Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xác định tỷ lệ Lysine ME thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn từ 18 50 kg nuôi tại Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 92 trang )

3

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ARC (Agriculture Research Council) Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp
(Anh)
Cs

Cộng sự

Dr

Duroc

His

Histidine

Ileu

Isoleucine

KL


Khối lượng

Leu

Leucine

Lr

Landrace

Lys

Lysine

ME (Metalbolizable Energy) Năng lượng trao đổi
Met

Methionine

NRC (National Rearch Council)Hội động nghiên cứu quốc gia (Hoa Kỳ)
Phe

Phenyl

Pie

Pietrain

Pr


Protein

TA

Thức ăn

Thr

Threonine

TL

Tỷ lệ

TN

Thí nghiệm

Tryp

Tryptophan

VCK

Vật chất khô

Yr

Yorkshire



5

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Bảng

Nội dung

Bảng 3.1a Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm có tỷ lệ

Trang
44

lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 18%
Bảng 3.1b Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm có tỷ lệ

45

lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 17%
Bảng 3.2a Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm có tỷ lệ

47

lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 18%
Bảng 3.2b Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm có tỷ lệ

47


lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 17%
Bảng 3.3a Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm có tỷ lệ

49

lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 18%
Bảng 3.3b Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm có tỷ lệ

49

lysine/NLTĐ khác nhau trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 17%
Bảng 3.4a Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm khi cho ăn

52

thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Bảng 3.4b Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm khi cho ăn

53

thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Bảng 3.5a Tiêu tốn thức ăn và năng lượng trao đối/kg tăng khối
lượng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ

54



6

protein 18%
Bảng 3.5b Tiêu tốn thức ăn và năng lượng trao đối/kg tăng khối

55

lượng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ
protein 17%
Bảng 3.6a Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lượng của lợn

57

thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Bảng 3.6b Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lượng của lợn

58

thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Bảng 3.7a

Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm

61

khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Bảng 3.7b

Bảng 3.8a


Bảng 3.8b

Bảng 3.9a

Bảng 3.9b

Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm
khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm khi
cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm khi
cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%
Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thí
nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18%
Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thí
nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17%

61

63

64

68

68


7


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Nội dung

Trang

Sơ đồ 1.1 Công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 3 giống ngoại

5

Sơ đồ 1.2 Công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 4, 5 giống ngoại

6

Sơ đồ 1.3 Sử dụng axit amin trong cơ thể

15

Sơ đồ 1.4 Trao đổi lysine trong cơ thể

17

Sơ đồ 2.1 Bố trí thí nghiệm

38

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị


Nội dung

Trang

Đồ thị 3.1 a,b

Tương quan giữa tỷ lệ lysine/NLTĐ với sinh trưởng

51

tích luỹ của lợn thí nghiệm trên nền thức ăn có tỷ lệ
protein 18% và 17%
Đồ thị 3.2 a,b

Tương quan giữa tỷ lệ lysine/NLTĐ và tỷ lệ thịt nạc
của thịt lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ
protein 18% và 17%

67


8

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Trong
thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là
sự tăng trưởng nhanh về sản xuất lương thực thực phẩm, nghề chăn nuôi lợn ở
nước ta đã phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng đàn đều tăng

