
sâu và hệ thống về hình ảnh con người Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn Khải
thời kỳ đổi mới. Những công trình nêu trên sẽ là nguồn tư liệu hữu ích để chúng
tôi làm cơ sở cho việc nghiên cứu một cách nghiêm túc đề tài Hình ảnh con người
Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu hình ảnh con người
Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới; trong đó người viết sẽ đi
sâu, làm rõ phẩm chất người Hà Nội.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đi sâu tìm hiểu hệ thống hình ảnh con
người Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Qua đó khẳng định
những đóng góp của Nguyễn Khải cho văn học Việt Nam hiện đại nói chung và
văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới nói riêng. Luận văn cũng góp phần làm nổi bật
vị trí, tài năng của “một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại”, đồng thời


9


cung cấp thêm tư liệu cho những người quan tâm đến Nguyễn Khải và các sáng
tác của ông.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn để thực hiện đề tài.
- Nghiên cứu về hình ảnh con người Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn Khải
thời kỳ đổi mới.
- Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng hình ảnh con người Hà Nội trong truyện
ngắn Nguyễn Khải.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và
thủ pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp hệ thống: Đây là phương pháp quan trọng giúp người thực
hiện luận văn xâu chuỗi các hiện tượng văn học đơn lẻ, đặt chúng trong mối quan
hệ biện chứng để nhận diện hình ảnh con người Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn
Khải thời kỳ đổi mới.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để làm nổi bật những đặc sắc và đóng
góp của Nguyễn Khải khi viết về con người Hà Nội, chúng tôi đã đối chiếu, so
sánh những sáng tác của Nguyễn Khải với những tác phẩm cùng đề tài của các
nhà văn khác.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Trong đề tài này, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát, thống kê, phân loại những biểu hiện cụ thể trên phương diện nội dung và
nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới viết về Hà Nội.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này nhằm kết hợp đồng
bộ các phương pháp nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác như lịch sử, địa lí, văn hóa
để tìm hiểu, phân tích, lí giải các đặc điểm hình ảnh con người Hà Nội trong truyện
ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới.


10


5. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, khảo sát tập truyện ngắn
Hà Nội trong mắt tôi (2014), Nxb Văn hóa - Thông tin và một số truyện ngắn
viết về đề tài Hà Nội trong Tuyển tập truyện ngắn (1996), Nxb Văn học.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần nhận diện nét đẹp truyền thống và sự thay đổi của một bộ
phận người Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Từ đó giúp
bạn đọc thấy được tài năng nghệ thuật cũng như những đóng góp của Nguyễn Khải
đối với nền văn xuôi đương đại. Luận văn cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích
cho những ai yêu mến và nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Khải.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Phẩm chất người Hà Nội trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời
kỳ đổi mới
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh con người Hà Nội


11

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm “nhân vật” và “thế giới nhân vật” trong tác phẩm văn học
Văn học là hoạt động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn và thành quả của sáng
tạo nghệ thuật đó là tác phẩm văn học. Dưới ngòi bút của nhà văn, tác phẩm văn
học được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu yếu tố nhân vật. Trong

cuốn Lý luận văn học do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành, nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức cho rằng: “Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ
bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng”. Một tác phẩm có thể
có ít hoặc nhiều nhân vật, nhưng thường không thể khuyết thiếu yếu tố này. Nhân
vật xuất hiện trong các tác phẩm văn học như một mặc định nghệ thuật.
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hy Lạp: persona, tiếng
Anh: personage, tiếng Nga: personaj). Theo tiếng Hi Lạp cổ, persona ban đầu có
nghĩa là “chiếc mặt nạ”- một dụng cụ biểu diễn của diễn viên trên sân khấu. Về
sau, từ này được dùng phổ biến hơn và trở thành thuật ngữ chỉ nhân vật văn học.
Theo thời gian, thuật ngữ “nhân vật” ngày càng được sử dụng nhiều hơn, thường
xuyên hơn để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện trong tác phẩm. Có
thể hiểu, “nhân vật” là khái niệm không chỉ được dùng trong văn học mà còn được
dùng trong nhiều lĩnh vực khác.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì
“nhân vật” là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa. Theo cách hiểu thứ nhất, “nhân
vật” là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn
học. Khái niệm “nhân vật” được hiểu theo cách thứ hai là một con người có vai
trò nhất định trong xã hội, đời sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Trong luận văn này chúng tôi chỉ tìm hiểu khái niệm “nhân vật” theo cách hiểu
thứ nhất mà bộ Từ điển đề cập đến, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương.