khá. Chăn nuôi lợn ở nước ta đã tăng trưởng khá về tổng đàn, chất lượng đàn
cũng như quy mô sản xuất, kim ngạch xuất khẩu. Năm 2001 cả nước có 21,8
triệu con nhưng đến năm 2005 có 27,43 triệu con. Sản lượng thịt lợn hơi năm
2001 là 1,51 triệu tấn, năm 2005 là 2,29 triệu tấn tăng 10,12%/năm. Cơ cấu
giống lợn hiện nay đã được cải thiện tích cực, hầu hết các giống lợn có năng
suất và chất lượng cao trên thế giới đã được nhập vào nước ta như Landrace,
Yorkshire, Pietrain, Duroc. Số lượng đàn lợn nái ngoại tăng khoảng 372 ngàn
con năm 2005. Từ năm 2001 đến 2005, bình quân mỗi năm xuất khẩu được từ
18-20 ngàn tấn/năm nhưng khối lượng xuất khẩu chưa nhiều và không ổn
định [2]. Tuy nhiên, so với yêu cầu và khả năng thì kết quả này còn quá
khiêm tốn. Sản lượng thịt xuất khẩu chiếm khoảng 1-3% tổng sản lượng thịt
lợn sản xuất trong nước. Sản phẩm thịt lợn xuất khẩu của ta từ trước đến nay
chủ yếu là thịt lợn sữa và thịt lợn choai, một số lượng nhỏ thịt lợn mảnh. Bên
cạnh giống và thị trường thì sản xuất và cung ứng thức ăn có vai trò quan
trọng đáp ứng cho từng giống và phương thức sản xuất đặc thù, vì chất lượng
thịt phụ thuộc nhiều vào thức ăn chăn nuôi (cùng một loại con giống, nhưng
chất lượng thức ăn khác nhau sẽ cho sản phẩm khác nhau). Thức ăn thường
chiếm 60 – 70% giá thành sản xuất 1 kg thịt hơi. Nhưng nguồn nguyên liệu để
chế biến thức ăn gia súc ở trong nước còn thiếu, hàng năm vẫn phải nhập
ngoại với giá cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây giá thức ăn chăn nuôi leo
thang trong khi giá thịt lợn lại giảm. Thêm vào đó là dịch bệnh như bệnh lợn


9

tai xanh, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, bệnh liên cầu khuẩn ở lợn đã
làm cho chăn nuôi lợn gặp không ít khó khăn. Để nâng cao sức cạnh tranh và
mở rộng thị trường cho sản phẩm thịt lợn trong nước và xuất khẩu thì có
nhiều vấn đề đang đặt ra đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng giải quyết.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại có

năng suất cao và tỷ lệ nạc cao, lai tạo giữa các giống kết hợp với những thành
công trong nghiên cứu thức ăn nhằm đảm bảo nhu cầu thịt nạc của người tiêu
dùng. Chúng ta biết rằng, thức ăn là một trong những yếu tố chính tác động
đến năng suất, phẩm chất của thịt lợn mà tác động này lại do protein, mức độ
và các tỷ lệ axit amin có trong thức ăn quyết định. Bên cạnh đó, các chất dinh
dưỡng trong khẩu phần còn có nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau, chỉ khi
đáp ứng không những đầy đủ mà còn cân đối phù hợp thì mới có thể khai thác
tối đa tiềm năng di truyền của vật nuôi. Một trong những mối quan hệ đó là
quan hệ giữa hàm lượng lysine và năng lượng trao đổi. Theo kết quả nghiên
cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, tỷ lệ giữa lysine và năng lượng
trao đổi, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của lợn không hoàn toàn giống nhau.
Hầu hết các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ lysine/ME giảm dần theo
tuổi. Theo NRC (1988), trong điều kiện cho ăn tự do, mức năng lượng trao
đổi ổn định (3265 Kcal/kg TĂ) ở các giai đoạn 10 - 20; 20 - 50; 50 - 80; 80 120 kg thì tỷ lệ lysine trong khẩu phần tương ứng là: 1,15; 0,95; 0,75 và
0,6%. Những kết quả nghiên cứu của Kaji và Cs (1987) [45] cho biết: nhu cầu
lysine cần cho 1 kg tăng khối lượng ở lợn con và lợn đang sinh trưởng là 20g
và 17,3g lysine tiêu hoá và nhu cầu này không có sự khác biệt giữa các giai
đoạn sinh trưởng. Kết quả này được các nhà dinh dưỡng gia súc Nhật Bản sử
dụng làm căn cứ để tính toán nhu cầu lysine cho lợn con và lợn sinh trưởng.
Mỗi nước, trong những điều kiện nghiên cứu và thực tiễn cụ thể đều đưa ra
những khuyến cáo không hoàn toàn giống nhau. Để góp phần làm sáng tỏ hơn


10

mối quan hệ giữa tỷ lệ lysine với ME trong khẩu phần ăn của lợn ngoại giai
đoạn sinh trưởng, trong điều kiện chăn nuôi tại Thái Nguyên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Xác định tỷ lệ Lysine/ME thích hợp trong thức ăn
hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn từ 18-50 kg nuôi tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu ảnh hưởng của các khẩu phần thức ăn hỗn hợp có tỷ lệ
lysine/ME khác nhau đến sinh trưởng, năng suất và thành phần hoá học của
thịt từ đó xác định tỷ lệ lysine/ME phù hợp cho lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg


11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến giống lợn
Trước đây, trong chăn nuôi quảng canh người ta thường nuôi lợn
hướng mỡ, tận dụng thức ăn thừa, phế phụ phẩm nông nghiệp. Khi nhu cầu về
thịt nạc tăng thì các nhà chăn nuôi chú ý đến việc lai tạo với các giống lợn
ngoại cao sản, nuôi thuần các giống lợn ngoại siêu nạc.
Những năm gần đây, nhiều giống lợn ngoại có năng suất cao đã được
nhập nội vào Việt Nam. Đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả các chương trình
giống tối ưu, việc nâng cao chất lượng lợn giống đã và đang được tiến hành
một cách tích cực. Đàn lợn cụ kỵ nhập nội này đã được nuôi thích nghi và sử
dụng trong nhiều năm qua và nay được làm tươi máu nhằm nâng cao năng
suất cho đàn lợn này. Lai tạo là biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng
suất và phẩm chất sản phẩm thông qua ưu thế lai. Hiện nay, ở nhiều nước có
chăn nuôi lợn phát triển 70 – 90% lợn nuôi thịt là lợn lai.
Tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều chương trình lai tạo ra lợn nuôi thịt 4
- 5 giống do công ty PIC thực hiện. Với 3 dòng thuần đàn cụ kỵ là dòng L11
(giống Yorkshire chuyên hóa theo tăng khối lượng, tỷ lệ nạc). Dòng L06
(giống Landrace chuyên hóa theo khả năng sinh sản) và dòng L64 (giống
Pietran chuyên hóa theo tỷ lệ nạc cao) và 2 dòng tổng hợp là L19 và L95.
Để tạo ra lợn lai nuôi thịt có 4 và 5 giống, người ta thường cho lợn đực

giống dòng 402 lai với lợn nái CA và C22.
Lợn đực 402 được tạo ra từ việc cho lai tạo giữa lợn đực dòng L64 và
lợn nái dòng L11.
Lợn nái C22 và CA thuộc cấp giống bố mẹ được tạo ra bằng cách cho
lai giữa lợn đực L19 với lợn nái C1050 và C1230.


12

Khi cho lai giữa lợn đực dòng 402 với lợn nái CA sẽ tạo ra con lai
hybrid 5 giống để nuôi thịt. Lợn lai hybrid nuôi thịt 4 hoặc 5 giống có năng
suất cao, phẩm chất tốt (tỷ lệ nạc cao), phù hợp với phương thức nuôi công
nghiệp hiện nay, được thị trường ưa chuộng.
* Đối với giống lợn ngoại, hiện nay đang phổ biến 3 công thức lai sau:
- Lợn lai 3 máu gồm các giống: Yorkshire – Landrace - Duroc, loại này phổ
biến ở các tỉnh phía Bắc (Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ).
+ Công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 3 giống ngoại
ông bà:
Lr, Yr

Yr, Lr

LrYr,
YrLr

Dr

YrLrDr
LrYrDr


Sơ đồ 1.1: Công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 3 giống ngoại
- Lợn lai 4 máu gồm các giống: Yorkshire – Landrace – Duroc –
Pietrain, loại này phổ biến ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Lợn lai 5 máu gồm các dòng: L95 - L11 - L06 - L19 - L64. Trại giống
cụ kỵ Tam Điệp, Ninh Bình của Viện Chăn nuôi, loại này phổ biến ở một số
tỉnh Đồng bằng sông Hồng (Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, ...).
+ Công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 4, 5 giống ngoại