12

Tính đến thời điểm hiện nay, có nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu phê
bình văn học về nhân vật. Trong các quan niệm đó có thể có những điểm tương
đồng hoặc khác biệt. Chúng tôi sẽ đề cập đến một số quan niệm gần gũi với vấn
đề luận văn đang nghiên cứu.
Trong giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên, các tác giả viết:
“Nói đến nhân vật trong văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện trong

tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám,
Thạch Sanh,...đó là những nhân vật không tên như thằng bán Tơ, Mụ nào trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du, đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại,
thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội
dung ý nghĩa con người...Khái niệm nhân vật có khi chỉ sử dụng một cách ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta
nhận biết” [22, 277].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân quan niệm:
“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác
của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân
vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người. Một trong những dấu hiệu về
sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người,
nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường
được gán cho các đặc điểm giống con người” [2, 241]. Với quan niệm này, tác giả
Lại Nguyên Ân đã xem xét nhân vật trong mối tương quan với cá tính sáng tạo,
phong cách nhà văn, khuynh hướng, trường phái văn học.
Giáo sư Hà Minh Đức và các tác giả cuốn giáo trình Lí luận văn học định
nghĩa: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, đó không phải là
sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ là sự thể
hiện con người qua đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…và cần
chú ý thêm một điều thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một
phạm vi lớn hơn nhiều, đó không chỉ là những con người, những con người có tên


13

và không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác
phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách
con người…Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ

là một hiện tượng về con người hoặc liên quan đến con người, được thể hiện nổi
bật trong tác phẩm” [8, 102].
Qua việc tìm hiểu trên, chúng tôi nhận thấy có nhiều quan niệm và định nghĩa
về khái niệm “nhân vật” trong tác phẩm văn học của các nhà nghiên cứu phê bình
văn học trong và ngoài nước. Nhưng dù có nhiều quan niệm và định nghĩa khác
nhau thì họ vẫn gặp nhau ở những ý cơ bản như sau: Thứ nhất, “nhân vật” là đối
tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phương tiện văn học; Thứ hai, “nhân
vật” có thể là con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn
con người, đó là hình ảnh ẩn dụ về con người; Thứ ba, “nhân vật” là đối tượng
mang tính ước lệ và có tính cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó được khúc
xạ qua lăng kính chủ quan của các tác giả văn học.
Tóm lại, “nhân vật” là thành tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Vai
trò của nhân vật trong tác phẩm văn học là vô cùng quan trọng. Nó là sự hình
tượng hóa và cụ thể hóa ý tưởng nghệ thuật của nhà văn, là nơi nhà văn chuyển tải
đến độc giả nội dung tư tưởng của tác phẩm. Do đó, nhân vật luôn là yếu tố được
nhà văn dụng công xây dựng và là yếu tố để lại những ấn tượng sâu sắc cho người
đọc khi tiếp nhận tác phẩm. Nhân vật là yếu tố giúp nhà văn thể hiện quan niệm
nghệ thuật về con người và khái quát giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm và tác
giả. Đó cũnglà phương tiện để nhà văn phản ánh cuộc sống và được nhà văn xây
dựng bằng các yếu tố nghệ thuật độc đáo. Khi nghiên cứu tác phẩm văn học, người
nghiên cứu không thể không chú ý đến “nhân vật” trong tác phẩm văn học đó để
chỉ ra được những đóng góp riêng của tác giả.
“Thế giới nhân vật” là một phạm trù có hàm nghĩa rất rộng. Nó được hiểu là
tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và
chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong
sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sức sống riêng, phụ thuộc vào ý


14


thức sáng tạo của các tác giả. Có thể hiểu, “thế giới nhân vật” là sự cảm nhận một
cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất
hiện trong tác phẩm văn học, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa,
tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong các mối quan hệ với
gia đình, xã hội…Nằm trong thế giới nghệ thuật, “thế giới nhân vật” cũng là sản
phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất
hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tạo nghệ thuật. Đó là mô hình nghệ thuật
có cấu trúc riêng, có quy luật riêng thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, thời
gian, không gian, xã hội. Dưới lăng kính chủ quan của tác giả, “thế giới nhân vật”
trong các tác phẩm văn học hiện lên hết sức phong phú. Trong thế giới ấy, người
ta có thể chia thành các kiểu nhân vật nhỏ hơn dựa vào những tiêu chí nhất định.
Một trong những nhiệm vụ của đối tượng tiếp nhận văn học là tìm ra hướng để
khám phá thế giới nhân vật trong mỗi tác phẩm văn học và thấy được dụng ý nghệ
thuật các tác giả gửi gắm qua việc xây dựng thế giới nhân vật ấy.
1.1.2. Hình ảnh con người trong thế giới nhân vật của tác phẩm văn học
Dưới ngòi bút của các tác giả, thế giới nhân vật trong các tác phẩm văn học
được hiện lên rất phong phú, đa dạng. Đó không chỉ là con người mà còn có thể là
đồ vật, sự vật, hiện tượng…Nhưng dù nhân vật trong tác phẩm văn học là ai, là cái
gì, có tính chất, đặc điểm như thế nào thì cũng luôn được xây dựng để hướng đến
việc phản ánh đời sống đa dạng của con người. Có thể khẳng định, con người là
hình ảnh trung tâm và được phản ánh nhiều nhất trong thế giới nhân vật của các tác
phẩm văn học. Đối tượng thẩm mĩ của văn học là con người. Chức năng của nhân
vật là “khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết,
những ao ước và kì vọng về con người” [22, 279]. Các nhân vật của tác phẩm nghệ
thuật không phải giản đơn là mô phỏng y nguyên hình ảnh của những con người
trong cuộc sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng
của tác giả. Do đó, các nhà văn thường thông qua hình ảnh con người trong tác
phẩm văn học để khẳng định tài năng và thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình.
Hình ảnh con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm văn học bằng các phương



15

tiện của văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh
động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc,
giữ vai trò nhiều hay ít trong tác phẩm.
MacximGroki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Văn học là một
bộ môn nghệ thuật, lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy hình
tượng làm phương thức biểu đạt nội dung và lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng
hình tượng. Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do đó, con người chính
là đối tượng chủ yếu của văn học. Nói cách khác, con người chính là nhân vật
trung tâm của văn học. Con người là đối tượng thẩm mĩ thể hiện quan niệm của
tác giả về cuộc sống. Thông qua hình ảnh con người, tác giả thể hiện chủ đề tư
tưởng của tác phẩm.
Trong lịch sử hình thành và phát triển nền văn học của nhân loại, hình ảnh
con người được các tác giả xây dựng rất phong phú, đa dạng. Ở Việt Nam, điều
đó cũng được thể hiện rõ trong suốt tiến trình văn học từ dân gian, trung đại đến
hiện đại. Đó là con người trong quan hệ xã hội, con người và ý thức cá nhân, con
người trong mối quan hệ quốc gia dân tộc, con người trong quan hệ với thế giới
tự nhiên. Thực tế cho thấy, không có một tác giả, một tác phẩm văn học nào không
ít nhiều đề cập đến các vấn đề liên quan đến con người. Trong truyện cổ tích, thần
thoại dù miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật…cũng là để nói đến cái hiện thực tồn
tại trong đầu óc con người, góp phần thể hiện ước mơ, khát vọng của con người.
Ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám là nhân vật không có thật, được các tác
giả dân gian hư cấu nên. Mỗi lần Tấm gặp trắc trở, bất hạnh Bụt lại hiện lên phù
trợ cho cô. Như vậy, từ hình ảnh một nhân vật thần kỳ không có thật, dân gian đã
gửi gắm vào đó những ước mơ, khát vọng của con người. Đó là ước mơ về sự
công bằng trong xã hội, ước mơ những người ở hiền như cô Tấm sẽ luôn gặp lành.
Kho tàng tục ngữ, ca dao cũng tập trung thể hiện hình ảnh con người bình dân
và thế giới tâm hồn của họ. Đó là những con người gắn liền với cuộc sống lao động:

“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu” (Ca dao)