13

L19
Duroc

L06

L95

Lr

Meishan

L19

GP
1230

E,M


CA
c

L11

L64

Yr

Pie

GPT
1050

L64

C22
z

5 máu

Pietran

4 máu

Sơ đồ 1.2: Công thức lai tạo lợn thương phẩm lai 4, 5 giống ngoại
1.1.2. Dinh dưỡng axit amin ở lợn
Mặc dù protein có chứa 20 loại axit amin chính, nhưng không phải tất cả
số đó đều là thành phần thiết yếu của khẩu phần. Một số axit amin có thể tổng
hợp được từ nguồn gốc cacbon và các nhóm amin chuyển hoá từ các axit amin

khác dư thừa so với nhu cầu. Những axit amin được tổng hợp theo kiểu này gọi
là axit amin không thiết yếu. Mặc dù cả hai loại axit amin này đều cần thiết cho
hoạt động sinh lý và trao đổi, các khẩu phần thông dụng của lợn đều chứa đủ
lượng các axit amin không thiết yếu hay các nhóm axit amin để tổng hợp nên
chúng. Điều này cũng đúng cả với các khẩu phần có lượng protein thấp và phải
bổ sung bằng các axit amin kết tinh (Brudboil và Souther, 1994 [6]. Như vậy,
phần quan trọng trong dinh dưỡng cho lợn là các axit amin thiết yếu.


14

Một vài axit amin không rõ ràng thuộc loại thiết yếu hay không thiết
yếu. Ví dụ như: arginine thường được coi là một axit amin thiết yếu. Cơ thể
lợn có thể tự tổng hợp được arginine và sự tổng hợp arginine từ glutamin có
thể thấy ở tế bào thành ruột non trong khoảng 1 giờ trước lúc đẻ (Wu và
Knable, 1995) [6]. Tuy nhiên, sự tổng hợp này không đáp ứng đủ nhu cầu
dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển đầu tiên của lợn (Souther) [6]. Vì vậy,
trong khẩu phần của lợn vỗ béo cần cung cấp arginine.
Hạt ngũ cốc như ngô, lúa mỳ, cám là thành phần chủ yếu của khẩu
phần ăn của lợn, và cung cấp từ 30 – 60% tổng nhu cầu axit amin. Nhưng
cũng cần phải có nguồn protein khác như khô đỗ tương để bảo đảm cung cấp
đủ và cân bằng các axit amin thiết yếu. Cũng có thể cung cấp axit amin tinh
thể để tăng cường lượng ăn vào các axit amin đặc trưng trong thức ăn. Lượng
protein cần thiết để cung cấp đủ với lượng axit amin thiết yếu ăn vào sẽ phụ
thuộc vào loại thức ăn sẽ được sử dụng. Loại thức ăn chứa những protein
chứa các axit amin với lượng thích ứng nhu cầu của lợn hay thức ăn hỗn hợp
trong đó sự thiếu hụt axit amin ở loại thức ăn này sẽ được bổ sung ở loại thức
ăn khác, sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về axit amin thiết yếu mặc dù mức protein
khẩu phần thấp hơn so với loại thức ăn có một loại axit amin ít thích hợp.
Điều này rất quan trọng đối với mục đích giảm tối thiểu lượng nitrogen đào

thải. Một phương pháp khác làm giảm lượng protein khẩu phần, nhờ đó làm
giảm lượng nitrogen đào thải, là việc bổ sung một lượng chính xác các axit
amin tinh thể. Nhu cầu axit amin của lợn choai – lợn vỗ béo trong khẩu phần
sẽ tăng khi năng lượng trong khẩu phần tăng
Khi khẩu phần thức ăn mất cân bằng các chất dinh dưỡng thì sẽ gây
hoạt động căng thẳng của hệ tiêu hóa, từ đó giảm sự tiêu hoá, hấp thu các chất
dinh dưỡng. Khẩu phần thiếu protein sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu
hóa, làm thải nhiều nitơ theo dịch tiêu hóa để tạo nên nhũ chấp có tỷ lệ thành


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×