16

Hình ảnh con người gắn liền với thiên nhiên tươi đẹp:
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” (Ca dao)
Trong thời kỳ trung đại, nhiều tác phẩm văn học đã để lại cho độc giả những
dấu ấn không thể mờ phai về cuộc đời, số phận của các nhân vật. Đó có thể là nhân
vật đám đông như bức tượng đài về những nghĩa sĩ Cần Giuộc trong Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, đó có thể là cuộc đời cá nhân đầy bi kịch
như nàng Kiều trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du…Cũng có nhiều tác
phẩm viết về thiên nhiên, cảnh vật nhưng lại là nơi bộc lộ, gửi gắm những tâm tư,
tình cảm của nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng cây tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng
cho khí tiết thanh cao của các nhà nho chân chính:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”
(Côn Sơn ca- Nguyễn Trãi)
Hình ảnh rừng thông, núi trúc thể hiện lý tưởng ẩn dật, thoát khỏi vòng danh
lợi tầm thường của các bậc hiền nhân. Hay như nỗi lòng tha thiết của người chinh
phụ gửi đến người chồng đang chinh chiến nơi xa được Đặng Trần Côn diễn tả
thật xúc động với bút pháp tả cảnh ngụ tình:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
(Chinh phụ ngâm)
Cả một không gian rộng lớn với gió, mây, non, nước như thấm đượm nỗi
lòng thương nhớ của người chinh phụ. Như vậy, từ hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật,


17

các nhà thơ, nhà văn đã gửi gắm những tình cảm, ước vọng và khắc họa hình ảnh
của con người.
Đến thời kỳ văn học hiện đại, hình ảnh con người hiện lên trong các tác phẩm
văn học càng sinh động, phong phú và đa dạng. Các tác giả có thể nói đến một
nhóm người, một lớp người trong xã hội hoặc có thể chỉ nói đến một cá nhân cụ
thể. Nhưng dù xây dựng hình ảnh cá nhân hay tập thể, khi đọc một tác phẩm văn
học, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc chính là số phận, tình cảm,
cảm xúc, suy tư của con người được nhà văn thể hiện. Những nhân vật trong Số
đỏ của Vũ Trọng Phụng giúp người đọc hình dung về xã hội thượng lưu thành thị
của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhân vật Chí Phèo trong
tác phẩm cùng tên của Nam Cao lại giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc cuộc đời, số
phận của những người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trong xã hội cũ.
Qua hình ảnh con người, các nhà văn đã gửi đến người đọc những thông điệp có
ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
Hầu hết các tác phẩm từ văn học Việt Nam đến văn học thế giới, từ văn học
dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận con người. Các tác
phẩm phác họa hình ảnh con người bằng sự thấu hiểu sâu sắc, bằng thái độ trân
trọng và ngợi ca của các tác giả. Riêng đối với văn học Việt Nam, có thể nhận
thấy, qua hình ảnh con người Việt Nam trong các tác phẩm văn học, các nhà văn

đã góp phần gìn giữ, phát huy tinh hoa bản sắc và tâm hồn dân tộc Việt, đồng thời
góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách cho các thế hệ con người Việt Nam.
1.2. Hình ảnh con người Hà Nội trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.1. Hình ảnh con người Hà Nội trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX
đến năm 1975
Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất với lịch sử hơn một nghìn năm văn hiến, là
mảnh đất đã làm “tốn văn, tốn chữ, tốn nhạc” của bao văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ…
Trong văn học, hình ảnh đất và người Hà Nội đã xuất hiện từ thời kỳ trung đại. Từ
thời Lý- Trần, nhiều tác phẩm tự sự viết về Thăng Long - Hà Nội đã xuất hiện như
Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp...Giai


18

đoạn lịch sử trải qua nhiều biến cố khi chế độ phong kiến suy tàn, các tác phẩm
như Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô gia
văn phái đã giúp người đọc hình dung một phần quang cảnh, cuộc sống ở kinh đô
nước Việt lúc bấy giờ. Trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử của cả dân tộc,
bước sang đầu thế kỉ XX, Hà Nội lại trở về là trung tâm văn hóa chính trị với vị
trí là trái tim của cả nước. Đề tài Hà Nội xuất hiện nhiều hơn trong các tác phẩm
văn học hiện đại. Một trong những phương diện được các nhà văn quan tâm phản
ánh nhiều nhất trong các tác phẩm của mình khi viết về đề tài Hà Nội là cuộc sống
và con người Hà Nội.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đề tài Hà Nội được xuất hiện trong
cả tác phẩm văn học lãng mạn lẫn hiện thực. Nhiều nhà văn viết theo khuynh
hướng lãng mạn đã phản ánh, khắc họa sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm của
con người Hà Nội. Nhóm tác giả Tự lực văn đoàn đã có những tác phẩm tiêu biểu
theo khuynh hướng đó, như tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Nửa
chừng xuân của Khái Hưng…Các nhân vật chính trong Tố Tâm đều thể hiện khá
rõ cốt cách Hà Nội. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: những nhân vật

trong Tố Tâm đều phảng phất giống những thanh niên Hà Nội năm xưa ấy. Tố
Tâm “nền” lắm. Cô là con nhà gia giáo, nên bao giờ cũng đi xe sắt - tức xe kéo
bánh sắt- chứ không bao giờ đi xe cao su như bọn me tây. Cô rất diện nhưng cũng
chỉ diện tới mức bịt khăn lụa đen, thứ khăn mốt nhất thời bấy giờ. Có thể thấy
được hình ảnh con người Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám đã được Hoàng
Ngọc Phách khắc họa khá rõ nét trong tác phẩm.
Cũng như nhiều nhà văn viết về Hà Nội, Thạch Lam đặc biệt quan tâm, trân
trọng những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất kinh kỳ. Những nét văn hóa đó
được nhà văn gửi gắm trong lối kiến trúc các ngôi nhà cổ ở Hà Nội, nét văn hóa
ẩm thực của người dân Hà Thành…Và qua những nét văn hóa đó, người đọc nhận
rõ vẻ thanh lịch, tinh tế và sâu sắc trong tâm hồn người Hà Nội.
Cùng trong khuynh hướng lãng mạn với những nhà văn viết về Hà Nội,
nhưng Nguyễn Tuân lại khắc họa hình ảnh của những tao nhân mặc khách, những


19

trí thức Hán học qua những thú chơi tao nhã như thả thơ, thưởng trà, hát ca
trù...Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân đã gợi về những vẻ đẹp của một thời
quá vãng, qua đó người đọc cảm nhận được những nếp sống cũ của người Hà Nội.
Nếu như ở khuynh hướng lãng mạn, các nhà văn viết về Hà Nội thường đi
sâu khám phá thế giới tâm hồn, tình cảm, tâm trạng của người Hà Nội thì ở khuynh
hướng hiện thực, các tác giả lại tập trung phản ánh cuộc đấu tranh của người Hà
Nội với các tầng lớp áp bức thống trị lên cuộc sống của họ. Dưới cái nhìn hiện
thực, các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài,
Nguyễn Huy Tưởng…hướng ngòi bút vào cuộc sống hiện thực của người dân Hà
Nội. Đó là những phóng sự nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng như: Cơm thầy cơm
cô, Cạm bẫy người, Làm đĩ…tái hiện một Hà Nội bát nháo, nhầy nhụa và nhếch
nhác. Đó còn là bản hùng ca Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, tập
bút ký Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài…

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt
Nam mới. Đề tài Hà Nội, trong đó có hình ảnh con người Hà Nội, lại được các tác
giả quan tâm phản ánh với nhiều phương diện mới.
Vũ Bằng là một trong những cây bút hàng đầu viết về Hà Nội. Tác phẩm
Miếng ngon Hà Nội của ông tập trung thể hiện văn hóa ẩm thực của người Hà
Nội. Nhà văn Vũ Bằng đã thể hiện rõ nét thanh lịch của người thủ đô, sự khéo léo
của người dân Hà thành trong việc chế biến và thưởng thức các món ăn. Từ đó,
Vũ Bằng cho thấy ẩm thực không chỉ là một nhu cầu thiết yếu của con người mà
còn là một nghệ thuật, một nét văn hóa tiêu biểu của người Tràng An.
Cũng viết về ẩm thực Hà Nội, ngoài Vũ Bằng và Nguyễn Tuân, còn có các
cây bút tài hoa khác cũng đã thể hiện cái nhìn của mình về đất và người Hà Nội
trong các tác phẩm. Tiêu biểu có thể kể đến Hà Nội băm sáu phố phường của
Thạch Lam, Hà Thành hương và vị của Nguyễn Hà, Hương vị quê hương của
Mai Khôi, Thú ăn chơi người Hà Nội của Băng Sơn…Khởi nguồn cảm hứng
sáng tác của các tác phẩm ấy là những món ăn ngon của mảnh đất kinh kỳ. Qua
đó, người đọc thấy được giá trị văn hóa biểu hiện trong mỗi tác phẩm. Đặc biệt,


×